Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
BƠM HÚT CHÂN KHÔNG KẾT HỢP GIA TẢI
TRƯỚC BẰNG ĐẤT ĐẮP
Tóm tắt: Bài báo trình bày việc thiết kế, vận hành và kết quả của một dự án cải tạo
đất bằng phương pháp bơm hút chân không kết hợp gia tải trước trên 480 000 m2 đất
ở Cảng Xingang, Thiên Tân , Trung Quốc. Các khu vực được xử lý bằng phương
pháp hút chân không có diện tích trong khoảng từ 5000 - 30 000 m2 . Hiệu quả đạt
được từ phương pháp này là độ lún cố kết trung bình đạt được là 2,0 m và sức kháng
cắt không thoát nước tăng lên từ 2 - 4 lần và còn có thể lớn hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra
rằng phương pháp bơm hút chân không rất có hiệu quả cho việc xử lý gia cố nền đất
yếu, chứa nhiều sét trên một diện tích lớn. Phương pháp này đặc biệt là khả thi trong
trường hợp thiếu hụt đất đắp gia tải trước, sức chống cắt của nền rất thấp, đất mềm
tiếp giáp với sườn dốc và có nguồn cung cấp điện.
GIỚI THIỆU
Bài báo trình bày về việc thiết kế, vận hành và kết quả của một dự án cải tạo xử
lý nền đất bằng phương pháp bơm hút chân không trên 480 000 m2 đất tại Cảng
Xingang, Thiên Tân, Trung Quốc.
Nguyên lý của phương pháp bơm hút chân không kết hợp gia tải trước trên nền
sét yếu lần đầu tiên được giới thiệu bởi W. Kjellman thuộc viện nghiên cứu địa chất
Thụy Điển đầu 1950s. Khi hút chân không một khối đất, nó sản sinh ra một áp lực
nước lỗ rỗng âm. Khi ứng suất tổng không đổi, áp lực nước lỗ rỗng âm là do sự gia
tăng của ứng suất hữu hiệu, dẫn tới sự cố kết của đất. Phương pháp bơm hút chân
không được mô tả trong hình 1. Các chi tiết bao gồm một lớp đệm cát kết nối với hệ
thống thoát nước đứng trong nền. Một lớp màng chân không bao phủ bên trên lớp
đệm cát bao phủ khu vực xử lý và được neo vào các rãnh rồi bịt kín bằng một lớp
tường sét. Một hệ thống ống đục lỗ được đặt bên dưới lớp màng chân không để thu
nước. Đặc biệt phải chuẩn bị hệ thống bơm hút có khả năng tạo chân không trong đất
và bơm hút nước – không khí được kết nối vào hệ thống thu gom. Điều cần thiết là
khu vực xử lý phải hoàn toàn kín và cách ly với các loại đất thấm xung quanh để
tránh sự mất mát của khoảng chân không. Cũng cần tránh các lỗ thủng và khe hở
trong màng chân không. Vì khi có lỗ mọt hoặc nứt rách trong màng chân không thì
rất khó để xác định và sửa chữa do đó nó cần được kiểm tra cẩn thận trước khi đưa
vào vị trí. Để có được và duy trì trạng thái chân không cao cần phải bao phủ một lớp
nước bên trên mặt lớp màng chân không, đồng thời lớp nước cũng giúp cho màng
chân không giảm thiểu các tác động của môi trường và động vật. Khi áp lực gia tải
trước yêu cầu lớn hơn công suất của máy hút chân không, có thể gia tải thêm bằng đất
đắp, hình 1. Đất đắp không được có đá hoặc các vật thể bén nhọn. Nếu lớp đất đắp
Trang 1
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
nằm phía trên lớp màng chân không thì cần có một hệ thống chống rò rỉ nằm phía
dưới lớp màng này nhằm xác định vị trị rò rỉ.
Phương pháp hút chân không có những đặc điểm sau:
- Các thiết bị bơm hút chân không có sẵn hiện nay có thể đạt đến lực hút 600
mmHg (80 kPa), tương đương với một khối đất đắp cao 4.5m;
- Biến dạng theo phương ngang của đất hướng vào bên trong do hút chân
không thay vì hướng ra trong phương pháp gia tải bằng đất đắp, làm gia tăng các vết
nứt cạnh bên khu vực gia tải xử lý;
- Không cần phải kiểm soát tốc độ hút chân không vì phương pháp này làm gia
tăng trực tiếp ứng suất hữu hiệu trong đất nên không làm đất bị phá hoại.
