Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tìm hiểu unicast, broadcast, multicast, anycast

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

2012

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Mạng căn bản
Đề tài 4: Tìm hiểu Unicast, Broadcast,
Multicast, Anycast
GVHD: Huỳnh Thái Học

Nhóm 17
Lớp DHTH6A
6/1/2012


Mục lục
Lời mở đầu .............................................................................................................................. 2
Danh sách thành viên .............................................................................................................. 4
Unicast ..................................................................................................................................... 5
Các khái niệm cơ bản........................................................................................................... 5
Các dạng địa chỉ Unicast ...................................................................................................... 5
Broadcast................................................................................................................................. 9
Định nghĩa ............................................................................................................................ 9
Cách thức hoạt động .......................................................................................................... 10
Ứng dụng của Broadcast .................................................................................................... 10
Multicast................................................................................................................................. 11
Một số yêu cầu cần phải thực hiện để có thể đáp ứng được mục đích của multicast: ........ 11
Địa chỉ Multicast ................................................................................................................. 11
Permanent Group ............................................................................................................... 12
SSM (Source Specific Multicast)......................................................................................... 12


Glop ................................................................................................................................... 12
Private Multicast Domain .................................................................................................... 13
Tương quan IP - MAC ........................................................................................................ 13
IGMP .................................................................................................................................. 13
Tối ưu hóa Multicast trên LAN ............................................................................................ 14
Định tuyến Multicast ........................................................................................................... 14
Dense - Mode và Sparse - Mode ........................................................................................ 16
Anycast .................................................................................................................................. 16
Tổng quan IPv4 và IPv6 ..................................................................................................... 16
Cấu trúc IPv6...................................................................................................................... 17
Phân loại địa chỉ IPv6 ......................................................................................................... 17
Khái niệm địa chỉ Anycast................................................................................................... 18
Phân tích hoạt động Anycast .............................................................................................. 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 22

Nhóm 17

1


Lời mở đầu
Thế nào là Unicast, Broadcast, Multicast và Anycast. Có gì khác nhau giữa
chúng, bài thuyết trình của nhóm 17 sẽ giúp các bạn nắm được những nét cơ bản của
bốn loại địa chỉ mạng này.
Với sự ra đời của chuẩn giao thức mạng TCP/IP thì chúng ta có một tầm nhìn
mới cho giao thức mạng, cũng chính từ đó các khái niệm về giao thức và địa chỉ trên trở
nên khó hiểu và dễ nhầm lẫn.
Địa chỉ IPv4 định nghĩa ba loại địa chỉ: Unicast, Broadcast và Multicast.
Địa chỉ IPv6 định nghĩa Unicast, Multicast và Anycast. Broadcast không còn
định nghĩa trong IPv6 mà chức năng của nó được Multicast đảm nhận.

Có được cái nhìn tổng quan về IPv4 và IPv6 ta có thể tiếp tục tìm hiểu sâu hơn
về nó một cách không nhầm lẫn, từ đây ta không còn phải bối rối với những câu hỏi
như “IPv4 và IPv6 hoạt động như thế nào?”, “Chúng khác nhau ở điểm nào?”, “Đó là
địa chỉ hay là cách thức truyền?”. Chủ đề này sẽ làm sang tỏ những điều đó.
Thật tế khi bạn tìm hiểu về Anycast thì không có gì khác ngoài sự nhầm lẫn ban
đầu, vì bạn đã vô tình được tiếp cận kiến thức về Unicast và Multicast trước đó. Cái bạn
sẽ nhầm lẫn và được dẫn dắt vào con đường lạc lối đó chính là khái niệm và cách thức
hoạt động của nó, ví dụ như khi chúng ta gán địa chỉ này cho một Interface thì nó y như
là Unicast khi bạn gửi dữ liệu, nhưng khi ta gán địa chỉ này cho nhiều Interface thì nó
giống như Multicast . Thật rắc rối!!! Nhưng khi bạn đọc đến phần sau thì bạn sẽ thấy
được sự khác biết giữa Anycast và Multicast.
Cuối cùng, một điểm chú ý ở đây là từ đâu đến giờ ta nhận thấy rằng trong IPv6
sao lại không có địa chỉ Broadcast, vì chức năng của địa chỉ này đã bao gồm trong
nhóm địa chỉ Multicast.
Trong địa chỉ IPv6 không còn tồn tại khái niệm địa chỉ Broadcast. Mọi chức
năng của địa chỉ Broadcast trong IPv4 được đảm nhiệm thay thế bởi địa chỉ IPv6
Multicast. Địa chỉ Multicast giống địa chỉ Broadcast ở chỗ điểm đích của gói tin là một
nhóm các máy trong một mạng, song không phải tất cả các máy. Trong khi Broadcast
gửi trực tiếp tới mọi host trong một subnet thì Multicast chỉ gửi trực tiếp cho một nhóm
Nhóm 17

