Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Long Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.42 KB, 96 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................1
Chương 1....................................................4
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.............4
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...........................4
1.1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp
nhỏ và vừa................................................4
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa................4
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam...5
theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP............................5
1.1.2. Đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ và vừa............5
1.2. Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng........6
1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của
thuế giá trị gia tăng...................................6
1.2.2. Khái niệm và bản chất thuế giá trị gia tăng......7
1.2.3. Đối tượng chịu thuế, người nộp thuế và đối tượng
không chịu thuế giá trị gia tăng........................8
1.2.4. Căn cứ tính thuế................................10
1.2.5. Phương pháp tính thuế...........................11
1.2.6. Hóa đơn chứng từ................................14
1.2.7. Đăng ký, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng... . .14
1.3. Kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ..............................................16
1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán thuế giá trị gia
tăng...................................................16
1.3.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán thuế giá trị gia
tăng...................................................17
Nợ các TK 111, 112, 131,... (Tổng giá thanh toán)......28
Kết luận Chương 1..........................................36
Chương 2...................................................38
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CÁC DOANH


NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN..............38
2.1. Thực trạng về thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Long Biên
.........................................................38
2.1.1. Các qui định chung về thuế giá trị gia tăng của
Nhà nước...............................................38
2.1.2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Long
Biên...................................................38
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp do Chi cục Thuế Long Biên
quản lý....................................................41
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh
...........................................................41
và mã số thuế tại quận Long Biên...........................41
2.2. Thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng trong các


2

doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Long Biên......41
2.2.1. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác kế toán
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Long
Biên...................................................41
Hình thức kế toán Nhật ký - sổ Cái;......................43
2.2.2. Thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Long Biên. . . .44
2.2.3. Khai thuế, hệ thống sổ sách, báo cáo thuế giá trị
gia tăng...............................................55
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Long

Biên.....................................................56
2.3.1. Ưu điểm.........................................56
2.3.2. Tồn tại hạn chế.................................57
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế.............................64
Kết luận Chương 2..........................................67
Chương 3...................................................68
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN..............68
3.1. Sự cần thiết, mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện
kế toán thuế giá trị gia tăng ...........................68
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán thuế giá trị
gia tăng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.............68
3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng
.......................................................68
3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng 69
3.1.4. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia
tăng...................................................71
3.2. Các giải pháp để hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia
tăng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận
Long Biên................................................71
3.2.1. Hoàn thiện về hệ thống chứng từ.................71
3.2.2. Hoàn thiện về hệ thống tài khoản và phương pháp
hạch toán kế toán......................................74
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán..................78
3.2.4. Hoàn thiện về hệ thống báo cáo thuế giá trị gia
tăng...................................................81
3.3. Một số ý kiến nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt các
giải pháp................................................82
3.3.1. Ý kiến đối với các doanh nghiệp.................82
3.3.2. Ý kiến đối với nhà nước.........................84

Kết luận Chương 3..........................................91
KẾT LUẬN...................................................92


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống
các công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản
lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ
quản lý kinh tế, kế toán đảm nhiệm tổ chức hệ thống thông tin có ích về các
hoạt động kinh tế tài chính phát sinh .Vì vậy kế toán có vai trò quan trọng
không chỉ với quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà Nước, mà còn cấp thiết và
quan trọng đối với việc quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh
nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong thời gian
qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc thành phần kinh tế tư nhân phát
triển khá nhanh, các doanh nghiệp này đã huy động được khá lớn và linh
hoạt mọi nguồn lực của xã hội vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải
quyết được hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động. Các doanh
nghiệp này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, góp phần
cải thiện cơ cấu nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh đó
cũng có không ít những vấn đề bất cập nảy sinh, ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển chung của nền kinh tế. Do hạn chế về nhận thức, khá nhiều
doanh nghiệp nhỏ và vừa ngay từ khi mới thành lập đã bộc lộ những yếu
kém trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh, chấp hành pháp luật
đặc biệt là chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Từ khi luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1999, trong hệ
thống Chế độ kế toán Việt Nam bổ sung thêm một phần hành kế toán nữa đó
là kế toán thuế GTGT. Trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp
nhỏ và vừa nói riêng, nếu thuế GTGT đầu vào là quyền lợi được khấu trừ hay được

