Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất thuốc thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 87 trang )

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................1
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................................3
DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................................4
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................4
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................5
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN..................................................................................................5
1.1 TÌNH HÌNH CHUNG.....................................................................................................5
1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ...................................................................................5
1.3 MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................6
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI
TRƯỜNG..............................................................................................................................6
2.1 CĂN CỨ PHÁP LÝ........................................................................................................6
2.2 CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN VIỆT NAM VỀ MÔI TRƯỜNG HIỆN HÀNH
ĐƯỢC ÁP DỤNG.................................................................................................................8
2.3 CÁC TÀI LIỆU KỸ THUẬT.........................................................................................8
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG..............................................................................................................................9
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.............................9
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.........................................................................11
1.1 TÊN DỰ ÁN..................................................................................................................11
1.2 CHỦ DỰ ÁN.................................................................................................................11
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN.....................................................................................11
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN:........................................................................13
1.4.1 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH....................................................................13
1.4.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ..............................................................................14
1.4.3 TRANG THIẾT BỊ SẢN XUẤT........................................................................17
1.4.4 YÊU CẦU VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU SẢN XUẤT............................................18
1.4.5 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................................................20


1.4.6 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY...............................................................20
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG..................................................22
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI.....................................................................................................22
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG:...........................................................22
2.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN..................................................................................22
2.1.1.1.ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỊA LÝ, ĐỊA CHẤT...................................................................22
2.1.1.2.ĐIỀU KIỆN VỀ KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN........................................................23
2.1.2 .HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN................26
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI:...............................................................................30
2.2.1.PHÁT TRIỂN KINH TẾ....................................................................................30
2.2.2 PHÁT TRIỂN XÃ HỘI......................................................................................31
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG........................................32
3.1.CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ ÁN:.................................................................32
3.1.1 CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN..............................................................33
3.1.2 .CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN
HOẠT ĐỘNG..............................................................................................................46
3.2 .ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG:...........................................................50
Trang 1


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

3.2.1 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ...........................................................................50
3.2.2 .MÔI TRƯỜNG NƯỚC.....................................................................................50
3.2.3 .MÔI TRƯỜNG ĐẤT.........................................................................................50
3.2.4 .CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT...........................................................50
3.2.5 .MÔI TRƯỜNG KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI.............................................50
3.3 . DỰ BÁO CÁC RỦI RO, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG DO DỰ ÁN GÂY RA:..............51
3.3.1 TRONG THỜI GIAN XÂY DỰNG:..................................................................51

3.3.2 KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG.................................................................51
52
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ
ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG...................................................................................53
4.1 .CÁC GIẢI PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG:.......................53
4.1.1 .BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:.......................................53
4.1.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG KHI XÂY DỰNG...................54
4.2. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG :................56
4.2.1 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHUNG:.....................................................................56
4.2.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG............57
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..............67
5.1.CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG:.........................................................67
5.2CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..........................................................67
5.2.1 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG...............................67
5.2.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG............................68
5.2.3 CHI PHÍ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG...............................................................69
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG.........................................................71
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT........................................................................72
1. KẾT LUẬN.....................................................................................................................72
2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................72
3. CAM KẾT.......................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................75

Trang 2


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

DANH SÁCH BẢNG
Bảng1.1 phân bố diện tích chi tiết từng hạng mục.................................................13

Bảng 1.2. Trang thiết bị sản xuất của nhà máy.......................................................18
Bảng 1.3 trang thiết bị phòng thí nghiệm...............................................................18
Bảng 1.4. Nhu cầu nguyên liệu tính cho năm hoạt động ổn định..........................19
Bảng 1.5. Nhu cầu về bao bì tính cho năm sản xuất ổn định.................................19
Bảng 1.6. Công suất sản xuất dự kiến của nhà máy...............................................20
Bảng 1.7. Cơ cấu nhân sự của nhà máy..................................................................20
Bảng 1.8 Nguồn vốn đầu tư....................................................................................21
Bảng 2.1: Sự thay đổi nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm..........23
Bảng 2.2: Sự thay đổi lượng mưa ở TP. Cần Thơ từ năm 2003 – 2008................24
Bảng 2.3: Độ ẩm không khí các thàng trong năm..................................................25
Bảng 2.4: Số giờ nắng các tháng ở TP. Cần Thơ từ năm 2003 – 2008..................26
Bảng 2.5. Kết quả phân tích mẫu nước mặt............................................................27
Bảng 2.6. Chất lượng nước rạch Sang Trắng.........................................................27
Bảng 2.7. Kết quả phân tích các mẫu không khí....................................................28
Bảng 2.4. Chất lượng không khí tại Khu công nghiệp Trà Nóc II năm 2007........28
Bảng 2.8. Chất lượng nước ngầm ở quận Ô Môn...................................................29
Bảng 2.9. Chất lượng nước ngầm ở quận Bình Thủy.............................................29
Bảng 2.10. Mô tả các khu công nghiệp/cụm công nghiệp.....................................30
Bảng 2.11. Tình hình phát triển chăn nuôi (con)....................................................31
Bảng 2.12. Diễn biến dân số và phát triển đô thị (người)......................................31
Bảng 3.1. Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của dự án...................32
Bảng 3.2: Tải lượng ô nhiễm khí thải từ phương tiện vận chuyển........................34
Bảng 3.3: Mức ồn tối đa của các máy móc, thiết bị...............................................35
Bảng 3.4: Tác động của tiếng ồn có cường độ cao đối với sức khỏe con người. .36
Bảng 3.5: Mức độ gây độc phụ thuộc nồng độ Hp.CO trong máu........................37
Bảng 3.6: Tác hại của NO2 đối với người và động vật..........................................38
Bảng 3.7: Tác hại của SO2 đối với con người và động vật....................................38
Bảng 3.8: Mức rung của máy móc và thiết bị thi công..........................................39
Bảng 3.9: Mức rung gây phá hoại các công trình...................................................40
Bảng 3.10. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân 40

Bảng 3.11. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân. .41
Bảng 3.12. Tải lượng và nồng độ của chất bẩn trong nước thải sinh hoạt.............47
Bảng 3.13. Các thông số ô nhiễm của nước thải ngành dược................................48
Bảng 4.1. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau xử lý tự hoại.......58
Bảng 4.2 Kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải 7 m3/ngày........................63
Bảng 4.3 Hóa chất và liều lượng sử dụng...............................................................64
Bảng 5.1. Các hạng mục xử lý môi trường.............................................................67
Bảng 5.2 dự trù kinh phí giám sát môi trường........................................................69
Trang 3


