Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN: GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.14 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG

Trường THCS Lũng Hòa.
Địa chỉ: Xã Lũng Hòa – Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: 02113855444
Email:
Họ và tên nhóm học sinh:
1. Nguyễn Thị Hằng. Ngày sinh: 30. 01.2001 Lớp 9A
2. Đường Thị Hợp. Ngày sinh: 02.06.2001 Lớp 9A

BÀI DỰ THI:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SƠ NĂM HỌC 2015-2016

Lũng Hòa, tháng 12 năm 2015

1


*Lời giới thiệu:
Chúng em là những học sinh lớp 9 Trường THCS Lũng Hòa, chơi thân với
nhau và cùng có chung sở thích là tìm hiểu, khám phá. Hưởng ứng cuộc thi
“Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho
học sinh THCS’’do nhà trường phát động, chúng em đã lựa chọn một tình huống
có thật trong giờ học môn Ngữ Văn. Chúng em đã cùng nhau tìm hiểu và giải
quyết tình huống.
1.Tên tình huống: BỆNH XOANG MŨI DỊ ỨNG CỦA CÔ GIÁO EM.
*Nội dung tình huống:
Cô giáo bước vào lớp với nụ cười hiền hậu, cả lớp nghiêm trang chào cô. Cô


gật đầu chào lại và mời cả lớp ngồi xuống. Sau khi kiểm tra bài cũ, cô say sưa
với bài giảng của mình, với những câu hỏi gợi mở... Chúng em hăng hái phát
biểu xây dựng bài và chăm chú ghi chép. Bỗng nhiên cô ngừng giảng... Hắt
hơi..! hắt hơi..! Rồi lại hắt hơi..! Tuy cô đã rất cố gắng nhưng tiết học của chúng
em vẫn bị gián đoạn. Vì sao cô lại bị hắt hơi nhiều như vậy? Phải chăng cô đang
bị viêm mũi dị ứng? Chúng em nghĩ rằng phải chăng do ô nhiễm môi trường
không khí ở địa phương đã làm cho bệnh của cô giáo và rất nhiều người nặng
thêm.
2.Mục tiêu giải quyết tình huống:
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu chúng em luôn trăn trở :
- Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng?
- Nó xuất hiện khi nào? Có chữa trị được không? Muốn phòng ngừa và chữa
trị chúng ta phải làm gì? Nếu không chữa trị kịp thời thì hậu quả sẽ ra sao?
Phải chăng ô nhiễm môi trường là nguyên nhân làm căn bệnh trên ngày
càng phổ biến ?
Chúng em mong muốn sẽ tìm hiểu rõ về những vấn đề trên, đề ra một số
biện pháp phòng tránh, và sưu tầm những bài thuốc dân gian, những vị thảo

1


dược sẵn có ở địa phương để khắc phục phần nào căn bệnh trên đem niềm vui
đến cho cô giáo của chúng em và những người cùng cảnh ngộ.

3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Khi học về “ Hệ hô hấp – Sinh học 8” chúng em hiểu rằng mũi là cửa ngõ
của cơ quan hô hấp. Mũi vô cùng nhạy cảm nhưng cũng rất dễ bị tổn thương.
Đặc biệt trong thời kì giao mùa với cùng với ô nhiễm không khí sẽ rất dễ dẫn
đến những bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm mũi dị ứng... Với kiến
thức của các bộ môn khoa học đã được học tập trong nhà trường chúng em nhận

thấy rằng:
- Môn Hóa học: Có thể giúp phân tích thành phần không khí, tác hại của khói
bụi, hóa chất và ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước hiện nay (hóa
học 8). Tác động của một số thuốc tân dược đơn giản như nước muối sinh lý,
dung dịch nước biển sâu và một số loại thuốc thảo dược chữa bệnh thông
thường.
- Môn Sinh học: Nghiên cứu ứng dụng kiến thức sinh học lớp 8 - Chương
“Hô hấp” .Tìm hiểu về cơ quan hô hấp, hoạt động hô hấp, vệ sinh hô hấp; Tìm
hiểu về phấn hoa, nấm mốc, và một số loại dị nguyên từ môi trường.
- Môn Địa lý: Vận dụng kiến thức về Trái Đất địa lí tự nhiên đại cương (địa lý
6), địa lí tự nhiên Việt Nam (địa lý 8) tìm hiểu về sự thay đổi các mùa trong
năm, sự biến đổi khí hậu do quá trình công nghiệp hóa. Tác hại của biến đổi khí
hậu đến sự phát triển của bệnh.
- Môn Văn học: Sử dụng kĩ năng đã được học trong môn Ngữ Văn để tạo lập
văn bản: phân tích, đánh giá, chứng minh…
- Môn Lịch sử: Tìm hiểu lịch sử phát triển của đông y cổ truyền, bài thuốc
chữa bệnh dân gian.
- Môn Vật lý: Tìm hiểu về hiện tượng thẩm thấu, cơ chế sát khuẩn của dung
dịch nước muối.
2


