Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài giảng về chuẩn mực kế toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.62 KB, 27 trang )

I.Khuôn mẫu
1, Mục đích:
-Làm cơ sở cho việc XD và hoàn thiện hệ thống CMKTQT
-Giúp các tổ chức trong việc biên soạn và phát triển các chuẩn mực kế toán quốc gia
-Giúp cho những ng lập BCTC trong việc áp dụng các CMKTQT và xử lí các vấn đề chưa được
quy định bởi 1 CMKTQT nào cả
-Giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán về sự phù hợp của BCTC với CMKT
-Giúp cho ng sd BCTC trong việc giải thích thông tin trình bày trong các BCTC được lập theo các
CMKTQT
-Khuôn mẫu này ko thay thế cho các CMKTQT cụ thể. Khi thực hiện thì căn cứ vào các CMKT cụ
thể. Trường hợp CMKT cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo khuôn mẫu
-Khuôn mẫu này được áp dụng cho các DN thuộc các lĩnh vực kinh doanh thuộc mọi thành phần
kinh tế
2, Nội dung (phạm vi)
Khuôn mẫu quy định về: Mục đích của BCTC; Các đặc điểm định tính xác định tính hữu ích của
thông tin trên BCTC; Các định nghĩa, đk ghi nhận và đo lường các yếu tố trên BCTC; Khái niệm
về vốn và bảo toàn vốn
3, Các yếu tố trên BCTC


Phản ảnh tình hình tài chính

-Tài sản là nguồn lực do DN kiểm soát, là kết quả của các sự kiện trong quá khứ và từ đó DN có
thể thu được lợi ích Kinh tế trong tương lai từ TS này
-Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ các gd và sự kiện đã qua mà DN phải thanh
toán từ các nguồn lực của mình
-VCSH là phần giá trị của DN được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị TS của DN trừ nợ phải trả


Phản ánh tình hình hoạt động


-Thu nhập là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kì kế toán dưới các hình thức làm
tăng TS hoặc làm giảm NPT dẫn tới việc làm tăng VCSH, nhưng ko liên quan đến các khoản đóng
góp của CSH
-Chi phí là sự giảm bớt các lợi ích kinh tế trong kì kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra
hoặc khấu trừ TS hoặc phát sinh các công nợ dẫn đến làm giảm VCSH nhưng ko phải do phân phối
cho cổ đông và các CSH
1


4, Các giá trị đo lường 5 yếu tố trên
Giá gốc: giá gốc của TS được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả hoặc phải trả hoặc
tính theo giá trị hợp lí của TS vào thời điểm TS đó được ghi nhận
Giá hiện hành: là số tiền hoặc tg đg tiền sẽ phải trả nếu TS tương ứng đó có được trong hiện tại
Giá trị thực hiện: là số tiền hoặc tương đương tiền mà hiện thời có thể thu được do nhượng bán TS
Giá trị chiết khấu dòng tiền: TS được ghi nhận theo giá trị hiện tại của các luồng tiền vào trong
tương lại dự tính tạo ra trong kì sxkd bình thường. Công nợ được ghi theo giá trị hiện tại của các
luồng tiền chi ra trong tương lai dự tính cần có để thanh toán công nợ trong kì kdoanh bình thường
của DN
5, Các nguyên tắc kế toán
-Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến
tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời
điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền or tương đương
tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong quá khứ,
hiện tại và tương lai.
-Nguyên tắc hoạt động liên tục. Nguyên tắc này giả định rằng doanh nghiệp đang hoạt động
liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong một tương lai gần. Như vậy
doanh nghiệp không bắt buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động
của mình.
-Nguyên tắc giá gốc: tài sản phải được kế toán theo giá gốc, trong đó giá gốc của tài sản được

tính theo số tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị
hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay
đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
-Nguyên tắc phù hợp. Nguyên tắc này yêu cầu việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp
với nhau. Khi ghi nhận một khoản thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên
quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm chi phí của kỳ tạo
ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu
của kỳ đó.
-Nguyên tắc nhất quán: các chính sách và phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã chọn
phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính
sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó
trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
-Nguyên tắc Thận trọng: là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế
toán trong các điều kiện không chắc chắn. Như vậy, nguyên tắc thận trọng yêu cầu: (1) phải lập
các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn, (2) không đánh giá cao hơn giá trị của các tài
sản và các khoản thu nhập, (3) không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi
phí, (4) doanh thu và thu nhập được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu
được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi
phí.
-Nguyên tắc trọng yếu. Thông tin kế toán được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu
thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính,
2


làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ
thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ
thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định
tính.