hoàn lại, thì thuế GTGT đầu ra là trách nhiệm của doanh nghiệp phải nộp cho Ngân


2
sách Nhà nước. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để luật thuế GTGT được thực
hiện theo đúng quy định, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, đảm bảo
quyền lợi cho doanh nghiệp. Những vấn đề đó phần lớn được thực hiện thông qua
công tác kế toán thuế GTGT. Kế toán thuế GTGT là công cụ quan trọng để thực
hiện luật thuế mới vì nó liên quan tới tất cả các phần kế toán, từ hạch toán vốn bằng
tiền, vật tư hàng hoá, TSCĐ, phải thu, phải trả, chi phí, doanh thu và thu nhập từ
việc sử dụng các chứng từ hoá đơn đến nội dung, phương pháp hạch toán và lập báo
cáo tài chính. Đặc biệt là việc lập các bảng kê và tờ khai thuế GTGT hàng tháng ở
các cơ sở kinh doanh. Hiện nay đã có một hệ thống văn bản pháp quy khá đầy đủ
quy định, hướng dẫn hạch toán thuế GTGT. Quá trình áp dụng những văn bản pháp
quy đó trong thực tiễn đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, minh bạch
hóa thông tin kinh tế, tài chính của các đơn vị. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển
kinh tế xã hội, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, những quy định trong hạch
toán kế toán thuế GTGT vẫn bộc lộ nhiều kẽ hở và chưa thống nhất dẫn đến tình
trạng có nhiều doanh nghiệp lợi dụng để trốn thuế, tránh thuế, gian lận tiền hoàn
thuế. Do đó, vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống kế toán hoàn thiện, có tính pháp
lý cao và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, tăng cường và hoàn
thiện công tác kế toán thuế GTGT đối với các doanh nghiệp là cần thiết, vừa có ý
nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.

Với nhận thức trên, sau quá trình học tập, nghiên cứu tại trường, tác giả
chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn quận Long Biên” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp

nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn quận Long Biên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về kế toán thuế GTGT trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.


3
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán thuế GTGT
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Long Biên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế GTGT trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Long Biên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phạm vi: Kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn quận Long Biên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mác – Lênin, luận văn sử dụng kết hợp
các phương pháp: khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp, so sánh... để làm rõ nội
dung của đề tài

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp
nhỏ và vừa.

Chương 2: Thực trạng kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn quận Long Biên.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn quận Long Biên.



4
Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp
nhỏ và vừa
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi
nhuận. Doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng và là động lực chủ yếu để
phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Theo Điều 4, Luật doanh nghiệp năm
2005, khái niệm doanh nghiệp được hiểu như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh”. Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh
nghiệp gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp
danh và Doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi
chung là Doanh nghiệp).
Tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau mà người ta chia doanh nghiệp
thành các loại hình khác nhau trong đó dựa theo quy mô ta có thể chia doanh
nghiệp thành doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 quy định:
“DNNVV là các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn
đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hàng
năm không quá 300 người”.
Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của
Chính phủ có định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: “Doanh nghiệp
nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp

luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn


5
(tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối
kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn
là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
Quy mô
khu vực

DN siêu
nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Số lao
động

Tổng
nguồn
vốn

I. Khu vực
nông lâm
nghiệp và
thủy sản:

10 người

trở xuống.

II. Công
nghiệp và
xây dựng

Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng
nguồn vốn

Số lao
động

20 tỷ đồng
trở xuống

từ trên 10
người đến
200 người.

từ trên 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng

từ trên 200
người đến
300 người


10 người
trở xuống.

