Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

CÁC DẠNG VIẾT LẠI CÂU CƠ BẢN MÔN TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.62 KB, 45 trang )

Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

CÁC DẠNG VIẾT LẠI CÂU CƠ BẢN
Bài viết này tổng hợp gần 30 dạng viết lại câu cơ bản, có khả năng xuất hiện trong đề thi
THPT Quốc gia môn Tiếng Anh. Tuy phần này chỉ chiếm 0.5 điểm toàn bài nhưng cũng không nên
chủ quan, để mất những điểm dù nhỏ nhất. Hơn nữa, đây cũng là cách học ngữ pháp hay, một số câu
trắc nghiệm ở phần A cũng kiểm tra ngữ pháp phần viết lại câu này. Hi vọng phần tổng hợp dưới
đây tuy có thể chưa đầy đủ những có thể giúp các em chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới.

Các dạng viết lại câu
1 & 2. Chuyển từ chủ động sang bị động và ngược lại
3. Quá khứ đơn + AGO -> Hiện tại hoàn thành + FOR
4 & 5. Chuyển câu có mệnh đề IF sang mệnh đề UNLESS và ngược lại.
6 & 7. Chuyển so sánh HƠN sang so sánh KHÔNG BẰNG và ngược lại
8. Chuyển cấu trúc IT + TAKE + TIME thành SB + SPEND + TIME và ngược lại
9. Các dạng chuyển về Câu ĐIỀU KIỆN – Loại 2 và 3
10. Chuyển TÍNH TỪ V-ing sang TÍNH TỪ V-ed
11. Chuyển V-ing ở đầu câu thành IT ở đầu câu (CHỦ NGỮ GIẢ)
12. Chuyển từ WHOSE sang WHO …. BELONG TO
13. Cấu trúc TOO + ADJ sang NOT + ADJ NGƯỢC NGHĨA + ENOUGH
14. Đổi cấu trúc V + ADV thành ADJ + N-CHỈ NGƯỜI
15. Chuyển dạng BỊ ĐỘNG THƯỜNG sang BỊ ĐỘNG HAVE STH DONE
16. Chuyển so sánh HƠN NHẤT với EVER sang so sánh HƠN với NEVER (ở thì hieenjt ại hoàn
thành)


17. Chuyển dạng UNTIL => IT IS/WAS NOT UNTIL
18. Các dạng chuyển về I WISH và IF ONLY
19. Chuyển từ SO … THAT sang SUCH … THATvà ngược lại
20. Cấu trúc Càng … Càng …
21. Câu gián tiếp
22. Đảo ngữ
23. Dùng cấu trúc TOO (Quá … không thể)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

24. Chuyển mệnh đề because sang because of
25. Chuyển từ So sánh nhất về So sánh không hơn
26. Dạng bị động nâng cao
27. Mệnh đề quan hệ .........
Một số cấu trúc lẻ tương đương

Nội dung chi tiết
1. DẠNG 1: Chuyển từ CHỦ ĐỘNG sang BỊ ĐỘNG
- Cấu trúc của câu bị động:
S (Chủ ngữ) + to be + V-Past Participle (động từ cột 3) + by + O (tân ngữ)
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Xác định tân ngữ của câu, đưa tân ngữ đó đặt lên đầu câu, bây giờ là chủ ngữ.
+ Bước 2: Chia thì cho động từ to be theo chủ ngữ mới và thì của câu gốc
+ Bước 3: Đưa động từ về cột 3 (Past Participle), cuối cùng là by + chủ ngữ của câu gốc (giờ
thành tân ngữ) cùng với các chi tiết khác (nếu có).
- Ví dụ:


I took my dog to the zoo.
=> My dog was taken to the zoo by me.

2. DẠNG 2: Chuyển từ BỊ ĐỘNG sang CHỦ ĐỘNG
- Dạng này ít khi gặp nhưng biết cách đảo ngược se giúp ích rất nhiều cho việc viết lại câu dạng 1.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Xác định THÌ của câu bị động
+ Bước 2: Đổi vị trí của Tân ngữ và Chủ ngữ
+ Bước 3: Sử dụng công thức câu chủ động của THÌ đó.
- Ví dụ:
+The glass was broken by the boy (Gương bị làm vỡ bởi cậu bé)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

Phân tích: Câu bị động ở thì quá khứ đơn, tân ngữ là the boy, chủ ngữ là the glass, động từ là
break. Như vậy, câu chủ động có chủ ngữ the boy, tân ngữ the glass.
=> The boy broke the glass. (Cậu bé làm vỡ gương)
3. DẠNG 3: CHUYỂN QUÁ KHỨ ĐƠN CÓ AGO SANG HIỆN TẠI HOÀN THÀNH VỚI
FOR
* Loại 1:
S + STARTED/ BEGAN + V-ing + THỜI GIAN + AGO (Ai bắt đầu làm gì cách đây bao lâu) => S
+ HAVE/HAS + V-p2 + FOR + THỜI GIAN (Ai đã làm việc đấy được bao lâu.)
- Ví dụ:
+ He started smoking 10 ten years ago. (Hắn bắt đầu hút thuốc 10 năm trước)
=> He has smoked for 10 years. (Hắn đã hút thuốc được 10 năm)
* Loại 2:
- Ai lần cuối làm gì cách đây bao lâu:

(1) - S + LAST + V-quá khứ đơn + THỜI GIAN + AGO
(2) - THE LAST TIME + S + V-quá khứ đơn + WAS + THỜI GIAN + AGO
=> S + HAVE/ HAS + NOT (HAVEN’T/ HASN’T) + V-p2 + FOR + THỜI GIAN (Ai đã không
làm gì được bao lâu.)
- Ví dụ:
(1) I last saw her three days ago (Tao thấy nó lần cuối 3 ngày trước)
=> I haven’t seen her for three days. (Tao đã không thấy nó được 3 ngày)
(2) - The last time she ate ice-cream was two months ago (Lần cuối cô ấy ăn kem là 2 tháng
trước)
=> She hasn’t eaten ice-cream for two months (Cô ấy đã không ăn kem được 2 tháng)

4. DẠNG 4: IF => UNLESS
- Cấu trúc unless chỉ áp dụng cho câu điều kiện loại một nên mệnh đề IF ở câu gốc phải thuộc câu
điều kiện LOẠI 1.
* Dạng 1: IF S +

