Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đề cương thực tập bào chế 2: phần 2 cốm pha hỗn dịch paracetamol, viên nang, viên nén

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.42 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN BÀO CHẾ
----

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP

PHẦN
THUỐC CỐM PHA HỖN DỊCH
THUỐC NANG
THUỐC VIÊN NÉN

Đợt TT:
Nhóm TT:
Ngày TT:
Bàn TT:
Tiểu nhóm:
Lớp:

Niên khóa 2014– 2015

Dược VB2-2012


DANH SÁCH TIỂU NHÓM
NHÓM – TIỂU NHÓM
STT

HỌ TÊN SV



MỤC LỤC
PHẦN I:

CỐM PARACETAMOL

1.

Đặt vấn đề

2.

Mục tiêu

3.

Phương pháp và nguyên liệu, dụng cụ, máy, thiết bị

4.

3.1.

Lý luận và tính toán các thành phần công thức

3.2.

Dự kiến công thức

3.3.

Máy móc thiết bị


3.1.

Điều chế

3.2.

Vẽ nhãn thành phẩm

Kết quả

6 tài liệu tham khảo
3. Dược điển Việt Nam, trang …
PHẦN II:

NANG PARACETAMOL 325 mg

1.

Đặt vấn đề

2.

Mục tiêu nghiên cứu

3.

Phương pháp

4.


3.1.

Lý luận để thành lập công thức

3.2.

Chọn tá dược

3.3.

Phương pháp

3.4.

Điều chế 3 lô thuốc nang paracetamol

Kiểm tra chất lượng viên nang
4.1.

Độ rã [4]

4.2.

Độ đồng đều khối lượng [4]

Tài liệu tham khảo
PHẦN III:

THUỐC VIÊN NÉN STRYCHNIN – B1


1.

Đặt vấn đề

2.

Mục tiêu nghiên cứu

3.

Phương pháp & nguyên vật liệu, dụng cụ, máy thiết bị

4.

3.1.

Lý luận thành lập công thức

3.2.

Chọn tá dược

3.3.

Đề xuất công thức nghiên cứu và nội dung thực tập

3.4.

Tiến hành điều chế


Kiểm tra chất lượng viên nén [5]


4.1.

Kiểm tra độ đồng đều khối lượng

4.2.

Độ cứng [6]

4.3.

Độ rã

4.4.

Độ mài mòn:

Tài liệu tham khảo


CỐM PARACETAMOL


CỐM PARACETAMOL

PHẦN I: CỐM PARACETAMOL
Công thức 1 gói:

Paracetamol

0,12 g

Aspartam

0,03 g

Tá dược chức năng vđ
Saccarose vừa đủ
1.

1,7 g

Đặt vấn đề

Paracetamol (Acetaminophen), là hoạt chất rất thông dụng trong nhiều biệt dược giảm
đau, hạ sốt, dùng qua đường uống. Nhưng hoạt chất này hòa tan tương đối kém trong
nước (1:70) và nếu kỹ thuật bào chế chưa tốt thì sinh khả dụng của thuốc khó đạt yêu
cầu của trị liệu và không ổn định. [1]
Ưu điểm của paracetamol so với các thuốc giảm đau hạ sốt nhóm NSAID là ít tác
dụng phụ, sử dụng an toàn cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt thích hợp cho trẻ
em. Do đó paracetamol được bào chế dưới nhiều dạng bào chế khác nhau như viên
nén, viên bao phim, viên sủi, cốm, viên đặt trực tràng… tạo nên sự đa dạng trong cách
sử dụng paracetamol ngày nay. Hướng tới trẻ em, nhóm đối tượng khó tuân thủ điều trị
do sợ uống thuốc, nhóm nghiên cứu công thức cốm paracetamol 120mg với vị trái cây
để pha hỗn dịch uống nhằm giúp trẻ em dễ uống thuốc, tuân thủ điều trị.
2.

Mục tiêu


Nghiên cứu tìm công thức thuốc cốm paracetamol với 0,12 g paracetamol, 0,03g
aspartame và tá dược vừa đủ 1,7g/gói. Từ công thức đã nghiên cứu, thiết kế sản xuất 3
lô thử nghiệm (100 gói/lô) trong điều kiện phòng thí nghiệm của Bộ môn Bào Chế Khoa Dược – Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.

Phương pháp và nguyên liệu, dụng cụ, máy, thiết bị
3.1.

