Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thế giới động vật sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 24 trang )


Hổ

, còn gọi là cọp, hùm, kễnh, khái, ông ba

nâu)

mươi hay chúa sơn lâm (danh pháp hai
phần: Panthera tigris) là một loài động vật có vú
thuộc họ Mèo (Felidae), 1 trong 4 loại "mèo lớn" thuộc
chi Panthera. Hổ là 1 loại thú dữ ăn thịt sống. Chúng là
động vật to lớn nhất trong họ Mèo và là động vật lớn
thứ 3 trong các loài thú ăn thịt (sau gấu trắng và gấu

Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là
những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù
hợp nhất).
Trong số các loại mèo khổng lồ, chỉ có hổ và báo đốm Mỹ (jaguar)
là bơi tốt, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ vàsông. Hổ kém mèo về khả
năng leo trèo. Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình nhưhươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v. Tuy
nhiên chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Hổ là 1 trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm
ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên.

Hổ Bengal trắng

giới động vật, ngành dây sống, lớp thú, bộ ăn thịt, họ mèo, chi báo (danh pháp khoa học: Panthera tigris
tigris) là một phân loài hổ được tìm thấy nhiều nhất tại Bangladesh và Ấn Độ cũng như Nepal, Bhutan, Myanma và miền nam Tây
Tạng. Nó là phân loài hổ phổ biến nhất, sống trong các loại môi trường sinh sống khác nhau, bao gồm đồng cỏ, các rừng mưa nhiệt
đới và cận nhiệt đới, rừng cây bụi, rừng cây lá sớm rụng ẩm và khô cũng như các rừng tràm đước
Hổ Bengal thông thường sống đơn độc, nhưng đôi khi cũng thấy đi thành đàn từ 3-4 con. Phần lớn các con non được sinh ra trong
khoảng từ tháng 2 tới tháng 5, sau khi con mẹ mang thai khoảng 3,5 tháng. Các lần sinh đẻ cách nhau khoảng 2-3 năm. Nói chung, hổ


Bengal không sống quá 26 năm.

U
m
b
r
e
l
l
a
C
o
c
k
a
t
o
o
(
v



Đà điểu châu Phi giới động vât, ngành dây sống, lớp thú, phân lớp chim hiện đại, (danh pháp khoa

học(Bộ) : Struthio camelus) là một loài chim chạy, có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất
của họ Struthionidae, và chi Struthio. Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có thể chạy với tốc độ
lên đến 65 km/giờ (40 dặm/giờ). Đà điểu được xem là loài chim còn sống lớn nhất và được chăn nuôi trên khắp
thế giới. Tên khoa học của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "chim lạc đà".
Đà điểu châu Phi nặng từ 90 đến 130 kg (200 đến 290 pound). Một số đà điểu trống đã được ghi nhận là có thể

nặng đến 155 kg (340 pao). Đà điểu trống trưởng thành có lông chủ yếu là màu đen với một vài điểm trắng ở
cánh và đuôi. Đà điểu mái và con non có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng. Đà điểu trống dùng đôi cánh nhỏ
do thoái hóa của nó để múa gọi bạn tình và che chở cho đà điểu con. Bộ lông của chúng mềm và khác biệt so
với lông vũ của loài chim bay. Vẫn còn những cái móng trên hai cánh của chúng. Cặp chân khỏe của chúng không
có lông. Chân có hai ngón với một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa. Điểm độc đáo này giúp cho khả
năng chạy của đà điểu. Với lông mi rậm và đen, cặp mắt của đà điểu lớn nhất trong các loài động vật trên cạn còn
sống.
Ở độ tuổi trưởng thành (2–4 năm), đà điểu trống cao 1,8–2,7 m (6–9 ft), đà điểu mái 1,7–2 m (5,5–6,5 ft). Trong
năm đầu tiên, đà điểu con tăng cao 25 cm (10 inch) mỗi tháng. Một năm tuổi đà điểu đạt trọng lượng 45 kg (100
pao).



T

rong tự nhiên đà điểu châu Phi sống ở thảo nguyên savanna và vùng Sahel của châu Phi, về phía Bắc và Nam của vùng
rừng xích đạo. Đà điểu thuộc về bộ Struthioniformes (bộ Đà điểu hay Chim chạy). Cùng bộ với nó là đà điểu Nam Mỹ,
chim ê mu (đà điểu sa mạc ở Australia), đà điểu đầu mào và lớn nhất nhưng đã tuyệt chủng là Aepyornis. Đà điểu châu
Phi sống theo từng nhóm 5–50 con, du cư theo những loài thú ăn cỏ khác như ngựa vằn hay linh dương. Chúng ăn chủ
yếu là hạt hay cây cỏ, đôi khi chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào. Không có răng, chúng phải nuốt sỏi để giúp cho việc
nghiền thức ăn trong mề. Chúng có thể đi trong một thời gian dài không cần đến nước, mà chỉ dựa vào độ ẩm của những cây cỏ
chúng nuốt vào. Tuy nhiên chúng thích nước và thường hay tắm.

Với khả năng nghe và nhìn thính nhạy, chúng có thể phát hiện những loài thú săn mồi như sư tử từ khoảng cách xa.
• Theo một truyền thuyết phổ biến, đà điểu nổi tiếng về việc chui đầu vào cát khi gặp nguy hiểm. Tác gia La Mã Pliny – bậc trưởng
lão, trong cuốn Lịch sử tự nhiên đã mô tả về đà điểu và việc giấu đầu vào bụi rậm của chúng. Tuy nhiên lại không có quan sát đã
được ghi nhận nào về hành vi này. Một phản bác khá nổi tiếng là: một loài có hành vi như thế sẽ không thể tồn tại lâu dài.
Truyền thuyết này có lẽ bắt nguồn từ sự thật rằng: quan sát từ khoảng cách xa sẽ thấy khi ăn, đà điểu vùi đầu vào cát, bởi vì
chúng chủ tâm nuốt cát và sạn vào để giúp cho việc nghiền thức ăn. Chứ nếu vùi đầu vào cát thì đà điểu sẽ chết ngạt mất. Khi
nằm xuống để tránh thú săn mồi, đà điểu ép sát đầu và cổ xuống đất, trông xa giống như là một ụ đất nhỏ. Khi gặp nguy hiểm,

đà điểu hoảng loạn bỏ chạy và tự làm bị thương nặng bởi những cú đá từ cặp giò khỏe mạnh của chúng.
• Trong kinh Phúc Âm soạn bởi Job (Job 39.13-18), đà điểu được mô tả với cặp cánh ngắn ngủn buồn cười, không chú ý đến an
toàn của tổ trứng, đối xử khắc nghiệt đối với đàn con, thiếu khôn ngoan, nhưng lại làm con ngựa phải hổ thẹn với tốc độ của
chúng.

