Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vị trí và chức năng của bảo hiểm xã hội tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.35 KB, 16 trang )

GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo
đảm ổn định đời sống cho người lao động ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội,
thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập
cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ
sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ
của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động
và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế và
xã hội của Nhà nước, là những chủ trương, quan điểm, nguyên tắc BHXH để giải
quyết các vấn đề xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động và các
vấn đề kích thích phát triển kinh tế của từng thời kỳ. Trong mỗi giai đoạn phát
triển khinh tế khác nhau, chính sách BHXH được Nhà nước đề ra và thực hiện phù
hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội từng giai đoạn.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập
trung thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có :
1. Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành
phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm xã hội huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Vị trí và chức năng Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực
hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm
xã hội theo quy định của pháp luật.


Vị trí và chức năng Bảo hiểm xã hội Tỉnh:
Bảo hiểm xã hội tỉnh là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt


tại tỉnh nằm trong hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng
giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (gọi chung là bảo hiểm
xã hội) trên địa bàn tỉnh.
Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng giám
đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ
của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại tỉnh lỵ, có dấu,
tài khoản riêng.
Vị trí và chức năng Bảo hiểm xã hội Huyện:
Bảo hiểm xã hội huyện (tên gọi chung của Bảo hiểm xã hội huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh) là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại
huyện, nằm trong hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng
giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo
hiểm xã hội và quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện.
Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Giám đốc
Bảo hiểm xã hội tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban
nhân dân huyện.
Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại tỉnh lỵ, có
dấu, tài khoản riêng.
“Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo
đảm ổn định đời sống cho người lao động ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội,
thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc”.
Nguồn: />

MINH BẠCH QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI, ĐỪNG ĐỂ VỠ
LỞ KHI ĐÃ QUÁ MUỘN

(ĐVO) - "Quan trọng nhất là phải tiến tới minh bạch hóa thông tin.Đó
là yêu cầu rất thực tế, cần thiết. Càng minh bạch thông tin càng tốt bấy nhiêu,

để có thể nắm bắt thông tin kịp thời, chứ đừng để như vụ việc của Công ty tài
chính II khi vỡ lở thì xử lý thông tin cũng đã quá muộn" - Thứ trưởng Bộ
LĐ,TB&XH Phạm Minh Huân phân tích.

Chuyên nghiệp hóa đầu tư quỹ BHXH
PV:- Trong cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, nhiều đại biểu
Quốc hội bày tỏ lo lắng về việc quỹ BHXH cho vay 70% kết dư, có khoản vay đang
có nguy cơ không đòi được, ví dụ, cho công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc Ngân
hàng NN&PTNT Việt Nam) vay hơn 1 nghìn tỉ, hiện còn nợ BHXH Việt Nam số
gốc là 787 tỷ có nguy cơ không đòi được. Theo ông, việc sử dụng quỹ của Bảo
hiểm Việt Nam như vậy có hợp lý? Bảo hiểm Việt Nam cho vay tới 70% kết dư có
phải là mức bình thường?
Thứ trưởng Phạm Minh Huân:- Đúng, trong luật đã quy định rõ rồi. Không đúng
thì ai cho họ làm như vậy? Tại điều 96, 97 Luật lao động xã hội có quy định các
hình thức đầu tư, thì việc họ đầu tư vào các ngân hàng là đúng luật.
Kể cả số 70% kết dư họ mang cho vay cũng là tính tới yếu tố an toàn. Chắc chắn
bảo đảm an toàn, lãi suất có thể không bằng đầu tư vào những nơi khác nhưng an
toàn.
Số nợ của Công ty tài chính II, là số nợ khó đòi chứ chưa phải là không đòi
được.Hiện nay các cơ quan liên quan họ đang làm việc, xử lý vấn đề nợ xấu tại
Công ty cho thuê tài chính II.