- Môn Tin học: Tìm kiếm thông tin trên mạng Enternet, biên tập và trình
bày.
4.Giải pháp giải quyết tình huống:
4.1.Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng:
Qua quan sát, tìm hiểu, chúng em nhận thấy bệnh viêm mũi dị ứng có một số
biểu hiện như sau:
- Hắt hơi: Là triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng.
- Ngứa mũi.

- Chảy nước mũi.
- Tắc ngạt mũi: Có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi. Người bệnh phải thở
bằng miệng và ở trẻ em có thể bị cảm giác ngạt thở.

Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng

4.2. Các nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng:
Nhờ kiến thức Sinh học 8 về tế bào, miễn dịch và hệ hô hấp giúp chúng
em hiểu được: Khi người bệnh tiếp xúc với chất kích thích ( còn gọi là chất gây
dị ứng), hệ thống miễn dịch sẽ hiểu nhầm đấy là những kẻ lạ xâm nhập vào
3


trong cơ thể họ. Cơ thể sẽ giải phóng ra Histamine, gây viêm và tiết dịch ở niêm
mạc hốc mũi, khoang họng, kết mạc mắt…Các biểu hiện xảy ra chủ yếu ở mũi,
mắt, họng gây ra những triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng.
Môn Địa lí 8 giúp chúng em cũng được biết, vào những thời điểm giao mùa
bệnh viêm mũi trở nên nặng hơn đối với những người quá nhạy cảm. Khí hậu
của Việt Nam nước ta có đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa sâu
sắc. Chính đặc điểm này đã làm cho không khí hay ẩm, mốc; đặc biệt vào thời
điểm giao mùa, không khí chuyển từ ẩm ướt sang khô hạn hoặc ngược lại, làm
cho cơ thể chưa thích nghi kịp dễ gây nên bệnh nặng hơn. Đối với những trường
hợp ảnh hưởng nhiều bởi dị nguyên phấn hoa thì vào mùa xuân – hạ, nhiều ẩm,
cây cối phát triển dễ sinh nhiều phấn hoa, làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng
hơn.

Dị ứng với phấn hoa
Môn hóa học 8 cho biết không khí hiện nay đang ngày càng ô nhiễm nặng nề,
việc tiếp xúc với khói bụi thường xuyên cũng dễ gây nên nhiều bệnh về hô hấp,
đặc biệt là viêm mũi và viêm mũi dị ứng.


4


Ô nhiễm không khí
Ngoài ra, chính dị nguyên từ nghề nghiệp cũng sẽ gây nên bệnh .Việc tiếp
xúc với phấn bảng cũng ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm mũi của cô giáo.

Dị ứng với lông chó,mèo

Dị ứng với phấn bảng.

4.3.Những tác hại của bệnh viêm mũi dị ứng:
Theo chúng em được biết, viêm mũi dị ứng tuy không phải là một bệnh
nan y nghiêm trọng nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc
sống của con người. Mặt khác nếu không chữa trị kịp thời bệnh việm mũi dị ứng

5


có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, những biến chứng khó lường gây ảnh
hưởng đến rất nhiều vấn đề sức khỏe khác như:
- Viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính.
- Viêm tai giữa.
- Rối loạn giấc ngủ hoặc ngưng thở.
- Vấn đề về răng: gây ra bởi hơi thở quá mức qua miệng làm sâu răng viêm
lợi.
Chính vì vậy, việc điều trị bệnh là rất cần thiết. Phương pháp điều trị bệnh
có rất nhiều cách. Tuy nhiên cần phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau, từ các
tác nhân bên ngoài đến điều trị bên trong cơ thể người bệnh.