3



IAS 16 – Nhà xưởng, máy móc thiết bị
1. Mục đích
Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với máy móc, thiết bị,
nhà xưởng, gồm: Tiêu chuẩn ghi nhận. Thời điểm ghi nhận. Xác định giá trị ban đầu. Chi phí
phát sinh sau ghi nhận ban đầu. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu. Khấu hao. Thanh lý
2. Phạm vi áp dụng
IAS 16 áp dụng cho kế toán nhà xưởng, máy móc, thiết bị trừ khi một chuẩn mực khác cho phép
cách hạch toán khác.
Chuẩn mực này không áp dụng cho:
-Máy móc thiết bị nắm giữ vì mục đích bán (IFRS 5- TS dài hạn nắm giữ vì mục đích bán)
-Tài sản có tính chất sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp (IAS41)
-TS khảo sát và đánh giá khoáng sản (IFRS 6)
Trường hợp CMKT khác qui định phương pháp xác định và ghi nhận ban đầu của máy móc,
thiết bị, nhà xưởng khác với các qui định của trong chuẩn mực này thì các nội dung khác như
phương pháp hạch toán khấu hao … vẫn đươc hạch toán theo chuẩn mực này.
3. Các khái niệm cơ bản
-Nhà xưởng, máy móc, thiết bị là các tài sản hữu hình mà: Doanh nghiệp nắm giữ phục vụ
cho sản xuất hay cung cấp hàng hoá dịch vụ, cho người khác thuê hoặc cho các mục đích hành
chính, và Được ước tính sử dụng trong thời gian nhiều hơn một kỳ
-Nguyên giá: là toàn bộ số tiền hoặc tương đương tiền đã trả hoặc giá trị hợp lý của các
khoản khác phải trả để mua hoặc xây dựng tài sản tại thời điểm tài sản đó được ghi nhận.
-Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TS trong suốt thời
gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
-Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của tài sản trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản
đó.
-Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau
khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.
-Thời gian sử dụng hữu ích là : (a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TS, hoặc:

(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được
từ việc sử dụng tài sản.
4


Giá trị ghi sổ: Là giá trị của tài sản sau khi trừ (-) khấu hao luỹ kế và tổn thất lũy kế của tài
sản đó.
Tổn thất tài sản: khoản chênh lệch âm giữa giá trị ghi sổ và giá trị có thể thu hồi của tài sản
Giá trị có thể thu hồi: giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lí của tài sản trừ đi chi phí bán và giá trị
sử dụng
Giá trị sử dụng: Là giá trị hiện tại của dòng tiền ước tính thu được trong tương lai từ
việc sử dụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng.
Giá trị hợp lí: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự
trao đổi ngang giá.
3. Tiêu chuẩn ghi nhận
*Nhà xưởng, máy móc, thiết bị được ghi nhận khi:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó, và
b) Giá trị tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
Khi xác định tiêu chuẩn thứ nhất doanh nghiệp phải xác định mức độ chắc chắn của việc
thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, dựa trên các bằng chứng hiện có tại thời điểm ghi
nhận ban đầu và phải chịu mọi rủi ro liên quan.
Tiêu chuẩn thứ hai cho việc ghi nhận nhà xưởng, máy móc, thiết bị thường đã được thỏa mãn
vì nguyên giá tài sản được xác định thông qua mua sắm, trao đổi, hoặc tự xây dựng
*Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu nhà xưởng, máy móc, thiết bị được ghi tăng
nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu
chuẩn ban đầu của tài sản đó, như:
(a) Thay đổi bộ phận của TS làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử
dụng của chúng;
(b) Cải tiến bộ phận của TS làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra;
(c) Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với

trước.
*Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của nhà xưởng, máy móc, thiết bị được ghi
tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương
lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi
nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

5


Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng
đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được
tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

6


4. Đánh giá tại thời điểm ghi nhận ban đầu
-Nhà xưởng, máy móc, thiết bị thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận tài sản phải được đánh giá tại
thời điểm ghi nhậnmban đầu theo nguyên giá
-Nguyên giá của nhà xưởng, máy móc, thiết bị mua bao gồm:
+Giá mua tài sản, bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản thuế không được hoàn lại, trừ đi các
khoản chiết khấu thương mại và giảm giá được hưởng
+Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đem tài sản vào vị trí và địa điểm sẵn sàng sử dụng
+Các chi phí ước tính về di dời và tháo dỡ tài sản, khôi phục mặt bằng đặt tài sản mà DN phải
thực hiện khi mua tài sản hoặc sau thời gian sử dụng tài sản cho mục đích ngoài sản xuất
-Các chi phí không tính vào nguyên giá:
+ Chi phí đào tạo nhân viên
+ Chi phí hành chính và các CPSXC khác.
+ Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính.
-Nguyên giá nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự xây dựng, tự sản xuất được xác định tượng tự như

trường hợp mua sắm.
• Các khoản lãi tín dụng phát sinh liên quan đến TS tự xây dựng, tự sản xuất được tính
vào nguyên giá của TS nếu thỏa mãn các điều kiện trong IAS 23.
• Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản
chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế
không được tính vào nguyên giá nhà xưởng, máy móc, thiết bị.
• Lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá tài sản
-Nhà xưởng, máy móc, thiết bị hình thành do trao đổi: Nguyên giá tài sản được xác định
theo giá trị hợp lí , trừ khi
Giao dịch trao đổi không có yếu tố thương mại, hoặc
Giá trị hợp lí của tài sản nhận về và mang trao đổi đều không thể được xác định một cách
đáng tin cậy
Nếu tài sản không được ghi nhận theo giá trị hợp lí, nguyên giá của nó được xác định theo
giá trị ghi sổ (giá trị còn lại) của TS đem trao đổi