Lý luận và tính toán các thành phần công thức

3.1.1. Hoạt chất: Paracetamol dược dụng
Bột kết tinh trắng, không mùi. Hơi tan trong nước, rất khó tan trong cloroform, ether,
methylen clorid, dễ tan trong dung dịch kiềm, ethanol 96%.
3.1.2. Tá dược độn
Saccarose:Đường trắng chế từ mía hoạc củ cải đường, vị ngọt, dễ tan nen hay dùng
trong viên sủi bọt, viên ngậm-kẹo ngọt (lozenges) và làm tá dược dính.
Saccarose dạng bột kết tinh mịn màu trắng, không mùi với vị ngọt dễ chịu.Tỉ trọng
1,587 g/cm3.Saccarose trong công thức thuốc cốm có vai trò làm tá dược độn, tá dược
dính, tá dược điều vị.
6


CỐM PARACETAMOL

3.1.3. Tá dược dính
Polyvinyl pyrolidon (PVP) là polyme tổng hợp, có độ dính cao, tan dược cả trong
nước và ethanol nen thích hợp cho cả xát hạt ướt và xát hạt khan nước. PVP dễ tan,,
khả năng phóng thích hoạt chất nhanh thích hợp cho nhiều hoạt chất như các vitamin,
paracetamol, aspirin, furosemide, phenytoin, rifampicin,… Lượng dung 0,5-5% trong

công thức [2].
Chọn hàm lượng PVP cho cốm paracetamol là 5%. Khối lượng PVP cho một gói cốm
1,7 g là:
mPVP = 1,7 x 5% = 0,085 g
3.1.4. Tá dược rã
Natricarbonat :Natri carbonat kết hợp cùng với acid malic trong môi trường nước sinh
khí CO2 làm thuốc cốm rã nhanh.
3.1.5. Tá dược trơn – bóng:
PEG 4000
Sử dụng tá dược trơn bóng nhằm làm trơn bề mặt của bột cũng như hạt cốm, giúp cho
quá trình xát hạt được dễ dàng.Có nhiều loại tá dược trơn bóng khác nhau, trong đó có
PEG4000 thường được sử dụng, đây là tá dược thân nước, tan được trong nước.
Thuốc cốm thường sử dụng PEG theo tỉ lệ 2-5%. Chọn tỉ lệ 5% . Khối lượng PEG4000
cho 1 gói cốm 1,7 g.
mPEG4000 = 1,7x5%= 0,085 g
1 Tá dược điều vị
Aspartam: Bột tinh thể màu trắng hoặc gần như trắng, hơi hút ẩm. (d =1,341)
Ít tan hoặc ít tan trong nước và trong ethanol (96%), thực tế không tan trong hexane và
methylene chloride. [3]
Aspartam cùng với saccarose có vai trò tạo vị ngọt dễ uống cho chế phẩm.
Acid malic:
Bột tinh thể, màu trắng, tan trong nước và ethanol. Acid malic có tác dụng tạo hương
táo cho cốm. Bên cạnh đó, acid malic có vai trò phản ứng với natri bicarbonat khi pha
vào nước, sinh khí CO2 giúp cho việc phân rã thuốc tốt hơn. Tỉ lệ dùng là 5%.
Chất bảo quản:
Natri benzoat được sử dụng làm chất bảo quản với tỉ lệ 0,05%.
3.2.

Dự kiến công thức


Công thức 1 gói cốm 1,7g
Paracetamol
0,12 g

Công thức 3 lô thử nghiệm (100 gói/lô)
36 g
7


CỐM PARACETAMOL

Aspartam
Natri benzoate
PVP
PEG4000
Natribicarbonat
Acid malic
Chất điều vị táo
Saccarose vừa đủ
3.3.

0,03 g
0,0009 g
0,085 g
0,085 g
0,085 g
0,085 g

1,7 g


9g
0,255 g
25,5 g
25,5 g
25,5 g
25,5 g

510 g

Máy móc thiết bị

Cân điện tử
Becher
Máy nghiền bột
Máy rây, rây với các kích cỡ khác nhau (rây số 125, 180, 1400, 2000)
Máy ép kiểu trục lăn, có bộ phận sửa hạt.
1 Điều chế
Điều chế thuốc cốm paracetamol theo phương pháp xát hạt khô, sử dụng máy ép trục
lăn nén khô và tạo hạt, quá trình điều chế được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ
phòng ≤ 21oC, độ ẩm ≤ 20%.
Tiến hành:
Nghiền riêng hoạt chất và các tá dược bằng máy nghiền đến kích thước bột mịn.Bột
mịn (180/125) là bột mà không ít hơn 95% phần tử qua được rây số 180 và không
nhiều hơn 40% qua được rây số 125. [4]
Trộn bột theo nguyên tắc trộn bột kép sử dụng máy trộn. Lót máy bằng saccarose, tiếp
theo cho natri bicarbonate (d = 2,20 g/cm3),natri benzoate 1,5, aspartame (d =1,341),
paracetamol (1,263), PEG 4000 (1.212), Polyvinyl pyrolidon (PVP) (1,2), acid malic
(d = 1,609), saccharose (1,59), chất điều vị táo.
Đưa hỗn hợp bột đã trộn đều vào phễu của máy ép trục lăn, chỉnh bộ phận sửa hạt sao
cho hạt cốm có kích thước thích hợp (1,4 đến 2 cm). Sử dụng hệ thống 2 rây 1400 và