Hình 1. Lược đồ phương pháp hút chân không
Mặc dù có một sự hiểu biết tương đối tốt về phương pháp hút chân không
(Holtz 1975) , nhưng nó vẫn không được sử dụng rộng rãi cho đến đầu 1980s, vấn đề
chủ yếu là do chi phí. Công nghệ đã đạt được sự chú ý trong cộng đồng địa kỹ thuật
châu Á vào 1980s (Qian et al. 1992) vì những tiến bộ về vật liệu tổng hợp trong địa
kỹ thuật và do sự thiếu hụt đất đắp. Bấc thấm tỏ ra rất hiệu quả, chi phí rẻ hơn so với
cọc cát, nên kéo theo chi phí cho phương pháp hút chân không cũng dễ chấp nhận
hơn ngay cả với những nước đang phát triển.
Hiện nay, các nghiên cứu về phương pháp hút chân không kết hợp gia tải trước
đang tập trung vào các khía cạnh như mô hình số ba chiều của quá trình cố kết, ứng
dụng trong đất ngập nước (Harvey 1997) và các vấn đề kỹ thuật như việc thực hiện
và bảo vệ các lớp màng chân không trên một diện tích xử lý lớn cũng như phát triển
các thiết bị hút chân không cho hiệu quả cao hơn.
KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC XỬ LÝ
Cảng Xingang, một cảng thương mại quốc tế ở phía bắc Trung Quốc, thuộc
Thiên Tân, thành phố lớn thứ ba Trung Quốc. Bến phía đông là một cầu cảng hình
thang, hình 2a và 2b . Phần trung tâm bến là một lớp đất bồi đắp trải dài 1.133 m và
Trang 2
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
có tổng diện tích khoảng 480 000 m2. Các công trình được xây dựng trên bến này bao
gồm chỗ neo tàu, nhà kho, đường giao thông và bãi chất hàng. Địa chất: sét mềm yếu
dày 20m, bao gồm cả lớp đất yếu dày 4m trên bề mặt, vì vậy cải tạo đất là điều cần
thiết trước khi việc xây dựng các công trình. Dự án được tài trợ bởi vốn vay từ Ngân
hàng Thế giới thông qua đấu thầu hơn 20 công ty trên thế giới. The 1st Navigational
Engineering Bureau of China đã đề xuất sử dụng phương pháp hút chân không kết
hợp gia tải trước và đã được trao hợp đồng. Dự án kéo dài 29 tháng kể từ ngày
15/06/1987 đến 07/11/1989, trước 68 ngày so với dự kiến ban đầu là 31 tháng.
ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT
Để xác định số liệu địa chất người ta tiến hành khoan 7 lỗ khoan thể hiện như
trong hình 2b
Các số liệu địa chất từ tây sang đông xác định từ các bản ghi lỗ khoan được
hiển thị trong hình 3, gồm sáu lớp:
(1) từ cao độ +5,7 đến +1,5m: đất bồi đắp từ các công tác nạo vét từ các lưu
vực bến cảng và các kênh trong khoảng 1982-1986. Đất vẫn còn trong quá trình cố
kết dưới tải trọng bản thân. Do đó không thể đi trên bề mặt này do sức kháng cắt là
rất thấp.
(2) từ cao độ +1,5 đến -2.0m: lớp sét bụi và sét dày từ 1,0 – 1.5 m.
(3) từ cao độ -2.0 đến -6,0 m: đất sét hữu cơ mềm xen lẫn các thấu kính mỏng
cát bùn. Tính thấm ngang cao. Sức kháng cắt không thoát nước thấp hơn 15 kPa.
(4) từ cao độ -6,0 đến -9,0 m: sét hữu cơ - than bùn có độ ẩm lên đến 60%.
Tính thấm gần như đẳng hướng cả hướng ngang và đứng. Sức kháng cắt không thoát
nước khoảng 20 kPa.
( 5 ) từ cao độ -9,0 đến -14,0 m: đất tương tự như lớp 4 nhưng độ ẩm ở lớp này
nhỏ hơn lớp (4). Sức kháng cắt không thoát nước khoảng 29 kPa.
( 6 ) Dưới cao độ -14,0 m: sét bùn và bùn cát với sức kháng cắt không thoát
nước cao hơn 50 kPa.
