Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đề cương thực tập bào chế 2, phần 1 :hỗn dịch, thuốc mỡ , thuốc đặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.6 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN BÀO CHẾ
----

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP

PHẦN 1
HỖN DỊCH – THUỐC MỠ - THUỐC ĐẶT

Đợt TT:
Nhóm TT:
Ngày TT:
Bàn TT:
Tiểu nhóm:
Lớp:

Niên khóa 2014– 2015

Dược VB2-2012


DANH SÁCH TIỂU NHÓM
NHÓM – TIỂU NHÓM

2


MỤC LỤC

3




HỖN DỊCH IBUPROFEN

PHẦN I: HỖN DỊCH IBUPROFEN
1.

PHẦN LÝ THUYẾT
1.1.

Công thức một đơn vị phân liều 5ml chứa 100 mg ibuprofen

Thành Phần
Ibuprofen
Saccharose
Sorbitol lỏng
Glycerol
Gôm xanthan
Acid citric
Chất bảo quản
Dinatri edetat
Vanillin
Tween 80
Nước tinh khiết
1.2.

1 Đơn Vị Phân Liều
0.1 g
2g
0.5 g

0.1 g
0.0075 g
0.005 g
0.005 g
0.005 g
0.001 g
0.015 g
vđ 5 ml

1 Đơn Vị Thành Phẩm
2g
40 g
10 g
2g
0.15 g
0.1 g
0.1 g
0.1 g
0.02 g
0.3 g
vđ 100 ml

Tính chất, độ tan, vai trò của từng chất trong công thức

Ibuprofen:
Bột kết tinh trắng hay tinh thể không màu
Không tan trong nước, bề mặt sơ nước, tan trong kiềm loãng
Hoạt chất chính có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm thuộc nhóm
NSAID





Saccharose:




Bột kết tinh trắng, không màu, không mùi, vị ngọt
Dễ tan trong nước
Tá dược điều vị (tạo vị ngọt). Tăng độ nhớt cho chế phẩm

Sorbitol lỏng:

Chất lỏng không màu, vị ngọt, hơi sánh

Rất dễ tan trong nước

Tạo vị ngọt, tăng độ nhớt cho chế phẩm. Chống kết tinh đường trên nắp
chai
Glycerol:
4


HỖN DỊCH IBUPROFEN

Chất lỏng sánh, trong suốt, không màu, không mùi
Hỗn hòa với nước
Giúp gôm xanthan trương nở nhanh và hoàn toàn, là dung môi trung gian
hòa tan vanillin





Gôm xanthan:

Bột kết tinh trắng, không mùi

Tan được trong nước lạnh hoặc nước ấm

Tá dược gây treo, giúp hỗn dịch ổn định trong quá trình pha chế và bảo
quản
Acid citric:




Bột kết tinh tắng hoặc tinh thể không màu, không mùi, vị chua
Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96%
Điều chỉnh pH acid của hỗn dịch (4 – 6,9)

Chất bảo quản:
Dinatri edetat:

Bột kết tinh trắng hay không màu, vị hơi chua

Tan trong 1/ 11 phần nước

Chất bảo quản, chống oxy hóa
Vanillin:

Bột tinh thể hay tinh thể hình kim, màu trắng hay vàng nhạt
Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96% và methanol, tan trong
kiềm loãng, tan trong glycerol với tỉ lệ 1/ 20.

Chất tạo mùi thơm



Tween 80:
Chất lỏng như dầu, có màu vàng hoặc hổ phách, mùi nhẹ đặc biệt, vị nóng
hơi đắng

Tan được trong nước

Chất gây thấm


Nước tinh khiết: chất dẫn

1.3.

Chọn chất bảo quản

5


HỖN DỊCH IBUPROFEN

Không chọn Nipagin làm chất bảo quản trong công thức do Nipagin tương kỵ với
Tween. Tween hấp phụ nipagin vào trong cấu trúc → làm giảm hoạt tính bảo quản

của nipagin.
→ Chọn Natri benzoat làm chất bảo quản.
Tính chất:






1.4.

Bột kết tinh, hạt trắng, hơi hút ẩm
Độ tan ở 25 0C: 1/75 trong ethanol 95%, 1/ 18 trong nước.
Độ acid kiềm: dung dịch nước bão hòa ở 25 0C có pH = 8.0
Hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất ở pH = 2.5
Nồng độ bảo quản: 0.02 – 0.5% với thuốc uống
Các tiêu chuẩn kiểm nghiệm theo Dược Điển Mỹ

Tên biệt dược: NUROFEN
Hàm lượng: Mỗi 5ml chứa hoạt

Định tính: chế phẩm phải cho kết quả dương
tính
với
Ibuprofen
chất Ibuprofen
100mg.