2000 để sửa hạt, những hạt không qua được rây 2000 thì cho vào bộ phận sửa hạt,
những hạt qua được rây 1400 thì cho vào phễu máy ép lại. Thu những hạt cốm giữ lại
ở rây 1400.
Kiểm nghiệm bán thành phẩm.
Đóng gói 1,7 g cốm vào túi giấy nhôm tráng PE, hàn kín.
Kiểm tra thành phẩm và bảo quản.

8


CỐM PARACETAMOL

Sơ đồ máy ép kiểu trục lăn có bộ phận sửa hạt.

9


CỐM PARACETAMOL

Lưu đồ điều chế thuốc cốm paracetamol
natri bicarbonate
natri benzoate
aspartame
paracetamol
PEG 4000
PVP
saccharose
acid malic
chất điều vị táo
(đã được nghiền


Trộn hỗn hợp bột

Kiểm tra độ đồng
nhất

Xay hạt khô

Sửa hạt
(rây, chọn hạt)
Kiểm tra bán thành
phẩm
Đóng gói
Kiểm tra thành phẩm
Bảo quản

3.4.

Vẽ nhãn thành phẩm

KHOA DƯỢC- ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
41 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Q.1, TP Hồ Chí Minh

CỐM PARACETAMOL 120mg
Gói 1,7 g.
Công thức:
Paracetamol
120 mg
Tá dược


Công dụng, cách dùng: Xem trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
Bảo quản: nhiệt độ dưới 30 oC, tránh ánh sáng
Ngày pha chế:
Hạn dùng:

10


CỐM PARACETAMOL

4.

Kết quả

4.1.

Khảo sát, đánh giá đo đạc các thông số của chế phẩm

Các yêu cầu chất lượng chung [5]

Hình thức
Thuốc cốm phải khô, đồng đều về kích thước hạt, không có hiện tượng hút ẩm, không
bị mềm và biến màu.
Độ ẩm
Xác định nước trong các thuốc cốm nói chung theo phương pháp Xác định mất khối
lượng do làm khô (Phụ lục 9.6), trong các thuốc cốm chứa tinh dầu theo phương pháp
cất với dung môi (Phụ lục 12.13). Các thuốc cốm có độ ẩm không quá 5,0%, trừ các
chỉ dẫn khác.
Độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3)
Thuốc cốm không quy định thử độ đồng đều về hàm lượng thì phải thử độ đồng đều

khối lượng.
Phương pháp
Cân khối lượng của một nang hay một gói (thuốc bột, thuốc cốm). Với viên nang
cứng, tháo rời hai nửa vỏ nang, dùng bông lau sạch vỏ và cân khối lượng của vỏ. Với
viên nang mềm, cắt mở nang, bóp hết thuốc ra, dùng ether hoặc dung môi hữu cơ thích
hợp rửa vỏ nang, để khô tự nhiên cho đến khi hết mùi dung môi, cân khối lượng của
vỏ nang. Với gói, cắt mở gói, lấy hết thuốc ra, dùng bông lau sạch bột thuốc bám ở
mặt trong, cân khối lượng vỏ gói. Khối lượng thuốc trong nang hay gói là hiệu số giữa
khối lượng nang thuốc hay gói và khối lượng vỏ nang hay vỏ gói. Tiến hành tương tự
với 19 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Tính khối lượng trung bình của thuốc trong nang
hay gói.
Kết quả không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so
với khối lượng trung bình quy định (±7%) và không được có đơn vị nào có khối lượng
vượt gấp đôi giới hạn đó.
Độ đồng đều hàm lượng (Phụ lục 11.2)
Trừ khi có chỉ dẫn khác, phép thử này áp dụng cho các thuốc cốm đóng gói một liều,
có chứa một hoặc nhiều dược chất, trong đó có các dược chất có hàm lượng dưới 2 mg
hoặc dưới 2% (kl/kl) so với khối lượng cốm trong 1 liều.
Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử, nếu có không quá một đơn vị có hàm lượng nằm
ngoài giới hạn 85% đến 115% và không có đơn vị nào có hàm lượng nằm ngoài giới
hạn 75% đến 125% của hàm lượng trung bình.

