Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học nội
dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 –
Trung học phổ thông
Nguyễn Thị Vân Anh
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và PP giảng dạy; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS. TS. Mai Văn Hưng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích hợp. Điều tra thực
trạng của việc giáo dục giới tính thông qua dạy học Sinh học ở một số trường trung học
phổ thông. Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu về giới tính, sinh sản, sức khoẻ sinh sản,
làm cơ sở để xây dựng bảng trọng số về các nội dung cần tích hợp. Tìm hiểu các nội dung
kiến thức về giáo dục giới tính, lựa chọn nội dung cần thiết, phù hợp để tích hợp. Đề xuất
phương án tích hợp các nội dung đã lựa chọn vào một số bài cụ thể nội dung Sinh học cơ
thể động vật – Sinh học 11 – Trung học phổ thông. Thực nghiệm sư phạm để kiểm định
tính khả thi cũng như hiệu quả của việc giáo dục giới tính bằng tích hợp trong dạy học
nội dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 – Trung học phổ thông.
Keywords: Sinh học; Giáo dục giới tính; Cơ thể động vật; Lớp 11
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo giáo sư I. X. Kon: “Chuẩn bị cho nam nữ thanh niên bước vào cuộc sống gia đình
đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống giáo dục đạo đức và giáo dục giới tính” [17]. Tuy nhiên, giáo
dục giới tính không có nghĩa là cấm đoán thanh niên bước vào chuyện yêu đương, chuyện tình
dục mà là làm thế nào để dạy cho các em biết được một cách đúng đắn nhất về vấn đề quan trọng
ấy.
Căn cứ vào đặc điểm ưu thế của bộ môn Sinh học. Chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tích hợp
giáo dục giới tính trong dạy học nội dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 – Trung học
phổ thông”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử giáo dục giới tính trên thế giới
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, V. I. Lênin đã nói: “Cùng với việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình cũng được coi là cấp bách”.
Từ năm 1968, hầu hết các địa phương của Liên Xô bắt đầu chú ý tổ chức việc hướng dẫn
và tổ chức giáo dục điều trị, hướng dẫn các vấn đề giới tính, nhất là đời sống tình dục và quan hệ
hôn nhân.
Nhiều nước như: Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan v.v… đều đã tiến hành giáo dục giới tính
cho học sinh phổ thông bằng những chương trình bắt buộc.
Ngay các nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines
v.v… cũng đã thực hiện nội dung giáo dục này.
2.2. Giáo dục giới tính ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, cùng với giáo dục dân số, giáo dục giới tính đã được
quan tâm rộng rãi.
Trong Chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng
kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối
hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng chương trình chính khoá và ngoại khoá nhằm bồi
dưỡng cho học sinh những kiến thức về khoa học giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con
cái”. Bộ giáo dục đã đưa ra Chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính trong toàn bộ hệ
thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước.
Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đời sống gia đình
và giới tính cho học sinh có kí hiệu VIE/88/P09 đã được Hội đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực hiện với sự tài trợ của
UNFPA và UNESCO khu vực.
Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu về giáo dục giới tính qua môn học vẫn còn hạn chế. Vì
vậy, khi tiến hành các hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh giáo viên gặp không ít khó khăn.
3. Mục đích nghiên cứu
Xác định nội dung, lượng kiến thức, phương pháp và hình thức tích hợp các nội dung giáo
dục giới tính trong dạy học nội dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 – Trung học phổ
thông với mục đích:
Giúp trang bị cho học sinh hệ thống các kiến thức về giới tính một cách đầy đủ, chính xác.
Hình thành thái độ, cách hành xử đúng đắn trước các vấn đề về giới tính, quan hệ giới
tính, có nếp sống văn hoá giới tính.
4. Đối tƣợng và khách thể
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng phương pháp tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học nội
dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 – Trung học phổ thông.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên dạy Sinh học và học sinh hai lớp 11D1, 11D2 trường
THPT Thăng Long – Hà Nội.
5. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích hợp.