7


IAS23: Chi phí đi vay
1, Nguyên tắc cơ bản
-Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm , XD hoặc sản xuất 1 TS dở dang sẽ là 1 bộ
phận cấu thành giá gốc của TS đó
-CP đi vay trong các trường hợp khác sẽ đc ghi nhận là CP
2, Phạm vi áp dụng
-CM này áp dụng trong kế toán các khoản CP đi vay tại các DN
-CM này ko áp dụng đối với những khoản CP đi vay liên quan tới việc mua sắm, XD hoặc sản
xuất: TS dở dang được đánh giá theo giá trị hợp lí hoặc hàng tồn kho được sản xuất hàng loạt
với số lượng lớn.
3, Các k/n cơ bản
-CP đi vay là khoản lãi vay và các CP khác liên quan tới việc đi vay vốn của DN

-TS dở dang là TS cần 1 khoảng thgian khá dài để có thể được đưa vào sử dụng theo MĐ định
sẵn hoặc để bán.
4, Ghi nhận
- Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm , XD hoặc sản xuất 1 TS dở dang phải được
vốn hóa như 1 phần giá trị của TS đó
-CP đi vay khác phải được ghi nhận vào CP trong kì
a) Các CP được vốn hóa:
+Các CP đi vay đủ đk vốn hóa khi những CP này chắc chắn đem lại lợi ích KT trong tương laic ho
DN và giá trị của nó được xác định 1 cách đáng tin cậy
+Giá trị khoản CP đi vay được vốn hóa là khoản CP sẽ ko phát sinh nếu các khoản CP khác kiên
quan tới TS dở dang ko phát sinh
+CP đi vay được vốn hóa được xác định là những CP đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay
liên quan đến việc tài trợ mua sắm, XD hoặc sx tài sản dở dang trừ đi (-) bất kì khoản thu nhập
nào từ hoạt động đầu tư tmaj thời khoản vay này.
+Trường hợp TS dở dang đc tài trợ = khoản vay chung cho toàn DN, giá trị CP đi vay đc vốn hóa
đc xđ căn cứ vào CP tài trợ cho TS đó và tỉ lệ vốn hóa
Tỉ lệ vốn hóa đc xđ = CP đi vay bình quân của tất cả các khoản vay chung cho tòan DN (loại trừ
những khoản vay đc sd để tài trợ trực tiếp cho TS dở dang)
+Giá trị CP đi vay đc vốn hóa trong kì ko đc lớn hơn toàn bộ CP đi vay phát sinh trong kì của DN

8


b) thời điểm bắt đầu vốn hóa
- 3 đk:
+Các CP liên quan đến việc mua sắm, XD hoặc sx TS dở dang phát sinh
+Các CP đi vay phát sinh
+DN đang tiến hành các hđ cần thiết để XD hoặc sx TS dở dang
c) ngừng vốn hóa
-DN phải ngừng vốn hóa CP đi vay trong các giai đoạn mà DN ngừng hđ phát triển TS dở dang

-DN ko phải ngừng vốn hóa CP đi vay phát sinh trong khoảng thg ngừng hđ phát triển TS dở
dang nếu việc trì hoãn tạm thời là cần thiết của quá trình đưa TS vào sd hoặc bán.
d)DỪng vốn hóa
Việc vốn hóa các CP đi vay sẽ dừng lại khi hầu hết các hđ liên quan đến việc đưa TS sẵn sàng cho
MĐ sd định sẵn hoặc để bán hoàn thành
Trường hợp TS đc hoàn thành theo từng bộ phân và khi mỗi bộ phận cí thể sử dụng riêng biệt
trong khi bộ phận khác tiếp tục đc XD, việc dừng vốn hóa CP đi vay sẽ đc xem xét trên cơ sở đánh
giá mức đọ hoàn thành của từng bộ phận
5, Trình bày trên BCTC
Dn phải cung cấp thông tin về khoản CP đi vay đc vốn hóa trong kì và tỉ lệ vốn hóa đc sd để xđ
khoản CP đi vay đc vốn hóa

