Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Hệ thống câu hỏi và bài tập tài chính quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.83 KB, 26 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
“Tài chính quốc tế” là môn học được đưa vào giảng dạy tại Học viện Tài
chính từ khóa 36 đến nay. Môn học có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng
khác nhau, chứa đựng các nội dung nghiệp vụ phong phú, phức tạp và còn mới mẻ
ở Việt Nam.
Để giúp sinh viên có thể nắm bắt trên bình diện khái quát cũng như đối với
từng vấn đề chuyên sâu và cập nhật các kiến thức mới, cách tiếp cận mới của môn
học, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu hiện có trong và ngoài nước, kết hợp với
kinh nghiệm giảng dạy trong thời gian qua, các thầy cô giáo bộ môn Tài chính
Quốc tế đã tiến hành biên soạn lần thứ 2 cuốn “Hệ thống câu hỏi và bài tập Tài
chính Quốc tế”. Đây là tài liệu cần thiết, song song với cuốn giáo trình “Tài chính
Quốc tế” mà tất cả các sinh viên khi học môn Tài chính Quốc tế cần dùng đến.
Tập thể tác giả tham gia biên soạn cuốn tài liệu này gồm có:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Tâm, chủ biên, biên soạn Chương 6 và
Chương 8
2. Th.s Lương Thị Ánh Hoa biên soạn Chương 1 và Chương 4
3. Th.s. Cao Phương Thảo biên soạn Chương 2
4. Th.s. Vũ Việt Ninh biên soạn Chương 3
5. Th.s. Trần Phương Mai biên soạn Chương 5
6. CN. Bùi Thị Nguyệt Dung biên soạn Chương 7
Do những hạn chế về thời gian và nhận thức, cuốn tài liệu không tránh khỏi
những điểm thiếu sót. Tập thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để
cuốn tài liệu luôn được bổ sung và hoàn thiện, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công
tác giảng dạy của các thầy cô giáo cũng như quá trình học tập của sinh viên.

1


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
1.



Phân tích những điều kiện cần thiết để Tài chính Quốc tế xuất hiện và tồn tại.

Trên cơ sở đó, hãy dự báo xu thế hoạt động tài chính quốc tế ở Việt Nam trong thời
gian tới.
2.

Hãy trình bầy các đặc điểm của tài chính quốc tế. Cho ví dụ chứng minh.

3.

Trình bầy các yếu tố cấu thành của tài chính quốc tế. Cho ví dụ chứng minh.

4.

Trình bầy về các chủ thể tham gia hoạt động tài chính quốc tế. Liên hệ thực

tiễn Việt Nam.
5.

Tại sao nói tài chính quốc tế tạo cơ hộị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

của các quốc gia. Liên hệ với thực tế Việt Nam.
6.

Tại sao nói tài chính quốc tế là yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập

quốc tế và toàn cầu hóa. Liên hệ thực tế Việt Nam.

Chương 2

2


TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
I/ CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1.

Hệ thống tiền tệ quốc tế là gì? Phân tích các yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ

thống tiền tệ quốc tế.
2.
Tại sao nói hệ thống tiền tệ quốc tế là một phạm trù lịch sử? Lấy dẫn chứng
minh họa.
3.
Phân tích bản chất của tỷ giá hối đoái ?
4.
Hãy cho biết các phương pháp chủ yếu được sử dụng để xác định tỷ giá hối
đoái? Ưu, nhược điểm của từng phương pháp.
5.
Tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Phân tích các nhân
tố đó.
6.
Minh hoạn bằng đồ thị tác động của cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại
hối đến tỷ giá hối đoái. Cho ví dụ minh họa.
7.
Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế? Liên hệ với thực tế ở
Việt Nam.
8.
Chế độ tỷ giá hối đoái là gì? Phân tích các yếu tố cơ bản của một chế độ tỷ
giá.

9.
10.

Phân loại tỷ giá hối đoái.
Ở Việt Nam hiện nay đang thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái nào? Phân tích

ưu, nhược điểm của chế độ tỷ giá hối đoái này.
11. Chính sách tỷ giá hối đoái là gì? Hãy cho biết mục tiêu và ý nghĩa của chính
sách tỷ giá hối đoái?
12. Cán cân thanh toán quốc tế là gì? Phân tích vai trò của cán cân thanh toán
quốc tế đối với nền kinh tế.
13. Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm những hạng mục nào? Hãy cho biếtcác
giao dịch/nội dung chủ yếu được trình bày trong các hạng mục.
14. Nêu các nguyên tắc xác lập cán cân thanh toán quốc tế. Cho ví dụ minh họa
II/ BÀI TẬP

3


Câu 1: Đầu năm N, tỷ giá USD/JPY = 102,27. Trong năm, tỷ lệ lạm phát tương
ứng của Hoa Kỳ và Nhật Bản lần lượt là 4% và 2,5%.Giả sử các yếu tố khác không
đổi, hãy xác định tỷ giá hối đoái USD/JPY vào thời điểm cuối năm.
Câu 2: Một ngân hàng kinh doanh ngoại hối đưa ra bảng tỷ giá như sau:
USD/JPY = 102,20/ 70
GBP/USD = 1,6810/60
EUR/USD = 1,3360/10
Yêu cầu: Xác định tỷ giá hối đoái mà ngân hàng áp dụng khi:
- Khách hàng mua GBP bằng JPY
- Khách hàng mua GBP bằng EUR
- Khách hàng mua EUR bằng JPY

