Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá vai trò của vi khuẩn vibrio với hiện tượng ngao meretrix sp chết hàng loạt tại một số tỉnh phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.7 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-------------------------------

NGUYỄN THN HUYỀN

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN Vibrio
VỚI HIỆN TƯỢNG NGAO Meretrix sp CHẾT HÀNG LOẠT
TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA– 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-------------------------------

NGUYỄN THN HUYỀN

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN Vibrio
VỚI HIỆN TƯỢNG NGAO Meretrix sp CHẾT HÀNG LOẠT TẠI
MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Mã số:
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:


1:TS. BÙI QUANG TỀ
2:TS. NGÔ ANH TUẤN
Chủ tịch Hội đồng:
TS. NGUYỄN TẤN SỸ
Khoa sau đại học:

Nuôi trồng thủy sản
60620301
1001/QĐ-ĐHNT ngày 07/10/2014

KHÁNH HÒA – 2015

23/11/2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá vai trò của vi khuẩn Vibrio
với hiện tượng ngao Meretrix sp chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam”
là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền


iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
ban trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài.
Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Ngô Anh Tuấn - Trường Đại học Nha
Trang và TS. Bùi Quang Tề - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 những người
định hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Ths. Bùi Ngọc Thanh
cùng các anh chị Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh
thủy sản miền Bắc - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 - Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc
Ninh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
trường Đại học Nha Trang, trong suốt hai năm học tại trường, tôi đã nhận được sự dạy
dỗ, dìu dắt tận tình của các thầy cô giáo trong trường.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, các bạn đồng nghiệp những
người đã góp ý chân thành, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ, các anh chị em đã luôn cổ vũ, động viên con
trong những lúc khó khăn nhất giúp con có thêm nghị lực để có được ngày hôm nay.
Khánh Hòa, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Huyền

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................. .................................vii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... ........viii
DANH MỤC HÌNH .. ................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .. ......................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
1.1. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu............................................................3
1.1.1. Đặc điểm phân loại vi khuNn Vibrio ........................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái..................................................................................................... 3
1.1.3. Đặc tính phân bố và nuôi cấy................................................................................... .5
1.1.4. Đặc tính sinh hóa ....................................................................................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .........................................................................7
1.2.1. Bệnh do vi khuNn Vibrio gây ra trên thế giới .......................................................... 7
1.2.2. Vai trò của nhiệt độ và độ mặn ................................................................................. 9
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................10
1.3.1. Hiện trạng nghề nuôi ngao ở nước ta ................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Tình hình dịch bệnh trên ngao do vi khuNn Vibrio sp tại Việt N am .................... 12
1.3.3. Tình hình dịch bệnh trên ngao do ký sinh trùng Perkinsus tại Việt N am ............ 13
1.3.4. N hiệt độ, độ mặn ..................................................................................................... 14
CHƯƠN G 2: PHƯƠN G PHÁP N GHIÊN CỨU ..........................................................16

2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu..........................................................................16
2.2. N ội dung nghiên cứu ...........................................................................................16
2.3. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................16
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 16
2.3.2. Dụng cụ, thiết bị phục vụ nghiên cứu .................................................................... 16
2.3.3. Môi trường, hóa chất phục vụ nghiên cứu ............................................................. 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................18
v


2.4.1. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu .......................................................18
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu vi khuNn ......................................................................... 18
2.4.3. Phương pháp đếm mật độ vi khuNn........................................................................ 23
2.4.4. Phương pháp gây nhiễm các chủng vi khuNn Vibrio sp........... ……………Error!
Bookmark not defined.23
2.4.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .................................................................. 29
CHƯƠN G 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................30
3.1. Kết quả phân lập vi khuNn trên ngao ..................................................................30
3.1.1. Kết quả phân lập vi khuNn trên ngao tại 4 tỉnh…………………………..30
3.1.2. Kết quả phân lập vi khuNn trên ngao khỏe và ngao bệnh tại các tỉnh….......34
3.2. Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuNn phân lập được………… ..36
3.2.1. Kết quả kiểm tra độc lực của vi khuNn V. parahaemolyticus …………….37
3.2.2. Kết quả kiểm tra độc lực của vi khuNn V. parahaemolyticus ..…………..38
3.2.3. Kết quả kiểm tra độc lực của các vi khuNn - điều kiện đa nhân tố ………..39
CHƯƠN G 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ………………………………………..43
4.1. Kết luận ...............................................................................................................43
4.2. Đề xuất ................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................44
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHIA

: Brain heart infusion agar

BHIB

: Brain heart infusion broth

Cfu/ml

: KhuNn lạc/1 mililit

ĐC

: Đối chứng

ĐVTS

: Động vật thủy sản

h

: Giờ

H2O2


: N ước oxy già

mg/l

: Miligam/ lít

ml

: Mililít

N aCl

: Muối N atri

N aOH

: N atri hiđroxit

NT

: N ghiệm thức

ĐVTMHV

: Động vật thân mềm hai vỏ

N TTS

: N uôi trồng thủy sản


PBS

: Phosphate buffered saline

T

: N hiệt độ

Tb/l

: Tế bào/ lít

TCBD

: Thiosulfate Citrate Bile Salts Sucrose Agar

TSA

: Tryptic Soy Agar

%

: Phần trăm



: Phần nghìn

0


: Độ C

C

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Đặc điểm sinh hoá của một số loài Vibrio spp là tác nhân gây bệnh ở động
vật thuỷ sản ......................................................................................................................6
Bảng 1.2. Tỷ lệ cảm nhiễm vi khuNn trên một số động vật thân mềm hai vỏ …..……13
Bảng 3.1: Kết quả phân lập vi khuNn trên ngao nuôi ...................................................30
Bảng 3.2: Thành phần và tỷ lệ nhiễm vi khuNn trên ngao nuôi tại N am Định ..............34
Bảng 3.3: Thành phần và tỷ lệ nhiễm vi khuNn trên ngao nuôi tại Hải Phòng..............35
Bảng 3.4: Thành phần và tỷ lệ nhiễm vi khuNn trên ngao nuôi tại Thái Bình ..............35
Bảng 3.5: Thành phần và tỷ lệ nhiễm vi khuNn trên ngao nuôi tại Thanh Hóa .............36
Bảng 3.6: Khả năng gây chết ngao của vi khuNn Vibrio parahaemolyticus trongđiều
kiện đơn nhân tố (%) .....................................................................................................37
Bảng 3.7: Khả năng gây chết ngao của vi khuNn V. alginolyticus trong điều kiện đơn
nhân tố (%) ....................................................................................................................39
Bảng 3.8: Khả năng gây chết ngao của hai loại vi khuNn V. alginolyticus và V.
parahaemolyticus ở điều kiện đa nhân tố nhiệt độ 33°C và độ mặn 33‰ ..................410
Bảng 3.9: Khả năng gây chết ngao của hai loại vi khuNn V. alginolyticus và V.
parahaemolyticus ở điều kiện đa nhân tố nhiệt độ 35°C và độ mặn 35‰ .................401

viii


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Vi khuNn V. parahaemolyticus ........................................................................4
Hình 1.2. Vi khuNn V. vulnificus .....................................................................................4
Hình 1.3. Vi khuNn V. harveyi .........................................................................................4
Hình 1.4. Vi khuNn V. alginolyticus ................................................................................5
Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu ...................................................................................18
Hình 2.2. Sơ đồ phân lập vi khuNn trên ngao ................................................................22
Hình 2.3. N ghêu M. lyrata............................................................................................22
Hình 2.4. Phân lập vi khuNn Vibrio trên ngao ...............................................................23
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của vi khuNn lên ngaoError! Bookmark
not defined.5
Hình 2.6. Bố trí thí nghiệm gây nhiễm vi khuNn cho ngao trong điều kiện đa nhân tố
nhiệt độ 35°C và độ mặn 35‰ ......................................................................................27
Hình 2.7. Bố trí thí nghiệm gây nhiễm vi khuNn cho ngao trong điều kiện đa nhân tố
nhiệt độ 33°C và độ mặn 33‰ ......................................................................................28
Hình 3.1. Hình thái khuNn lạc vi khuNn Vibrio parahaemolyticus khi nuôi cấy trên môi
trường thạch chọn lọc TCBS và môi trường thạch máu. ...............................................32
Hình 3.2. Kết quả thử kít API 20E định danh vi khuNn Vibrio parahaemolyticus ...........
Error! Bookmark not defined.2
Hình 3.3. Kết quả phản ứng sinh hóa của V. parahaemolyticus trên môi trường O/F ..33
Hình 3.4. Hình dạng vi khuNn Vibrio parahaemolyticus (nhuộm gram) ......................33
Hình 3.5. Kết quả phản ứng sinh hóa của V. alginolyticus trên môi trường O/F ..........33
Hình 3.6. Kết quả phản ứng sinh hóa của V. alginolyticus trên kít API 20E ................34
Hình 3.7.Hình thái khuNn lạc vi khuNn V. alginolyticus khi nuôi cấy trên môi trường
thạch chọn lọc TCBS và hình dạng vi khuNn V. alginolyticus (nhuộm gram) ............34
Hình 3.8. Khả năng gây chết ngao của vi khuNn Vibrio parahaemolyticus trong điều
kiện đơn nhân tố………………………………………………………………………38
Hình 3.9. Khả năng gây chết ngao của vi khuNn V.alginolyticus trong điều kiện đơn
nhân tố……………………………………………………………………………….39