9


IAS 02 –hàng tồn kho
1, Mục đích
Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm:
-Xác định giá trị hàng tồn kho và kế toán hàng tồn kho vào chi phí
-Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được
-Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập BCTC
2, Phạm vi áp dụng
Chuẩn mực này áp dụng cho hàng tồn kho trừ các trường hợp sau:
-CPXD cơ bản dở dang phát sinh từ hợp đồng xây dựng, bao gồm các hợp đồng dịch vụ có liên
quan trực tiếp (IAS 11)
-Công cụ tài chính (IAS 32 và IAS 39 )
-Tài sản tính chất sinh học liên quan lĩnh vực nông nghiệp hoặc sản phẩm nông nghiệp
tại thời điểm thu hoạch (IAS 41).
+Chuẩn mực này không áp dụng cách xác định giá trị cho các hàng tồn kho:
-Gia súc, gia cầm, nông lâm sản và các quặng khoáng sản…của các nhà sx mà chúng

đã được đánh giá theo giá trị thuần có thể thực hiện được
-Hàng tồn kho được các đại lý mua về để bán trong tương lai gần (những loại hàng tồn kho
này được đánh giá theo giá trị hợp lý sau khi đã trừ đi chi phí bán).
3, Các k/n cơ bản
-Hàng tồn kho là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc
cung cấp dịch vụ.
-Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất,
kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần
thiết cho việc tiêu thụ chúng.
-Giá trị hợp lí là Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự
trao đổi ngang giá.
10


3, Xđ giá trị hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được tính theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được
-Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực
tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho
a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát
sinh trên mức bình thường;
b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho
quá trình sản xuất tiếp theo;
c) Chi phí bán hàng;
d) Chi phí quản lý doanh nghiệp.
o Một số trường hợp, chi phí lãi vay được tính vào giá gốc hàng tồn kho được xác định theo
IAS 23: Chi phí đi vay

o Trường hợp mua trả chậm, lãi phải trả trong thời gian trả chậm không được tính vào
giá gốc
-Kĩ thuật sử dụng để xác định giá trị hàng tồn kho: Phương pháp chi phí tiêu chuẩn
Phương pháp giá bán lẻ
-Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Hàng tồn kho được chia thành hàng tồn kho có
thể thay thế được và không thể thay thế được
+Phương pháp tính theo giá đích danh (áp dụng cho loại không thể thay thế được cho
nhau giá trị hàng tồn kho được tính đích danh đến từng mặt hàng cụ thể)
+Phương pháp bình quân gia quyền (cả kỳ hoặc sau mỗi lần nhập)
+Phương pháp nhập trước,xuất trước
-Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng
tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
+Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng
chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính:
o Việc ước tính này cũng phải tính đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà
các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính.
11


o Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ
hàng tồn kho:
~Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng chomục đích sản xuất sản
phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc, nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ
được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. (Không trích lập dự phòng)
~Hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng không thể hủy bỏ phải dựa vào giá trị
trong hợp đồng. Nếu số hàng tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể
thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng
hàng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.
~Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản

phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc, nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ
được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. (Không trích lập dự phòng)
~Hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng không thể hủy bỏ phải dựa vào giá
trị trong hợp đồng. Nếu số hàng tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có
thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp
đồng hàng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính
4, Ghi nhận chi phí
-Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh
trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận.
-Các khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn
kho được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
-Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được tăng lên, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
được lập ở cuối niên độ kế toán năm trước phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh

5, Trình bày báo cáo tài chính
-Các chính sách kế toán áp dụng trong việc xác định giá trị hàng tồn kho, bao gồm cả phương
pháp tính giá hàng tồn kho
-Giá trị ghi sổ của từng loại hàng tồn kho được phân loại phù hợp với DN.
-Giá trị ghi sổ của bất cứ hàng tồn kho nào theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí để bán.
-Giá trị của khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, việc hoàn nhập và nguyên nhân của
việc hoàn nhập dự phòng
-Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho đã dùng để thế chấp.
-Giá gốc của hàng tồn kho đã tiêu thụ.
12


IAS 17- thuê tài sản
1, Mục đích Hướng dẫn cho bên đi thuê và bên cho thuê những chính sách kế tóan phù hợp và
phương pháp trình bày thông tin trên BCTC áp dụng đối với các hợp đồng thuê TS
2, Phạm vi áp dụng