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Vị trí khu công nghiệp Trà Nóc II.........................................................11
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí khu đất xây dựng nhà máy...................................................12
Hình 1.3. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc tiêm................................................15
Hình 1.4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc gói...................................................17
Hình 1.5 Quy trình sản suất thuốc bổ Premix.........................................................17
Hình 1.7. Sơ đồ bộ máy tổ chức của nhà máy........................................................20
Hình 3.1: Mức ồn phát sinh theo khoảng cách so với nguồn ồn............................36
Hình 4.1. Mặt bằng bể tự hoại 3 ngăn.....................................................................58
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của nhà máy.........................................62

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

BOD


Biochemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh học

COD

Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học

DO

Disolve Oxygen - Oxy hòa tan

SS

Suspended Solid - Chất rắn lơ lửng

COx

Oxit của cacbon

NOx

Oxit của nitơ

SOx

Oxit của lưu huỳnh

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế Giới


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài nguyên – Môi trường

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

Trang 4


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”


MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1

Tình hình chung

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất phù sa trù phú do 9 nhánh sông Mêkông tạo nên nằm sát thành phố Hồ Chí Minh về hướng Tây Nam. Diện tích tự nhiên
khoảng 40.000 km² gồm 13 tỉnh và 1 thành phố với dân số khoảng 17 triệu người. Đây là
vùng đất có sản lượng lúa gạo, cây trái lớn nhất nước chiếm hơn 60% sản lượng lương
thực thực phẩm của cả nước.
Cần Thơ là thành phố trung tâm của cả vùng ĐBSCL có vị trí chiến lược toàn vùng.
Từ khi hình thành đến nay Cần Thơ luôn được các thế hệ quan tâm xây dựng hạ tầng kỹ
thuật đô thị và xã hội như sân bay, cảng biển, các trường đại học, viện nghiên cứu, hội
chợ triển lãm quốc tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất…
Thế mạnh của thành phố Cần Thơ nói riêng và của cả vùng ĐBSCL nói chung là sản
xuất, chế biến lương thực thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nghị quyết 45NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành
phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu xây dựng phát triển
Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch,
đẹp; xứng đáng là thành phố cửa ngõ vùng hạ lưu sông Mê-kông; là trung tâm công
nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch; trung tâm giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ;
trung tâm y tế văn hóa; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận
quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng
ĐBSCL và cả nước; là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; phấn đấu trở thành đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở
thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
Trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2010, Thủ
tướng Chính phủ luôn đề ra nhiệm vụ phát triển mạnh về thủy sản, phát triển nuôi trồng
thủy sản có giá trị cao như tôm, cua, cá và các loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao.
Khuyến khích các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng để góp phần chuyển
đổi cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, góp phần nâng cao tỉ

trọng xuất khẩu. Năm 2007, ngành nông - lâm - ngư nghiệp đã đóng góp gần 17% tổng
sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Cần Thơ.
1.2

Sự cần thiết phải đầu tư

Với định hướng phát triển như đã nêu, vùng ĐBSCL có nhu cầu về thuốc thú y rất lớn.
Chính vì vậy, Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ nhận thấy sự cần thiết phải đầu
tư dự án nhà máy sản xuất sản phẩm thuốc thú y điều trị cho gia súc, gia cầm và thủy sản;
đồng thời sản xuất các sản phẩm xử lý nước ao nuôi phục vụ cho ngành chăn nuôi của
khu vực.
Đây là dự án xây mới tại Khu Công nghiệp Trà Nóc II đã được Ban quản lý các khu
chế xuất và công nghiệp Cần Thơ cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 572031000074
vào ngày 9 tháng 12 năm 2008. Ngành nghề kinh doanh của dự án như sau:

Trang 5


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

- Nhập khẩu nguyên dược liệu thuốc thú y, hóa chất xử lý cải tạo môi trường nuôi
trồng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
- Sản xuất, kinh doanh, gia công: thuốc thú y, thức ăn bổ sung, sản phẩm xử lý cải tạo
môi trường nuôi trồng.
Các sản phẩm của dự án bao gồm:
- Thuốc trị bệnh Antibiotic (tiêm): 10.000 lít sản phẩm/năm.
- Thuốc trị bệnh Antibiotic (uống): 37.436 kg sản phẩm/năm.
- Premix bổ sung cho thủy sản và gia súc: 100.000 kg sản phẩm/năm.
- Các loại hóa chất xử lý môi trường: 350.000 kg thành phẩm/năm.
1.3


Mục tiêu của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các
ảnh hưởng đến môi trường của một dự án đầu tư và đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo
vệ môi trường. Báo cáo ĐTM được thực hiện trên các căn cứ sau:
- Ngày 29/11/2005 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông
qua Luật Bảo vệ Môi trường.
- Ngày 28/02/2008 Chính phủ ban hành nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Ngày 08/12/2008 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số
05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Chấp hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
và Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐCP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi
trường, Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ tiến hành khảo sát và thực hiện báo
cáo ĐTM cho dự án Nhà máy sản xuất thuốc thú y.
 Báo cáo ĐTM này được thực hiện với các nội dung chính sau đây:
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án.
- Đánh giá khả năng gây ô nhiễm và mức độ ảnh hưởng đến điều kiện tài nguyên môi
trường và kinh tế xã hội của khu vực trong thời gian xây dựng dự án cũng như trong quá
trình dự án đi vào hoạt động sau này.
- Nghiên cứu và đề xuất các phương án thích hợp, khả thi để hạn chế mức độ gây ô
nhiễm, bảo vệ môi trường cho khu vực.
- Chương trình quản lý môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG
2.1


Căn cứ pháp lý

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Chương 3, Mục 2, từ Điều 18 đến Điều 27, tạo
cơ sở pháp lý vững chắc cho ĐTM.
- Các văn bản dưới luật hướng dẫn triển khai Luật Bảo vệ Môi trường, cụ thể cho
công tác đánh giá tác động môi trường là:
Trang 6


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

+ Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường.
+ Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về việc sửa đổi bổ sung
nghị định 80/2006 /NĐ-CP.
+ Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại quy định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi
trường cần xử lý.
+ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát
nước đô thị và khu công nghiệp.
+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc
quản lý chất thải rắn.
+ Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
+ Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
+ Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội
đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo

đánh giá tác động môi trường.
+ Quyết định 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31/12/2008 về việc ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường
+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
+ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về việc
thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
 Các văn bản luật liên quan đến ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp:
- Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004.
- Luật hóa chất được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2
thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/5/2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất.
- Thông tư 15/2009/TT-BNN, Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng,
hạn chế sử dụng
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 quy định chi tiết một số
điều của Pháp lệnh Thú y.
- Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN ngày 27 tháng 5 năm 2005 về việc ban hành danh
mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y, danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ
sinh thú y, danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng
tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
- Nghị định 129/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực thú y.
- Quyết định 04/2006/QĐ-BNN ngày 12 tháng 01 năm 2006 về Danh mục vắc xin,
chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt
Nam.
Trang 7


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”


- Quyết định 05/2006/QĐ-BNN ngày 12 tháng 01 năm 2006 về Danh mục thuốc thú
y, nguyên liệu làm thuốc thú y.
- Quyết định số 10/2006/QĐ-BNN ngày 10 tháng 2 năm 2006 Quy định thủ tục đăng
ký sản xuất, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh
học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.
- Quyết định số 71/2007/QĐ-BNN ngày 06 tháng 8 năm 2007 Quy định trình tự, thủ
tục thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y.
- Quyết định 06/2008/QĐ-BNN ngày 18 tháng 01 năm 2008 về việc Bổ sung, sửa đổi
danh mục thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản
được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Quyết định số 41 và 42/2008/QĐ-BNN ngày 05 tháng 3 năm 2008 về Danh mục
thuốc thú y được phép lưu hành năm 2008.
- Quyết định 81/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 7 năm 2008 ban hành Danh mục bổ
sung thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được
phép lưu hành tại Việt Nam đợt I năm 2008.
- Quyết định 119/2008/QĐ-BNN ngày 11 tháng 12 năm 2008 ban hành Danh mục bổ
sung thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được
phép lưu hành tại Việt Nam đợt II năm 2008.
- Thông tư 02/2009/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2009 Hướng dẫn thủ tục thu hồi
và xử lý thuốc thú y.
- Thông tư số 29/2009/TT-BNN ngày 04 tháng 06 năm 2009 bổ sung, sửa đổi Thông
tư số 15/2009/TT-BNN về việc ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử
dụng, hạn chế sử dụng.
2.2

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành được áp dụng

- TCVN 7629-2007: Tiêu chuẩn về ngưỡng chất thải nguy hại.
- TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động xây
dựng và sản xuất công nghiệp - Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu công

cộng và dân cư.
- TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức độ tối đa cho
phép.
- TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
- TCVN 5938-2005: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không
khí xung quanh.
- TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
2.3

Các tài liệu kỹ thuật

- Alexander P. Economopoulos, 1993. Assessment of sources of air, water, and land
pollution - A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating
environmental control strategies. WHO.
Trang 8


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

- Bùi Đức Tiễn, 1995. Sổ tay tính toán kiến trúc và kỹ thuật. NXB Xây Dựng.
- Hoàng Kim Cơ, 2005. Kỹ thuật môi trường. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
- Kalbermatten J. M., et. al., 1982. Appropriate sanitation alternatives - a planning
and design manual. The Johns Hopkins University Press. Published for the World Bank.
Baltimore and London, UK.
- Lê Trình, 1997. Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. NXB Khoa học
Kỹ thuật.
- Lê Văn Nãi, 2000. Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản. NXB Khoa học và

Kỹ thuật.
- Nguyễn Đức Khiển, 2003. Quản lý chất thải nguy hại. NXB Xây dựng.
- Phạm Ðức Nguyên, 2000. Âm học kiến trúc - Cơ sở lý thuyết và các giải pháp ứng
dụng. NXB Khoa học & Kỹ thuật.
- Phạm Ngọc Đăng, 2003. Môi trường không khí. NXB Khoa học Kỹ thuật.
- Trần Đức Hạ, 2006. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ. NXB Khoa học
Kỹ thuật.
- Trịnh Xuân Lai, 2000. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải. NXB Xây
dựng.
- Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ, 2008. Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất
thuốc thú y.
- Sở tài nguyên Môi trường thành phố Cần Thơ, 2008. Báo cáo hiện trạng môi trường
thành phố Cần Thơ.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG
Nội dung và các bước thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Nhà
máy sản xuất thuốc thú y tuân thủ theo hướng dẫn của Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT
ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Báo cáo ĐTM là một quá trình thực
hiện gồm nhiều bước, mỗi bước có những yêu cầu riêng để đạt được mục tiêu đề ra.
- Bước 1: Xác định các tác động môi trường tiềm tàng có thể xảy ra từ những hoạt
động của dự án.
- Bước 2: Phân tích nguyên nhân và hậu quả để từ các tác động môi trường tiềm tàng
mà tìm ra những tác động môi trường quan trọng cần đánh giá.
- Bước 3: Dự báo diễn biến của các tác động.
- Bước 4: Đánh giá các tác động môi trường theo chuẩn định lượng và định tính.
- Bước 5: Kiến nghị các biện pháp phòng tránh và xử lý.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Tổ chức lập báo cáo ĐTM: Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH VN DETA

- Địa chỉ: 53/120 Cách Mạng Tháng 8 - Quận Bình Thủy - TP. Cần Thơ.
- Điện thoại/Fax: (0710) 781006
Trang 9


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

- Email:
Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ đã yêu cầu Công ty VNDETA là đơn vị có
chức năng tư vấn môi trường và thiết kế xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi
trường thực hiện lập báo cáo ĐTM cho dự án Nhà máy sản xuất thuốc thú y. Ngay sau
khi có yêu cầu, đơn vị tư vấn đã cho triển khai những nội dung sau:
- Thu thập, chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến khu vực xây dựng dự án, hồ sơ kỹ
thuật của dự án, nghiên cứu dự án đầu tư;
- Tiến hành khảo sát thực tế vị trí dự án sẽ xây dựng nhằm đưa ra những nhận định
ban đầu về tác động môi trường có thể xảy ra khi tiến hành xây dựng và khi đưa vào hoạt
động;
- Tổ chức nghiên cứu, quan trắc, lấy mẫu hiện trường các yếu tố môi trường tự nhiên,
thực hiện các phân tích trong phòng thí nghiệm;
- Phân tích, xử lý, đánh giá các số liệu, bổ sung số liệu đầy đủ theo yêu cầu chuyên
môn;
- Tổng hợp số liệu và viết báo cáo ĐTM hoàn chỉnh, trình cho hội đồng thẩm định
phê duyệt nhằm đưa dự án sớm đi vào hoạt động.
Trong quá trình thực hiện chủ dự án đã phối hợp và nhận được sự giúp đỡ của các cơ
quan chức năng sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ.
- Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ.
- Các đơn vị có liên quan khác.
Các thành viên tham gia thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
STT