2


xác định các host, các host này lại có thể thuộc các subnet khác nhau. Host có thể lựa
chọn có tham gia vào một nhóm Multicast cụ thể nào đó hay không (thường được thực
hiện với thủ tục quản lý nhóm internet - Internet Group Management Protocol), trong
khi đó với Broadcast, mọi host là thành viên của nhóm Broadcast bất kể nó có muốn
hay không.
Nhóm 17


Nhóm 17

3


Danh sách thành viên
1.
2.
3.
4.

Huỳnh Tấn Ba
Trần Quốc Đại
Nguyễn Quốc Hùng
Phạm Xuân Phú

Nhóm 17

4


Unicast
Các khái niệm cơ bản
 Địa chỉ Unicast được sử dụng để phân biệt các host đơn lẻ trên một mạng.
 Unicast là các nhóm địa chỉ IP thuộc các lớp
A, B, C mà trong quá trình truyền và nhận
dữ liệu chỉ xảy ra giữa hai điểm địa chỉ
nguồn và địa chỉ đích.
 Một địa chỉ Unicast cho phép thiết bị gửi dữ

liệu đến một nơi nhận duy nhất.
 Chỉ cho phát tín hiệu từ một máy đến một
máy.
 Một host sẽ nhận tất cả các dữ liệu truyền từ một host nào đó.

Các dạng địa chỉ Unicast
1. Địa chỉ đặc biệt (Special Address - SA)
0:0:0:0:0:0:0:0:0 viết gọn “::” là dạng địa chỉ không xác định, được sử dụng để
xác nhận rằng hiện tại node không có địa chỉ, không bao giờ địa chỉ này được gắn
cho giao diện hoặc sử dụng làm địa chỉ đích.
0:0:0:0:0:0:0:1 hay “::1” địa chỉ xác định giao diện loopback, tương đương với
địa chỉ 127.0.0.1 của IPv4. Các gói tin có địa chỉ đích ::1 không được gởi trên
đường link hay forward đi bởi router. Phạm vi của địa chỉ này là phạm vi node.
2. Địa chỉ Link Local (Link Local Adress - LLA)
Sử dụng bởi các node khi giao tiếp với các node lân cận (Neighbor Node).
Phạm vi của dạng địa chỉ Unicast này là trên một đường kết nối (phạm vi link).
LLA luôn được cấu hình một cách tự động.
Cấu trúc LLA
LLA bắt đầu bởi 10 bit prefix là FE80::/10, tiếp theo là 54 bit 0, 64 bit còn lại là
phần định danh giao diện (interface ID).
LLA bắt đầu bởi 10 bit prefix là FE80::/10, tiếp theo là 54 bit 0, 64 bit còn lại là
phần định danh giao diện (interface ID).

Nhóm 17

5


3. Địa chỉ Site Local (Site Local Adress - SLA)
Phạm vi sử dụng: trong một mạng, tương đương với dãy IPv4 private

(10.0.0.0/8, 172.16.0.0/12 và 192.168.0.0/16).
Router không forward gói tin có địa chỉ site-local ra khỏi phạm vị mạng.
Có thể dùng trùng lặp bởi nhiều tổ chức.
Cấu trúc SLA
Luôn bắt đầu bằng 10 bit prefix FEC0::/10, tiếp theo là 38 bit 0 và 16 bit subnet,
64 bit cuối cùng là bit định danh giao diện.
Hiện tổ chức IETF đã loại bỏ SLA, trong tương lai sẽ thay thế bằng địa chỉ
Unique Local Unicast đang được soạn thảo.

