Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Quản lý vốn ở công ty cổ phần dược phẩm vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

PHẠM THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ VỐN
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

PHẠM THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ VỐN
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGÔ QUANG MINH


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luâ ̣n văn này là công trình nghiên cƣ́u khoa h ọc độc
lập của riêng tôi . Các số liệu trong Luận văn là hoàn toàn t

rung thƣ̣c . Các

đánh giá , kế t luâ ̣n khoa ho ̣c của Luâ ̣n văn chƣa tƣ̀ng đƣơ ̣c ai công bố trong
bấ t cƣ́ công trình nghiên cứu khoa học nào khác trƣớc đó.

Ngƣời viết cam đoan

Phạm Thị Huyền


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trƣờng,
Khoa Kinh tế chính trị, trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập cũng nhƣ thực hiện Luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Ngô Quang Minh
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Nhờ có sự hƣớng dẫn của thầy mà tôi đã hoàn thành đƣợc Luận văn của mình
và tích luỹ đƣợc nhiều kiến thức quý báu trong môi trƣờng tôi đang công tác.
Tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, ngƣời thân đã động viên tôi rất nhiều
trong thời gian vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chúc Quý thầy cô và các bạn luôn mạnh khỏe, hạnh

phúc và thành đạt trong cuộc sống ./.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2
2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .......................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:............................................ 2
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài .......................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
5. Kế t cấ u của đề tài ....................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN
LÝ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP......................................... 4
1.1. Tổ ng quan tin
̀ h hin
̀ h nghiên cƣ́u có liên quan đế n đề tài........................ 4
1.2. Những vấn đề chung về vốn kinh doanh của doanh nghiệp ................... 6
1.2.1. Khái niệm vốn kinh doanh ............................................................... 6
1.2.2. Phân loại vốn kinh doanh ................................................................. 9
1.2.3. Vai trò vố n đố i với các hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t kinh doanh của Doanh
nghiê ̣p ....................................................................................................... 12
1.3. Nô ̣i dung quản lý vốn ở doanh nghiệp ................................................. 13
1.3.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp và phƣơng thức huy đô ̣ng vố n của
doanh nghiệp. ........................................................................................... 13

1.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp .................... 29
1.3. 3. Các nhân tố tác động đến quản lý vốn tại doanh nghiệp .............. 37
1.3.4. Kinh nghiệm quản lý vốn ở một số doanh nghiệp dƣợc ở Việt Nam
.................................................................................................................. 42
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 46
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 46
2.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ................................................................. 46
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 46
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................... 46
2.3.2. Phƣơng pháp phân tić h ................................................................... 47
2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................... 47
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI CỒNG TY
CỐ PHẦN DƢỢC PHẨM VĨNH PHÚC ....................................................... 48


3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phầ n Dƣơ ̣c phẩ m Viñ h Phúc ....... 48
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Vĩnh
Phúc .......................................................................................................... 48
3.1.2. Chƣ́c năng, tổ chƣ́c bô ̣ máy quản lý của Công ty cổ phầ n dƣơ ̣c
phẩ m Viñ h Phúc ....................................................................................... 51
3.1.3. Tổ ng quan hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của Công ty Cổ phầ n Dƣơ ̣c phẩ m
Vĩnh Phúc. ................................................................................................ 55
3.2. Thực trạng quản lý vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm
Vĩnh phúc trong thời gian qua. .................................................................... 62
3.2.1.Cơ chế huy động vốn....................................................................... 62
3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp .................... 65
3.2. 3. Phân tích thực trạng các yếu tố tác động quản lý vốn tại doanh
nghiệp ....................................................................................................... 69
3.3. Đánh giá chung về quản lý vốn tại Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Vĩnh
Phúc. ............................................................................................................ 72

3.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc .............................................................. 72
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại.............................................................. 74
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 75
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH
TẠI CỒNG TY CỐ PHẦN DƢỢC PHẨM VĨNH PHÚC ............................. 77
4.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển về quản lý vốn ở Công ty Cổ phần
Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc trong thời gian tới. ................................................. 77
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn kinh doanh của Công ty trong
giai đoạn tới ................................................................................................. 78
4.2.1. Xác định chính xác nhu cầu về vốn cho từng hoạt động kinh doanh
và lập kế hoạch huy động vốn một cách hợp lý. ...................................... 78
4.2.2. Chủ động khai thác nguồn vốn hợp lý ........................................... 78
4.2.3. Quản lý các khoản phải thu môt cách hợp lý, mang lai hiêu quả tối
ƣu. ............................................................................................................. 80
4.2.4. Cải thiên khả năng thanh toán ........................................................ 81
4.2.5. Giải pháp đầu tƣ vào yếu tố con ngƣời, xây dựng đội ngũ lao động
có trình độ cao, từng bƣớc đào tạo và đào tạo lại cán bộ kỹ thuật, quản lý
.................................................................................................................. 82
4.2.6. Giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ............... 82
4.3. Một số kiến nghị ................................................................................... 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 86