Độ hòa tan: không được có ít hơn 80% Ibuprofen
được

hòa
tan Đường
trong 60tinh chế,

Các tá dược:
phút
dung dịch Sorbitol 70% không kết

pH: 3.6 – 4.6
tinh, glycerol, acid citric monohydrat,

Độ đồng đều thể tích: phải đạt yêu cầu
irradiated
light kaolin,
polysorbate
80,

Giới hạn tạp chất liên quan: (4 – isobutyl
acetophenone):
không
quá
bột agar, methyl hydroxybenzoat,
0.25%
natri benzoat,

Định lượng: hỗn dịch Ibuprofen phải chứapropyl
khônghydroxybenzoat,
dưới 90.0% và không
saccharin natri, sunset yellow FC
110.0% so với lượng Ibuprofen ghi trên nhãn


Độ đồng đều hàm lượng: phải đạt yêu cầu Edicol, hương cam D717 Bush Boake
Allen, nước tinh khiết.

Quy cách đóng gói: 60ml được
đóng trong chai thủy tinh màu hổ
phách với nắp bằng nhôm. Hộp 1 chai.

Nhà sản xuất:

Reckitt Benckiser Healthcare
Manufacturing (Thailand) Ltd.

65 Moo 12, LardkrabangBangplee
Road,
Bangplee,
Samutprakarn 10540, Thailand

Hạn sử dụng:
12/11/14

12/11/17



1.5.
2chế phẩm hỗn dịch uống
Ibuprofen
Chế phẩm 1:
6



HỖN DỊCH IBUPROFEN

7


HỖN DỊCH IBUPROFEN

Chế phẩm 2:
Tên biệt dược: IBRAFEN
Hàm lượng: Mỗi 5ml chứa hoạt
chất Ibuprofen 100mg.

Các tá dược: Colloidal silicon
dioxyd, methyl paraben, propyl paraben,
aspartam, đường trắng, polysorbat, mauf
quinolin yellow, màu sunset yellow, hương
liệu cam, nước tinh khiết.

Quy cách đóng gói: Hộp 1 chai
30ml.

Nhà sản xuất:

Công ty cổ phần dược phẩm OPV

Hạn sử dụng:
24/11/14


24/11/16



8


HỖN DỊCH IBUPROFEN

2.

PHẦN THỰC HÀNH
2.1.

Công thức 1 đơn vị thành phẩm:
Thành Phần
Ibuprofen
Saccharose
Sorbitol lỏng
Glycerol
Gôm xanthan
Acid citric
Natri benzoat
Dinatri edetat
Vanillin
Tween 80
Nước tinh khiết




1 Đơn Vị Thành Phẩm
2g
40 g
10 g
2g
0.15 g
0.1 g
0.1 g
0.1 g
0.02 g
0.3 g
100 ml

Cách điều chế: bằng phương pháp phân tán cơ học
Vì vanillin không tan trong nước, tan trong glycerin với tỉ lệ 1/ 20. Do đó ta pha dung
dịch mẹ vanillin trong glycerin để dễ dàng phối hợp vào công thức hỗn dịch Ibuprofen
Hòa tan 1 g vanillin vào 20 g glycerin, được dung dịch vanillin – glycerin.
Ta có 21 g hỗn hợp chứa 1 g vanillin và
20 g glycerin
Vậy 0.42 g hỗn hợp ← 0.02 g vanillin → 0.4 g glycerin
Trong thực tập sử dụng bột vanilin 5% (kl/kl) gồm vanilin và sacarose
100g hh →
5g vanilin
0,4g hh ←
0,02g vanilin

Lượng sacarose có trong hỗn hợp là 0,38g.

Hỗn hợp vanilin : 0,42g + 0,38g = 0,80mg
Tiến hành pha hỗn dịch Ibuprofen:


Cho 0.15 g gôm xanthan và 1.6 g glycerin vào bercher, trộn kỹ cho gôm
được áo hoàn toàn bởi glycerin. Thêm 20 ml nước tinh khiết, khuấy kỹ, ngâm
trong 15 phút cho gôm trương nở hoàn toàn.

