Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nguyễn ái quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập đảng cộng sản việt nam – vai trò của nguyễn ái quốc trong sự thành lập đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.14 KB, 17 trang )

Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

.

Phần mở đầu
Nước nhà đang khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước, đòi hỏi phải có một lực
lượng lãnh đạo và có một đường lối cách mạng đúng đắn, một lý luận soi đường . Trong
hoàn cảnh ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đó thật sự là một bước ngoặt trọng đại cho
cách mạng Việt nam . Từ nay cách mạng đã có người lãnh đạo và có một đường lối rõ ràng, giải
quyết được sự khủng hoảng lớn đang còn tồn tại. Tuy nhiên, để có được sự kiện thành lập Đảng
3-2-1930, đó là một quá trình đấu tranh và chuẩn bị lâu dài , toàn diện của Nguyễn Ái Quốc
- Hồ Chí Minh và những người cách mạng Việt Nam. Trong đó người có vai trò hàng đầu, có
tác động lớn nhất đến việc thành lập Đảng chính là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Vai trò to lớn đó của
Bác có thể khái quát qua 3 mặt cơ bản sau:
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam:
con đường cách mạng vô sản – mở tiền đề cho việc thành lập Đảng cộng sản. Người đã sớm
nhận thấy những hạn chế, sai lầm của những nhà cách mạng đi trước nên đã chọn cho mình một
hướng đi riêng đó là sang phương Tây, vừa để học hỏi kinh ngiệm, nghiên cứu lý luận, xem xét
tình hình vừa tham gia trực tiếp vào lao động và đấu tranh trong hàng ngũ công nhân và nhân
dân lao động các nước để tìm con đường cứu nước. Sau khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất luận
cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Leenin, Người đã tin theo chủ nghĩa mác-leenin
và trở thành người cộng sản đầu tiên.
Không chỉ dừng lại ở đó, Sau khi tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái
Quốc tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam, không
chỉ về chính trị tư tưởng như truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, thành lập hội liên hiệp các
dân tộc thuộc địa,mở các lớp huấn luyện… mà còn về xây dựng tổ chức: thành lập Hội VN
cách mạng Thanh niên (6/1925), đào tạo cán bộ; về xác định đường lối với tác phẩm Đường
Kách Mệnh - cương lĩnh chính trị phác thảo đường lối cứu nước
Sau 20 năm chuẩn bị, năm 1930, chính Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức


cộng sản ở Việt Nam để thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời xác định đúng
đắn đường lối cách mạng, thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương
trình vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Người khởi thảo. Đó dược xem là cương lĩnh cách
mạng đúng đắn của Đảng có tác dụng chỉ đạo xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, đưa
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Page 1


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

Sau đây chúng ta sẽ đi vào phân tích từng giai đoạn để hiểu rõ hơn về vai trò của Hồ Chí
Minh trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Nội dung
1. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước
a. Bối cảnh thời đại, xã hội Việt Nam vào cuối TK19- đầu TK 20
Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo của chủ
nghĩa thực dân trên đất nước ta. Bên cạnh đó, chế độ phong kiến ngày càng bạc nhược tuân theo
Pháp. Xã hội Việt Nam đã chuyển từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong
kiến, người dân chịu ách áp bức “1 cổ 2 tròng”. Hai mâu thuẫn cơ bản xã hội ngày càng gay gắt.
Đó là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược và giữa nhân dân ta chủ
yếu là nông dân với bọn địa chủ, phong kiến tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp.
Chủ nghĩa yêu nước lúc này lan rộng và được hưởng ứng bởi nhiều tầng lớp xã hội và các phong
trào yêu nước chống Pháp bùng nổ khắp toàn quốc.
Từ ảnh hưởng thời đại, từ truyền thống đất nước và ngay từ truyền thống gia đình, chủ nghĩa yêu
đã tác động và ăn sâu vào con người Nguyễn Ái Quốc . Như bao người yêu nước khác, NAQ
cũng luôn khao khát tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc mình.

Thế nhưng, đứng trước những phong trào yêu nước lúc bấy giờ, Người đã không đi theo những
con đường đó mà đã quyết định đi tìm một con đường cứu nước khác. Vì sao? Đó là bởi Người
nhìn thấy những hạn chế, những sai lầm để rồi dẫn đến những thất bại của các phong trào lúc bấy
giờ.




