Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

BÁO cáo ĐTM NHÀ máy sản XUẤT THỨC ăn THỦY sản NAM TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 103 trang )

BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Trong những năm gần đây, Cá tra, basa là những loài thủy sản chủ lực được nuôi
khá phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kỹ
thuật không quá khó nghề nuôi cá tra đã phát triển khá mạnh tại đây. Năm 2003 diện tích
nuôi cá tra của ĐBSCL là 2.792 ha đến 2007 lên tới 5.429 ha; tốc độ tăng trưởng bình
quân là 18,1%/năm. Cần Thơ là địa phương có diện tích nuôi cá tra cao nhất trong vùng
(1.569 ha, chiếm 29%); kế đến là An Giang (1.393 ha, chiếm 25,7%); Đồng Tháp (1.272
ha, chiếm 23,4%). Chỉ riêng 3 tỉnh trên đã chiếm khoảng 78% diện tích nuôi cá tra toàn
vùng. Theo quy hoạch phát triển vừa được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phê
duyệt thì tốc độ tăng trưởng diện tích trong vùng trong các năm tới trung bình khoảng
4,2%/năm. Cụ thể đến năm 2010 diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 8.600 ha tập trung chủ
yếu ở Đồng Tháp là 2.300 ha, An Giang với 2.100ha. Đến năm 2015 diện tích nuôi cá tra
của vùng đạt 11.000ha và đến năm 2020 là 13.000ha.
(Nguồn: />Trước tình hình phát triển khá nhanh về diện tích ao nuôi các loại thủy sản (chủ yếu
cá tra, basa) thì nhu cầu về thức ăn cho thủy sản cũng tăng lên nhanh chóng. Nhận thấy
được khả năng phát triển cũng như lợi ích kinh tế của mặc hàng thức ăn thủy sản mang
lại kết hợp với nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương nên Công ty cổ phần Nam Tiến
đã tiến hành thành lập dự án “Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản” công suất
72.000 tấn/năm được xây mới hoàn toàn theo quy trình khép kín, việc sử dụng công nghệ
cao cấp để cho ra sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng nuôi
trồng thủy sản trong khu vực.
Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mang lại, hoạt động của dự án cũng phát sinh chất
thải, chủ yếu là khí thải, mùi trong quá trình sản xuất, nước thải, chất thải của công nhân.
Vì vậy, vấn đề môi trường trong khu vực của nhà máy nhất thiết phải được sự quan tâm
giảm thiểu nhằm hạn chế những tác động xấu đến chất lượng môi trường, điều này không
chỉ giảm thiểu những tác động xấu ngay tại khu vực của dự án mà còn giảm thiểu tác


động xấu đối với môi trường xung quanh khu vực dự án và giúp dự án hoạt động có hiệu
quả.
Nhận thức được vấn đề trên và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi
trường, Công ty cổ phần Nam Tiến tiến hành lập báo cáo Đánh giá tác động Môi trường của
dự án nhằm xem xét và lượng hóa các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên
và kinh tế - xã hội của dự án để phát huy các mặt tích cực và đề xuất các biện pháp thích hợp
hạn chế, giảm thiểu các mặt tiêu cực phát sinh trong quá trình họa động của dự án.
2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật để lập báo cáo ĐTM

2.1 Các văn bản pháp luật
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

1


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

Cơ sở pháp lý của việc lập Báo cáo ĐTM chủ yếu dựa vào các văn bản pháp luật
và các nghị định của nhà nước đối với các Nhà máy, Doanh nghiệp,... về mặt môi trường
như sau:
Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006;
Các Nghị định có liên quan:
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ
quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải

vào nguồn nước;
Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ
Môi trường;
Nghị định số 59/2007/NĐ – CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ
về quản lý chất thải rắn;
Nghị định số 88/2007/NĐ – CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ
về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ
về việc việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP
ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ Môi Trường;
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính Phủ
về Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ
về Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường.
Các Thông tư có liên quan:
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ,
đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây
ô nhiễm môi trường cần xử lý;
Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

2


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 07 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở
gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý;
Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu
công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường qui định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường qui định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường qui định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Các Quyết định và văn bản khác có liên quan:
-

Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại;


-

Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

-

Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 và Quyết định số
04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

-

Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc áp
dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao
động;

2.2 Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam sử dụng trong việc lập báo cáo
Các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt Nam về Môi trường về môi trường hiện hành:
TCVN 5738-2001: Tiêu chuẩn Việt Nam về Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ
thuật.
QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt;
QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt;
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:


3


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn chất
lượng không khí xung quanh;
QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp;
QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp;
TCVN 5508:2009 Không khí vùng làm việc. Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu
và phương pháp đo;
TCVN 5509:2009 Không khí vùng làm việc. Silic dioxit trong bụi hô hấp.
Giới hạn tiếp xúc tối đa;
QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
2.3 Tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá ĐTM
Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
-

Lê Huy Bá, 2006. Độc học môi trường cơ bản. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh;

-

Lâm Minh Triêt, Giáo trình Kỹ Thuật môi trường, 2006


-

Phạm Ngọc Đăng, 2003. Môi trường không khí.

-

Đinh Đắc Hiến và Trần Văn Địch, 2005. Kỹ thuật an toàn và vệ sinh môi
trường. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

-

Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009. NXB Cục Thống kê
TP.Cần Thơ.

-

Trần Đức Hạ, 2002. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ.NXB Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội.

-

WHO, 2005.Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution. A
Guide to rapid source inventory techniques and their use in formsulating
environmental control strategies - Part I and II.