Trang 3
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
Hình 2. Schematic map (a) and site layout (b) of East Pier, Xingang Port
Các chỉ số kỹ thuật và tính chất của đất được tóm tắt trong Bảng 1. Độ ẩm cao
hơn giới hạn chảy trong tất cả các lớp, sức kháng cắt không thoát nước nhỏ và hệ số
rỗng lớn, đó là những đặc điểm tiêu biểu của đất sét. Các hệ số cố kết từ thí nghiệm
oedometer thông thường kết quả cho trong khoảng 0,6 đến 1,5×10-3 cm2/s. Dựa trên
những số liệu khảo sát địa chất cho thấy rằng cần xử lý bằng phương pháp hút chân
không kết hợp gia tải trước cho các lớp đất từ cao độ +5.7 đến -14.0 m.
Trang 4
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
THIẾT KẾ
Phân chia các khu vực xử lý
Diện tích xử lý được chia thành 6 phân khu dựa trên tải thiết kế của các công
trình được xây dựng, 6 phân khu được đánh thứ tự từ I-VI thể hiện trong hình 2b. Áp
lực chân không tại từng khu vực xử lý được đánh dấu 1-72 trong hình 2b. Diện tích
của mỗi khu vực xử lý khoảng từ 5000 đến 30000 m2. Những kinh nghiệm trong quá
khứ đã chỉ ra rằng diện tích của một khu vực xử lý phụ thuộc vào điều kiện đất đai,
công suất của máy bơm chân không, chất lượng của màng kín khí, và tay nghề
Hình 3. Mặt cắt địa chất
Bảng 1: Các tính chất của đất
Elevation (m)
Water
content
wn (%)
Unit
weight
(kN/m3)
Void
ratio
(e)
Liquid
limit
wL (%)
Plastic
limit
wp (%)
Triaxial
(UU)
cuu
Vane cu
Coefficient
of
consolidation
cv (×10–3
cm2/s)
1
+5.7 to +1.5
63.7
16.8
1.56
40.8
18
3
4.5
1.5
2
+1.5 to –2.0
58.0
17.1
1.53
48.1
24.9
6
15
1.4
3
–2.0 to –6.0
44.0
17.5
1.24
35
15
5
14.5
2
4
–6.0 to –9.0
61.0
16.6
1.65
52.7
27.6
10.3
21.7
0.6
5
–9.0 to –14.0
53.0
17.1
1.45
49
25
10.3
29.2
0.8
Soil layer
Trang 5
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
Bảng 2: Các chỉ tiêu cải tạo đất
Division (see Fig. 2b)
I
II
III
IV
V
VI
Design load pd (kPa)
Method of treatment
50
Vacuum
50
Vacuum
Preloading pressure pp (kPa)
cu (up to 10 m depth) (kPa)a
Residual settlement under design load (cm)
80
≥
15
≤20
80
≥
15
≤20
87
Vacuum +
preloading
80 + 17
≥
20
≤30
83
Vacuum +
preloading
80 + 17
≥
20
≤15
80
Vacuum +
preloading
80 + 17
≥
20
≤15
80
Vacuum +
preloading
80 + 17
≥
20
≤15
a
Below 10 m depth, cu = cuo + 0.2pd, where cuo is the initial undrained shear strength and pd is the effective overburden pressure.
Áp lực gia tải trước
Chỉ tiêu thiết kế được tóm tắt trong bảng 2. Áp lực thiết kế trong khoảng 50
đến 87 kPa. Sức kháng cắt không thoát nước trong 10m đất đầu tiên phải lớn hơn 15
kPa. Độ lún dư dưới cấp áp lực thiết kế cho đợt cố kết đầu tiên không được vượt qua
khoảng 15- 30cm. Phương pháp hút chân không được thiết kế xử lý ở phân khu I và
II phải có áp lực cố kết là 80 kPa, gấp 1.6 lần so với áp lực thiết kế. Để đạt được áp
lực thiết kế tại phân khu III-VI, tổng áp lực gia tải trước phải đạt 97 kPa, trong đó bao
gồm áp lực chân không là 80 kPa và tải đắp là 17 kPa (1m đất đắp), gấp 1.11-1.21 lần
so với áp lực thiết kế. Để so sánh kết quả hút chân không kết hợp gia tải trước, 4 vị trị
được đưa ra thử nghiệm (50mx50m), được đánh dấu S-1, S-2, S-3, S-4 trong hình 2b.