- Khách hàng bán GBP lấy JPY
- Khách hàng bán EUR lấy JPY
Câu 3: Đầu phiên giao dịch ngày 1/8/N, ngân hàng X đã niêm yết tỷ giá như sau:
USD/CHF = 0,9070/20
USD/SGD = 1,2510/90
USD/HKD = 7,7510/60
Một khách hàng muốn thực hiện giao dịch với ngân hàng.
a.
Nếu ngân hàng bán USD nhận CHF với kỳ vọng thu lợi 0,0004CHF/USD thì
ngân hàng sẽ đưa ra tỷ giá là bao nhiêu?
b.
Nếu ngân hàng mua USD thanh toán bằng SGD với kỳ vọng thu lợi 0,0006
SGD/USD thì ngân hàng sẽ đưa ra tỷ giá là bao nhiêu?
c.
Nếu ngân hàng bán SGD nhận HKD với kỳ vọng thu lợi 0,0002SGD/HKD
thì ngân hàng sẽ đưa ra tỷ giá là bao nhiêu? Nếu khách hàng chấp nhận mức tỷ giá
đó thì số đối khoản HKD sẽ là bao nhiêu?
d.
Nếu ngân hàng mua CHF, thanh toán bằng SGD thì tỷ giá mà ngân hàng đưa
ra là bao nhiêu? Nếu khách hàng chấp nhận tỷ giá đó và muốn bán 1000000 CHF
thì số đối khoản là bao nhiêu?
Câu 4 : Xác định thu nhập của doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư trong các trường hợp
sau :
a.
Một doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam thu được 250.000 EUR từ
việc xuất khẩu hàng sang Đức. Xác định thu nhập theo USD của doanh nghiệp biết
EUR/USD = 1,3280/20.
b.
Doanh nghiệp A có khoản thu 100.000 USD từ xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.
Xác định thu nhập theo EUR của doanh nghiệp biết USD/EUR = 0,6030/70.

4


c.

Một nhà đầu tư Anh sau 3 tháng nữa sẽ có một khoản thu nhập 20 000GBP.

Xác định thu nhập theo USD của nhà đầu tư biết GBP/USD = 1,8120/70
Câu 5: Ngân hàng công bố các tỷ giá như sau:
USD/VND = 21.180/20
GBP/USD = 1,6700/80
Yêu cầu: Xác định tỷ giá GBP/VND
Câu 6: Tại trung tâm giao dịch hối đoái của ngân hàng X, ngày 1/9/N vừa qua, có
một số thông tin như sau:
USD/VND = 20.940/60;

GBP/USD = 1,7350/55; EUR/USD = 1,2350/56;

USD/SGD = 1,2460/65; GBP/HKD = 12,3200/15; SGD/JPY = 74,5000/50;
CAD/VND = 19.640/80
Yêu cầu: Tính số tiền mà khách hàng nhận được hoặc phải trả trong các trường hợp
sau:
a.
Khách hàng bán 1.000.000 GBP nhận JPY
b.
Khách hàng mua 100.000.000 JPY trả bằng VND
c.
Khách hàng bán 800.000 EUR nhận HKD
d.
Khách hàng mua 5.000.000 CAD thanh toán bằng HKD

Câu 7: Tại trung tâm giao dịch hối đoái của ngân hàng X, ngày 1/9/N vừa qua, có
một số thông tin như sau:
USD/VND = 20.950/80; GBP /USD = 1,7245/49; EUR/USD = 1,3310/15;
EUR/SGD = 1,6440/44; GBP/HKD = 12,0220/60; SGD/JPY = 74,60/90;
AUD/VND = 16.560/80
Yêu cầu: Tính số tiền mà khách hàng nhận được hoặc phải trả trong các trường hợp
sau:
a.
Khách hàng bán 1.000.000 HKD nhận VND
b.
Khách hàng bán 1.500.000 GBP nhận SGD
c.
Khách hàng mua 2.000.000 AUD trả bằng JPY
d.
Khách hàngmua 2.000.000 SGD trả bằng HKD
Câu 8: Sáu tháng đầu năm N, có các thông tin được phán ánh tại Ngân hàng Trung
Ương như sau:
- Cán cân vãng lai: Dư nợ 1 tỷ USD
- Cán cân vốn và tài chính: Dư có 1,8 tỷ USD
- Cán cân bù đắp chính thức: Dư nợ 1 tỷ USD
5


Yêu cầu: Xác định số dư trong hạng mục lỗi và sai sót.
Câu 9: Vào năm N, có một số thông tin như sau
- Tổng kim ngạch nhập khẩu: 25 tỷ USD
- Tổng kim ngạch xuất khẩu: 18 tỷ USD
- ODA giải ngân được 2 tỷ USD
- FDI thực hiện được 3,5 tỷ USD
Trong đó, nhập khẩu máy móc thiết bị từ vốn ODA là 1 tỷ USD, nhập khẩu nguyên

vật liệu, máy móc thiết bị từ vốn FDI là 2 tỷ USD.
- Vay của quỹ tiền tệ quốc tế IMF: 2 tỷ USD
- Nhận quà bằng hiện vật từ nước ngoài: 500 triệu USD
- Phần sai sót không đáng kể.
Yêu cầu: Xác định cán cân bù đắp chính thức cuối năm N là tăng hay giảm dự trữ
ngoại tệ.

6


Chương 3
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
I/ CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1.

Hãy phân tích các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của thị trường tài

chính quốc tế?
2.
Hãy trình bày các chủ thể tham gia vào thị trường hối đoái quốc tế và mục
đích tham gia của từng chủ thể? Liên hệ với thị trường ngoại hối của Việt Nam.
3.
So sánh nghiệp vụ ký quỹ trong giao dịch kỳ hạn và giao dịch tương lai?
4.
So sánh nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ kỳ hạn?
5.
So sánh nghiệp vụ kỳ hạn và nghiệp vụ tương lai?
6.
So sánh nghiệp vụ kỳ hạn và nghiệp vụ quyền chọn?
7.

Trình bầy các đặc trưng cơ bản của thị trường trái phiếu quốc tế?
8.
Phân tích sự khác biệt cơ bản giữa thị trường trái phiếu nước ngoài và thị
trường trái phiếu Châu Âu?
9.
So sánh thị trường chào bán công khai và thị trường chào bán không công
khai?
10. Phân tích các đặc trưng của thị trường cổ phiếu quốc tế?
II/ BÀI TẬP
Câu 1: Ngày 9/6/N, tại ngân hàng A có niêm yết như sau:
- Tỷ giá giao ngay JPY/VND = 200,92/218,83;
SGD/VND = 16.722,56/16.770,21;
Mức Swap 1 tháng (JPY/VND) là 28/37;
Mức Swap 1 tháng (SGD/VND) là 86/61.
Yêu cầu: Hãy tính tỷ giá kỳ hạn 1 tháng của JPY/VND và SGD/VND?
Câu 2: Ngày 15/6/N, tại ngân hàng A có niêm yết như sau:
- Tỷ giá trao ngay: AUD/HKD = 7,0865/15
- Lãi suất AUD: 3% - 5%/ năm;
- Lãi suất HKD: 2% - 4%/ năm.
7