Họ và tên

Đơn vị công tác

Chuyên ngành

1

Lâm Quốc Việt

Giám đốc dự án

2

Nguyễn Phúc Thanh

Cty TNHH VN Deta

Ths. KTMT

3

Nguyễn Phan Nhã Phương

Cty TNHH VN Deta

Ths. KHMT

4


Bùi Hoàng Nam

Cty TNHH VN Deta

Ks. KTMT

5

Lê Hoàng Nuôi

Cty TNHH VN Deta

Ks. KTMT

6

Nguyễn Đắc Cử

Cty TNHH VN Deta

Ks. KTMT

7

Nguyễn Hữu Phong

Cty TNHH VN Deta

Ks. KTMT


8

Duy Văn Út

Cty TNHH VN Deta

Ks. KTMT

Trang 10


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1

Tên dự án

Tên dự án: NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y
Địa điểm: Lô 2.19A2 khu công nghiệp Trà Nóc II, phường Phước Thới, quận Ô Môn,
thành phố Cần Thơ.
1.2

Chủ dự án

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ
Địa chỉ trụ sở: Lô 2.19A2 khu công nghiệp Trà Nóc II, phường Phước Thới, quận Ô
Môn, thành phố Cần Thơ.
Người đại diện: Lâm Quốc Việt;

Chức vụ: Giám đốc.
Điện thoại:0919234187
1.3

Vị trí địa lý của dự án

Dự án được xây dựng tại lô 2.19A2 khu công nghiệp Trà Nóc II, phường Phước Thới,
quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ với các tiếp giáp như sau:
- Phía Tây: giáp đường quy hoạch số 8.
- Phía Đông: giáp lô đất 2.19A3 hiện chưa xây dựng.
- Phía Nam: giáp lô đất 2.19A4 hiện chưa xây dựng.
- Phía Bắc: giáp với lô 2.19A1 Công ty TNHH Thép Đức Triển thuê.

Hình 1.1. Vị trí khu công nghiệp Trà Nóc II

Trang 11


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí khu đất xây dựng nhà máy

Trang 12


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

1.4

Nội dung chủ yếu của dự án:


1.4.1Các hạng mục công trình
Căn cứ vào vị trí, diện tích lô đất 2.19A2 đã thuê tại Khu Công nghiệp Trà Nóc II và
dựa vào yêu cầu các hạng mục công trình của nhà máy sản xuất thuốc thú y, mặt bằng
của nhà máy được bố trí như sau:
Bảng1.1 phân bố diện tích chi tiết từng hạng mục
DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

5500
DIỆN TÍCH
RỘN
DÀI
G


HẠNG MỤC

Xưởng sản xuất thuốc nước
non-betalactam
21
18
Xưởng sản xuất thuốc nước
betalactam
21
18
Xưởng sản xuất thuốc bột
non-betalactam
21
18
Xưởng sản xuất thuốc bột
betalactam
21
18
Nhà bảo vệ
6
3
Hồ nước cấp
10
5
Phòng kiểm nghiệm
18
10
Nhà bảo trì cơ điện
10
9

Nhà kho
18
20
Văn phòng
18
40
Nhà vệ sinh công cộng
10
9
Khu xử lý nước thải
10
9
Sân đường nội bộ
212
6
Cây xanh thảm cỏ
560
2
TỔNG CỘNG
(Nguồn chủ dự án cung cấp)

DIỆN TÍCH

TỶ LỆ %

378

6,87

378


6,87

378

6,87

378
18
50
180
90
360
720
90
90
1270
1120
5500

6,87
0,33
0,91
3,27
1,64
6,55
13,09
1,64
1,64
23,09

20,36
100,00

a)Một số hạng mục công trình chính
Nhà xưởng: có diện tích 1.398m² lắp đặt các dây chuyền sản xuất thuốc bột, sản xuất
thuốc tiêm và phân xưởng sản xuất chất xử lý môi trường thủy sản.
- Móng gia cố cừ tràm Φ1.000 dài 5m/cây, mật độ 25 cây/m².
- Cột, khung, sườn sắt nhà tiền chế lắp ghép.
- Tường 100 gạch ống và tôn sóng vuông.
- Nền lót gạch ceramic.
- Mái lợp tôn.

Trang 13


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

Riêng phòng phối trộn sản suất thuốc bột được trang bị thành ba lớp đảm bảo đạt cấp
độ A theo tiêu chuẩn GMP tức nhà xưởng sản xuất kiểm tra bụi đạt 99,9999.
Lớp I: Phòng để đồ, thay đồ bảo hộ, mặt nạ phòng khí độc của nhân viên sản suất.
Lớp II: Phòng khử khuẩn tuyệt trùng.
Lớp III: Phòng sản suất trang bị hệ thống hút bụi đạt cấp độ D theo tiêu chuẩn GMP tức
lọc bụi ở mức 99,9997.
Văn phòng: được bố trí ở mặt tiền nhà xưởng diện tích 669,6m². Tường bê, trần làm
bằng tấm nhựa Đài Loan.
- Tầng trệt bố trí làm kho.
- Lầu 1 bố trí văn phòng gồm: phòng Giám đốc, phòng Kế toán, phòng Kế hoạch
Kinh doanh, phòng Tổ chức Hành chính, phòng họp.
Nhà để xe: diện tích 150m²
- Móng bê tông đá 4×6 xây gạch thẻ giật cấp.

- Cột thép tròn Φ800, đòn tay thép hộp 500×1.000.
- Mái lợp tôn sóng vuông.
- Nền lớp dưới bê tông đá 4×6 dày 100, lớp trần bê tông đá 1×2 dày 500 mác 200.
b)Giải pháp cơ sở hạ tầng
Hệ thống cống thoát nước: dùng để thoát nước mặt, nước sinh hoạt và nước sản xuất.
Cống thoát nước Φ800 bê tông cốt thép dẫn từ nhà máy đến mương thoát nước chung của
khu công nghiệp có chiều dài khoảng 300m, cách 20m bố trí một hố ga
1.000×1.000×1.000 chắn lưới thép cản rác để tránh bị nghẹt cống.
Hệ thống đường nội bộ ngang 5m dài 300m chạy xung quanh nhà máy. Nền hạ đá tảng
4×6, trên rải đá 1×2 và nhựa nóng.
1.4.2Quy trình công nghệ
a)Quy trình sản xuất thuốc tiêm
a1.Xử lý chai lọ
Chai lọ mới được ngâm trong dung dịch HCl 2% theo kinh nghiêm sản suất cứ 3m 3
nước sẽ bổ sung 1 lít HCl 2%, sau đó rửa sạch bằng nước trao đổi ion, tráng chai bằng
nước cất, sấy 180°C trong 2 giờ, để nguội, đưa vào sử dụng.
a2.Cân nguyên liệu
Tất cả các nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất đều được kiểm tra theo các chỉ
tiêu:
- Hình thức cảm quan có đúng với phiếu kiểm nghiệm không.
- Trọng lượng cân có đúng với lệnh sản xuất không.
- Mỗi loại nguyên phụ liệu đều cân và để riêng từng loại.
- Các cân đều phải lấy lại điểm cân bằng trước khi cân.
a3.Dung dịch thuốc
Nguyên liệu được hòa tan trong một lượng nước cất và propylen glycol, sau đó bổ
sung nước cho đủ và tiến hành lọc trong.
a4.Đóng chai
Trang 14



Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

Với số lượng lớn dùng máy đóng chai tự động. Kiểm tra thường xuyên thể tích dung
dịch trong chai để kịp thời canh chỉnh máy cho thích hợp. Kiểm tra các nút nhôm có bao
kín và chắc đối với nút cao su hay không. Không được để hở.
a5.Hấp tiệt trùng
Xếp chai vào autoclave, đậy nắp, vặn các ốc khóa từng đôi một đối chiều nhau cho đều
chặt.
Hấp tiệt trùng 120°C, áp suất 1at, thời gian 30 phút. Khi hấp xong phải để áp suất
giảm về 0 mới được mở lấy ra.
Nguyên liệu

Dòng Sản Phẩm

Dòng Chất thải

Dung môi
Dung dịch
Lọc
Dung dịch thuốc

Tái xử
dụng, phối
tộn lại

Kiểm tra bán thành phẩm
Nhập kho

Vào chai
Tiệt trùng


KCS
Dán nhãn

Soi kiểm tra

Sản phẩm bị lỗi
Kiểm nghiệm thành phẩm

Nhãn
bị loại

Hình 1.3. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc tiêm
(Nguồn. Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ)
a6.Soi
Soi từng chai thuốc một trên đèn soi thuốc, loại bỏ các chai không đạt yêu cầu về độ
trong hay có hiện tượng bất thường.
a7.Kiểm tra
Kiểm tra cân, đong, đo, đếm: trong tất cả quá trình sản xuất.
Kiểm tra bằng cảm quan nguyên phụ liệu, bán thành phẩm: trước, trong, sau khi sản
xuất.
Chỉ tiêu kiểm tra: màu sắc, mùi vị, độ trong, pH.
a8.Kiểm nghiệm
Kiểm nghiệm bán thành phẩm trước khi cho vào đóng chai.
Kiểm nghiệm thành phẩm trước khi nhập kho.
Chỉ tiêu kiểm nghiệm: theo tiêu chuẩn cơ sở.
a9.Dán nhãn, đóng gói
Trang 15



Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

Có thể dán nhãn bằng phương pháp thủ công nếu số lượng ít. Dán nhãn bằng máy
trong quá trình sản xuất phải tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng máy.
Thường xuyên kiểm tra độ bám dính và vị trí nhãn trên chai.
Đóng vào hộp đúng số lượng quy định. Nhập kho theo quy định.
Tóm lại dựa vào quy trình sản suất và nguyên liệu sản suất chúng tôi nhận định
các chất thải phát sinh bao gồm: chai lọ vỡ, nhã mác không đạt, sản phẩm kém chất
lượng.
b)Quy trình sản xuất thuốc gói
 Thuyết minh quy trình sản suất thuốc gói
b1.Xử lý bao bì
Bao bì được kiểm tra độ dán kín trước khi sản xuất, bao bì được mua về từ các công ty
có chức năng sản xuất bao bì.
b2.Cân nguyên liệu
Tất cả các nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất đều được kiểm tra:
- Hình thức cảm quan có đúng với phiếu kiểm nghiệm không.
- Trọng lượng cân có đúng với lệnh sản xuất không.
- Mỗi loại nguyên phụ liệu đều cân và để riêng từng loại.
b3.Bột thuốc
Nguyên liệu được trộn đều với tá dược theo phương pháp đồng lượng.
b4.Đóng gói
Với số lượng ít có thể sử dụng phương pháp thủ công, đóng từng gói một.
Với số lượng lớn dùng máy đóng tự động. Kiểm tra thường xuyên khối lượng trong túi
để kịp thời canh chỉnh máy cho thích hợp. Kiểm tra các mối hàn có dán kín hay không.
Không được để hở.
b5.Kiểm tra
Kiểm tra cân, đong, đo, đếm: trong tất cả quá trình sản xuất.
Kiểm tra bằng cảm quan nguyên phụ liệu, bán thành phẩm: trước, trong, sau khi sản
xuất.

Chỉ tiêu kiểm tra: màu sắc, trọng lượng, độ kín chắc.
b6.Kiểm nghiệm
Kiểm nghiệm bán thành phẩm trước khi cho vào đóng gói.
Kiểm nghiệm thành phẩm trước khi nhập kho.
Tóm lại dựa vào quy trình sản suất và nguyên liệu sản suất chúng tôi nhận định
các chất thải phát sinh bao gồm: Bụi (thành phần của bụi chủ yếu là nguyên liệu đầu
vào), bao bì hư hỏng.

Trang 16


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

Nguyên liệu

Nguyên liệu

Tá dược
Bụi

Thuốc kép
Kiểm tra bán thành phẩm

Bao bì hư hỏng

Đóng góp
Kiểm nghiệm thành phẩm
Nhập kho

Hình 1.4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc gói

(Nguồn. Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ)
c)Quy trình sản xuất Premix
Các loại vitamin được công ty nhập về từ các đơn vị sản suất có chức năng của BYT.
Sau đó thuốc Premix được phối trộn theo công thức và đóng gói hoặc vài lọ dạng thuốc
tiêm để phân phối ra thị trường.
Nguyên liệu (Vitamin: …

Thuốc Kép dạng bột

Kiểm tra
Liều lượng,
cân, đo.