PV:- Nếu theo lý lẽ thông thường thì hàng triệu người lao động hiện nay
đang là cổ đông của quỹ BHXH. Đã là cổ đông thì phải có quyền kiểm soát hoạt
động thu chi của quỹ này, ít nhất là thông qua cơ quan liên đoàn lao động.
Ông có đồng ý với quan điểm đó không? Ông đánh giá thế nào về vấn đề
minh bạch vì hiện nay BHXH VN chỉ công bố con số chung chung, không cụ thể?
Thứ trưởng Phạm Minh Huân: - Tôi hoàn toàn đồng ý. Tôi cho rằng vai
trò của người đại diện cho người lao động là rất quan trọng. Ở các nước thì thông

thường nhà nước đứng đằng sau bảo lãnh, nhà nước chỉ đứng sau còn Hội đồng
quản lý là người có quyền quyết định trực tiếp nhất, tuy nhiên ở nước ta thì đang
dùng cả cơ chế, cả nhà nước và cả Hội đồng quản lý.
Hiện nay, Tổng liên đoàn lao động cũng là thành viên trong Hội đồng quản
lý quỹ và là ủy viên của Hội đồng quản lý. Đã là ủy viên, thì hàng quý, hàng tháng
họp phải đóng góp ý kiến, tuy nhiên, tôi cho rằng cần phải nâng cao hơn nữa vai
trò của Hội đồng quản lý đồng thời nâng cao vai trò của người đại diện cho người
lao động.
Như ở các nước, là mỗi người có một mã số an sinh, một mã số về BHXH
và số tiền đóng, cố tiền tích lũy của người lao động sẽ được thể hiện trong tài
khoản của cá nhân mỗi người. Tôi cho rằng, nước ta tiến tới cũng phải làm như
vậy.Nhưng bây giờ thì chưa làm được.
Tôi cho rằng, yếu tố minh bạch thông tin là rất quan trọng. Quy chế, chính sách,
trách nhiệm, thực hiện phải quy định rõ ràng, chặt chẽ. Khi tổ chức thực hiện thì cơ
quan giám sát, thực hiện báo cáo định kỳ thường xuyên. Chứ không phải công bố
con số cho toàn dân chúng là minh bạch.
Nghĩa là đầu tiên phải từ quy định chính sách, quy chế hoạt động, quy chế đầu tư
cũng phải quy định lại, đội ngũ làm đầu tư cũng phải quy hoạch lại, chuyên nghiệp
hơn. Phải tự báo cáo định kỳ, cơ quan giám sát thực hiện giám sát chặt chẽ thực
hiện có đúng không. Nghĩa là phải thực hiện đúng chức năng của mình.
Ví dụ, hiện tại có cơ quan kiểm toán nhà nước là cơ quan thực hiện chức năng


giám sát, nhưng tiến tới thì sẽ thực hiện kiểm toán hàng năm và kiểm toán 3 năm
để giám sát đội ngũ thực hiện và so sánh năm trước với năm sau.
PV:- Dư luận lo lắng về vấn đề này là do trong bối cảnh kinh tế như hiện
nay, lương hưu của người lao động được gửi quá nhiều vào các tổ chức tín dụng
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chưa kể, bản thân Bào hiểm Xã hội đã có những vụ thất
thoát tiền tỷ. Ông có đồng cảm với nỗi lo lắng của người dân hay không? Quan
điểm của ông như thế nào?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: - Người dân họ lo lắng là đương nhiên, trên
cương vị người có tiền mang đi gửi thì lo lắng hoàn toàn có lý. Bản thân BHXH là
quỹ được nhà nước bảo lãnh nên tất cả việc đầu tư ở đâu thì cũng phải đảm bảo an
toàn lên trên hết.
Thứ hai là phải tính đến hiệu quả. Hiện nay, BHXH Việt Nam đang đặt yếu tố an
toàn lên đầu nhưng cũng phải tính tới tính hiệu quả nữa. Vấn đề quản lý nguồn vốn
đang là bài toán khó, Hội đồng quản lý, BHXH VN cũng đang phải tính toán.
BHXH VN cho nhà nước vay thì nhà nước phải có phương án trả. Các
nước trên thế giới thông thường họ có thêm một kênh gửi các tổ chức tín dụng
nước ngoài, nhưng ở nước ta thì chưa có quy định này.Đây cũng là vấn đề sau này
phải xem xét.
Khi cho Chính phủ vay dưới dạng mua trái phiếu, nếu nhìn ngắn hạn thì lãi suất
thấp, nếu dài hạn thì lãi suất lại tốt.
Nhưng, trái phiếu ở nước ngoài khi cần có thể chuyển thành giao dịch thị
trường, chuyển nhượng được từ người này qua người khác.Còn ở Việt Nam thì
chưa.
Nợ công tăng lên
PV:- Thưa ông, thông thường, việc sử dụng tiền quỹ bảo hiểm xã hội sẽ do
những ai quyết định? Quốc hội mà cụ thể là các ủy ban liên quan như Ủy ban
Kinh tế, Ủy ban các vấn đề xã hội có được xin ý kiến hay không? Nếu có, những
vấn đề ông nêu trong cuộc họp vừa qua có được đưa ra xin ý kiến Quốc hội
không?Quan điểm của Quốc hội lúc đó thế nào?