IAS 17 áp dụng với tất cả các hợp đồng thuê tài sản, ngoại trừ các trường hợp:
-Hợp đồng thuê để khai thác hoặc sử dụng khoáng sản, dầu khí, khí tự nhiên và các nguồn tài
nguyên không tái tạo khác, và
-Hợp đồng sử dụng bản quyền như phim, băng video, nhạc kịch, bản quyền tác giả, bằng
sáng chế
3, Các thuật ngữ cơ bản
-Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa các bên cho thuê và bên đi thuê về việc bên cho thuê
chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên đi thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được
nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần
+Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích
gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể hoặc không
chuyển giao vào cuối thời hạn thuê
+Thuê hoạt động: Là thuê tài sản không phải thuê tài chính
-Thời điểm khởi đầu thuê tài sản: Là ngày xảy ra trước của một trong hai (2) ngày: Ngày
của hợp đồng thuê hoặc thời điểm các điều khoản chính của hợp đồng thuê được xác lập
-Các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu:
+Đối với bên thuê : Là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê về việc thuê tài
sản theo thời hạn ghi trong hợp đồng (Không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do
bên cho thuê đã trả mà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm), kèm theo bất
cứ giá trị nào được bên thuê hoặc một bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán.
+Đối với bên cho thuê : Là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo
thời hạn thuê trong hợp đồng (không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho
thuê đã trả mà bên thuê phải phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm ) cộng (+) với giá trị còn
lại của tài sản cho thuê được đảm bảo thanh toán bởi bên thuê, một bên liện quan đến bên thuê
or một bên thứ ba độc lập có khả năng tài chính.
+Trường hợp trong hợp đồng thuê bao gồm điều khoản bên thuê được quyền mua lại tài
sản thuê với giá thấp hơn giá trị hợp lý vào ngày mua thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
(đối với cả bên cho thuê và bên đi thuê) bao gồm tiền thuê tối thiểu ghi trong hợp đồng theo
thời hạn thuê và khoản thanh toán cần thiết cho việc mua tài sản đó.
13



-Giá trị còn lại của tài sản thuê được đảm bảo
+Đối với bên thuê: Là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên liên quan
với bên thuê đảm bảo thanh toán cho bên cho thuê (giá trị đảm bảo là số tiền bên thuê phải
trả cao nhất trong bất cứ trường hợp nào)
+Đối với bên cho thuê : Là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên thứ ba
có khả năng tài chính không liên quan đến bên cho thuê đảm bảo thanh toán
-Giá trị của tài sản thuê không được đảm bảo: Là phần giá trị của tài sản thuê được xác
định bởi bên cho thuê không được bên thuê hoặc bên liên quan đến bên thuê đảm bảo
thanh toán hoặc chỉ được đảm bảo thanh toán bởi một bên liên quan đến bên cho thuê
-Lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính: Là tỷ lệ chiết khấu tại thời
điểm khởi đầu thuê tài sản, để tính giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
và giá trị hiện tại của giá trị còn lại không được đảm bảo để cho tổng của chúng đúng bằng giá
trị hợp lý của tài sản thuê và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc thuê tài sản.
-Lãi suất biên đi vay của bên đi thuê: Là lãi suất mà bên thuê sẽ phải trả cho một hợp đồng
thuê tài chính tương tự hoặc là lãi suất tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên thuê sẽ
phải trả để vay một khoản cần thiết cho việc mua tài sản đó với một thời hạn và với một đảm
bảo tương tự
4, Phân loại thuê tài sản
Việc phân loại thuê tài sản được xác định tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản
+Thuê tài chính: bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền
sở hữu tài sản cho bên đi thuê
+Thuê hoạt động: bên cho thuê không chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền
với quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê
Việc phân loại thuê tài sản thành thuê tài chính và thuê hoạt động phụ thuộc vào bản chất
của giao dịch chứ không phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng

14



5, Kế toán thuê tài sản tại bên đi thuê – Thuê tài chính
Tại thời điểm khởi đầu thuê:
- Bên đi thuê ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài sản với cùng
giá trị là giá thấp hơn giữa giá trị hợp lí của tài sản và giá trị hiện tại của các khoản thanh toán
tiền thuê tối thiểu
-Tỉ lệ chiết khấu sử dụng để tính giá trị hiện tại của MLP là tỉ lệ lãi suất ngầm định, hoặc tỉ lệ lãi
suất biên đi vay của bên đi thuê
-Các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thuê tài sản của bên đi thuê được tính vào giá
trị tài sản thuê
-Các khoản nợ phải trả về thuê tài chính cần phải được phân biệt thành nợ ngắn hạn và nợ dài
hạn
Trong thời gian thuê tài sản:
-Khoản thanh toán tiền thuê phải được chia thành nợ gốc phải trả từng kì và chi phí tài chính
-Khấu hao tài sản thuê tài chính được xác định theo qui định của IAS 16. Phương pháp khấu hao
đối với tài sản thuê phải tính khấu hao tương tự như pp áp dụng đối với tài sản thuộc sở hữu
của bên đi thuê.
Nếu không chắc chắn rằng bên đi thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê thì
tài sản sẽ được khấu hao theo thời hạn ngắn hơn giữa thời hạn thuê và thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản

15


IAS 21– Ảnh hưởng của sự thay đổi tỉ giá hối đoái
1. Mục đích
Hướng dẫn doanh nghiệp cách trình bày các giao dịch bằng ngoại tệ và các hoạt động ở
nước ngoài trên BCTC của mình và cách chuyển đổi BCTC trình bày theo đồng tiền chức
năng sang BCTC trình bày theo đồng tiền báo cáo
2. Phạm vi áp dụng