Tải đất đắp tương đương với 97 kPa đắp thành 3 đợt. Trong quá trình xử lý, các thiết
bị đo đạc ghi nhận các giá trị độ lún trên bề mặt, biến dạng đứng theo chiều sâu, biến
dạng ngang, áp lực nước lỗ rỗng và áp lực chân không, 3 khu vực 12-13, 44 và S-2
trong hình 2b đại diện cho 3 phương pháp xử lý: hút chân không, hút chân không kết
hợp gia tải đất đắp và chỉ gia tải đất đắp.
Hình 4. Áp lực chân không theo độ sâu tại khu vực 44.
Trang 6
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
Thoát nước đứng
Thoát nước đứng là hệ thống bấc thấm với vận tốc thấm là 25 cm3/s. Chiều sâu
cắm bấc thấm từ 16-20m. Nhưng trong một số chỗ bấc thấm có thể được cắm tới độ
sâu 25m. Khoảng cách giữa các bấc thấm là 1.3m bố trí theo lưới ô vuông.
Thời gian áp tải
Thời gian áp tải, bao gồm hút chân không và gia tải đất đắp ít nhất là 120 ngày
và áp lực chân không 80 kPa phải được duy trì trong suốt khoảng thời gian này.
VẬN HÀNH
Trước khi tiến hành phương pháp hút chân không
Lớp đất mặt cần được xử lý sơ bộ vì nó quá yếu để tiến hành các công tác thi
công. Việc xử lý gồm 3 bước:
1. Thi công 2 lớp đệm từ các cành cây khô, nhỏ
2. Đỗ các đống đất cao 30 cm lên trên bằng xe đẩy tay
3. Trải một lớp cát hạt trung dày 40cm lên cùng
Sau khi xử lý sơ bộ, có thể cho máy móc vào thi công cắm bấc thấm.
Thi công hệ thống thoát nước đứng
Máy khoan sẽ hạ 287 626 bấc thấm (tổng chiều dài của các bấc thấm 5 124
851m) trong vòng 18 tháng.
Thi công hệ thống thoát nước ngang
Một hệ thống các ống thoát nước ngang được đặt phía trên lớp cát sau khi đã
thi công xong hệ thống bấc thấm. Các ống này có đường kính 76mm và dài 6m được
bọc bằng vải lọc. Khoảng cách giữa các ống là 6m.
Thi công lớp màng chân không
Lớp màng nhựa tổng hợp được neo vào các rãnh và được bịt kín. Các rãnh neo
phải nằm sâu dưới lớp sét hữu cơ, phía dưới các lớp đệm thi công và được bịt kín
bằng đất sét được nén chặt.
Bơm hút chân không kết hợp gia tải trước
Các máy bơm chân không được sử dụng trong dự án có công suất 7.5 MW và
có thể tạo ra một áp lực chân không lên đến 80 kPa trong phạm vi 1000-1500 m2. Sau
khi đã hoàn thành các công tác đã nêu trên máy bơm sẽ chạy thử 6h để kiểm tra khả
năng làm việc của hệ thống. Hút chân không gia tải trước bắt đầu từ tháng 1 năm
1988 và kết thúc vào tháng 11 năm 1989. Áp lực chân không phải đạt đến giá trị 600
mmHg (80 kPa). Và hầu hết các phân khu đều đạt đến giá trị áp lực này sau 15 ngày,
nơi ngắn nhất là 1 ngày và lâu nhất là 58 ngày. Hình 4 là biểu đồ áp lực chân không
phân bố theo độ sâu được đo tại một trong những bấc thấm ở khu vực 44 (hình 2b)
cho thấy áp lực chân không phân bố đều và ổn định sau 60 ngày. Dựa trên kinh
Trang 7
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
nghiệm, việc xử lý cải tạo kết thúc khi độ lún ít hơn 1mm/ngày trong khoảng thời
gian 10 ngày. Thời gian xử lý cải tạo trung bình là 135 ngày tại I-II, nơi chỉ xử lý
bằng hút chân không, và 175 ngày tại III-IV, nơi xử lý bằng phương pháp hút chân
không kết hợp gia tải trước bằng khối đất đắp cao 1m. Các phân khu còn lại thời gian
xử lý cải tạo là khoảng 247 ngày.
Đắp nền
Một lớp vật liệu đắp nền (cát hạt trung và mô đất) được thi công sau khi bề mặt
đạt đến cao độ +5.4 m.