Thứ trưởng Phạm Minh Huân: - Do Hội đồng quản lý quyết định về chủ trương.
Hiện họ cũng thành lập các quy chế đầu tư, tất nhiên hệ thống hành lang pháp lý về
đầu tư thì vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện. Còn người thực hiện cụ thể thì chính
là bản thân BHXH VN.
Bộ TBLĐ XH cũng là một ủy viên trong Hội đồng quản lý, Chủ tịch hội đồng quản
lý là Bộ tài chính. Về mặt quản lý Bộ LĐTBXH được giao việc chính là thiết kế

các chính sách trong việc kiểm tra, giám sát các chính sách còn tiền bạc, đầu tư Bộ
LĐTBXH không tham gia.
PV:- Hiện có những dự báo về việc quỹ BHXH sẽ vỡ, nếu tiếp tục duy trì tình
trạng đầu vào và đầu ra mất cân đối như hiện nay (hiện số người tham gia BHXH
bắt buộc bình quân là 0,3 triệu người/năm, số nghỉ hưu hưởng chế độ BHXH lớn
gấp đôi: 0,6 triệu người/năm). Theo ông, nguy cơ vỡ quỹ được dự báo như thế
nào?Hệ quả của nó là gì?
Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Nếu vỡ quỹ chắc chắn Chính phủ phải bù đắp.
Đây là trách nhiệm rất lớn trực tiếp là Hội đồng quản lý và BHXH Việt Nam, yếu
tố gián tiếp là chính sách của nhà nước phải kiên trì theo đuổi ổn định kinh tế vĩ
mô. Về phía Quốc hội, Ủy ban Quốc hội thì có vai trò giám sát, góp ý kịp thời.
Nhưng thực tế hiện số người hưởng rất đông, nếu số người hưởng sau này
tăng lên thì áp lực không chỉ với quỹ mà với cả các yếu tố khác nữa.Thu không đủ
chi thì Chính phủ phải đi vay, đi vay thì nợ công tăng lên, làm không ra nữa cũng
không vay được nữa thì dẫn đến khủng hoảng.
Hiện Bộ LĐTBXH đang phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá lại
tình hình tài chính, người ta cũng nhìn thấy nguy cơ vỡ quỹ trong tương lai gần nên
phải thay đổi chính sách.Hiện các bộ ngành đang bàn bạc để sửa luật, thay đổi
chính sách đóng, hưởng thế nào để cân đối quỹ.
Vấn đề chúng ta nhìn thấy không phải là quỹ vỡ trong nay mai mà có thể là 5-7-10
năm tới.Nếu sửa luật, đóng nhiều lên, hưởng ít đi, vận động nhiều người tham gia
thì vỡ quỹ sẽ lùi lại khoảng 30 năm nữa.


PV:- Nhưng thưa ông, hiện Quỹ BHXH Việt Nam có hàng ngàn tỷ đồng
“nhàn rỗi” cho chính phủ và các ngân hàng vay với lãi suất thấp?
Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Không, việc gửi ngân hàng là việc khác. Dù có
gửi lãi suất cao thì vẫn có hiện tượng xảy ra vỡ quỹ vì do thiết kế chính sách hiện
đang đóng ít hưởng nhiều.
Ở ta đang lựa chọn mức hưởng xác định trước ví dụ bây giờ đóng đã biết trước lúc