Chuẩn mực này áp dụng cho việc
+ Kế toán các giao dịch và đánh giá giá lại số dư có gốc ngoại tệ, ngoại trừ những giao dịch và
số dư thuộc phạm vi điều chỉnh của IFRS 9
+ Chuyển đổi kết quả và tình hình tài chính của các hoạt động ở nước ngoài khi hợp nhất, hợp
nhất theo tỉ lệ hoặc áp dụng pp vốn chủ sở hữu, và
+ Chuyển đổi kết quả và tình hình tài chính của DN sang đồng tiền báo cáo
3, Các thuật ngữ cơ bản
Đồng tiền báo cáo: là đồng tiền được sử dụng khi trình bày báo cáo tài chính của DN
Ngoại tệ: là đồng tiền khác với đồng tiền chức năng của DN
Chênh lệch tỉ giá hối đoái: là chênh lệch phát sinh từ việc chuyển đổi cùng một số lượng tiền tệ
sang đơn vị tiền tệ khác theo các tỉ giá hối đoái khác nhau
Tỉ giá hối đoái: là tỉ giá trao đổi giữa hai đồng tiền
Khoản mục tiền tệ: Là các khoản tiền được giữ và các tài sản, công nợ sẽ nhận được hoặc phải
trả với số lượng cố định hoặc có thể xác định được bằng tiền.
Hoạt động ở nước ngoài: là một đơn vị là cty công, cty liên kết, cty liên doanh hoặc chi nhánh
của đơn vị lập báo cáo mà hoạt động của đơn vị này diễn ra ở một nước hoặc bằng đơn vị tiền
tệ khác với đơn vị báo cáo
Khoản đầu tư thuần trong một hoạt động ở nước ngoài: là giá trị lợi ích của đơn vị báo
cáo trong tài sản thuần của hoạt động đó

16


Đồng tiền chức năng: là đồng tiền được sử dụng trong môi trường kinh tế chính mà đơn vị
đang hoạt động.
Môi trường kinh tế chính nơi đơn vị đang hoạt động thường là nơi phát sinh dòng tiền vào và
dòng tiền ra chủ yếu của đơn vị
DN cần xem xét những yếu tố sau để xác định đồng tiền chức năng của mình:
Đồng tiền có ảnh hưởng chủ yếu tới giá bán sản phẩm và dịch vụ, và đồng tiền của quốc gia mà
sức cạnh tranh và các qui định có ảnh hưởng chủ yếu tới việc xác định giá bán của hàng hóa và

dịch vụ. Đồng tiền có ảnh hưởng chủ yếu tới chi phí về lao động, nguyên vật liệu và các chi phí
khác của đơn vị. Đồng tiền đơn vị huy động vốn. Đồng tiền được chủ yếu sử dụng trong các
hoá đơn thanh toán từ các hoạt động thường ngày của đơn vị.
4, Sử dụng đồng tiền báo cáo thay đồng tiền chức năng – chuyển đổi từ đồng
tiền chức năng sang đồng tiền báo cáo
Các bước chuyển đổi BCTC từ đồng tiền chức năng sang một đồng tiền báo cáo khác:
+Các khoản mục tài sản và nợ phải trả được chuyển đổi theo tỉ giá cuối kỳ.
+Các khoản mục chi phí và doanh thu được chuyển đổi theo tỉ giá tại ngày giao dịch, và
+Tất cả các khoản chênh lệch tỉ giá phát sinh được ghi nhận vào báo cáo thu nhập khác.
5,Trình bày báo cáo tài chính
DN phải trình bày:
Khoản chênh lệch tỉ giá ghi nhận vào lãi hoặc lỗ, ngoại trừ những khoản liên quan tới công cụ
tài chính theo qui định của IFRS 9
Khoản chênh lệch tỉ giá thuần ghi nhận trong báo cáo thu nhập khác
Đồng tiền chức năng, nếu đồng tiền này khác với đồng tiền báo cáo, và lí do sử dụng đồng tiền
báo cáo khác với đồng tiền chức năng
Lí do thay đổi đồng tiền chức năng (nếu có)

17


IAS 31 – Góp vốn liên doanh
1, Mục đích
Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán các khoản góp vốn liên doanh.
2,Phạm vi áp dụng
Chuẩn mực này áp dụng cho việc kế toán những khoản vốn góp liên doanh và trình bày
các khoản tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí liên doanh trên BCTC của bên liên doanh và
nhà đầu tư, không kể liên doanh dưới hình thức nào
Chuẩn mực này không áp dụng cho khoản vốn góp trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được
nắm giữ bởi các quĩ đầu tư, các quĩ tín thác và các quĩ đầu tư liên quan đến bảo hiểm