DO/ DOES
DON’T/ DOESN’T

+ V-Nguyên thể, S + V-Tương lai đơn


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

=> UNLESS + S + V-hiện tại đơn (ngược lại câu gốc), S + TƯƠNG LAI ĐƠN
- Ví dụ:
+ If they don’t hurry, they will be late. (Nếu họ không đi gấp, họ sẽ bị trễ)
=> Unless they hurry, they will be late. (Trừ khi họ đi gấp, họ sẽ bị trễ)

* Dạng 2:

(Ít gặp) IF + S + V- Hiện tại đơn, S + V- Tương lai đơn khẳng định/ Phủ định
=> UNLESS + S + V- Hiện tại đơn, S + V- Tương lai đơn phủ định/ khẳng định

- Ví dụ:
+ If he makes mistakes, he won’t succeed (Nếu nó mắc lỗi, nó sẽ không thành công)
=> Unless he makes mistakes, he will succeed. (Trừ khi nó mắc lỗi, nó sẽ thành công)

5. DẠNG 5: UNLESS => IF
- Cách viết lại: Chỉ cần PHỦ ĐỊNH vế của IF.
- Ví dụ:
+ Unless the boy apologises, the girl won’t forgive him. (Trừ khi cậu bé xin lỗi, cô bé sẽ không
tha thứ)
=> If the boy doesn't apologise, the girl won't forgive him. (Nếu cậu bé không xin lỗi, cô bé sẽ
không tha thứ)

6. DẠNG 6: SO SÁNH HƠN => SO SÁNH KHÔNG BẰNG
- Theo nghĩa: A HƠN B => B KHÔNG BĂNG A
- Yêu cầu: nắm được công thức của SO SÁNH HƠN và SO SÁNH NGANG BẰNG của Tính từ và
Trạng từ.
- Cách biến đổi: S1 + SO SÁNH HƠN + S2 => S2 + PHỦ ĐỊNH + SO SÁNH BẰNG + S1
- Ví dụ:
+ She is more beautiful than her friends (Cô ấy đẹp hơn bạn bè cô ấy)
=> Her friends aren’t as beautiful as she. (Bạn bè cô ấy không đẹp bằng cô ấy)
+ He drives faster than I do. (Hắn lái xe nhanh hơn tôi)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi


Group: fb.com/groups/alfazi

=> I don’t drive as fast as he does. (Tôi lái xe không nhanh bằng nó)
7. DẠNG 7: SO SÁNH KHÔNG BẰNG => SO SÁNH HƠN (ít gặp)
- Ngược lại với dạng 6 thôi.
- Ví dụ:
+ I don’t cook as well as my mother does. (Tôi không nấu ăn giỏi bằng mẹ tôi)
=> My mother cooks better than I do. (Mẹ tôi nấu ăn giỏi hơn tôi)

8. DẠNG 8: 2 DẠNG SONG SONG: AI TỐN BAO LÂU ĐỂ LÀM GÌ
- Cách biến đổi:

IT + TAKES/ TOOK + SB + THỜI GIAN + TO + V-nguyên thể =>
SB + SPEND(s)/ SPENT + THỜI GIAN + V-ing

- Ví dụ:
+ It took me three hours to finish my homework.
=> I spent three hours finishing my homeworks
(đều dịch là: “Tôi tốn/ dành ra 3 giờ để làm xong bài tập”)
+ She often spends five days writing reports => It often takes her five days to write reports
(đều dịch là: “Cô ta thường tốn/ dành ra 5 ngày để viết báo cáo)

9. DẠNG 9: CÁC DẠNG CHUYỂN VỀ CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2 VÀ 3
- Dạng này có IF ở đầu câu viết lại theo nghĩa câu gốc.
- Yêu cầu: Thuộc công thức câu điều kiện loại 2 và 3 và dịch được câu gốc và câu viết lại.
=> phải xác định được vế nào là vế ĐIỀU KIỆN, vế nào là vế HỆ QUẢ.
* Những việc liên quan đến HIỆN TẠI => chuyển về LOẠI 2 (nếu như câu gốc có CAN thì chuyển
về COULD). Ví dụ:
+ He doesn’t have money, so he won’t buy a car. (Nó không có tiền, nên nó sẽ không mua
xe)



Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

=> If he had money, he would buy a car. (Nếu nó có tiền, nó sẽ mua xe)
* Những việc liên quan đến QUÁ KHỨ => chuyển về LOẠI 3 (câu gốc có COULD thì chuyển
thành COULD HAVE DONE)
- Ví dụ:
+ He didn’t see her because he came late. (Nó không gặp được cô ấy vì nó đến trễ)
=> If he hadn’t come late, he would have seen her. (Nếu nó không đến trễ, nó sẽ gặp được cô
ấy)
* Lưu ý: Phải dịch cả câu gốc và câu viết lại. Nếu không sẽ có những câu rất buồn cười như thế này:
+ Anh ta đi chậm nên anh ta không bắt được tàu
=> Nếu anh ta bắt được tàu, anh ta sẽ đi chậm.

10. DẠNG 10: CHUYỂN TÍNH TỪ V-ing THÀNH TÍNH TỪ V-ed
a/ Trước tiên cần phân biệt tính từ dạng V-ing và V-ed
* Dạng này chỉ áp dụng cho các Động từ tác động lên cảm xúc của con người.
- Dùng V-ing khi CHỦ THỂ GÂY RA TRẠNG THÁI ĐÓ. Ví dụ:
+ a TIRING job => 1 công việc (gây ra sự) mệt mỏi
+ the song is EXCITING => bài hát đó thì (gây ra sự) phấn khích.
- Dùng V-ing khi CHỦ THỂ BỊ HÀNH ĐỘNG ĐÓ TÁC ĐỘNG LÊN. Ví dụ:
+ a TIRED man => 1 người đàn ông mệt mỏi (ông này bị mệt)
+ The girl is EXCITED about the song => cô gái bị phấn khích về bài hát.
* Một số mẹo ghi nhớ cho rằng: với người thì –ED, vật thì –ING vì chỉ có người mới bị tác động lên
cảm xúc còn vật thì không có cảm xúc. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ: “a TIRED dog” (chú chó
mệt mỏi) và “an INTERESTING boy” (chàng trai thú vị)… Vì vậy, tốt hơn là nên nhớ –ING là
GÂY RA CÁI ĐÓ, và –ED là BỊ CÁI ĐÓ TÁC ĐỘNG LÊN. (động vật vẫn có cảm xúc - con

người cũng tác động lên cảm xúc người khác được)
* Một số từ thông dụng:
VERB
VERB-ing
Bore - làm cho chán Boring – (gây ra) chán