Yêu cầu: Hãy xác định tỷ giá kỳ hạn 1 tháng của AUD/HKD?
Câu 3: Ngày 1/7/N, một khách hàng ký với ngân hàng A một Hợp đồng kỳ hạn
mua 1.000.000 EUR bằng VND với nội dung như sau:
- Thời hạn hợp đồng là 90 ngày;
- Tỷ giá hợp đồng là tỷ giá kỳ hạn được xác định theo lý thuyết ngang bằng lãi
suất;
- Tỷ giá giao ngay tại thời điểm hiện tại trên thị trường: EUR/ VND =
28.390/50;

- Lãi suất trung bình năm của EUR là 0,5% - 2%;
- Lãi suất trung bình năm của VND là 8% - 12%.
Yêu cầu: Hãy cho biết tỷ giá hợp đồng là bao nhiêu? Lỗ (lãi) của khách hàng như
thế nào nếu tại thời điểm hợp đồng đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường là:
a) EUR/VND = 28.940/000;
b) EUR/VND = 29.200/67;
c) EUR/VND = 29.450/00.
Câu 4: Ngày 1/8/N, một khách hàng ký với ngân hàng A một Hợp đồng kỳ hạn bán
1.000.000 USD lấy VND với nội dung như sau:
- Tỷ giá hợp đồng là tỷ giá kỳ hạn được xác định theo lý thuyết ngang bằng lãi
suất;
- Thời hạn hợp đồng là 90 ngày;
- Tỷ giá giao ngay tại thời điểm hiện tại trên thị trường: USD/ VND =
21.180/30;
- Lãi suất trung bình năm của USD là 1% - 3%;
- Lãi suất trung bình năm của VND là 7% - 9%.
Yêu cầu: Hãy cho biết tỷ giá hợp đồng là bao nhiêu? Lỗ (lãi) của khách hàng như
thế nào nếu tại thời điểm hợp đồng đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường là
a) USD/VND = 21.000/50;
b) USD/VND = 21.390/50;
c) USD/VND = 21.500/50.
Câu 5: Ngày 15/7/N, tại ngân hàng A có niêm yết như sau:
- Tỷ giá trao ngay: CHF/HKD = 8,3742/02
- Lãi suất đồng CHF: 3% - 5%/ năm;
- Lãi suất đồng HKD: 8% - 12%/ năm.
8


Yêu cầu: Hãy xác định mức Swap 3 tháng và tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của CHF/HKD?
Câu 6: Ngày 1/8/N, doanh nghiệp X có 100.000CHF từ thu xuất khẩu. Hiện tại

doanh nghiệp cần USD để kinh doanh. Sau 3 tháng nữa, doanh nghiệp lại cần
100.000 CHF để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp này đã ký hợp
đồng với ngân hàng A để thực hiện hoán đổi tiền tệ. Vào 1/8/N, tại ngân hàng A có
niêm yết như sau:
Tỷ giá trao ngay: CHF/USD = 1,0856/02;
Lãi suất đồng CHF: 1,5% - 3%/năm;
Lãi suất đồng USD: 4% - 5%/năm.
Yêu cầu: Hãy xác định chi phí mà doanh nghiệp X phải trả cho nghiệp vụ hoán đổi
này.
Câu 7: Một nhà nhập khẩu của Việt Nam sau 3 tháng nữa sẽ phải thanh toán
500.000 GBP tiền hàng nhập khẩu. Dự đoán tỷ giá GBP/USD có thể sẽ tăng nên
nhà nhập khẩu đó đã ký với ngân hàng

một Hợp đồng Quyền chọn mua

500.000GBP bằng VND theo những nội dung sau:
-

Tỷ giá hợp đồng là tỷ giá kỳ hạn mua được xác định theo Lý thuyết cân bằng

lãi suất;
Thời hạn hợp đồng: 90 ngày;
Hình thức quyền chọn: Kiểu Mỹ;
Phí quyền chọn: 100VND/GBP;
Tỷ giá giao ngay hiện tại: GBP/VND = 35.450/10;
Lãi suất của GBP là 1,5% - 3%/năm, VND là 9% - 12%/năm.
Yêu cầu :
1. Hãy cho biết tỷ giá hợp đồng là bao nhiêu?
2. Tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng, nhà nhập khẩu có thực hiện hợp đồng hay
không và lãi (lỗ) của nhà nhập khẩu như thế nào nếu tỷ giá giao ngay tại thời điểm

đó của GBP/VND trên thị trường là:
a) GBP/VND = 35.800/50
b) GBP/VND = 36.400/39
c) GBP/VND = 36.800/50
9


3. Minh họa bằng đồ thị.
Câu 8: Một nhà nhập khẩu của Mỹ sau 3 tháng nữa sẽ nhận được 800.000 EUR
tiền hàng xuất khẩu sang Pháp. Dự đoán tỷ giá EUR/USD có thể sẽ giảm trong 3
tháng tới nên nhà xuất khẩu đó đã ký với ngân hàng một Hợp đồng Quyền chọn
bán 800.000 EUR lấy USD theo những nội dung sau:
- Tỷ giá hợp đồng là tỷ giá kỳ hạn mua được xác định theo Lý thuyết cân bằng
-

lãi suất;
Thời hạn hợp đồng: 90 ngày;
Hình thức quyền chọn: Kiểu Mỹ;
Phí quyền chọn: 0,005 USD/EUR;
Tỷ giá giao ngay hiện tại: EUR/USD = 1,3275/25;
Lãi suất của EUR là 1,5% và 3%/năm; USD là 2,5% và 4%/năm.