Hòa tan theo thứ tự 0.1 g acid citric, 0.1 g dinatri edetat, 0.1 g natri
benzoat và 39,6 g saccharose vào 45 ml nước, gia nhiệt nhẹ cho tan hoàn toàn →
được dung dịch A

9


HỖN DỊCH IBUPROFEN

Nghiền mịn 2 g Ibuprofen. Cân 0.3 g Tween trên mặt kính đồng hồ, cho
vào cối, nghiền kỹ, tráng mặt kính bằng 1 ml nước. Thêm từ từ 1 g sorbitol lỏng
vào nghiền thành khối bột nhão

Phối hợp từ từ dung dịch A vào gôm xanthan, trôn kỹ rồi cho tất cả vào
khối bột nhão trong cối, phân tán đều. Thêm 9 g sorbitol lỏng, 0.80 g dung dịch
vanillin vào, tráng dụng cụ bằng một ít nước, phân tán đều thành hỗn dịch đồng
nhất

Chuyển sang chai đã đánh dấu sẵn 100 ml, bổ sung nước vừa đủ đến vạch

Dán nhãn “lắc trước khi dùng”.


Sơ đồ điều chế:


Ngâm trong 15 phút: 0.15 g gôm xanthan
0.16 g glycerin
20 ml nước tinh khiết

Nghiền mịn 2 g
Ibuprofen
0.3 g tween 80
1 ml nước tinh khiết
1 g sorbitol lỏng

Trộn thành khối bột nhão
9 g sorbitol lỏng
0,80 g dung dịchvanillin
Phân tán thành hỗn hợp đồng nhất
Hòa tan:
0.1 g acid citric
0.1 g dinatri edetat
0.1 g natribenzoat
39,6 g saccarose
vào 45 ml nước

Kiểm nghiệm bán thành phẩm

Đóng chai, dán nhãn

Kiểm nghiệm thành phẩm

Bảo quản

2.2.


Nhãn của 1 đơn vị sản phẩm
10


HỖN DỊCH IBUPROFEN

KHOA DƯỢC – ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
41 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp.HCM, Việt Nam

HỖN DỊCH UỐNG IBUPROFEN 2%
Chai 100 ml
Công thức:
Ibuprofen
Sorbitol lỏng
Gôm xanthan
Natri benzoat
Vanillin

2g
10 g
0.15 g
0.1 g
0.1 g

Saccharose
Glycerin
Acid citric
Dinatri edetat
Tween 80

Nước tinh khiết vđ

40 g
2g
0.1 g
0.1 g
0.3 g
100 ml

Công dụng, cách dùng, chống chỉ định: xem tờ hướng dẫn sử dụng
Ngày pha chế: / /2015
Hạn sử dụng:
/ /2017
ĐKBQ: Nhiệt độ dưới 30 0C, tránh ánh nắng trực tiếp
“LẮC TRƯỚC KHI DÙNG”

2.3.
Cách tiến hành để xác định vai trò của Gôm xanthan, Tween 80 trong
công thức
Điều chế 4 công thức:

Công thức có đầy đủ các thành phần

Công thức có đầy đủ các thành phần trừ Gôm xanthan, Tween 80

Công thức có đầy đủ các thành phần trừ Tween 80

Công thức có đầy đủ các thành phần trừ Gôm xanthan
Khảo sát các tiêu chí:


Cảm quan

Tốc độ sa lắng

Độ phân tán

Kết luận:
Dựa vào sự ổn định của 4 sản phẩm sau khi điều chế → Rút ra kết luận về sự ảnh
hưởng của Gôm xanthan và Tween 80 đối với sự ổn định của hỗn dịch vừa điều chế

11


HỖN DỊCH IBUPROFEN

Cách tiến hành điều chế 4 công thức:
Công thức có đầy đủ các thành phần: (xem phần trên)
Công thức có đầy đủ các thành phần trừ Gôm xanthan, Tween 80
Hòa tan theo thứ tự 0.1 g acid citric, 0.1 g dinatri eddetat, 0.1 g natri
benzoat và 39,6 g saccharose vào 45 ml nước tinh khiết, gia nhiệt nhẹ cho tan
hoàn toàn được dung dịch A.

Nghiền min 2 g Ibuprofen, thêm từ từ 10 g sorbitol lỏng, 0.80 g dung dịch
vanillin vào nghiền kỹ.

Phối hợp từ từ dung dịch A vào, tráng dụng cụ bằng một ít nước, phân tán
đều. Chuyển sang chai có đánh dấu sẵn 100 ml, bổ sung nước vừa đủ đến vạch.


Công thức có đầy đủ các thành phần trừ Tween 80

Cho 0.15 g gôm xanthan và 1.6 g glycerin vào bercher, trộn kỹ cho gôm
được áo hoàn toàn bởi glycerin. Thêm 20 ml nước tinh khiết, khuấy kỹ, ngâm
trong 15 phút cho gôm trương nở hoàn toàn.