Sinh sản




Đà điểu châu Phi trưởng thành hoàn toàn ở độ tuổi 2 - 4 năm, con trống chậm hơn con mái khoảng 6 tháng. Mùa sinh sản bắt
đầu từ tháng 3 hay 4 đến tháng tháng 8, tùy thuộc vào vùng địa lý. Đà điểu trống dùng tiếng rít và những âm thanh khác để
đánh nhau, chiếm lãnh thổ và quyến rũ hậu cung có từ 2 – 5 đà điểu mái. Kẻ chiến thắng sẽ giao phối với toàn hậu cung nhưng
chỉ lập một "hậu" mà thôi.
Đà điểu châu Phi là loài đẻ trứng. Toàn hậu cung sẽ cùng đẻ trứng có phôi vào một tổ của "hậu", đó chỉ đơn giản là một cái hố
sâu từ 30 – 60 cm. Trứng nặng từ 1,3 – 1,4 kg (3 pao), dài 15 cm (6 inch), rộng 13 cm (5 inch), là loại trứng lớn nhất và có phôi
lớn nhất, nhưng lại là nhỏ nhất nếu so sánh tương đối với kích thước của đà điểu. Mỗi tổ có từ 15 – 60 trứng màu trắng nhạt và
bóng láng. Con cái ấp trứng vào ban ngày còn con trống thì vào ban đêm, bởi vậy chúng có màu lông khác nhau để tránh bị phát
hiện khi đang ấp trứng. Quá trình ấp từ 35 – 45 ngày và con trống thường đón chào con con mới nở. Tuổi thọ của đà điểu châu
Phi là từ 30 - 70 năm, trung bình là 50 năm.
Tập tính và sinh sản của Đà Điểu


Hà mã (danh pháp khoa
học: Hippopotamus amphibius) là một
loài động vật có vú ăn cỏ lớn sống
ở châu Phi cận Sahara, và là một trong
hai loài còn tồn tại
của họ Hippopotamidae (loài còn lại
là hà mã lùn.) Đây là một trong những

loài thú có vú trên cạn lớn nhất và
là động vật guốc chẵn nặng nhất còn
lại, dù thấp hơn nhiều so với loài hươu
cao cổ
Hà mã là loài sống nửa ở nước nửa trên cạn,
cư trú ở các con sông, hồ và các đầm lầy rừng
ngập mặn Tây Phi[5] nơi những con đực chiếm
lĩnh một đoạn sông và đứng đầu đàn gồm 5
đến 30 con cái và con non. Vào ban ngày,
chúng duy trì sự mát mẻ bằng cách đầm mình trong nước hay bùn; và sự sinh sản cũng diễn ra trong nước. Chúng lên bờ vào ban đêm
để ăn cỏ. Mặc dù các con hà mã nghỉ ngơi gần nhau trong nước, thì việc kiếm ăn lại là hoạt động đơn lẻ và không mang tính lãnh thổ.
Dù có sự tương đồng về cơ thể với lợn và các loài guốc chẵn trên cạn khác, chúng lại có họ hàng gần nhất là cá voi và cá heo, nhóm mà
đã tách ra vào khoảng 55 triệu năm trước.[6] Tổ tiên chung của cá voi và hà mã rẽ nhánh từ những động vật guốc chẵn khác vào khoảng
60 triệu năm về trước.[7] Hóa thạch hà mã sớm nhất được biết đến thuộc về chi Kenyapotamus ở châu Phi, có niên đại khoảng 16 triệu
năm trước đây.
Hà mã được nhận biết bởi thân mình tròn trịa, gần như không lông, cái miệng và bộ hàm lớn, hai đôi chân ngắn và kích cỡ to lớn. Chúng
là động vật có vú lớn thứ ba về khối lượng (từ 1½ đến 3 tấn), sau tê giác trắng (1½ đến 3½ tấn) và ba loài voi (3 đến 9 tấn). Hà mã là một
trong những loài thú đi bằng bốn chân lớn nhất.[8] Dù có hai đôi chân ngắn và thân hình bè bè, chúng lại có thể dễ dàng chạy nhanh hơn
con người. Chúng đã được ghi nhận với tốc độ 30 km/h (19 mph) ở những khoảng cách ngắn. Hà mã là một trong những sinh vật hung
hăng nhất trên thế giới và thường được xem như một trong những động vật nguy hiểm nhất ở châu Phí. Hiện nay ước tính có khoảng
125.000 tới 150.000 cá thể hà mã ở khắp khu vực châu Phi cận Sahara; Zambia (40.000) và Tanzania (20.000–30.000) là hai quốc gia có
quần thể hà mã lớn nhất.[1] Chúng vẫn bị đe dọa bởi việc mất đi môi trường sống và sự săn trộm để lấy thịt và những răng nanh
bằng ngà.


V
o
i

(

d
a
n
h

p
h
á
p

k
h
o
a

h

c
:

E
l
e
p
h
a


H


ằng ngày, voi dành khoảng 16 tiếng đồng hồ để tìm kiếm thức ăn và chỉ ngủ khoảng từ 3 đến 5 tiếng. Voi trưởng thành ngủ
đứng. Voi con đôi khi ngủ nằm. Voi tuy to lớn, nhưng điều đó không ngăn cản chúng trở thành những tay bơi giỏi. Chúng
rất thích bơi và thậm chí có thể bơi ở biển. Thời gian ưa thích trong ngày của chúng là khi tắm bùn. Bùn bảo vệ voi khỏi bị
ánh nắng thiêu đốt và giữ cho voi được mất mẻ, tránh được những con bọ khó chịu. ích thước của một con voi có ý nghĩa là
khi nó phát triển hoàn toàn thì ngoài con người ra, nó an toàn trước tất cả các loài thú ăn thịt. Và để nuôi sống cơ thể vĩ đại của mình,
nó phải cần rất nhiều thức ăn. Mỗi con voi trưởng thành ăn khoảng 150 kg (300 lb) cỏ, cành nhỏ, lá cây, trái cây,... mỗi ngày. Những
thức ăn như vậy cần được nhai kĩ càng. Voi có những răng nghiền phía sau ở cửa miệng, đây là vị trí mà các răng có lực mạnh nhất,
nhưng nó cũng bị mòn đi. Khi đó răng mới sẽ được mọc lên ở phía dưới rồi đẩy răng cũ ra ngoài. Do đó, voi mọc răng trong suốt cuộc
đời, tổng cộng có 6 bộ răng nghiền, nhưng khi bộ răng cuối cùng bị mòn thì khi đó voi đã sống đến 55 tuổi. Nó trở nên yếu đi vì thiếu
thức ăn và sẽ chết vì đói nhiều hơn là về bệnh tật.
Voi dùng vòi để quặp thức ăn và đưa vào miệng. Thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ và các loại cây khác trên mặt đất. Voi dùng vòi để
kéo lá cây, thân cây và cành cây từ trên cao xuống. Khi thức ăn khan hiếm, voi dùng ngà để húc đổ cây. Khi khát, voi tập trung bên bờ
sông hoặc các vũng nước, thậm chí dùng vòi để đào sâu xuống để hút nước. Voi uống nước bằng cách hút nước vào vòi rồi phun vào
trong miệng. Mỗi ngày voi tiêu thụ 160-300 lít nước. Voi cũng phun nước lên lưng để làm mát da.
Mỗi ngày voi con trưởng thành thải ra một lượng chất thải nặng hơn trọng lượng của một cậu bé. Phân voi chứa những hạt cây mà voi
đã nuốt sẽ mọc lên thành cây mới thay thế cho những cây mà chúng đã ăn hoặc húc đổ. Hiện nay ở một số nước đang nuôi voi, nghiên
cứu và đi vào thử nghiệm chế biến phân voi thành giấy (vì phân voi khá sạch, không mùi do chúng chỉ ăn thực vật và uống nước).
Thực ra, voi không bảo vệ lãnh thổ riêng của nó, thay vào đó, nó thích hòa nhập vào đàn sống bên cạnh, trong đó con voi đầu
đàn là con voi cái già nhất sẽ giữ vai trò làm chủ. Nó dẫn cả đàn tìm đến những nơi có nước và thức ăn. Theo sau con voi này là những
chú voi con và những con voi cái trưởng thành. Voi sống chung một đàn qua nhiều năm. Các thành viên trong đàn luôn sống cạnh
nhau, chăm sóc cho nhau, thậm chí sẵn sàng cho bất kỳ chú voi con nào bú nếu cần thiết. Đôi khi đàn bị tách ra, một số con voi trẻ hơn
rời đàn cùng những con voi khác. Nhưng đàn nhỏ này vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình gốc của chúng và có thể quay lại trong
một thời gian rất ngắn.
Voi đực non (khoảng 12 tuổi) sống đơn độc hoặc sống cùng các voi đực khác. Số thành viên trong đàn chúng lập ra rất hay thay đổi.
Khi các gia đình voi tập hợp lại sẽ trở thành bầy voi gồm hàng trăm thành viên. Voi giao tiếp bằng xúc giác, khứu giác, hoặc dùng vòi,
tai ra hiệu. Tiếng ré của voi vang rất xa, voi ré lên để gọi nhau tập hợp thành bầy.
Tập tính sinh sản của voi cũng rất đặc biệt. Voi không có mùa giao phối riêng, nhưng nếu một con cái giao phối thì chúng sẵn sàng gia
nhập đàn mặc dù chúng có thể có mặt không thường xuyên cho lắm. Chu kỳ mang thai của voi là 22 tháng, dài nhất trong số các động
vật sống trên mặt đất. Voi con mới sinh cân nặng khoảng 120 kg (265 pao)..
Tập tính và sinh sản của vo



Hươu cao cổ (danh pháp hai
phần: Giraffa camelopardalis) là một động vật có
vú thuộc bộ Guốc chẵn, là động vật cao nhất trên
cạn và động vật nhai lại lớn nhất. Nó được phân
loại trong họ Giraffidae, cùng với họ hàng gần
nhất còn tồn tại của nó là hươu đùi vằn. Chín phân
loài được phân biệt bởi bộ lông của chúng.
Hươu cao cổ có phạm vi phân bố rải rác
từ Tchad ở miền bắc đến Nam Phi ở miền nam, và
từ Niger ở miền tây đến Somali ở miền đông châu
Phi. Hươu cao cổ thường sống ở xavan, đồng
cỏ và rừng thưa. Nguồn thức ăn chính của chúng
là lá cây keo mà chúng gặm ở độ cao mà hầu hết
động vật ăn cỏ khác không thể với tới. Sư tử có
thể săn hươu cao cổ, và con non là mục tiêu
của báo hoa mai, linh cẩu đốm và chó hoang châu
Phi. Trong các trận đánh khi cổ được dùng làm vũ
khí, con đực dùng cách này củng cố hệ thống cấp
bậc xã hội.
Toàn thân được bao phủ bởi những đốm không đều nhau trên lớp lông vàng đến đen phân chia bởi màu trắng, trắng nhờ, vàng nâu.
Giống đực có thể đạt chiều cao từ 4,8 tới 5,5 mét (16 tới 18 foot) và cân nặng lên tới 1.300 kilôgam (3.000 pound). Kỷ lục đo được của
một con hươu cao cổ là cao 5,87 m (19,2 ft) và nặng khoảng 2.000 kg (4.400 lb). Giống cái thì thường có chiều cao và cân nặng thấp hơn
giống đực một chút, vào khoảng 828 kg.
Hươu cao cổ là loài động vật thuộc giống hươu và bò, nhưng lại được phân nhóm họ khác với các loài kia, đó là họ Hươu cao cổ, họ này
bao gồm hươu cao cổ và một loài họ gần nhất, là hươu đùi vằn. Phạm vi sinh sống của hươu cao cổ trải dài từ Tchad cho tới Nam Phi.
Hươu cao cổ có thể sinh sống được tại các thảo nguyên, đồng cỏ hoặc rừng núi. Tuy nhiên, khi thức ăn trở nên khan hiếm, chúng sẽ
đánh bạo đi vào vùng có cây cối rậm rạp hơn. Chúng thường ưa cư ngụ tại các vùng đất có nhiều cây keo. Loài này thường uống một
lượng lớn nước trong một lần và có thể giữ nước lâu ở trong cơ thể, nên chúng có thể sống tại những nơi khô cằn trong một thời gian

dài.
Hươu cao cổ biết chạy nhanh và trong trường hợp khẩn cấp có thể đạt tới tốc độ nước đại là 55 km/h, có nghĩa là ở khoảng cách ngắn
chúng có thể đuổi kịp ngựa đua.


