Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Vấn đề về người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 95 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH VINH

VấN Đề Về NGƯờI KHÔNG QUốC TịCH
TRONG PHáP LUậT QUốC Tế, PHáP LUậT NƯớC NGOàI

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH VINH

VấN Đề Về NGƯờI KHÔNG QUốC TịCH
TRONG PHáP LUậT QUốC Tế, PHáP LUậT NƯớC NGOàI

Chuyờn ngnh: Lut quc t
Mó s : 60 38 01 08

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN TH XUN SN

H NI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Vinh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH................. 6
1.1.

Khái niệm về quốc tịch và ngƣời không quốc tịch ......................... 6

1.1.1.

Khái niệm về quốc tịch ....................................................................... 6


1.1.2.

Khái niệm về người không quốc tịch .................................................. 9

1.2.

Thực trạng ngƣời không quốc tịch hiện nay ................................ 13

1.3.

Những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cá nhân không
có quốc tịch ...................................................................................... 16

1.3.1.

Do xung đột pháp luật ....................................................................... 17

1.3.2.

Do chuyển giao lãnh thổ, vẽ lại biên giới ......................................... 18

1.3.3.

Tự động mất quốc tịch theo quy định của pháp luật ......................... 19

1.3.4.

Pháp luật về hôn nhân hoặc sự phân biệt đối xử ............................... 20

1.3.5.


Bị tước quốc tịch theo các quyết định hành chính hoặc từ bỏ
quốc tịch ............................................................................................ 20

1.3.6.

Thủ tục hành chính, thiếu đăng ký khai sinh .................................... 21

1.3.7.

Hậu thuộc địa .................................................................................... 21

1.3.8.

Lánh nạn do chiến tranh, thiên tai, biến đổi khí hậu, thay đổi
môi trường… ..................................................................................... 21

Chƣơng 2: QUYỀN CỦA NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH TRONG
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA......23
2.1.

Khái quát về quyền con ngƣời ....................................................... 23

2.2.

Một số quyền cụ thể của ngƣời không quốc tịch .......................... 30


2.2.1.


Quyền không bị phân biệt đối xử ...................................................... 30

2.2.2.

Quyền được tiếp tục cư trú ................................................................ 32

2.2.3.

Quyền hôn nhân gia đình được tôn trọng.......................................... 34

2.2.4.

Quyền sở hữu tài sản ......................................................................... 35

2.2.5.

Quyền được tiếp cận tòa án, trợ giúp hành chính ............................. 37

2.2.6.

Các quyền an sinh, phúc lợi xã hội, giáo dục ................................... 39

2.2.7.

Quyền được cấp các giấy tờ cá nhân................................................. 43

2.2.8.

Quyền được làm việc, lao động, kinh doanh và thu nhập ................. 47


2.2.9.

Được hưởng trợ cấp nhà nước .......................................................... 50

2.2.10. Quyền được nhập quốc tịch .............................................................. 50
2.2.11. Quyền không bị trục xuất .................................................................. 53
2.3.

Đánh giá chung ................................................................................ 54

Chƣơng 3: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI
KHÔNG QUỐC TỊCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO
ĐẢM CÁC QUYỀN CỦA NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH....... 58
3.1.

Thực trạng ngƣời không quốc tịch ở nƣớc ta hiện nay ............... 58

3.2.

Quyền của ngƣời không quốc tịch theo pháp luật Việt Nam ...... 62

3.2.1.

Những quyền người không quốc tịch chưa được thực hiện theo
pháp luật Việt Nam ........................................................................... 62

3.2.2.

Những quyền người không quốc tịch được thực hiện theo pháp
luật Việt Nam .................................................................................... 67


3.2.3.

Đánh giá chung ................................................................................. 70

3.3.

Một số giải pháp nhằm bảo đảm các quyền cho ngƣời không
quốc tịch ở nƣớc ta .......................................................................... 71

3.3.1.

Nghiên cứu, gia nhập các công ước của Liên Hợp Quốc về
người không quốc tịch....................................................................... 71

3.3.2.

Cấp giấy tờ cá nhân cho người không quốc tịch ............................... 76


3.3.3.

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về người không quốc tịch .................. 77

3.3.4.

Thiết lập cơ quan đầu mối trợ giúp cho người không quốc tịch ....... 80

KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ

ĐƢỢC CÔNG BỐ ......................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1945, sau khi Liên Hợp Quốc thành lập đã mở ra một thời kỳ
mới về sự phát triển của các quyền con người. Nhiều văn kiện quốc tế về
quyền con người được thông qua. Thời kỳ này được coi là thời kỳ “quốc tế
hóa” các quyền của con người.
Trong luật nhân quyền quốc tế, phần nội dung về quyền của các nhóm
xã hội dễ bị tổn thương chiếm vị trí quan trọng [9, tr.12-21]. Hiện nay, có rất
nhiều văn kiện pháp luật quốc tế đề cập đến quyền con người của các nhóm
xã hội như phụ nữ, trẻ em, người sống chung với HIV, người lao động di trú,
người khuyết tật, người nước ngoài, người tị nạn, người không quốc tịch...
trong đó, vấn đề liên quan đến nhóm quyền của người không quốc tịch - với
tính cách là một nhóm xã hội dễ bị tổn thương khi thực thi chính sách quốc
gia trong tương quan với vấn đề quốc tịch là vấn đề cần được nghiên cứu,
đảm bảo thực hiện.
Nói đến pháp luật quốc tế về đảm bảo quyền con người trước hết phải
kể đến Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948. Tuyên ngôn đã đưa ra các
nguyên tắc quan trọng nhất trong việc bảo đảm quyền con người, trong đó
mục tiêu cao nhất là bảo đảm cho con người thoát khỏi đói nghèo, được thừa
nhận về nhân phẩm, bình đẳng và tự do, quyền không bị phân biệt đối xử.
Điều 1 Tuyên ngôn đã khẳng định "mọi người sinh ra đều được tự do và bình
đẳng về nhân phẩm và các quyền", người không quốc tịch cũng nằm trong số
đó, không có ngoại lệ. Tuy rằng quyền của người không quốc tịch chưa thực
sự trở thành vấn đề nóng của quốc tế, nhưng tác động của nó đối với các diễn
đàn quốc tế trong từng thời điểm khác nhau, vẫn là chủ đề được nhiều quốc
gia quan tâm. Các quốc gia trên thế giới, trong đó không ngoại trừ Việt Nam