Hòa tan theo thứ tự 0.1 g acid citric, 0.1 g dinatri edetat, 0.1 g natri
benzoat và 39,6 g sacharose vào 45 ml nước, gia nhiệt nhẹ cho tan hoàn toàn,
được dung dịch A

Nghiền mịn 2 g Ibuprofen, thêm từ từ 1 g sorbitol lỏng vào nghiền kỹ

Phối hợp từ từ dung dịch A vào gôm xanthan, trộn kỹ rồi cho tất cả vào
cối, phân tán đều. Thêm 9 g sorbitol lỏng, 0.80 g dung dịch vanillin vào, tráng
dụng cụ bằng một ít nước, phân tán đều.

Chuyển sang chai đã đánh dấu sẵn 100 ml, bổ sung nước vừa đủ đến
vạch.


Công thức có đầy đủ các thành phần trừ Gôm xanthan
Hòa tan theo thứ tự 0.1 g acid citric, 0.1 g dinatri edetat, 0.1 g natri
benzoat và 39,6 g saccharose vào 45 ml nước, gia nhiệt nhẹ cho tan hoàn toàn,
được dung dịch A

Nghiền mịn 2 g Ibuprofen. Cân 0.3 g Tween trên mặt kính đồng hồ, cho
vào cối, nghiễn kỹ, tráng mặt kính bằng 1 ml nước. Thêm từ từ 1 g sorbitol lỏng
vào cối, nghiễn kỹ thành khối bột nhão. Thêm từ từ dung dịch A, 9 g sorbitol
lỏng, 0.80 g dung dịch vanillin vào. Tráng dụng cụ bằng 1 ít nước, phân tán đều.

Chuyển sang chai có đánh dấu sẵn, bổ sung nước vừa đủ đến vạch.



12


HỖN DỊCH IBUPROFEN

Bảng khảo sát vai trò của Tween, gôn xanthan
Chỉ tiêu so
sánh

Công thức đầy Không có
đủ
Gôm, Tween

Có Gôm,
không Tween

Có Tween,
không Gôm

Cảm quan
Độ bền
Tốc độ sa lắng

13


HỖN DỊCH IBUPROFEN

Tài liệu tham khảo

Hội đồng Dược điển Việt Nam. “Ibuprofen”, “Saccharose”, “Sorbitol”,
“Glycerin”, “Acid citric”, “Natribenzoat”. Trong: Dược Điển Việt Nam IV, nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, Việt Nam, 323, 242, 567, 296, 17, 413, PL-12 (2009).
1.

Hoàng Ngọc Hùng, Vũ Chu Hùng. “Acid edetic”, “Vanillin”. Trong: Tá
dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm, nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, Việt Nam, 50-52, 647 (2006)
2.

Lê Thị Thu Vân. Hỗn dịch thuốc. Trong: Bào chế và sinh dược học tập 2,
nhà xuất bản Y học, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 32-54 (2011)
3.

4.

Ibuprofen Oral Suspension, Official Monographs, USP 32, p.2608-2609

(2009)
Huỳnh Văn Hóa. Tương kỵ trong bào chế. Trong: Bào chế và sinh dược
học tập 2, nhà xuất bản Y học, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam,
361 (2011)
5.

14


THUỐC MỠ DICLOFENAC

PHẦN II: THUỐC MỠ DICLOFENAC 1%


Công thức
Diclofenac (dùng dạng
diethylamin)

g

Stearyl alcohol

3g

Cetyl alcohol

3g

Sáp ong

1,5g

Dầu parafin

14g

Propylenglycol

15g

Tween 80

0 và 1% (kl/kl)


Nipagin M
Nước cất

1.

0,2g


100g

ĐẶC ĐIỂM DẠNG THUỐC:

Thuốc mỡ là dạng thuốc có thể chất mềm dùng để bôi lên da hay niêm mạc nhằm bảo
vệ da hoặc đưa thuốc thấm qua da. Thành phần của thuốc mỡ bao gồm 1 hay nhiều hoạt
chất được hòa tan hay phân tán đồng đều trong 1 tá dược hay hỗn hợp tá dược thích
hợp.
Thuốc mỡ diclofenac 1% được điều chế dạng kem bôi da(cream dermica) có cấu trúc
nhũ tương D/N.
Công dụng: kháng viêm, giảm đau tại chỗ, viêm gân tay và chân.
2.

TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TỪNG CHẤT TRONG CÔNG THỨC :
2.1.