Unique Local Unicast Address - ULUA





Phạm vi sử dụng của địa chỉ này là toàn cầu
Thay thế cho địa chỉ site-local
Cấu trúc ULUA
Luôn bắt đầu bằng 8 bit prefix FD00::/8, tiếp theo là 40 bit Global ID và 16
bit subnet, 64 bit cuối cùng là bit định danh giao diện.

4. Địa chỉ Unicast định danh toàn cầu (Global Unicast Address - GUA)
Tương đương địa chỉ IPv4 public, có phạm vi toàn cầu.
Tổ chức quốc tế IANA đảm nhiệm việc phân bổ và cấp phát.
Tính duy nhất của địa chỉ này là phạm vi toàn mạng Internet IPv6.
Cấu trúc GUA
IPv6 toàn cầu đang sử dụng địa chỉ thuộc vùng 2000::/3. Không gian địa chỉ đó

Nhóm 17


6


được phân cấp nhỏ hơn cho từng mục đích sử dụng cụ thể.
Nếu một địa chỉ IPv6, được bắt đầu bởi 2000::/3, chúng ta biết đó là vùng địa chỉ
định tuyến toàn cầu.
Hiện tại IANA cấp phát vùng 2001::/16 cho hoạt động internet IPv6 toàn cầu.
( />
Phân cấp định tuyến IPv6 Unicast toàn cầu
Phần cố định: 3 bit đầu tiên 001 xác định dạng địa chỉ Global Unicast.
Phần định tuyến toàn cấu: 45 bit tiếp theo, các tổ chức sẽ phân cấp quản lý vùng
địa chỉ này, phân cấp chuyển giao lại cho các tổ chức khác.
Kích thước nhỏ nhất trong định tuyến ra ngoài phạm vi một site là prefix /48.
Kích thước địa chỉ nhỏ nhất được phân bổ cho một ISP là /32và nếu khách hàng
của ISP cần nhiều hơn một subnet khi đó tổ chức sẽ nhận được prefix là /48.

Nhóm 17

7


Phân cấp và quản lý địa chỉ IPv6
Vùng định tuyến trong site: bao gồm 16 bit, các tổ chức có thể tự quản lý, phân
bổ, cấp phát và tổ chức định tuyến bên trong mạng của mình. Với 16 bit, có thể tạo
nên 65,536 mạng con (subnet) hoặc nhiều cấp định tuyến phân cấp hiệu quả sử
dụng trong mạng của tổ chức.
5. Địa chỉ tương thích (Compatibility Address - CA)
Địa chỉ này nhằm mục đích hỗ trợ việc chuyển đổi từ địa chỉ IPv4 sang IPv6,
bao gồm:
 Sử dụng trong công nghệ biên dịch giữa địa chỉ IPv4-IPv6.

 Sử dụng trong công nghệ chuyển đổi “đường hầm - tunnel” sử dụng hạ tầng
sẳn có của mạng IPv4 kết nối các mạng IPv6 bằng cách bọc gói tin IPv6 vào
trong gói tin đánh địa chỉ IPv4 để truyền đi trên mạng IPv4.
Có ba loại địa chỉ CA:
1. Địa chỉ tương thích IPv4-Compatible Address (IPv4-CA)
2. Địa chỉ ánh xạ IPv4-Mapped Address (IPv4-MA)
3. Địa chỉ 6to4
Cấu trúc địa chỉ tương thích IPv4 - Compatible Address (IPv4-CA)
 Địa chỉ IPv4-CA được tạo từ 32 bit địa chỉ IPv4 và được biểu diễn như sau:
0:0:0:0:0:0:w.x.y.z hoặc ::w.x.y.z – trong đó w.x.y.z là địa chỉ IPv4
Ví dụ: 0:0:0:0:0:0:0:192.168.1.2
 Dạng địa chỉ này sử dụng cho công nghệ tunnel tự động.
 Hiện tại nhu cầu kết nối tunnel tự động này không còn nữa, do vậy địa chỉ
này cũng bỏ trong giai đoạn phát triển tiếp theo của IPv6.
Cấu trúc địa chỉ ánh xạ IPv4 - Mapped Address (IPv4-MA)