20 tỷ
đồng trở
xuống

từ trên 10
người đến
200 người.

từ 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng

từ trên 200
người đến
300 người.

III. Khu
10 người
vực thương trở xuống.
mại và dịch
vụ:

10 tỷ
đồng trở
xuống


từ trên 10
người đến 50
người.

từ 10 tỷ
đồng đến
50 tỷ đồng

từ trên 50
người đến
100 người.

Tóm lại, vào mỗi thời điểm khác nhau và với mỗi mục đích khác nhau
mà các tổ chức, cơ quan nhà nước và các cá nhân có các tiêu thức để phân
loại, xác định DNNVV cũng khác nhau. Điều này cho phép kết luận rằng
không thể đưa ra một định nghĩa hay tiêu thức về DNNVV thoát ly khỏi
không gian và thời gian cụ thể.
1.1.2. Đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có những đặc trưng cơ bản sau:
- Sản xuất hàng hóa và dịch vụ phong phú, đáp ứng yêu cầu đa dạng của
thị trường, tận dụng và huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, sử dụng
nhiều lao động phổ thông chưa qua đào tạo, dễ chuyển đổi mô hình là lĩnh vực


6
kinh doanh.
- Có vai trò rất quan trọng, là một động lực cho phát triển nhanh của nền
kinh tế.
- Đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân và nguồn thu ngân
sách nhà nước.


Trong những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và
chất lượng, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần đáng kể vào tổng sản lượng
quốc gia cũng như nguồn thu ngân sách trung ương và địa phương.
- Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Góp phần khôi phục, gìn giữ và phát triển các làng nghề thủ công
truyền thống.
1.2. Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng
1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của thuế giá trị
gia tăng
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, các loại thuế gián thu đã được
nghiên cứu và áp dụng từ sau đại chiến Thế giới lần thứ 1(1914 - 1918) nhằm
động viên sự đóng góp rộng rãi của quần chúng nhân dân cho nhu cầu chi tiêu
của nhà nước, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Thuế doanh thu
được áp dụng ở Pháp từ năm 1917. Thời kỳ đầu thuế doanh thu chỉ đứng ở giai
đoạn cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá, với thuế suất rất thấp. Đầu
năm 1920, thuế doanh thu được điều chỉnh đánh vào từng khâu của quá trình sản
xuất. Trong thực tế, cách đánh thuế này đã phát sinh nhược điểm và tính chất
trùng lặp, quá trình sản xuất ra sản phẩm càng qua nhiều khâu thì thuế càng cao
và thuế chồng lên thuế. Để khắc phục nhược điểm này năm 1936, Pháp đã cải
tiến thuế doanh thu qua hình thức đánh thuế một lần vào công đoạn cuối cùng
của quá trình sản xuất (tức là khi sản phẩm được đưa vào lưu thông lần đầu).
Như vậy, việc đánh thuế độc lập, một lần với độ dài của quá trình sản xuất, khắc


7
phục được hiện tượng đánh thuế trùng lặp trước đó. Tuy nhiên, chính sách thuế
này lại phát sinh nhược điểm là việc thu thuế bị chậm trễ so với kỳ trước, vì chỉ
khi sản phẩm được đưa vào khâu lưu thông lần đầu nhà nước mới được thu thuế.
Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, thuế doanh thu vẫn còn nhược điểm nổi