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu


Nguyên nghĩa

1

CPH

Cổ phầ n hoá

2

CTCP

Công ty cổ phầ n

3

DN

4

LNTT

Lơ ̣i nhuâ ̣n trƣớc thuế

5

LNST

Lơ ̣i nhuâ ̣n sau thuế


6

SXKD

Sản xuất kinh doanh

7

TCDN

Tài chính doanh nghiệp

8

TCTD

9

TGNH

Tổ chƣ́c tín du ̣ng
Tiề n gƣ̉i ngân hàng

10

TSCĐ

Tài sản cố định

11


TSLĐ

Tài sản lƣu động

12

VCĐ

Vố n cố định

13

VCSH

Vố n chủ sở hƣ̃u

14

VKD

Vố n kinh doanh

15

VLĐ

Vố n lƣu đô ̣ng

16


VNN

Vố n Nhà nƣớc

Doanh nghiê ̣p

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2:

3

Bảng 3.3


Tình hình tăng giảm vốn Chủ sở hữu

66

4

Bảng 3.4

Sự biến động của Nguồn vốn của Công ty

67

5

Bảng 3.5

Kết cấu nguồn vốn nợ

68

6

Bảng 3.6

Kết cấu nguồn vốn nợ theo nguồn hình thành

69

7


Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

Bảng phân tích so sánh các chỉ tiêu bảng cân
đố i kế toán
Phân tích so sánh các chỉ tiêu báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của Công ty

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
qua các năm
Các nhân tố tác động đến sử dụng vốn và đòn
bẩy tài chính

ii

Trang
61

63

70

74


DANH MỤC HÌNH


STT

Hình

Nội dung

1

Hình 3.1

Cơ cấu bộ máy của Công ty

55

2

Hình 3.2

Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty

56

iii

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với tiến trình hội nhập của nƣớc ta vào nền

kinh tế khu vực và trên thế giới với định hƣớng phát triển kinh tế quốc gia đến
năm 2020. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải đƣơng đầu với nhiều thách
thức lớn. Chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế
thị trƣờng, hoạt động sản xuất kinh doanh của nƣớc ta có sự thay đổi lớn, đặc
biệt là trong các doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trƣờng là nền kinh tế không
còn sự bao cấp của Nhà nƣớc mà nhà nƣớc chỉ tạo ra hành lang pháp lý, điều
đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa theo các quy luật của nền
kinh tế nhƣ quy luật cung cầu mà không chỉ đơn thuần là sản xuất và kinh
doanh những gì mà doanh nghiệp có. Chính vì thế mà sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn.
Muốn đứng vững và phát triển thì doanh nghiệp phải có chiến lƣợc sản
xuất và kinh doanh sao cho phải có lãi, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đáp ứng
đƣợc khả năng thanh toán, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh mở rộng sao cho
sản phẩm mang tính cạnh tranh cao nhất. Hoạt động trong môi trƣờng cạnh
tranh gay gắt đó, nhiều doanh nghiệp đã thích ứng kịp thời, đã vƣợt khó khăn,
bƣớc đầu phát huy đƣợc tính chủ động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, chất lƣợng sản phẩm đã tăng rõ rệt.
Tuy nhiên thực tế cho thấy có không ít doanh nghiệp đã lung túng trong
việc huy động vốn và sử dụng vốn dẫn đến làm ăn thua lỗ kéo dài. Để tránh hiện
tƣợng xấu đó thì mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một chiến lƣợc sản
xuất và kinh doanh sao cho phù hợp nhất. Trong đó yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn
đến sự phát triển của doanh nghiệp đó chính là vốn, điều quan trọng là phát huy
đƣợc khả năng của đồng vốn, sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất.
1


Vốn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh và là
điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn
đề này đang là đòi hỏi cấp bách đối với công tác quản lý vốn trong quá trình
sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc.

Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc là một công ty chuyên sản
xuất kinh doanh các loại thuốc tân dƣợc, đông dƣợc. Công ty rất coi trọng đến
việc sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh, và coi đây là vấn đề cơ bản gắn chặt
với kết quả cuối cùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Quản lý vốn ở Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm
Vĩnh Phúc” cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý
vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài tập trung giải quyết
nhiệm vụ chủ yếu là đƣa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý vố n kinh doanh ở
Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý vốn kinh doanh

ở Công ty Cổ

phần Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Vốn là điều kiện không thể thiếu đƣợc dể một doanh nghiệp đƣợc thành
lập và tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Trong pha ̣m vi nghiên
cƣ́u của đề tài , tác giả luận văn chỉ đề cập đến vấn đề vố n kinh doanh ở Công
ty Cổ phần Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc.

2


- Phạm vi không gian: Việc nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện tại Công
ty Cổ phần Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc. Trụ sở đặt tại số 777 đƣờng Mê Linh,
phƣờng Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu đề tài đƣợc lấy trong ba năm:
năm 2012, 2013, 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
bao gồm:
Sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp
thống kê, phƣơng pháp qui nạp, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng
pháp phân tích so sánh, phƣơng pháp kế toán... để phân tích các vấn đề, đánh
giá và rút ra các kết luận.
5. Kế t cấ u của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm bốn chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về vố n và quản lý
vố n kinh doanh của doanh nghiê ̣p
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý vố n kinh doanh

ở Công ty Cổ phần

Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý vố n kinh doanh ở Công ty Cổ
phần Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc.