Điều tra thực trạng của việc giáo dục giới tính thông qua dạy học Sinh học ở một số trường
trung học phổ thông.
Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu về giới tính, sinh sản.
Tìm hiểu các nội dung kiến thức về giáo dục giới tính, lựa chọn nội dung cần thiết, phù
hợp để tích hợp.
Đề xuất phương án tích hợp.
Thực nghiệm sư phạm .
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng phương pháp tích hợp các nội dung giáo dục giới
tính vào trong các nội dung sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 – Trung học phổ thông.
Đề tài nghiên cứu trên các đối tượng khảo sát là học sinh hai lớp 11D1 và 11D2 tại trường
THPT Thăng Long – Hà Nội.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Lựa chọn, xác định nội dung, phương pháp và hình thức tích hợp các nội dung giáo dục
giới tính vào nội dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 – Trung học phổ thông một cách
thích hợp để nâng cao hiểu biết của học sinh về giới tính, sức khoẻ sinh sản, tình dục và tình dục
an toàn v.v… từ đó có những thái độ, hành vi đúng đắn.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nghiên cứu lý thuyết
8.2. Nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra
* Phương pháp quan sát
* Phương pháp thực nghiệm
* Phương pháp thống kê toán học
9. Những đóng góp của luận văn
Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của việc tích hợp giáo dục giới tính trong dạy
học Sinh học ở trường phổ thông.
Khái quát được những đặc điểm chung về thực trạng giáo dục giới tính tại một vài trường
phổ thông trên địa bàn Hà Nội.
Tích hợp, cụ thể hóa nội dung giáo dục giới tính vào từng bài dạy môn Sinh học lớp 11
trung học phổ thông.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Tích hợp nội dung giáo dục giới tính trong dạy học nội dung Sinh học cơ thể
động vật – Sinh học 11
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số vấn đề về sư phạm tích hợp
1.1.1.1. Khái niệm sư phạm tích hợp
Theo Xavier Roegiers: "Khoa sư phạm tích hợp dựa trên tư tưởng năng lực, tức là biết sử
dụng các kĩ năng trong một tình huống có vấn đề". Điều đó có nghĩa là:
Theo Phạm Văn Lập: "Tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kỹ năng học được ở môn học
này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn
học khác, trong các phần khác của cùng một môn học".
1.1.1.2. Mục đích của sư phạm tích hợp
Tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.
Dạy học theo quan điểm tích hợp giúp học sinh vận dụng kiến thức.
Ngoài ra, tích hợp trong dạy học là giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm
đã học.
1.1.1.3. Các phương thức tích hợp trong dạy học
Theo Xanvier Roegiers có 4 phương thức tích hợp.
Thứ nhất, những ứng dụng chung cho nhiều môn học.
Thứ hai, những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở những thời điểm cụ
thể đều đặn trong năm học.
Thứ ba, phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích hợp.
Thứ tư, phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng các tình huống tích
hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn, tạo thành môn học tích hợp.
1.1.1.4. Vai trò của tích hợp trong dạy học
Dạy học từng môn riêng rẽ giúp học sinh hình thành kiến thức khoa học một cách hệ
thống.
Dạy học tích hợp giúp học sinh sử dụng tối đa các kiến thức đã học.
Dạy học tích hợp giúp học sinh học tập thông minh vận dụng sáng tạo.
Dạy học tích hợp còn đảm bảo cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến
thức và năng lực của mình để giải quyết một số tình huống.
1.1.2. Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học Sinh học
1.1.2.1. Khái niệm về giáo dục giới tính
Có những ý kiến cho rằng chỉ nên tiến hành giáo dục giới tính khi các em vào thời kì chín
muồi giới tính. Nhưng A. V. Petrovxki đã khẳng định: "Quan niệm đó không đúng bởi vì một
loạt vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính phải được giải quyết ngay từ thời kì thơ ấu".
Theo giáo sư Phạm Hoàng Gia, giáo dục giới tính phải được xem xét như là một bộ phận
hợp thành của nền giáo dục xã hội. Có thể nói rằng, giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục
đạo đức, tư tưởng.