3,Các khái niệm cơ bản
Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh
tế nhằm thu được lợi ích từ hoạt động kinh tế đó.
Đồng kiểm soát: Là quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách tài
chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng.
Ảnh hưởng đáng kể: Là quyền được tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài
chính và hoạt động của một hoạt động kinh tế nhưng không phải là quyền kiểm soát hay
quyền đồng kiểm soát đối với những chính sách này
Liên doanh: Là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện
hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên
doanh.
Bên góp vốn liên doanh: Là một bên tham gia vào liên doanh và có quyền đồng kiểm soát đối với
liên doanh đó.
Nhà đầu tư trong liên doanh: Là một bên tham gia vào liên doanh nhưng không có quyền đồng
kiểm soát đối với liên doanh đó.
Hợp nhất theo tỷ lệ: Là phương pháp kế toán và lập báo cáo mà theo đó phần góp vốn của bên
góp vốn liên doanh về tài sản, nợ phải trả và chi phí trong một cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
được hợp nhất theo đúng trật tự với các khoản mục tương đương (hợp nhất theo hàng ngang)
hoặc được báo cáo như những khoản mục riêng biệt trong BCTC của bên góp vốn (theo hàng
dọc).
Phương pháp vốn chủ sở hữu: Là phương pháp kế toán mà khoản vốn góp trong liên doanh
được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở
hữu của bên góp vốn liên doanh trong tài sản thuần của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.
18


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh lợi ích của bên góp vốn liên doanh từ kết
quả hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát
- Hợp đồng liên doanh có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: hợp đồng hoặc biên bản thảo luận
giữa các bên liên doanh, các điều khoản hay qui chế của liên doanh. Dù bằng hình thức nào thì

hợp đồng cũng phải đề cập đến các vấn để sau:
+ Loại hình hoạt động, thời gian hoạt động và nghĩa vụ báo cáo của DN liên doanh.
+Chỉ định Ban giám đốc, ban điều hành tương đương và quyền biểu quyết của các bên tham gia
liên doanh.
+Phần vốn góp của các bên tham gia liên doanh
+Việc phân chia sản lượng , doanh thu, chi phí hoặc kết quả giữa các bên liên doanh.
+Hợp đồng qui định quyền đồng kiểm soát liên doanh có nghĩa là không một bên liên doanh
riêng lẻ nào có quyền đơn phương điều hành các hoạt động của liên doanh.
+Hợp đồng có thể nêu rõ một bên là người quản lý liên doanh nhưng họ không kiểm soat liên
doanh mà chỉ điều hành trong khuôn khổ những nguyên tắc hoạt động đã được các bên
nhất trí trên cơ sở hợp đồng
4,Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát
Hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát là hoạt động của một số liên doanh được thực hiện
bằng cách sử dụng tài sản và nguồn lực khác của các bên góp vốn liên doanh mà không thành
lập một cơ sở kinh doanh mới.
Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng:
-Mỗi bên góp vốn liên doanh tự quản lý và sử dụng tài sản của mình và chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ tài chính và các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động.
-Đối với doanh thu và các khoản chi phí chung (nếu có) thì căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp
đồng để phân chia cho các bên góp vốn

19


IAS18 –Doanh thu
1, Mục đích
Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với các khoản doanh thu từ
một số loại giao dịch và sự kiện cụ thể
Chuẩn mực xác định các tình huống thỏa mãn tiêu chuẩn để ghi nhận doanh thu và cung
cấp các hướng dẫn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ghi nhận này

2. Phạm vi áp dụng
Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu phát sinh từ các giao dịch và
nghiệp vụsau:
a. Bán hàng
b. Cung cấp dịch vụ
c. Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
Chuẩn mực này không áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu phát sinh từ :
a. Hợp đồng thuê tài sản (theo qui định của IAS 17)
b. Cổ tức phát sinh từ hoạt động đầu tư được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (IAS
28)
c. Hợp đồng bảo hiểm (IFRS 4)
d. Những thay đổi trong giá trị hợp lí của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính hoặc
việc thanh lí những khoản mục này
e. Những thay đổi trong tài sản lưu động
f. Việc ghi nhận ban đầu và sự thay đổi trong giá trị hợp lí của tài sản sinh học liên quan đến
hoạt động nông nghiệp (IAS 41)
g. Việc ghi nhận ban đầu của các sản phẩm nông nghiệp (IAS 41) và
h. Việc khai thác quặng khoáng sản
3. Các khái niệm cơ bản
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ
các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở
hữu nhưng không bao gồm khoản góp vốn của các chủ sở hữu vốn.

20


Giá trị hợp lí: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh
toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá
4. Xác định doanh thu
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được

Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên
mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được
hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và
giá trị hàng bán bị trả lại
Đối với các khoản doanh thu không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng
cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại
thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất quy đổi (tỷ lệ lãi suất hiện hành hoặc danh
nghĩa). Phần chênh lệch được ghi nhận là tiền lãi
Doanh thu trao đổi: Khi trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị
thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
Khi trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là
một giao dịch tạo ra doanh thu. Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc
dịch vụ nhận về, hoặc được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi,
sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm
Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch trong chuẩn mực này được áp dụng riêng biệt cho từng
giao dịch.
Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ
phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch đó. Ví dụ khi trong giá bán
của một SP có một khoản đã định trước cho việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng thì khoản
doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng đó sẽ được dời lại cho đến khi DN thực hiện
dịch vụ đó
Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch còn được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan
hệ với nhau về mặt thương mại. Trường hợp này phải xem xét chúng trong mối quan hệ
tổng thể. Ví dụ , DN thực hiện bán hàng và đồng thời ký một hợp đồng khác để mua lại chính các
hàng hoá đó sau một thời gian thì đồng thời xem xét cả hai HĐ và DT không được ghi nhận.