KẾT QUẢ
Độ lún
Độ lún trên bề mặt tại từng phân khu được đo bằng các chân đo lún (settlement
pins) được chôn trong các rãnh. Độ lún gây ra bởi lớp vật liệu đắp (0.3 m cành khô và
0.4 m cát hạt trung) sau khi đã cấy bấc thấm từ 0.6-1.2 m trong giai đoạn trước xử lý.
Hình 5 là một bản đồ đường đồng mức biểu thị độ lún cố kết sau khi cấy bấc thấm.
Nhìn chung, độ lún là khá đồng đều, độ lún lớn dọc theo các biên và nhỏ dần trong
khu vực trung tâm. Mối quan hệ giữa độ lún và thời gian trong quá trình hút chân
không được ghi nhận tại khu vực 44, hình 6. Độ lún sau khi hút chân không và đắp
đất gia tải trước là 1.4 m sau 250 ngày.
Trang 8
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
Hình 5. Contour map showing settlement due to surface pretreatment (0.7 m of fill). All
contour lines are in metres
Hình 6. Settlement versus time in subdivision 44
Hình 7. Contour map showing settlement due to vacuum preloading. All
contour lines are in metres
Trang 9
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
Hình 8. Contour map showing total settlement due to the combined effects
of surface settlement and vacuum preloading. All contour lines are in metres
Hình 9. Lateral displacement distribution with depth in subdivisions 44
(vacuum and surcharge) and S-2 (surcharge only)
Độ lún trong giai đoạn hút chân không được thể hiện trong hình 7. Trong phân
khu I và II áp lực gia tải trước là 80 kPa, chỉ có phương pháp hút chân không, độ lún
vào khoảng 1.0-1.2 m. Các phân khu còn lại, áp lực gia tải trước là 97 kPa, hút chân
không kết hợp gia tải trước bằng khối đất đắp 1m, độ lún vào khoảng 1.1-1.4 m. Độ
lún trong 4 khu vực thử nghiệm (S-1, S-2, S-3, S-4) trong phân khu IV và V không
cho một kết quả khác biệt nào, điều đó cho thấy phương pháp hút chân không và gia
tải trước bằng đất đắp có hiệu quả giống nhau trong quá trình cố kết.
Trang 10
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
Tổng độ lún của là từ 1.6 m đến 2.3 m, hình 8. Nhìn chung, độ lún lớn là ở IIIVI, nơi có áp lực gia tải trước là 97 kPa, lớn hơn I và II, nơi chỉ có áp lực chân không
là 80 kPa.
Chuyền vị ngang
Chuyển vị ngang của đất sau khi xử lý cải tạo được đo bằng inclinometers tại
khu vực 44 và S-2, sử dụng 2 phương pháp xử lý khác nhau, khu vực 44 là hút chân
không kết hợp gia tải đất đắp còn S-2 chỉ có gia tải đất đắp, hình 9. Phương pháp hút
chân không kết hợp gia tải trước tạo ra một chuyển vị ngang là 300 mm hướng vào
trong khu vực xử lý, trái ngược với phương pháp gia tải đất đắp tạo ra một chuyển vị
470 mm hướng ra ngoài khu vực xử lý. Rõ ràng, phương pháp hút chân không tránh
được các sự cố như nền đất bị phình trồi và phá hủy khi chất tải đắp quá nhanh như
trong phương pháp gia tải đất đắp. Tuy nhiên cũng có điều đáng chú ý là chuyển vị
theo hướng hướng vào trong này tạo ra các vết nứt xung quanh khu vực xử lý. Vì vậy
cần tránh xây dựng hoặc hạn chế sử dụng phương pháp này trong phạm vi 20 m xung
quanh khu vực xử lý cải tạo đất và các công trình lân cận phạm vi này cũng cần được
theo dõi nứt.
Độ ẩm và hệ số rỗng
Độ ẩm và hệ số rỗng được thể hiện trong hình 10a và 10b (ghi nhận tại khu vực
12-13, dùng phương pháp hút chân không), 11a và 11b (ghi nhận tại phân khu 44,
dùng phương pháp hút chân không kết hợp gia tải trước), 12a và 12b (tại S-2, dùng
phương pháp gia tải đất đắp). Độ ẩm giảm trung bình là 17.3; 16.3; 22.5% trong các
khu vực 12-13;44 và S-2. Vệ độ giảm hệ số rỗng lần lượt là 16.2; 14.9; 19.9% tại 1213; 44 và S-2. Độ ẩm và hệ số rỗng giảm không đáng kể dưới cao trình -8 m tại 12-13
(hình 10). Trong khi đó tại phân khu 44 và S-2 (hình 11 và 12) hiệu quả của công tác
xử lý cải tạo đạt đến cao trình -10 m.