1.1.2.2. Vị trí của giáo dục giới tính trong dạy học Sinh học
Theo điều tra của PGS. TS. Bùi Ngọc Oanh thì đa số ý kiến của giáo viên cho rằng nội
dung giáo dục giới tính nên dạy lồng ghép vào môn học có liên quan như Sinh học (69.82% -
74.48%).
1.1.2.3. Mục tiêu của giáo dục giới tính
Hình thành và trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học, thái độ và quan niệm đúng
đắn.
Giúp cho các em có bản lĩnh vững vàng bước vào đời sống xã hội.
Giúp cho các em biết trân trọng và bảo vệ những giá trị cao cả và thiêng liêng của tình bạn,
tình yêu.
Chuẩn bị về tinh thần và khả năng thực tiễn cho thế hệ trẻ.
1.1.2.4. Các nguyên tắc tích hợp giáo dục giới tính
Nguyên tắc thứ nhất, tích hợp không làm thay đổi đặc trưng của môn học.
Nguyên tắc thứ hai, kiến thức tích hợp khi đưa vào bài phải được sắp xếp một cách hệ
thống, với một lượng hợp lý.
Nguyên tắc thứ ba, phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh.
1.1.2.5. Các phương pháp giáo dục giới tính
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về tình hình giáo dục giới tính
1.2.1.1. Tình hình giáo dục giới tính trên thế giới
Tại Hoa Kỳ - Quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới, hầu hết học sinh đều nhận được
một hình thức giáo dục giới tính ít nhất một lần trong khoảng từ lớp 7 đến lớp 12
Giáo dục giới tính tại Đức lại được xem là một phần của chương trình học từ năm 1970.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu các khoa học về giới tính, giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện nay
Lực lượng các nhà nghiên cứu, các giáo viên làm công tác giáo dục giới tính, giảng dạy
kiến thức giới tính cho học sinh còn rất thiếu.
Việc đào tạo cán bộ chuyên khoa về ngành này chưa được thực hiện một cách tập trung,
hoàn chỉnh.
1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu khoa học về giới tính
Việc nghiên cứu về giới tính, đặc biệt là tâm lí học giới tính và giáo dục học giới tính ở
nước ta hiện nay đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ.
Việc nghiên cứu về giới tính đang được quan tâm nhưng kết quả chưa thật sự cao.
1.2.2. Tình hình giáo dục giới tính thông qua dạy học Sinh học ở trường phổ thông
1.2.2.1. Mục đích của giáo dục giới tính trong trường phổ thông
Theo SIECUS, Hội đồng Thông tin và Giáo dục Giới tính Hoa Kỳ, 93% người lớn được họ
khảo sát ủng hộ giáo dục giới tính ở trường trung học phổ thông và 84% ủng hộ nó tại các trường
trung học cơ sở.
Hệ thống giáo dục hiện nay, chủ yếu dạy về tri thức mà ít chú ý đến việc xây dựng kỹ năng
sống cho vị thành niên.
1.2.2.2. Nội dung giáo dục giới tính trong trường phổ thông
Việc thực hiện giảng dạy các nội dung trên trong trường phổ thông được tiến hành theo các
hướng: Tích hợp (hoặc kết hợp, lồng ghép) với các môn khoa học có liên quan (Sinh học, Giáo
dục công dân…) hoặc giảng dạy theo những tiết học riêng.
1.2.2.3. Vai trò của môn Sinh học trong giáo dục giới tính
Tri thức giải phẫu, sinh lý người – động vật là cơ sở khoa học để tìm hiểu và giải quyết vấn
đề giáo dục giới tính.
Tri thức giải phẫu, sinh lí người – động vật nói riêng và sinh học cơ thể động vật nói chung
bản thân đã tích hợp các tri thức về giới tính.
1.2.3. Thực trạng về giáo dục giới tính trong nhà trường phổ thông
Vẫn còn những băn khoăn e ngại về lĩnh vực nhạy cảm.