Phong trào Cần Vương - Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp
phong kiến lãnh đạo, đã thực sự thất bại ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan
Đình Phùng (1896).
 Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến
trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.
Đầu thế kỉ XX nổi lên phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của
Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913.
Page 2


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam











Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do Phan Bội Châu và Phan Chu
Trinh lãnh đạo, chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp cũng rơi vào bế
tắc và thất bại.
Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên,
vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá; chống độc quyền.
Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư sản và
địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần
chúng.
 Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền lợi thì họ
lại đi vào con đường thỏa hiệp.
Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành
thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị, tuy nhiên, càng về sau, cùng sự
thay đổi của điều kiện lịch sử, phong trào trên đây ngày càng bị phân hoá mạnh.
Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt
động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927), tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư
sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan Việt Nam trong quân đội Pháp.
Về chính trị, chưa bao giờ có một đường lối chính trị cụ thể, rõ rang. Về tổ chức cũng
chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất.
 Vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào dân tộc ở Việt Nam chấm dứt
cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

Như vậy phong trào yêu nước theo ở Việt Nam cuối TK 19- đầu TK 20 đã diễn ra liên tục, sôi
nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với nhiều hình thức đấu tranh, thể hiện ý thức dân
tộc, tinh thần chống đế quốc nhưng cuối cùng đều không thành công, bởi những nguyên nhân:
-

Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn:
o Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không thể tập hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến
tranh nhân dân chống Pháp.

o Tư sản tập trung đòi quyền lợi cho mình, thỏa hiệp khi được Pháp nhượng quyền và
cũng chưa có tư tưởng chính trị, tổ chức cụ rõ rang.

- Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau.
- Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực lương bất lợi cho ta…
o Tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn
năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn,
thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách
mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

Page 3


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

-

o Giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức
giương cao ngọn cờ lãnh đạo.
Hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nhận thức.
b. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Nguyễn Ái Quốc đã tự đặt ra hướng đi mới mẻ hơn cho mình, đó là hướng sang phương
Tây, khác với hướng đi truyền thống hướng sang phương Đông của các bậc tiền bối. Và việc bôn
ba nhiều năm ở nước ngoài đã giúp Người nhìn thấu rõ nỗi thống khổ của nhân dân trên toàn thế
giới dưới ách áp bức của chủ nghĩa Đế quốc. Người không chỉ đau với nỗi đau của dân tộc mà
còn xót xa trước nối đau vong nô của các dân tộc khác. Ở Người, đã nảy sinh ý thức về sự cần
thiết phải đoàn kết những người bị áp bức để đấu tranh đòi quyền lợi chung, đó cũng là biểu hiện

đầu tiên của của ý thức về sự đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc. Và cũng chính trong hơn 20 năm
bôn ba nước ngoài, tư tưởng về cách mạng Việt Nam đã cơ bản hình thành.
Từ năm 1911 đến 1918 :
 Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Văn Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ
Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Tháng
7/1911, Người cập cảng Mácxây của Pháp.
 Năm 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ…
 Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực
dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân
Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga Tư tưởng của Người dần dần
biến đổi.
 Tháng 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu
hướng hoạt động của Người.
Từ năm 1919 đến 1923 :
 Ngày 18/6/1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai (Verseille) để chia
nhau thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 điểm
đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
 Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
 Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ
phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia
Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong
hoạt động Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo
cách mạng vô sản Ú Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng
Page 4


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam






hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp
sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ
nghĩa đế quốc.
Năm 1922, ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria)..

Từ năm 1923 đến 1924 :
 Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc
tế cộng sản viết nhiều cho báo Sự Thật (Paravda) và Tạp chí Thư tín quốc tế.
 Năm 1924, Người dự và đọc tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Sau đó,
Người từ Liên Xô về Quảng Châu để trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức
cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Từ năm 1924 đến 1930 :
 Ngày 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục
lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
 Tháng 6/1925 : Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh
đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.
 Ngày 9/7/1925, Người và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên
hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
 Ngày 6/1 đến ngày 3/2/1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản cộng
sản, soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam…
 Với bối cảnh đất nước loạn lạc, gian khổ dưới bàn tay đàn áp của thực dân Pháp và sự thất bại
của nhiều phong trào yêu nước ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Bác đã chọn được con đường
giải phóng dân tộc đúng đắn và là ánh sáng dẫn lối cho nhân dân Việt Nam từng bước tìm đến sự
tự do của mình.


2. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thành lập Đảng
a. Sự chuẩn bị về tư tưởng
Sau khi trở thành người Cộng sản thực thụ, tìm thấy lời giải đáp về con đường giải phóng
cho nhân dân, Hồ Chí Minh bắt đầu chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng. Quá trình này được
đánh dấu bằng việc Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam. Học thuyết
Mác-Lênin đến với nhân dân Việt sau khi đã được sàng lọc qua lăng kính của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc bằng nhiều con đường, dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với từng điều kiện là
hoàn cảnh cụ thể trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước của Người.
Page 5


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

Thời kỳ ở Paris
Đầu tiên, lúc còn ở Paris, phương tiện truyền bá được Người sử dụng chủ yếu là báo chí.
Hai bài đăng trên tạp chí Cộng sản số 14, 15 (1921) là phát súng mở đầu, tranh thủ sự ủng hộ
của Đảng Cộng sản Pháp trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Nội dung
những bài báo này khẳng định châu Á, Đông Dương có đủ điều kiện cho tư tưởng Cộng sản
thâm nhập vào. Người đã triệt để tận dụng một số tờ báo cánh tả ở Pháp như tờ Nhân đạo, tờ
Lavie của công đoàn Pháp - những tờ báo có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng lao động ở
Pháp, và tờ Laparia – tờ báo hướng tới các dân tộc bị áp bức trong đó có Việt Nam, tập trung
vào tầng lớp thanh niên, công nhân, học sinh. Đồng chí Tôn Đức Thắng kể” Anh em công nhân
Nam Bộ đã đón tờ báo ấy một cách tha thiết và chuyền tay nhau đọc đến nỗi mòn cả giấy…”.
Để thuận lợi cho hoạt động truyền bá sâu rộng, trực tiếp vào các thuộc địa của Pháp,
Nguyễn Ái Quốc tập hợp những nhóm người yêu nước của các thuộc địa tại Pháp, thành lập
Hội liên hiệp thuộc địa và ra một tờ báo riêng của hội lấy tên Người cùng khổ - Phương tiện
truyền bá chủ yếu của Người tại Pháp. Là cây viết chủ lực, Người đã lên án ách cai trị dã man,

tàn bạo bóc trần bản chất của cái gọi là “khai hóa” giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp với các
dân tộc thuộc địa.
Ngoài sử dụng báo chí, Người còn diễn thuyết, viết kịch để cho nhân dân Pháp hiểu rõ
bản sắc dân tộc và con người Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ, thông cảm của nhân dân tiến bộ
Pháp và vạch mặt bọn vua quan bán nước bấy giờ, tiêu biểu như vở Con rồng tre, Vĩ nhân…
Như vậy hoạt động truyền bá mà Nguyễn Ái Quốc tiến hành ở Paris đã đặt nền móng cho toàn
bộ quá trình truyền bá sau này của Người.
Thời kỳ ở Mát-xcơ-va
Sau khi rời Paris, Nguyễn Ái Quốc đến Mat-xcơ-va. Đây là thời kỳ hoàn thiện nhận thức
về chủ nghĩa Mác Lênin của Nguyễn Ái Quốc nên việc truyền bá thời kỳ này được thực hiện bài
bản và với quy mô lớn hơn. Những phương thức truyền bá thời kỳ này là các truyền đơn, bài
phát biểu, tham luận, văn kiện, thư từ của Quốc tế cộng sản mà Người đã nhân danh để gửi nhân
dân Việt Nam. Đáng chú ý ở đây là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp( gồm những bài báo
từ 1925-1927) đã được xuất bản nhằm vạch trần bản chất giả dối, xấu xa của chủ nghĩa đế quốc
và kêu gọi nhân dân bản xứ vùng lên. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình truyền bá tư
tưởng của Người. Trong tác phẩm Người đã nêu lên mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và
cách mạng giải phóng dân tộc qua hình ảnh so sánh chủ nghĩa đế quốc với Con đỉa hai vòi. Một
đầu bám vào thuộc địa và đầu kia bám vào chính quốc. Hình ảnh so sánh ấn tượng này đã mang
đến cho nhân dân những hình dung cơ bản về bản chất của chế độ thực dân lúc bấy giờ, từ đấy
tìm ra con đường giải phóng dân tộc.
Phải khẳng định rằng Thời kỳ ở Mát-xcơ-va là một bước phát triển mới để chủ nghĩa
Mác-Lenin được truyền bá vào Việt Nam, tiếp tục giác ngộ tư tưởng chính trị đúng đắn cho
nhân dân.
Page 6