Thốc kép dạng dung dịch

Đóng gói

Sản phẩm lỗi tái sử dụng

Đóng lọ

Gián nhãn

Kiểm tra sản phẩm

Gián nhãn

Nhập Kho
Hình 1.5 Quy trình sản suất thuốc bổ Premix
c)Quy trình sản xuất hóa chất xử lý môi trường

Hóa chất xử lý môi trường chủ yếu là hóa chất tợ lắng và xử lý màu. Công ty nhập
thành phẩm về, sau đó đóng gói và nhập kho, phân phối ra thị trường.
1.4.3Trang thiết bị sản xuất
Thiết bị sản xuất của nhà máy toàn bộ là máy móc thiết bị mới 100% được chế tạo tại
Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn GMP, ... Kinh phí đầu tư cho hệ thống dây chuyền sản xuất
vào khoảng 188.903 USD.
Trang 17


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

Bảng 1.2. Trang thiết bị sản xuất của nhà máy
STT

Thiết bị

ĐVT Số lượng

Xuất xứ

Ghi chú

1

Thiết bị nghiền 50kg/h

cái

1


Việt Nam

mới 100%

2

Thiết bị trộn 100kg/h

cái

5

Việt Nam

mới 100%

3

Máy bơm thuốc tiêm 50l/h

cái

1

Việt Nam

mới 100%

4


Máy sấy 200kg/h

cái

1

Việt Nam

mới 100%

5

Máy tiệt trùng

cái

1

Việt Nam

mới 100%

6

Thiết bị đóng gói 30kg/h

cái

1


Việt Nam

mới 100%

7

Dàn máy điều hòa

dàn

1

Việt Nam

mới 100%

8

Máy tính + máy in

cái

2

Việt Nam

mới 100%

9


Máy photocopy

cái

1

Việt Nam

mới 100%

10

Máy fax

cái

1

Việt Nam

mới 100%

11

Điện thoại bàn

cái

2


Việt Nam

mới 100%

12

Bàn làm việc

cái

10

Việt Nam

mới 100%

13

Ghế ngồi

cái

20

Việt Nam

mới 100%

14


Tủ đựng hồ sơ

cái

4

Việt Nam

mới 100%

(Nguồn. Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ)
Bảng 1.3 trang thiết bị phòng thí nghiệm
STT

Thiết bị

ĐVT Số lượng

Xuất xứ

1

Thiết bị đo độ trong

cái

2

Nhật


2

Cân điện tử

cái

2

Nhật

3

Máy đo pH

cái

1

Nhật

4

Máy test sản phẩm

cái

1

Thái Lan


Ghi chú
Thiết bị kiểm tra
đạt tiêu chuẩn
ISO

(Nguồn. Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ)
1.4.4Yêu cầu về nguyên phụ liệu sản xuất
a)Nhu cầu về điện, nước:
Điện sinh hoạt tính trung bình 100 kWh/người.tháng; định mức điện sản xuất 0,88
kWh/kg hoặc 0,88 kWh/L thành phẩm.
Sử dụng nguồn cấp điện từ khu công nghiệp với tổng 497.743 kWh/năm.
- Điện sinh hoạt: 60.000 kWh/năm.
- Điện sản xuất: 437.743 kWh/năm.
Nước sinh hoạt tính bằng 120L/người.ngày, định mức nước cho sản xuất tính bằng 3
m³/tấn sản phẩm. Trung bình nhà máy sử dụng 3.292 m³ nước/năm.
- Nước sinh hoạt:
1.800 m³/năm.
- Nước sản xuất:
1.492 m³/năm.
Trang 18


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

b)Nhu cầu về nguyên liệu
Bảng 1.4. Nhu cầu nguyên liệu tính cho năm hoạt động ổn định
STT

Loại nguyên liệu


Đơn vị

Số lượng

1

Amoxycline Trihydrate

kg

1.000,00

2

Gentamycine Sulfat

kg

400,00

3

Dung môi (Propylen
glycol và nước cất).

kg

4

Tycosintastrat


kg

5

Doxycycline

kg

6

Tá dược

kg

7

Premix bổ sung,
- Nguyên liệu vitamin (A,
B1, B2, B6, PP, D3, E và
khoáng)
- Tá dược

kg
kg

8

Hóa chất môi trường
- Nguyên liệu chính

(Benzalkonium chlorid,
Polyvinyl
pyrrodidme
iodine complex)
- Tá dược

kg
kg

Ghi chú

Tất cả các loại nguyên liệu
9.000,00 phục vụ sản xuất đều tuân
theo Quyết định 05/2006/
1.871,80 QĐ-BNN ngày 12 tháng 01
năm 2006 về Danh mục thuốc
3.743,60 thú y, nguyên liệu làm thuốc
31.820,60 thú y; Quyết định
04/2006/QĐ-BNN ngày 12
tháng 01 năm 2006 về Danh
25.400,00 mục vắc xin, chế phẩm sinh
75.000,00 học, vi sinh vật, hóa chất
dùng trong thú y được phép
lưu hành tại Việt Nam; và các
Danh mục thuốc thú y, vắc
xin, chế phẩm sinh học, vi
315.000,00 sinh vật, hóa chất dùng trong
35.000,00 thú y được phép lưu hành tại
Việt Nam hàng năm.


(Nguồn. Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ)
c)Nhu cầu về bao bì
Bảng 1.5. Nhu cầu về bao bì tính cho năm sản xuất ổn định
STT
Loại bao bì
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
Bao bì loại phức hợp nhôm
kg
7.312
2
Hộp nhựa
kg
26.113
3
Thùng carton
thùng
20.891
(Nguồn. Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ)
Định mức bao bì để sản xuất 1 tấn thành phẩm được ước lượng như sau:
Bao bì loại phức hợp nhôm: 14 kg.
Hộp nhựa:
50 kg.
Thùng carton:
40 thùng.
Định mức hao hụt tính bằng 5%.
Ghi chú:
- Bao bì, hộp nhựa, thùng carton được mua từ các công ty có chức năng sản suất

khác.
- Hóa chất xử lý môi trường mua dạng thành phẩm về đóng gói
Trang 19


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

1.4.5 Tiến độ thực hiện dự án
Dự kiến thời gian bắt đầu thực hiện dự án từ quí IV năm 2009, thời gian hoàn thành
các hạng mục xây dựng cơ bản vào quí III năm 2010, dự án đi vào hoạt động từ quí I năm
2011.
Công suất của nhà máy:
Năm thứ 1: sản xuất 75% công suất thiết kế.
Năm thứ 2: sản xuất 85% công suất thiết kế.
Năm thứ 3: sản xuất 100% công suất thiết kế.
Bảng 1.6. Công suất sản xuất dự kiến của nhà máy
STT
Tên sản phẩm
Năm 1
Năm 2
1
Thuốc tiêm Antibiotic (L)
7.500
8.500
2
Thuốc gói Antibiotic (kg)
28.077
31.820
3
Premix ( ADBE COMPLEX) bổ sung cho