21


6, Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện:
a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm
hoặc hàng hóa cho người mua;
b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; và
e) Xác định được một cách đáng tin cậy chi phí liên quan đến giao dịch bán.
DN phải xác định được thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn với quyền sở
hữu hàng hoá cho người mua trong từng trường hợp cụ thể: Hầu hết các trường hợp thời điểm
chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
hoặc quyền kiểm soát hàng hoá cho người mua.
Trường hợp DN vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn với quyền sở hữu thì doanh thu không được
ghi nhận, như: DN còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho TS được hoạt động bình thường
mà việc này không nằm trong điều khoản bảo hành thông thường. Việc thanh toán tiền hàng
còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người mua hàng hoá đó. Khi HH còn chờ lắp đặt và việc
lắp đặt đó là một phần quan trọng của hợp đồng mà DN chưa hoàn thành. Khi người mua có
quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lí do nào đó chưa được nêu trong hợp đồng mua bán
và DN chưa chắc chắn về khả năng bán hàng có bị trả lại hay không
Nếu DN chỉ còn chịu một phần nhỏ rủi ro thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được
ghi nhận như DN còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hoá để đảm bảo nhận được các
khoản thanh toán.

22


7. Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được
xác định một cách đáng tin cậy.
Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được

ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế
toán của kỳ đó.
Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều
kiện sau:
(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
(c) Xác định được một cách đáng tin cậy phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân
đối kế toán;
(d) Xác định được một cách đáng tin cậy chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn
thành giao dịch cung cấp DV đó
8. Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp
được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
(a) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
(b) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận trên cơ sở:
(a) Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ;
(b) Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng;
(c) Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc
các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.

23


IAS 12- Thuế Thu nhập
1. Mục đích: Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu
nhập. Nguyên tắc cơ bản trong kế toán thuế thu nhập là làm thế nào để hạch toán những ảnh
hưởng của thuế thu nhập trong năm hiện hành và trong tương lai của:
a) Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc
nợ phải trả đã được ghi nhận trong BCĐKT của đơn vị; và

b) Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong BCTC
2. Phạm vi áp dụng: Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán thuế thu nhập. Thuế thu
nhập bao gồm tất cả các khoản thuế trong nước và nước ngoài phải nộp dựa trên lợi nhuận
chịu thuế.
3. Các khái niệm cơ bản
Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập của một kỳ, được xác định theo qui
định của Luật thuế thu nhập hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập phải nộp (hoặc thu hồi
được).
So sánh lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
Lợi nhuận kế toán: -Được xác định trên cơ sở dồn tích
-Khấu hao dựa trên nguyên giá hoặc giá trị đánh giá lại
Thu nhập chịu thuế -Được xác định kết hợp dựa trên cơ sở tiền và cơ sở dồn tích
-Khấu hao dựa trên nguyên giá
-Tỉ lệ khấu hao có thể khác tỉ lệ khấu hao sử dụng trong kế toán
Một số khoản doanh thu và chi phí bị loại trừ khi tính thu nhập chịu thuế…
Chi phí thuế thu nhập (hoặc thu nhập thuế thu nhập): Là tổng chi phí thuế thu nhập
hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu
nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu
nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập của năm hiện hành.
Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả: Là giá trị tính cho tài sản hoặc
nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập
24


Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản: Là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu
nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà DN sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá
trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi. Nếu những lợi ích kinh tế này khi nhận được mà không

phải chịu thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó.
Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả: Là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá
trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương
lai.
Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ
phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.
Chênh lệch tạm thời có thể là:
-Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập
chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của
các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán
-Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản
được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà
giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được
thanh toán.
-Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các
khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập trong năm hiện hành.
-Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên
các khoản:
a. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;
b. Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng
c. Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
4.Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành phải nộp và tài sản thuế thu nhập hiện hành
Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước, nếu chưa nộp, phải được ghi nhận là
nợ phải trả.
Nếu giá trị đã nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó, thì phần
giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản.
o Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế phát sinh khi giá trị ghi sổ của tài sản > cơ sở tính thuế
của tài sản đó, hoặc giá trị ghi sổ của nợ phải trả < cơ sở tính thuế của nợ phải trả đó
o Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh khi giá trị ghi sổ của tài sản < cơ sở tính thuế
của tài sản đó, hoặc giá trị ghi sổ của nợ phải trả > cơ sở tính thuế của nợ phải trả đó

25


×