Địa chỉ IPv4-MA được tạo từ 32 bit địa chỉ IPv4 và được biểu diễn như sau:
0:0:0:0:0:0:FFFF:w.x.y.z hoặc ::w.x.y.z – trong đó w.x.y.z là địa chỉ IPv4.
Ví dụ: 0:0:0:0:0:0:FFFF:192.168.1.2
Dạng địa chỉ này sử dụng để biểu diễn một node thuần IPv4 thành node IPv6
và được sử dụng trong công nghệ biên dịch địa chỉ IPv4-IPv6, ví dụ công
nghệ NAT-PT.
 Địa chỉ này không bao giờ được dùng làm địa chỉ nguồn hay địa chỉ đích của
một gói tin IPv6.
Nhóm 17


8


Địa chỉ 6to4
 IANA đã cấp phát một prefix địa chỉ dành riêng 2002::/16 trong vùng địa chỉ
unicast toàn cầu (3 bit đầu 001) để sử dụng cho công nghệ chuyển đổi giao
tiếp IPv4-IPv6 có tên gọi là công nghệ 6to4.
 Địa chỉ 6to4 được hình thành bằng cách gắn prefix 2002::/16 với 32 bit địa
chỉ IPv4 (dạng hexa) để tạo nên prefix địa chỉ /48.
 Địa chỉ 6to4 được biểu diễn dưới dạng 2002:WWXX:YYZZ::/48, trong đó
WWXX:YYZZ là phần địa chỉ IPv4 public dưới dạng Hexa.
 Địa chỉ 6to4 được sử dụng trong giao tiếp giữa 2 node chạy đồng thời cả 2
thủ tục IPv4 và IPv6 trên hạ tầng định tuyến IPv4.

Broadcast
Định nghĩa
Truyền dữ liệu từ một máy đến tất cả các máy trong cùng một mạng con (chỉ có
thể truyền dữ liệu trong cùng một subnet).
Địa chỉ quảng bá trực tiếp (directed broadcast address) là địa chỉ IP mà trong đó
tất cả các bit trong trường Host ID đều là 1.

Địa chỉ quảng bá cục bộ (local broadcast address) là địa chỉ IP mà trong đó tất cả
các bits trong Network ID và Host ID đều là 1.

Nhóm 17

9


Địa chỉ quảng bá cục bộ sẽ bị chặn bởi Router


Tuy nhiên trong một số trường hợp như việc sử dụng DHCP Server, Router sẽ
được cấu hình để cho phép các gói tin Broadcast di chuyển từ subnet này sang subnet
kia một cách dễ dàng.
Cách thức hoạt động
DHCP Server sử dụng dịch vụ để lắng nghe yêu cầu xin cấp phát địa chỉ IP được
gởi từ máy trạm. Sau khi nhận yêu cầu, DHCP Server sẽ chọn ra một địa chỉ IP trong
dãy địa chỉ của mình và gời về cho máy trạm. Đồng thời, DHCP Server cũng gởi đến
máy trạm các thông tin liên quan đến địa chỉ IP như subnet mask, địa chỉ IP của các
DNS Server…
Ứng dụng của Broadcast
Trong LAN, giao thức ARP: Khi một thiết bị muốn gửi cùng một bản tin tới tất
cả các máy thiết bị khác.
Trong mạng (Layer 3): Thiết bị (Router) muốn truyền cùng một bản tin tới tất cả
các máy tính trong một mạng logic.

Nhóm 17

10


Multicast

Một số yêu cầu cần phải thực hiện để có thể đáp ứng được mục đích của multicast:
 Phải có một dải địa chỉ dành riêng cho hoạt động Multicast.
 Các host muốn nhận lưu lượng Multicast nào thì phải được cài ứng dụng cho
Multicast đó.
 Các host phải có một cơ chế báo hiệu cho router gần nhất (cùng subnet) là nó
muốn nhận lưu lượng Multicast hoặc không muốn nhận lưu lượng này nữa.
 Phải có các giao thức định tuyến Multicast để phân bổ thông tin Multicast một