Diclofenac diethylamin:

Tính chất: chất rắn, dễ hút ẩm. Dễ tan trong methanol và ethanol 96%, rất ít tan trong
nước, thực tế không tan trong ether. Diclofenac diethylamin hấp thu tốt qua đường da.
Vai trò: là hoạt chất chính trong công thức, có tác dụng kháng viêm giảm đau tại chỗ

khi bôi lên da.

15


THUỐC MỠ DICLOFENAC

2.2.

Stearyl alcohol – cety alcohol:

Tính chất: là các alcol béo thường được phân lập từ các sáp, phần lớn ở thể rắn, dạng
khối, trơn nhờn màu trắng hoặc kem. Khi đun chảy có thể đồng tan hoặc trộn đều với
các dầu béo động thực vật, dầu parafin, vaselin, lanolin... Khi tiếp xúc với nhiệt, tan
chảy hoàn toàn thành dịch không màu hay vàng nhạt, điểm chảy 40-53 oC. Không tan
trong nước, tan trong ether, kém tan trong alcol 90%.
Vai trò: Khả năng nhũ hóa yếu nhưng khi phối hợp với chất nhũ hóa mạnh kiểu D/N lại
có khả năng làm tăng rất mạnh khả năng nhũ hóa , hút nước của tá dược khác (tween
80).Ngoài ra còn có tác dụng làm mềm da, dịu da và tăng độ ổn định của hoạt chất.
2.3.

Sáp ong:

Tính chất: thể chất rắn, màu trắng đục, mặt ngoài nhẵn, không hòa tan trong nước, ít tan
trong cồn 90% kể cả khi đun nóng. Ít tan trong ether, tan hoàn toàn trong dầu và tinh
dầu. Điểm chảy 60-64oC, chỉ số acid 17,2 - 23,5.
Vai trò: thuộc tướng dầu, dùng phối hợp với dầu parafin để tăng độ cứng, độ chảy, khả
năng hút nước của tá dược, còn dùng làm chất nhũ hóa phối hợp với tween 80 để tăng
khả năng nhũ hóa.
2.4.


Dầu parafin

Tính chất: cấu tạo bởi hỗn hợp các hydrocarbon no thể rắn, màu trắng, sờ nhờn tay,
không mùi vị, chảy ở nhiệt độ 50- 56oC, tỷ trọng d= 0,83-0,89. Không tan trong nước, ít
tan trong alcol, dễ tan trong ether chloroform, ether dầu hỏa.
Ưu điểm: Vững bền, trơ về mặt hóa học nên không gây tương kị với hoạt chất, không bị
tác động bởi acid, kiềm và các tác nhân oxy hóa khử, không bị nấm mốc và vi khuẩn
tác động.
Nhược điểm: không có khả năng nhũ hóa các chất lỏng phân cực, là chất lạ với da khi
bôi kên da tạo lớp màng kín bít lỗ chân lông, gây cản trở sự trao đổi bình thường của
da, do đó làm giảm sức đề kháng của da sử dụng lâu ngày có thể gây kích ứng tại chỗ.
Gây bẩn và khó rửa.
Vai trò: làm tướng dầu trong thuốc mỡ cấu trúc nhũ tương, điều chỉnh thể chất của
thuốc mỡ.
2.5.

Propylenglycol

Tính chất: chất lỏng sánh, không màu, mùi nhẹ, nặng hơn nước. Hỗn hòa với nước,
alcol, chloroform, tan trong ether. Hòa tan 1 số lớn tinh dầu nhưng không hòa tan các
loại dầu.

16


THUỐC MỠ DICLOFENAC

Vai trò: thuộc tướng nước trong thuốc mỡ nhũ tương, là dung môi trơ hòa tan các dược
chất khó tan, hydrate hoá lớp sừng, giữ ẩm làm mềm da, giảm tính đối kháng của lớp

sừng, tăng tính thấm của thuốc.
2.6.

Tween 80

Tính chất: Tween có mùi đặc trưng, vị đắng. Ở 25 oC có dạng dịch dầu lỏng màu vàng,
chứa 3% nước. Dung dịch 5% có pH=6-8. Tan được trong nước, cồn, không tan trong
dầu thực vật. Giá trị HLB =15.Tween có khả năng chịu đựng tốt, gần như không kích
ứng và rất ít độc.
Vai trò: chất nhũ hoá diện hoạt giúp hình thành và ổn định nhũ tương D/N. Dẫn chất
giúp thấm sâu.
OH

COOR

2.7.