Chưa có sách giáo khoa về giáo dục giới tính, việc tích hợp các kiến thức giới tính trong
các môn liên quan như Sinh học, Giáo dục giới tính.
CHƢƠNG 2
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG SINH
HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT – SINH HỌC 11
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11
Sinh học 11 đi sâu một lĩnh vực tương đối khó nhưng lý thú của Sinh học, đó là Sinh học
cơ thể thực vật và động vật. Trong đó Sinh học cơ thể Động vật gồm bốn nội dung:
Nội dung 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật gồm các bài:
Nội dung 2: Cảm ứng ở động vật gồm các bài:
Nội dung 3: Sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm các bài:
Nội dung 4: Sinh sản ở động vật.
2.2. Xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tích hợp giáo dục giới tính qua
dạy học nội dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11
2.2.1. Mục tiêu của giáo dục giới tính
Nâng cao kiến thức và hiểu biết của học sinh.
Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về tình dục.
Giúp học sinh nhận thức được những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe vị thành niên.
Giúp học sinh hiểu được hậu quả của các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và
HIV/AIDS.
2.2.2. Nội dung giáo dục giới tính
Những biến đổi cơ thể của tuổi dậy thì. Những biến đổi tâm lí ở tuổi dậy thì. Cấu tạo vào
chức năng cơ quan sinh dục nam. Cấu tạo vào chức năng cơ quan sinh dục nữ. Hiện tượng kinh
nguyệt. Sự thụ thai và phát triển thai. Dấu hiệu thai nghén và sự sinh con. Cơ sở khoa học của
các biện pháp tránh thai. Có thai ở tuổi vị thành niên, nạo phá thai và các hậu quả. Các bệnh lây
lan qua đường tình dục.
2.2.3. Phương pháp tích hợp kiến thức giáo dục giới tính trong dạy học nội dung Sinh học cơ
thể động vật – Sinh học 11
Bước 1: Phân tích cấu trúc, logic nội dung bài học.
Bước 2: Lựa chọn, xác định nội dung, liều lượng kiến thức giáo dục giới tính cần tích
hợp.
Bước 3: Tổ chức các hoạt động nhằm phát hiện kiến thức sinh học.
Bước 4: Tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm phát triển ứng dụng.
Bước 5: Tổ chức hoạt động của học sinh nhằm phát triển thái độ, hành vi, kĩ năng sống.
2.2.4. Hình thức tích hợp kiến thức giáo dục giới tính trong dạy học nội dung Sinh học cơ thể
động vật – Sinh học 11
Khi tiến hành giáo dục giới tính có thể lựa chọn một trong nhưng hình thức: Bài lên lớp,
bài tập ở nhà, bài cemina hoạt động ngoại khóa.
2.3. Tích hợp các nội dung giáo dục giới tính vào một số bài cụ thể của nội dung Sinh học
phổ thông
2.3.1. Tích hợp các nội dung giáo dục giới tính vào một số bài cụ thể của nội dung Sinh học
cơ thể động vật – Sinh học 11
2.3.2. Một số ví dụ bài soạn có nội dung tích hợp giáo dục giới tính
(Phần phụ lục)
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích, nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính đúng đắn và khả thi của giả thuyết đề tài:
Phương pháp và các hình thức tích hợp các nội dung giáo dục giới tính vào nội dung Sinh học cơ
thể Động vật – Sinh học 11 trung học phổ thông.
3.1.2. Nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành theo đúng phân phối chương trình dạy học do Bộ
Giáo dục – Đào tạo ban hành. Chúng tôi tập trung đánh giá kết quả thực nghiệm cho đối tượng
học sinh lớp 11 (THPT).
Bảng 3.1. Nội dung kiểm tra – đánh giá trong thực nghiệm sƣ phạm
STT
TÊN BÀI
1
Bài 37 (SGK Sinh học 11)
Sinh trưởng và phát triển ở Động vật
2
Bài 38 (SGK Sinh học 11)
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở Động vật
3
Bài 45 (SGK Sinh học 11)
Sinh sản hữu tính ở Động vật
4
Bài 46 (SGK Sinh học 11)
Cơ chế điều hòa sinh sản
5
Bài 47 (SGK Sinh học 11)
Điều khiển sinh sản ở Động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm
3.1.3.1. Chọn trường, lớp và giáo viên tiến hành thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Thăng Long – Hà Nội.