Công

là tên gọi để chỉ một trong các
loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), có
tên Latinh là Pavo muticus (công, công lục hay
công Java), Pavo cristatus (công lam hay công Ấn
Độ) hoặc Afropavo congensis (công Congo).
Chim trống: Bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất
dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao
màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp
thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và
xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để
thu hút chim cái
Chim cái: thì không có đuôi đẹp như chim trống
nhưng nó được thu hút bởi chim trống.
Chim công đực xòe đuôi để thu hút chim công cái và
giao phối. Khi cảm thấy bị đe dọa bởi các con thú săn
mồi, những con chim công đực cũng xòe đuôi để trông
chúng to lớn hơn và đáng sợ hơn.
Chim công có 3 loại: chim công Ấn Độ, chim công xanh và chim công Công-gô. Loài chim công phổ biến nhất thường được nhìn thấy ở
các công viên và sở thú khắp thế giới là chim công Ấn Độ. Đầu và cổ của loài công này được che phủ bởi một lớp lông màu xanh lam
được sắp xếp như vảy cá. Nó có nguồn gốc từ các nước khu vực Nam Á như Pakistan, Sri Lanka và India.
Chim công Công-gô có nguồn gốc từ Trung Phi. Loài chim công này không có bộ lông đuôi to lớn bằng 2 loài chim công kia. Nó là quốc
điểu của nước cộng hòa Công-gô.
Chim công xanh có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á với bộ lông chúng màu đồng và xanh vàng. Chim công xanh sống ở các khu vực

như Myanmar và Java. Do sự săn bắn và môi trường sống bị thu hẹp nên đây là loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Bộ lông
chiếm tới 60% tổng trọng lượng cơ thể của một con chim công. Sải cánh của loài chim này có thể lên tới 1,5m. Đây là một trong những
loài chim lớn nhất trên thế giới. Một con chim công có thể sống trên 20 năm. Bộ lông đuôi của chim công đực đẹp đẽ và rực rỡ nhất khi
nó được 5-6 tuổi. Chân của chim công có cựa. Cựa được chúng sử dụng chủ yếu để chiến đấu với những con công đực khác. Công là loài
động vật ăn tạp. Chúng ăn nhiều loại thực vật, cánh hoa, các loại hạt, côn trùng, và cả các loài bò sát nhỏ như thằn lằn.


Tê giác là các loài động vật nằm trong số 5 chi còn sống
sót của động vật guốc lẻ trong họ Rhinocerotidae. Tất
cả 5 chi nói trên đều có nguồn gốc ở châu Phi hay châu
Á. Đặc trưng nổi bật của động vật có sừng này là lớp da
bảo vệ của chúng được tạo thành từ các lớp chất
keo với độ dày tối ưu khoảng 4 inch được sắp xếp theo
cấu trúc mắt lưới.
Loài tê giác Java có kích cỡ nhỏ hơn tê giác Ấn Độ, và
tương đương với loài tê giác đen. Chiều dài cơ thể của
tê giác Java (bao gồm cả đầu) có thể lên đến 3,1–3,2 m
(10–10,5 ft) và chiều cao là 1,4–1,7 m (4,6–5,8 ft). Khi
trưởng thành, chúng có cân nặng khác nhau, dao động
từ 900 đến 2.300 kg, và do đang ở tình trạng cực kỳ
nguy cấp nên vẫn chưa có một nghiên cứu chính xác
nào về kích cỡ khối lượng của loài nay, bởi việc đó
không phải là ưu tiên hàng đầu. Không có sự khác biệt
kích cỡ đáng kể nào giữa hai giới, nhưng con cái có thể to hơn con đực một ít. Những con tê giác Việt Nam thì nhỏ hơn đáng kể so với
đồng loại ở Java, dựa trên những bằng chứng hình ảnh hay kích cỡ dấu chân của chúng.
Giống như người anh em Ấn Độ, loài tê giác Java có một sừng (những loài tê giác khác hiện nay đều có hai sừng). Sừng của chúng nhỏ
hơn tất cả những loài tê giác còn tồn tại khác, thông thường dài chưa đến 20 cm (7,9 inch) và chiếc sừng dài nhất được ghi nhận cũng
chỉ là 27 cm (10,5 inch). Chúng dường như không thường xuyên dùng sừng để tấn công, thay vì thế chúng sử dụng sừng để cạo bùn
trong những bãi đầm, hạ đổ cây xuống để kiếm ăn, hay mở đường đi qua những bụi cây cối rậm rạp. Giống với những loài tê giác ăn
cành lá khác (tê giác đen, Sumatra và Ấn Độ), tê giác Java có môi trên dài, nhọn giúp cho việc lấy thức ăn. Những răng cửa dưới thì dài

và sắc, được chúng sử dụng trong chiến đấu. Sau răng cửa, có hai hàng sáu chiếc răng hàm dưới vây quanh để nhai các thực vật thô.
Giống như những tê giác khác, chúng có khả năng ngửi và nghe tốt nhưng lại có thị giác rất kém. Tuổi thọ của tê giác Java khoảng từ 3045 năm[22].
Bộ da của chúng không lông, có màu xám lốm đốm hay nâu xám, được phủ thành từng nếp gấp xung quanh vai, lưng và mông. Bộ da có
cấu trúc khảm tự nhiên giúp tạo cho những con tê giác một lớp vỏ ngoài bảo vệ như một bộ áo giáp. Những nếp gấp ở cổ tê giác Java
nhỏ hơn tê giác Ấn Độ, nhưng vẫn tạo thành hình yên ngựa phủ qua vai. Bởi những rủi ro có thể gây quấy rầy một loài động vật đang
gặp nguy cấp, nên các nhà khoa học phải nghiên cứu thông qua mẫu phân và những bẫy ảnh. Tê giác Java rất hiếm khi có thể được bắt
gặp, quan sát hay đánh giá một cách trực tiếp.