Yêu cầu:
1. Hãy cho biết tỷ giá hợp đồng là bao nhiêu?
2. Tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng, nhà xuất khẩu có thực hiện hợp đồng hay
không và lãi (lỗ) của nhà xuất khẩu như thế nào nếu tỷ giá giao ngay tại thời điểm
đó của GBP/VND trên thị trường là:
a) EUR/USD = 1,3110/50
b) EUR/USD = 1,3230/80
c) EUR/USD = 1,3300/50

3. Minh họa bằng đồ thị.
Câu 9: Vào sáng ngày 1/1/N, một nhà đầu tư ký một hợp đồng tương lai mua USD
bằng EUR với Sở giao dịch tương lai. Các thông tin được cho như sau:
-

Ngày đáo hạn:
thứ Tư, ngày19/3/N;
Tỷ giá mở cửa ngày 1/3/N:
0,7450/00;
Quy mô hợp đồng:
100.000 USD;
Mức ký quỹ ban đầu:
4% tổng giá trị hợp đồng;
Hạn mức duy trì tài khoản ký quỹ: 75% mức ký quỹ ban đầu.

Sở giao dịch ghi nhận được một số thông tin về tỷ giá trên thị trường như sau:
Thời

2/1/N

15/1/N

3/2/N

20/2/N
10

3/3/N

10/3/N


19/3/N


gian
Tỷ
giá
đóng

0,7490/20

0,7520/50

0,7560/90

0,7500/30

0,7480/10

0,7450/80

0,7470/90

cửa
Giả sử, tài khoản ký quỹ chỉ được rút một lần vào ngày đáo hạn.
Yêu cầu: Hãy xác định:
a/ Lãi (lỗ) của nhà đầu tư tại mỗi mức tỷ giá và hợp đồng tương lai.
b/ Thời điểm khách hàng nhận được yêu cầu ký quỹ bổ sung.
Câu 10: Ngày 1/1/N, một nhà đầu tư ký một hợp đồng tương lai bán USD lấy EUR
với Sở giao dịch tương lai. Các thông tin được cho như sau:

-

Thời gian đáo hạn:
Thứ Tư, ngày 18/6/N;
Tỷ giá mở cửa ngày 1/1/N:
0,7480/00;
Quy mô hợp đồng:
100.000 USD;
Mức ký quỹ ban đầu:
4% tổng giá trị hợp đồng;
Hạn mức duy trì tài khoản ký quỹ: 75% mức ký quỹ ban đầu.

Sở giao dịch ghi được nhận một số thông tin về giá trên thị trường như sau:
Thời
gian
Tỷ
giá
đóng

2/1/N

3/2/N

10/3/N

14/4/N

12/5/N

2/6/N


18/6/N

0,7490/30

0,7510/50

0,7470/00

0,7400/50

0,7460/90

0,7480/20

0,7520/60

cửa
Giả sử, tài khoản ký quỹ chỉ được rút một lần vào ngày đáo hạn.
Yêucầu: Hãy xác định:
a/ Lãi (lỗ) của nhà đầu tư tại mỗi mức tỷ giá và hợp đồng tương lai.
b/ Thời điểm khách hàng nhận được yêu cầu ký quỹ bổ sung.

11


Chương 4
THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.


Thế nào là thanh toán quốc tế? Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế.

Cho ví dụ.
2.

So sánh thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Liên hệ thực tế.

3.

Phân biệt hối phiếu và kỳ phiếu. Công cụ nào được sử dụng chủ yếu trong

thanh toán quốc tế?
4.

Trình bày quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền và chỉ ra ưu

nhược điểm của phương thức này.
5.

Trình bày quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu và chỉ ra ưu nhược

điểm của phương thức này.
6.

Trình bày quy trình thanh toán theo phương thức thư tín dụng và chỉ ra ưu

nhược điểm của phương thức này.
7.

So sánh phương thức thanh toán nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.


8.

Trình bày quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu

và phương thức thư tín dụng. Trong các phương thức đó, phương thức đó phương
thức nào được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Phương thức nào chứa đựng nhiều rủi
ro nhất đối với các ngân hàng thương mại? Phương thức nào chứa đựng nhiều rủi
ro nhất đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu? Tại sao?
12


Chương 5
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
I/ CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1.

Hãy cho biết khái niệm về đầu tư quốc tế. So sánh đầu tư quốc tế và đầu tư

nội địa.
2.

Phân tích các động cơ thúc đẩy đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế.

3.

Phân tích khái niệm, bản chất và các đặc điểm cơ bản của đầu tư trực tiếp

quốc tế
4.


Hiện nay có những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nào? Liên hệ với

Việt Nam.
5.

Hãy cho biết vai trò tích cực và những tác động tiêu cực có thể có của FDI.

Liên hệ thực tế với Việt Nam.
6.

Đặc điểm của dự án FDI? Hãy cho biết chu trình của một dự án FDI gồm

những nội dung cơ bản nào.
7.

So sánh đầu tư quốc tế trực tiếp và đầu tư quốc tế gián tiếp.

8.

So sánh hình thức đầu tư chứng khoán quốc tế và hình thức tín dụng quốc tế

9.

Thế nào là công ty đa quốc gia? Trình bày đặc điểm hoạt động của công ty

đa quốc gia.
10.

Hãy cho biết các phương thức chu chuyển vốn của công ty đa quốc gia.


11.

Hãy cho biết các dạng chuyển giá và nguyên tắc xác định giá chuyển nhượng

hàng hóa của các công ty con trong một MNCs
13


II/ BÀI TẬP
Câu 1: Công ty Kelly & Murphy của Mỹ dự định vay một khoản vốn trị giá
4.000.000 USD thời gian 1 năm. Công ty đứng trước 3 lựa chọn:
Vay USD từ ngân hàngWell Fargo (Mỹ) lãi suất 7%/năm;
Vay GBP từ ngân hàng NationalWestminstor (Anh), lãi suất 12%/năm;
Vay JPY từ Tokomoru Credit Bank (Nhật), lãi suất 4%/năm.
Kelly & Murphy dự tính 1 năm sau GBP giảm 4% so với USD, JPY tăng 2%
so với USD.
Yêu cầu: Xác định công ty nên vay vốn từ ngân hàng nào?
Câu 2: Một công ty Mỹ cần vay 10 triệu USD với thời hạn 1 năm. Lãi suất vay vốn
bằng USD là 8%/năm. Nếu vay bằng EUR thì lãi suất là 6%/năm và vay bằng JPY
lãi suất là 3%/năm
Công ty dự kiến EUR trong thời gian đó sẽ tăng giá từ 1EUR= 1,1USD ở
thời điểm hiện tại lên 1 EUR= 1,15USD vào thời điểm thanh toán và JPY sẽ tăng
giá từ 120JPY/USD lên 115JPY/USD
Yêu cầu: Hãy cho biết công ty nên vay vốn từ ngân hàng nào? Tại sao.
Câu 3: Công ty A của Việt Nam dự định vay một khoản tiền 10 triệu USD để
thanh toán hàng nhập khẩu. Công ty đứng trước các lựa chọn sau:
- Vay từ một ngân hàng Mỹ bằng USD với lãi suất 8%/năm
- Vay từ một ngân hàng Anh bằng GBP với lãi suất 10%/năm
- Vay từ một ngân hàng Singapore bằng SGD với lãi suất 6%/năm