bật là thuế thu chồng chéo, trùng lặp... Đến năm 1954, chính phủ Pháp đã ban
hành loại thuế mới thay thế cho thuế doanh thu với tên gọi là thuế giá trị gia tăng
(viết tắt theo tiếng Pháp là TVA) được ban hành để áp dụng đối với ngành sản
xuất, chủ yếu nhằm vào việc hạn chế thu thuế chồng chéo qua nhiều khâu trong
lĩnh vực công nghiệp, với thuế suất đồng đều là 20% và chỉ khấu trừ thuế ở khâu
trước đối với nguyên liệu. Qúa trình thống nhất Châu Âu được thúc đẩy vào
những năm 50 đã có tác dụng thuận lợi để TVA được triển khai nhanh chóng ở
các nước khác. Đến năm 1966 trong xu hướng cải tiến hệ thống thuế “đơn giản và
hiện đại” chung ở Châu Âu, TVA được ban hành chính thức để thay thế một số
loại thuế gián thu. Năm 1986, TVA ở Pháp được áp dụng rộng rãi đối với tất cả
các ngành nghề sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ, nhằm đáp ứng hai mục
tiêu quan trọng: Bảo đảm số thu kịp thời, thường xuyên cho NSNN và khắc phục
tình trạng thu thuế trùng lặp của thuế doanh thu.

Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT đã nhanh chóng được áp dụng rộng
rãi trên thế giới, trở thành nguồn thu quan trọng của nhiều nước, đến nay đã có
trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng thuế GTGT, bao gồm các nước Châu
Phi, Châu Mĩ La Tinh, các nước trong cộng đồng Châu Âu và Châu Á, trong đó có
Việt Nam. Tại Việt Nam, lần đầu tiên Luật thuế GTGT được Quốc hội thông qua
ngày 10/5/1997 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX và Luật có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/1999 thay thế cho Luật thuế doanh thu trước đây và gọi là thuế GTGT (viết
tắt theo tiếng Anh là VAT).

1.2.2. Khái niệm và bản chất thuế giá trị gia tăng
* Khái niệm giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng: Là khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát
sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, hay cụ thể giá trị gia


8

tng l chờnh lch gia "giỏ u ra" vi "giỏ u vo ca quỏ trỡnh sn xut
kinh doanh. c túm tt theo cụng thc sau:
Giỏ tr gia tng = " giỏ u ra" - " giỏ u vo"
* Khỏi nim thu GTGT
Thu GTGT (ting Anh l Value Added Tax, vit tt l VAT) l thu
tớnh trờn khon giỏ tr tng thờm ca hng hoỏ, dch v phỏt sinh trong quỏ
trỡnh sn xut, lu thụng n tiờu dựng. Nh vy, xột v bn cht thu GTGT
l loi thu giỏn thu vỡ thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu
của quá trình sản xuất - kinh doanh, và tổng số thuế thu đợc ở mỗi khâu bằng
chính số thuế tính trên giá bán cho ngời tiêu dùng cui cùng. Núi cỏch khỏc
thu GTGT l thu giỏn thu ỏnh vo ngi tiờu dựng, ngi sn xut ch l
ngi np h ngi tiờu dựng thụng qua vic tớnh gp thu ny vo giỏ bỏn m
ngi tiờu dựng phi thanh toỏn.
Ngoi ra, thu GTGT cũn l mt trong nhng yu t cu thnh lờn giỏ
bỏn hng húa, giỏ dch v cung cp nờn nú s cú nh hng ti sc mua ca
cụng chỳng. Vit Nam, thu GTGT chớnh thc c ỏp dng t nm 1999.
Tri qua nhiu nm thc hin, thu GTGT ó t ra u vit hn hn thu doanh
thu trc õy. Lut thu GTGT cng ó liờn tc c sa i, b sung cho phự
hp vi thc tin bi cnh nn kinh t Vit Nam.

* V bn cht
Thu GTGT l thu giỏn thu ỏnh vo ngi tiờu dựng, cũn ngi sn xut,
ngi bỏn hng húa, dch v ch l ngi np thu h ngi tiờu dựng thụng qua
vic tớnh gp thu ny vo giỏ bỏn m ngi tiờu dựng phi thanh toỏn.
1.2.3. i tng chu thu, ngi np thu v i tng khụng
chu thu giỏ tr gia tng
Ti Lut thu GTGT s 13/2008/QH12 ngy 3 thỏng 6 nm 2008; Ngh
nh s 123/2008/N-CP ngy 08 thỏng 12 nm 2008 ca Chớnh ph quy
nh chi tit v hng dn thi hnh mt s iu ca Lut Thu giỏ tr gia tng