3


Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Tổ ng quan tin
̀ h hin
̀ h nghiên cƣ́u có liên quan đế n đề tài

Quản lý vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng
đối với việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên
cứu về quản lý vốn kinh doanh nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các doanh
nghiệp, tác giả nhận thấy rằng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến
vấn đề này ở các góc độ và phạm vi tiếp cận khác nhau. Một số nghiên cứu
mà tác giả đƣợc biết liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn nhƣ sau:
Nguyễn Ma ̣nh Thắ ng, trong “Đổ i mới quản lý vố n Nhà nƣớc (VNN) ở
các công ty vừa và nhỏ sau CPH – lấ y ví du ̣ ở công ty cổ phầ n (CTCP) bánh
kẹo Hải Châu” (2008) đã xây dựng lý thuyết về đổi mới công tác quản lý
VNN ở các công ty vƣ̀a và nhỏ sau CPH DNNN và vâ ̣n du ̣ng phân tích , đánh
giá công tác quản lý VNN trong CTCP bánh kẹo Hải Châu . Trên tình huố ng
cụ thể này, tác giả đã đề xuấ t mô ̣t số giải pháp chủ yế u nhằ m đổ i mới quản lý
VNN ở các công ty vƣ̀a và nhỏ sau CPH DNNN nhƣ xây dƣ̣ng lô ̣ trình đẩ y
nhanh viê ̣c thoái VNN ở các DN vƣ̀a và nhỏ sau CPH

, tái cấu trúc DN sau

CPH, xƣ̉ lý tồ n đo ̣ng của công ty, xác đinh
̣ rõ trách nhiê ̣m của ngƣời đƣ́ng đầ u

phầ n VNN trong DN, và đổi mới chế độ phân phối trong DN.
Tác giả Phan Hoài Hiệp tiến hành “Đánh giá thực trạng quản lý VNN
đầ u tƣ vào DN” (2008).Đây là mô ̣t nghiên cƣ́u toàn diê ̣n về công tác quản lý
VNN vì đã hê ̣ thố ng hoá chiń h sách đầ u tƣ VNN vào DN cũng nhƣ phƣơng
thƣ́c đầ u tƣ và quản lý VNN ta ̣i DN qua các giai đoa ̣n.
Tác giả Trần Xuân Long trong “Những tồn tại, vƣớng mắ c ở chiń h sách
quản lý VNN tại DN sau CPH và mô ̣t số giải pháp khắ c phu ̣c” (2009) cho rằ ng
4


bên ca ̣nh sắ p xế p và CPH DNNN, viê ̣c quản lý VNN ta ̣i các DN sau CPH là mô ̣t
vấ n đề cầ n đƣơ ̣c quan tâm và sớm giải quyế t nhằ m thƣ̣c hiê ̣n đồ ng bô ̣ quản lý
giám sát của nhà nƣớc trên cả hai vai trò quản lý nhà nƣớc và chủ sở hữu vốn .
Tác giả đã chỉ ra có5 vƣớng mắ c lớn trong cơ chế quản lý VNN ta ̣i DN sau CPH
và những vƣớng mắc này chỉ đƣợc giải quyết nếu nhƣ có một hành lang phápýl
đồ ng bô ̣. Vì vậy, trong mô ̣t nghiên cƣ́u khác “Chính sách quản lý VNN ta ̣i DN
sau CPH” (2009), tác giả Trần Xuân Long khẳng định: quản lý VNN tại DN sau
CPH chƣa có quy đinh
̣ cu ̣ thể riêng nên dẫn đế n công tác quản lý VNN trong ccá
DN sau CPH phát sinh nhiề u vƣớng mắ c trong đa ̣i diê ̣n chủ sở hƣ̃u VNN
, vấ n đề
ngƣời đƣơ ̣c cƣ̉ làm đa ̣i diê ̣n VNN ta ̣i DN sau CPH
. Do đó, tác giả đề xuất một số
hƣớng hoàn thiê ̣n nhằ m ta ̣o lâ ̣p mô ̣t khuôn khổ hànhlang pháp lý cho công tác
quản lý VNN trong DN sau CPH.
Trần Xuân Long (2012): “Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà
nƣớc trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa” Luận án tiến sĩ trƣờng đại học
Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu nội dung chính sách quản
lý vốn nhà nƣớc trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa, luận án đã chỉ rõ các
chính sách này bao quát những vấn đề: đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc

trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa; đại diện vốn nhà nƣớc trong doanh
nghiệp sau cổ phần hóa; Quản lý, đầu tƣ vốn nhà nƣớc trong doanh nghiệp
sau cổ phần hóa; và phân phối lợi tức, sử dụng cổ tức phần vốn nhà nƣớc
trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Các công trình tập trung nghiên cứu và đánh giá quản lý vốn tại các
doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa gắn liền với sự phát triển và hình
thành của doanh nghiệp hay một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn trên tổng
thế phạm vị rộng cả nƣớc. Tác giả chƣa thấy có công trình nào đi sâu nghiên
cứu quản lý vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc.