1


đã có nhiều chính sách để đảm bảo quyền lợi cho những nhóm người này.
Quyền lợi của nhóm người này chỉ có thể được thực hiện và bảo vệ bằng pháp
luật, bao gồm pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và có cơ chế giám sát lẫn
nhau giữa các quốc gia, cùng nhau thực hiện trên tinh thần trách nhiệm, xây
dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau cùng với việc giáo dục, giảng dạy về
quyền con người là những biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm quyền con
người. Mức độ hưởng quyền và lợi ích của người không quốc tịch đến đâu,
chủ yếu lại phụ thuộc vào thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội và quan điểm của
mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nhìn chung địa vị pháp lý của những người không
quốc tịch ở các quốc gia đều bị hạn chế hơn nhiều so với công dân của nước
sở tại và người có quốc tịch nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia mà họ đang
sinh sống. Đa phần những người không có quốc tịch có khối lượng quyền và
tự do ít hơn, họ bị hạn chế trong việc sử dụng các quyền dân sự và chính trị.
Người không quốc tịch không được bảo hộ ngoại giao trong trường hợp các
quyền và lợi ích của họ bị xâm hại.
Người không quốc tịch đã trở thành hiện tượng phổ biến trên thế
giới. Vì vậy mà trong sự phân loại về dân cư trong công pháp quốc tế thì
người không quốc tịch là một trong những nhóm đối tượng cần được
nghiên cứu và bảo vệ. Ở Việt Nam, mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất nỗ lực
để giải quyết tình trạng người không quốc tịch nhưng vì nhiều nguyên nhân
cả chủ quan và khách quan thì người không quốc tịch vẫn tồn tại ở nước ta.
Đây là một khó khăn cho nhà nước ta trong việc quản lý đất nước và đảm
bảo quyền lợi cho nhóm người này. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Vấn
đề về người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế, pháp luật nước
ngoài” có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, để từ đó có
những đóng góp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm các quyền của người không

quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam.

2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, quyền con người ngày càng thu
hút sự quan tâm của cộng đồng các quốc gia, bảo đảm quyền và lợi ích của
người không quốc tịch cũng là góp phần vào sự phát triển đất nước một cách
toàn diện, trước hết là vì con người, trong đó bảo đảm quyền con người là tiêu
chí quan trọng nhất trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, đặc biệt là
nhóm người dễ bị tổn thương. Công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề về
người không quốc tịch đã được công bố như:
- Tiểu đề án "Nghiên cứu khả năng gia nhập Công ước 1954 về quy chế
người không quốc tịch" (Cục Hộ tịch, quốc tịch và chứng thực - Bộ Tư pháp).
Nhìn chung, việc nghiên cứu những vấn đề về người không quốc tịch
cũng đã được các học giả, nhà chức trách quan tâm, nghiên cứu nhưng chưa
có nhiều công trình khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ toàn diện, đầy đủ
vấn đề về người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế, pháp luật nước
ngoài và đưa ra những giải pháp, đóng góp cho Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quyền của người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp
luật quốc gia một số quốc gia về việc bảo đảm quyền lợi cho nhóm đối tượng
này. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá và những kinh nghiệm để bảo đảm những
quyền của nhóm người không quốc tịch tại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền của người không quốc

tịch như xây dựng khái niệm, làm rõ các quyền phải bảo đảm cho người
không quốc tịch. Tìm hiểu, phân tích về việc bảo đảm các quyền cho người

3


không quốc tịch quy định trong các văn kiện quốc tế và hệ thống quy phạm
pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật quốc gia, pháp luật
quốc tế để bảo đảm quyền lợi cho những người không quốc tịch, phân tích
đánh giá những ưu điểm, hạn chế về việc bảo đảm quyền lợi cho nhóm người
này tại một số quốc gia, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tác giả tập trung nghiên cứu những
quyền của người không quốc tịch, việc đảm bảo các quyền cho nhóm đối tượng
này trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh
nghiệm cho việc bảo đảm quyền cho người không quốc tịch tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu về các quyền của người
không tịch trong hệ thống các điều ước quốc tế, trong văn bản quy phạm pháp
luật của một số quốc gia trên thế giới và việc áp dụng trên thực tiễn.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo đảm
quyền con người nói chung và bảo đảm quyền của người không quốc tịch nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận
dụng phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin theo quan
điểm phát triển, toàn diện, lịch sử, cụ thể; kết hợp các phương pháp như:
Logic, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá và tổng kết thực tiễn.