9
và Thông tư 129/2008/TT - BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị
định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 quy định:
* Đối tượng chịu thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua
của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
* Người nộp thuế GTGT
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình
thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá
nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau
đây gọi là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
* Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo qui định hiện hành có 26 nhóm hàng hoá, dịch vụ không thuộc
diện chịu thuế GTGT. Đó là các hoạt động có tính chất đặc biệt mà nhà
nước không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng, bao gồm:
- Hàng hoá, dịch vụ của một số ngành đang còn khó khăn, được nhà
nước khuyên khích và tạo điều kiện để phát triển như sản xuất nông nghiệp,
muối, máy móc thiết bị chuyên dùng loại trong nước chưa sản xuất được,
giống vật nuôi và giống cây trồng...
- Hàng hoá, dịch vụ của một số ngành đặc thù không mang tính chất
kinh doanh thu lợi nhuận hoặc mang tính xã hội, nhân đạo, phục vụ cộng
đồng như Bảo hiểm nhân thọ, một số bảo hiểm tai nạn, dịch vụ khám chữa
bệnh, giáo dục, truyền hình, xuất bản, vũ khí và khí tài phục vụ quốc phòng....
- Hàng hoá, dịch vụ được miễn thuế theo thông lệ Quốc tế như hàng
hoá bán cho các tổ chức nước ngoài, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện
trợ không hoàn lại cho Việt Nam....



10
1.2.4. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
* Giá tính thuế (Theo Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008):
Về nguyên tắc, giá tính thuế GTGT là giá chưa thuế GTGT, được quy
định cụ thể cho từng hoạt động kinh doanh. Giá tính thuế là căn cứ quan trọng
để xác định số thuế phải nộp.
* Thuế suất thuế GTGT
Theo quy định hiện hành có 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10% được
áp dụng đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ - sản xuất kinh doanh trong nước
hoặc nhập khẩu. Việc quy định các mức thuế suất khác nhau nhằm thể hiện
chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với các loại hàng
hoá, dịch vụ khác nhau.
- Mức thuế suất 0% được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt
động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng
bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế
GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%, (dịch vụ tái
bảo hiểm ra nước ngoài, dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước
ngoài và hàng hoá, dịch vụ quy định tại Điểm 1.3, Mục II, Phần B Thông tư số
129/2008ATT-BTC).
- Mức thuế suất 5% được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu.
- Mức thuế suất 10% là mức thuế suất phổ thông, được áp dụng với các

loại hàng hoá, dịch vụ thông thường (áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ
không được quy định tại Mục II, phần A; Điểm 1, 2 Mục II, Phần B Thông tư
số 129/2008/TT-BTC).
* Thời điểm xác định thuế GTGT
- Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc


quvền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền.


11
- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch

vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được
tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện,

nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền.
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng,

xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo
tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền
thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
- Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công

trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không
phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

1.2.5. Phương pháp tính thuế
Phương pháp tính thuế GTGT là cách tính thuế GTGT phải nộp đối với
các đối tượng nộp thuế. Xét trên góc độ lý thuyết, có hai phương pháp tính
thuế GTGT đó là phương pháp tính trực tiếp trên GTGT và phương pháp
khấu trừ thuế. Trong đó, phương pháp khấu trừ được sử dụng phổ biến hơn vì
chứng tỏ được tính ưu việt trong việc đơn giản hoá tính toán và sự hiện đại,
văn minh, minh bạch trong quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá. Cách xác định

thuế được tiến hành như sau:
* Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
- Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy

đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và

các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế


12
toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.

Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý và
hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì phải hạch toán riêng được
hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý để áp dụng theo phương
pháp tính trực tiếp trên GTGT.
* Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
bằng GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất áp
dụng đối với hàng hoá, dịch vụ đó.
Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ được xác định bằng giá thanh
toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ (-) giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ
mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên
hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu
phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa

thu được tiền.
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá
trị hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn của
hàng hoá, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định
được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh
toán nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được
xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.


13
* Phương pháp tính thuế khấu trừ
Phương pháp thuế khấu trừ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện
đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế
toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế,
trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên
GTGT.Thuế GTGT được xác định trên cơ sở lấy thuế tính trên giá đầu ra trừ
đi thuế tính trên giá đầu vào được khấu trừ.
Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT
phải nộp
Trong đó:

=

Số thuế GTGT
đầu ra

-


Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ

+ Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng
hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.

Thuế GTGT ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế GTGT của
hàng hoá, dịch vụ đó.
+ Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT
mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của
hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư
cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát
sinh tại Việt Nam.

- Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ:
+ Thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán.
+ Thực hiện đầy đủ những quy định về mua bán, sử dụng hóa đơn.
* Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
- Chỉ khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng vào
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT


14
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh
tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của
tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê
khai, khấu trừ còn sót hóa đơn hoặc chứng từ nộp thuế chưa kê khai khấu trừ
thì sẽ kê khai khấu trừ bổ sung, thời gian để kê khai khấu trừ bổ sung tối đa là
6 tháng kể từ ngày phát sinh hóa đơn, chứng từ bỏ sót.
1.2.6. Hóa đơn chứng từ
- Cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế
độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Khi lập hoá đơn, cơ
sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Đối
với hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí
tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu
không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá
thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán, trừ trường hợp
sử dụng chứng từ đặc thù.
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên
GTGT khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng.
1.2.7. Đăng ký, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng
Được qui định trong Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH 11 ngày
29/11/2006; Nghị định 85/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ qui định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý Thuế; Thông tư số 60/2007/TTBTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Quản lý Thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/NĐ-CP.
* Đăng ký nộp thuế


15
Cơ sở kinh doanh, kể cả công ty, nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh, cửa
hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chính phải đăng ký nộp thuế với Cục Thuế
hoặc Chi cục Thuế, nếu là cá nhân kinh doanh về địa điểm kinh doanh, ngành nghề
kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu khác liên quan theo mẫu

đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế.

* Kê khai thuế GTGT phải nộp NSNN
Các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và
gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê
hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định (mẫu số 01 /GTGT, 011/GTGT, 01 - 2/GTGT,... ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày
28/02/2011). Thời hạn gửi tờ khai của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là vào
ngày 20 của tháng tiếp theo.

Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm
về tính chính xác của việc kê khai.
* Nộp thuế
Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn
vào NSNN:
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế sau
khi nộp tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế phải nộp thuế GTGT vào
NSNN. Thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày 20 của
tháng tiếp theo.
- Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế GTGT
hàng hoá nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn
nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo nộp
thuế nhập khẩu.
* Hoàn thuế giá trị gia tăng
- Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế


16
GTGT phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư; có con dấu
theo đúng quy định của pháp luật, luôn giữ sổ sách, chứng từ kế toán theo quy

định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số
thuế của cơ sở kinh doanh.
- Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì

không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế
được khấu trừ của tháng tiếp theo sau thời gian lập hồ sơ hoàn thuế.
Trường hợp tháng trước thời gian xin hoàn thuế cơ sở có số thuế GTGT
nộp thừa thì cơ sở được tính cộng thuế GTGT nộp thừa vào số thuế GTGT đề
nghị hoàn trong kỳ, trường hợp cơ sở có số thuế nộp thiếu thì phải nộp đủ số thuế
còn thiếu vào NSNN trước khi được hoàn thuế.

Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT được quy định cụ thể,
chi tiết trong Thông tư 129/2008/TT - BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi
hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008.
1.3. Kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán thuế giá trị gia tăng
* Vai trò của kế toán thuế GTGT
- Hoá đơn, chứng từ là cơ sở pháp lý thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và càng có vai
trò quan trọng trong việc thu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Hoá đơn, chứng từ cung cấp số liệu ban đầu làm cơ sở để xác định số thuế
GTGT ban đầu.

- Hoá đơn, chứng từ là cơ sở cho việc kiểm tra chéo giữa các đơn vị về nghĩa
vụ thuế GTGT trong trường hợp áp dụng phương pháp khấu trừ.

- Dựa vào sổ sách, báo cáo kế toán...để tập hợp, ghi chép, theo dõi tình hình
thuế GTGT phải nộp, thuế được khấu trừ, không được khấu trừ...

Kế toán thuế GTGT có vai trò to lớn trong việc xác định nghĩa vụ thuế

của đơn vị đối với NSNN. Việc kế toán đúng về thuế GTGT chứng tỏ sự lành


17
mạnh trong tài chính của Doanh nghiệp.
* Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT
- Phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời theo đúng
nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp kế toán qui định.

- Thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu, thông tin về hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chính sách, chế độ về quản
lý kinh tế nói chung, chế độ, thể lệ kế toán nói riêng.

- Tham gia phân tích thông tin kế toán, tài chính, đề xuất kiến nghị hoàn
thiện hệ thống kế toán tài chính.

1.3.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán thuế giá trị gia tăng
1.3.2.1. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán thuế giá trị gia tăng
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán. Mọi
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở
đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào
chứng từ kế toán.
Kế toán Doanh nghiệp nói chung và kế toán thuế GTGT nói riêng cần phải
tuân thủ các nguyên tắc về lập, bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định
tại Luật kế toán và chế dộ chứng từ kế toán của chế độ kế toán Việt Nam.
Cách sử dụng hóa đơn, chứng từ khi mua bán hàng hóa, dịch vụ được

hướng dẫn tại mục IV Phần B Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của
Bộ Tài chính.
* Liên quan đến thuế GTGT có các loại hoá đơn, chứng từ sau:
- Hoá đơn giá trị gia tăng:
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "Hoá đơn GTGT"


18
do Bộ Tài chính phát hành (trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ đặc
thù, ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT) hoặc cơ quan thuế bán. Từ
ngày 01/01/2011 trở đi thì hóa đơn của các doanh nghiệp là hóa đơn đặt in, tự
in hoặc hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính. Các hóa đơn doanh nghiệp đã mua của cơ
quan thuế được sử dụng đến hết 31/3/2011.
Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy
đủ, đúng các yếu tô quy định và ghi rõ: Giá bán (chưa có thuế GTGT); Các
khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có); Thuế GTGT; Tổng giá
thanh toán (đã có thuế GTGT). Nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế
và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính
trên tổng giá thanh toán. Hoá đơn do bên bán hàng hoá, dịch vụ giao cho người
mua hàng phải là bản gốc (liên 2).

Hoá đơn phải nguyên vẹn, không rách rời, không chắp vá, nhàu nát. Số
liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hoá đơn phải rõ ràng, trung thực, không
tẩy xoá, không sửa chữa...
- Hoá đơn bán hàng:
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp, khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "Hoá đơn bán hàng"
do Bộ Tài chính phát hành. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh

doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ: Giá bán; Các
khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có); Tổng giá thanh toán (đã có
thuế GTGT).
- Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù:
Các cơ sở kinh doanh sử dụng hoá đơn, chứng từ khác với mẫu quy định
chung (kể cả hoá đơn tự phát hành) phải đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục
Thuế) và chỉ được sử dụng sau khi được chấp thuận bằng văn bản. Hoá đơn tự in