5


1.2. Những vấn đề chung về vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm vốn kinh doanh

Lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời đã trải qua nhiều hình thái kinh
tế xã hội khác nhau và cùng với quá trình đó sản xuất kinh doanh đã trở thành
hoạt động cơ bản nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con ngƣời. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, chủ thể
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là các doanh nghiệp.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp
nào cũng cần phải có vốn. Vốn là yếu tố cơ bản và là tiền đề không thể thiếu
của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để dự trữ vật
tƣ, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh và
đƣợc thể hiện ở nhiều hình thái khác nhau trong quá trình luân chuyển. Vậy
thế nào là vốn kinh doanh?
Trong lý luận và thực tiễn có nhiều quan niệm khác nhau về vốn, mỗi
quan điểm nhìn nhận vốn dƣới một góc độ nhất định. Theo lý thuyết kinh tế
cổ điển và tân cổ điển: vốn là một trong các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh

doanh (đất đai, tài nguyên, lao động, vốn).
Theo Paul Samuelson và William D. Nordhaus thì: “Vốn là khái niệm
thƣờng dùng để chỉ các hàng hoá là vốn nói chung, một nhân tố sản xuất. Một
hàng hoá làm vốn, khác với nhân tố sơ yếu (đất đai, lao động) ở chỗ: Nó là
một đầu vào mà bản thân là một đầu ra của một nền kinh tế gồm: vốn vật chất
(nhà máy, thiết bị, kho hàng), vốn tài chính (tiền, chứng khoán, tín phiếu)”.
Quan điểm này đã cho chúng ta thấy rõ nguồn gốc hình thành vốn, trạng thái
biểu hiện của vốn và đặc điểm cơ bản nhất của hàng hoá vốn là chúng vừa là
sản phẩm đầu ra, vừa là yếu tố đầu vào của sản xuất nhƣng hạn chế cơ bản
của quan điểm này là chƣa cho thấy mục đích sử dụng của vốn.

6


Theo Karl Marx “Vốn (tƣ bản) là giá trị mang lại giá trị thặng dƣ, là
đầu vào của quá trình sản xuất”, tức là một yếu tố khi sử dụng trong quá trình
sản xuất sẽ tạo ra một lƣợng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Tuy nhiên
quan niệm này cũng mới chỉ đề cập đến phạm trù tƣ bản là tiền khi đƣợc dùng
để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để tạo ra giá trị thặng
dƣ. Nói cách khác, vốn luôn gắn liền với hoạt động của khu vực sản xuất vật
chất trực tiếp vì theo Marx chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra của cải
vật chất và giá trị thặng dƣ mà thôi.
Còn David Begg, tác giả cuốn “Kinh tế học” thì cho rằng vốn là các yếu
tố của sản xuất và bao gồm hai loại vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn kinh
doanh tồn tại ở các hình thái hiện vật nhƣ giá trị của các tài sản cố định, hàng
hoá, mặt bằng sản xuất kinh doanh,… và vốn tài chính tồn tại ở các hình thái giá
trị nhƣ tiền và các giấy tờ có giá thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Theo ý nghĩa kinh tế, một số quan điểm lại cho rằng: vốn kinh doanh
bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế đƣợc bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ
nhƣ tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của

doanh nghiệp đƣợc tích luỹ, sự khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệp của
cán bộ điều hành cùng chất lƣợng đội ngũ công nhân viên trong doanh
nghiệp, các lợi thế cạnh tranh nhƣ vị trí, uy tín.
Từ các quan điểm trên, có thể hiểu: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
là một yếu tố của sản xuất, bao gồm tất cả tài sản hữu hình và vô hình, tồn tại
dƣới hình thái tiền tệ và hiện vật mà doanh nghiệp đang sử dụng để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, hình thái tiền tệ tạo thuận lợi cho việc tổng hợp, phân tích
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nên xét dƣới hình thái giá trị có thể cho rằng:

7


“Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản
hữu hình và tài sản vô hình đƣợc đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh nhằm mục
tiêu sinh lời”.
Cũng qua phân tích các quan niệm trên có thể rút ra những đặc trƣng cơ
bản của vốn kinh doanh nhƣ sau:
* Vốn là một hàng hoá đặc biệt và cũng đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng.
Giá cả của vốn hay chi phí sử dụng vốn là lãi suất hay mức doanh lợi kỳ vọng
trên thị trƣờng.
* Vốn đƣợc biểu hiện bằng tiền nhƣng không phải mọi nguồn tiền đều
là vốn. Tiền tiêu dùng hàng ngày, tiền cất trữ không phải là vốn. Tiền chỉ trở
thành vốn khi nó đại diện cho một lƣợng hàng hoá nhất định và đƣợc đƣa vào
quá trình sản xuất kinh doanh để sinh lời. Bản thân tiền cũng chỉ biến thành
vốn khi nó đƣợc tích tụ và tập trung đến một mức độ đủ lớn để có thể bỏ vào
kinh doanh.
* Vốn không chỉ là tiền mà luôn luôn biểu hiện dƣới các hình thái khác
nhau nhƣ tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính. Từ đặc trƣng này,
khi huy động vốn vào sản xuất kinh doanh không chỉ tập trung vào huy động

vốn bằng tiền mà còn phải rất chú trọng đến các tài sản có sẵn trong từng
doanh nghiệp và các giá trị vô hình nhƣ vị trí địa lý, bí quyết công nghệ, phát
minh sáng chế, giá trị thƣơng hiệu.
* Vốn có giá trị về mặt thời gian, một đồng vốn ngày hôm nay khác
một đồng vốn ngày mai do sự biến động của giá cả và lạm phát nên sức mua
của đồng tiền ở các thời điểm khác nhau là khác nhau.
Từ các đặc trƣng trên có thể coi vốn sản xuất kinh doanh là tiền đề của
mọi quá trình đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

8


1.2.2. Phân loại vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức
khác nhau:
1.2.2.1. Phân loại vốn kinh doanh theo nguồ n hình thành