-

/>
-


WHO, Assessment of sourses of air, water, and land pollution, 1993)

-

WHO, Management of the Environment, 2002

-

Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương
Đức Hồng, Kỹ Thuật Môi Trường, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2005.

Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập
-

Dự án đầu tư xây dựng mới Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản.

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

4


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

- Các bản vẽ kỹ thuật của dự án: bản vẽ mặt bằng tổng thể, bản vẽ của lò hơi,
thiết bị lọc bụi tay áo và các giấy tờ kèm theo.

3. Các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Các phương pháp chủ yếu được áp dụng khi thực hiện lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản” như sau:
3.1 Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường
Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định
hiện trạng khu vực thực hiện dự án nhằm làm cơ sở cho việc nhận định các đối tượng tự
nhiên có thể bị tác động bởi các hoạt động của dự án, đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm, chương trình quản lý và giám sát môi trường … Do vậy, quá trình khảo sát hiện
trường càng tiến hành chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác
động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và
khả thi.
3.2 Phương pháp nhận dạng
Đây là phương pháp dùng để xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến
môi trường và nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ
cho công tác đánh giá chi tiết.
3.3 Phương pháp liệt kê
Bao gồm 2 loại chính:
Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên
cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá.
Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần
nghiên cứu có khả năng bị tác động.
3.4 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác ĐTM, được sử dụng rộng rãi
trên thế giới. Thông thường, phương pháp này được sử dụng theo 02 cách tiếp cận:
-

So sánh với giá trị quy định trong Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam.

- So sánh với số liệu đo đạc thực tế tại các dự án tương tự.
3.5 Phương pháp đánh giá nhanh

Đây là một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng trong công tác
ĐTM, phương pháp này rất hữu dụng để xác định nhanh và dự báo tải lượng thải và
thành phần các chất ô nhiễm (không khí, nước, chất thải rắn ...) dựa trên các số liệu có
được từ dự án. Mặc khác, phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê
bởi các cơ quan, tổ chức và chương trình có uy tín lớn trên thế giới như Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA).

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

5


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

3.6 Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu
Việc lấy mẫu và phân tích mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu
trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển
khai dự án.
Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập
ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực,
thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân
tích.
Các phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu áp dụng cho từng thành phần
môi trường (đất, nước, không khí…) được trình bày rõ trong nội dung của báo cáo.
3.7 Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trường

nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung.
Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã thực hiện là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế
thừa được các kết quả đạt được trước đó, đồng thời phát triển tiếp những mặt còn hạn chế
và tránh những sai lầm khi triển khai thực hiện dự án.
Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến dự án, có
vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan đến hoạt
động của dự án.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Tổ chức thực hiện báo cáo ĐTM: Công ty Cổ Phần Nam Tiến
Địa chỉ liên hệ: Lô 2.9 B1, Khu Công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước
Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ;
Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH MTV Tư Vấn & Ứng Dụng KHCN Rồng
Xanh;
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, F.25, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí
Minh;
ĐT: 083.5117908 – fax: 083.5117908
Email:
Danh sách thành viên trực tiếp tham gia thành lập báo cáo ĐTM
TT

Thành viên

Học vị

Chuyên môn

Chức vụ

1


Nguyễn Hiếu Nghĩa

-

-

Chủ tịch Hội
đồng quản trị

2

Phạm Kiến Quốc

-

-

Giám đốc
điều hành

3

Hà Thái Quang Minh

-

-

Giám đốc


Đơn vị
Công ty cổ
phần Nam
Tiến
Công ty

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

6


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

TT

Thành viên

Học vị

Chuyên môn

Chức vụ

Đơn vị

4


Nguyễn Thị Thúy Điệp

Thạc sĩ

Quản lý môi
trường

P. Giám đốc

5

Lê Hồng Y

Kỹ sư

Khoa học môi
trường

Chuyên viên

TNHH MTV
tư vấn & Ứng
Dụng KHCN
Rồng Xanh

6

Mã Hữu Phước


Kỹ sư

Kỹ thuật môi
trường

Chuyên viên

Căn cứ theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, Công ty Cổ Phần
Nam Tiến đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Tư Vấn & Ứng dụng KHCN Rồng
Xanh để hỗ trợ thực hiện bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy
sản xuất thức ăn thủy sản”.
Để thực hiện lập báo cáo ĐTM, Công ty TNHH MTV Tư Vấn & Ứng dụng KHCN
Rồng Xanh đã triển khai các hoạt động sau:
Khảo sát thu thập các thông tin cần thiết về dự án và vị trí thực hiện dự án;
Tổ chức thu mẫu ngoài hiện trường, phân tích, xử lý, đánh giá các số liệu thu
thập;
Viết và thông qua nội dung báo cáo với chủ đầu tư, hoàn chỉnh báo cáo và
nộp Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ để thẩm định.

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

7


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN


CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 Tên dự án:
Tên của dự án: NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN
1.2 Chủ đầu tư
-

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Nam Tiến;

-

Tên người đứng đầu và đại diện: Nguyễn Hiếu Nghĩa;

-

Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị;

-

Số điện thoại: 0710.3.744744 Số Fax: 0710.3.744745;

-

Địa chỉ công ty: Lô 2.9 B1, Khu Công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới,
quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.

1.3 Vị trí địa lý của dự án
1.3.1 Mô tả vị trí địa lý của dự án
-


Địa chỉ thực hiện dự án: Lô 2.9 B1, Khu Công nghiệp Trà Nóc 2, phường
Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.