Nipagin M

Tính chất :Đây là hợp chất ester của acid p-hydroxybenzoic:
R= -CH3 = Nipagin M = Metyl paraben
Tinh thể không màu hoặc bột trắng không mùi. Ít tan trong nước lạnh (1/400), tan được
trong nước nóng (1/50 ở 50oC và 1/30 ở 80oC), dễ tan trong cồn.
Nipagin M hoạt tính kháng khuẩn tối đa ở pH 4-8, tỷ lệ sử dụng 0,02-0,3%. Hoạt tính
kháng khuẩn tăng khi thêm vào môi trường propylene glycol hoặc kết hợp với chất
kháng khuẩn khác.
Hệ số an toàn: rất ít gây ra dị ứng.
Vai trò: chất bảo quản cho pha nước.
2.8.


Nước cất

Tính chất: chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.
Vai trò: làm tướng nước
3.

THIẾT LẬP HAI CÔNG THỨC ĐỂ CHỨNG MINH VAI TRÒ CỦA
TWEEN TRONG CÔNG THỨC

Thuốc mỡ Diclofenac 1% là lượng diclofenac natri có M=318,1 sử dụng trong công
thức 1g → vậy diclofenac diethylamin có M=369,28 tương ứng với lượng sử dụng
trong công thức là 1,16g.
17


THUỐC MỠ DICLOFENAC

Công thức được thiết lập như sau:
Tween 0%(CT1)

Tween 1%(CT2)

Diclofenac
diethylamin

1,16g

1,16g

Stearyl alcohol


3g

3g

Cetyl alcohol

3g

3g

Sáp ong

1,5g

1,5g

Dầu parafin

14g

14g

Propylen glycol

15g

15g

Tween 80


0g

1g

Nipagin M

0,2g

0,2g

Nước cất

62.14g

61.14g

Vì tween 80 có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giúp cho nhũ tương dễ hình thành.
Ngoài ra còn giúp cho nhũ tương ổn định. Để khảo sát vai trò của tween cần thực hiện
như sau:
Mẫu có tween 80

Mẫu không có tween

Độ thuần nhất
Độ ổn định
….

Cách xác định các chỉ số trên: tiến hành theo phần 5 các phương pháp đánh giá thành
phẩm

Có thể xảy ra các trường hợp:
Nếu CT1 bền hơn CT2 thì tween 80 được xem là có vai trò để giúp hoạt chất thấm sâu
vào da
Nếu CT2 bền hơn CT1 thì tween 80 xem là chất diện hoạt.

18


THUỐC MỠ DICLOFENAC

4.

CÁCH ĐIỀU CHẾ 100G THÀNH PHẨM
4.1.

Chuẩn bị dụng cụ:

Cân, bếp, nồi đun cách thủy
4.2.

4.2. Điều chế:

- Điều chế pha thân dầu

Cân 3g cetyl alcohol, 3g stearyl alcohol, 1,5g sáp ong vào chén sứ → đun cách thủy
đến khi hỗn hợp tan chảy hoàn toàn
Cân 14g dầu parafin cho tiếp vào khuấy đều
Giữ hỗn hợp ở nhiệt độ 65-70oC
- Điều chế pha thân nước
Cân 15g Propylen glycol, 1,16g diclofenac diethylamin, (1g Tween 80), 61,14g nước

cất vào becher 250 ml
Dùng đũa khuấy đều
Đun cách thủy, cho 0,2g nipagin vào, khuấy đều, đun đến 70-75 oC.
- Phối hợp hai pha
Cho pha dầu vào pha nước, đặt trong pocal nước nóng (để tránh pha dầu hạ nhiệt quá
nhanh)
Dùng máy khuấy 1000vòng/phút, khuấy liên tục cho đến khi thuốc mỡ nguội hoàn toàn.
Sau khi trộn đều nhũ hóa, thuốc mỡ sẽ được đồng nhất hóa (giai đoạn hoàn chỉnh
mịn thuốc mỡ) bằng các thiết bị như máy xay keo hay máy đồng nhất hóa.

làm

- Đóng tuýp (chai ), điều chỉnh thể tích, dán nhãn.

19


THUỐC MỠ DICLOFENAC

4.3.

Sơ đồ điều chế:
Cân hoạt chất

Cân tá dược thân dầu

Điều chế pha dầu
to 65-70oC

Cân đong DM

Cân đong dung môi

Điều chế pha nước
To70-75 oC

Trộn đều nhũ hóa

Đồng nhất hóa
KN bán thành phẩm
Xử lý tuýp
Đóng tuýp
KN thành phẩm

5.