Vố n do ngân sách nhà nƣớc cấ p : Là vốn do nhà nƣớc cấp cho doanh
nghiê ̣p (Đƣợc xác n hâ ̣n trên cơ sở biên bản giao nhâ ̣n ) gồ m vố n cấ p ban đầ u
và vốn cấp bổ sung . Doanh nghiê ̣p sƣ̉ du ̣ng nguồ n vố n này phải nô ̣p ngân
sách một tỷ lệ phần trăm nào đó trên vốn cấp gọi là mức thu sử dụng vốn.
Vố n tƣ̣ bổ sung: Là vố n nô ̣i bô ̣ doanh nghiê ̣p bao gồ m vố n khấ u hao cơ
bản, lơ ̣i nhuâ ̣n để la ̣i, vố n cổ phầ n.
Vố n liên doanh liên kế t: Là vốn do doanh nghiệp liên kết với các doanh
nghiê ̣p khác trong và ngoài nƣớc để thƣ̣c hiê ̣n quá triǹ h sản xuấ t kinh doanh.
Vố n vay gồ m nhƣ̃ng khoản vay tƣ̀ ngân hàng và các tổ chƣ́c tiń du ̣ng ,
vay cán bô ̣ công nhân viên, vay nƣớc ngoài, phát hành trái phiếu..
1.2.2.2. Phân loại vốn kinh doanh theo tính chấ t sở hữu


Nguồ n vố n đƣơ ̣c chia thành h ai loa ̣i là vố n chủ sở hƣ̃u và nơ ̣ phải trả
của doanh nghiệp.
Nơ ̣ phải trả: Gồ m nơ ̣ ngắ n ha ̣n và nơ ̣ dài ha ̣n
Nơ ̣ ngắ n ha ̣n là các khoản vay tiń du ̣ng ngắ n ha ̣n , các khoản vay dự trữ
phải trả trog vòng một năm . Khoản này thƣờng bao gồm tín dụng thƣơng mại
và tín dụng ngân hàng.
Tín dụng thƣơng mại : Nguồ n vố n này đƣơ ̣c khai thác tƣ̣ nhiên trong
quan hê ̣ mua bán chiụ , mua bán trả châ ̣m hay trả góp . Đây là mô ̣t phƣơng
thƣ́c tài trơ ̣ tiê ̣n lơ ̣i và linh hoạt trong kinh doanh , mă ̣t khác nó còn ta ̣o khả
năng mở rô ̣ng các quan hê ̣ kinh doanh mô ̣t cách bề n lâu.
Tín dụng ngân hàng : Các ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tức
thời cho doanh nghiê ̣p theo phƣơng thƣ́c nhƣ cho vay theo tƣ̀n g món, cho vay
luân chuyể n...
9


Nơ ̣ dài ha ̣n gồ m các khoản tiń du ̣ng dài ha ̣n

, vố n do phát hành trái

phiế u công ty...
Vố n chủ sở hƣ̃u : Là nguồn vốn do các chủ sở hữu đầu tƣ đóng góp và
bổ sung tƣ̀ kế t quả kinh doanh . Doanh nghiê ̣p đƣơ ̣c phép sƣ̉ du ̣ng lâu dài
nguồ n vố n này trong suố t thời gian hoa ̣t đô ̣ng của mình mà không phải cam
kế t thanh toán cho các chủ sở hƣ̃u . Vố n chủ sở hƣ̃u gồ m vố n do ngân sách
cấ p, vố n do thông qua phát hành cổ phiế u, lơ ̣i nhuâ ̣n giƣ̃ la ̣i, thă ̣ng dƣ vố n,...
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy đƣợc cơ cấu và chi phí
vố n của mình, tƣ̀ đó xác đinh
̣ đƣơ ̣c cơ cấ u và chi phí vố n hơ ̣p lý với mƣ́c chi
phí thấp nhất.

1.2.2.3. Phân loại vốn kinh doanh theo giác độ luân chuyể n của vố n

Vố n gồ m hai bô ̣ phâ ̣n: Vố n cố đinh
̣ và vố n lƣu đô ̣ng
Vố n cố đinh
̣ là số vố n đầ u tƣ ƣ́ng trƣớc để mua sắ m , xây dƣ̣ng hay lấ p
đă ̣t các tài sản cố đinh
̣ hƣ̃u hình và vô hình . Quy mô của vố n cố đinh
̣ nhiề u
hay ít sẽ quyế t đinh
̣ quy mô của tài sản cố đinh
̣ tƣ̀ đó ảnh hƣởng đế n trình đô ̣
trang bi ̣kỹ thuâ ̣t và công nghê,̣ năng lƣ̣c sản xuấ t của doanh nghiê ̣p.
Ngƣơ ̣c la ̣i, nhƣ̃ng đă ̣c điể m kinh tế của tài sản cố đinh
̣ tr ong quá trình
sƣ̉ du ̣ng cũng có ảnh hƣởng đế n quyế t đinh
̣ chi phố i đă ̣c điể m tuầ n hoàn và
chu chuyể n của vố n cố đinh.
̣ Chính vì vậy vốn cố định có những đặc thù sau:
+ Vố n cố đinh
̣ tham gia vào nhiề u chu kỳ sản xuấ t sản phẩ m.
+ Vố n cố đinh
̣ đƣơ ̣c luân chuyể n dầ n dầ n tƣ̀ng phầ n trong các chu kỳ sản
xuấ t cấ u thành nên chi phí sản xuấ t của sản phẩ(thông
m
qua con đƣờng khấ u hao
).
+ Sau nhiề u chu kỳ sản xuấ t vố n cố đinh
̣ mới hoàn thành mô ̣t vòng luân
chuyể n (khấ u hao hế t).