6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện, có hệ thống về cơ
sở lý luận và thực tiễn về việc bảo đảm quyền cho người không quốc tịch
trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, những nội dung sau có thể xem
là đóng góp mới về khoa học của luận văn:

4


- Chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình
thực hiện quyền của người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp
luật của một số quốc gia.
- Đề xuất các giải pháp bảo đảm hiệu quả để thực hiện quyền của người
không quốc tịch trong pháp luật Việt Nam.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn thực
hiện pháp luật về việc bảo đảm các quyền của người không quốc tịch trong
pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài; nâng cao nhận thức của công dân và
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước liên quan đến thực hiện pháp luật về
bảo đảm các quyền của người không quốc tịch tại Việt Nam.
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung lý luận về
thực hiện pháp luật về đảm bảo các quyền của người không quốc tịch, nhằm
thống nhất nhận thức về bản chất, nội dung pháp luật về bảo đảm quyền cho
người không quốc tịch, làm phong phú thêm lý luận về Nhà nước và pháp
luật. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo đối với các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về người không quốc tịch tại Việt
Nam, các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, phối hợp, chỉ đạo trong
quá trình thực hiện pháp luật về người không quốc tịch.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được kết cấu gồm 03 chương:
- Chương 1: Tổng quan về vấn đề người không quốc tịch
- Chương 2: Quyền của người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế,
pháp luật một số quốc gia
- Chương 3: Pháp luật Việt Nam về quyền của người không quốc tịch
và một số giải pháp bảo đảm các quyền của người không quốc tịch

5


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH
1.1. Khái niệm về quốc tịch và ngƣời không quốc tịch
1.1.1. Khái niệm về quốc tịch
Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, quốc tịch là một khái
niệm ra đời vào thời kỳ xã hội đang chuyển dần từ chế độ phong kiến sang
chủ nghĩa tư bản. Vào thời kỳ này khái niệm "công dân" thay thế cho khái
niệm "thần dân" trước đây. Chế định này được gia cấp tư sản đưa ra nhằm thu
hút quần chúng nhân dân ủng hộ cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong
kiến, thiết lập chính quyền mới của giai cấp tư sản [15, tr.159]. Đây là một
bước phát triển quan trọng trong lịch sử loài người, lần đầu tiên người dân
sống trong một quốc gia đã có cho riêng mình một chế định mang tính pháp
lý, lần đầu tiên họ được coi là công dân của một quốc gia chứ không phải là
thần dân trong chế độ phong kiến. Mặc dù vậy, ý nghĩa về sự bình đẳng mà
giai cấp tư sản hứa hẹn mang lại cho họ khi đưa ra chế định quốc tịch ở thời
kỳ này cũng chỉ mang tính hình thức. Trên thực tế, chỉ có giai cấp tư sản là
giai cấp nắm chính quyền mới được hưởng thụ một cách đầy đủ nhất sự bình
đẳng và lợi ích mà chế định này mang lại.
Trước đây, thuật ngữ “thần dân” còn dùng để chỉ người dân trong nhà
nước quân chủ. Hiện nay, hiến pháp các nước quan chủ lập hiến (Bỉ, Tây Ban

Nha, Hà Lan..) cũng không dùng thuật ngữ “thần dân” mà dùng thuật ngữ
“công dân”, “quốc tịch”. Thuật ngữ "quốc tịch" hiện nay được sử dụng phổ
biến và thống nhất trong pháp luật quốc gia và công pháp quốc tế của nhiều
quốc gia trên thế giới, nó không chỉ dùng để chỉ quốc tịch của cá nhân mà còn
chỉ quốc tịch của pháp nhân (doanh nghiệp, tập đoàn, tàu bay, tàu biển...).
Ngày nay, khi quan hệ giữa các quốc gia ngày càng phát triển, quan hệ

6


giữa công dân của những quốc gia đó cũng ngày càng phức tạp. Do đó, việc
xác định quốc tịch ngày càng trở nên quan trọng có ý nghĩa.
Công dân được sử dụng mọi quyền do pháp luật quy định và thực hiện
những nghĩa vụ pháp lý tương ứng. Nhà nước bảo đảm để công dân có thể
thực hiện các quyền của mình và kiểm soát công dân thực hiện các nghĩa vụ.
Quốc tịch của Liên minh Châu Âu là một chế định hoàn toàn mới (quốc tịch
EU). Quốc tịch của Liên minh Châu Âu được trao cho công dân các nước
trong Liên minh là trường hợp đặc biệt vì công dân chỉ gắn với Nhà nước chứ
không gắn với Liên minh vì Liên minh khác với Liên bang. Công dân Liên
minh Châu Âu có quyền tự do đi lại và sống trên phạm vi lãnh thổ của các
nước thuộc Liên minh. Trong trường hợp này, công dân Liên minh Châu Âu
chỉ có ý nghĩa trong phạm vi nội bộ Liên minh chứ không có ý nghĩa quốc tế.
Trong các quan hệ quốc tế chỉ có quốc tịch của từng nước thành viên của Liên
minh là có ý nghĩa như việc bảo hộ ngoại giao, lãnh sự... Trường hợp này
giống Liên minh Nga - Belorussia (Belarus), công dân Nga có quyền tự do đi
lại sang Belorussia và sinh sống ở đó, công dân Belorussia cũng có quyền đi
lại và sinh sống trên lãnh thổ của Nga mà không có sự phân biệt. Những
người dân này định cư ở đâu thì có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan tự
quản địa phương nơi mình cư trú. Cũng giống như Liên minh Châu Âu, điều
này chỉ được ghi nhận trong nội bộ của Nga và Belorussia mà không có ý

nghĩa đối với quốc tế [15, tr.161].
Ngày nay, khái niệm công dân và địa vị pháp lý của họ trong hệ thống
pháp luật quốc gia được quan tâm và được ghi nhận một cách rõ ràng, đúng
nghĩa nhất. Quốc tịch không còn là một chế định mang tính hình thức mà nó
đã trở thành cách thức biểu đạt rõ nhất mối quan hệ hai chiều giữa một bên là
Nhà nước và một bên là công dân của họ.
Quốc tịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền con