- Vay từ một ngân hàng Hồng Kông bằngg HKD với lãi suất 5%/năm
Biết rằng:
- Số tiền hàng nhập khẩu được thanh toán bằng USD.
- Một năm sau công ty tiến hành mua ngoại tệ cần thiết để trả cho người cho
vay. Công ty có thể xuất khẩu hàng sang Mỹ và thu được USD.

14


- Công ty dự tính gía mua bán giao dịch ngoại tệ vào thời điểm thanh toán là 1
USD= 0,6GBP, 1 USD= 125JPY, 1USD= 1,76 SGD, 1USD= 7,74 HKD
- Tỷ giá hiện hành tính theo USD là 1 USD= 0,58 GBP, 1 USD= 132 JPY,
1USD= 1,78 SGD, 1 USD= 7,8HKD
Yêu cầu: Hãy cho biết công ty nên vay vốn tại ngân hàng nước nào? Tại sao?
Câu 4: Đầu năm N, nhà đầu tư người Anh có GBP, dự định mua 10000 cổ phiếu
của công ty J ( Mỹ) với giá 1 cổ phiếu là 5 USD, chi phí mua 1 cổ phiếu là 0,4
USD. Tại thời điểm đó, tỷ giá GBP/USD : 1,8022/42. Dự kiến cuối năm 2010, nhà
đầu tư nhận được tiền lãi 1,2 USD/1 cổ phần và đem bán số cổ phiếu của mình trên
thị trường với giá 6 USD, chi phí để bán là 0,2 USD/cổ phiếu. Tỷ giá cuối năm
2010 dự đoán là GBP/USD : 1,9255/75
Yêu cầu: Tính tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư vào cổ phiếu này? Lợi nhuận của nhà
đầu tư là bao nhiêu GBP?
Câu 6: Hãng F của Trung Quốc đang dự định dung 1 tỷ CNY để đầu tư tài chính
trên thị trường chứng khoán Seoul. Có hai phương án sau:
Phương án 1: Đầu tư vào cổ phiếu của hang S Hàn Quốc bán bằng KRW.
Thông tin cơ bản có liên quan như sau:
+ Giá cổ phiếu tăng bình quân 4%/năm so với giá mua
+ Tỷ giá CNY/KRW tăng bình quân 1%/năm
Phương án 2: Mua trái phiếu của chính phủ Nhật bản bằng JPY đang được
rao bán tại đây. Thông tin cơ bản có liên quan như sau:

+ Giá trái phiếu tăng bình quân 2%/năm
+ Lãi suất trái phiếu là 6%/năm
+ Tỷ giá CNY/JPY tăng bình quân 1%/năm
Yêu cầu: Nếu hãng muốn chọn phương án 1 thì lợi tức cổ phiếu S bình quân năm
tối thiểu là bao nhiêu ?

15


Câu 7: Hãng H của Nhật dự định thực hiện một dự án FDI (100% vốn) tại Việt
Nam với một số thông tin như sau:
- Dự án dự kiến đầu tư trong 4 năm, với mức đầu tư cụ thể:
+) năm N-3 : 40 triệu USD
+) năm N-2 : 50 triệu USD
+) năm N-1 : 50 triệu USD
+) năm N0 : 60 triệu USD
- Thời hạn hoạt động của dự án dự định là 10 năm, với kết quả dự tính:
Năm 1
Di
80
Ci
35
Lãi suất

2
3
4
5
6
90

90
90
90
90
40
40
40
40
40
trung bình của thị trường cả giai

7
8
90
85
40
45
đoạn đối với

9
80
50
USD

10
70
55
dự kiến là 5%-

6%/năm

Yêu cầu: Hãy cho biết, dự án có được chấp nhận thực hiện đầu tư không? Biết
rằng, Hội đồng quản trị của hãng chỉ chấp nhận cho phép đầu tư khi dự án phải đạt
hiệu quả từ mức trung bình hoặc tỷ suất doanh lợi danh nghĩa bình quân năm 10%
trở lên.
Câu 8: HãngW của Đức dự định thực hiện một dự án FDI (100% vốn) tại Việt
Nam với một số thông tin như sau:
- Dự án dự kiến đầu tư trong 4 năm, với mức đầu tư cụ thể:
+ Năm N-3 : 30 triệu EUR
+ Năm N-2 : 50 triệu EUR
+ Năm N-1 : 50 triệu EUR
+ Năm N0 : 70 triệu EUR
- Thời hạn hoạt động của dự án dự định là 10 năm, với kết quả dự tính:
Đơn vị : Tr. EUR
Năm 1
Di
90
Ci
52

2
105
55

3
105
55

4
105
55


5
105
55

6
105
55
16

7
105
55

8
90
55

9
85
60

10
80
65


Lãi suất trung bình của thị trường cả giai đoạn đối với EUR dự kiến là 5%-6%/năm
Yêu cầu: Hãy cho biết, dự án có được chấp nhận thực hiện đầu tư không? Biết
rằng, Hội đồng quản trị của hang chỉ chấp nhận cho phép đầu tư khi dự án đạt hiệu

quả từ mức trung bình hoặc tỷ suất doanh lợi danh nghĩa bình quân năm 10% trở
lên.
Câu 9: Một công ty đa quốc gia có chi nhánh tại hai nước A và B. Do các lợi thế
cạnh tranh trong sản xuất, chi nhánh tại nước A đã bán cho chi nhánh tại nước B
lượng hàng hóa là 100.000 sản phẩm với giá bán 17USD/sản phẩm. Chi nhánh tại
nước B sau đó đã bán ra thị trường nước B số sản phẩm trên với giá 23 USD/ sản
phẩm. Thuế suất thuế thu nhập tại nước A là 30%, tại nước B là 40%. Chi phí sản
xuất một sản phẩm tại chi nhánh nước A là 14USD/sản phẩm. Chi phí khác ở chi
nhánh nước A là 1USD/sản phẩm, ở chi nhánh nước B là 1,2USD/sản phẩm.
Yêu cầu: Tính số lợi nhuận tăng thêm của công ty đa quốc gia, nếu Chi nhánh tại
nước A bán cho chi nhánh tại nước B với giá 20USD/sản phẩm số hàng hóa trên

17


Chương 6
VIỆN TRỢ, VAY VÀ NỢ QUỐC TẾ
I/ CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1.