75.000
85.000
thủy sản và gia súc (kg)
4
Các hóa chất xử lý môi trường BKC 80%,
262.500
297.500
IODIN COMPLEX (kg)
(Nguồn. Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ)
1.4.6Cơ cấu tổ chức của nhà máy
Sau 3 năm, tình hình nhân sự của nhà máy sẽ đi vào ổn định với dự kiến
nhân viên được bố trí như sau:

Năm 3
10.000
37.436
100.000
350.000

50 cán bộ

Bảng 1.7. Cơ cấu nhân sự của nhà máy
STT
1
2
3
4

Loại lao động
Năm 1

Năm 2
Năm 3
Lãnh đạo
3
3
3
Nhân viên gián tiếp
7
8
10
Nhân viên trực tiếp
27
31
36
Cán bộ môi trường
1
1
1
Tổng
38
43
50
(Nguồn. Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ)
Giám đốc

P. Giám đốc

P. Tổ chức
Hành chánh


P. Kế hoạch
Kinh doanh

P. Giám đốc

P. Kế toán
Tài chánh

Hình 1.7. Sơ đồ bộ máy tổ chức của nhà máy

Trang 20

P. Kỹ thuật
Sản xuất


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

1.4.7 Nguồn vốn đầu tư
Bảng 1.8 Nguồn vốn đầu tư
STT
I
1
2
II
1
2

Tổng vốn đầu tư ban đầu
VNĐ

Theo thành phần vốn
13.300.000.000
 Vốn cố định
11.700.000.000
 Vốn lưu động
1.600.000.000
Theo nguồn vốn
 Vốn tự có
7.500.000.000
 Vốn vay
5.800.000.000
(Nguồn. Công ty cổ phần thuốc thú y GMP Cần Thơ)

Trang 21


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cần Thơ nằm tại trung tâm vùng ĐBSCL có tổng diện tích đất tự nhiên
140.096,9 ha, trong đó có khoảng 5.300 ha đất nội thị. Với mục tiêu cơ bản trở thành
thành phố công nghiệp trước năm 2020, cho đến nay Cần Thơ đã hình thành được các
khu và cụm công nghiệp như: khu công nghiệp Trà Nóc I, khu công nghiệp Trà Nóc II,
khu công nghiệp Hưng Phú I, khu công nghiệp Hưng Phú II, khu công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp Hàng Bàng và trung tâm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thốt Nốt.
Với diện tích diện tích 300 ha, khu công nghiệp Trà Nóc được xây dựng sớm nhất tại
thành phố Cần Thơ. Nằm cạnh Quốc lộ 91 đi An Giang, Kiên Giang và cạnh bờ sông

Hậu đi Campuchia và ra biển Đông; cách sân bay Trà Nóc 1 km, Cảng Cần Thơ 2 km và
cách trung tâm thành phố Cần Thơ 10 km về phía Bắc. Đây là khu công nghiệp được
cung cấp đầy đủ các dịch vụ về ngân hàng, bưu chính viễn thông, nhà hàng, khách sạn và
đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề phục vụ cho sản xuất công
nghiệp.
Khu công nghiệp Trà Nóc được chia thành 2 khu vực:
- Khu công nghiệp Trà Nóc I: Có diện tích 135 ha, tọa lạc tại phường Trà Nóc, quận
Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, cơ sở hạ tầng đã được xây dựng hoàn chỉnh. Hiện nay
toàn bộ diện tích đất đã được cho thuê.
- Khu công nghiệp Trà Nóc II: Có diện tích 165 ha, tọa lạc tại phường Phước Thới,
quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, liền kề với KCN Trà Nóc I, cơ sở hạ tầng đang được
xây dựng. Đã có các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuê đất để xây dựng nhà máy. Hiện
đã cho thuê được 90% diện tích đất công nghiệp.
Dự án Nhà máy sản xuất thuốc thú y được xây dựng tại lô 2.19A2 trong Khu Công
nghiệp Trà Nóc II nên mang những đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Cần Thơ.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Cần Thơ năm 2008, các đặc điểm điều
kiện tự nhiên được mô tả như sau:
2.1.1.1.Điều kiện về địa lý, địa chất
Cần Thơ có địa hình bằng phẳng hơi nghiêng theo các chiều: cao từ Đông Bắc thấp
dần xuống Tây Nam và cao từ bờ sông Hậu thấp dần vào nội đồng, rất đặc trưng cho
dạng địa hình địa phương. Đây là vùng đất có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt,
cao độ mặt đất phổ biến từ 0,8 ÷ 1,0m so với mực nước biển tại mốc quốc gia Hòn Dấu.
 Cần Thơ có ba vùng địa mạo chính:
- Khu dòng chảy chính giới hạn bởi hai bờ sông Hậu hình thành dãy đất cao và các cù
lao giữa sông.
- Vùng đồng lũ thuộc Tứ giác Long Xuyên bao gồm các huyên Thốt Nốt, Vĩnh
Thạnh, một phần huyện Cờ Đỏ và một phần quận Ô Môn, chịu ảnh hưởng lũ hàng năm.
- Vùng châu thổ chịu ảnh hưởng triều và tác động của lũ cuối vụ gồm các quận Ninh
Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, phần phía Nam của quận Ô Môn và huyện Phong Điền.
 Thành phố Cần Thơ có hai nhóm đất chính là đất phù sa và đất phèn.

Trang 22


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

- Đất phù sa chiếm 84% diện tích đất tự nhiên bao gồm năm loại: phù sa bồi ven sông
(1,9%), phù sa đốm rỉ có sét (58%), phù sa đốm rỉ (15,3%), phù sa loang lổ (4,9%), phù
sa sét (4,1%).
- Đất phèn chiếm 16% diện tích đất tự nhiên, toàn bộ là đất phèn hoạt động bao gồm
đất phèn hoạt động nông (2,6%), đất phèn hoạt động sâu (7%) và đất phèn hoạt động rất
sâu (6,4%).
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Cần Thơ, trong
năm 2007 diện tích sử dụng đất nông nghiệp là 113.680,7 ha, chiếm 81% tổng diện tích.
Trong đó đất trồng cây hàng năm là 94.143,2ha, đất trồng cây lâu năm là 19.514,7ha,
diện tích còn lại sử dụng cho chăn thả và các hoạt động khác. Ngoài ra cũng trong năm
2007, diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản của thành phố Cần Thơ cũng đã đạt đến
13.007 ha. Đây là những cơ sở cho thấy nhu cầu cao về thuốc thú y - thủy sản đáp ứng
cho thành phố Cần Thơ nói riêng và cả vùng ĐBSCL nói chung.
2.1.1.2.Điều kiện về khí tượng, thủy văn
a. Khí hậu
Khí hậu quận Bình Thủy cũng như Tp. Cần Thơ nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc
bán cầu, gần xích đạo. Khí hậu nóng ẩm nhưng ôn hòa, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
a1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố tự nhiên quan trọng trong việc phát tán và chuyển hóa các chất ô
nhiễm trong không khí cũng như có vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy các chất
hữu cơ, nhiệt độ càng cao thì thúc đẩy tốc độ phản ứng phân hủy các chất ô nhiễm. Do
nằm trong khu vực nhiệt đới nên nhiệt độ không khí luôn ở mức cao, đây là điều kiện
thuận lợi cho các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, đặc biệt là
rác thải sinh hoạt có chứa các thành phần hữu cơ.