3.1.3.2. Bố trí thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành đối chứng song song gồm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
3.1.3.3. Kiểm tra đánh giá
Trong các giờ thực nghiệm, chúng tôi tổ chức dự giờ quan sát các dấu hiệu định tính của
giờ học và tiến hành đánh giá định lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm tự luận gồm hai đề trong
thực nghiệm và hai đề sau thực nghiệm ở mỗi lớp để đánh giá kiến thức của học sinh.
3.2. Xử lý số liệu
3.2.1. Phương tiện đánh giá
Lập phiếu ghi chép nhận xét khi dự giờ dạy của giáo viên, ghi chép tiến trình giờ học và
quan sát biểu hiện thái độ của học sinh trong giờ học.
3.2.2. Phân tích kết quả định tính
Phân tích, đánh giá những dấu hiệu tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học
ở lớp thực nghiệm và đối chứng .
Phân tích chất lượng các bài kiểm tra.
3.2.3. Phân tích kết quả định lượng
Sau mỗi bài thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra, chấm điểm và xử lí số liệu theo
phương pháp thống kê toán học:
- Lập bảng phân phối, bảng tần xuất, tần xuất hội tụ.
- Xử lí số liệu thu được dưới dạng các bảng thống kê và biểu đồ.
- Tính các đại lượng thống kê: Trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến
thiên.
3.3. Kết quả thực nghiệm
3.3.1. Phân tích định tính
3.3.1.1. Phân tích các hoạt động và thái độ của học sinh trong quá trình dạy học
Trên cơ sở dự giờ các tiết học, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh ở lớp thực nghiệm có thái
độ học tập tích cực hơn so với học sinh ở lớp đối chứng.
3.3.1.2. Phân tích chất lượng bài kiểm tra của học sinh
Về mức độ hiểu và nắm bắt kiến thức ngay sau bài học.
Về độ bền kiến thức sau thực nghiệm.
3.3.2. Phân tích định lượng
3.3.2.1. Kết quả thực nghiệm
* Kết quả tổng kết điểm bài kiểm tra số 1
Bảng 3.2. Thống kê điểm bài kiểm tra số 1
Phương
án
Điểm
(x
i
)
N
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
49
0
0
0
0
3
6
9
17
9
5
ĐC
50
0
0
2
6
13
10
9
6
3
1
Bảng 3.3. Bảng tần suất (f
i
%) số học sinh đạt điểm x
i
Phương
án
Điểm
(x
i
)
N
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
49
0
0
6.10
12.20
18.40
34.70
18.40
10.20
ĐC
50
4.00
12.00
26.00
20.00
18.00
12.00
6.00
2.00
Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến (Số học sinh đạt điểm xi trở lên)
(x
i
)
Lớp
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
100
100
100
93.90
81.60
63.30
28.60
10.20
ĐC
100
96.00
84.00
58.00
38.00
20.00
8.00
2.00
Bảng 3.5. So sánh các tham số đặc trƣng giữa lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm
Lớp
N
x
x
S
2
S
TN
49
7.78
1.77
1.33
ĐC
50
6.06
2.62
1.62
Từ các số liệu bảng 3.3 và 3.4 ta đã xây dựng được biểu đồ biểu diễn tần suất điểm bài
kiểm tra số 1 (Biểu đồ 3.1) và đường tần suất hội tụ tiến của hai lớp thực nghiệm và đối chứng
(Đồ thị 3.1) như sau:
0
5
10
15
20
25
30
35
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
ĐC
0
20
40
60
80
100
120
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
ĐC
x
i
f
i
%
Biểu đồ 3.1. Tần suất điểm bài kiểm tra số 1 của lớp đối chứng
và lớp thực nghiệm.
Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra số 1 (Biểu đồ 3.1) cho thấy đường biểu diễn
điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 8, con đường
biểu diễn điểm bài kiểm tra của các lớp đối chứng phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 5.
* Kết quả bảng thống kê bài kiểm tra số 2
Bảng 3.6. Thống kê điểm bài kiểm tra số 2
Phương
án
Điểm
(x
i
)
N
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
49
0
0
0
1
2
4
10
18
8
6
ĐC
50
0
0
2
5
12
6
8
9
8
0
Bảng 3.7. Tần suất (f
i
%) số học sinh đạt điểm x
i
Phương
án
Điểm
(x
i
)
N
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
49
0
2.04
4.08
8.16
20.41
36.74
16.33
12.24
ĐC
50
4.00
10.00
24.00
12.00
16.00
18.00
16.00
0
Bảng 3.8. Tần suất hội tụ tiến (Số học sinh đạt điểm xi trở lên)
(x
i
)
Lớp
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
100
100
99.98
93.88
85.71
65.53
28.57
12.24
ĐC
100
96.00
86.00
62.00
50.00
34.00
10.00
0
Bảng 3.9. So sánh các tham số đặc trƣng giữa lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm
Lớp
N
x
S
2
S
TN
49
7.84
2.99
1.73
ĐC
50
6.44
3.13
1.77
Đồ thị 3.1. Tần suất hội tụ tiến của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
f
i
%
x
i
Từ các số liệu ở bảng 3.7 và 3.8 ta xây dựng được biểu đồ tần suất điểm kiểm tra số 2 (Đồ
thị 3.2) và đường tần suất hột tụ tiến của hai lớp đối chứng và thực nghiệm.
Đồ thị 3.2. Tần suất hội tụ tiến của hai lớp thực nghiệm và đối chứng.
Biểu đồ 3.2 cho thấy đường thực nghiệm phân bố gần xung quanh giá trị mod = 8, đường
đối chứng phân bố gần mod = 5.
Đồ thị 3.2 đường hội tụ tiến ở lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và cao hơn lớp đối
chứng.
* Kiểm định giả thuyết thống kê theo phương pháp U
0
5
10
15
20
25
30
35
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
ĐC
0
20
40
60
80
100
120
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
ĐC
Biểu đồ 3.2. Tần suất điểm bài kiểm tra số 1 của lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm.
x
i
%%
%
fi%
x
i
%
%
%
fi%
Bảng 3.10. Kiểm định giả thuyết thống kê số trung bình giả thuyết H
0
các bài kiểm tra
thực nghiệm sƣ phạm
Bài kiểm tra
Số liệu thống kê
1
2
n
1
49
49
n
2
50
50
d =
12
x – x
1.72
1.4
S
d
= {(S
2
A/n
1
) + S
2
B/n
2
)}
0.5
0.30
0.35
U = d/ S
d
5.73
4.00
Α (mức ý nghĩa)
0.05
0.05
U(α/2)
1.96
1.96
So sánh
U ≥ U(α/2)
U ≥ U(α/2)
Kết luận
Bác bỏ H
0
Bác bỏ H
0
Điều này chứng tỏ việc tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học có hiệu quả cao
hơn so với việc dạy học thông thường không tích hợp giáo dục giới tính.
3.3.2.2. Kết quả thực nghiệm kiểm tra độ bền kiến thức
Bảng 3.11. Thống kê điểm kiểm tra độ bền kiến thức.