cách tối ưu qua một mạng định tuyến.
 Phải có cơ chế tương quan địa chỉ IP – MAC dành riêng cho các địa chỉ
Multicast trong Ethernet LAN.
 Phải có cơ chế tối ưu việc phân bổ dữ liệu Multicast trên Ethernet LAN.
 Dải địa chỉ dành riêng cho Multicast: 244.0.0.0 đến 239.255.255.255 (Lớp D)
 IGMP – Internet Group Management Protocol: Version 1, Version 2, Version 3.
 OUI dành riêng cho Multicast 01-00-5e
 CGMP, IGMP snooping, RGMP.
 Định tuyến Multicast: PIM – DM, PIM – 5M, DVMRP, MOSPF.
Địa chỉ Multicast
 Địa chỉ Multicast đại diện cho ứng dụng Multicast và còn được gọi là địa chỉ
nhóm Multicast.
 Loại địa chỉ này không bao giờ được gán cho một thiết bị cụ thể và không bao
giờ được phép là địa chỉ nguồn trong các gói tin.
 IANA – Internet Assigned Numbers Authority đã quy định dải IP lớp D được sử
Nhóm 17

11


dụng cho kỹ thuật Multicast 244.0.0.0 đến 239.255.255.255 (4 Bit đầu luôn là
1110).
 Các dải Multicast:
1. Permanent Multicast group 224.0.0.0 đến 224.0.1.255 (Local Multicast
224.0.0.0 đến 224.0.0.255 và rutted 224.0.1.0 đến 224.0.1.255)
2. SSM (Source – Specific Multicast) 232.0.0.0 - 232.255.255.255
3. GLOP (233.0.0.0 đến 233.255.255.255)
4. Private Multicast domain (239.0.0.0 đến 239.255.255.255).
Permanent Group


SSM (Source Specific Multicast)
 Dải địa chỉ 232.0.0.0 đến 232.255.255.255.
 Sử dụng kết hợp với IGMPv3 cho phép 1 host có thể chọn nguồn phát Multicast.
 SSM giúp cho định tuyến multicast hiệu quả hơn, cho phép host chọn source tốt
hơn và giảm thiểu được tấn công DoS.
Glop
 Dải địa chỉ từ: 233.0.0.0 đến 233.255.255.255.
 Được sử dụng bởi 1 tổ chức có số ASN để tạo ra 256 địa chỉ Multicast global
cua AS ấy.
 Định dạng: 233.A.B.0 đến 233.A.B.255 trong đó A, B là số ASN.
VD: với ASN = 5663 (0001011000011111) thì A= 22 và B = 31 => dải địa chỉ
Multicast cho AS này là 233.22.31.0 đến 233.22.31.255.

Nhóm 17

12


Private Multicast Domain
 Còn gọi là dải Adminnistratively scope.
 Dải địa chỉ 239.0.0.0 đến 239.255.255.255.
 IANA sẽ không gán dải này cho bất kì ứng dụng nào
 Được sử dụng nội bộ trong multicast domain của doanh nghiệp.
Tương quan IP - MAC
 Định dạng chuẩn của IEEE:
 01-00-5e + bit 0 +23 bit cuối của địa chỉ IP multicast.
 Với các map này, cứ mỗi địa chỉ MAC Multicast sẽ tương ứng với 32 địa chỉ IP
Multicast.

IGMP

 IGMP – Internet Group Management Protocol được thiết kế để thực hiện việc
truyền thông giữa một router và các host kết nối trực tiếp với nó.
 IGMP được host sử dụng để báo hiệu với router multicast rằng nó muốn nhận
lưu lượng multicast của 1 nhóm nào đó hoặc muốn ngừng nhận lưu lượng này.
 Có ba version IGMP : version 1, version 2 và 3.
 Thông điệp IGMP được gửi trong IP datagram với protocol – ID = 2, TTL (Time
to live) = 1 (Chỉ đi trong nội bộ mạng LAN).

Nhóm 17

13


Tối ưu hóa Multicast trên LAN

 Cisco Group Management Protocol (CGMP).
 IGMP Snooping.
 Router – Port Group Mangagement Protocol (RGMP).
Định tuyến Multicast
1. Các giao thức định tuyến Dense - Mode
Các giao thức định tuyến Dense - Mode giả thiết rằng ứng dụng multicast
phổ biến khắp mọi subnet đều có ít nhất một host muốn nhận lưu lượng multicast
của nhóm.
Các giao thức định tuyến Dense - Mode: PIM - DM, DVMRP, MOSPF.
Dense – Mode

Nhóm 17

14



Kiểm tra RPF
RPF - Reverse Path Forwarding.
Kiểm tra bằng định tuyến Unicast cho source - IP của gói tin Multicast.
Nếu router cho source IP chỉ ra outgoing port chính là port đã nhận được gói
Multicast => forward gởi ra các cổng còn lại. Nếu không phải, không replicate
và forward gói này.