Bảng 2.1: Sự thay đổi nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm
Tháng

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (oC)
2003

2004

2005

2006

2007

2008

1

25,6

25,9

25,1

26,0

25,8

25,8


2

26,6

25,7

26,6

27,0

25,8

26,4

3

28,0

27,4

27,2

27,5

27,5

27,2

4


29,1

29,0

28,8

28,1

28,8

28,4

5

27,5

28,1

28,5

27,8

28

27,3

6

28,0


27,2

27,8

27,1

27,7

27,4

7

26,7

26,8

26,2

27,0

26,9

27,3

8

26,9

26,7


27,2

26,7

27

26,7

9

26,7

26,9

26,8

26,6

27,2

27,5

10

26,6

26,9

27,1


27,0

26,8

27,1

Trang 23


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (oC)

Tháng
11

27,3

27,4

26,7

27,8

26,2

26,8

12


25,5

25,7

25,5

26,1

25,8

26,0

Trung bình

27,0

27,0

27,0

27,1

27,0

27,0

(Nguồn: Cục thống kê TP. Cần Thơ, 2009)
a2. Chế độ mưa:
Chế độ mưa ở Cần Thơ do hoàn lưu gió mùa quyết định với một mùa mưa và một
mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa lũ kéo dài 6 tháng. Trong thời gian qua sự thay đổi của

lượng mưa ở Cần Thơ không nhiều, mùa khô lượng mưa không đáng kể chỉ chủ yếu tập
trung vào mùa mưa từ tháng 5-10 chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao
nhất vào các tháng 9-11.
Bảng 2.2: Sự thay đổi lượng mưa ở TP. Cần Thơ từ năm 2003 – 2008
Lượng mưa các tháng trong năm (mm)
Tháng

2003

2004

2005

2006

2007

2008

1

0,5

32,5

-

9,5

19


18

2

-

-

-

11,1

-

-

3

-

-

4,8

98,8

79

-


4

27,9

8,3

0,5

116,3

19

128

5

272,9

141,5

93,7

207,6

273

173

6


101,0

130,3

197,8

138,7

174

160

7

442,1

246,8

254,6

175,8

253

120

8

290,2


209,8

108,8

148,1

230

217

9

199,3

250,1

307,4

307,3

188

243,1

10

293,4

244,2


311,5

295,4

347

305,4

11

156,1

141,9

315,1

61,4

674

311,5

12

0,8

10,3

137,7


72,2

18

90,7

Cả năm

1.784,2

1.415,7

1.731,9

1.642,2

2.255

1.766,7

(Nguồn: Cục thống kê TP. Cần Thơ, 2009)
Ghi chú: (-) không có mưa
Chế độ mưa cũng là một nhân tố làm ảnh hưởng đến môi trường, khi mưa rơi xuống sẽ
mang theo các chất ô nhiễm trong không khí vào môi trường đất, nước trong trường hợp
các chất ô nhiễm trong không khí có nồng độ cao có thể gây ô nhiễm đất, nước. Khi trong
không khí có chứa các chất ô nhiễm như SO 2, NO2 cao sẽ gây ra hiện tượng mưa acid do
các chất này kết hợp hơi nước trong khí quyển hình thành các acid như H 2SO4, HNO3,
làm thiệt hại nghiêm trọng đến thực vật, môi trường nước, đất, ảnh hưởng đến đời sống
Trang 24



Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc thú y”

sinh vật và con người. Ngoài ra nước mưa chảy tràn vào các mùa mưa lũ có thể cuốn theo
các chất ô nhiễm nơi chúng chảy qua.
a3 .Độ ẩm không khí
Bảng 2.3: Độ ẩm không khí các thàng trong năm
Tháng

Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%)
2003

2004

2005

2006

2007

2008

1

79

79

80


82

80

82

2

77

79

79

77

79

78

3

78

77

77

80


79

76

4

76

77

76

83

78

79

5

88

84

81

85

86


86

6

83

82

85

88

86

85

7

88

87

89

88

87

84


8

88

88

86

88

88

87

9

88

87

88

89

87

88

10


88

84

87

87

88

89

11

82

82

86

82

83

86

12

80


82

84

81

82

83

Trung bình

82,9

82,3

83,2

84,0

83,6

83,6

(Nguồn: Cục thống kê TP. Cần Thơ, 2009)
Qua kết quả thống kê về độ ẩm không khí cho thấy độ ẩm luôn cao ở các năm. Độ ẩm
không khí cao nhất vào tháng 08 đến tháng 10 và thấp nhất vào tháng 3. Do nằm trong khu
vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có 2 mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa. Mùa mưa
thường bắt đầu từ cuối tháng 07 và kết thúc vào cuối tháng 11 nên độ ẩm vào các tháng

này thường cao hơn các tháng khác. Vào các tháng 02, 03, 04 là các tháng nắng nên độ ẩm
thấp. Nhưng không có sự khác biệt lớn về độ ẩm giữa hai mùa trong năm.
Độ ẩm cũng là một yếu tố quan trọng góp phần ảnh hưởng đến các quá trình chuyển
hóa và phân hủy các chất ô nhiễm. Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi lơ lửng trong
không khí có thể liên kết với nhau thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất. Từ mặt đất
các vi sinh vật phát tán vào không khí, độ ẩm lớn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển
nhanh chóng và bám vào các hạt bụi lơ lửng trong không khí bay đi xa, làm lan truyền dịch
bệnh. Khi môi trường không khí có độ ẩm cao, hơi nước kết hợp với các chất khí NO x, SOx
hình thành các acid H2SO3, H2SO4, HNO3 gây hại cho sự sống. Ngoài ra, độ ẩm cao là điều
kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ.
a4.Thời gian chiếu sáng:
Số giờ nắng và bức xạ mặt trời đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô. Nhìn chung
trong năm 2008 số giờ nắng trung bình các tháng không thay đổi nhiều so với năm 2006 và
Trang 25


×