11


CỐM PARACETAMOL

Định tính và định lượng
Theo chuyên luận riêng.
Độ rã

Cho một lượng cốm đóng gói trong một đơn vị phân liều vào cốc chứa 200 ml nước ở
15-25oC, phải có nhiều bọt khí bay ra. Cốm được coi là rã hết nếu hoà tan hoặc phân
tán hết trong nước. Thử với 6 liều, chế phẩm đạt yêu cầu phép thử nếu mỗi liều rã
trong vòng 5 phút, trừ khi có các chỉ dẫn khác trong chuyên luận riêng.
Bảo quản
Thuốc cốm phải được bảo quản trong các đồ đựng kín, đóng từng liều hoặc nhiều liều,
có nhãn đúng qui định.Để nơi khô mát.

6 tài liệu tham khảo
1.Lê Văn Lăng, Trần Thị Thanh Nữ, Huỳnh Kim Phượng. Nghiên cứu thuốc cốm chứa
paracetamol. Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 6, số 1(2002).
2. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, Thuốc viên, Bào chế và sinh dược học Tập II,
NXB Y Học, 2011,trang 178.
3. Dược điển Việt Nam, trang …
4. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, Thuốc bột & thuốc cốm, Bào chế và sinh dược
học Tập II, NXB Y Học, 2011,trang 144.
5. Dược điển Việt Nam, thuốc cốm, trang…

12


NANG PARACETAMOL

PHẦN II: NANG PARACETAMOL 325 mg

Công thức cho một viên nang
Paracetamol........................0.330 mg
Talc và tá dược X1, X2......vừa đủ để đóng nang số 1 hoặc số 0

1.


Đặt vấn đề

Paracetamol (Acetaminophen) ngày càng được sử dụng làm thuốc hạ nhiệt giảm đau
do ít gây dị ứng, không kích ứng dạ dày, không ảnh hưởng đến sự đông máu, có thể sử
dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Với sự đa dạng về dạng dùng như
viên nén, viên nang, viên sủi bọt, tọa dược, dạng gói bột thuốc giọt. [hóa dược 2 t 381]
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tìm được nang paracetamol với 0,33 g paracetamol, bột talc, tá dược chức
năng x1, x2 vừa đủ nang số 1 hoặc số 0. Đề nghị công thức cho 3 lô thử nghiệm trên
máy MP-30, 300 nang/lô trong điều kiện phòng thí nghiêm bộ môn Bào chế.Mỗi lô
nghiên cứu được bào chế với các tá dược trơn khác nhau (Talc, Mg stearate, Aerosil
200) với hàm lượng 5%.Từ các lô nghiên cứu nói trên, đánh giá được sự khác nhau về
chất lượng nang paracetamol.
3.

Phương pháp
3.1.

Lý luận để thành lập công thức

Viên nang paracetamol 330 mg là dạng thuốc rắn phân liều, thành phần gồm dược chất
rắn chứa trong 1 lớp vỏ nang có tác dụng giảm đau, hạ sốt và dùng bằng đường uống
[1].
Khối bột được đóng vào nang phải có 2 tính chất cơ bản là độ trơn chảy, tính chịu nén
tốt [2] và độ hòa tan.Để đạt được các yêu cầu này, khi điều chế cốm ta phải thêm vào
công thức tá dược độn, tá dược dính, tá dược rã và tá dược trơn.

Trong nghiên cứu này, nhóm thực hiện đóng nang bằng phương pháp thủ công đóng
đầy thân nang bằng thuốc bột, sử dụng máy MP-30.
3.2.

Chọn tá dược

3.2.1. Tá dược độn
Tá dược độn còn gọi là tá dược pha loãng nhằm làm tang thể tích, khối lượng giúp
đóng đầy nang.Có nhiều loại tá dược độn khác nhau, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình
13