ix


Hình 3.10. Khả năng gây chết ngao của hai loại vi khuNn V. alginolyticus và V.
parahaemolyticus ở điều kiện đa nhân tố nhiệt độ 33°C và độ mặn 33‰ ..................420
Hình 3.11. Khả năng gây chết ngao của hai loại vi khuNn V. alginolyticus và
V.parahaemolyticus ở điều kiện đa nhân tố nhiệt độ 35°C và độ mặn 35‰...............
402

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản (N TTS) đã không ngừng
phát triển và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành Thủy sản nói riêng và kinh
tế đất nước nói chung.
Bên cạch sự phát triển của nghề nuôi tôm, cá nước ngọt và nghề nuôi cá biển thì
nghề nuôi động vật thân mềm hai vỏ (ĐVTMHV) cũng dần khẳng định được vai trò to
lớn của mình trong đó ngao là một trong những đối tượng động vật thân mềm hai
mảnh vỏ được nuôi chủ lực ở hầu hết các tỉnh ven biển Bắc bộ và khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long với diện tích nuôi và sản lượng ngày càng tăng do có những điều kiện
thuận lợi như: Diện tích bãi triều rộng, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi
ngao và người dân đã có kinh nghiệm nuôi ngao, bước đầu đã chủ động sản xuất được
con giống đáp ứng yêu cầu nuôi của một số địa phương.
Tuy nhiên trong những năm gần đây hiện tượng ngao thương phNm chết hàng
loạt tại nhiều tỉnh đã xảy ra gây ra tổn thất nghiệm trọng. N hận thấy tình hình ngao
chết hàng loạt đang đe dọa lớn đến sinh kế của hàng triệu người dân các tỉnh ven biển
Bộ N ông nghiệp và Phát triển N ông thôn đã giao Viện nghiên cứu N uôi trồng thủy sản
1 thực hiện đề tài ―N ghiên cứu các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm góp phần
ổn định nghề nuôi nghêu thương phNm ở Việt N am trong 3 năm từ 2012 -2014. Do đó

trong khuôn khổ đề tài chúng tôi sẽ làm rõ một số nội dung nghiên cứunhằm xác định
được hiện trạng dịch bệnh và tác nhân gây chết ngao hàng loạt tại một số tỉnh miền
Bắc Việt N am.
Đề tài được thực hiện với mục tiêu xác định vai trò của vi khuNn Vibrio spp trong hiện
tượng ngao Meretrix sp chết hàng loạt tại một số tỉnh phía Bắc Việt N am.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài như sau:
+Phương pháp phân lập và giám định vi khuNn dựa trên phương pháp nghiên cứu bệnh
vi khuNn ở động vật thuỷ sản của Frerichs và Millar (1983, 1993) và Whitman (2004)
xi


