Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi khảo sát chất lượng giáo viên THCS môn văn tỉnh vĩnh phúc lần 2 năm học 2015 2016(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.7 KB, 6 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN LẦN 2
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN NGỮ VĂN; CẤP THCS
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 02 trang)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.”
(Lê Bá Dương, “Lời người bên sông”)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? (0,25 điểm)
Câu 2. Từ “nằm” trong câu thơ “Đáy sông còn đó bạn tôi nằm” được dùng theo nghĩa gốc
hay nghĩa chuyển? (0,25 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Có
tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.”? (0,5 điểm)
Câu 4. Tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm gì khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn?
(Trả lời trong khoảng 5-7 dòng). (0,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 5 đến Câu 8:
“ (1)Cha mẹ, gia đình, nhà trường và cả xã hội đều muốn học sinh học giỏi và phát
triển năng lực, sở trường nhưng trước hết phải học để làm người. (2)Thực tế, có nhiều
người có trình độ cao, thạc sĩ, tiến sĩ… và rất nổi tiếng về chuyên môn nhưng vì đồng tiền
hay một lý do nào đó mà phải vào vòng lao lý, hoặc cũng có người rất giỏi nhưng không
biết chung sống nên phải đơn thân, độc mã vật lộn với cuộc đời…
(3)Chính vì vậy, Liên Hợp Quốc đã đưa ra bốn trụ cột cho việc học tập, đó là: Học để
biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình. (4)Vấn đề này không


phải hô khẩu hiệu mà mỗi nhà trường, mỗi thầy cô và mỗi người làm cha, làm mẹ… hãy
nghiệm lấy và có những ứng xử tốt nhất với con em mình, để cho chúng lớn lên làm người
xứng đáng và phát triển hết năng lực, khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi em…”.
( Trích Báo Thanh Niên online - Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh )
Câu 5. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 6. Đoạn 1 và đoạn 2 được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Chỉ ra mối quan hệ
về nội dung ý nghĩa giữa 2 đoạn? (0,5 điểm).
Câu 7. Câu (4) là kiểu câu gì phân loại theo mục đích nói? (0,25 điểm).
Câu 8. Đồng chí hiểu như thế nào về quan điểm do Unessco đề xướng: “Học để biết, học để
làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).
(0,5 điểm)


II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Đồng chí hãy viết một bài văn ngắn với chủ đề: “Cuộc sống cũng cần những giọt
nước mắt”.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của đồng chí về hai đoạn thơ sau:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
(Trích “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời...”

(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)
------------- HẾT ------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh……………………………………….…………….SBD………………………


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HDC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN; CẤP THCS
(Đáp án gồm 04 trang)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm.
Câu 2 Từ “nằm” được dùng theo nghĩa chuyển: chỉ sự hy sinh của người lính,
thân xác vĩnh viễn chìm sâu dưới đáy sông Thạch Hãn.
Câu 3 Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
+ Hoán dụ: “tuổi 20” để chỉ các chiến sĩ trẻ tuổi.
+ Ẩn dụ: “thành sóng nước” chỉ sự hy sinh của người lính, hóa thân về
với sông nước quê hương.
- Tác dụng: Biện pháp tu từ hoán dụ, ẩn dụ khiến câu thơ trở nên gợi
hình, gợi cảm. Đồng thời, tác giả đã thiêng liêng và bất tử hóa sự hi sinh
của những người lính cho Tổ quốc.
Câu 4 Những tâm tư, tình cảm của tác giả:
+ Xúc động, xót thương trước sự hi sinh của đồng đội.
+ Trân trọng, ngợi ca những cống hiến, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ đã
làm nên nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Những người lính đã ngã
xuống nhưng họ sẽ bất tử cùng Tổ quốc.
Câu 5 Nội dung chính của đoạn trích:

Bàn về mục đích của việc học tập và trách nhiệm của nhà trường, gia
đình: cần có quan điểm, định hướng đúng đắn trong việc giáo dục con em
mình.
Câu 6 - Phép liên kết: phép nối – “Chính vì vậy”.
- Mối quan hệ vê nội dung ý nghĩa giữa 2 đoạn văn: nguyên nhân - kết
quả (Đoạn 1: Xác định mục đích của việc học sai lầm sẽ để lại những hậu
quả nghiêm trọng. Đoạn 2: Vì vậy, chúng ta cần có quan điểm đúng đắn
về mục đích của việc học tập).
Câu 7 Câu (4) là kiểu câu cầu khiến (phân loại theo mục đích nói).
Câu 8 - “Học để biết”: tích lũy tri thức; hiểu biết về những quy tắc, chuẩn mực
đạo đức, lẽ phải…
“Học để làm”: học đi đôi với hành, ứng dụng tri thức để giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn đời sống.
“Học để chung sống”: trang bị những kĩ năng, thái độ ứng xử để con
người có thể hòa nhập, thích ứng với môi trường sống xung quanh mình,
cùng chung sống trong hòa bình, hợp tác.
“Học để tự khẳng định mình”: học là một quá trình tích lũy vốn sống, kĩ
năng sống để khắng định được giá trị của bản thân, trở thành con người
có tri thức, có đạo đức, nhân cách.

Điểm
0,25
0,25
0,25

0,25
0,5

0,25


0,25
0,25

0,25
0,5


II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý, vận dụng tốt các thao tác
lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.
- Bài viết có bố cục mạch lạc; hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; dẫn chứng tiêu biểu,
xác đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức:
Đây là đề mở, có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực
đạo đức, lẽ phải. Dưới đây là những định hướng cơ bản:
Ý

Nội dung
1 Giải thích
- “Giọt nước mắt”: là một trong những biểu hiện của trạng thái cảm xúc, thể
hiện sự rung động, xúc động cao độ.
- “Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt”: khẳng định vai trò, sự cần
thiết của “giọt nước mắt” trong cuộc sống.
2Bàn luận: Vì sao “nước mắt” lại cần thiết trong cuộc sống?
- Nước mắt giúp con người giải tỏa nỗi niềm, vơi đi những buồn đau để lấy
lại năng lượng trong cuộc sống.
- Nước mắt đâu phải là sự yếu mềm. Có những giọt nước mắt thể hiện ý chí,
nghị lực, lòng quyết tâm trước mọi khó khăn, thử thách. Nước mắt cũng như

mưa, sau cơn mưa trời sẽ sáng, sau nước mắt là sự kiên cường.
- Giọt nước mắt còn là sự xúc động chân thành trước những vui sướng và
niềm hạnh phúc mà ta có được trong cuộc sống. Giọt nước mắt ấy cho ta
niềm tin, tình yêu với cuộc sống mà ta đang có.
- Giọt nước mắt của sự ân hận, ăn năn, có tác dụng thức tỉnh, giúp ta dũng
cảm đối diện với những sai lầm của chính mình để ngày càng hoàn thiện
hơn.
- Nước mắt thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, đặc biệt là với những khổ đau, bất
hạnh của đồng loại. Giọt nước mắt ấy làm cho cuộc sống nhân ái và tốt đẹp hơn.
(Lưu ý: Mỗi luận điểm cần kết hợp với dẫn chứng, lí lẽ để làm sáng tỏ).
3Bài học nhận thức và hành động
- Cần trân trọng và bồi đắp những xúc cảm chân thành để tâm hồn mỗi người
không trở thành một cỗ máy khô cằn, chai sạn trong guồng quay của cuộc sống
hiện đại.
- “Nước mắt” cần đi liền với lí trí sáng suốt để tránh tình thương bị lợi dụng.
- Không chỉ biết “khóc” mà chúng ta cũng cần phải can đảm “hành động” để
vượt qua những mất mát, khổ đau và những thử thách trong cuộc sống.

Điểm
0,5đ

2,0đ

0,5đ


Câu 2. (4,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm
sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc.

Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm, cần đặt hai đoạn
trích trong chỉnh thể của hai tác phẩm; bám sát phân tích những đặc sắc về nội dung, nghệ
thuật, có sự đối chiếu, liên hệ qua lại để làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau giữa
hai đoạn trích. Về cơ bản, cần làm sáng tỏ được những ý sau:
Ý
Nội dung
Điểm
I,
Giới thiệu chung:
0,5
1,
Giới thiệu về nhà thơ Viễn Phương bài thơ “Viếng lăng Bác”.
0,25
2,
Giới thiệu nhà thơ Thanh Hải và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
0,25
II,
Cảm nhận về hai đoạn thơ:
2,0
1
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài “Viếng lăng Bác”
1,0
- Đoạn trích nằm ở cuối bài thơ, diễn tả nỗi xúc động nghẹn ngào, sự thành kính
thiêng liêng và những ước nguyện chân thành, tha thiết của Viễn Phương khi
phải rời xa lăng Bác. Điệp ngữ “muốn làm” bày tỏ ước nguyện mãnh liệt muốn
hóa thân vào những cảnh vật bên lăng Bác: muốn làm “con chim hót”, “đóa hoa
tỏa hương”, “cây tre trung hiếu” để được đền đáp ơn nghĩa của Bác và mãi mãi
được sống trong tình yêu thương của Người. Đó cũng chính là tình cảm thành
kính, biết ơn của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ vĩ đại.

- Nghệ thuật: Sử dụng điệp ngữ tạo nên giọng điệu thiết tha, thành kính; biện
pháp nhân hóa, ẩn dụ đem đến sức gợi mở cho câu thơ; ngôn ngữ giản dị diễn tả
những tình cảm, cảm xúc chân thành của tác giả.
2
1,0
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”
- Đoạn trích nằm ở những khổ thơ cuối của bài thơ, kết tụ những cảm xúc dâng
trào, thiết tha, sâu lắng và những ước nguyện giản dị mà chân thành, đáng trân
trọng của Thanh Hải. Nhà thơ “muốn làm con chim hót” để gọi xuân về, đem
niềm vui đến cho con người; muốn làm “một cành hoa” để tô điểm, làm đẹp cho
đời; làm “một nốt trầm” đem lại những cảm xúc êm ái làm xao xuyến lòng
người; làm “một mùa xuân nho nhỏ” để xua tan mùa đông lạnh giá... Đó là
những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường song lại chứa đựng lẽ
sống cống hiến, “lặng lẽ dâng” những gì đẹp nhất, ý nghĩa nhất của cuộc đời
mỗi con người cho quê hương, đất nước.
- Nghệ thuật: Sử dụng điệp ngữ diễn tả ước nguyện chân thành, mãnh liệt; biện
pháp ẩn dụ, nhân hóa tăng sự liên tưởng, khơi dậy sự đồng cảm ở người đọc;
ngôn ngữ giản dị, giọng điệu tâm tình tha thiết...


III

Sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ:
1,5
- Khác biệt:
0,75
Cảm hứng sáng tạo được dâng trào trong những hoàn cảnh cụ thể:
+ “Viếng lăng Bác” được sáng tác vào năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến
chống Mĩ thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa
được khánh thành, Viễn Phương được ra Bắc, vào lăng viếng Bác. Bài thơ thể

hiện niềm xúc đông thiêng liêng, lòng biết ơn vô hạn xen lẫn niềm xót đau khi
nhà thơ được vào viếng Bác.
+ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào năm 1980, trong những năm cuối
đời, khi nhà thơ Thanh Hải phải nằm trên giường bệnh. Bài thơ thể hiện niềm
yêu mến thiết tha với cuộc sống, quê hương, đất nước; đồng thời cũng khẳng
định lẽ sống cống hiến cao đẹp của tác giả.
- Tương đồng:
0,75
+ Thể hiện khát vọng dâng hiến tự nguyện và thành kính của hai nhà thơ.
+ Tạo được mối liên hệ sâu sắc, ý nghĩa giữa cá nhân với những gì rộng lớn,
cao cả: cá nhân với lãnh tụ; cá nhân với đất nước, với cuộc đời.
+ Thể hiện lẽ sống đẹp, bồi đắp những tình cảm nhân văn trong lòng người
đọc.
+ Tăng cường sử dụng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa… khơi gợi liên
tưởng, đem lại những rung cảm sâu xa trong lòng người đọc.
+ Đây là những thi phẩm sống mãi với thời gian, thể hiện tâm nguyện và tài
năng sáng tạo của Viễn Phương và Thanh Hải.
Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu cộng lại, làm tròn đến 0,25.
------------- HẾT -------------



×