nghĩ hưu sẽ được hưởng 75% lương.
Đóng ít, sau hưởng rất nhiều mới dẫn đến mất cân đối.Nên giải pháp bây
giờ là phải thay đổi chính sách.
PV:- Bộ LĐTBXH thì thể hiện vai trò, trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của
người lao động như thế nào? Ông có tham mưu gì giúp ổn định quỹ bảo hiểm và
tránh nguy cơ vỡ quỹ xảy ra?
Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Bộ là cơ quan tham mưu, nghiên cứu chính sách.
Vấn đề khó nhất hiện nay chính là bảo hiểm an sinh. Câu chuyện tính trong 25-35
năm sau mới là khó không như BH ngắn hạn như thai sản, ốm đau, bệnh tật. Cái đó
lại dễ hơn.
Trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì vai trò của Hội đồng quản lý là
chủ yếu.
Nhưng nói là vỡ quỹ thì không phải nó vỡ ngay ngày nay ngày mai.Mà đây
là cảnh báo phải 10-20 năm nữa. Mọi đòi hỏi của người lao động là hoàn toàn
chính đáng, và cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm xem xét trả lời
những đòi hỏi đó.
Trong trường hợp để vỡ quỹ thì phải xem xét nhiều vấn để. Về chính sách đóng và
hưởng như vậy đã hợp lý chưa; Điều chỉnh lương hưu; Ảnh hưởng từ nhân tố kinh
tế vĩ mô; Đầu tư quỹ như thế nào; Trách nhiệm của Hội đồng quỹ.
Quan trọng nhất là phải tiến tới minh bạch hóa thông tin.Đó là yêu cầu rất thực tế,
cần thiết. Càng minh bạch thông tin càng tốt bấy nhiêu, để có thể nắm bắt thông tin


kịp thời, chứ đừng để như vụ việc của Công ty tài chính II khi vỡ lở thông tin thì
xử lý thông tin cũng đã quá muộn
PV: Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Vũ (Thực hiện)
Nguồn: />
CÓ THỂ VỠ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI SỚM HƠN
DỰ BÁO


(ĐVO) - "Nếu chúng ta quản lý không tốt và cho các tổ chức tín dụng
không có năng lực vay thì nguy cơ rủi ro cũng rất có thể xảy ra" - TS. Bùi Sỹ
Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết.

PV:- Trong phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban về các vấn đề xã hội mới đây, về giám
sát quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), ông đã bày tỏ sự lo lắng về hoạt động đầu tư,
tăng trưởng quỹ BHXH, vì nguồn quỹ này chủ yếu cho ngân sách Nhà nước vay và
mua trái phiếu Chính phủ (73,41%), các ngân hàng thương mại Nhà nước vay chỉ
chiếm (24,72%).
Trong đó, Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc Ngân hàng NN&PTNT Việt
Nam) vay nhưng vẫn còn nợ quá hạn hơn 1 ngàn tỉ đồng (gồm gốc 787,5 tỉ đồng
và nợ lãi 264,6 tỉ đồng). Theo ông, việc sử dụng quỹ của Bảo hiểm xã hội như vậy
có hợp lý?Ông đánh giá như thế nào về vấn đề minh bạch bởi trong các báo cáo
chính thức Bảo hiểm xã hội VN chỉ nói, cho vay với mức lãi suất thấp hay lãi suất


thỏa thuận?
PCN. Bùi Sỹ Lợi: - Theo tôi, việc cho vay đầu tư theo cơ cấu như vậy là chưa thật
hợp lý. Nhưng với điều kiện như hiện nay để đầu tư có lãi suất cao thì độ rủi ro lại
lớn, còn đầu tư với lãi suất thấp nhưng độ an toàn lại tốt hơn.
Chủ trương cho vay đầu tư là theo luật định và có sự chỉ đạo của Hội đồng
quản lý quỹ, tuy nhiên tỉ lệ cho ngân sách vay và mua trái phiếu Chính phủ chiếm
hơn 70% là chưa thật hợp lý. Vì lãi suất thấp hơn so với đầu tư cho ngân hàng
thương mại và các hình thức đầu tư khác với mức lãi suất cao hơn.
Tuy nhiên, năm 2012 hoạt động đầu tư quỹ là bảo đảm an toàn và có tăng
trưởng với lãi suất bình quân cả năm đạt 10,4%, số lãi thu được là: 18.000 tỷ đồng,
tăng 21,6% so với kế hoạch được giao, trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ
tăng 6,8%/năm.
Việc đầu tư cho vay quỹ BHXH đều thông qua các hợp đồng cho vay giữa