CÁCH ĐÁNH GIÁ ĐỘ DÀN MỎNG VÀ ĐỘ BỀN VẬT LÝ CỦA CHẾ
PHẨM:
Đóng gói

( Chế phẩm sau bào chế để ổn định ít nhất 24 giờ trước khi đánh giá )
Theo DĐVN, thuốc mỡ phải mịn đồng nhất, không được có mùi lạ, không biến màu,
không cứng lại hoặc tách lớp ở điều kiện thường, không được chảy lỏng ở 37 oC và phải
bắt dính được trên da hay niêm mạc khi bôi.
5.1.

Độ dàn mỏng

Đo diện tích dàn mỏng dưới tác dụng của một khối lượng xác định
Sát trùng mặt tấm kính bằng cồn 90o, để khô tự nhiên.
Cân 1g thuốc mỡ cho vào xy lanh

Bơm thuốc bằng xy lanh lên tấm kính lớn
Đặt tấm kính nhỏ lên (đặt dứt khoát, dùng tay giữ không cho tấm kính chạy, không đè)
20


THUỐC MỠ DICLOFENAC

Sau 1 phút đo đường kính của vòng tròn thuốc tản ra
Đặt quả cân 10g, 20g,100g lên trên tấm kính nhỏ, sau 1 phút, đo đường kính của vòng
tròn thuốc mỡ tản ra.
Tính kết quả theo công thức

5.2.

S= π x d2/4

Độ bền (phương pháp shock nhiệt):

Kiểm tra pH của thuốc mỡ vì nó có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của nhũ tương, đến
độ nhớt, sự ổn định của hoạt chất, đến sự tương thích với các tá dược, đến hoạt lực của
chất bảo quản mà nhất là pH của da mà nó có thể làm biến đổi.
Trong nhiều trường hợp, việc kéo dài pH của da về trị số Đánh giá sự bền vững của
thuốc mỡ bằng một số chỉ tiêu cảm quan như: sự thay đổi hình thức bên ngoài, sự tách
lớp khi cho tác động bởi nhiệt độ
Cân 2 mẫu thuốc mỡ, mỗi mẫu 10g cho vào ống nghiệm.
Đặt vào bếp cách thủy ở 45oC ( cho ống nghiệm ngập hoàn toàn trong nước). Theo dõi
sự tách lớp của ống nghiệm theo thời gian.
Dựa vào độ tách lớp (từ đáy đến lớp phân cách) ta xác định độ ổn định của mẫu.
5.3.


Độ đồng nhất

Lấy 2 đơn vị đóng gói, mỗi đơn vị 4 mẫu khoảng 0,02 - 0,03 g, trải đều chế phẩm trên 4
phiến kính. Đậy mỗi phiến kính bằng một phiến kính thứ 2 và ép mạnh cho tới khi tạo
thành một vết có đường kính khoảng 2 cm. Quan sát vết thu được bằng mắt thường
(cách mắt khoảng 30 cm), ở 3 trong 4 tiêu bản không được nhận thấy các tiểu phân.
Nếu có các tiểu phân nhìn thấy ở trong phần lớn số các vết thì phải làm lại với 8 đơn vị
đóng gói. Trong số các tiêu bản này, các tiểu phân cho phép nhận thấy, không được
vượt quá 2 tiêu bản. ( phụ lục 1 trang PL-18 DĐVN IV-2009 )
5.4.

Xác định độ pH:

bình thường bằng một thuốc mỡ hoặc một dung dịch acid là một cách trị liệu tốt nhất.
Một cách tổng quát, cố gắng làm thế nào để thuốc mỡ vẫn duy trì pH bình thường của
da.
5.5.

Xác định độ ổn định của thuốc mỡ: gồm 2 giai đoạn

 Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ trong quá trình nghiên cứu:

21


THUỐC MỠ DICLOFENAC

Một số chỉ tiêu cảm quan: sự thay đổi hình thức bên ngoài, sự tách lớp của thuốc mỡ
(dưới tác động của nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp)
Một phương pháp hiện nay đang được áp dụng: Thuốc mỡ được theo dõi sự thay đổi

chất lượng trong 6 chu kì gia giảm nhiệt độ bảo quản. Mỗi chu kì như sau:
4o/24 giờ

50o/24 giờ

nhiệt độ phòng/6 giờ

kết quả

Sau mỗi chu kì, mẫu thử được kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu. Mẫu thuốc
mỡ được công nhận đạt độ ổn định khi không có thay đổi nào về các chỉ tiêu chất lượng
sau cả 6 chu kì. Cần chuẩn bị đủ số mẫu cần thiết kể cả mẫu so sánh để thu được kết
quả đạt độ tin cậy.
 Giai đoạn nghiên cứu độ bền vững trong quá trình bảo quản tự nhiên.