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam


Thời kỳ ở Quảng Châu
Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Tháng 6/1925, Người thành lập hội
Việt Nam Cách mạng thanh niên. Từ 1925-1927, Hội đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho
các cán cán bộ cách mạng Việt Nam. Ngoài việc trực tiếp huấn luyện cán bộ của hội Việt Nam
cách mạng thanh niên, Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại
các trường ở Liên Xô, Trung Quốc nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Thực chất
những học viên này vừa là hạt nhân lãnh đạo Cách mạng vừa là phương tiện truyền bá sống có
vai trò quyết định trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Nếu như hai thời ký
trước hoạt động truyền bá chỉ diễn ra qua sách báo, truyền đơn, diễn thuyết thì bấy giờ thông
qua những học viên này, tư tưởng Cộng sản đã len lỏi đến các tầng lớp nhân dân, tiếp cận trực
tiếp với mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả người không biết chữ, có thể giải thích ngay những
thắc mắc cho đối tượng được tuyên truyền.
Tiếp tục truyền bá tư tưởng Cộng sản vào trong nước, Người và học trò đã cho ra nhiều
tờ báo Tiếng Việt như tờ Công nông, Tiền phong, Nguyệt san lính cách mạng,… nhưng tiêu
biểu nhất là tờ Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ngoài báo
chí còn phải kể đến cuốn Đường Cách Mệnh xuất bản năm 1927 của Người. Cuốn sách đã vạch
ra con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Báo Thanh Niên, cuốn đường cách mạng và
một số tờ báo khác được phổ biến trong nước, được tổ chức in lại nhiều lần nhằm tăng bản phát
hành.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, có hệ thống tổ chức và phát triển từ đơn giản đến
phức tạp, quá trình truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin vào Việt Nam là cả một quá trình liên tục từ
năm 1921 đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đây chính là điều kiện đầu tiên làm tiền đề
vững chắc cho sự ra đời của Đảng vô sản đầu tiên tại Đông Dương – Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đặc biệt: Tác phẩm Đường cách mệnh
Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tc bị áp bức xuất bản tác phẩm Đường
cách mệnh – tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên)
Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và
sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, mở đường cho sự du nhập của chủ nghĩa Mác –

Lênin và sự hình thành chính đảng vô sản ở trong nước.
Từ tác phẩm toát ra một yêu cầu cấp thiết hành động. Ba tư tưởng cơ bản được nêu lên:
-

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng đông đảo nên phải động viên, tổ chức và lãnh đạo quần
chúng nhân dân vùng dậy đánh đổ các giai cấp áp bức, bóc lột
Cách mạng phải có đảng của chủ nghĩa Mác – Lênin lãnh đạo
Page 7


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

Cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của cách
mạng thế giới.
Mục đích của cuốn sách là để nói cho đồng bào ta biết rõ: “Vì sao chúng ta muốn sống thì phải
cách mệnh – Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc riêng của một hai ngừơi.
Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào
ta rõ Ai là bạn ta ? Ai là thù ta ? Cách mệnh thì phải làm thế nào ?
-

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc
một hai người, do đó phải đoàn kết toàn dân.
“Cách mệnh trước hết là phải làm cho dân giác ngộ” : phải giác ngộ và tổ chức quần chúng cách mạng,
phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết đồng tâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp
bức mình, làm cách mạng phải có mưu chước, có như thế mới đảm bảo thành công cho cuộc khởi
nghĩa với sự nổi dậy của toàn dân.


Công nông là người chủ cách mệnh, là gốc cách mệnh:
“Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng
bền, chí cách mệnh càng quyết. Khi trước tư bản bị phong kiến áp bức cho nên nó cách mệnh.
Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người chủ cách mệnh.”

Cách mệnh cần có Đảng của chủ nghĩa Mác – Lênin lãnh đạo
Nguyễn Ái Quốc khẳng định:
“Cách mệnh trước hết phải có cái gì ?
Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc
với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như
người cầm lái có vững thuyền mới chạy Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí
khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”

Page 8


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

Nhấn mạnh vai trò là hạt nhân lãnh đạo của Đảng- nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách
mạng VN và việc lựa chọn mô hình Nhà nước trong tương lai, tác phẩm còn khẳng định: cách mạng giải
phóng giai cấp vô sản phải gắn liền với giải phóng dân tộc và phải đi theo con đường của Cách mạng
Tháng Mười Nga với phương pháp cách mạng mới.