Xuấ t phát tƣ̀ nhƣ̃ng đă ̣c điể m trên viê ̣c quản lý vố n cố đinh
̣ phải luôn
đƣơ ̣c gắ n với viê ̣c quản lý hiǹ h thái hiê ̣n vâ ̣t của nó là tài sản cố đinh
̣ của
doanh nghiê ̣p.
10


Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tƣ ứng trƣớc
về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành xong một vòng tuần hoàn khi
tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vốn cố định chiếm tỷ trọng
tƣơng đối lớn trong tổng vốn kinh doanh và có tính chất quyết định tới năng
lực sản xuất của doanh nghiệp, hơn nữa việc sử dụng vốn cố định thƣờng gắn
với các quyết định đầu tƣ dài hạn, thời gian thu hồi vốn chậm nên trong quá
trình vận động vốn cố định dễ gặp rủi ro nhƣ lạm phát, hao mòn vô hình do sự
tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả
vốn cố định doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp nhằm bảo toàn và phát
triển vốn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Vố n lƣu đô ̣ng là số tiề n ƣ́ng trƣớc hay đầ u tƣ vào tài sản lƣu đô ̣ng nhằ m
đảm bảo cho quá trin
̀ h tái sản xuấ t của doanh nghiê ̣p diễn ra thƣờng xuyên và
liên tu ̣c. Quá trình này gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyể n của vố n lƣu đô ̣ng.
Qua mỗi giai đoa ̣n của chu kỳ kinh doanh vố n lƣu đô ̣ng la ̣i thay đổ i hiǹ h thái
biể u hiê ̣n. Tƣ̀ hin
̀ h thái vố n tiề n tê ̣ ban đầ u chuyể n sang hiǹ h thái vố n vâ ̣t tƣ ,
hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ
. Sau
mỗi chu kỳ tái sản xuấ,t vố n lƣu đô ̣ng hoàn thành mô ̣t vòng luân chuyể.n

Nhƣ vâ ̣y , so với vố n cố đinh
̣ thì vố n lƣu đô ̣ng có tố c đô ̣ chu chuyể n
nhanh hơn . Trong khi vố n cố đinh
̣ ch u chuyể n đƣơ ̣c mô ̣t vòng thì vố n lƣu
đô ̣ng đã chu chuyể n đƣơ ̣c nhiề u vòng.
Thông qua cách phân chia này , các doanh nghiệp thấy đƣợc cơ cấu
vố n cũng nhƣ hoa ̣t đô ̣ng luân chuyể n vố n của miǹ h

, sƣ̣ ảnh hƣởng qua la ̣i

của các hình thá i khác nhau của tài sản tƣ̀ đó xác đinh
̣ đƣơ ̣c hiê ̣u quả vòng
quay vố n . Nhƣ vâ ̣y , đƣ́ng trên quan điể m hiê ̣u quả thì vố n đƣơ ̣c xem dƣới
trạng thái động.
11


Từ khái niệm và đặc điểm của vốn lƣu động có thể khái quát về vốn lƣu
động của doanh nghiệp nhƣ sau: Vốn lƣu động của doanh nghiệp là số vốn
tiền tệ ứng trƣớc để đầu tƣ, mua sắm tài sản lƣu động của doanh nghiệp nhằm
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc tiến hành thƣờng xuyên liên
tục, nó chuyển toàn bộ một lần toàn bộ vào giá thành sản phẩm mới đƣợc tạo
ra và đƣợc thu hồi sau khi bán hàng đi và thu tiền về.
1.2.3. Vai trò vố n đố i với các hoạt động sản xuấ t kinh doanh của Doanh nghiê ̣p

Khi đề cập tới vai trò của vốn đối với quá trình sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp có thể thấy rằng vốn có tầm quan trọng đặc biệt. Trong
điề u kiê ̣n kinh tế thi ̣trƣờng ngày nay , vố n là điề u kiê ̣n cơ bản , quan tro ̣ng để
mô ̣t doanh nghiê ̣p dù thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào, với quy mô lớn hay
nhỏ thành lập và ti ến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể khái

quát vai trò của vốn trên các khía cạnh sau:
- Vốn là yếu tố tiền đề của mọi quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Trong lý thuyết kinh tế, hàm sản xuất thông dụng đƣợc biểu diễn bằng
công thức P= f(k, l, t) trong đó k là vốn; l là lao động và t là công nghệ.
Nhƣ vậy có thể thấy vốn là một trong ba yếu tố tiền đề đối với sự ra đời và
tồn tại của bất kỳ loại hình sản xuất kinh doanh nào. Dù doanh nghiệp thuộc
thành phần kinh tế nào với quy mô ra sao thì vốn vẫn là điều kiện không thể
thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay từ giai
đoạn đầu của quá trình sản xuất doanh nghiệp đã cần một lƣợng vốn nhất định
để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất cần thiết là sức lao
động (cụ thể là thuê lao động), tƣ liệu sản xuất (cụ thể là máy móc thiết bị;
nguyên, nhiên vật liệu; công nghệ,...). Nhƣ vậy có thể thấy vốn không chỉ là
một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà nó còn là yếu tố có tính
chất quyết định đối với hai yếu tố còn lại. Không có vốn thì doanh nghiệp
12