2. Pruning

3. Sparse - Mode
Nếu các user Multicast chỉ tổn tại trên một vài subnet, cách thức làm việc
kiểu Dense - Mode sẽ gây lãng phí băng thông đường truyền và tài nguyên của
Nhóm 17

15


các router.
Trong trường hợp này, ta sử dụng định tuyến Multicast kiểu Sparse Mode.

Dense - Mode và Sparse - Mode
Điểm khác biệt cơ bản giữa Dense - Mode và Sparse - Mode là cách ứng xử mặc
định.
Mặc định các router chạy giao thức Dense - Mode sẽ forward lưu lượng khi đến
tất cả các cổng trừ khi các con router ở dưới gửi thông điệp khi nó không muốn nhận
nữa.
Sparse - Mode thì ngược lại, ai muốn nhận thì báo lên nó sẽ gửi cho.

Anycast

Tổng quan IPv4 và IPv6
IPv4 đã được chuẩn hóa kể từ RFC 791 phát hành năm 1981. IPv4 dùng 32bit để
biểu diễn địa chỉ IP. Sử dụng 32 bit này, ta có thể đánh được khoảng 4.3 tỷ địa chỉ khác
nhau. Nhưng chỉ khoảng hơn 10 năm sau khi ra đời, vào nửa đầu thập kỷ 90, nguy cơ
thiếu địa chỉ IP đã xuất hiện tại 1 số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, .... Các nhà phát
triển đã triệu tập nhiều hội nghị, nhiều phương án đã xuất hiện như: CIDR, NAT, ...
song, với sự phát triển cực kỳ tốc độ, 4.3 tỷ địa chỉ kia không đủ đặt địa chỉ cho những

Nhóm 17

16


PC, di động, các thiết bị điện tử khác, ... để nối trực tiếp tới Internet.
Để giải quyết vấn đề đó thì IPv6 đã ra đời. Với 128 bit lớn hơn IPv4 gấp 4 lần,
bạn có thể đánh được khoảng 340 tỷ tỷ tỷ tỷ địa chỉ. Đây là không gian địa chỉ cực lớn
không chỉ dành riêng cho Internet mà còn cho tất cả các mạng máy tính, hệ thống viễn
thông, hệ thống điều khiển và thậm chí là vật dụng gia đình. Có bao giờ một ngày nào
đó, bạn chưa tắt máy lạnh ở nhà, nồi cơm điện ở nhà chưa bật, bạn có mong muốn là dù
bạn có ở bất cứ nơi đâu vẫn có thể kết nối và ra lệnh cho những thiết bị đó từ xa.
Trong tương lai không xa, chắc chắn sẽ làm được điều đó, mỗi một vật dụng gia
đình sẽ mang một địa chỉ IPv6.
Cấu trúc IPv6
Tính năng quan trọng nhất của IPv6 khi được so sánh với IPv4 chính là không
gian địa chỉ lớn hơn. Địa chỉ IPv4 sẽ không bao giờ được mở rộng, do đó việc nâng cấp
lên

IPv6




điều

thiết

yếu

nếu

Internet

ngày

càng

phát

triển.

IPv6 có tổng cộng là 128 bit được chia làm 2 phần: 64 bit đầu được gọi là
network, 64 bit còn lại được gọi là host. Phần network dùng để xác định subnet, địa chỉ
này được gán bởi các ISP hoặc những tổ chức lớn như IANA (Internet Assigned
Numbers Authority). Còn phần host là một địa chỉ ngẫu nhiên dựa trên 48 bit của MAC
Address.
Địa chỉ IPv6 có 128 bit, do đó việc nhớ được địa chỉ này rất khó khăn. Cho nên
để viết địa chỉ IPv6, người ta đã chia 128 bit ra thành 8 nhóm, mỗi nhóm chiếm 2 bytes,
gồm 4 số được viết dưới hệ số 16, và mỗi nhóm được ngăn cách nhau bằng dấu hai
chấm.
Phân loại địa chỉ IPv6
IPv6 gồm các loại chính sau đây:

 Unicast Address: Unicast Address dùng để xác định một Interface trong
phạm vi các Unicast Address. Gói tin (Packet) có đích đến là Unicast
Address sẽ

thông qua Routing để chuyển đến 1 Interface duy nhất.