-

Ranh giới địa lý (tứ cận) của dự án như sau:
 Phía Đông giáp với đường số 6, kế tiếp giáp với công ty nhiệt điện Đình
Hải
 Phía Tây giáp với hộ dân liền kề
 Phía Nam giáp với kho vật tư xây dựng
 Phía Bắc giáp với đường số 10, kế tiếp giáp với công ty TNHH Thái Sơn

1.3.2 Sơ đồ vị trí minh họa
- Vị trí của dự án trong bản đồ hành chính của Thành phố Cần Thơ được thể hiện ở
hình 1.1
- Vị trí của dựu án trong bản đồ của Khu công nghiệp Trà Nóc 2 được thể hiện ở hình
1.2
- Sơ đồ minh họa của dự án được thể hiện ở hình 1.3 (hình chỉ mang tính chất minh
họa)

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

8


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN


Vị trí
dự án

Hình 1.1 Sơ đồ minh họa vị trí của dự án trong bản đồ hành chính của Thành phố Cần
Thơ

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

9


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

Vị trí
dự án

Hình 1.2 Vị trí của dự án trong họa đồ của Khu công nghiệp Trà Nóc 2
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

10


BÁO CÁO ĐTM


NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

Công ty
TNHH Thái
Sơn

Đường số 10
9

10

1

8

Đường số 6

Hộ
dân
liền
kề

Công ty nhiệt
điện Đình
Hải

2

3


4

5

6

7

Bãi vật liệu xây dựng

Hình 1.3 Sơ đồ minh họa vị trí của dự án

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

11


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

Ghi chú:
1: Khối văn phòng
2: Kho nguyên liệu và thành phẩm
3: Khu vực đặt 02 line sản xuất thức ăn
4: Khu vực đặt 02 lò hơi đốt củi trấu
5: Khu vực dành riêng cho xe nâng

6: Khu vực bạp liệu lên Bin
7: Khu vực kho mới
8: Nhà để xe
9: Nhà bảo vệ
10: Cân xe tải
1.4 Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1 Các công trình của dự án và bố trí mặt bằng tổng thể
1.4.1.1 Các công trình của dự án
1.4.1.1.1 Các công trình chính
Dự án “Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản” được xây dựng trên diện tích
12.000 m2. Các hạng mục chính của công trình bao gồm:
Kho chứa nguyên liệu và thành phẩm;
Khu vực cho sản xuất;
Khu vực dành riêng cho xe nâng hoạt động;
Khu vực đặt lò hơi và nạp liệu;
Khu vực kho chứa củi, trấu;
Khối nhà văn phòng;
Nhà bảo vệ, nhà để xe, khu vực cân xe tải;
Đường nội bộ và diện tích dành cho cây xanh.
Các hạng mục công trình chính của dự án được trình bày cụ thể như bảng sau:
Bảng 1.1 Quy hoạch sử dụng đất của dự án
STT

Hạng mục

Diện tích
(m2)

Tỷ lệ
(%)


1

Kho chứa nguyên liệu và thành phẩm

2.200

18,33

2

Khu vực nhà xưởng sản xuất

1.300

10,83

3

Khu vực chứa lò hơi + nạp liệu

720

6,00

4

Khu vực dành cho xe nâng

200


1,67

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

12


BÁO CÁO ĐTM

STT

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

Hạng mục

5

Văn phòng

6

Kho chứa củi trấu + kho mới xây dựng

7

Diện tích
(m2)


Tỷ lệ
(%)
216

1,80

2.200

18,33

Nhà để xe

36

0,30

8

Nhà bảo vệ

9

0,08

9

Khu vực cân xe tải

60


0,50

10

Đường nội bộ

1.092

9,10

11

Diện tích cây xanh

2.400

20,00

12

Diện tích đất trống chưa sử dụng
Tổng cộng

1.567

13,06

12.000


100,00

(Nguồn: Công ty cổ phần Nam Tiến, 2011)
1.4.1.1.2 Các công trình phụ trợ
a. Hệ thống điện
Do nằm trong khu công nghiệp nên hệ thống điện trung thế được bố trí đến tận vị
trí của dự án. Do nhu cầu sản suất của dự án dựa rất nhiều vào nguồn điện nên chủ dự án
đã hạ áp 02 trạm biến với công suất mỗi trạm lần lượt là 630 KVA và 800 KVA. Hai
trạm biến áp chủ yếu cung cấp điện năng cho máy móc sản xuất và khu vực văn phòng.
Ngoài ra, dự án còn trang bị máy phát điện với công suất 700 KVA để phòng ngừa tình
hình mất điện hay lưới điện trong khu công nghiệp gặp sự cố và để duy trì quá trình sản
xuất trong nhà máy.
b. Hệ thống cấp, thoát nước
Nhu cầu sử dụng nước: Nhu cầu sử dụng nước của dự án là khoảng 70
m /ngày.đêm (trong đó: cung cấp cho lò hơi là 60 m 3, cung cấp nước cho sinh hoạt là 10
m3). Với nhu cầu sử dụng nước như trên dự án đã xây dựng hệ thống cấp nước đến tất cả
các khu vực có nhu cầu sử dụng (lò hơi, văn phòng...) và có gắn đồng hồ nước để kiểm
tra lưu lượng sử dụng hàng tháng.
3

Thoát nước mưa : Do mặt bằng của dự án đã được nhựa hóa, bê tông hóa, nhà
xưởng, văn phòng và khu vực phụ trợ đều được bao che bằng tole nên lượng nước mưa
chảy tràn trong khu vực dự án được thu gom bằng hệ thống cống bê tông trong nội bộ và
được thải ra cống thoát nước trong khu công nghiệp Trà Nóc 2.
Thoát nước thải sinh hoạt: thì dự án có bố trí hầm tự hoại sau mỗi khu nhà vệ
sinh, nước thải sau hầm tự hoại thì có hệ thống ống dẫn dẫn thoát ra cống thoát nước tập
trung của khu công nghiệp. Tại dự án xây dựng 10 nhà vệ sinh chia làm 02 dãy trong đó
có 08 nhà vệ sinh nằm ở khu vực sản xuất và 02 nhà vệ sinh nằm ở khu vực văn phòng.
c. Hệ thống giao thông
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH

Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

13


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

Do thuê mặt bằng trong khu công nghiệp Trà Nóc 2 nên hệ thống giao thông đi
đến dự án rất thuận lợi. Dự án nằm tiếp giáp với đường số 10 và đường số 6 nên rất thuận
lợi cho giao thông đường bộ. Hệ thống giao thông nội bộ trong công ty cũng được nhựa
hóa, bê tông góp phần thuận lợi cho xe xuất nhập hàng hóa, nguyên vật liệu và đi lại của
nhân viên.
d. Các công trình khác
Ngoài các công trình chính thì dự án còn xây dựng thêm một số công trình phụ trợ
như nhà bảo vệ cổng trước, cổng sau, nhà vệ sinh…để phục vụ tốt cho hoạt động của dự
án.
1.4.1.2 Bố trí mặt bằng tổng thể
Sơ đồ bố trí mặt bằng tổng thể của nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản được thể
hiện tại phần Phụ lục 2 kèm theo báo cáo.
1.4.2 Quy mô dự án (chủng loại sản phẩm)
Dự án chuyên sản xuất và cung cấp các loại thức ăn thủy sản (chủ yếu là thức ăn cho
cá tra, basa,) cho các vùng nuôi, hộ nuôi có nhu cầu trong khu vực ĐBSCL và các vùng lân
cận.
1.4.3 Quy trình công nghệ sản xuất thủy sản của dự án
Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn thủy sản thương phẩm được thể hiện ở hình 1.4
* Mô tả quy trình
Dựa vào sơ đồ công nghệ của nhà máy có thể mô tả tóm tắt quy trình sản xuất như

sau:
Nguyên liệu được thu mua từ các vùng trong địa phương và nguyên liêu nhập
khẩu từ nước ngoài sẽ được đưa về công ty và cho vào máng nạp liệu để bắt đầu cho một
mẻ sản xuất thức ăn thủy sản. Nguyên liệu sản xuất sau khi qua máng nạp liệu được sàn
để loại bỏ tạp chất, các chất không cần thiết, các dị vật trong nguyên liệu sẽ được loại bỏ.
Sau khi đã loại bỏ tạp chất, nguyên liệu được trữ trong các silo chứa để chuẩn bị qua
công đoạn nghiền nhỏ nguyên liệu.
Do công suất của máy nghiền chỉ nghiền được 06 tấn nguyên liệu/giờ nên dùng
cân định lượng xác định khối lượng nguyên liệu đưa vào máy nghiền. Tại đây nguyên
liệu đầu vào sẽ được nghiền nhỏ theo yêu cầu cỡ hạt để phối trộn thành thức ăn thủy sản.
Sản phẩm sau khi nghiền được đem đi sàn mịn để phân loại, những hạt nguyên liệu nào
còn lớn sẽ được đem nghiền lại cho mẻ tiếp theo.
Sau khi nghiền các nguyên liệu được phối trộn lại với nhau, sau khi trộn khô thì
các nguyên liệu sẽ qua khâu trộn ướt. Hỗn hợp sau khi trộn ướt sẽ đưa qua máy ép để ép
thành viên thức ăn. Sau quá trình ép do độ ẩm của thành phẩm khá cao nên được sấy khô
để giảm độ ẩm. Sau khi sấy thì thành phẩm được đưa qua quá trình làm nguội và phân
loại theo kích cỡ viên thức ăn. Các cỡ viên khác nhau sẽ được đóng gói vào các bao khác
nhau.
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

14


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

Nguyên liệu

Máng nạp liệu

Bụi, mùi, ồn
Bụi, ồn

Sàng tạp chất

Chất thải rắn

Silo chứa
Cân định lượng

Không đạt nghiền lại

Máy nghiền
Sàng mịn

Bụi
Bụi, ồn

Trộn khô
Trộn nhão

Lò hơi cung cấp hơi
(02 lò)

Máy ép đùn
Sấy khô
Làm nguội


Nước thải
Nhiệt
Bụi
Bụi, ồn

Sàng phân loại
Đóng bao

Chất thải rắn
Bao bì hỏng

Thành phẩm

Hình 1.4 Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn thủy sản
1.4.4 Các trang thiết bị, máy móc phục vụ dự án
Nhằm tạo điều kiện tốt cho quá trình hoạt động sản xuất, sản phẩm tạo ra có chất
lượng, đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được các thị trường tiêu thụ khó tính và có tính yêu cầu
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