4. 4.Một số biện pháp phòng tránh – Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng:
Chúng em đã tìm hiểu qua sách báo, mạng Enternet và được biết có một số
phương pháp để điều trị viêm mũi dị ứng:
a. Tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống.
Hạn chế tiếp súc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như:
- Phấn hoa và nấm mốc: Với các trường hợp nhạy cảm với phấn hoa, bệnh sẽ
xuất hiện vào mùa xuân, nhiều người bệnh có thể diễn biến quanh năm và nặng
lên vào một mùa cao điểm.
- Chất gây dị ứng : Khói bụi, khói thuốc là, nước hoa, bọ ve, lông chó mèo…
- Chất gây dị ứng nghề nghiệp: Phấn bảng, hóa chất phòng thí nghiệm...
- Khi thời tiết thay đổi bất thường.
b. Tạo các thói quen tốt:
- Không hút thuốc lá, tránh môi trường có khói thuốc lá, đấu tranh với người
hút thuốc lá nơi công cộng ..
- Khi ra đường hoặc ở nơi có khói bụi, nơi bị ô nhiễm …Nên sử dụng khẩu trang
( khẩu trang có than hoạt tính ) có khả năng hấp phụ khí độc hại.
-Thường xuyên vệ sinh nhà ở, giường chiếu, chăn màn, đồ dùng cá nhân và cả
nhưng nơi công cộng.
6


- Giữ ấm cơ thể, giữ ấm đường hô hấp về mùa đông giá lạnh.
- Chế độ ăn uống : Nên ăn các loại thực phẩm có tính ấm, tránh các các loại thực
phẩm có tính hàn. Cụ thể nên ăn : Sữa chua, hành tây, các loại rau thơm gia vị
(kinh giới, tía tô, bạc hà, húng quế, ngò gai, lá đinh lăng), ngũ cốc ( chưa xát,
chứa nhiều selenium) sẽ giúp ngăn ngừa dị ứng. Không nên ăn các loại quả
mọng nước như lê, dưa leo, cà chua, mận, táo...Không uống nước đá lạnh hoặc
các đồ ăn, thức uống quá lạnh sẽ làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh.
c. Sử dụng thuốc:
Theo chúng em được biết có rất nhiều người không thể kiểm soát được

các tác nhân gây dị ứng. Vì vậy sử dụng thuốc thường là phương pháp được lựa
chọn nhiều nhất.Theo kiến thức môn Hóa học:
Nước muối sinh lí : Natri clorid 0,9% có tác dụng sát khuấn, tiêu diệt các ổ
viêm và không gây tổn thương đến niêm mạc đường hô hấp, cách sử dụng:
Ngày 3 lần mỗi lần 10 ml dùng bơm tiêm sục rửa khoang mũi ( nếu trời lạnh cần
ngâm dung dịch trong nước nước ấm, tránh kích ứng co mạch).
Dung dịch Xisat nước biển sâu ngoài nước muối sinh lí còn có thêm một số
khoáng chất giúp nhanh chóng khắc phục những tổn thương khi viêm mũi.
Ngoài ra thuốc kháng Histamine, thuốc Corticorid (theo đơn thuốc của thầy
được các bác sĩ kê đơn) dùng cho đợt cấp và nghiêm trọng. Mặt khác theo tạp
chí thuốc và sức khỏe, nhiều loại thảo dược sẵn có ở địa phương cũng có thể để
góp phần đẩy lùi căn bệnh này.
d. Một số bài thuốc dân gian từ thảo dược để diều trị bệnh viêm mũi dị ứng:
Bài thuốc 1: Cây ngũ sắc ( cây cứt lợn) tía hoặc trắng 12 g, lá cối xay 12 g, hoa
kinh giới 8 g, bạc hà 8 g, hoa húng quế 8 g, cho vào 500 ml nước, đun sôi, chia 2
lần, xông hơi hít qua mũi, ngày xông 1-2 lần.

7


Cây ngũ sắc

Cây cối xay

Cây kinh giới

Bài thuốc 2: Hương nhu 12 g, lá ngũ sắc 12 g, bạc hà 12 g, cho vào 500 ml
nước, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày, làm liên tục trong khoảng từ 2
đến 4 tuần.
Bài thuốc 3: Dùng 1 nhánh tỏi, gừng tươi cắt lát mỏng, nhúng vào nước sôi, để

ấm rồi nhỏ vào 2 bên mũi, làm thường xuyên như vậy khoảng nửa năm là có tác
dụng (có thể dùng chữa cả viêm xoang, viêm mũi dị ứng).