cũng không thể đảm bảo đƣợc hai yếu tố còn lại là lao động và công nghệ.
Đồng thời quy mô của vốn càng lớn nó sẽ quyết định đến quy mô sản xuất
của doanh nghiệp.
- Quy mô của vốn là điều kiện quyết định đến quy mô kinh doanh và
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Muốn đƣợc thành lập mọi doanh nghiệp phải có một lƣợng vốn nhất
định theo quy định. Vì thế quy mô của vốn đủ lớn là điều kiện không thể thiếu
cho mỗi doanh nghiệp khi khởi nghiệp kinh doanh. Trong quá trình kinh
doanh, để tồn tại pháp triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh
nghiệp phải không ngừng đầu tƣ đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, nâng
cao chất lƣợng sản phẩm và mở rộng quy mô kinh doanh. Điều đó đòi hỏi quy
mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phải đƣợc bổ sung, mở rộng

để đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trƣờng.
1.3. Nô ̣i dung quản lý vốn ở doanh nghiệp

Vốn là điều kiện không thể thiếu đƣợc để một doanh nghiệp đƣợc thành
lập và tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Vì vậy, quản lý vốn của
doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Quản lý vốn là đề cập đến cách thức huy động vốn, sử dụng vốn và các yếu tố
tác động đến công tác quản lý vốn của doanh nhiệp.
1.3.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp và phương thức huy động vố n của doanh
nghiệp.

Tùy theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể

, mỗi doanh

nghiê ̣p có thể có các phƣơ ng thƣ́c huy đô ̣ng vố n khác nhau . Trong điề u kiê ̣n
kinh tế thi ̣trƣờng , các phƣơng thức huy động vốn của doanh nghiệp đƣợc đa
dạng hóa nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cầ n lƣu
ý rằng , trong hoàn cảnh cu ̣ thể của Viê ̣t Nam , do thi ̣trƣờng tài chiń h chƣa
13


phát triển hoàn chỉnh nên việc khai thác vốn có những nét đặc trƣng nhất
đinh.
̣ Sƣ̣ phát triể n nhanh chóng của nề n kinh tế và thi ̣trƣờng tài chính sẽ sớm
tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn kinh doanh.
Sau đây là các nguồ n vố n và các phƣơng thƣ́c huy đô ̣ng vố n

(Còn gọi là


phƣơng thƣ́c tài trơ)̣ mà các doanh nghiệp có thể sử dụng.
1.3.1.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp:

Nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc phân loại nhƣ sau :
* Nguồ n vố n chủ sở hƣ̃u doanh nghiê ̣p
Đối với mọi loại hình doanh nghiệp , vố n chủ sở hƣ̃u của doanh nghiê ̣p
bao gồ m các bô ̣ phâ ̣n chủ yế u :
+ Vố n góp ban đầ u
+ Lơ ̣i nhuâ ̣n không chia
+ Tăng vố n bằ ng phát hành cổ phiế u.
 * Vốn góp ban đầu
Khi doanh nghiê ̣p đƣơ ̣c thành lâ ̣p bao giờ chủ doanh nghiê ̣p cũng phải
có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông

- chủ sở hữu góp . Khi nói

đến nguồn vốn chủ sở hữu của doa nh nghiê ̣p bao giờ cũng phải xem xét hiǹ h
thƣ́c sở hƣ̃u của doanh nghiê ̣p đó , vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất
và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc , vố n góp ban đầ u chiń h là vố n đầ u tƣ
của Nhà nƣớc. Chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nƣớc là Nhà nƣớc. Hiê ̣n
nay, cơ chế quản lý tài chin
́ h nói chung và quản lý vố n của doanh nghiê ̣p Nhà
nƣớc nói riêng đang có nhƣ̃ng thay đổ i để phù hô ̣p với tiǹ h hiǹ h thƣ̣c tế.
Đối với các doanh nghiệp , theo luâ ̣t doanh nghiêp , chủ doanh nghiệp
phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp .
Chẳ ng ha ̣n đố i với công ty cổ phầ n , vố n do các cổ đông đóng góp là yếu tố
quyế t đinh
̣ để hin

̀ h thành công ty. Mỗi cổ đông là mô ̣t chủ sở hƣ̃u của công ty
14


và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị số cổ phần mà họ nắm giữ

. Tuy

nhiên, các công ty cổ phần cũng có một số dạng tƣ ơng đố i khác nhau , do đó
cách thức huy động vốn cổ phần cũng khác nhau . Trong các loa ̣i hình doanh
nghiê ̣p khác nhƣ công ty TNHH , Công ty vố n đầ u tƣ trƣ̣c tiế p nƣớc ngoài
(FDI), các nguồn vốn cũng tƣơng tự nhƣ trên ; tƣ́c là vố n có thể do chủ đầ u tƣ
bỏ ra, do các bên tham gia các đố i tác đóng góp , v..v.. tỷ lệ và quy mô góp
vố n của các bên tham gia công ty phu ̣ thuô ̣c vào nhiề u yế u tố khác nhau (nhƣ
luâ ̣t pháp, đă ̣c điể m ngành kinh tế – kỹ thuật, cơ cấ u liên doanh)
** Nguồ n vố n tƣ̀ lơ ̣i nhuâ ̣n không chia
Quy mô số vố n ban đầ u của chủ doanh nghiê ̣p là mô ̣t yế u tố quan
trọng, tuy nhiên, thông thƣờng, số vố n này cầ n đƣơ ̣c tăng theo quy mô phát
triể n của doanh nghiê ̣p. Trong quá triǹ h hoạt động sản xuất - kinh doanh, nế u
doanh nghiê ̣p hoa ̣t đô ̣ng có hiê ̣u quả thì doanh nghiê ̣p sẽ có nhƣ̃ng điề u kiê ̣n
thuâ ̣n lơ ̣i để tăng trƣởng nguồ n vố n . Nguồ n vố n tić h lũy tƣ̀ lơ ̣i nhuâ ̣n không
chia là bô ̣ phâ ̣n lơ ̣i nhuâ ̣n đƣơ ̣c sƣ̉ dụng tái đầu tƣ , mở rô ̣ng sản xuấ t - kinh
doanh của doanh nghiê ̣p . Tƣ̀ tài trơ ̣ bằ ng lơ ̣i nhuâ ̣n không chia