7


người. Nó là tiền đề pháp lý để các cá nhân được hưởng các quyền khác, là
sợi dây liên hệ giữa một cá nhân với một quốc gia, thể hiện mối liên hệ giữa
cá nhân đó với Nhà nước, xác định quyền và nghĩa vụ hai chiều giữa Nhà
nước và công dân. Quốc tịch có tính bền vững, sự thay đổi về thời gian hay
không gian không phải là điều kiện để làm thay đổi hay chấm dứt mối quan
hệ pháp lý giữa Nhà nước và công dân, các bên vẫn phải tuân theo đầy đủ
quyền và nghĩa vụ. Đây là yếu tố nhân thân không thể thiếu trong pháp luật
của bất kỳ quốc gia nào. Việc thay đổi quốc tịch của người này không làm
thay đổi quốc tịch của người khác (ngoại trừ trường hợp con sinh ra). Đây là
cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và Nhà
nước đối với công dân.
Quốc tịch có một ý nghĩa quốc tế rất lớn, là cơ sở để Nhà nước thực
hiện quyền bảo hộ ngoại giao đối với công dân của nước mình ở nước ngoài,
đồng thời là cơ sở để các nước hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống
tội phạm. Quốc tịch còn có ý nghĩ pháp lý quốc tế to lớn trong việc hợp tác
bảo vệ quyền con người. Trong từ thời kỳ lịch sử, trong các xã hội khác nhau,
ở các Nhà nước khác nhau thì công dân sẽ có địa vị pháp lý khác nhau. Địa vị
pháp lý đó được củng cố và hoàn thiện hơn qua từng giai đoạn phát triển của
xã hội. Bởi vậy, thời điểm lịch sử thay đổi dẫn đến khái niệm về quốc tịch,

pháp luật về quốc tịch thay đổi.
Quốc tịch là căn cứ duy nhất xác định công dân của một Nhà nước, là
sự quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó. Mỗi quốc gia có một
chế định pháp lý khác nhau về quốc tịch, do vậy, Luật Quốc tịch mỗi nước
quy định cụ thể vấn đề về nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch của
mỗi công dân phù hợp với đặc thù của nước đó và có những biện pháp khác
nhau để đảm bảo quyền lợi cho những công dân.
Quốc tịch là một khái niệm, một phạm trù chính trị - pháp lý xác định

8


một mối quan hệ giữa cá nhân một con người với một Nhà nước nhất định, đó
là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa một cá nhân và một quốc gia. Quan hệ
này cho phép xác định con người nào đó là công dân của một nước cụ thể.
Nhìn chung, hầu hết các quốc gia đều ghi nhận các phương thức: (1) Hưởng
quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống; (2) Hưởng quốc tịch theo nguyên tắc
nơi sinh; (3) Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập quốc tịch; (4) Hưởng quốc tịch
theo sự lựa chọn quốc tịch và (5) Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch.
Ngoài ra, thực tiễn sinh hoạt quốc tế còn có phương thức thưởng quốc tịch.
Đa phần, một người sinh ra chỉ có một quốc tịch, tuy nhiên có những trường
hợp do những nguyên nhân khác nhau, mà một người có thể có hai quốc tịch
và cũng có thể không có quốc tịch nào.
Luật Quốc tịch của mỗi quốc gia quy định cụ thể về vấn đề nhập quốc
tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch, tước quốc tịch đối với công dân phù hợp
với đặc thù của nước đó. Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra
đến khi chết đi, là tiền đề để họ được hưởng các quyền công dân và làm nghĩa
vụ công dân đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.
Từ mối quan hệ chặt chẽ, có đi có lại đó chúng ta có thể định nghĩa về
"quốc tịch": Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lý, thể hiện mối quan

hệ bền vững, gắn bó chặt chẽ, thường xuyên về chính trị và pháp lý giữa Nhà
nước và cá nhân, là căn cứ pháp lý duy nhất để xác định công dân của một
Nhà nước, trên cơ sở quốc tịch sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại
giữa Nhà nước và công dân.
1.1.2. Khái niệm về người không quốc tịch
Trong thế giới hiện đại ngày nay, con người luôn là tâm điểm của sự
phát triển và được pháp luật bảo hộ của các nền pháp lý kể cả pháp luật quốc
tế lẫn pháp luật quốc gia. Thông thường, mỗi người sinh ra đã mang một quốc

9


tịch, có sự gắn bó chặt chẽ với một Nhà nước nhất định. Mối liên hệ này sẽ
gắn bó với cá nhân đó suốt cuộc đời từ khi sinh ra cho đến chết đi, trừ những
trường hợp đặc biệt như xin thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, mất quốc tịch...
Tuy nhiên trên thế giới, với nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn xuất hiện tình
trạng người không mang quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào, có nghĩa là người
đó không được coi là công dân của bất kỳ nước nào. Không quốc tịch là vấn
đề phát sinh ngoài mong muốn của các quốc gia. Hậu quả của các hiện tượng
xã hội quốc tế này có thể dẫn tới những căng thẳng, phức tạp giữa các quốc
gia trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, cộng đồng quốc tế đã có nhiều cố gắng để
giải quyết tình trạng người không quốc tịch.
Pháp luật mỗi quốc gia có các quy chế bảo hộ công dân nước họ, cho
người nước ngoài và người không quốc tịch. Tuy nhiên, phụ thuộc vào điều
kiện của mỗi quốc gia mà người không quốc tịch được hưởng mức độ và
quyền và lợi ích khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế,
xã hội và quan điểm của mỗi quốc gia. Cho đến thời điểm hiện tại thì xuyên
suốt là những quy định có tính nguyên tắc của Công ước năm 1954 về quy
chế của người không quốc tịch, Công ước quy định đầy đủ những quyền của
người không quốc tịch, lấp đi khoảng trống pháp lý về người không quốc tịch.