VERB-ed
Bored – (bị) chán


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

nản
Interest – hứng thú
Excite – làm cho phấn
khích
Disappoint – làm cho
thất vọng
Surprise – làm cho ngạc
nhiên
Tire = làm cho mệt mỏi
Amuse – làm cho vui
vẻ
Amaze – làm cho ngạc
nhiên
Confuse – làm cho khó
hiểu, rối
Shock – làm cho
choáng váng, sốc
Annoy – làm cho khó

chịu, ức chế
Exhaust – làm cho kiệt
sức (rất mệt mỏi)
Astonish – làm cho rất
ngạc nhiên
Embarrass – làm cho
xấu hổ
Frighten – làm cho sợ
hãi
Depress – làm cho chán
nản
Terrify – làm cho kinh
hoàng

Group: fb.com/groups/alfazi

Interesting – (làm cho) hứng thú
Exciting – (gây ra) phấn khích

Interested – (thấy) hứng thú
Excited – (bị) phấn khích

Disappointing – (gây ra) thất vọng Disappointed – (bị) thất vọng
Surprising – (gây ra) bất ngờ

Surprised – (bị) bất ngờ

Tired – (gây ra) mệt mỏi
Amusing – (gây ra) vui vẻ, thú vị


Tiring – (bị) mệt mỏi
Amused – (thấy) vui

Amazing – (gây ra) ngạc nhiên

Amazed – (bị) ngạc nhiên

Confusing – (gây ra) khó hiểu

Confused – (bị làm cho) rối, nhầm
lẫn
Shocking – (gây ra) choáng váng, Shocked – (bị) choáng váng, sốc
sốc
Annoying – (gây ra) khó chịu, ức Annoyed – (bị) khó chịu, ức chế
chế
Exhausting – (gây ra) kiệt sức
Exhausted – (bị) kiệt sức
Astonishing – (gây ra việc) rất Astonished – (bị) ngạc nhiên cực
ngạc nhiên
độ
Embarrassing – (gây ra) xấu hổ)
Embarrassed – (bị) xấu hổ
Frightening – (gây ra) sợ hãi

Frightened – (bị) sợ hãi

Depressing: (gây ra) chán nản

Depressed – (bị) chán nản


Terrifying – (gây ra sự) kinh Terrified – (bị) kinh hoàng
hoàng

* Các cấu trúc CỐ ĐỊNH:
- FIND IT/ FIND STH + V-ing (Cảm thấy thứ gì đó như thế nào đó)
Ví dụ: I find it tiring to do this work (Tôi thấy công việc này chán)
- FEEL + V-ed (Cảm thấy như thế nào đó)
Ví dụ: She felt frightened of that man. (Cô ấy thấy sợ người đàn ông đó)
b/ Dạng tổng quát:
STH + be (chia) + V-ing => SB + be (chia) + V-Past participle + GIỚI TỪ + STH
(SB được cho sẵn)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

- Ví dụ:
- The film is BORING. (Bộ phim thì chán)
=> The children are BORED WITH the film. (Bọn trẻ thấy chán với bộ phim)
- The tasks were TIRING. (Các nhiệm vụ thì mệt mỏi)
=> They were TIRED OF the tasks. (Họ mệt mỏi với các nhiệm vụ)
- Các cấu trúc phổ biến: (có giới từ đi kèm)
+ BE BORED WITH: chán với
+ BE TIRED OF: mệt với
+ BE INTERSTED IN: quan tâm đến
+ BE SURPRISED AT/ BY: ngạc nhiên về
+ BE DISAPPOINTED AT (BY/ ABOUT): thất vọng với
+ BE FRIGHTENED OF: sợ
+ BE TERRIFIED OF: kinh sợ

+ BE AMAZED AT: kinh ngạc bởi
+ BE AMUSED AT/ BY: thấy vui vẻ với
+ BE EXCITED ABOUT/ AT: háo hức về/ với
+ BE CONFUSED ABOUT: rối, nhầm lẫn với

11. DẠNG 11: V-ING + BE(chia) + ADJ <=> IT + BE (chia) + ADJ + TO + V-nguyên thể (làm
cái gì thì như thế nào <=> Thật là như thế nào khi làm gì)
- Thực hiện chuyển đổi như cấu trúc:
V-ing + be (chia) + Adj <=> It + be (chia) + Adj + to + V – bare-inf
- Ví dụ:
+ Studying literature is hard. (Học văn thì khó)
=> It is hard to study literature. (Thật là khó khi học văn)
+ It is stupid to drive fast. (Thật là ngu khi đi xe nhanh)
=> Driving fast is stupid. (Đi xe nhanh thì không khôn ngoan)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

12. DẠNG 12. WHOSE <=> WHO …. BELONG TO (cái gì của ai cái gì thuộc về ai)
- Tổng quát:
WHOSE + DANH TỪ + BE (chia) + THIS/ THAT/ THESE/ THOSE/ IT/ THEY?
=> WHO + DO/DOES/DID + THIS…./ THE + DANH TỪ + BELONG TO?
(nếu câu gốc dùng IT hoặc THEY thì câu đổi dùng THE + danh từ)
- Ví dụ:
+ Whose car is it? (Xe này là của ai?)
=> Who does this car belong to? (Xe này thuộc về ai?)
+ Who do those books belong to? (Những quyển sách đó thuộc về ai?)
=> Whose books are those? (Những quyển sách đó là của ai?)


13. DẠNG 13: TOO + ADJ => NOT + ADJ NGƯỢC NGHĨA + ENOUGH (quá như thế nào để
có thể làm gì => không đủ như thế nào (ngược nghĩa) để làm gì)
- Cách biến đổi:

S + BE(chia) + TOO + ADJ + TO + V-nguyên thể
=> S + BE + NOT + ADJ NGƯỢC NGHĨA + TO + V-nguyên thể

- Ví dụ:
+ She is too young to get married. (Nó quá trẻ để có thể kết hôn)
=> She is not old enough to get married. (Nó không đủ lớn để kết hôn)
- Lưu ý: Thỉnh thoảng sau TOO + Adj là 1 mệnh đề, ta vẫn có thể đưa về dạng trên. Ví dụ:
+ He is TOO SHORT, SO HE CANNOT REACH THE BOOKSHELF. (Nó quá thấp, nên nó
không thể với tới giá sách)
=> He is NOT TALL ENOUGH TO REACH THẺ SHELF. (Nó không đủ cao để với tới giá
sách)
- Dạng này thường chỉ dùng cho một số cặp từ TRÁI NGHĨA, ví dụ:
+ YOUNG (trẻ)

><

OLD (lớn, già)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

+ SHORT (thấp, ngắn)


><

TALL/ HIGH/LONG (cao, dài)

+ SMALL (nhỏ)

><

BIG (to)

+ WEAK (yếu)

><

STRONG (khỏe)

+ STALE (cũ, ôi thiu)

><

FRESH (tươi) (thức ăn)

+ SLOW (chậm)

><

FAST/ QUICK (nhanh)

+ THIN (gầy, mỏng)


><

FAT/ THICK (béo, dầy)

+ DIRTY (bẩn)

><

CLEAN (sạch)

+ STUPID/ SILLY (dốt)

><

SMART/ INTELLIGENT (thông minh)

+ BLUNT (cùn)

><

SHARP (sắc)

...............................................