Viện trợ quốc tế là gì? Các tiêu thức phân loại viện trợ quốc tế?

2.

Vay quốc tế là gì? Vay quốc tế được phân loại theo các tiêu thức nào?

3.

Phân tích tác động của các khoản vay quốc tế đến nền kinh tế? Liên hệ thực


tế ở Việt Nam?
4.

Nợ quốc tế của quốc gia là gì? Đánh giá mức độ nợ quốc tế của quốc gia

thường căn cứ vào các tiêu chí nào? Liên hệ thực tế với tình hình nợ quốc tế của
Việt Nam?
5.

ODA là gì? Nêu các cách phân loại ODA?

6.

Thế nào là “yếu tố không hoàn lại” của khoản tài trợ ODA? Nêu cách xác

định “yếu tố không hoàn lại” (mức độ ưu đãi) của khoản tài trợ ODA?
7.

Phân tích tác động của ODA có những đối với nước tài trợ và nước nhận tài

trợ? Liên hệ thực tế với tình hình vay ODA của Việt Nam hiện nay.
8.

Nêu tổng quát chung quy trình thu hút, sử dụng ODA?

9.

Nêu nội dung của quản lý vay và nợ quốc tế?

10.


Khủng hoảng nợ quốc tế là gì? Khủng hoảng nợ quốc tế thường do những

nguyên nhân nào gây nên?
11.

Để hạn chế khủng hoảng nợ quốc tế các chính phủ cần phải làm gì?

II/ BÀI TẬP
Câu 1: Có một dự án vay ODA của WB cho lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam
như sau:
- Tổng vốn vay: 100 triệu USD;
18


- Thời gian vay: 20 năm;
- Thời gian ân hạn: 6 năm;
- Lãi suất: 2% năm;
- Lãi và vốn gốc trả sau mỗi năm; vốn gốc được trả đều đặn cho các năm
còn lại sau khi hết thời gian ân hạn;
- Lãi suất thị trường trong suốt thời gian vay dự tính 10% năm.
Yêu cầu: Hãy xác định mức độ ưu đãi của khoản vay?
Câu 2: Có một dự án vay ODA của WB cho lĩnh vực giao thông của Việt Nam như
sau:
- Tổng vốn vay: 200 triệu USD;
- Thời gian vay: 30 năm;
- Thời gian ân hạn: 6 năm;
- Lãi suất: 2% năm;
- Lãi và vốn gốc trả đều theo mỗi kỳ 6 tháng vào cuối kỳ; vốn gốc được trả
đều đặn cho các kỳ còn lại sau khi hết thời gian ân hạn;

- Lãi suất thị trường trong suốt thời gian vay dự tính 8% năm.
Yêu cầu: Hãy xác định mức độ ưu đãi của khoản vay?
Câu 3: Chính Phủ cần vay ODA cho một dự án với nhu cầu vốn là 200 triệu EUR
có thông tin sau:
Khoản vay A: Tổng số tiền 200 triệu EUR, trong đó phần viện trợ không hoàn lại là
10 triệu EUR, còn lại là cho vay ưu đãi với lãi suất 2%/năm, thời gian vay là 20
năm, thời gian ân hạn là 4 năm. Vốn gốc và lãi trả đều theo kỳ 6 tháng một lần vào
cuối kỳ, vốn gốc được trả đều đặn trong thời gian trả nợ.
Khoản vay B: Tổng số tiền 200 triệu EUR, trong đó phần viện trợ không hoàn lại là
8 triệu EUR, còn lại là cho vay ưu đãi với lãi suất 2%/năm, thời gian vay là 20
năm, thời gian ân hạn là 6 năm. Vốn gốc và lãi trả đều theo kỳ 6 tháng vào cuối kỳ,
vốn gốc được trả đều đặn trong thời gian trả nợ.
19


Cho biết: Lãi suất của EUR trên thị trường cả giai đoạn bình quân là 8%/năm.
Yêu cầu: Chính phủ nên lựa chọn khoản vay nào? Vì sao?
Câu 4: Chính Phủ Việt Nam cần vay ODA cho dự án thủy điện với nhu cầu vốn là
100 triệu USD, thời hạn vay 20 năm. Hiện có 3 nhà tài trợ cam kết đủ số vốn trên.
Các điều kiện của 3 nhà tài trợ giống nhau, chỉ có điều kiện về lãi suất và thời gian
ân hạn như sau:
Nhà tài trợ A: Lãi suất 2%/năm, thời gian ân hạn là 6 năm.
Nhà tài trợ B: Lãi suất 3%/năm, thời gian ân hạn là 8 năm.
Nhà tài trợ C: lãi suất 3,5%/năm, thời gian ân hạn 10 năm.
Biết rằng: Lãi và vốn được trả sau mỗi năm, vốn gốc được trả đều đặn cho những
năm còn lại sau hết thời gian ân hạn. Lãi suất của USD trên thị trường cả giai đoạn
bình quân là 8%/năm.
Yêu cầu: Chính phủ nên chọn khoản vay nào? Vì sao?
Câu 5: Có một khoản ODA hỗn hợp của chính phủ F tài trợ cho dự án thủy điện D
với tổng số tiền là 100 triệu EUR, trong đó, phần viện trợ không hoàn lại là 5 triệu

EUR, còn lại là cho vay ưu đãi với lãi suất 2%/năm, thời gian vay 10 năm, thời
gian ân hạn 5 năm. Vốn gốc là lãi trả mỗi năm một lần vào cuối mỗi năm. Vốn gốc
được trả đều đặn trong thời gian trả nợ. Lãi suất của EUR trên thị trường cả giai
đoạn bình quân là 6%/năm.
Yêu cầu: Hãy xác định:
1/ Yếu tố không hoàn lại của khoản ODA nói trên?
2/ Yếu tố không hoàn lại của khoản ODA trên với điều kiện các yếu tố khác không
đổi, nếu:
a/ Gốc và lãi được trả mỗi năm 2 lần vào cuối mỗi kỳ.
b/ Nếu lãi suất vay ưu đãi thay đổi ở mức Rf=1,5%.
c/ Nếu lãi suất đồng EUR bình quân trên thị trường cả giai đoạn là 7%.
d/ Nếu thời gian ân hạn là 6 năm.