 Anycast Address: Anycast Address dùng để xác định nhiều Interfaces.
Tuy vậy, Packet có đích đến là Anycast Address sẽ thông qua Routing để
Nhóm 17

17


chuyển đến một Interface trong số các Interface có cùng Anycast Address,
thông thường là Interface gần nhất. Chữ “gần nhất” ở đây được xác định
thông qua giao thức định tuyến đang sử dụng.
 Multicast Address: Multicast Address dùng để xác định nhiều Interfaces.
Packet có đích đến là Multicast Address sẽ thông qua Routing để chuyển
đến tất cả các Interfaces có cùng Multicast Address.
Khái niệm địa chỉ Anycast
Anycast là một mạng lưới địa chỉ và phương pháp định tuyến trong đó gói tin từ
một người gửi đơn được chuyển đến các nút topo gần nhất trong một nhóm người nhận
tiềm năng xác định bởi các địa chỉ cùng một điểm đến.
Anycast Address: Anycast Address dùng để xác định nhiều Interfaces. Tuy vậy,
Packet có đích đến là Anycast Address sẽ thông qua Routing để chuyển đến một
Interface trong số các Interface có cùng Anycast Address, thông thường là Interface gần
nhất. Chữ “gần nhất” ở đây được xác định thông qua giao thức định tuyến đang sử
dụng.
Đơn giản là Anycast gởi tới một thành viên gần nhất trong 1 nhóm.


Phân tích hoạt động Anycast
Cơ chế hoạt động
Trên mạng Internet, anycast được thực hiện bằng việc sử dụng giao thức
định tuyến toàn cầu BGP để đồng thời quảng bá đồng bộ một dải địa chỉ IP đích
từ nhiều điểm khác nhau trên Internet. Do vậy trong trường đích của gói tin trên

Nhóm 17

18


mạng thì dải địa chỉ anycast này sẽ được định tuyến tới điểm gần nhất trên mạng
theo thuật toán lựa chọn đường đi trong giao thức định tuyến mạng. Các host trên
mạng được cấu hình cùng một địa chỉ Anycast.

Ứng dụng cho hệ thống DNS
Phương thức truyền thông anycast thường được sử dụng trong các ứng
dụng cụ thể trên mạng, trong đó ứng dụng DNS được sử dụng anycast với các ưu
điểm vượt trội như:
 Các client, server và Router không cần các phần mềm đặc biệt.
 Không ảnh hưởng xấu tới hệ thống mạng hiện tại, chỉ cần tận dụng cơ hở
hạ tầng sẵn có.
 Cân bằng tải
 Tăng độ linh động
 Cải tiến về trễ
 Cơ chế phân tán, giảm nguy cơ DoS.
Sơ đồ kết nối đơn giản bao gồm 02 server instance A & B có địa chỉ IP là
10.0.0.1.

Nhóm 17


19


Thực hiện truy vấn tên miền từ client để truy cập website

Router1 kiểm tra bảng định tuyến, có 02 đường đi đến máy chủ 10.0.0.1

Thực tế Router nhìn nhận như là 01 instance của địa chỉ 10.0.0.1, Router chọn
đường đi ngắn nhất đến đích theo nguyên tắc định tuyến Unicast thông thường,
trong trường hợp này sẽ đi qua Router 2 đến instance A

Trên thực tế, có nhiều router kết nối do đó tùy từng client ở vị trí nào trên mạng
sẽ chọn đường đi khác nhau tới instance “gần nhất” với client thông qua định

Nhóm 17

20


tuyến, có thể đến A hoặc B.

Nhóm 17

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trang chủ Cisco
[2] Bách khoa toàn thư mở

[3] Website
[4] Website

[5] Ngạc Văn An, NXB Giáo dục Việt Nam, Mạng máy tính, 2011

Nhóm 17

22



×