8


5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Ngay từ khi nhà trường phát động cuộc thi : “Vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết tình huống thực tiễn ” do nhà trường phát động, nhóm chúng em đã
tìm hiểu và lựa chọn một số tình huống trong cuộc sống và trong học tập. Sau
giờ học môn Ngữ Văn, khi chứng kiến cô giáo bị hắt hơi nhiều lần chảy cả nước
mắt, nước mũi làm giãn đoạn giờ học, chúng em rất lo lắng và cảm thông cho
sức khỏe của cô và quyết định lựa chọn tình huống này để tìm hiểu và viết bài.
Chúng em đã tiến hành như sau:

9


Bạn Đường Hợp sưu tầm hình ảnh về bệnh viêm mũi dị ứng, các thông tin,
tài liệu về bệnh trên Internet và trong các sách báo, sách khoa học…
Bạn Nguyễn Hằng tổng hợp nội dung, biên tập và trình bày đánh máy.
Cô Đinh Thuận là giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn đã hướng dẫn chúng em
sưu tầm tài liệu, trình bày bố cục bài viết, sưu tầm một số bài thuốc dân gian
(trong đó có một số bài thuốc cô đã áp dụng với bản thân) và đã có kết quả bước
đầu rất khả quan.
Thầy Lê Hùng là giáo viên dạy bộ môn Địa lí giúp chúng em tìm hiểu
những kiến thức liên quan tới những vấn đề thuộc Địa lý như :Dị ứng thời tiết
các vùng miền theo các mùa khác nhau, vấn đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi
trường không khí.
Ngày 15 tháng 12 chúng em hoàn thành bài viết của mình và gửi dự thi cấp

trường. Ngày 22 tháng 12 bài viết được giải cấp trường và được lựa chọn dự thi
cấp huyện. Chúng em mong muốn được tiếp thu ý kiến của các thầy cô trong
ban giám khảo để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Qua việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng, chúng
em đã biết được nhiều điều mà trước đây chúng em chưa hề quan tâm đến như:
Biết được nguyên nhân gây ra bệnh, biết được biểu hiện của bệnh, những ảnh
hưởng không nhỏ của nó với người bệnh và tới chất lượng cuộc sống của họ.
Một số bài thuốc dân gian như cây ngũ sắc đã được cô trò chúng em áp dụng
chữa bệnh và đã đem lại những kết quả khả quan. Sức khỏe của cô giáo đã dần
được cải thiện và ổn định hơn, giờ học của chúng em không còn bị gián đoạn
nữa. Qua đó, chúng em càng thêm trân trọng những hành động bảo vệ cuộc
sống, đặc biệt là bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhất, tích cực nhất.
Chúng em biết rằng phía trước còn biết bao tình huống, thách thức cần giải
quyết đòi hỏi sự hiểu biết và vận dụng kiến thức của hầu hết các môn học trong
nhà trường.Từ đó đã thôi thúc chúng em tìm tòi, khám phá để có kiến thức toàn
diện và tăng cường khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, theo đúng lời
10


Bác Hồ dạy: “Học phải đi đôi với hành” để trở thành những công dân có ích cho
xã hội. Bài viết này của chúng em không tránh khỏi những sai sót kính mong
quý thầy cô và các bạn đọc góp ý đề bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em hi vọng rằng qua bài viết này sẽ đem lại một số kiến thức và
những lời khuyên bổ ích cho tất cả mọi người. Từ đó mọi người trong xã hội sẽ
có một hệ hô hấp khỏe mạnh, phục vụ tốt cho công việc và cuộc sống hằng
ngày.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của nhà trường


Người viết

(Kí tên,đóng dấu)

(Học sinh kí ,ghi họ tên)

MỤC LỤC:
1. Tên tình huống…………………………………………………………. 1
2. Mục tiêu giải quyết tình huống………………………………………….1
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan tới giải quyết tình huống……. 2
4. Giải pháp giải quyết tình huống………………………………………...3
11


5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống…………………………...8
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống…………………………………9

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa sinh học 8,9. NXB: Giáo dục Việt Nam.
- Tổng Chủ biên: Nguyễn Quang Vinh.
2. Sách giáo khoa hóa học 8,9. NXB: Giáo dục Việt Nam.
- Tổng Chủ biên: Lê Xuân Trọng.
3. Sách giáo khoa địa lý 6,9. NXB: Giáo dục Việt Nam.
-Tổng Chủ biên: Nguyễn Dược.
4. Tạp chí : Thuốc và sức khỏe.( Hội Dược học-Việt Nam)
5. Các vị thuốc và cây thuốc Việt Nam.
NXB: Y học- Chủ biên: GS Đỗ Tất Lợi.
6. Một số tranh ảnh và tài liệu trên mạng Enternet.


12



×