x
i
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Bài kiểm
tra số 1
TN
0
0
0
0
4
8
12
15
6
4
ĐC
0
0
4
8
12
5
10
7
4
0
Bài kiểm
tra số 2
TN
0
0
0
2
3
5
13
15
6
5
ĐC
0
0
1
6
14
8
10
7
4
0
Bảng 3.12. Tần suất (f
i
%) số % học sinh đạt điểm x
i
trong hai bài kiểm tra độ bền kiến thức
f
i
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Bài kiểm
TN
0
0
0
0
8.16
16.33
24.49
30.61
12.24
8.17
f
i
%
tra số 1
ĐC
0
0
6.00
16.00
24.00
10.00
20.00
14.00
8.00
0
Bài kiểm
tra số 2
TN
0
0
0
4.08
6.12
10.20
26.53
30.61
12.24
10.22
ĐC
0
0
2.00
12.00
28.00
16.00
20.00
14.00
8.00
0
Từ bảng 3.11 và bảng 3.12, ta xây dựng được biểu đồ biểu diễn tần suất điểm kiểm tra độ
bền kiến thức của hai bài kiểm tra như sau:
Biểu đồ 3.3. Tần suất điểm kiểm tra độ bền kiến thức bài kiểm tra số 1
0
5
10
15
20
25
30
35
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
ĐC
Biểu đồ 3.3. Tần suất điểm kiểm tra độ bền kiến thức bài kiểm tra số 1.
x
1
f
i
%
f
i
%
x
i
Dựa trên các công thức (1), (2), (3), ta xác định được một số chỉ tiêu thống kê đặc trưng thể
hiện qua bảng 3.13.
Bảng 3.13. So sánh các tham số đặc trƣng bài kiểm tra độ bền kiến thức
Phương án
N
x
2
s
s
Bài kiểm tra
số 1
TN
49
7.88
1.97
1.40
ĐC
50
5.92
3.07
1.75
Bài kiểm tra
số 2
TN
49
7.51
2.17
1.47
ĐC
50
6.14
2.40
1.55
Số liệu trong bảng 3.13 cho thấy giá trị trung bình điểm số kiểm tra sau thực nghiệm của lớp
thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Phương sai kiểm tra lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối
chứng.
0
5
10
15
20
25
30
35
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
ĐC
x
i
Biểu đồ 3.4. Tần suất điểm kiểm tra độ bền kiến thức bài kiểm tra số 2
* Kiểm định giả thuyết thống kê theo phương pháp U
Bảng 3.14. Kiểm định giả thuyết thống kê H
0
các bài kiểm tra độ bền
kiến thức theo phƣơng pháp U
Bài kiểm tra
Số liệu thống kê
1
2
n
1
49
49
n
2
50
50
d =
12
x – x
1.96
1.37
S
d
= {(S
2
A/n
1
) + S
2
B/n
2
)}
0.5
0.32
0.30
U = d/ S
d
6.13
4.57
α (mức ý nghĩa)
0.05
0.05
U(α/2)
1.96
1.96
So sánh
U ≥ U(α/2)
U ≥ U(α/2)
Kết luận
Bác bỏ H
0
Bác bỏ H
0
Ta thấy, giả thuyết H
0
bị bác bỏ. Điều đó có nghĩa là việc sử dụng phương pháp tích hợp
giáo dục giới tính trong dạy học sinh học có kết quả cao hơn so với việc dạy học theo phương
pháp truyền thống.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Phương pháp tích hợp là phương pháp giúp học sinh hiểu được bản chất của kiến thức
đồng thời giúp các em nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. .
1.2. Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục giới tính trong dạy học Sinh học hiện nay đã
được giáo viên sử dụng tuy nhiên không thường xuyên và hiệu quả chưa cao.
1.3. Trên cơ sở phân tích cấu trúc nội dung kiến thức Sinh học cơ thể Động vật – Sinh học
11 – Trung học phổ thông, chúng tôi đã đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng
sử dụng phương pháp tích hợp các nội dung giáo dục giới tính (được minh họa bằng 5 bài giảng).
Những đề xuất của đề tài đưa ra không chỉ tạo hứng thú cho người học mà còn giúp người học
trang bị những thông tin, kiến thức về những vấn đề giới tính, hoàn thiện kỹ năng sống.
1.4. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi thông qua
quá trình thực nghiệm sư phạm. Cụ thể, sau khi xử lý số liệu theo tiêu chuẩn U để kiểm định
x
theo giả thuyết H
0
, chúng tôi thu được kết quả U > U(α/2) ở cả hai trường hợp mà chúng tôi tiến
hành thực nghiệm. Điều này chứng tỏ việc tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học nội dung
Sinh học cơ thể Động vật – Sinh học 11 – Trung học phổ thông cho hiệu quả cao hơn so với
phương pháp giảng dạy truyền thống.