15


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

cao. Ngoài nhu cầu nhân lực của Nhà máy, trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất
của Nhà máy là rất quan trọng. Để giải quyết vấn đề này, Công ty đã trang bị cho nhà

máy các trang thiết bị sau:
Bảng 1.2 Trang thiết bị phục vụ cho dự án
STT

Máy móc thiết bị

Đơn vị
tính

Số
lượng

1

Cụm nghiền mịn
thức ăn nổi cho cá

bộ

2

2

Dây chuyền sản
xuất thức ăn cá

bộ

2


3

Hệ thống máy ép
đùn

bộ

2

4

Lò hơi, thiết bị cấp
hơi

bộ

2

5

Cân xe tải, cân
kiểm tra, sấy ẩm

cái

1

6

Xe nâng


xe

4

7

Máy may đứng

máy

2

8

Trạm biến điện

trạm

2

9

Pallet

cái

2000

10


Bộ trộn nhão

bộ

2

11

Máy sấy nằm ngang

bộ

2

12

Máy sàn mịn

bộ

2

13

Máy nghiền

bộ

2


14

Bộ nạp liệu ABMS
8

bộ

2

Nước sản
xuất

Năm sản
xuất

Hiện
trạng

Pháp

- 2007
- 2010

Mới 100%

Việt Nam

- 2008
- 2011


Đài Loan

- 2007
- 2010

Mới 100%

Việt Nam

- 2009
- 2010

Mới 100%

Việt Nam

2008

Mới 100%

Việt Nam

- 2002
- 2010

Mới 100%

Việt Nam


2008

Mới 100%

Việt Nam

- 2008
- 2010

Mới 100%

Đài Loan

2008

Mới 100%

Đài Loan

- 2007
- 2010

Mới 100%

Đài Loan

- 2007
- 2010

Mới 100%


Pháp

- 2007
- 2010

Mới 100%

Pháp

- 2007
- 2010

Mới 100%

Pháp

- 2007
- 2010

Mới 100%

(Nguồn: Công ty cổ phần Nam Tiến, 2011)
1.4.5 Nhu cầu về nguyên – nhiên - vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

16



BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

1.4.5.1 Nhu cầu về nguyên – nhiên - vật liệu đầu vào
Nhu cầu về nguyên liệu: Quá trình sản xuất thức ăn thuỷ sản sử dụng nguồn
nguyên liệu chủ yếu là khô dầu đậu nành, cám gạo, khoai mì, bột cá, vitamin, khoáng
chất,... hầu hết các nguyên liệu được thu mua trực tiếp trong nước, riêng dầu đậu nành
được nhập từ Ấn Độ, Ac-hen-ti-na và bột cá được nhập từ nước ngoài và cả trong nước.
Tất cả các nguyên liệu được vận chuyển bằng đường bộ qua trung gian là công ty TNHH
MTV ProConCo Cần Thơ.
Bảng 1.3 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu
TT

Loại – thương hiệu

Số lượng
/Tỉ lệ

Thành
phần

Tính
chất

Nguồn
cung cấp


300
tấn/tháng

Chứa
nhiều C

Dễ cháy

Trong
nước

50%

Chất béo

Không
độc hại

Nhập
khẩu

Không
độc hại

Trong
nước

Không
độc hại


Trong
nước

Không
độc hại

Trong
nước

Không
độc hại

Trong
nước

Không
độc hại
Không
độc hại
Không
độc hại

Trong
nước
Trong
nước
Nhập
khẩu

Không

độc hại

Trong
nước

Nhiên liệu
1

Củi trấu

Nguyên liệu
1

Bánh dầu

Protein,
tinh bột,
dầu
Protein,
tinh bột,
dầu
Protein,
tinh bột,
dầu
Protein,
tinh bột,
dầu

2


Cám lau khô sấy

16%

3

Cám gạo sấy

11%

4

Cám viên

4%

5

Cám mì

2%

6

Tấm 3-4

3%

Tinh bột


7

Khoai mì

10%

Tinh bột

8

Bột cá 66

3%

Đạm

9

Premix, Vit + khoáng chất

1%

Khoáng
chất

(Nguồn: Công ty Cổ phần Nam Tiến, 2011)
Nhu cầu về nước: khi dự án đi vào hoạt động thì nhu cầu sử dụng nước phát sinh
chủ yếu từ 01 nguồn: sinh hoạt của công nhân và lò hơi. Đối với lò hơi thì nhu khoảng 60
m3/ngày (sử dụng cho 02 lò hơi đốt củi trấu), đối với sinh hoạt của công nhân thì khoảng
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH

Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

17


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

7 m3/ngày (tính cho 100 công nhân). Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước là khoảng 67
m3/ngày. Nguồn nước được cung cấp bởi Công ty cổ phần cấp thoát nước Trà Nóc.
Nhu cầu về điện: Nguồn điện được cung cấp cho Nhà máy được lấy từ mạng trung
thế quốc gia chạy dọc theo các trục lộ đường nội bộ của Khu Công nghiệp Trà Nóc 2.
Lượng điện tiêu thụ khoảng 300.000 KW/tháng.
Nhu cầu về củi trấu: để đủ cho 02 lò hơi hoạt động cần khoảng 300 tấn/tháng,
lượng củi trấu được công ty mua từ công ty cổ phần công nghệ Xanh.
1.4.5.2 Sản phẩm đầu ra của nhà máy
Sản phẩm đầu ra của dự án là thức ăn cho cá da trơn bao gồm 02 chủng loại sản
phẩm là thức ăn cho cá nhỏ 28 độ đạm (21.600 tấn/năm) và thức ăn cho cá lớn 22 độ đạm
(50.400 tấn/năm).
1.4.6 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Tổng số nhân công của công ty vào khoảng 100 công nhân. Sơ đồ cơ cấu nhân sự
được thể hiện qua hình 1.3 sau:

Giám đốc

Phòng Kế toán

Phòng sản xuất


Phòng thu mua

Phòng kiểm

phẩm
Thủ
quỹ

Bán
hàng

Công
nợ

Bảo
trì

Vận
hành
máy

Quản

kho

Nhân viên
kiểm phẩm

Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức nhân sự của dự án

1.4.7 Tiến độ thực hiện dự án
Dự án “Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản” được hình thành qua các giai đoạn
sau:
-

Giai đoạn chuẩn bị: triển khai, hoàn thành các thủ tục pháp lý, quyết định quy
trình công nghệ sản xuất. Giai đoạn này được triển khai và hoàn thành vào
tháng 08 năm 2007;

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

18


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

- Giai đoạn xây dựng nhà xưởng: xây dựng các hạng mục công trình xưởng sản
xuất, văn phòng, khu vực phụ trợ. Giai đoạn này được triển khai từ cuối năm
2010 đến quý 2 năm 2011;

- Giai đoạn hoạt động: sau khi đã hoàn thành giai đoạn xây dựng thì nhà máy sẽ
tiến hành chạy thử và đưa vào hoạt động chính thức. Dự kiến thời gian hoạt
động chính thức của nhà máy là khoảng đầu quý 03 năm 2011.