T

ê giác Java là loài động vật sống đơn độc, ngoại trừ những cặp giao phối và mẹ cùng con non. Thỉnh thoảng chúng sẽ tập hợp
thành những nhóm nhỏ ở các bãi liếm đất mặn và bãi bùn. Ngâm mình trong bùn là hoạt động thường thấy của tất cả các loài
tê giác, việc này cho phép chúng duy trì nhiệt độ cơ thể luôn mát mẻ và giúp chúng chống đượcbệnh tật và sinh vật ký sinh.
Tê giác Java thông thường không tự đào bãi ngâm bùn của riêng chúng, mà thích sử dụng bãi ngâm của những con vật khác
hay các hố xuất hiện tự nhiên, được chúng dùng sừng để mở rộng. Những bãi liếm đất mặn cũng rất quan trọng với chúng bởi đây là
nơi cung cấp các chất khoáng thiết yếu. Phạm vi chỗ ở của những con đực rộng hơn, khoảng 12–20 km², so với con cái ở khoảng 3–
14 km². Sự chồng lấn lẫn nhau về lãnh thổ của những con đực ít hơn những con cái, tuy nhiên người ta vẫn chưa được biết về những
cuộc tranh giành lãnh thổ nếu có.
Những con đực đánh dấu lãnh địa của chúng bằng phân và nước tiểu. Những vết cào trên mặt đất bằng chân và những cây con bị vặn
cũng có thể được sử dụng cho mục đích thông tin. Những loài tê giác khác thường có tập tính đặc biệt: thải những cục phân lớn ra
ngoài và sau đó cạo phân bằng chân sau. Loài tê giác Java và Sumatra khi thải phân ra lại không có hành động như vậy. Sự thích nghi
trong hành vi này được cho là do sinh thái ở những cánh rừng ẩm ướt tại Java và Sumatra, khiến phương pháp này không đạt hiệu quả
cho việc phát tán những mùi hương đánh dấu.
Tê giác Java phát tiếng kêu ít hơn nhiều so với tê giác Sumatra, có rất ít tiếng tê giác Java từng được ghi lại. Những con trưởng thành
không có kẻ địch nào được biết đến ngoài con người. Loài này, đặc biệt ở Việt Nam, rất nhút nhát và thường trốn chạy vào trong rừng
rậm mỗi khi con người tới gần. Dù điều này là đặc điểm rất hữu ích khi đứng trên quan điểm bảo tồn, nhưng nó lại gây khó khăn cho
việc nghiên cứu chúng. Tuy nhiên, khi con người tiếp xúc quá gần, chúng có thể trở nên hung dữ và sẽ tấn công; chúng sẽ cắn bằng
răng cửa hay hàm dưới và dùng đầu húc mạnh lên phía trên. Hoạt động sống khép kín tương đối phản-xã hội của tê giác Java có thể là
sự thích nghi gần đây với các áp lực quần thể; bằng chứng lịch sử đã cho thấy, giống như các loài tê giác khác, trước đây chúng đã

từng sống thành bầy đàn nhiều hơn.
Những tập tính sinh sản của tê giác Java rất khó để nghiên cứu do chúng hiếm khi được quan sát trực tiếp ngoài tự nhiên lẫn việc
không có con nào trong các vườn thú. Những con cái bắt đầu thuần thục sau 3-4 tuổi trong khi đó con đực lại thuần thục ở tuổi thứ 6.
Thời gian mang thai của chúng ước lượng khoảng 16-19 tháng. Khoảng cách giữa các lần đẻ con là 4-5 năm; tê giác con bắt đầu cai
sữa sau khoảng 2 năm. Bốn loài tê giác còn lại đều có hoạt động giao phối giống nhau và người ta suy đoán rằng ở loài tê giác Java
cũng tương tự như vậy.

Tập tính và sinh sản của Tê Giác

Sư tử (Panthera leo) là một loài động vật có vú thuộc chi Báo, họ Mèo (Felidae), loài vật này còn có biệt danh là Chúa tể sơn lâm.
Đối với sư tử đực thì rất dễ dàng nhận ra được bởi bờm của nó, có thể nặng tới 250 kg (550 lb), nó là loài lớn thứ nhì họ Mèo sau hổ. Sư


tử hoang dã hiện sinh sống ở vùng châu
Phi hạ Saharan và châu Á (nơi quần thể
còn sót lại cư ngụ ở vườn quốc gia Rừng
Gir thuộc Ấn Độ), các phân loài sư tử
tuyệt chủng từng sống ở Bắc Phi và Đông
Nam Á. Cho tới cuối Pleistocene, khoảng
10 000 năm trước, sư tử là động vật có
vú có phân bố rộng thứ 2 chỉ sau con
người. Khi đó, chúng sống ở hầu
khắpchâu Phi, ngang qua lục địa Á-Âu từ
miền Tây Âu tới Ấn Độ, và châu
Mỹ từ Yukon tới Peru. Sư tử là loài sắp
nguy cấp, phần lớn các quần thể châu Phi
suy giảm số lượng 30–50% mỗi 2 thập kỷ
trong nữa cuối thập kỷ XX.
Sư tử sống từ 10–14 năm trong tự nhiên,
trong môi trường giam cầm chúng có thể

sống hơn 20 năm. Trong tự nhiên, con
đực hiếm khi sống hơn 10 năm, do hậu quả của việc đánh nhau liên tục với các sư tử đối thủ. Chúng thường sống ở savan và thảo
nguyên. Sư tử có tập tính xã hội khác biệt so với các loài họ Mèo còn lại. Một đàn sư tử gồm con cái và con non của chúng cùng với một
số nhỏ con đực trưởng thành. Nhóm sư tử cái thường đi săn cùng nhau, con mồi chủ yếu là động vật móng guốc lớn.
Sư tử là loài động vật sống ở các đồng bằng rộng rãi, và chúng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi ở châu Phi. Tuy nhiên chúng là loài
đang bị đe dọa với quần thể chủ yếu sống chủ yếu ở vườn quốc gia của Tanzania và Nam Phi. Trước khi loài người chiếm ưu thế thì sư
tử là loài động vật chiếm nhiều lãnh thổ nhất hơn bất kỳ loài động vật có vú trên đất liền.
Những dấu vết cuối cùng của sư tử châu Á (phân loài Panthera leo persica), trong lịch sử chúng đã từng sinh sống từ Hy Lạp tớiẤn
Độ ngang qua Persia, hiện đang sống ở rừng Gir phía tây bắc Ấn Độ. Khoảng 300 con sư tử hiện còn sống trong khu vực rộng 1.412 km²
(khoảng 550 dặm vuông) trong khu bảo tồn ở bang Gujarat.