2. Khuyến nghị
2.1. Việc xây dựng nội dung chương trình: Cần xây dựng một chương trình cụ thể, khoa
học theo hướng tích hợp. Cần có những tài liệu cụ thể để hướng dẫn cho giáo viên và học sinh.
2.2. Về công tác giảng dạy trong nhà trường: Song song việc tổ chức các chuyên đề, cần tổ
chức các chuyên đề về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản để nâng cao chất lượng giảng dạy
của giáo viên. Giáo viên phải luôn cập nhật những nội dung mới về các vấn đề giới tính để có
những dẫn chứng xác thực trước mỗi vấn đề nêu ra, nhằm tăng tính thuyết phục trước học sinh,
tạo hứng thú học tập. Đồng thời, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới
phương pháp giảng dạy linh hoạt và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy
và học.
2.3. Về việc học tập của học sinh: Học sinh cần có những tài liệu khoa học chính thống ngoài
sách giáo khoa để giúp học sinh chủ động tìm hiểu những nội dung vấn đề về giới tính, giáo dục
giới tính mà không phải mò mẫm.
References
1. Đinh Quang Báo và CS. Lý luận dạy học Sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục, 1996.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – UNFPA. Phương pháp giảng dạy những chủ đề nhạy cảm và sức
khỏe vị thành niên. Tài liệu huấn luyện giáo viên, 2000.
3. E. Badinter. Nhân dạng nam. NXB Phụ nữ, 1999.
4. Phạm Hữu Dũng. Giáo dục giới tính. Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
5. Đào Xuân Dũng. Giáo dục giới tính vì sự phát triển của trẻ vị thành niên. Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội, 2002.
6. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.
7. Nguyễn Thành Đạt và CS. Sinh học 11. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.
8. Phạm Hoàng Gia, Minh Đức. Vấn đề giáo dục giới tính cho Thanh thiếu niên. Tạp chí
nghiên cứu Giáo dục, 1989.
9. Thiên Giang. Giáo dục sinh lí trẻ em. NXB Thanh niên, 1988.
10. Đặng Xuân Hoài. Tuổi dậy thì. NXB Cà Mau,1990.
11. Trần Bá Hoành và CS. Đại cương phương pháp dạy học Sinh học. Nhà xuất bản giáo dục,
2002.
12. Trần Bá Hoành. Dạy học tích hợp – kỷ yếu 60 năm ngành SPVN, NXB ĐHSP Hà Nội,
2003.
13. Mai Văn Hƣng. Sinh học sinh sản người. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2008.
14. Noella Jarrousse. Tính dục và lão hóa. NXB Văn hóa Thông tin, 2002.
15. IU. I. Kusniruk. Tính dục học phổ thông. NXB Y học,1988
16. D. V. Kolexev. Trò chuyện về giáo dục giới tính. NXB Giáo dục Moscow, 1986.
17. I.X. Kon. Tâm lý thanh niên. NXB Thanh niên, 1987.
18. Phạm Văn Lập (2007), Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học ở trường THPT. ĐHQG
Hà Nội – Khoa Sư phạm.
19. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Đoan. Giáo dục giới tính. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội, 1997.
20. Hoàng Đức Nhuận – Đặng Hữu Lanh. Sinh học 11, NXBGD, Hà Nội – 1991.
21. Bùi Ngọc Oánh. Tâm lí học giới tính và giáo dục giới tính. Nhà xuất bản giáo dục, 2006.
22. Nguyễn Minh Phƣơng, Cao Thị Thặng. Xu thế tích hợp các môn học trong nhà trường phổ
thông. Tạp chí giáo dục số 2, 2002.
23. Trần Khánh Phƣơng. Thiết kế bài giảng Sinh học 11. NXB Hà Nội, 2002.
24. Lê Đình Trung và CS. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Sinh học 11. Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm, 2010.