Công ước 1954 về quy chế của người không quốc tịch được Liên Hợp
Quốc thông qua ngày 28/9/1954, có hiệu lực từ ngày 06/6/1960. Đây là văn
kiện quốc tế đầu tiên được thông qua điều chỉnh và bù đắp khoảng trống pháp
lý về người không quốc tịch và bảo đảm cho những người không quốc tịch có
các quyền cơ bản và quyền tự do mà không bị phân biệt đối xử.
Công ước 1954 về quy chế của người không quốc tịch đã được thông
qua tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về tình trạng người không quốc tịch, tổ
chức tại trụ sở của Liên Hợp Quốc tại New York từ ngày 13 đến ngày
23/9/1954. Công ước về quy chế (tình trạng - vị thế) của người không quốc

10


tịch năm 1954, với mục đích cải thiện tình trạng pháp lý của người không
quốc tịch nhằm nâng cao vị thế của những người không quốc tịch quy định
các điều khoản và các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của những người
không quốc tịch hiện đang sinh sống tại các quốc gia trên thế giới.
Công ước được quy định thành 6 chương với 42 điều và kèm theo 01
phụ lục với 13 mục, quy định về cơ bản như: Định nghĩa người không quốc
tịch; đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước; địa vị pháp lý và tài
sản của người không quốc tịch theo Công ước; các quyền và lợi ích được
hưởng, các nghĩa vụ của người không quốc tịch; các nguyên tắc áp dụng cho
các quốc gia thành viên tham gia Công ước để có những biện pháp thực hiện
đối với người không quốc tịch, đảm bảo việc những người không quốc tịch
được đối xử bình đẳng như những người có quốc tịch.
Tính đến tháng 09/2013, ngoài 23 nước là thành viên sáng lập, hiện có
thêm 56 nước gia nhập (trong đó có 04 nước mới gia nhập năm 2012 là
Bungari, Bồ Đào Nha, Burkina Faso và Moldova). Trong số 23 nước là thành
viên sáng lập, chỉ có 08 nước phê chuẩn công ước này là: Bỉ, Đan Mạch,
Pháp, Isarel, Italia, Hà Lan, Nauy và khối liên hiệp Anh và Bắc Ai Len (từ

năm 1954 đến 1964); một số nước phê chuẩn muộn hơn là: Thụy Sĩ, Thụy
Điển, Đức, Ecuador, Costarica (từ năm 1965 đến 1976); Liechtenstein (năm
2009); Phillipin (năm 2011); Honduras (năm 2012) và có 04 quốc gia và vùng
lãnh thổ chưa phê chuẩn Công ước là: Brazil, Colombia, Elsavador, Holy See.
Có 15 nước được thụ hưởng từ các quy định của Công ước này là:
Antigua và Barbuda, Barbados, Bosnia và Herzegovina, Botsoana, Croatia,
Fiji, Kiribati, Lesotho, Montenegro, Slovenia, quần đảo St. Vincent and the
Grenadines, Cộng hòa Macedonia, Trinida và Tobago, Zambia và Zinbabue.
Tại Châu Á, tính đến 2012, có 04 nước và vùng lãnh thổ tham gia Công ước
là: Phillipin, Hàn Quốc, Hongkong và Singapore, trong đó: Phillipines tham

11


gia ký kết Công ước ngày 22/6/1955 và phê chuẩn ngày 22/9/2011; Hàn Quốc
gia nhập Công ước ngày 22/8/1962; Hồng Kông với tư cách là vùng lãnh thổ
thuộc khối liên hiệp Anh và Bắc Ailen, Hồngkông đã tham gia Công ước này
ngày 19/3/1962; Singapore (State of Singapore) với tư cách là vùng lãnh thổ
thuộc khối liên hiệp Anh và Bắc Ailen cũng tham gia Công ước vào ngày
19/3/1962 [4, tr.99].
Hiện nay, Việt Nam và Lào là hai nước Đông Nam Á đang nghiên cứu
khả năng gia nhập Công ước 1954 về quy chế của người không quốc tịch này.
Nếu như quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lý, thể hiện mối
quan hệ bền vững, gắn bó chặt chẽ về chính trị và pháp lý giữa Nhà nước và
cá nhân, là căn cứ pháp lý duy nhất để xác định công dân của một Nhà nước,
trên cơ sở quốc tịch sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước
và công dân thì không quốc tịch tức là không có sự ràng buộc, gắn bó nào cả
về mặt chính trị và pháp lý giữa một Nhà nước và một cá nhân, không có sự
phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và cá nhân đó, cá nhân đó
không được gọi là công dân của một Nhà nước.