NANG PARACETAMOL

hấp thu của thuốc như tinh bột, lactose, dicalci phosphat. Ta chọn lactose làm tá dược
độn do paracetamol là chất khó tan trong nước, sử dụng lactose dễ tan trong nước
nhằm tạo các khoảng trống giúp cho paracetamol dễ dàng tiếp xúc với môi trường.
Lactose có vị ngọt, dễ tan trong nước, tỉ trọng d = 1,53 g/cm3.
3.2.2. Tá dược trơn
Tá dược trơn giúp cho hạt chảy đều, sự trơn chảy của khối hạt hay bột cần thiết cho tất
cả các máy đóng nang khác nhau.Nghiên cứu với 3 tá dược trơn khác nhau từ đó đánh
giá được vai trò của chúng trong công thức, phương thức bào chế cũng như chất lượng
của sản phẩm viên nang paracetamol
Talc là bột tinh thể rất mịn, màu trắng xám, không mùi, trơn tay và dễ dính mà không
gây sạn
Magnesi stearate:
Magnesium stearate, còn được gọi là muối Magnesi của acid octadecanoic, là một chất
màu trắng, rắn, tỉ trọng 1,026 g/cm3.
Aerosil 200:
Aerosil 200 là keo silic dioxid, không tan trong nước được sử dụng làm tá dược trơn.

3.3.

Phương pháp

Trộn bột thuốc ban đầu (bột thuốc I): Để tìm kích thước nang cần sử dụng cũng như
tính được lượng bột thuốc cần dùng để đóng đầy thân nang sao cho đúng hàm lượng
330mg paracetamol trong 1 nang ta tiến hành các bước chính sau:
Trộn bột thuốc ban đầu, từ đó tính được tỷ trọng biểu kiến ban đầu (d bk1), tính
được thể tích thực tế (Vtt) của bột thuốc I đúng với hàm lượng paracetamol.
▸ Tiến hành chọn nang cho phù hợp với Vtt (lớn hơn Vtt).
▸ Tính thể tích nang cần được lấp đầy bởi tá dược độn.
▸ Tính khối lượng bột thuốc hoàn chỉnh (bột thuốc II) cần cho 1 nang (tổng bột I
và tá dược độn thêm. Từ đó tính được lượng bột cần điều chế cho 1 lô thuốc.


Trộn bột thuốc ban đầu:
Giả sử hàm lượng paracetamol trong bột thuốc ban đầu là 90%. Các tá dược trơn nêu
trên có tính khô, mịn hay dùng cho phương pháp trộn bột khô, tỉ lệ thường sử dụng:
talc 2-3%,magnesi stearate 1-2%, Aerosil 0,25-0,5%.Còn lại là tá dược độn.

Paracetamol
Talc
Magnesi stearate
Aerosil 200

Công thức 25 g bột thuốc ban đầu
(bột thuốc I)
Công thức 1
Công thức 2
(90%)

22,5
22,5
(3%)
0,75
(2%)
0,5
(0,5%)

Công thức 3
22,5
0,13
14


NANG PARACETAMOL

Lactose

1,75

2

2,37

Xác định tỉ trọng biểu kiến: lấy 25 g bột thuốc I đổ nhẹ nhàng vào ống đong 50 ml, để
ống đong lên độ cao 2.5 cm rồi cho rớt theo chiều thẳng đứng 3 lần, mỗi lần cách nhau
2 giây. Đọc thể tích biểu kiến 1 và tính tỉ trọng biểu kiến:
Khối lượng bột thuốc I tương đương với 330mg paracetamol cho 1 nang

Thể tích thực tế bột thuốc I chiếm trong nang


Chọn cỡ nang
Dựa vào Vtt để chọn cỡ nang thích hợp theo yêu cầu, nang số 1 (0.48 ml) hoặc số 0
(0.67 ml).
Nếu Vtt > 0,67 ml : tiến hành sửa lại công thức sao cho dbk1 lớn hơn (giảm tá dược
độn, thay đổi tá dược trơn có tỷ trọng lớn hơn)
0,48< Vtt< 0,67 ml: Chọn nang số 0 (0,67ml).
Vtt< 0,48 ml: Chọn nang số 1(0,48ml).
Sau khi chọn được nang ta có Vnang (ml)
Lượng lactose độn thêm
Thể tích cần độn thêm tá dược:
Vđộn = Vnang- Vtt
Khối lượng tá dược độn (lactose)
mđộn= Vđộn × dđộn
Khối lượng bột thuốc hoàn chỉnh (bột thuốc II) cần cho 1 nang:
mb2 = mb1 + mđộn
Tìm lượng bột hoàn chỉnh cần điều chế:
Lượng bột cần cho 1 lô (300 nang), cho lượng hao hụt cho phương pháp đóng đầy thân
nang là 20%
M=mb2 ×300 ×1,2 g
Từ lượng bột cần cho 1 lô 300 nang (M) ta có thể tính được Mb1, Mđộn cho 1 lô.
3.4.