14. DẠNG 14: V + ADV <=> ADJ + N-CHỈ NGƯỜI (ai làm gì đó như thế nào => người đó là 1
người .......)
* Chiều thuận: Cách biến đổi như trên:

V + ADV => BE + ADJ + Danh từ chỉ người


- Ví dụ:
+ He PLAYS FOOTBALL WELL. (Anh ấy chơi bóng đá giỏi)
=> He is A GOOD FOOTBALL PLAYER/ FOOTBALLER. (Anh ấy là 1 người chơi/ cầu thủ
bóng đá giỏi)
* Cách biến đổi V (động từ) sang N (danh từ):
- Đa số thêm ER vào sau V như ví dụ phía trên. Có một số từ thêm OR, ESS, IST, MAN,
WOMAN… Nên tra từ điển nếu không chắc chắn. Chú ý thêm A/ AN (nếu chủ ngữ số ÍT) hoặc chia
Danh từ thành số nhiều (nếu chủ ngữ là số NHIỀU). Ví dụ:
+ PLAY (chơi)

=>

PLAYER (người chơi, cầu thủ)

+ RUN (chạy)

=>

RUNNER (người chạy)

+ DRIVE (lái xe)

=>

DRIVER (người lái xe, tài xế)

+ HUNT (săn)

=>


HUNTER (thợ săn)

+ SING (hát)

=>

SINGER (người hát, ca sĩ)

+ LEARN (học)

=>

LEARNER (người học)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

+ ACT (diễn)

=>

ACTOR/ACTRESS (diễn viên nam/nữ)

+ REPAIR (sửa chữa)

=>

REPAIRMAN (thợ sửa chữa)


+ STUDY (học)

=>

STUDENT (học sinh)

......................................................
- Nếu có Danh từ nào đó sau V => chuyển vào Danh từ trước từ Chỉ Người và phải chuyển thành số
ít (nếu có). Ví dụ:
+ They LEARN MATH excellently. (Họ học toán rất siêu)
=> They are excellent MATH LEARNERS. (Họ là những người học toán rất siêu)
- Lưu ý: Có những ngoại lệ, nhất là với dạng PLAY + THE + NHẠC CỤ/ MÔN THỂ THAO. Ví
dụ:
+ She PLAYS THE VIOLIN well. (Cô ấy chơi đàn vĩ cầm giỏi)
=> She is a good VIOLINIST. (Cô ấy là 1 người chơi/ nghệ sĩ vĩ cầm giỏi)
* Chiều ngược:

ADJ + N-CHỈ NGƯỜI => V + ADV (ít gặp)
(bỏ ĐUÔI CHỈ NGƯỜI và chuyển ADJ => ADV và đặt ADV ở cuối câu.)

- Ví dụ:
+ She is a NORMAL BADMINTON PLAYER. (Cô ấy là người chơi cầu lông bình thường)
=> She PLAYS BADMINTON NORMALLY. (Cô ấy chơi cầu lông ở mức trung bình)

15. DẠNG 15: BỊ ĐỘNG THƯỜNG => BỊ ĐỘNG HAVE STH DONE
* Cách biến đối: Câu gốc thường có TÍNH TỪ SỞ HỮU + DANH TỪ (Ví dụ: her car…)
- Câu viết lại sẽ chuyển TÍNH TỪ SỞ HỮU => ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG hoặc DANH TỪ.
- Ta chỉ cần áp dụng công thức HAVE + DANH TỪ + V-p2. Sau đó ĐỔI THÌ sao cho đúng.
- Ví dụ:

+ My house IS GOING TO REPAINTED by the good painters (Nhà tôi sắp được sơn lại bởi
những thợ sơn giỏi)
=> I AM GOING TO HAVE MY HOUSE REPAINTED by the good painters.
(Tôi sắp cho nhà mình sơn lại bởi những thợ sơn giỏi)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

+ HIS SUIT WAS MADE in Japan (Bộ vest của anh ấy được may ở Nhật Bản)
=> He HAD HIS SUIT MADE in Japan.
16. DẠNG 16: CHUYỂN SO SÁNH NHẤT Ở HIỆN TẠI HOÀN THÀNH CÓ EVER SANG
HIỆN TẠI HOÀN THÀNH CÓ NEVER VỚI SO SÁNH HƠN HOẶC SUCH (....BEFORE)
* Yêu cầu: Đầu tiên, phải nắm rõ SO SÁNH HƠN và SO SÁNH NHẤT.
- Ví dụ:
+ This is THE BEST car (that) I have EVER known. (Đây là chiếc xe tốt nhất tôi từng biết
đến)
=> I have NEVER known A BETTER CAR than this one/ this car. (Tôi chưa bao giờ biết đến
1 cái xe tốt hơn chiếc xe này)
Hoặc I have NEVER known SUCH a good car (BEFORE). (Tao chưa bao giờ biết đến 1 cái
xe tốt như vậy trước đây)
* Cấu trúc/ Cách biến đổi:
THIS/ THAT IS + ... SO SÁNH NHẤT CỦA ADJ ... + N (+ THAT) + S + HAVE/HAS + EVER +
V-Past Participle (V-P2)
(1) => S + HAVE/ HAS + NEVER + V-P2 + SUCH (+ A/AN) + ADJ + N (+ BEFORE)
(2) => S + HAVE/ HAS + NEVER + VP2 (+ A/AN) + SO SÁNH HƠN + N + THAN (+
THIS/THAT...) + ONE/ N)
+ N số ít => có A/ AN và dùng THAT/ THIS.
+ N không đếm được => bỏ A/ AN