- nguồ n vố n

nô ̣i bô ̣ là mô ̣t phƣơng thƣ́c ta ̣o nguồ n tài chiń h quan tro ̣ng và khá hấ p dẫn của
các doanh nghiệp, vì doanh nghiê ̣p giảm đƣơ ̣c chi phí , giảm bớt sự phụ thuộc
vào bên ngoài . Rấ t nhiề u doanh nghiê ̣p coi tro ̣ng chiń h sách tái đầ u tƣ tƣ̀ lơ ̣i
nhuâ ̣n để la ̣i (Retained earnings), họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lƣợng

lơ ̣i nhuâ ̣n để la ̣i đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng.
Nguồ n vố n tái đầ u tƣ tƣ̀ lơ ̣i nhuâ ̣n để la ̣i chỉ có thể thƣ̣c hiê ̣n đƣơ ̣c nế u
nhƣ doanh nghiê ̣p đã và đang hoa ̣t đô ̣ng và có lơ ̣i nhuâ ̣n , đƣơ ̣c phép tiế p tu ̣c
đầ u tƣ . Đối với các d oanh nghiê ̣p Nhà nƣớc thì viê ̣c tái đầ u tƣ phu ̣ thuô ̣c
không chỉ vào khả năng sinh lơ ̣i của bản thân doanh nghieeipj mà còn phu ̣
thuô ̣c vào chin
́ h sách khuyế n khić h tái đầ u tƣ của Nhà nƣớc . Tuy nhiên, đố i
với các công ty cổ phầ n t hì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố
15


rấ t nha ̣y cảm . Khi công ty để la ̣i mô ̣t phầ n lơ ̣i nhuâ ̣n trong năm cho tái đầ u tƣ ,
tƣ́c là không dùng số lơ ̣i nhuâ ̣n đó để chia laĩ cổ phầ n

, các cổ đông không

đƣơ ̣c nhâ ̣n tiề n lãi cổ phần (cổ tƣ́c), nhƣng bù la ̣i ho ̣ có quyề n sở hƣ̃u số vố n
cổ phầ n tăng lên của công ty.
Nhƣ vâ ̣y, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài
trơ ̣ bằ ng nguồ n vố n nô ̣i bô ̣ . Điề u này mô ̣t mă ̣t , khuyế n khích cổ đông giƣ̃ cổ
phiế u lâu dài , nhƣng mă ̣t khác , để làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong
thời kỳ trƣớc mắ t (ngắ n ha ̣n) do cổ đông chỉ nhâ ̣n đƣơ ̣c mô ̣t phầ n cổ tƣ́c nhỏ
hơn. Nế u tỷ lê ̣ chi trả cổ tƣ́c thấ p, hoă ̣c số laĩ ròng không đủ hấ p dẫn thì giá cổ
phiế u có thể bi ̣giảm sút. Khi giải quyế t vấ n đề cổ tƣ́c và tái đầ u tƣ, chính sách
phân phố i cổ tƣ́c của công ty cổ phầ n phải lƣu ý đế n mô ̣t số yế u tố có liên
quan nhƣ:
Tổ ng số lợi nhuận ròng trong kỳ.
Mƣ́c chia laĩ trên mô ̣t cổ phiế u của các năm trƣớc.
Sƣ̣ xế p ha ̣ng cổ phiế u trên thi ̣trƣờng và tiń h ổ n đinh
̣ của thi ̣giá cổ

phiế u của công ty, tâm lý và đánh giá của công chƣ́ng về cổ phiế u đó.
Hiê ̣u quả của việc tái đầu tƣ.
** Phát hành cổ phiếu
Trong hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t – kinh doanh, các công ty cổ phần có thể tăng
vố n chủ sở hƣ̃u bằ ng cách phát hành cổ phiế u mới . Mô ̣t nguồ n tài chiń h dài
hạn rất quan trọng là phát h ành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp .
Phát hành cổ phiếu đƣợc gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp

.

Chúng ta sẽ xem xét một số yếu tố cơ bản liên quan đến việc phát hành và
kiể m soát các loa ̣i cổ phiế u khác nhau.
Cổ phiế u thƣờng (Common Stock/Share)
Cổ phiế u thƣờng (còn gọi là cổ phiếu thông thƣờng ) là loại cổ phiếu
thông du ̣ng nhấ t vì nó có nhƣ̃ng ƣu thế trong viê ̣c phát hành ra công chúng và
16


×