Điều chế 3 lô thuốc nang paracetamol

Điều chế bột hoàn chỉnh cho thuốc nang:
15


NANG PARACETAMOL


Công thức bột thuốc hoàn chỉnh cho 300 nang
(bột thuốc I)
Công thức 1
Công thức 2

Công thức 3

Paracetamol
Talc
Magnesi stearate
Aerosil 200
Lactose
Lactose độn thêm
Các hoạt chất và tá dược được xay mịn đến kích thước thích hợp, sàng qua rây, sau đó
trộn bột theo nguyên tắc trộn bột kép bằng máy trộn.
Đóng thuốc vô nang: gồm 3 giai đoạn




Mở vỏ nang
Đóng thuốc vào thân nang
Đóng nắp và lau sạch nang

4.

Kiểm tra chất lượng viên nang
4.1.


Độ rã [4]

Nếu không có chỉ dẫn khác thì dùng nước làm môi trường thử, thời gian rã, phân rã
trong vòng 30 phút
4.2.

Độ đồng đều khối lượng [4]

Cân khối lượng 1 nang thuốc, tháo rời 2 nửa vỏ nang, dùng bông lau sạch vỏ nang và
cân khối lượng vỏ nang. Khối lượng cốm trong nang là hiệu số giữa khối lượng nang
thuốc và khối lượng vỏ nang
Tiến hành tương tự với 19 viên nang ngẫu nhiên khác. Tính khối lượng trung bình
thuốc trong nang:

Khối lượng trung bình viên nang

Giới hạn

> 300 mg

± 7.5%

Nhãn:

16


NANG PARACETAMOL

KHOA DƯỢC – ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

41 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp.HCM, Việt Nam

VIÊN NANG PARACETAMOL 330 mg
Chai 100 viên
Công thức:
Paracetamol
Tá dược vừa đủ

330 mg

Công dụng, cách dùng, chống chỉ định: xem tờ hướng dẫn sử dụng
Ngày sản xuất:

//

Hạn dùng:

//

ĐKBQ: khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30 oC
“ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM”

Tài liệu tham khảo
[1] PGS.TS Huỳnh Thị Ngọc Phương, PGS.TS Lê Minh Trí.Thuốc tác động lên hệ
miễn dịch, Hóa dược 2.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trang 381.
[2] Lê Hậu. Thuốc viên nang và vi nang. Bào chế và sinh dược học tập 2.Nhà xuất
bản Y học 2010, trang 285.
[3] GS.TS Lê Quan Nghiệm, PGS.TS Huỳnh Văn Hóa. Thuốc viên nén. Bào chế và
sinh dược học tập 2.Nhà xuất bản Y học 2010, trang 176.

[4] Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất bản Y học “Phép thử đồng đều khối
lượng”, “Phép thử độ rã của viên nén và viên nang”, PL-11.3, PL-11.6
.

17


VIÊN NÉN STRYCHNIN – B1

PHẦN III:

THUỐC VIÊN NÉN STRYCHNIN – B1

Mỗi viên nén chứa 0.5 mg Strychnin sulfat và 5 mg Thiamin hydroclorid

1.

Đặt vấn đề

???????????????
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Công thức thuốc cho 1viên:
Strychnin sulfate

0.50 g

Thiamin hydroclorid


5.00 g

Acid tartric

0.25 g

Talc và tá dược chức năng x1, x2, x3



205 g

Dập viên với chày φ = 9 mm, khối lượng trung bình 0.205 g
????????????????
3.

Phương pháp & nguyên vật liệu, dụng cụ, máy thiết bị
3.1.

Lý luận thành lập công thức

Viên nén strychnin – B1 là khối rắn định hình, xốp, có hình dáng xác định, hình
thành do sự kết dính các tiểu phân bột, hạt thuốc khi bị nén. Vì vậy trong thuốc có tá
dược dính
▸ Độ xốp phụ thuộc vào đặc tính của hạt và lực nén khi dập viên đặc biệt là độ rã và
độ hòa tan. Vì vậy trong công thức phải có tá dược rã.
▸ Tính trơn chảy của hạt quyết định độ đồng đều khối lượng và độ đồng đều hàm
lượng cho viên do đó cần tá dược trơn



3.2.