+ Có dạng N số nhiều và dùng THESE/ THOSE. Tuy nhiên rất ít gặp
- Ví dụ:
+ That is the most beautiful girl we have ever seen. (Đó là cô gái đẹp nhất mà chúng tôi từng
thấy)
(1) => We have never seen such a beautiful girl before. (Chúng tôi chưa bao giờ thấy 1 cô gái
đẹp như vậy trước đây)
(2) => We have never seen a more beautiful girl than that girl/ that one. (Chúng tôi chưa bao
giờ nhìn thấy 1 cô gái nào đẹp hơn cô gái đó)
+ This is the worst cake that she has ever eaten. (Đây là cái bánh dở nhất mà nàng từng ăn)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

(1) => She has never eaten such a bad cake before. (Nàng chưa bao giờ ăn 1 cái bánh dở như
vậy trước đây)
(2) => She has never eaten a worse cake than this one/ this cake. (Nàng chưa bao giờ ăn 1 cái
bánh nào dở như cái bánh này)
* Đối với biến đổi ngược lại: Chỉ cần đảo ngược công thức để quy về dạng THIS/ THAT
- Ví dụ:
+ I have never done SUCH an easy exercise BEFORE/ I have never done AN EASIER
exercise than this one/ this exercise.
(Tôi chưa bao giờ làm 1 bài tập dễ như vậy trước đây/ Tôi chưa bao giờ làm 1 bài tập nào dễ
hơn bài tập này)
=> This is THE EASIEST exercise I have ever done. (Đây là bài tập dễ nhất tôi đã từng làm)

17. DẠNG 17: Chuyển dạng CÓ UNTIL => IT IS/WAS NOT UNTIL
* Cấu trúc:
S + PHỦ ĐỊNH + V + O + UNTIL + CỤM TỪ (thời gian)/ mệnh đề

=> IT + IS/ WAS + NOT UNTIL + CỤM TỪ (thời gian)/ mệnh đề + THAT + S + V
chia khẳng định + O
(thường thì các câu này toàn ở Quá khứ đơn)
- Ví dụ:
+ She didn’t return home UNTIL 9 p.m
=> IT WAS NOT UNTIL 9 p.m that she returned home.
(Đều dịch là: Cô ấy đã không về nhà trước 9 giờ tối)
+ She DIDN’T ACCEPT his love UNTIL last month. (Cô ấy không chấp nhận tình yêu của
anh ấy cho đến tháng trước)
=> IT WAS NOT UNTIL last month THAT she ACCEPTED his love. (Mãi cho đến tháng
trước thì cô ấy mới chấp nhận tình yêu của anh ấy)
+ They DIDN’T SELL their house UNTIL the war took place. (Họ không bán nhà cho đến khi
chiến tranh nổ ra)
=> IT WAS NOT UNTIL the war took place THAT they SOLD their house. (Mãi cho đến khi
chiến tranh nổ ra thì họ mới bán nhà)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

18. DẠNG 18: Các dạng chuyển về I WISH và IF ONLY
1/ Trước tiên cần xem lại lý thuyết về WISH và IF ONLY (hay còn gọi là Giả định cách quá khứ tất cả các động từ đều ở các thì quá khứ)
a/ WISH:
* WISH mang tính chất ở HIỆN TẠI:
- Dùng để nói về điều mong muốn KHÔNG THỂ XẢY RA Ở HIỆN TẠI. Động từ sau nó luôn là thì
QUÁ KHỨ ĐƠN. Ví dụ:
+ I don’t live near my family => I wish I LIVED near my family.
(Tôi không sống gần nhà. => tôi ước tôi sống gần nhà)
+ He works all day => He wishes he DIDN’T HAVE TO WORK all day.

(Hắn làm việc cả ngày => Hắn ước hắn không phải làm việc cả ngày)
- She likes Australia => She wishes she COULD travel to Australia.
(Cô ấy thích Úc. => Cô ấy ước cô ấy có thể đi du lịch đến Úc)
- Với động từ to be, khi chuyển về Wish thì dùng WERE cho mọi ngôi. Ví dụ:
+ I wish I WERE a millionaire.
(Tôi ước tôi là 1 triệu phú)
- Có thể dùng với QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN nếu mong muốn 1 sự việc NGƯỢC LẠI với 1 việc
ĐANG DIỄN RA ở hiện tại (Hiện tại tiếp diễn). Ví dụ:
+ It IS RAINING => We wish it WEREN’T raining.
(Trời đang mưa => Chúng tôi ước trời đừng mưa)
* WISH mang tính chất ở QUÁ KHỨ:
- Dùng để nói về 1 mong muốn KHÔNG THỂ XẢY RA TRONG QUÁ KHỨ hoặc 1 việc có tính
chất NGƯỢC LẠI với 1 việc khác trong QUÁ KHỨ.
-Thì được dùng là thì QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH.
- Ví dụ:
+ She made a mistake in her test yesterday. She WISHES she HADN’T MADE that mistake.
(Cô ấy đã mắc 1 lỗi trong bài kiểm tra hôm qua. Cô ấy ước cô ấy đã không mắc lỗi đó)
+ I came late because I ran too slowly. I WISH I HAD RUN faster.
(Tôi đã đến muốn vì tôi đi quá chậm. Tôi ước tôi đã chạy nhanh hơn)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

- Có thể dùng HAD BEEN DOING (quá khứ tiếp diễn) nếu muốn nhấn mạnh tính chất ĐANG
DIỄN RA trong quá khứ. Ví dụ:
+ We couldn’t go out because it WAS SNOWING. We WISH it HADN’T BEEN SNOWING.
(Chúng tôi không thể ra ngoài vì trời đang đổ tuyết. Chúng tôi ước gì trời đã không đổ tuyết
(lúc đó))

b. IF ONLY: Giá mà: dùng để nói về ƯỚC MUỐN KHÔNG CÓ THẬT. Nó gần như WISH nhưng
ĐỨNG 1 MÌNH.
* Với hành động ở HIỆN TẠI:
- Dùng QUÁ KHỨ ĐƠN sau IF ONLY. Chú ý sử dụng WERE cho mọi ngôi (tương tự WISH). Ví
dụ:
+ I DON’T HAVE much money. If only I EARNED more money.
(Tôi không có nhiều tiền. Giá mà tôi kiếm được nhiều tiền hơn)
- Có thể dùng WOULD / COULD ........ ở mệnh đề sau If only. Ví dụ:
+ I AM very lazy. If only I COULD PASS the exam.
(Tôi lười quá. Giá mà tôi có thể thi đỗ)
* Với sự việc ở QUÁ KHỨ:
- Dùng QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH. Ví dụ:
+ She DIDN’T SEE him at the airport. If only she HAD COME there EARLY.
(Cô ấy không gặp hắn ở sân bay. Giá mà cô ấy đến đó sớm hơn)
2. Các dạng quy về 2 dạng này thường có dạng:
- WHAT A PITY: thật đáng tiếc là