Cách mạng Việt Nam gắn liền với cách mạng thế giới
Đường Cách mệnh cũng xác định rõ mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, khẳng định con đường

cách mạng VN phải trải qua hai giai đoạn là dân tộc cách mệnh (quốc gia) và cách mạng XHCN (quốc tế).
Và cuối cùng, Đường Cách mệnh xác định cách mạng VN nằm trong dòng chảy của cách mạng thế giới.
Chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng VN và cách mạng thế giới, vấn đề đoàn kết dân tộc, giai
cấp và quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc ở VN, Hồ Chí Minh đã mở rộng tầm tư tưởng của
cách mạng giải phóng dân tộc VN bằng quan điểm chủ nghĩa yêu nước chân chính không thể tách rời
chủ nghĩa quốc tế vô sản.
“ Cách mênh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới
đều là đồng chí của nhân dân An Nam cả”
Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị,
chuẩn bị về mặt tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường cách mệnh có giá
trị lí luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam

b. Sự chuẩn bị về tổ chức
Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ( Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí
hội), đào tạo cán bộ


Sự ra đời và thành phần cấu thành của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam, để
chuẩn bị cho việc thành lập hội Nguyễn Ái Quốc đã có một thời gian trực tiếp chuẩn
bị về tư tưởng, chính trị,tổ chức.
- Đầu năm 1925 ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp được những thanh niên
Việt Nam yêu nước thuộc tổ chức Tâm Tâm xã để huấn luyện, đào tạo cấp tốc, sau đó
đưa họ vào hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thành lập vào tháng 6-1925 rồi về
nước tuyên truyền vận động cách mạng.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được Nguyễn Ái Quốc thành lập từ 9 thành viên
của Tâm Tâm xã đã được ông giác ngộ. Nguyễn Ái Quốc là người lãnh đạo Hội. Trong
số các thành viên lớp đầu có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Vương Thúc
Page 9



Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

Oánh, Trương Vân Lĩnh, Lưu Quốc Phong, Lâm Đức Thụ. Trụ sở của Hội đặt tại Quảng
Châu


Vai trò của Hội Việt Nam cánh mạng Thanh niên.
- Tháng 6-1925, từ nhóm cách mạng đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên, nhằm tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam có
xu hướng cộng sản chủ nghĩa, chuẩn bị thành lập Đảng.
o Hội đã phái người về nước để tuyển người sang Trung Quốc dự các lớp huấn
luyện ở Quảng Châu hay để gửi sang Liên Xô học tại Trường Đại học Phương
Đông. Đồng thời, Hội tiến hành lập các chi bộ các cấp ở trong nước. Từ đầu
năm 1925 đến tháng 9 năm 1927, Hội đã tổ chức được 10 khóa đào tạo cho
các học viên được tuyển mộ.
o Hội cũng tuyển người đi học quân sự để sau này thành lập một lực lượng vũ
trang cách mạng ở Việt Nam.

o Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các học viên sau đó được tập hợp lại
thành tập sách Đường Cách mệnh.
o Cùng với tuần báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với
chức năng tuyên truyền và vận động.
 Phần lớn những thanh niên đã được huấn luyện trở về nước hoạt động và số còn lại sang Liên Xô
tiếp tục học tập. Hội đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cứu nước của Nguyễn Ái
Quốc vào công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân. Hội đóng vai trò quan trọng trong việc
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin trong nhân dân và trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu
tranh của nhân dân chống Pháp.

- Năm 1928, Hội đề ra chủ trương "vô sản hoá", đưa hội viên vào các nhà máy, hầm
mỏ, đồn điền. Chủ trương này có tác dụng rèn luyện những người trí thức tiểu tư sản
về lập trường giai cấp công nhân và bước đầu kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Hội có cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị trong cả nước, trở thành lực lượng
chính trị yêu nước lớn mạnh nhất đất nước, hoàn thành ý định của người sáng lập hội
là chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập Đảng Cộng sản.