Sức kháng cắt
Sức kháng cắt của đất sau xử lý cải tạo trong các thí nghiệm UU, VST và CPT
– hình 10c-10e; 11c-11e; 12c-12e.
Tại phân khu 12-13, sức kháng cắt không thoát nước thu được từ thí nghiệm
UU và VST cho kết quả giống nhau, tăng 1700% tại đỉnh và tăng 30-40% tại đáy
trong khu vực xử lý. Các giá trị thiết kế được liệt kê trong bảng 2. Kết quả thí nghiệm
CPT, hình 10e, sức kháng cắt tăng trong phạm vi -12m.
Trong phân khu 44 cũng tương tự cũng có sự tương đồng giữa thí nghiệm UU
và VST. Sức kháng cắt trong thí nghiệm VST sau khi xử lý đất là 25-51 kPa, so với
giá trị ban đầu là 4 - 37 kPa. Hoàn toàn thỏa các giá trị thiết kế trong bảng 2. Sức
kháng cắt tăng từ 33% tại đáy (cao trình -13m) đến 2327% tại bề mặt (cao trình
+5.5m). Kết quả của thí nghiệm CPT là phù hợp với độ giảm hệ số rỗng và độ ẩm và
sự gia tăng sức kháng cắt không thoát nước, hình 11e.
Trang 11
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
Trong phân khu S-2 kết quả thu thập được tương tự như ở phân khu 44, hình
12c-12e.
Hình 10. Results of soil testing after vacuum preloading in testing
area subdivisions 12 and 13. cu and cuu, vane and triaxial shear strength,
respectively.
Hình 11. Results of soil testing after vacuum and surcharge preloading in
testing area subdivision 44.
Trang 12
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
Hình 12. Results of soil testing after surcharge preloading in control area
subdivision S-2
Công suất tiêu thụ
Một phân tích sơ bộ về tiêu thụ điện năng được trình bày trong Bảng 3, diện
tích bao phủ trung bình của một máy bơm chân không công suất 7,5 MW là 1000 m2.
Điện năng tiêu thụ trên mỗi mét vuông đất được ước lượng là 24,3 MW · h / m2 tại
các phân khu I - II và 31,5 MW · h / m2 tại các phân khu III – VI.
KẾT LUẬN
Việc thiết kế, thi công và kết quả của việc xử lý cải tạo đất bằng phương pháp
hút chân không kết hợp gia tải trước trên diện tích 480 000m2 đất tại Thiên Tân,
Trung Quốc đã hoàn thành. Diện tích được phủ kín để hút chân không khoảng 500030 000 m2. Hiệu quả của phương pháp này được biểu thị qua độ lún cố kết trung bình
là 2m và sức kháng cắt không thoát nước và trị số CPT tăng từ 2 đến 4 lần. Nghiên
cứu chỉ ra rằng sử dụng phương pháp hút chân không có hiệu quả rất tốt trên đất yếu,
hàm lượng sét cao trên một diện tích rộng lớn. Công nghệ đặc biệt khả thi tại những
nơi thiếu đất đắp, sức kháng cắt rất yếu, đất yếu bên sườn dốc và có nguồn cung cấp
điện năng.
LỜI KẾT
Các tác giả mong muốn tỏ lòng biết ơn đến 1st Navigational Engineering
Bureau, Trung Quốc vì đã cho phép công bố các kết quả. Nghiên cứu được tài trợ bởi
Natural Sciences and Engineering Research Council of Canada. Các đồ thị được hỗ
trợ bởi bà S. Micic.
Trang 13
Kỹ thuật xử lý nền đất yếu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Harvey, J.A.F. 1997. Vacuum drainage to accelerate submarine consolidation
at Chek Lap Kok, Hong Kong. Ground Engineering, 30: 34–36.
Holtz, R.D. 1975. Preloading by vacuum: current prospects. Transportation
Research Record, No. 548, pp. 26–29.
Kjellman, W. 1952. Consolidation of clayey soils by atmospheric pressure. In
Proceedings of a Conference on Soil Stabilization, Massachusetts Institute of
Technology, Boston, pp. 258–263.
Qian, J.H., Zhao, W.B., Cheung, W.B., Cheung, Y.K., and Lee, P.K.K. 1992.
The theory and practice of vacuum preloading. Computers and Geotechnics, 13: 103–
118.
Trang 14