- IT'S A PITY (THAT): thật đáng tiếc là

- I'M SORRY (THAT): tôi lấy làm tiếc là
- I REGRET THAT ..... / I REGRET NOT (+V-ing) ............: tôi lấy làm tiếc là
Ví dụ:
+ What a pity you can't come to my party. (Thật đáng tiếc bạn không thể đến bữa tiệc của tôi)
=> I wish you COULD COME to my party. (Tôi ước gì bạn có thể đến bữa tiệc của tôi)
- It's a pity that you didn't pass the exam. (Thật đáng tiếc là bạn không đỗ kỳ thi)
=> If only you HAD PASSED the exam. (Giá mà bạn đã vượt qua kỳ thi)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi


Group: fb.com/groups/alfazi

19. DẠNG 19: CHUYỂN TỪ SO => SUCH VÀ SUCH => SO TRONG CẤU TRÚC SO/ SUCH
......THAT........
1. Trước hết cần ôn lại ngữ pháp SO/ SUCH… THAT … (đến mức/ quá … đến nỗi mà...):
a/ SO………THAT…….
* Với TÍNH TỪ:

S + BE/V(chia) + SO + ADJ + THAT + Clause (Mệnh đề)

- Ví dụ:
+ She is SO FAMOUS that everyone knows her.
(Cô ta nổi tiếng đến mức mọi người đều biết cô ta)
+ They are SO GREEDY that they can eat everything.
(Chúng quá tham ăn đến nỗi chúng có thể ăn mọi thứ)
* Với TRẠNG TỪ:

S + V(chia) + SO + ADV + THAT + S V O

- Ví dụ:
+ The boy drives SO DANGEROUSLY that he usually has accidents.
(Thằng bé lái xe nguy hiểm đến mức nó gặp tai nạn thường xuyên)
+ The turtle moved SO SLOWLY that it didn’t get good food.
(Con rùa di chuyển chậm đến nỗi nó không kiếm được thức ăn ngon)
b. SUCH …….. THAT…….
- Dạng 1:

S + BE/V (chia) + SUCH + A/AN + ADJ + N-số ít đếm được + THAT + S V O

Ví dụ:

+ He is such AN EXCELLENT BOY that he ranks first in the class.
(Nó là 1 thằng bé giỏi đến nỗi nó đứng thứ nhất trong lớp)
+ They have SUCH A NAUGHTY dog that it makes them angry.
(Họ có 1 con chó nghịch ngợm đến nỗi nó luôn chọc giận họ)
- Dạng 2: S + BE/V (chia) + SUCH + ADJ + N-số nhiều/ không đếm được + THAT + S V O
Ví dụ:
+ They were SUCH STUPID STUDENTS that they got bad marks all the time.
(Chúng là những học sinh kém đến mức chúng luôn bị điểm kém)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

+ She made SUCH BAD COFFEE that no one drank it.
(Cô ta pha cà phê tồi đến mức không ai uống nó)
c/ Lưu ý: Dùng SO không dùng SUCH với: SO + MANY/ MUCH/ FEW/ LITTLE + N
Ví dụ:

So many people

So little milk

2. Chuyển từ SO sang SUCH
* Dạng 1:
S (danh từ) + BE (chia) + SO + ADJ + THAT + ............
=> Dùng Đại từ nhân xưng (they/ it/ he/ she) để làm Chủ ngữ và chuyển Danh từ về sau ADJ
cho câu có SUCH (người ta sẽ cho sẵn)
=> S + BE (chia) + SUCH (+A/AN) + ADJ + N + THAT + ..............
- Ví dụ:

+ THE GIRL is SO BEAUTIFUL that most of them love her.
(Cô ấy đẹp đến nỗi mà hầu hết bọn họ đều yêu cô ấy)
=> SHE is SUCH A BEAUTIFUL GIRL that most of them love her. Hoặc
=> It is such a beautiful girl .............. (IT IS ở đây mang nghĩa: ĐÓ LÀ)
+ THE DOGS are SO FEROCIOUS that everyone fears them
(Bầy chó này hung dữ đến nỗi mà ai cũng sợ chúng)
=> THEY are SUCH FEROCIOUS DOGS that everyone fears them.
* Dạng 2:
Sở hữu cách + Danh từ + BE (chia) + SO + ADJ + THAT + ............
=> Sở hữu cách (My/ your/ our/ her....) sẽ bị chuyển về Đại từ nhân xưng và có dạng HAVE/
HAS/ HAD đằng sau.
=> S + HAVE/HAS/ HAD (tùy thì) + SUCH (+ A/AN) + N + THAT + ..............
- Ví dụ:
+ THEIR CAT is SO QUICK that it catches a lot of mice
=> THEY HAVE such A QUICK CAT that it catches a lot of mice.
+ HER EYES were SO ATTRACTIVE that I looked at them a lot.


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

=> SHE HAD such ATTRACTIVE EYES that I looked at them a lot.
3. Chuyển từ SUCH sang SO
* Cách biến đổi: Chỉ cần cho Danh từ sau Adj về làm chủ ngữ:
S + BE (chia) + SUCH + (+ A/AN) + ADJ + N + THAT + ...............
=> N + E (chia) + SO + ADJ + THAT + .................
- Ví dụ:
+ He is SUCH AN ELEGANT MAN that he is always well-dressed.
=> THE MAN is SO ELEGANT that he is always well-dressed.

+ They were such DIFFICULT QUESTIONS that no one could answer them.
=> THE QUESTIONS were SO DIFFICULT that no one could answer them.