Tiểu kết
-

Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá đường lối cứu nước vào phong trào cách mạng ( chủ
nghĩa Mác-Lenin) cùng với việc thay đổi hệ tư tưởng của nhân dân Việt nam đang bị
khủng hoảng, Người đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Page 10


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

-

-

Hội ra đời đã liên kết với các giai cấp vô sản các nước và phong trào cách mạng thế
giới cùng liên minh chặt chẽ để tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa và đánh đuổi đế
quốc.
Là tổ chức cách mạng mới theo khuynh hướng vô sản chuẩn bị cả về tư tưởng chinh

trị, tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam => tiền thân của Đảng cộng
sản Việt Nam sau này.

c. Hợp nhất
Sự cần thiết thành lập Đảng
Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản vào nữa sau 1929 ở Việt Nam lúc bấy giờ là
một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam, nhưng vì cả 3 tổ chức đều hoạt động
riêng lẻ, công kích lẫn nhau, tranh giành địa bàn lẫn nhau nên đã gây trở ngại lớn
cho phong trào cách mạng. Vì vậy, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc
này là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách
mạng.
Hội nghị thành lập Đảng
Để thực hiện yêu cầu này, Nguyễn Ái Quốc với tư cách đặc phái viên của Quốc tế
Cộng sản – là người được ủy quyền quyết định những vấn đề liên quan đến phong trào
cách mạng ở Đông Dương, vào đầu năm 1930, đã đến Hong Kong (Trung Quốc) triệu tập
đại biểu các Đảng Cộng sản trong nước họp bàn việc thành lập một Đảng Cộng sản thống
nhất.
Hội nghị lịch sử này đã bí mật họp Cửu Long (Hồng Kông) từ ngày 3 đến 7-21930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự hội nghị có đại biểu tổ chức Đông Dương Cộng sản
Đảng là đồng chí Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, đại biểu của An Nam Cộng sản
Đảng là đồng chí Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu. Còn Đông Dương Cộng sản Đảng
Liên đoàn ở Nam Bộ và Trung Bộ chưa kịp cử đại biểu đến dự nhưng cũng tán đồng
quyết định của Hội nghị. (Sau hội nghị hợp nhất đảng, ngày 24/02/1930 Đông Dương
Cộng sản Liên đoàn xin gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam và đã được Ban chấp
hành Trung Ương lâm thời đồng ý. Như vậy trên thực tế đến ngày 24/02/1930 thì ba tổ
chức cộng sản ở nước ta đã được thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.)
Với đa số đại biểu dự họp Nguyễn Ái Quốc và toàn thể Hội nghị quyết định thành lập
một Đảng thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời thông qua các văn
kiện: Chính cương vắn tắt của Đảng, Điều lệ của các tổ chức đoàn thể cách mạng như:
Công hội, Nông hội, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội phản đế, Hội cứu tế đỏ... do


Page 11


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Để tuyên truyền cách mạng, Hội nghị quyết định xuất bản bí
mật Tờ Tạp Chí đỏ và Báo Tranh đấu làm cơ quan ngôn luận của Đảng.
Sau Hội nghị này, Nguyễn Ái Quốc đã báo cáo lên Quốc tế Cộng sản kết quả
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đến tháng 10-1930, Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam họp ở Hong Kong do Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế Cộng sản chỉ đạo và bầu
đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư và Ban thường vụ TW của Đảng và thông qua cương
lĩnh chính trị của Đảng. Để lãnh đạo thực hiện cương lĩnh chính trị, Đảng đã xác định
chiến lược hoạt động tiến hành cuộc cách mạng tư sản dân quyền để đi tới xã hội cộng
sản. Cương lĩnh đã xác định rõ sự lựa chọn con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam
là cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo và là một cuộc cách mạng không
ngừng. Trong đó luận điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã giải quyết đúng đắn, sáng
tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác –
Lênin.

Ý nghĩa của việc thành lập Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách
mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường cứu
nước, cứu dân, thống nhất đất nước, thoát khỏi ách áp bức của thực dân, phong kiến,
thoát khỏi bần cùng, lạc hậu. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực
lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc có chung tư tưởng và hành động để
tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là điều

kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong
suốt những năm qua.
Gắn mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng để
có độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc thật sự cho nhân dân. Đánh giá ý nghĩa của sự
kiện thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việc thành lập Đảng là một bước
ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai
cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.