Chọn tá dược

3.2.1. Tá dược độn, rã


Lactose: là tá dược độn, ngoài ra còn giúp viên dễ rã do có tính hút nước và trương
nở khá tốt [1].
18


VIÊN NÉN STRYCHNIN – B1

Tinh bột: tá dược độn rã, giúp làm rã giải phóng hoạt chất tốt, gần như không hút
ẩm nên được sử dụng rộng với lactose [2].
▸ Sự phối hợp giữa lactose và tinh bột giúp viên rã tốt hơn theo cơ chế hòa tan
(lactose) và rã theo cơ chế trương phồng (tinh bột). Nhóm chọn tỉ lệ phối hợp giữa
tinh bột và lactose là 4:1


3.2.2. Tá dược dính
Giúp cho các bột, hạt, thuốc dễ liên kết lại với với nhau thành 1 khối khi nén, mặt
khác cung cấp cho viên khi hình thành có một độ cứng thích hợp. Tùy theo tính chất
của dược chất mà chọn tá dược cho thích hợp, có thể chọn 1 trong số các tá dược dính
sau:
Hồ tinh bột: tá dược thông dụng, dùng trong xát hạt ướt ở nồng độ từ 2-5%
PVP: là polymer tổng hợp, có độ dính rất cao, tan được cả trong nước và cồn, lượng
dùng 0.5-5%
▸ Avicel PH 101: tá dược đa năng và có tính độn, rã, dính, trơn, có thể dùng dập thẳng

với một số hoạt chất hoặc xát hạt khô ướt, tỉ lệ dùng 20-90% [3].



3.3.

Đề xuất công thức nghiên cứu và nội dung thực tập

3.3.1. Biện luận chọn phương pháp điều chế
Strychnin sulfate: dạng tinh thể hình kim, không màu, không mùi, vị rất đắng, tan
trong nước, ít tan trong cloroform, không tan trong ether, có tính kiềm. Đây là dược
chất độc, sử dụng với lượng rất nhỏ. Do đó khi điều chế ta sử dụng bột mẹ có nồng độ
1%

Công thức Strychnin sulfate 1%
Strychnin sulfate
Đỏ carmin
Lactose vừa đủ

0.1 g
0.05 g
10 g

→ Lượng bột mẹ strychnin sulfate 1% cần lấy là:

19


VIÊN NÉN STRYCHNIN – B1


3.3.2. Thiết kế công thức cho 1000 viên nén Strychnin – B1
Mỗi viên chứa 0.5 mg strychnin sulfate và 5 mg thiamin hydroclorid, dập viên
khối lượng 205 mg với chày φ = 3 mm

1.1.1. Công thức 1:

Khảo sát với tá dược dính là dung dịch PVP 10%, tỉ lệ khảo sát là 3%
→ Lượng PVP cần sử dụng là 205 mg × 1000 × 3% = 6150 mg = 6.15 g

Pha dung dịch PVP 10%
100 g



10 g

Xg



6.15 g



X = 61.5 g

Tá dược trơn bóng – Talc, khảo sát ở tỉ lệ 2%
→ Lượng bột talc cần sử dụng là: 205 × 1000 × 2% = 4.1 g
Tá dược dính rã là hỗn hợp tinh bột và lactose tỉ lệ 4:1
→ Lượng hỗn hợp tá dược dính rã = Tổng lượng cốm – (bột nồng độ Strychnin sulfate

1% + Vitamin B1 + PVP 10% + Acid tartric + Talc) = 205 – (50 + 5 + 61.5 + 0.25 +
4.1) = 84.15 g


Lượng tinh bột cần sử dụng:



Lượng lactose cần sử dụng: 84.15 – 67.32 = 16.83 g

Vậy công thức 1 là:

Bột nồng độ strychnin 1%
Thiamin hydroclorid
Tinh bột
Lactose

50 g
5g
67.32 g
16.83 g
20


VIÊN NÉN STRYCHNIN – B1

Acid tartric
Talc
Dung dịch PVP 10%


0.25 g
4.1 g
61.5 g

1.1.2. Công thức 2

Khảo sát với tá dược dính là avicel PH 101 làm tá dược dính với tỉ lệ 20%, tá
dược độn rã là hỗn hợp tinh bột và lactose theo tỉ lệ 4:1 và tá dược trơn là talc



Lượng Avicel PH 101 cần sử dụng là 205 mg × 1000 × 20% = 41 g



Lượng tinh bột và lactose là: 205 – (50 + 5 + 41 + 0.25 + 4.1) = 104.65 g



Lượng tinh bột:



Lượng lactose cần sử dụng: 104.65 – 83.72 = 20.93 g

Vậy công thức 2 là:

Bột nồng độ strychnin 1%
Thiamin hydroclorid
Tinh bột

Lactose
Acid tartric
Talc
Avicel PH 101

3.4.