20. DẠNG 20: DẠNG QUY VỀ SO SÁNH CÀNG ..........CÀNG...............
1. Trước tiên, cần nắm lý thuyết về SO SÁNH HƠN và Càng ngày càng …:
a/ Với Tính từ và Trạng từ NGẮN
* Với Tính từ Ngắn:

S + BE + ADJ NGẮN + ER + AND + ADJ NGẮN + ER

Ví dụ:
+ The woman is YOUNGER AND YOUNGER. (Người phụ nữa càng ngày càng trẻ)
+ His results are WORSE AND WORSE. (Kết quả của nó càng ngày càng kém)
* Với Trạng từ Ngắn:
S + V + ADJ NGẮN + ER + AND + ADJ NGẮN + ER
(chú ý: Dạng So sánh của ADV ngắn và ADJ ngắn là giống nhau)
Ví dụ:
+ She runs SLOWER AND SLOWER. (Cô ấy chạy càng ngày càng chậm)
+ I drive BETTER AND BETTER. (Tao lái xe càng ngày càng giỏi)
b. Với Tính từ và Trạng từ DÀI
* Với Tính từ Dài:

S + BE + MORE AND MORE + ADJ DÀI


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

Ví dụ:

+ She is MORE AND MORE BEAUTIFUL. (Cô ấy càng ngày càng xinh)
* Với Trạng từ Dài:

S + V + MORE AND MORE + ADV DÀI

Ví dụ:
+They dance MORE AND MORE GRACEFULLY. (Họ nhảy càng ngày càng duyên dáng)
2. Cấu trúc so sánh “Càng… càng…”
* Công thức: THE + SO SÁNH HƠN + S + BE/V (O), THE + SO SÁNH HƠN + S + BE/V (O)
Ví dụ:
+ THE OLDER she is, THE MORE BEAUTIFUL she is. (Cô ta càng lớn, (cô ta) càng xinh).
+ THE THICKER the books are, THE MORE EXPENSIVE they are.
(Quyển sách càng dày, chúng càng đắt)
+ THE MORE SUBJECTS I study, THE WORSE my results are.
(Tao càng học nhiều môn, kết quả của tao càng kém)
+ THE MORE ACCIDENTS they have, THE MORE DANGEROUSLY they drive.
(Chúng càng gặp nhiều tai nạn, chúng càng lái xe nguy hiểm)
+ THE UGLIER she is, THE MORE he loves her. (Cô ấy càng xấu, anh ấy càng yêu cô ấy.)
* Lưu ý: Có nhiều dạng đặc biệt khác như khuyết chủ ngữ, khuyết động từ….. nhưng dạng THE +
SO SÁNH HƠN luôn luôn giữ nguyên. Ví dụ:
+ THE CHEAPER HIS CAKES, the more people eat them. (khuyết V)
(Bánh hắn càng rẻ, càng nhiều người ăn chúng)
+ The more, the merrier. (khuyết S + V)

(Càng đông, càng vui)

+ The sooner, the better. (khuyết S + V)

(Càng sớm, càng tốt)


3. Cách nhận dạng:
- Phần viết lại câu chắc chắn có THE (hoặc “The more”) ở đầu
- 2 vế của câu Gốc có chứa So sánh hơn của Tính từ hoặc Trạng từ ở 2 vế. Ví dụ:
+ As he gets older, he becomes more intelligent
=> The older he gets, the more intelligent he becomes.


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

- 2 vế của câu Gốc có chứa Tính từ và Trạng từ bình thường nhưng là HỆ QUẢ hay ĐIỀU KIỆN
của nhau. Ví dụ:
+We will earn a lot of money if we are successful.
The more successful we are, the more money we will earn
+She cooks well because she cooks a lot of meals every day.
The more meals she cooks every day, the better she cooks)
- Chú ý chuyển A LOT, MUCH hay MANY về MORE như các ví dụ trên.
- Để đảm bảo làm chính xác, hãy DỊCH câu gốc và câu viết lại cho hợp lý - Vế Trước là ĐIỀU
KIỆN hay NGUYÊN NHÂN của vế Sau.

21. DẠNG 21: DẠNG QUY VỀ CÂU GIÁN TIẾP
1/ Dạng CƠ BẢN: quy đổi về câu Gián tiếp như bình thường. Ví dụ:
+ She asked me:“Where do you live?”
=> She asked me where I lived.
2/ Dạng NÂNG CAO - là dạng lấy ý chính của câu:
* Câu gián tiếp LẤY Ý CHÍNH:
- Chỉ chọn ra Ý BAO QUÁT nhất của cả câu và diễn đạt lại. Ví dụ:
+ He said to me:”If I were you, I would give up smoking”.
(Hắn nói với tôi: “Nếu tao là mày, tao sẽ bỏ thuốc.”)

=> He advised me to give up smoking. (Hắn khuyên tôi bỏ thuốc)
- Dạng dẫn lại luôn là thì QUÁ KHỨ ĐƠN nên cần chia cho đúng.
a/ Câu NHỜ VẢ:

ASK(ed) SB TO DO STH: yêu cầu/ nhờ ai làm gì

- Câu gốc thường có dạng COULD/ CAN YOU……….? Ví dụ:
+ She said to the man: “Could you lift my luggage, please?
(Cô ấy nói với người đàn ông: “Bác có thể giúp cháu nâng hành lý được không ?”)
=> She ASKED THE MAN TO LIFT her luggage.
(Cô ấy nhờ/ yêu cầu người đàn ông nâng hành lý của mình)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

b/ Lời HỨA:

Group: fb.com/groups/alfazi

PROMISE(d) TO DO STH: hứa làm gì

- Thường dùng TƯƠNG LAI ĐƠN trong câu gốc. Ví dụ:
+ She said to him: “I will reply to your letter soon.”
(Bà ấy nói với anh ấy: “Tôi sẽ trả lời thư của cậu sớm.”)
=> She PROMISED TO REPLY to his letter soon. (Bà ấy hứa trả lời thư của anh ấy sớm)
c/ Lời KHUYÊN:

ADVISE(d) SB TO DO STH: khuyên ai làm gì

- Câu gốc thường có dạng: IF I WERE YOU……. (nếu tôi là bạn…) hoặc YOU SHOULD/ YOU

HAD BETTER……. (bạn nên….). Ví dụ:
+ They told me: “You should go home.” (Họ bảo tôi: “Mày nên về nhà.”)
=> They ADVISED ME TO GO home. (Họ khuyên tôi về nhà)
d/ Lời ĐE DỌA:

THREATEN(ed) TO DO STH: đe dọa làm gì

- Thường dùng TƯƠNG LAI ĐƠN trong câu gốc. Ví dụ:
+ He told them: “I will kill you if you move.”
(Hắn bảo họ: “tao sẽ giết chúng mày nếu chúng mày di chuyển.”)
=> He THREATENED TO KILL them if they moved. (Hắn dọa giết họ nếu họ di chuyển)
e/ Câu MỆNH LỆNH:

TELL (TOLD) SB TO DO STH: bảo ai làm gì

- Thường có dạng câu mệnh lệnh (câu có động từ ở đầu và không có chủ ngữ) hoặc câu CẤM
ĐOÁN. Ví dụ:
+ The old woman said to us: “Get out of my garden!”
(Bà già nói với chúng tôi: “Cút khỏi vườn của tao!”)
=> The old woman TOLD US TO GET out of her garden.
(Bà già bảo chúng tôi cút khỏi vườn của bà.)
f/ Lời CHÚC MỪNG

(1) CONGRATULATE(d) SB ON STH/ DOING STH
(2) CONGRATULATE(d) SB ON HAVING DONE STH.
=> chúc mừng ai vì đã làm gì

- Thường dùng dạng 2 cho hành động ở quá khứ, nhưng dạng 1 cũng chấp nhận được.



Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

- Thường có CONGRATULATIONS! (xin chúc mừng) trong câu gốc. Ví dụ:
+ She said to him: “Congratulations! You sold a lot of products.”
(Cô ta nói với hắn: “Xin chúc mừng! Chú bán được nhiều hàng.”)
=> She CONGRATULATED HIM ON SELLING/ HAVING SOLD a lot of products.
(Cô ta chúc mừng hắn vì bán được nhiều hàng)
g/ Lời ĐỀ NGHỊ/ GỢI Ý:

SUGGEST(ed) DOING STH: đề nghị, gợi ý làm gì

- Thường có dạng: WHY DON’T WE……. (sao chúng ta không….) hoặc WHAT ABOUT….. (còn
về việc ……….. thì sao). Ví dụ:
+ She said: “Why don’t we play game now?”
(Chị ấy nói: “Sao chúng ta không chơi game bây giờ nhỉ?”)
=> She SUGGESTED PLAYING game then.
(Chị ấy gợi ý chơi game lúc đấy)
h/ Lời CẢM ƠN

(1) THANK(ed) SB FOR DOING STH
(2) THANK(ed) SB FOR HAVING DONE STH
=> Cảm ơn ai vì (đã) làm gì

- Thường dùng dạng 2 cho hành động ở quá khứ, nhưng dạng 1 cũng chấp nhận được.
- Thường có THANKS!, THANK YOU! trong câu gốc. Ví dụ:
+ They said to her: “Thanks! You give us a very good chance.”
(Họ nói với bà ấy: “Cảm ơn ! Chị cho bọn em 1 cơ hội rất tốt.”)
=> They THANKED HER FOR GIVING them a very good chance.

(Họ cảm ơn bà ấy vì đã cho họ 1 cơ hội rất tốt)
i/ Câu ĐỒNG Ý:

AGREE(d) TO DO STH: đồng ý làm gì

- Thường có OK trong câu gốc. Ví dụ:
+She said to them: “O.k! I will increase your salary.”
(Bà ta nói với họ: “Được rồi ! Tôi sẽ tăng lương cho các anh chị.”)
=> She AGREED TO INCREASE their salary.
(Bà ta đồng ý tăng lương cho họ.)


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

- Nếu câu gốc là câu PHỦ ĐỊNH thì ta sẽ thêm NOT vào trước TO DO hoặc DOING. Ví dụ:
+ He said to them: “Don’t move!”
(Hắn nói với chúng: “Không được di chuyển”)
=> He told them NOT TO MOVE.
(Hắn bảo họ không di chuyển)
+She said to me: “Thank you! You didn’t kill me.”
(Cô ấy nói với tao: “Cảm ơn anh! Anh đã không giết tôi.)
=> She thanked him for NOT KILLING her.
(Cô ấy cảm ơn tao vì đã không giết cô ấy)
j/ Lời XIN LỖI

APPOLOGISE(d)/ APOLOGIZE(d) TO SB FOR DOING STH
APPOLOGISE(d)/ APOLOGIZE(d) TO SB FOR HAVING DONE STH
=> xin lỗi ai vì đã làm gì


- Thường có SORRY ở câu gốc. Ví dụ:
+ The woman said to the man: “I am sorry! I don’t remember your name.”
=> The woman APOLOGISED TO THE MAN FOR NOT REMEMBERING his name.
k/ Lời THÚ NHẬN

ADMIT(ted) DOING STH
ADMIT(ted) HAVING DONE STH
=> thú nhận đã làm gì

- Thường dùng HIỆN TẠI ĐƠN hoặc QUÁ KHỨ ĐƠN ở câu gốc. Ví dụ:
+He said to me: “Yes, I beat your son.”
=> He ADMITTED BEATING/ HAVING BEATEN my son.
l/ Lời PHỦ NHẬN

DENY (denied) DOING STH
DENY (denied) HAVING DONE STH

- Phủ nhận (đã) làm gì/ không nhận đã làm gì (nó vốn mang nghĩa PHỦ ĐỊNH rồi nên đừng cho
NOT vào nữa). Ví dụ:


Học dễ dàng và hiệu quả hơn với Alfazi

Group: fb.com/groups/alfazi

+ He said to them: “I didn't drink your wine.”
=> He DENIED DRINKING/ HAVING DRUNK his wine.
m/ Sự SUY NGHĨ, DỰ TÍNH
THINK (thought) OF/ ABOUT DOING STH: nghĩ đến việc làm gì (ưu tiên OF hơn)

Ví dụ:
+ He said: “I think I will buy a house next year”
=> He THOUGHT OF BUYING a house the following year.
n/ Câu ƯỚC MUỐN
DREAM (dreamt) OF/ ABOUT DOING STH: mơ ước làm gì (ưu tiên OF hơn)
Ví dụ:
+ She said: “I wish i would become a Miss World.”
=> She DREAMT OF BECOMING a Miss World.
o/ Lời NHẮC NHỞ

REMIND(ed) SB TO DO STH: nhắc nhở ai làm gì

- Thường có REMEMBER hoặc NOT FORGET trong câu gốc. Ví dụ:
+His mother told Tom: “Remember to lock the door, Tom.”
=> His mother REMINDED TOM TO LOCK the door.
p/ Lời BUỘC TỘI

ACCUSE(d) SB OF DOING STH
ACCUSE(d) SB OF HAVING DONE STH
=> buộc tội ai (đã) làm gì

Ví dụ:

+ She said to him: “You stole my car.”
=> She ACCUSED HIM OF STEALING/ HAVING STOLEN her car.

q/ Lời CẢNH BÁO

WARN(ed) SB TO DO STH: cảnh báo ai làm gì


WARN(ed) SB AGAINST DOING STH: cảnh báo ai không làm gì
- Dùng khi câu gốc ở phủ định hoặc vẫn dùng WARN NOT TO DO. Ví dụ:


×