1.4.8 Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư cho dự án là: 70.009.430.000 đồng (Bảy mươi tỷ, chín triệu, bốn

trăm ba mươi ngàn đồng). Sau đây là các hạng mục đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
Bảng 1.4 Qui mô đầu tư
STT

Hạng mục công trình

Giá trị
(VND)

Nguồn vốn

Các hạng mục công trình dự án
1

Chi phí xây dựng

10.890.505.000

Từ nguồn vốn vay
của công ty

2

Chi phí thiết bị

45.889.599.000

Từ nguồn vốn vay
của công ty


3

Chi phí quản lý dự án

388.221.000

Từ nguồn vốn vay
của công ty

4

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

169.293.000

Từ nguồn vốn vay
của công ty

5

Chi phí cho các hoạt động bảo vệ
môi trường

500.000.000

Từ nguồn vốn vay
của công ty

6


Chi phí dự phòng

12.171.812.000

Từ nguồn vốn vay
của công ty

(Nguồn: Công ty Cổ phần Nam Tiến, 2011)

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

19


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC DỰ ÁN
2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường tại khu vực dự án
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
2.1.1.1 Vị trí địa lý khu vực thực hiện dự án
Dự án “Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản” do công ty cổ phần Nam Tiến làm chủ
đầu tư nằm trong khu công nghiệp Trà Nóc 2 có vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
 Phía Đông giáp với đường số 6, kế tiếp giáp với công ty nhiệt điện Đình
Hải

 Phía Tây giáp với hộ dân liền kề
 Phía Nam giáp với kho vật tư xây dựng
 Phía Bắc giáp với đường số 10, kế tiếp giáp với công ty TNHH Thái Sơn
2.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng
Khu Vực dự án riêng cũng như thành phố Cần Thơ nói chung được tạo nên từ phù sa
của ĐBSCL, có địa hình khá bằng phẳng và nghiêng theo chiều Đông - Bắc xuống Tây - Nam.
Độ cao mặt đất thấp dần theo hai hướng: từ Bắc xuống Nam và từ bờ sông Hậu. Nền đất yếu
nên sẽ gây tốn kém cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực.
2.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn
2.1.2.1 Điều kiện về khí tượng
Dự án nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo. Khí hậu nóng
ẩm nhưng ôn hòa, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4.
Quá trình lan truyền, phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm ngoài môi trường
phụ thuộc vào các yếu tố như:
Nhiệt độ không khí;
Ðộ ẩm không khí;
Nắng và bức xạ mặt trời;
Chế độ mưa;
Gió và ảnh hưởng gió;
Ðộ bền vững khí quyển.
Bảng 2.1 Điều kiện khí tượng Thành phố Cần Thơ năm 2009
Tháng
1

Điều kiện khí tượng Thành phố Cần Thơ năm 2009
Nhiệt độ (0C)

Lượng mưa (mm)


Độ ẩm (%)

Số giờ nắng (h)

24,3

-

81

213,4

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

20


BÁO CÁO ĐTM

Tháng

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

Điều kiện khí tượng Thành phố Cần Thơ năm 2009
Nhiệt độ (0C)

Lượng mưa (mm)


Độ ẩm (%)

Số giờ nắng (h)

2

26,6

31,3

81

223,1

3

28,4

55,6

77

280,2

4

28,8

2,9


80

236,6

5

27,7

76,0

85

206,6

6

28,1

136,6

83

240,3

7

27,1

116,0


86

180,0

8

27,8

200,6

85

214,1

9

27,1

122,5

85

131,6

10

27,1

133,8


86

188,1

11

27,4

209,5

80

194,6

12

26,6

138,8

79

242,7

Trung
bình

27,2

Cả năm (1.247,7)


82,0

Cả năm (2.551,3)

(Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2010)
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm không có sự chênh lệch lớn, dao động ở
khoảng 23,3 đến 28,80C. Nhiệt độ cao nhất trong năm 2009 là vào tháng 4 với 28,8 0C và
nhiệt độ thấp nhất là vào tháng một. Nhiệt độ trung bình năm 2009 là 27,20C.
Nhiệt độ không khí là yếu tố tự nhiên quan trọng trong việc phát tán và chuyển
hóa các chất ô nhiễm trong không khí cũng như có vai trò quan trọng trong quá trình
phân hủy các chất hữu cơ, nhiệt độ càng cao thì thúc đẩy tốc độ phản ứng các chất ô
nhiễm. Do nằm trong khu vực nhiệt đới nên nhiệt độ không khí luôn ở mức cao, đây là
điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
b. Chế độ mưa
Chế độ mưa ở khu vực dự án nói riêng cũng như thành phố Cần Thơ nói chung do
hoàn lưu gió mùa quyết định với một mùa mưa và một mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa
lũ kéo dài 6 tháng. Trong thời gian qua sự thay đổi của lượng mưa ở Cần Thơ không
nhiều, mùa khô lượng mưa không đáng kể chỉ chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 6
– tháng 12chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào các tháng 8
và tháng 11.
Chế độ mưa cũng là một nhân tố làm ảnh hưởng đến môi trường, khi mưa rơi
xuống đất sẽ mang theo các chất ô nhiễm trong không khí vào môi trường đất, nước trong
trường hợp các chất ô nhiễm trong không khí có nồng độ cao có thể gây ô nhiễm đất,
nước. Khi trong không khí có chứa các chất ô nhiễm như SO 2, NO2 cao sẽ gây ra hiện
tượng mưa axit do các chất này kết hợp hơi nước trong khí quyển hình thành các axit
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:


21


BÁO CÁO ĐTM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

như H2SO4, HNO3, làm thiệt hại nghiêm trọng đến thực vật, môi trường nước, đất, ảnh
hưởng đến đời sống sinh vật và con người.
c. Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình Thành phố Cần Thơ nói chung và khu vực dự án nói riêng nhìn
chung tương đối cao và biến động không nhiều qua các năm. Độ ẩm tại Cần Thơ thường
dao động trong khoảng từ 77 – 86%. Năm 2009 độ ẩm trung bình là 82%.
e. Tốc độ gió
Khu vực dự án nói riêng cũng như thành phố Cần Thơ nói chung dù không chịu ảnh
hưởng nhiều do gió bão, nhưng gần đây vào mùa mưa thường có các trận mưa giông lớn,
kéo dài. Trong năm hình thành 3 hướng gió chính:
Hướng gió 1: Tây-Tây Nam;
Hướng gió 2: Ðông Bắc;
Hướng gió 3: Ðông Nam.
f. Độ bền vững của khí quyển
Theo nhiều tác giả độ bền vững khí quyển của Cần Thơ thuộc loại B, không bền
vững loại trung bình, theo phân bảng loại của Pasquill (1961).
2.1.2.2 Điều kiện về thủy văn
Chế độ thủy văn là một trong những yếu tố quan trọng để kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước như khả năng vận chuyển, khả năng hòa tan và tự làm sạch các chất ô nhiễm.

a. Lưu lượng nước sông
Thành Phố Cần Thơ có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài

khoảng 2.500km. Mật độ sông rạch khá lớn: 1,8 km/km 2, vùng ven sông Hậu thuộc Quận
Ninh kiều, Ô Môn, Cái Răng và huyện Thốt Nốt lên tới trên 2 km/km2.
Sông Hậu và hệ thống kênh rạch chằng chịt là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho
toàn thành phố nói chung và các quận huyện cũng như hệ thống các nhánh sông nhỏ nói
riêng. Lưu lượng nước sông Hậu vào khoảng 7.000 – 8.000 m 3/giây trong mùa mưa, giảm
xuống còn 2.000 – 3.000 m3/giây trong mùa khô.
(Nguồn: Tạp chí khí tượng thuỷ văn, 2009)

b. Mực nước, chế độ thuỷ triều
Tại sông Hậu đỉnh triều bình quân cao nhất năm 2009 là 193cm, chân triều thấp
nhất là (trừ) – 121cm.
Bảng 2.2 Mực nước tại trạm Cần Thơ – sông Hậu trong năm 2009 (cm)
Tháng

Mực nước cao nhất

Mực nước thấp nhất

Mực nước trung bình

Tháng 1

180

-77

63

Tháng 2


150

-94

33

Tháng 3

131

-113

28

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

22


BÁO CÁO ĐTM

Tháng

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

Mực nước cao nhất

Mực nước thấp nhất


Mực nước trung bình

Tháng 4

135

-121

21

Tháng 5

127

-115

22

Tháng 6

129

-112

16

Tháng 7

157


-100

32

Tháng 8

180

-60

58

Tháng 9

179

-35

63

Tháng 10

189

5

88

Tháng 11


193

-13

84

Tháng 12

169

-79

60

Bình quân

193

-121

47

(Nguồn: Niêm giám thống kê TP. Cần Thơ, 2010)
Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thủy văn của các kênh rạch TP. Cần Thơ chịu
ảnh hưởng chủ đạo của chế độ thủy văn bán nhật triều. Chế độ thủy văn là một trong
những yếu tố quan trọng để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước như khả năng hòa tan, vận
chuyển, tự làm sạch…các chất ô nhiễm.
2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tại khu vực dự án
2.1.3.1 Chất lượng môi trường nước

2.1.3.1.1 Nước mặt
Chất lượng nước mặt rạch Ô Môn đoạn chảy qua chợ Ô Môn được quan trắc bởi
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ. Có 7 chỉ tiêu quan
trắc là pH, COD, SS, NH4+, NO2-, Fe, Coliform. Kết quả chất lượng nước mặt được thể
hiện như bảng sau:
Bảng 2.3 Chất lượng nước mặt tại chợ Ô Môn
TT

Thông số

Đơn vị

QCVN 08-20081

Năm
2007

2008

2009

A1

A2

7,21

6,79

7,02


6-8,5

6-8,5

mgO2/l

15,1

21,1

12,8

10

15

1

pH

2

COD

3

SS

mg/l


78

58

65

20

30

4

N_NH4+

mg/l

0,243

0,185

0,749

0,1

0,2

1

QCVN 08-2008: Quy chuẩn chất lượng nước mặt

A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật
thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