G

iống như các loài thuộc họ mèo khác, chúng là những con thú săn mồi siêu hạng, nhưng không giống các loài khác chúng đi
săn theo bầy và săn bắt các loài thú lớn và nguy hiểm cho những kẻ săn mồi đơn lẻ. Bộ lông màu cát của sư tử hòa lẫn một
cách tuyệt vời với màu của những đồng cỏ xavan, giúp chúng ngụy trang thật tốt. Con mồi của chúng bao gồm ngựa
vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng châu Phi, hươu cao cổ, hà mã trưởng thành, và thậm chí là voi gần trưởng thành, mặc dù


voi trưởng thành là quá nguy hiểm cho chúng khi chúng muốn đấu sức với nó nên sư tử thường nhắm những con voi con để săn bắt.
Khi đơn lẻ, nói chung chúng dễ dàng săn các con mồi nhỏ hơn chúng, bao gồm sơn dương (Connochaetes), linh
dương (họ Bovidae), linh dương Gazen (chi Gazella) và lợn nanh sừng châu Phi (Phacochoerus africanus). Những con sư tử sống gần
bờ biển còn ăn thịt cả hải cẩu. Khi săn mồi đơn lẻ, chúng giết chết con mồi bằng cách cắn cổ để làm gãy cổ hay tổn thương hệ tuần
hoàn máu. Khi săn theo đàn, sư tử có thể kìm kẹp con mồi lớn trong khi các con khác cắn cổ hay làm nghẹt thở con mồi bằng cách
khóa mõm nạn nhân, không cho nó thở. Sư tử không thích tự tìm kiếm thức ăn, thông thường chúng đẩy lùi các kẻ săn mồi nhỏ hơn
hay ít quân số hơn từ con mồi và giành lấy thức ăn. Sư tử cũng hay bị đuổi khỏi con mồi bởi những kẻ cạnh tranh như các đàn linh cẩu
đốm và chó hoang châu Phi khi chúng áp đảo về số lượng. Giống như các thú họ mèo khác, chúng nhìn trong đêm rất tốt làm cho
chúng rất linh hoạt trong đêm. Chúng có thể ngủ tới 20 giờ mỗi ngày.
Sư tử cái, mặc dù kích thước nhỏ hơn, nhưng chúng thực hiện phần lớn việc săn và giết mồi. Sư tử cái không có bờm. Theo quy luật,
tất cả các con cái trong đàn là có quan hệ họ hàng (bà, bác gái, cô, mẹ, chị em gái). Sư tử đực tồn tại chủ yếu là để bảo vệ bầy đàn;

chúng là những kẻ chiến đấu tuyệt vời (bờm của sư tử là sự tiến hóa để phù hợp với những cuộc giao tranh; bờm cản lại những cú cắn
và cào có thể rất nguy hiểm cho tính mạng), nhưng do bộ bờm, kích thước lớn và khó khăn trong ẩn nấp, chúng không hiệu quả trong
việc săn mồi. Sư tử đực nhận phần thức ăn của chúng từ mọi con mồi mà bầy đàn săn được. Đó thường là các cuộc giao tranh với các
con sư tử đực lang thang không có bầy, những con này tìm cách chiếm những bầy sư tử mà chúng có thể bằng cách giết những con sư
tử đực trong bầy và lũ con của chúng, nếu thành công chúng sẽ chiếm được vị thế và có thể sinh sản Các con sư tử cái 'sở hữu' những
khu vực đất săn mồi của chúng.
Dù có kích thước lớn nhưng sư tử chạy rất nhanh, nhất là sư tử cái. Sư tử có thể đạt đến tốc độ chạy lên đến hơn 80 km/h [11] mặc dù
chúng chỉ có thể duy trì tốc độ này trong một thời gian ngắn. Sư tử cũng biết bơi và trèo cây nhưng tỏ ra khá vụng về với hai việc này.
Sư tử thường trèo lên cây để đánh cắp mồi của báo hay bơi qua sông để theo sau các bầy thú vượt sông hoặc đi tìm lãnh thổ cho mình
(thường là với những con sư tử không có lãnh thổ). Khác với hổ, khi bị sư tử tấn công, ta không thể thoát bằng cách trèo lên cây
nhưng nếu nhảy xuống sông sư tử sẽ không đuổi theo vì chúng không tự tin khi xuống nước.Sư tử cái sinh từ 1-5 con non, sau chu
kỳ mang thai kéo dài 3 tháng. Con non có thể bú kéo dài tới 18 tháng nhưng thông thường bị cai sữa sau 8 tuần. Tỷ lệ tử vong của
chúng khá cao do chết đói, tấn công của các thú ăn thịt khác và đặc biệt là bởi sư tử đực khi nó chiếm lĩnh bầy đàn.

Tập tính và sinh sản của Sư Tử

Giao phối chéo với Hổ: Sư tử có thể cho giao phối chéo với họ hàng gần của nó là hổ (thông thường chủ yếu là hổ Siberi), khi bị
giam cầm để tạo ra con la irất thú vị. Trong tiếng Anh là liger và tiglon.