BHXHVN và các cơ quan trong đó các ngân hàng thương mại đều có khế ước bảo
lãnh. Điều này cũng thể hiện sự công khai, minh bạch và bảo đảm được độ an toàn
của quỹ.
Về số nợ quá hạn của Công ty cho thuê tài chính 2, theo kết quả của kiểm
toán nhà nước thì đây là khoản nợ khó đòi. BHXHVN phải có trách nhiệm thúc
đẩy việc thu hồi nợ để bảo đảm không mất quỹ.
PV:- Dư luận lo lắng về vấn đề đầu tư, tăng trưởng quỹ hưu trí trong bối cảnh suy
thoái kinh tế như hiện nay, lương hưu của người lao động được gửi quá nhiều vào
các tổ chức tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chưa kể, số nợ quá hạn hơn một ngìn tỷ
của Công ty cho thuê tài chính 2. Ông có đồng cảm với nỗi lo lắng của người dân
hay không? Quan điểm của ông như thế nào?
PCN. Bùi Sỹ Lợi:- Tôi hoàn toàn đồng cảm với sự lo lắng của người lao
động về sự an toàn của quỹ BHXH vì đó là tiền đóng góp của họ để bảo đảm an
sinh khi về già và hiện nay hoạt động đầu tư cũng có thể xảy ra rủi ro. Nếu chúng
ta quản lý không tốt và cho các tổ chức tín dụng không có năng lực vay thì nguy cơ
rủi ro cũng rất có thể xảy ra.


Quan điểm của tôi, nhà nước phải có trách nhiệm quản lý sử dụng nguồn
quỹ đúng mục đích, công khai, minh bạch và lựa chọn các hình thức đầu tư tăng
trưởng quỹ an toàn nhất và phải có cơ chế bảo lãnh để tránh sự rủi ro do tổ chức tín
dụng không có khả năng thanh toán.
Điều đáng quan tâm là Hội đồng quản lý quỹ cần phải tăng cường công tác
kiểm tra giám sát chặt chẽ và BHXHVN nên hình thành một tổ chức độc lập để
quản lý và nghiên cứu các hình thức đầu tư có hiệu quả.
PV:- Thưa ông, thông thường, việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội sẽ do
những ai quyết định? Cơ chế kiểm tra, giám sát được thực hiện như thế nào?
PCN. Bùi Sỹ Lợi: - Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội tại Khoản 5,
Điều 20 thì việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH là trách nhiệm của tổ chức bảo
hiểm xã hội.

Định kỳ 6 tháng BHXHVN phải báo cáo với Hội đồng quản lý BHXH về
tình hình thực hiện và hàng năm báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước
về quản lý và sử dụng quỹ BHXH.
Hàng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về quản lý sử dụng quỹ BHXH
theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật BHXH và định kỳ 3 năm kiểm toán nhà
nước thực hiện kiểm toán quỹ BHXH để báo cáo kết quả với Quốc hội.
Ủy ban về các vấn đề xã hội Quốc hội được Quốc hội phân công giám sát
hàng năm về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH báo cáo trước Quốc hội
trong kỳ họp đầu năm.
PV:- Đang có dư luận rằng, sẽ có khả năng bị “vỡ quỹ” BHXH trong tương lai,
nếu tiếp tục duy trì tình trạng đầu vào và đầu ra mất cân đối như hiện nay (hiện số
người tham gia BHXH bắt buộc tăng bình quân là 0,3 triệu người/năm, nhưng số
người nghỉ hưởng chế độ BHXH một lần lớn gấp đôi: 0,6 triệu người/năm). Theo
ông, nguy cơ vỡ quỹ được dự báo như thế nào?Hệ quả của nó là gì?
PCN. Bùi Sỹ Lợi: -Theo dự báo của các chuyên gia, quỹ bảo hiểm hưu trí
có thể bị mất cân đối vào năm 2029, nhưng với thực trạng như hiện nay thì có thể
bị vỡ quỹ sớm hơn dự báo; vì số đối tượng hưởng BHXH một lần năm 2012 là
601.020 người, tăng 26% so với năm 2011 và có xu hướng năm sau đều tăng so


với năm trước; kể từ năm 2007 đến nay bình quân hằng năm số người nghỉ BHXH
một lần khoảng 0,5 triệu người.
Đây là vấn đề rất đáng quan tâm bởi không phù hợp với bản chất và mục
tiêu của BHXH là bảo hiểm dài hạn, nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho người lao
động khi về già và như vậy mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
là khó khả thi; điều đó, có thể dẫn đến hệ lụy vỡ quỹ.
PV:- Trong tình hình như hiện nay, theo ông, nên làm thế nào để đảm bảo quỹ
lương hưu của người dân không bị ảnh hưởng và tránh được nguy cơ vỡ quỹ bảo
hiểm? Vai trò của các Ủy ban Quốc hội nói riêng và Quốc hội trong việc này như
thế nào?