+ Phương pháp xác định mật độ vi khuNn: bằng phương pháp đo mật độ quang ở bước
sóng OD600nm
+Thí nghiệm bố trí với 3 thí nghiệm bao gồm:
Thí nghiệm 1: gây nhiễm vi khuNn đơn nhân tố;
Thí nghiệm 2: gây nhiễm vi khuNn đa nhân tố ở nhiệt độ 33°C và độ mặn 33‰;
Thí nghiệm 3: gây nhiễm vi khuNn đa nhân tố ở nhiệt độ 35°C và độ mặn 35‰.
Với phương pháp nghiên cứu trên chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:
+ Phân lập và giám định vi khuNn : Xác định được 14 chủng vi khuNn Vibrio hiện diện
trên mẫu ngao có hiện tượng chết hàng loạt đó là: vi khuNn V. parahaemolyticus, V.
vulnificus, V. alginolyticus, V. tubiashii, V. splendidus, V. tapetis, V. harveyi, V.
fisherii, V. icthyoenterii, V. ordalii, Vibrio sp, V. fluvialis, V. logei, V. agarivorans.
Trong đó các chủng vi khuNn V. parahaemolyticus và V. alginolyticus chiếm tỷ lệ cao
nhất lần lượt là 16,3% và 12,5%. Các chủng vi khuNn còn lại chiếm tỷ lệ nhiễm thấp từ
0,2-7,2%.
+ Kết quả gây nhiễm ở điều kiện đơn nhân tố với tác nhân vi khuNn là V.
parahaemolyticus và V. alginolyticus; nhiệt độ và độ mặn thích hợpngao bắt đầu chết
ở ngày thứ 4 và ngày thứ 10 nhưng với tỷ lệ chết không cao ở nồng độ vi khuNn cao
108 cfu/ml, ở nồng độ vi khuNn 106 cfu/ml và 104 cfu/ml ngao không chết.
+ Kết quả gây nhiễm ở điều kiện gây nhiễm đa nhân tố với tác nhân vi khuNn là V.

parahaemolyticus và V. alginolyticus; nhiệt độ 35°C và 33°C, độ mặn 35‰ và 33‰
ngao bắt đầu chết ở ngày thứ 3 và thứ 6 với tỷ lệ chết từ 80-100%;ngao chết 100% ở
ngày thứ 8 với tác nhân vi khuNn là V. parahaemolyticus và V. alginolyticus ở nhiệt độ
35°C, độ mặn 35‰ và chết 100% ở ngày thứ 14 với tác nhân V. alginolyticus ở nhiệt
độ 33°C, độ mặn 33‰.
Kết luận: Qua phân tích kết quả gây cảm nhiễm nhân tạo ở điều kiện đơn và đa nhân
tố, chúng tôi đã xác định vi khuNn Vibrio có ít vai trò với hiện tượng ngao chết hàng
loạt tại một số tỉnh phía Bắc Việt N am. Với những nghiên cứu trên chúng tôi thấy rằng
ngoài yếu tố tác nhân vi khuNn thì yếu tố môi trường (nhiệt độ và độ mặn cao) đóng
vai trò không nhỏ đến hiện tượng ngao chết hàng loạt.
xii


Kiến nghị:
- N gao chết cần phải được thu gom chuyển ra những khu vực xa bãi nuôi để tránh
hiện tượng lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Đối với ngao kích cỡ thương phNm có
thể thu hoạch được cần tiến hành thu hoạch nhằm hạn chế thiệt hại.
- Đối với ngao kích cỡ nhỏ chưa thu hoạch được cần san thưa và chủ động di rời tới
những bãi nuôi dự phòng được cho là có điều kiện thuận lợn hơn cho sự sinh trưởng
và phát triển của ngao.
Từ khóa: Vibrio sp, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, ngao Meretrix sp.

xiii


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản (N TTS) đã không ngừng
phát triển và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành Thủy sản nói riêng và kinh
tế đất nước nói chung. Với kim ngạch xuất khNu năm 2010 đạt 4,94 tỷ USD thì đây là
một trong ba ngành có đóng góp lớn nhất cho tổng kim ngạch xuất khNu của Việt