Liger (sư hổ): sinh ra khi sư tử đực giao phối với hổ cái. Nếu bạn cho rằng hổ Siberia là
loài mèo lớn nhất thế giới hiện nay thì bạn đã lầm. Ngôi vị ấy thuộc về đứa con lai giữa
sư tử bố và mẹ hổ. Tiếng Anh lion là sư tử, tiger là hổ, nên loài "mèo" lớn nhất hiện nay
là liger. Tính cách của nó thất thường, vì trong một chủ thể xuất hiện sự xung đột tính
cách khác nhau giữa một loài có cuộc sống xã hội (sư tử) và một loài sống đơn độc (hổ).
Vì sư tử đực truyền cho con gen tăng trưởng, nhưng gen ngăn chặn tăng trưởng tương
ứng từ hổ cái lại không có, nên liger to lớn hơn bố mẹ của chúng. Người ta nói rằng liger
không ngừng lớn và sẽ lớn đều đều suốt trong cuộc đời của chúng, cho đến khi cơ thể
của chúng không thể chịu đựng được kích thước to lớn của chúng lâu thêm nữa, đạt tới
500 kg. Liger chia sẻ một số đặc điểm của cả bố và mẹ (đốm và vằn) tuy nhiên chúng

thích bơi lội, một hoạt động thuần túy của hổ, và chúng luôn luôn có lông màu cát giống
như sư tử. Con liger đực là vô sinh, nhưng con liger cái có khả năng sinh sản.

Tiglon (hổ sư): là giao phối chéo của

sư tử cái và hổ đực. Vì hổ đực không
truyền gen tăng trưởng mà sư tử cái lại
truyền gen kìm hãm tăng trưởng, nên
tiglon thông thường là rất nhỏ, và có thể
được miêu tả tốt nhất giống như là
"giống như con mèo nhà" về biểu hiện
bề ngoài và kích thước, mặc dù chúng có
tai tròn. Giống như liger đực, tiglon đực
là vô sinh, và chúng cả hai đều có đốm
và vằn, với mắt màu vàng.


Liger và tiglon cái có khả năng sinh sản và có thể thụ thai nếu được thụ tinh với hoặc là sư tử thuần chủng hoặc là hổ thuần chủng




Hồng hạc là tên chỉ các loài chim lội nước
thuộc họ Phoenicopteridae,
bộ Phoenicopteriformes. Chúng sống ở cả Tây bán
cầu và Đông bán cầu, nhưng sống ở Tây bán cầu
nhiều hơn. Có 4 loài sống ở châu Mỹ và 2 loài sống
ở Cựu Thế giới. Phân loại Sibley-Ahlquist trong thập
niên 1990 đã xếp hồng hạc vào bộ Hạc (Ciconiiformes)
thay vì bộ Hồng hạc (Phoenicopteriformes). Chim

có đặc
điểm đặc
biệt là
thích đứng
một
(câyhồng
Tro - hạc
Cọ Bầu):
Livistona
laribus
Merr.ex
Champ.
chân đã làm nhiều nhà khoa học khó hiểu. Sau khi
Cây thuộc Họ Cau(Arecaceae Schultz-Sch)
nghiên cứu một số nhà khoa học đoán hồng hạc đứng
a) Đặc điểm nhận biếtmột
cây cọ
gaiđể giữ sức Chim hồng hạc thường tụ tập
chân
- Cọ gai là cây thân cộtthành
cao 10những
-12m,đàn
đường
-30cm.
lớn kính
để đi25kiếm
ăn, sống ở những
nước
có màu
lông

thuộc
vào
- Lá đơn dài 2,5 -3,5m,vùng
phiến
lá xẻnông,
thùy sâu
kiểu sắc
chân
vịt phụ
thành
90 -100
thức
hằngrõ.
ngày.
thùy, thùy lá cọ gai hình
dảiăn
không
mới
sinh
ra,nâu
chimvàng,
hồngmép
hạccuống
có bộ lông
màu
- Cuống lá cọ gai dài 2 Khi
-3 m,
phủ
lông
lá phía

gần gốc
trắng.
Màu
sắc
lông
chim
hồng
hạc
sau
này
được
hình
có nhiều gai thô, màu nâu, gốc phình to.
thành nhờ vào nguồn thức ăn nơi chúng sinh sống, có
- Bông mo cọ gai dài 1.5
5 -8
nhánh
kép,
cáchay
nhánh
thể-2m,
biếnchia
đổi thành
từ hồng
nhạt,
hồng
cam
đỏ dài 30
-40cm, phủ lông tơ màu
nâuCác

vàng.
thẫm.
sắc tố có trong loài tôm biển ở Yucatan,
- Hoa cọ gai không cuống thường mọc tập trung 4 -6 hoa trong một cụm. Đài và tràng
màu
xanh
dạnghạc
vẩy.này sinh sống, khiến
nơi những convàng
chimởhồng
cho bộquả
lông
của chúng có màu sắc như những rạn san
- Cọ gai có quả hạch hình trứng trái xoan, đường kính 3cm, khi chín màu tím đen, cuống
ngắn.
hô. Chim hồng hạc thức giấc trước khi bình minh, đi
b) Đặc tính sinh học và sinh thái học cây cọ gai
thành từng bầy lớn để đi kiếm ăn. Các đàn chim hồng
- Cây cọ gai sinh trưởng tương đối chậm, mỗi năm ra 12 lá.
hạc có thể di chuyển hàng trăm km để kiếm thức ăn.
- Mùa hoa tháng 5 -6, quả chín tháng 1 -2.
Vào buổi tối, chim hồng hạc rời nơi kiếm ăn và bay về
Đàn
- Cây cọ gai ưa đất ẩm sâu, nhiều mùn, hơi chua. Cây có thể sống tốt trên sườn đồitổ.
dốc
và chim
khô. hồng hạc sẽ có buổi tối nghỉ ngơi ở
những vùng nước nông.
c) Phân bố địa lý và giá trị sử dụng cây cọ gai: Cây cọ gai mọc tự nhiên trong rừng hay được gây trồng ở nhiều nơi như Hà Tĩnh, Thanh
Hoá, Nghệ An. Thân cọ gai thường được dùng làm nhà, ống dẫn nước, lá dùng lợp nhà hoặc đan lát. Cây cọ gai có dáng đẹp thường

được trồng làm cảnh tại các khu rừng sinh thái nghỉ ngơi.