PCN. Bùi Sỹ Lợi: - Bài toán Quỹ Hưu trí chúng ta đang hướng tới là cân
bằng, bảo tồn và đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội. Tuy nhiên, mức đóng BHXH
như hiện nay, người lao động đóng 20 năm chỉ đủ trả khoảng 7-8 năm lương hưu;
tuổi về hưu thấp (thời kỳ 2007-2011) bình quân trên 53 tuổi (nam 55, nữ 51,5),
trung bình người lao động đóng bảo hiển xã hội 29 năm, có nghĩa quỹ lương hưu
chi trả khoảng 10 năm; tuổi thọ bình quân hiện tại ở nước ta tăng nhanh năm 2010
là 73 tuổi, như vậy bài toán quỹ lương hưu chỉ đủ trả được 10 năm, thiếu 10 năm
đồng nghĩa mất cân đối quỹ 50%; năm 2000 có 34 người đóng bảo hiểm xã hội cho
1 người hưởng lương hưu và năm 2011 chỉ còn 9,9 người đóng/1 người hưởng và
đang có xu hướng giảm tiếp.
Vấn đề này chỉ có thể giải quyết được khi chúng ta phải thực hiên đồng bộ
các giải pháp về: tăng thời gian đóng BHXH (kéo dài tuổi nghỉ hưu); xác định mức
đóng – hưởng hợp lý; bảo tồn và phát triển Quỹ; theo đó phải mở rộng đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội và phải hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân.
Vai trò của Quốc hội, các ủy ban quốc hội, đặc biệt là Ủy ban về các vấn
đề xã hội là phải tăng cường công tác giám sát theo luật định và nghiên cứu để sửa
đổi Luật BHXH khi Chính phủ trình vào cuối năm 2013.
Nguyễn Vũ (Thực hiện)
Nguồn: />

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI:
SAI PHẠM NHIỀU, XỬ LÝ ÍT
Tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH; không kiểm soát, xử lý được các
DN cố tình không tham gia BHXH... thực sự là những thông tin nóng và đáng quan
ngại được đưa ra trong buổi làm việc giữa Uỷ ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội
với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Việt Nam về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2012 diễn ra
chiều 16.4.
Vi phạm pháp luật về BHXH ngày càng tăng
Báo cáo của Bộ LĐTBXH cho thấy, tính đến cuối năm 2012, cả nước có

trên 10,577 triệu người tham gia BHXH. Tổng số thu ước đạt 97.799 tỉ đồng, số
chi trên 99.949 tỉ đồng. Tổng số dư các quỹ bảo hiểm xã hội đến cuối năm 2012 là
223.412 tỉ đồng, tăng 29% so với năm 2011. Đặc biệt, tình trạng nợ đóng, chậm
đóng BHXH vẫn ở tình trạng đáng ngại.
Tổng số nợ đóng, chậm đóng BHXH và BH thất nghiệp năm 2012 là 4.639
tỉ đồng (trong đó: Nợ BHXH bắt buộc là 4.274 tỉ đồng, nợ BH thất nghiệp là 365 tỉ
đồng). Tuy con số này đã giảm 232 tỉ đồng (4,76%) so với năm 2011 nhưng vẫn
còn ở mức cao. Trong số này nợ từ trên 6 tháng khoảng 2.300 tỉ đồng, chủ yếu là
của các DN bị phá sản, dừng hoạt động, chủ bỏ trốn, DN gặp khó khăn trong sản
xuất, kinh doanh do tác động của suy giảm kinh tế.
Kết quả thanh tra tại 7 tỉnh, thành phố, thanh tra lao động đã phát hiện trên
1.700 trường hợp làm giả, mua bán giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy
ra viện, trong đó hai TP.Hà Nội và TPHCM số vụ vi phạm được phát hiện nhiều
nhất lên tới hàng trăm trường hợp. Theo nhận định của ông Phạm Minh Huân Thứ thưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số vụ vi phạm pháp luật về
BHXH đang có xu hướng tăng. Điều đáng nói là chỉ có một số tỉnh, thành phố như
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh tiến hành khởi kiện ra tòa đối với đơn vị, cá nhân vi
phạm pháp luật về lĩnh vực này.


Ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội nêu ra một loạt các hạn chế trong việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH như: Đối
tượng tham gia BHXH có tăng, nhưng tăng thấp; không kiểm soát, xử lý được các
DN cố tình không tham gia BHXH; khó khăn khi đăng ký tham gia BHXH...
Tại buổi làm việc, nhiều đại biểu đã chỉ ra những tồn tại, bất cập trong thực
thi chính sách BHXH từ trung ương tới địa phương. Ông Nguyễn Ngọc Phương Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình - nhận định: Việc xử lý nợ
đọng BHXH không mạnh mẽ đã dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài nhiều
năm, lo ngại về an toàn quỹ BHXH...
Theo báo cáo của BHXH VN, trong năm 2012 đã đầu tư 199,5 tỉ đồng, thu
hồi 148 tỉ đồng, tổng số dư nợ đầu tư đến cuối năm 2012 là 233.611 tỉ đồng. Tăng
52.649 tỉ đồng (29%) so với năm 2012. Cụ thể: Mua trái phiếu chính phủ là:
42.500 tỉ đồng (18,2%); cho ngân sách nhà nước vay: 129.000 tỉ đồng (55,2%);

cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và
Ngân hàng Chính sách xã hội vay: 58.363 tỉ đồng (25%); cho vay đầu tư xây dựng
Thủy điện Lai Châu: 3.748 tỉ đồng (1,6%). Các khoản vay này đã có số tiền sinh
lời là 18.000 tỉ đồng.
Trước việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH, một số đại biểu bày tỏ lo ngại
vì mới đây- theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, BHXH Việt Nam đã cho Cty
cho thuê tài chính II (ALCII) thuộc Ngân hàng NNPTNT (Agribank) vay số tiền
lên tới 1.010 tỉ đồng. Tính đến thời điểm 31.12.2011, công ty này còn nợ BHXH
Việt Nam 787,5 tỉ đồng tiền gốc (trong đó nợ quá hạn là 357,5 tỉ đồng) cùng 264,5
tỉ đồng tiền lãi không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, để quản lý quỹ BHXH
như thế nào cho an toàn hơn và sinh lời nhiều hơn thì cả Bộ LĐTBXH và cơ quan
BHXH VN đều chưa tìm ra cách nào tốt hơn.
Ông Nguyễn Đình Khương - Phó Tổng giám đốc BHXH VN - cho rằng,
các hạn chế mà BHXH VN đang gặp phải đều do chế tài xử phạt thấp, không hiệu
quả. Cơ quan BHXH đi kiểm tra phát hiện sai phạm nhưng không thể xử phạt, phải
báo với thanh tra lao động của sở LĐTBXH để xử phạt, vì thế kiểm tra nhiều mà
xử lý không được bao nhiêu. Nói về thanh tra xử phạt, Bộ LĐTBXH lại cho rằng
cả nước chỉ có 460 thanh tra lao động, bình quân 7,3 cán bộ thanh tra/tỉnh nên
không thể làm hết việc.


Chủ nhiệm Uỷ ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đề
nghị trong năm 2013 BHXH Việt Nam tăng cường phối hợp với các bộ ngành liên
quan đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH; rà soát tất cả
các cơ quan tổ chức DN và cá nhân có thuê mướn lao động, nhất là DN ngoài quốc
doanh, từ đó xác định rõ đối tượng bắt buộc tham gia BHXH theo quy định.
Việc quản lý tham gia đóng BHXH không thể để mãi như vậy, cần sớm kết
thúc sau khi sửa đổi Luật BHXH. Cần tuyên truyền tích cực chính sách BHXH để
người lao động thấy BH hưu trí hấp dẫn và mang lại nhiều lợi ích. Việc giải quyết
nợ đọng cần phải có những đề xuất mạnh mẽ. Tới đây, số dư của quỹ BHXH sẽ lớn