19
phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các nội dung thông tin theo quy định của hoá
đơn, chứng từ (hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng). Các chứng từ đặc thù như
tem bưu điện, vé máy bay, vé xổ số, giá ghi trên vé là giá đã có thuế GTGT.
- Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ:
Trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch
vụ cho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện phải lập hoá đơn
bán hàng thì khi bán hàng phải lập "Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ" theo
Mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 60/2007/TT - BTC ngày
14/06/2007CƠ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện
chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ Bảng kê bán lẻ để lập hóa đơn
làm căn cứ tính thuế.
1.3.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thuế giá trị gia tăng
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán là bộ
phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống chế độ kế toán
doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế đều phải
áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Các DN có quy mô nhỏ và vừa áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban
hành theo Quyết định 48/2006/ QĐ- BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính. Kế toán thuế GTGT chủ yếu sử dụng các tài khoản sau:
a) Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
* Kết cấu và nội dung:
- Bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Bên có:


20
+ Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
+ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;

+ Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mua vào nhưng đã trả lại, được giảm
+ Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
- Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT
đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.

Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ có 2 tài khoản cấp 2:
+ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ: Tài khoản
này phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua
ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.

+ TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ: Tài khoản này phản ánh
thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư.

Tài khoản 133 chỉ được mở và áp dụng cho những đơn vị áp dụng

phương pháp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế không áp dụng cho
những đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

* Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
- Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập kho theo giá
thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào, chi phí thu mua, vận
chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi,... từ nơi mua về đến doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 151, 152, 153, 156: (theo pp KKTX), hoặc
Nợ TK 611: Mua hàng (theo pp kiểm kê định kỳ), hoặc


21
Nợ TK 621, 627, 641,642
Nợ TK 211,213
Nợ TK 217: Bất động sản đầu tư.... (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331 ... (Tổng giá thanh toán)
- Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư XDCB thuộc đối tượng không thuộc
diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản
ánh giá thực tế chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán, ghi:

Nợ TK 621, 622, 627, 641, 642, 241, 142, 242.....(tổng giá thanh toán)
Có các TK 111,112, 331 ...(Tổng giá thanh toán)
- Khi mua hàng hoá giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng (không qua nhập kho), ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán).
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán phản ánh giá tri vật tư,
hàng hoá, TSCĐ, thiết bị nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho
người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi:
Nợ TK 152, 156, 211 – Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu
Có TK 3332, 3333 – Thuế TTĐB, thuế NK phải nộp
Có TK 111, 112, 331, ...
- Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu kế toán phản ánh như sau:
+ Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT của
hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ


22
Có TK 33312 - Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu
+ Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án, hoạt động văn
hoá phúc lợi... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp
của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị hàng hoá mua vào, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 33312 - Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu
+ Khi thực hiện nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 33312: Số thuế GTGT thực nộp
Có TK 111, 112: Số tiền đã nộp thuế GTGT
- Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được nhà

cung cấp chiết khấu thương mại, giảm giá do kém, mất phẩm chất thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Nợ TK 111, 112, 331....Tổng giá thanh toán
Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá
Có TK 152, 153, 156, 211...giá mua chưa có thuế GTGT.
- Đối với vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ mua về dùng đồng thời cho
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT
nhưng doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ:

+ Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213.... giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ


23
Có các TK 111, 112, 331...Tổng giá thanh toán
+ Cuối kỳ kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế
GTGT đầu vào không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số
thuế GTGT đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ % giữa doanh thu bán hàng, cung
cấp dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát
sinh trong kỳ.

> Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
> Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ sẽ phán ánh
như sau:

+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ, tính vào giá vốn

hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 1331 - Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
+ Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn được
tính vào giá vốn hàng bán ra của các kỳ kế toán sau, kết chuyển số thuế
GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính giá vốn hàng bán của
các kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 142, 242 ...
Có TK 1331 - Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào để xuất khẩu được khấu trừ, hoàn
thuế GTGT đầu vào khi đảm bảo có đủ điều kiện, thủ tục và hồ sơ để khấu
trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào theo qui định hiện hành:
+ Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ
liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ, hoàn thuế theo
chế độ qui định được hạch toán như trường hợp mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ,
TSCĐ trong nước.


×