Tại Điều 1 Công ước năm 1954 của Liên Hợp Quốc về người không
quốc tịch đã định nghĩa thuật ngữ "người không quốc tịch" có nghĩa là người
không được coi là công dân của bất kỳ quốc gia nào theo pháp luật hiện hành
của quốc gia đó [17].
Đây là một định nghĩa pháp lý chặt chẽ, giải thích về tình trạng không
quốc tịch. Nó không nói về đặc trưng của quốc tịch, về cách mà quốc tịch
được cấp hoặc về quyền được nhận quốc tịch. Định nghĩa chỉ ra một thực tế
pháp lý đơn giản, một hậu quả pháp luật mà theo đó luật pháp về quốc tịch
của các nước định nghĩa theo pháp luật hiện hành (exlege) hoặc một cách
đương nhiên ai là người có quốc tịch. Tuy nhiên, cũng có những nguyên tắc
liên quan đến việc xin, cho, mất và từ chối quốc tịch, những nguyên tắc quan

12


trọng trong việc xác định quốc tịch nếu áp dụng pháp luật. Định nghĩa về
người không quốc tịch quy định tại Công ước năm 1954 mới chỉ nói lên tình
trạng của cá nhân đó mà chưa nói lên bản chất của người không quốc tịch
Công ước cũng chỉ rõ những trường hợp không áp dụng nội dung của Công
ước, đó là những người hiện đang được các cơ quan hay tổ chức của Liên
Hợp Quốc, ngoài Cao uỷ Liên Hợp Quốc về người tị nạn, bảo vệ hoặc trợ
giúp, chừng nào họ vẫn còn nhận được sự bảo vệ hay trợ giúp đó; những
người được các cơ quan có thẩm quyền của nước mà họ cư trú công nhận có
các quyền và nghĩa vụ gắn với việc có quốc tịch ở nước đó và những người
mà có nhiều lý do nghiêm trọng liên quan đến họ cho thấy rằng đã phạm tội
chống hoà bình, tội ác chiến tranh hay tội ác chống nhân loại, như đã được
định nghĩa trong các văn kiện quốc tế được soạn thảo về các tội ác này; họ đã
phạm một tội phi chính trị nghiêm trọng ở bên ngoài nước họ cư trú trước khi
được phép vào nước đó; họ đã phạm tội vì những hành vi đi ngược lại những
mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.

Nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quốc tịch, có
thể định nghĩa về “người không quốc tịch” như sau: Người không quốc tịch
là người không có sự ràng buộc, gắn bó chặt chẽ, thường xuyên về mặt
chính trị và pháp lý với bất kỳ một Nhà nước nào. Họ không được hưởng
quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ công dân với một Nhà nước và
ngược lại, không có Nhà nước nào phải thực hiện các nghĩa vụ, quyền công
dân với cá nhân đó.
1.2. Thực trạng ngƣời không quốc tịch hiện nay
Tình trạng không quốc tịch (Statelessness) là hệ quả của một loạt các
nguyên nhân bao gồm xung đột pháp luật, chuyển nhượng lãnh thổ, luật hôn
nhân gia đình, thủ tục hành chính, sự phân biệt đối xử, thiếu đăng ký khai

13


sinh, tước quốc tịch (khi một quốc gia hủy bỏ quốc tịch của một cá nhân) và
từ bỏ quốc tịch (khi một cá nhân từ chối sự bảo hộ của một quốc gia)...
Hiện nay, con số chính xác về số lượng người không quốc tịch hiện nay
trên thế là không thể xác định được, theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hiện
nay có ít nhất 10 triệu người không quốc tịch trên toàn thế giới. Tại khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương, người không quốc tịch sinh sống khắp nơi trong
khu vực. Thái Lan, Myanma và Malaysia là ba quốc gia có đông người không
quốc tịch nhất. Nguyên nhân chính khiến cho các quốc gia này có đông người
không quốc tịch là do có sự không đồng nhất giữa pháp luật về quốc tịch và
cách thức kê khai hộ tịch cũng như việc thực hiện các công ước quốc tế về
nhân quyền chưa đầy đủ bao gồm cả những điều khoản cấm phân biệt đối xử.
Theo số liệu thống kê, ở Malaysia có khoảng 40.000 người sinh ra ở lãnh
thổ nước này nhưng không có quốc tịch. Tại Myanma, theo số liệu thống kê
năm 2012, có khoảng 808.075 người không quốc tịch gốc Hồi giáo Rohingya ở
miền bắc bang Rakhine, thị trấn Maungdaw, Buthidaung và Rathedaung. Ở

Philippines, hiện nay có khoảng 6.015 người gốc Indonesia có nguy cơ là
người không quốc tịch tại phía nam Mindanao. Thái Lan cũng có khoảng
506.197 người không quốc tịch thuộc các nhóm khác nhau. Những người mặc
dù sinh ra trên đất Thái Lan, nhưng tổ tiên của họ di cư từ Trung Quốc,
Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Họ đã sống ở Thái Lan hàng thế hệ và
đã mất hết liên lạc với quê cha đất tổ và không phải là công dân Thái [3].
Tình trạng không quốc tịch không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là vấn
đề con người. Hậu quả pháp lý của tình trạng không quốc tịch là người không
quốc tịch không được hưởng các quyền cơ bản của con người như quyền bầu
cử, quyền ứng cử, quyền được làm việc, mua nhà hoặc thuê nhà, học hành,
chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội, hưu trí, hoặc thậm chí là mở tài khoản
ngân hàng, kết hôn hợp pháp, không thể di chuyển tự do hợp pháp giữa các