50 g
5g
83.72 g
104.65 g
0.25 g
4.1 g
41 g

Tiến hành điều chế

1.2. Chuẩn bị
▸ Cân, cối chày, rây, bercher 50 ml, ống đong 100 ml, đũa khuấy
▸ Chọn dụng cụ, nguyên liệu
▸ Cân các thành phần theo công thức
21


VIÊN NÉN STRYCHNIN – B1

1.3. Pha chế

Pha tá dược dính lỏng:
Khuấy 0.25 g acid tartric vào 25 ml nước trong bercher 50 ml cho đến tan hoàn toàn

(1)
▸ Pha dung dịch PVP 10%: cho 7 g PVP vào 40 g nước, khuấy cho tan hoàn toàn,
thêm nước vừa đủ 70 g (2)


Nghiền và trộn hỗn hợp bột ban đầu:



Nghiền từng nguyên liệu trong cối chày và rây qua rây φ = 0.1 mm
Sau đó trộn 50 g strychnin sulfate 1%, lactose, tinh bột theo nguyên tắc đồng lượng
đến khi đồng nhất

Làm ẩm khối bột: Cho từ từ (2) vào công thức 1 và (1) vào công thức 2, trộn đến khi
khối bột ẩm để có thể xát được hạt, nếu khối bột không ẩm có thể thêm nước
Xát hạt: Xát khối bột ẩm vừa nhồi, trộn qua rây φ = 2 mm
Sấy cốm: Trải cốm lên khay và sấy cốm ở nhiệt độ 50-60 0C cho khối bột khô đều.
Kiểm tra độ ẩm sau khi sấy
Sửa hạt: Sửa cốm qua rây φ = 1 mm
Trộn hoàn tất: Trộn cốm bán thành phẩm với Thiamin hydroclorid, Avicel PH 101
(công thức 2) và talc
Dập viên: Dập viên bằng máy tâm sai với khối lượng 205 mg với chày φ = 9 mm, giới
hạn cho phép ± 7.5%
Đóng gói: Đóng chai dán nhãn theo qui định

Nhãn:

22



VIÊN NÉN STRYCHNIN – B1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Số 41 Đinh Tiên Hoàng, Q1, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
VIÊN NÉN STRYCHNIN – B1
Chai 50 viên
Công thức:

Ngày pha chế:

Công dụng:

Hạn dùng:

Cách dùng:

ĐKBQ:

23


VIÊN NÉN STRYCHNIN – B1

✳ Sơ đồ điều chế:
Strychnin sulfat 1%, thiamin hydroclorid, tá dược dính lỏng, tinh bột, lactose, acid tartric,
Chuẩnavicel
bị nguyên
PH 101,
liệutalc, nước


Trộn hỗn hợp bột ban đầu
Strychnin sulfat 1%, tinh bột, lactose

Kiểm tra
độ đồng nhấ

Tá dược dính lỏng
Làm ẩm khối bột

Kiểm tra
độ dẻo của khối
Xát hạt ướt qua rây
= 2 mm

Sấy cốm
ở nhiệt độ 50-60 0C

Kiểm tra
độ ẩm cốm
Sửa hạt qua cỡ rây
= 1 mm
Thiamin hydroclorid, avicel PH 101, talc
Trộn hoàn tất

Kiểm trabán thành
Dập viên

Kiểm tra khối lượng viên,

Đóng gói


24


VIÊN NÉN STRYCHNIN – B1

4.

Kiểm tra chất lượng viên nén [5]

4.1.

Kiểm tra độ đồng đều khối lượng

Cách thử: cân chính xác khối lượng trung bình và khối lượng từng viên của 20
viên thuốc là thuốc đạt yêu cầu không có quá 2 viên có độ lệch ngoài qui định và không
có viên nào có độ lệch quá 2 lần

4.2.
[6]

Khối lượng trung bình viên
Đến 80 mg
Trên 80 mg và dưới 250 mg
Trên 250 mg

Độ lệch
± 10%
± 7.5%
± 5%


Độ

cứng

Lực tối thiểu làm vỡ viên nén theo chiều hướng chịu lực kém nhất, độ cứng có thể
do nhà sản xuất ấn định, thử trên thiết bị đo độ cứng, có thể coi độ cứng 4 kf/ cm 2 là giá
trị trung bình để tham khảo

4.3.



Độ rã

Độ rã ≤ 15 phút
Mỗi lần thử 6 viên: thiết bị kiểu gờ quay
4.4.

Độ mài mòn:

là % khối lượng viên bị mất do bị vỡ, bị mài mòn sau khi thử nghiệm
▸ Thiết bị: thử nghiệm trên máy mô phỏng mài mòn viên nén
▸ Cân 20 viên cho vào máy, tốc độ 25 vòng/ phút. Cân viên sau khi thử nghiệm và
tính kết quả. Độ mài mòn viên khoảng ≤ 3%

25



×