22


THUỐC MỠ DICLOFENAC

NHÃN:

HOA DƯỢC- ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH41 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Q.1, TP Hồ Chí Minh

Thuốc mỡ DICLOFENAC 1%
Tuýp 100 g
Công thức:
Diclofenac1 g
Tá dượcvđ
Công dụng:kháng viêm, giảm đau tại chỗ, viêm gân tay và chân

Cách dùng:Xem trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
Bảo quản: nhiệt độ dưới 30 oC, tránh ánh sáng
Ngày pha chế:
Hạn dùng:
THUỐC DÙNG NGOÀI

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-Bộ Y Tế, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y Học, 2009, phụ lục 1-thuốc mỡ.
2- Huỳnh Văn Hóa, Thuốc mỡ, Bào chế và sinh dược học Tập II, NXB Y Học,
2011,trang 64-118.
3- Lê Thị Thu Vân, Nhũ tương, Chất nhũ hóa gây thấm, Bào chế và sinh dược học Tập
II, NXB Y Học, 2011,trang 10-63.
4-Trương Phương- Trần Thành Đạo, Kháng sinh NSAID, Hóa dược 2 NXBGDVN,
2009 trang 373,383.
5- Ngô Thế Hùng, Cách sử dụng dược phẩm đặc chế, NXB TRẺ 2007, trang 436.
6- Bộ Y Tế, Dược Thư Quốc Gia Việt Nam, NXB Y Học 2012, trang 428.

23


THUỐC ĐẠN PARACETAMOL

PHẦN III:

THUỐC ĐẠN PARACETAMOL

Công thức:
Paracetamol
Tá dược


150 mg


1 viên

Tá dược bao gồm: PEG 4000: PEG 400, tỷ lệ 88:12.
1.

CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN

Xác định HSTT của paracetamol đối với hỗn hợp tá dược.
Thiết lập công thức và điều chế 24 viên thành phẩm.
Đánh giá chỉ tiêu chất lượng.
2.

CÁCH THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ
2.1.

Xác định hệ số thay thế (E):

Do:
Lượng hoạt chất trong mỗi viên là 150 mg > 50 mg (0,005 g), khối lượng riêng
của dược chất và tá dược khác nhau nên phải dựa vào hệ số thay thế để tính lượng
tá dược nhằm đảm bảo cho mỗi viên chứa đúng lượng chất theo yêu cầu. [1]
Điều chế số lượng ít (24 viên) nên tiến hành theo phương pháp đun chảy khuôn
thủ công.
Cần xác định hệ số thay thế của Paracetamol so với PEG 4000: PEG 400 ( tỷ lệ
88:12) tạm ký hiệu là PEG (X).
Tiến hành:
Theo lý thuyết thuốc đạn đặt trực tràng có khối lượng từ 1-3 g → chọn 3 g làm

khối lượng 1 viên để ước lượng lượng tá dược. [1]
Khối lượng 1 viên là 3 g.


Khối lượng 12 viên là 36 g.
24


THUỐC ĐẠN PARACETAMOL



Trừ hao hụt → điều chế 40 g.

Mẫu 1: điều chế 12 viên tá dược nguyên chất PEG 4000 : PEG 400 (88:12)
Ta có: 100 g hỗn hợp tá dược có 88 g PEG 4000 và 12 g PEG 400
Vậy: 40 g

35,2 g

4,8 g

Điều chế 12 viên → sau đó đem cân → khối lượng 12 viên đạn tá dược nguyên
chất là Xg.
Mẫu 2: điều chế 12 (Tá dươc + para)
Với tỉ lệ paracetamol: 10%
→Lượng paracetamol cần để điều chế 40 g thuốc là: 40 x 10%= 4g
→Lượng hỗn hợp tá dược cần để điều chế 40 g thuốc là: 40 – 4 = 36g
Ta có: 100 g hỗn hợp tá dược có 88 g PEG 4000 và 12g PEG 400
Vậy: 36 g


31,68 g

4,32g

Điều chế 12 viên → sau đó đem cân → khối lượng 12 viên đạn tá dược nguyên
chất là Yg.
HSTT nghịch:

x : khối lượng 12 viên đạn tá dược nguyên chất
y : khối lượng 12 viên đạn dược chất + tá dược
p : khối lượng dược chất trong 12 viên= (Y x 10%).
E: hệ số thay thế (HSTT)
Từ E tính lượng tá dược cần dùng

X : lượng tá dược cần dùng
25


×