14


quốc gia... Một hệ quả đáng lo ngại hơn nữa là trường hợp nếu cha mẹ không
quốc tịch sẽ không thể đăng ký khai sinh cho con cái của họ, con cái họ tiếp
tục cuộc sống không quốc tịch giống như cha mẹ mình, họ có thể phải đối
diện với nguy cơ bị giam giữ kéo dài hoặc vô thời hạn hoặc bị đẩy chuyển
giữa các quốc gia do không chứng minh được nguồn gốc, nhân thân của mình.
Hậu quả của tình trạng không quốc tịch này thậm chí có thể dẫn tới sự tuyệt
vọng và có thể trở nên căng thẳng dễ dẫn tới xung đột, bạo động, di cư cưỡng
bức và bất ổn an ninh.
Người không quốc tịch nhiều khi lâm vào tình trạng tuyệt vọng bởi họ
đang sống tình trạng lấp lửng, mơ hồ về mặt pháp lý. Điều này khiến cho
người không quốc tịch rất khó khăn cuộc sống. Hiện nay, cộng đồng quốc tế
có nhiều biện pháp khác nhau để giảm tình trạng người không quốc tịch trong
đó biện pháp tích cực nhất được cộng đồng quốc tế khuyến khích các quốc gia
sử dụng đó là tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhập quốc tịch cho những đối

tượng này. Tuy nhiên, việc nhập quốc tịch liên quan đến nhiều vấn đề như
giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, nhà ở, an ninh trật tự xã hội... nên các quốc gia
tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của mình để đưa ra những điều kiện để người
không quốc tịch trở thành công dân nước họ. Vì vậy, các quốc gia bên cạnh
việc giải quyết tình trạng người không quốc tịch đang hiện hữu còn phải có
những giải pháp để ngăn ngừa xuất hiện người không quốc tịch. Đối với
những trường hợp không đủ điều kiện để nhập quốc tịch vào quốc gia nào đó,
theo pháp luật quốc tế, các quốc gia người không quốc tịch đang cư trú phải
tạo điều kiện để người không quốc tịch được đảm bảo thực hiện những quyền
của mình. Công ước năm 1954 của Liên Hợp Quốc về quy chế người không
quốc tịch cũng quy định những quyền cụ thể của người không quốc tịch mà
các quốc gia phải bảo đảm thực hiện.
Mặc dù đã được pháp luật quốc tế ghi nhận, các quốc gia cũng quan

15


tâm đến vấn đề này, nhưng tình trạng người không quốc tịch hiện nay vẫn tiếp
tục tồn tại, thậm chí ở một số quốc gia còn có chiều hướng gia tăng, trong đó
có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Mối quan tâm đến
an ninh quốc gia đã được đề cao trong thập kỷ qua do sự xuất hiện nhiều
trường hợp mới về tình trạng không quốc tịch. Sự quan ngại gia tăng về chủ
nghĩa khủng bố, cùng với sự tăng cường kiểm soát biên giới của các nước đã
phát hiện nhiều người không thể chứng minh căn cước của mình và không có
quốc tịch của nước nào.
Quyền con người ngày càng được đề cao, xu hướng chung của thế
giới là tôn trọng, bảo vệ các quyền con người, quyền của người không quốc
tịch. Hiện tại, những người không quốc tịch trên thế giới vẫn không được
hưởng các quyền như quy định trong Công ước 1954 về người không quốc
tịch mà quốc gia đó là thành viên. Do đó, việc nghiên cứu các quyền của

người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế, liên hệ với pháp luật của một
số quốc gia sẽ cho thấy một thực trạng chung là việc thực hiện quyền của
người không quốc tịch vẫn còn nhiều hạn chế. Địa vị pháp lý của người
không quốc tịch rất thấp, họ không được hưởng các quyền và gánh vác nghĩa
vụ mà các bộ phận dân cư khác được hưởng, họ không được bảo hộ công
dân khi quyền và nghĩa vụ bị vi phạm.
1.3. Những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cá nhân không có
quốc tịch
Trong lịch sử, tình trạng không quốc tịch được gắn với số phận của
những người nô lệ hay những người sống trong lãnh thổ bị chiếm đóng bởi
nước ngoài. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, tình trạng không quốc tịch
chủ yếu xảy ra đối với những người mà Nhà nước nơi họ có quốc tịch trước
đó đã không còn tồn tại trong khi không có có một Nhà nước nào kế thừa
hoặc với những người bị Nhà nước của họ từ chối không công nhận là công

16


dân hoặc tước quyền công dân vì những lý do chính trị hay tôn giáo. Một
trường hợp khác thuộc về những người sinh ra ở những lãnh thổ tranh chấp tự
chối bỏ vị thế công dân của đất nước nơi họ sinh ra vì những lý do chính trị...
Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân để một người dẫn tới tình trạng
không có quốc tịch. Trong đó, chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân sau:
1.3.1. Do xung đột pháp luật
Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh mà nội
dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật khác nhau. Chính sách pháp
luật và việc thực hiện các chính sách đối với mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng
nhất ảnh hưởng đến việc cư trú của cá nhân đó. Trên thực tế hiện nay đã có
nhiều trẻ em sinh ra không được xác định quốc tịch do xung đột pháp luật.