Tiểu kết
Page 12


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

Nắm vững luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Cách mệnh muốn thành công
trước hết phải có Đảng cách mệnh, Đảng có vững cách mệnh mới thành công, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã nỗ lực xúc tiến chuẩn bị về mọi mặt để thành lập một Đảng Cộng
sản chân chính. Với tất cả những nỗ lực của mình, bằng những bước đi vững chắc,
Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị mảnh đất để gieo những "hạt giống đỏ" đầu tiên cho cách
mạng Việt Nam, từng bước đưa tư tưởng cách mạng của chủ nghiã Mác - Lênin do Người
tìm đến và mang về bén rễ vào thực tiễn cuộc đấu tranh của dân tộc.

Kết luận
Page 13


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt

Nam

Như vậy, có thể nói rằng công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt
Nam là rất lớn, nhất là giai đoạn trước năm 1930. Nguyễn Ái Quốc là người đã tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản; tích cực truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta nhằm chuẩn bị mọi mặt về tư tưởng chính trị cho việc
thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, đặc biệt chính Người đã chủ trì Hội nghị hợp
nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam để thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam đồng
thời xác định đúng đắn đường lối cách mạng, thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Người khởi thảo. Đó
được xem là cương lĩnh cách mạng đúng đắn của Đảng có tác dụng chỉ đạo xuyên suốt
đường lối cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác.

Nguồn tham khảo
Tailieu.vn
vi.Wikipedia.org
Wattpad.com
Suhoctre.net (Diễn đàn sử học trẻ)
Giaoan.violet.vn

Page 14


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

Bảng phân công công việc


STT
1

Thành viên
Hà Thị Hồng Hạnh

Nhiệm vụ
Lời mở đầu

Đánh giá chung
3.5
 Gửi bài hơi muộn
 Bài viết đầy đủ
 Tinh thần hợp tác tốt, có
trách nhiệm

2

3

4

Nguyễn Hoàng
Hương

Bối cảnh Việt Nam khi Bác ra đi tìm
đường cứu nước

4


Dương Minh Hà
(nhóm trưởng)

Con đường ra đi tìm đường cứu nước
của Bác

4

Võ Thị Thái

Sự chuẩn bị về tư tưởng

4

 Gửi bài đúng hạn
 Bài viết có phân tích các
ý rõ ràng
 Tinh thần hợp tác tốt
 Quan tâm đến công việc
của các bạn
 Gửi bài đúng hạn
 Bài viết có phân tích các
ý rõ ràng
 Tinh thần hợp tác tốt
 Định hướng công việc rõ
ràng
 Gửi bài đúng hạn
 Bài viết có phân tích các
ý rõ ràng
 Tinh thần hợp tác tốt

 Slide có đầu tư

5

6

Nguyễn Thu Huyền

Mỹ Hoa

Tìm thông tin về tác phẩm Đường Kách
Mệnh

4

Sự chuẩn bị về tổ chức, sự ra đời và vai
trò của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh
Niên

4

 Gửi bài đúng hạn
 Bài viết có phân tích các
ý rõ ràng
 Tinh thần hợp tác tốt
 Tích cực sửa đổi theo
yêu cầu
 Gửi bài đúng hạn
 Bài viết có phân tích các
Page 15



Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

ý rõ ràng
 Tinh thần hợp tác tốt
 Có nỗ lực trong việc làm
slide dù chưa thành thạo
7

8

9

Lê Khánh Linh

Đoàn Minh Phượng

Phạm Nhật Linh

Sự hợp nhất 3 Đảng- Hội nghị thành lập
Đảng và Kết luận

4

Phụ trách trả lời câu hỏi thảo luận- Tổng
hợp slides


4

Phụ trách trả lời câu hỏi thảo luận

3

 Gửi bài đúng hạn
 Bài viết có phân tích các
ý rõ ràng
 Tinh thần hợp tác tốt
 Tích cực đóng góp ý
kiến hoàn thiện bài
 Hoàn thành công việc
đúng hạn
 Chỉnh sửa silde chuẩn
 Tinh thần hợp tác tốt
 Khuyến khích các bạn
làm việc
 Gửi bài hơi muộn
 Chuẩn bị trả lời các câu
hỏi chưa thật tốt
 Tinh thần hợp tác chưa
cao

10

Cẩm Thị Tuyền

Phụ trách trả lời câu hỏi thảo luận


2
 Chưa tham gia tích cực
vào nhóm do bị lên sởi
cấp
 Tham gia làm outline tốt

Page 16


Nguyễn Ái Quốc tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc và chuẩn bị điều kiện thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam

Page 17



×