20


Chương 7
LIÊN MINH THUẾ QUỐC TẾ
I/ CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1.

Thế nào là Liên minh thuế quốc tế? Tại sao trong xu hướng toàn cầu hóa và

tự do hóa về thương mại hiện nay cần thiết phải liên minh thuế quốc tế? Hãy kể
một số Liên minh Thuế quốc tế mà Việt Nam tham gia cho đến nay?
2.
Nêu nguyên lý đánh thuế phổ biến trong liên minh thuế hiện nay? Liên hệ
với thực tiễn Việt Nam.
3.
Điểm khác nhau căn bản giữa nguyên lý Cư trú và nguyên lý Nguồn thu

nhập là gì? Hãy chỉ ra các sắc thuế của Việt Nam áp dụng từng nguyên lý trên.
4.
Trình bầy các cách thức phân loại Liên minh Thuế quốc tế.
5.
Phân tích ảnh hưởng của thuế quan khi nước có nền kinh tế nhỏ đánh thuế.
6.
Phân tích ảnh hưởng của thuế quan khi nước có nền kinh tế lớn đánh thuế.
7.
Đánh thuế trùng là gì? Trình bầy các trường hợp đánh thuế trùng có thể xảy
ra. Cho ví dụ minh họa.
8.
Phân tích tác động tiêu cực của việc đánh thuế trùng đối với nền kinh tế các
quốc gia.
9.
Các biện pháp tránh đánh thuế trùng là gì? Có những hình thức thỏa thuận
tránh đánh thuế trùng nào giữa Việt Nam và các nước? Tính đến nay Việt Nam có
những thỏa thuận tránh đánh thuế trùng với các quốc gia nào trong khu vực Đông
Nam Á?
II/ BÀI TẬP
Câu 1: Có tình hình mặt hàng X trên thị trường Việt Nam năm N như sau:
Lượng cung (Qs), lượng cầu (QD) có quan hệ với giá P theo các phương trình:
Qs = 0,6 P – 1,5; QD = 6 – 0,4P. Đơn vị tính: Qs, QD: tấn; P: Triệu VND/tấn. Giá
nhập khẩu bình quân mặt hàng X (giá CIF) là 250 USD/tấn (tương đương 5 triệu
VND/ tấn. Đối với mặt hàng X, thị trường Việt Nam được coi là nền kinh tế nhỏ.
Yêu cầu:
21


1. Nếu chính phủ muốn bảo hộ các cơ sở trong nước sản xuất mặt hàng X với giá
bán từ 8 triệu VND/tấn trở xuống chỉ bằng hạn ngạch thì chính phủ cần quy định

hạn ngạch nhập khẩu tối đa là bao nhiêu tấn?
2. Nếu chính phủ bỏ hạn ngạch mà thay vào đó bằng công cụ thuế quan, thì muốn
giữ nguyên mức độ bảo hộ đó, chính phủ phải quy định mức thuế suất thuế nhập
khẩu mặt hàng X là bao nhiêu %? Trong trường hợp này thặng dư người tiêu dùng
bị mất là bao nhiêu?Thặng dư sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng Y
là bao nhiêu? Chính phủ sẽ thu được bao nhiêu thế nhập khẩu? Chi phí bảo hộ là
bao nhiêu?Phần mắt trắng hoàn toàn là bao nhiêu?Lượng hàng Y được bảo hộ là
bao nhiêu?
Câu 2: Có tình hình mặt hàng Y trên thị trường Việt Nam năm N như sau:
Lượng cung (Qs), lượng cầu (QD) có quan hệ với giá P theo các phương trình:
Qs = 2,5 P – 10; QD = 18 – 1,5P. Đơn vị tính: Qs, QD: tấn; P: triệu VND/tấn. Giá
nhập khẩu bình quân mặt hàng Y (giá CIF) là 250 USD/tấn (tương đương 5 triệu
VND/tấn). Đối với mặt hàng Y, thị trường Việt Nam được coi là nền kinh tế nhỏ.
Yêu cầu:
1. Nếu chính phủ muốn bảo hộ các cơ sở trong nước sản xuất mặt hàng Y với giá
bán từ 6 triệu VND/tấn trở xuống chỉ bằng hạn ngạch thì chính phủ cần quy định
hạn ngạch nhập khẩu tối đa là bao nhiêu tấn?
2. Nếu chính phủ bỏ hạn ngạch mà thay vào đó bằng công cụ thuế quan, thì muốn
giữ nguyên mức độ bảo hộ đó, chính phủ phải quy định mức thuế suất thuế nhập
khẩu mặt hàng Y là bao nhiêu %? Trong trường hợp này thặng dư người tiêu dùng
bị mất là bao nhiêu?Thặng dư sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng Y
là bao nhiêu? Chính phủ sẽ thu được bao nhiêu thế nhập khẩu? Chi phí bảo hộ là
bao nhiêu?Phần mắt trắng hoàn toàn là bao nhiêu?Lượng hàng Y được bảo hộ là
bao nhiêu?
Câu 3: Có tình hình mặt hàng C trên thị trường Việt Nam năm N như sau:
22