23


BÁO CÁO ĐTM

TT

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

Thông số

Đơn vị

Năm

QCVN 08-2008

2007

2008

2009


A1

A2

5

NO2-

mg/l

0,009

0,009

0,117

0,01

0,02

6

Fe

mg/l

0,8

0,8


0,55

0,5

1

7

Coliform

MPN/100ml

105.000

30.000

27.000

2.500

5.000

(Nguồn: Báo cáo diễn biến chất lượng Môi trường thành phố Cần Thơ 5 năm, 2010)
Qua bảng trên cho thấy, các chỉ có pH vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép
QCVN 08:2008. Các thông số còn lại đều vượt chuẩn như COD (mg/l) vượt từ 1,2 đến
2,1 lần so với quy chuẩn. Nguyên nhân là lượng oxy trong nước bị tiêu thụ nhanh bởi quá
trình phân hủy các chất thải hữu cơ, thêm vào đó các chất rắn lơ lửng trong nước nhiều.
Hàm lượng SS đo được có giá trị cao hơn giới hạn cho phép từ 2,9 đến 3,9 lần.
Một điều đáng quan tâm nữa là lượng Coliform trong nước rất cao (từ 27.000 –

105.000 MPN/100ml) cho thấy nguồn nước đang bị ô nhiễm vi sinh. Đây là nguồn gốc
phát sinh và lan truyền các dịch bệnh nguy hiểm cho con người.
Như vậy, chất lượng nước mặt rạch Ô Môn đang bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh.
Nguyên nhân có thể do nhiều nguồn khác nhau như nước thải, chất thải sinh hoạt của
người dân khu vực dọc theo kênh và chất thải từ chợ… Sự ô nhiễm này tác động trực
tiếp đến sức khoẻ người dân nếu sử dụng nước mặt cho sinh hoạt mà không có các
biện pháp xử lý phù hợp.
2.1.3.1.2 Nước dưới đất
Nước dưới đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ chủ yếu được khai thác ở tầng
chứa nước thuộc trầm tích Pleistocen – đây là tầng chứa nước có trữ lượng lớn và chất
lượng đáp ứng được quy chuẩn của nước sinh hoạt.
Nước dưới đất tại khu vực chợ Ô Môn được quan trắc bởi Trung tâm Quan trắc
Tài nguyên Môi trường thành phố Cần Thơ. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.4 Chất lượng Nước dưới đất tại khu vực quận Ô Môn
TT

2

Chỉ tiêu

ĐVT

Kết quả

QCVN

2007

2008


2009

09-20082

1

Độ cứng

mg/l

213

157

598

500

2

Clorua (Cl-)

mg/l

103

100

605


250

3

Sắt tổng, Fet

mg CaCO3/l

3,14

1,24

3,09

5

QCVN 09-2008: Quy chuẩn chất lượng nước ngầm

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

24


BÁO CÁO ĐTM

TT

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN


Chỉ tiêu

ĐVT

4

Nitrat (NO3-)

5

Sunfat (SO42-)

6

Tổng Coliforms

Kết quả

QCVN

2007

2008

2009

09-2008

mg/l


0,5

0,5

2

15

mg/l

53

53

283

400

MPN/100ml

271

123

1.180

3

(Nguồn: Báo cáo diễn biến chất lượng Môi trường thành phố Cần Thơ 5 năm, 2010)

Qua bảng kết quả thấy rằng nếu so với quy chuẩn chất lượng nước dưới đất thì chỉ
tiêu vi sinh (Coliform) vượt chuẩn cho phép của QCVN 09:2008 khoảng 393 lần ở năm
2009. Ô nhiễm Coliform là do việc khai thác nước dưới đất của các hộ dân, các công
trình khai thác không đúng tiêu chuẩn hoặc đã bị hiện tượng thông tầng làm ô nhiễm từ
môi trường đất hay nước mặt. Bên cạnh đó chỉ tiêu độ cứng và clorua cũng vượt quy
chuẩn cho phép nhưng không nhiều. Các chỉ tiêu: pH, Fetc, độ cứng, Cl- và NO3- khá thấp
và nằm trong quy chuẩn cho phép.
2.1.3.2 Chất lượng môi trường không khí
Hiện nay, các nguyên nhân gây suy giảm chất lượng môi trường không khí của
khu vực Quận Ô Môn nói riêng và toàn thành phố Cần Thơ là do các hoạt động công
nghiệp, giao thông vận tải, hoạt động xây dựng nhà cửa, nâng cấp hạ tầng đô thị và sinh
hoạt của người dân đô thị.
Bảng 2.5 Chất lượng môi trường không khí tại khu công nghiệp Trà Nóc
STT

Các chỉ tiêu ô
nhiễm

Đơn vị
đo

2007

2008

2009

QCVN 05:2009

1


Tiếng ồn

dBA

62,5

65,7

65,7

70*

2

SO2

mg/m3

0,105

0,109

0,105

0,35

3

NO2


mg/m3

0,092

0,096

0,095

0,2

4

CO

mg/m3

1,217

3,150

0,574

30

5

Bụi TSP

mg/m3


0,275

0,237

0,179

0,3

(Nguồn: Báo cáo diễn biến chất lượng Môi trường thành phố Cần Thơ 5 năm, 2010)
Ghi chú: - *: so sánh theo QCVN 26/2010/BTNMT
Khu công nghiệp Trà Nóc 2 là khu vực thực hiện dự án, có chất lượng môi trường
không khí cũng biến đổi nhiều trong các năm gần đây và có xu hướng giảm dần. Hầu hết
các chỉ tiêu đều nằm trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn.

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & ỨNG DỤNG KHCN RỒNG XANH
Địa chỉ: 31/2/18 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 083.5117908 - Fax: 083.5117908 - Email:

25


×