Trẻ em được sinh ra bởi cặp vợ chồng là công dân của hai nước khác nhau
cũng rất dễ trở thành người không quốc tịch do sự thiếu hiểu biết về pháp luật
của cha mẹ mình.
Ở nhiều nước, pháp luật chỉ công nhận một quốc tịch, nên người nước
ngoài sống trên lãnh thổ các nước này, muốn nhập quốc tịch sở tại sẽ phải
tuyên bố từ bỏ quốc tịch hoặc xin phép nước mà người đó đang mang quốc
tịch được thôi quốc tịch, như là một điều kiện tiên quyết để có quốc tịch mới.
Trong khi đã mất quốc tịch gốc, chờ làm thủ tục để nhập quốc tịch mới, do vi
phạm pháp luật hoặc không còn đáp ứng đủ điều kiện nhập quốc tịch nước
đang cư trú nữa, cũng tạo ra nguy cơ không quốc tịch.
Trong trường hợp khác, khi một đứa trẻ được sinh ra, nếu pháp luật của
nước nơi đứa trẻ sinh ra cấp quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống (jus
sanguinis), trong khi đó cha mẹ của trẻ lại mang quốc tịch của nước cấp quốc
tịch theo nơi sinh (jus soli) thì việc xác định quốc tịch cho đứa trẻ đó gặp không
ít khó khăn, có thể rơi vào tình trạng không quốc tịch. Cụ thể như tại Brazil, luật

17


cũ về quốc tịch của Brazil quy định trẻ em là con của công dân Brazil sống ở
nước ngoài phải cư trú tại Brazil mới có quốc tịch Brazil. Quy định này đã tạo ra
tình trạng không quốc tịch cho trẻ em là con của công dân Brazil nhưng được
sinh ra ở nước khác mà nước họ đang cư trú đó không cấp quốc tịch theo nguyên
tắc nơi sinh (jure soli). Năm 2007, Brazil đã sửa đổi Hiến pháp cho phép trẻ em
là con của công dân Brazil ở nước ngoài được có quốc tịch Brazil [64].
Tại Cộng hòa Dominica, một phán quyết của Tòa án Hiến pháp năm
2013 áp dụng tiêu chuẩn quốc tịch mới hồi tố và ảnh hưởng đến tình trạng quốc
tịch của hàng chục ngàn người gốc Haiti sinh ra tại Cộng hòa Dominican [64].
1.3.2. Do chuyển giao lãnh thổ, vẽ lại biên giới
Chuyển giao lãnh thổ là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ lãnh

thổ của quốc gia này cho quốc gia khác, bao gồm cả việc thành lập, giải thể,
kế thừa… của một chính phủ/nhà nước. Sự chuyển giao lãnh thổ này cũng
dẫn tới tình trạng người không quốc tịch. Trong những năm 1990, một phần
hai tổng số người không quốc tịch trên toàn thế giới đã bị mất quốc tịch do sự
tan rã của các Nhà nước. Liên bang Xô-viết tan rã, sự giải thể Liên bang Nam
Tư cũng góp phần tạo ra hàng trăm ngàn người không quốc tịch ở Đông Âu
và Trung Á. Hai mươi năm sau giai đoạn trên, vẫn còn hàng chục nghìn người
phải chịu và có nguy cơ không quốc tịch tại khu vực này [61].
Một ví dụ khác về nguyên nhân dẫn tới tình trạng người không quốc
tịch, đó là trường hợp Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc vào năm 1997.
Thời gian đầu, nhiều người dân Hồng Kông vẫn muốn mang hộ chiếu nước
Anh và không muốn nhận hộ chiếu Hồng Kông (quốc tịch Trung Quốc).
Trong khi nước Anh cũng không muốn những người này trở thành công dân
Anh, nhưng lại không muốn để họ trở thành người không quốc tịch, vì vậy,
nước Anh cấp cho những người này hộ chiếu riêng biệt là “công dân Anh hải
ngoại” (British National Overseas – BNO). Những người mang BNO không

18


được tự do trở về nước Anh cư trú, không được quyền bầu cử, ứng cử ở Anh,
nhiều nước không công nhận loại hộ chiếu BNO, không cấp visa nhập cảnh
cho loại hộ chiếu này. Vì vậy, sau một thời gian, những người mang BNO
nhận ra rằng họ không có quyền công dân của nước nào, chẳng khác gì người
không quốc tịch, và họ bắt đầu chuyển sang đăng ký nhận quốc tịch Trung
Quốc để được cấp hộ chiếu Hồng Kông [8].
Một trường hợp khác như trường hợp của Liên bang Tiệp Khắc trước
đây khi chia thành hai nước, Séc và Slovakia. Nếu người dân không xuất trình
được giấy tờ chứng minh sẽ kế thừa quốc tịch Séc hay Slovakia thì sẽ trở
thành người không quốc tịch.

Trong trường hợp vẽ lại biên giới giữa các quốc gia liền kề, nếu như
các quốc gia không lường trước về vấn đề dân cư ở khu vực này và có sự thỏa
thuận phù hợp cũng là nguyên nhân xuất hiện tình trạng người không quốc
tịch (người đang sinh sống trên lãnh thổ quốc gia này, nhưng sau quá trình vẽ
lại biên giới địa phận đó thuộc lãnh thổ quốc gia láng giềng...).
1.3.3. Tự động mất quốc tịch theo quy định của pháp luật
Tự động mất quốc tịch theo quy định của pháp luật tức là một người
đang là công dân của một nước nhưng theo quy định mới của pháp luật, tự
động không còn là công dân của nước đó nữa. Trường hợp này có thể kể đến
Iraq, sau một sắc lệnh vào năm 1980 của chính quyền Iraq dưới thời Tổng
thống Suddam Hussein, người Faili Kurds đã tự động không còn được coi là
công dân của Iraq, trong khi đó họ không có quốc tịch nào khác. Tại Mỹ, theo
mục 352 Luật Quốc tịch Mỹ năm 1952 thì một người được nhập quốc tịch Mỹ
sẽ mất quốc tịch nếu người này cư trú ba năm liên tục tại quốc gia mà họ có
quốc tịch trước đó hoặc quốc gia nơi người này được sinh ra hoặc cư trú năm
năm liên tục tại bất kỳ một quốc gia nước ngoài nào [54].

19


×