Cây cọ gai

L
i
n
h

d
ư
ơ
n
g

l
à

m

t

n
h
ó
m

đ

n

g


Tre là một nhóm thực vật thân xanh nên thân gỗ,
thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông
Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và
được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Tre cũng là một
loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất
vào lúc cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa
trong khoảng 5 - 60 năm một lần. Hoa tre có mùi hương
hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất.[1]
Thân ngầm của tre có 3 dạng: dạng đơn trục (thân ngầm dạng
roi), dạng hợp trục (thân ngầm dạng củ) và dạng trục phức
(thân ngầm vừa dạng cũ, vừa dạng roi).
Do cấu trúc của thân ngầm nên cách mọc của tre có 4 dạng:
dạng thân ngầm hợp trục, thân tre mọc cụm; dạng thân ngầm
đơn trục, thân tre mọc tản; dạng thân ngầm trục phức trân vừa
mọc cụm, vừa mọc tản và dạng trục hợp, nhưng thân tre lại
mọc tản do cổ thân ngầm kéo dài ra.
- Dạng thân ngầm hợp trục, thân tre mọc cụm: thể hiện ở các
loài tre gai, hóp, tầm vông, nứa, tre vàng sọc, luồng diễn,
mạnh tông, tre mai…
- Dạng thân ngầm đơn trục, thân tre mọc tản: thể hiện ở các
loài trúc, vầu đắng, vầu ngọt, tre róc (tre giàng), lành hanh…
- Dạng thân ngầm trục phức, thân tre vừa mọc cụm, vừa mọc
tản: thể hiện ở các loài sặt, sặt gai, le cỏ…
- Dạng trục hợp, nhưng thân tre lại mọc tản do cổ thân ngầm
kéo dài ra: thể hiện rỏ rệt nhất ở chi Nứa mọc tản (Mạy đấy)
Thân ngầm của các loài trúc, vầu có dạng đơn trục nằm ngang
và bò dài trong đất gọi là roi tre. Roi tre có các đốt, trên mắt

đốt có rễ gòi là rễ roi, bên đốt có chồi. Các chồi phát triển
thành cây khí sinh.


T
r
i
n
h

n


h
a
y

c
ò
n

g

i

x

u

h


,


Chuối là tên gọi các loài cây thuộc chi Musa; trái của nó là trái cây được ăn rộng rãi
nhất. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó được
trồng khắp vùng nhiệt đới.
Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia.[2] Ở nhiều vùng trên thế giới và trong thương
mại, "chuối" là từ thường được dùng để chỉ các loại quả chuối mềm và ngọt. Những
giống cây trồng có quả chắc hơn được gọi chuối lá. Cũng có thể cắt chuối mỏng, sau đó
đem chiên hay nướng để ăn giống như khoai tây. Chuối khô cũng được nghiền thành bột
chuối.
Quả của những cây chuối dại (ở Việt Nam còn gọi là chuối rừng) có nhiều hột lớn và
cứng. Nhưng hầu hết loại chuối được buôn bán để ăn thiếu hột (xem Trái cây không có
hột) vì đã được thuần hóa lâu đời nên có bộ nhiễm sắc thể tam bội. Có hai loại chuối cơ
bản: các dạng chuối tráng miệng có màu vàng và được ăn khi chín, còn các loại chuối
nấu được nấu khi còn màu xanh. Hầu hết chuối được xuất khẩu thuộc về loại đầu tiên;
tuy nhiên, chỉ khoảng 10–15% tổng sản lượng chuối được xuất khẩu. Hoa Kỳ và các nước
trong Liên minh châu Âu nhập khẩu chuối nhiều nhất. Cây chuối thuộc về họ Chuối. Nó
được trồng chủ yếu để lấy trái cây của nó, và ở mức độ ít hơn là thân và để trang trí. Vì
cây thường mọc lên cao, thẳng, và hơi vững, nó thường bị lầm lẫn với thân cây thật,
trong khi "thân" chính của nó là một "thân giả" (tiếng Anh: pseudostem). Thân giả của
một số loài có thể cao tới 2–8 m, với lá kéo dài 3,5 m. Mỗi thân giả có thể ra 1 buồng
chuối màu vàng, xanh, hay ngay cả màu đỏ, trước khi chết và bị thay bằng thân giả mới.
Quả của những cây chuối dại (ở Việt Nam còn gọi là chuối rừng) có nhiều hột lớn và
cứng. Nhưng hầu hết loại chuối được buôn bán để ăn thiếu hột (xem Trái cây không có hột) vì đã được thuần hóa lâu đời nên có bộ
nhiễm sắc thể đa bội (thường là tam bội). Cây thường mọc thành bụi và được trồng bằng cách tách rời cây non đem trồng thành bụi
mới.
Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả, và mỗi buồng có 3–20 nải. Các nải nhìn chung gọi là một buồng, nặng
30–50 kg. Một quả trung bình nặng 125 g, trong số đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất khô. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh

thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Những người phương Tây thường ăn thịt chuối còn
tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông nấu rồi ăn cả vỏ và thịt. Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó libe) nằm giữa vỏ và thịt.
Chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin C và kali. Cây chuối có thân giả lên tới 6–7,6 m, mọc lên từ một thân ngầm. Lá chuối ra theo hình
xoắn và có thể kéo dài 2,7 m và rộng 60 cm.Cây chuối là loài thân thảo lớn nhất. Hoa chuối thường lưỡng tính, đầu hoa thường ra một
hoa đực riêng, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối


Dã Yến Thảo (hay Dạ yến thảo)
Tên tiếng anh : Petunia
Tên khoa học: Petunia hybryda
Họ: Solanaceae (cà)
Dạ Yến Thảo một giống cây thân thảo có xuất xứ từ những vùng Nam Mỹ, lạ thay với khí hậu nhiệt đới phức tạp của Việt Nam chúng
vẫn chẳng ngại ngần sinh trưởng cho hoa sắc lạ lẫm đến ấn tượng đầy sức thuyết phục Người Việt.
+ Dạ yến thảo là loài cây thân thảo có hai dạng: Cây bụi đứng và cây bụi rủ:
+ Có ba giống : Hoa Kép,hoa đơn và Biển sóng.
+ Hoa nở bốn mùa,với các cỡ: Hoa nhỏ: sấp sỉ 5cm, nhỡ: 8cm, lớn: 12cm.
+ Tráng nắng hay thiếu sáng mộtchút hoặc rét cây vẫn cho hoa đẹp.
-Là cây thân thảo, nhạy cảm đặc biệt trước các thay đổi của thời tiết và nhiệt độcao mùa hè.


Thành viên nhóm (12A9)



×