hơn, do vậy cần nghiên cứu thay đổi cách đầu tư quỹ...
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng: DN không đóng BHXH, tại
sao lại phạt người lao động. Tổng Liên đoàn Lao động VN đã làm việc với cơ quan
BHXH VN, kiến nghị BHXH VN xem xét lại việc xử lý không tham gia đóng
BHXH.
Không thể có chuyện DN nợ đọng BHXH không bị xử phạt mà lại phạt
người lao động, không trả chế độ cho người lao động. Trong khi người lao động
đóng BHXH đầy đủ nhưng DN không đóng đã đẩy người lao động vào thế bất lợi.
Không kiểm soát được số lao động thực tế trong mỗi DN, số tiền mà DN thu của
người lao động hoặc DN không đóng BHXH sử dụng vào mục đích kinh doanh...
đều không quản lý được. Các DN trưng dụng quỹ BHXH... vẫn chưa bị xử lý.
Chủ nhiệm Uỷ ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai: Tổng
Liên đoàn Lao động VN cần đẩy mạnh vai trò của tổ chức công đoàn, tích cực
tham gia hỗ trợ người lao động giám sát phát hiện các chủ DN không đóng BHXH
hoặc sử dụng tiền đóng BHXH của người lao động vào mục đích khác. Cần thiết
lập mối quan hệ giữa cơ quan BHXH với người lao động chứ không phải quan hệ
giữa BHXH với DN. Như vậy, hàng triệu người lao động khi bước vào tuổi nghỉ
hưu mới được hưởng lương hưu đầy đủ.
P.N
Nguồn: />

3 GIẢI PHÁP “CỨU” QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

(Dân trí) - Sự an toàn của Quỹ BHXH có ảnh hưởng lớn đến vấn đề an
sinh xã hội, tuy nhiên quỹ này đang đứng trước nguy cơ “vỡ nợ” khi gánh nặng trả
lương hưu đang ngày càng lớn.
Theo mức đóng hiện nay, thì tổng số tiền đóng BHXH trong 30 năm của 1
người hưởng lương hưu chỉ đủ chi trả lương hưu bình quân trong 8 năm của người
đó. Trong khi đó, thời gian hưởng lương hưu bình quân hiện nay là 16 năm.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, với mức đóng và hưởng như

hiện hành, Quỹ BHXH chỉ có thể cân đối thu - chi đến năm 2020. Còn từ năm
2021 trở đi, số chi sẽ lớn hơn thu, quỹ sẽ giảm nhanh. Đặc biệt, dự báo từ năm
2031 trở đi, số chi sẽ lớn gấp nhiều lần so với số thu.
Trong khi đó, hiện Chính phủ vẫn chưa đưa ra được giải pháp để chống
tình trạng chiếm dụng, nợ đọng tiền đóng BHXH. Theo số liệu của BHXH
Việt Nam, tính đến cuối tháng 12/2004, tổng số nợ đọng đã tới khoảng 582,5 tỷ
đồng - chiếm 5% tổng số thu BHXH trong năm 2004.
Trước tình hình đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa ra 3
phương án “ngăn lũ”:
1. Thực hiện ngay các giải pháp tăng tỷ lệ thu BHXH bằng cách tăng hiệu
lực thực thi pháp luật để số người thuộc diện tham gia BHXH tăng lên thông qua ý
thức tuân thủ luật pháp của các doanh nghiệp có sử dụng lao động, nhất là đối với
khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2. Tăng số năm bắt buộc đóng BHXH lên từ 15 năm như hiện nay lên 20
năm để được hưởng lương hưu theo tỷ lệ 45% hoặc 51% mức lương trước khi nghỉ
hưu. Vì với thời gian đóng BHXH bắt buộc là 15 năm như hiện nay, thực tế có
người chưa đầy 40 tuổi đã được nhận lương hưu theo tỷ lệ trên.


3. Tăng mức đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động,
theo một lộ trình dần dần. Cụ thể, trong giai đoạn 5 năm trước mắt (2005-2009),
mức đóng của người lao động vẫn giữ nguyên là 5% tiền lương, tiền công hàng
tháng. Bắt đầu từ năm 2010, sẽ điều chỉnh mức đóng theo lộ trình cứ 2 năm tăng
thêm 1% cho đến khi đạt 8% (vào năm 2016).
Tương tự, mức đóng của người sử dụng lao động trước mắt vẫn giữ
nguyên là 15%. Tuy nhiên, từ năm 2010, mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất sẽ
điều chỉnh cứ 2 năm tăng thêm 1% cho đến khi đạt 18%.
Mai Minh
Nguồn: />



×