Lượng cung (Qs), lượng cầu (QD) có quan hệ với giá P theo các phương trình:
Qs = P – 2; Q D = 8 – 0,6P. Đơn vị tính: Qs, QD: tấn; P: triệu VND/ tấn. Giá nhập

khẩu bình quân mặt hàng X (giá CIF) là 450 USD/tấn (tương đương 4,5 triệu
VND/tấn. Đối với mặt hàng C, thị trường Việt Nam được coi là nền kinh tế nhỏ.
Yêu cầu:
1. Nếu chính phủ muốn bảo hộ các cơ sở trong nước sản xuất mặt hàng C với giá
bán từ 9 triệu VND/tấn trở xuống chỉ bằng hạn ngạch thì chính phủ cần quy định
hạn ngạch nhập khẩu tối đa là bao nhiêu tấn?
2. Nếu chính phủ bỏ hạn ngạch mà thay vào đó bằng công cụ thuế quan, thì muốn
giữ nguyên mức độ bảo hộ đó, chính phủ phải quy định mức thuế suất thuế nhập
khẩu mặt hàng C là bao nhiêu %? Trong trường hợp này thặng dư người tiêu dùng
bị mất là bao nhiêu? Thặng dư sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng C
là bao nhiêu? Chính phủ sẽ thu được bao nhiêu thế nhập khẩu? Chi phí bảo hộ là
bao nhiêu? Phần mắt trắng hoàn toàn là bao nhiêu? Lượng hàng C được bảo hộ là
bao nhiêu?
Câu 4: Có tình hình mặt hàng B trên thị trường Việt Nam năm N như sau:
Lượng cung (Qs), lượng cầu (QD) có quan hệ với giá P theo các phương trình sau:
Qs = 0,5 (P - 3)
QD = 5,7 – 0,4P
Đơn vị tính Qs, QD: tấn
P: triệu VND/tấn
Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng B (giá CIF) là 300 USD/tấn (tương đương 4,8
triệu VND/tấn). Đối với mặt hàng B, thị trường Việt Nam được coi là nền kinh tế
nhỏ.
Yêu cầu:

23


1.

Nếu chính phủ muốn bảo hộ các cơ sở trong nước sản xuất mặt hàng B với


giá bán từ 7 triệu VND/tấn trở xuống chỉ bằng hạn ngạch thì chính phủ cần quy
định hạn ngạch nhập khẩu tối đa là bao nhiêu tấn?
2.
Nếu chính phủ bỏ hạn ngạch mà thay vào đó bằng công cụ thuế quan, thì
muốn giữ nguyên mức độ bảo hộ đó, chính phủ phải quy định mức thuế suất nhập
khẩu mặt hàng B là bao nhiêu %? Trong trường hợp này chính phủ sẽ thu được bao
nhiêu thế nhập khẩu? Thặng dư người tiêu dung bị mất là bao nhiêu? Phần mắt
trắng hoàn toàn là bao nhiêu? Lượng hàng B được bảo hộ là bao nhiêu?
3.
Giả sử chính phủ áp dụng thuế nhập khẩu mặt hàng B là 5%, với các điều
kiện khác không đổi thì thặng dư người tiêu dùng sẽ được bù lại bao nhiêu? Thuế
nhập khẩu của chính phủ sẽ bị giảm bao nhiêu? Lượng hàng B nhập khẩu là bao
nhiêu? Số hàng sản xuất trong nước sẽ bị ế bao nhiêu tấn?
Câu 5: Giá bán mặt hàng Y tại thị trường B là 700 USD/tấn. Khả năng xuất khẩu
mặt hàng này củaViệt Nam vào thị trường B năm vừa qua thể hiện qua phương
trình sau: (Với giả định thị trường B là nền kinh tế lớn với mặt hàng Y)
Qs = 35 x (P-250)
Với Qs là lượng cung, tính bằng tấn. P là giá, tính bằng USD/tấn
Mặt hàng Y của Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 5%.
Yêu cầu:
1. Vẽ đồ thị và xác định giá xuất khẩu, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng
Y vào thị trường B năm vừa qua
2. Năm nay khả năng xuất khẩu và giá bán mặt hàng này trên thị trường B không
có gì thay đổi. Nhưng do Chính Phủ B áp dụng mức thuế chống bán phá giá với
mặt hàng Y của Việt Nam (sau khi có quyết định của toàn án kinh tế) ở mức thuế
suất 30% với một số doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 20% số xuất khẩu của Việt Nam
vào thị trường B; thuế suất 35% với một số doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 25% số
xuất khẩu của VN vào thị trường B; thuế suất 40% với một số doanh nghiệp có tỉ
24



trọng 40% số xuất khẩu vào thị trường B và thuế suất 45% với các doanh nghiệp
còn lại.
Tính giá xuất khẩu mặt hàng Y của Việt Nam hiện tại; sản lượng và kim ngạch xuất
khẩu? Thặng dư nhà xuất khẩu bị giảm so với năm trước? Thuế nhập khẩu mà
Chính Phủ B thu được?
Câu 6: Giả định thị trường C là nền kinh tế lớn đối với mặt hàng Z, khả năng xuất
khẩu mặt hàng Z của Việt Nam vào thị trường C năm vừa qua thể hiện qua phương
trình sau:
Qs = 55 (P – 450), với Qs tính bằng tấn, P tính bằng USD/tấn. Giá bán mặt hàng Z
tại thị trường C là 760USD/tấn và mặt hàng này của Việt Nam được hưởng thuế
xuất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 5%.
Yêu cầu:
1.

Vẽ đồ thị và xác định giá xuất khẩu, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt

hàng Z vào thị trường C năm vừa qua.
2.

Năm nay khả năng xuất khẩu và giá bán mặt hàng Z trên thị trường C không

có gì thay đổi, nhưng chính phủ C áp dụng mức thuế chống bán phá giá với mặt
hàng Z của Việt Nam (sau khi có quyết định của Tòa án kinh tế) với mức thuế suất
45% cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng Z vào thị trường
này.
Tính: Giá xuất khẩu; Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Z của Việt Nam
hiện tại; thặng dư nhà xuất khẩu bị giảm so với năm trước; Kim ngạch xuất khẩu bị
giảm so với năm trước; thuế nhập khẩu mà chính phủ C thu được?

Chương 8
CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
1.

Tổ chức tài chính quốc tế là gì? Các tổ chức tài chính quốc tế được phân loại

theo các tiêu thức nào?
25


×