N am. Tổng cục Thủy sản (Bộ N ông nghiệp và Phát triển N ông thôn) cho biết, giai
đoạn 2011-2015 ngành Thủy sản hướng đến sự phát triển bền vững là một ngành xuất
khNu hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc với thế giới với
mục tiêu quan trọng hàng đầu là đNy mạnh xuất khNu đạt kim ngạch 6,5 tỷ USD vào
năm 2015 và chiếm khoảng 37% trong khối nông lâm ngư nghiệp.
Bên cạch sự phát triển của nghề nuôi cá nước ngọt, nghề nuôi cá biển thì nghề
nuôi động vật thân mềm hai vỏ (ĐVTMHV) cũng dần khẳng định được vai trò to lớn
của mình trong đó ngao là một trong những đối tượng động vật thân mềm được nuôi
chủ lực ở hầu hết các tỉnh ven biển Bắc bộ và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với
diện tích nuôi và sản lượng ngày càng tăng do có những điều kiện thuận lợi như: Diện
tích bãi triều rộng, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi ngao và người dân đã
có kinh nghiệm nuôi ngao, bước đầu đã chủ động sản xuất được con giống đáp ứng
yêu cầu nuôi của một số địa phương. Hiện tại có 3 loài ngao thuộc giống Meretrix
đang được nuôi phổ biến là nghêu Bến Tre M. lyrata, ngao dầu M. meretrix, ngao vân
M. lusoria.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây hiện tượng ngao thương phNm chết hàng
loạt tại nhiều tỉnh đã xảy ra gây lên tổn thất nghiệm trọng. Theo báo cáo của Chi cục
Thủy sản Tiền Giang năm 2012, diện tích ngao chết trong toàn tỉnh từ năm 2010 đến
nay là 1.195,8 ha, ước tính thiệt hại khoảng 220,318 tỷ đồng. Tại tỉnh Bến Tre, tổng
diện tích ngao chết trên toàn tỉnh năm 2011 khoảng 1.560 ha, ước tính thiệt hại trên
400 tỷ đồng (Chi cục N uôi trồng Thủy sản Bến Tre, 2011).
Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình, trong tháng 4 năm 2012, trong
tổng diện tích nuôi ngao trên địa bàn xã N am Thịnh khoảng 640 ha xuất hiện ngao
chết.

1


N ăm 2013 bệnh trên ngao đã xuất hiện ở 6 tỉnh với tổng diện tích bị bệnh là
1.560,69 ha bao gồm: Hải Phòng (102 ha), Thanh Hóa (155 ha), N ghệ An (2,5 ha),

Tiền Giang (1.121,19 ha), Trà Vinh (60 ha) và Bạc Liêu (120 ha).
Vi khuNn Vibrio sp là tác nhân phân bố rộng khắp, hầu như chúng đều xuất hiện
trong các môi trường nuôi nước mặn lợ, gây bệnh phổ biến ở động vật thân mềm. Các
nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới (Li Guo và ctv, 2008; Yue Xin và ctv, 2010;
Yue Xin, 2011) đã cho thấy vi khuNn này có khả năng gây chết hàng loạt ngao nuôi.
Theo báo cáo của Chi cục Thú y Hải Phòng trong năm 2013, trong 222 mẫu thu được
từ đợt ngao chết hàng loạt tại Cát Hải, Hải Phòng có 162 mẫu phân lập được vi khuNn
V. alginolyticus, V. splendidus và V. parahaemolyticus.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá vai trò của vi khuẩn
Vibrio với hiện tượng ngao Meretrix sp chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Bắc Việt
Nam” nhằm xác định được hiện trạng dịch bệnh và tác nhân gây chết ngao hàng loạt
tại một số tỉnh phía Bắc Việt N am từ đó có cơ sở khoa học cho các giải pháp phòng trị
bệnh hợp lý trên ngao Meretrix sp nhằm giảm thiểu rủi ro cho người nuôi.
Mục tiêu
Xác định vai trò của vi khuNn Vibrio sp trong hiện tượng ngao Meretrix sp chết
hàng loạt tại một số tỉnh phía Bắc Việt N am.
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài sẽ xác định được các chủng vi khuNn nhiễm phổ biến trên ngao nuôi tại
Việt N am.
Đề tài sẽ xác định được vi khuNn Vibrio sp có phải là tác nhân chính trong hiện
tượng ngao Meretrix sp chết hàng loạt tại một số tỉnh phía Bắc Việt N am
Ý nghĩa thực tế của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để những người nuôi ngao có
được các biện pháp quản lý để hạn chế hiện tượng ngao nuôi bị chết hàng loạt.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu

1.1.1. Đặc điểm phân loại vi khuẩn Vibrio
Hệ thống phân loại:
Nghành Bacteria
Lớp Schizomycetes
Họ Vibrionaceae
Giống Vibrio
Loài Vibrio spp
Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae bao gồm hơn 100 loài và được phân vào 14
nhánh. Vi khuNn tồn tại trong môi trường nước như ở cửa biển, nước ven biển và bùn.
Một lượng lớn các loài thuộc giống này sống cộng sinh hoặc gây bệnh ở các loài thủy
sản biển như cá, giáp xác, động vật thân mềm. Trong thập kỷ gần đây, 50 loài mới
trong giống Vibrio đã được phát hiện dựa trên những kỹ thuật sinh học phân tử mới
trong việc phân loại vi khuNn. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về môi trường cũng góp
phần làm tăng hiểu biết về họ Vibrionaceae.Vibrio crassostreae, V. breoganii, V.
celticus là một số trong các loài mới được mô tả như một phần của hệ vi sinh vật của
nhuyễn thể. Một vài trong số chúng gây chết ở các loài nhuyễn thể khác nhau. Ở
nhuyễn thể hai mảnh vỏ, bên cạnh các loài Vibrio đã được biết rõ như V. alginolyticus,
V. harveyi, V. mytili, V. parahaemolyticus, V. pectenicida, hay V. vulnificus, hiện nay
19 loài mới đã được phát hiện trong giống Vibrio (Jesús L. Romalde và cộng sự, 2014)
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae. Đặc điểm chung các loài vi khuNn thuộc
giống Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3-0,5x1,4-2,6
m. Chúng không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiêm mao hoặc nhiều
tiêm mao mảnh.

3


Hình 1.1.Vi khuẩn V. parahaemolyticus
Nguồn: www.khoahoc.com.vn


Hình 1.2.Vi khuẩn V. vulnificus
Nguồn: www.golbamboo.com

Hình 1.3.Vi khuẩn V. harveyi
Nguồn: University of Wisconsin

4


Hình 1.4.Vi khuẩn V. alginolyticus
Nguồn: wwwsoc.nii.ac.jp

1.1.3. Đặc tính phân bố và nuôi cấy
N goài tự nhiên vi khuNn Vibrio phân bố rất phổ biến trong môi trường nước biển,
vùng nước lợ ven biển, có thể tìm thấy chúng trong các tầng nước, vùi trong trầm tích
đáy hoặc bám trên bề mặt của các sinh vật sống trong vùng nước đó. Vibrio là vi
khuNn đặc trưng cho vùng nước biển ấm, phát triển mạnh ở nhiệt độ 20-30°C (Bùi
Quang Tề và ctv, 2004).
Trong môi trường nuôi cấy tất cả các loài thuộc giống Vibrio đều cần N aCl để
phát triển, nồng độ muối cho phép trong môi trường nuôi cấy thường là 1 - 2 %.
TCBS là môi trường chọn lọc của các loài Vibrio, sau 18 - 24h nuôi cấy hình
thành khuNn lạc với kích thước khoảng 2 - 5mm, có màu vàng (nếu lên men đường
sucrose) như V. cholerae, V. alginolyticus, V. harveyi, V. fluvialis hoặc xanh (nếu
không lên men đường sucrose) như V. parahaemolyticus, V. vulnificus.
1.1.4. Đặc tính sinh hóa
Các loài vi khuNn thuộc giống Vibrio đều yếm khí tuỳ tiện, hầu hết là oxy hoá và
lên men trong môi trường O/F Glucose, không có khả năng sinh H2S và mẫn cảm với
Vibriostat (0/129) (Bùi Quang Tề và ctv, 2004).


5


Bảng 1.1. Đặc điểm sinh hoá của một số loài Vibrio spp là tác nhân
gây bệnh ở động vật thuỷ sản
Đặc điểm sinh hóa

1

2

3

4

5

6

N huộm Gram

-

-

-

-

-


-

Di động

+

+

+

+

+

+

Phản ứng Oxydase

+

+

+

+

+

+


Phát sáng

+

+

-

-

-

-

Phát triển ở nhiệt độ 40C

-

-

-

-

-

+

Phát triển ở 370C


+

+

+

+

+

-

Phát triển ở 0%N aCl

-

-

-

-

-

-

Phát triển ở 3%N aCl

+


+

+

+

+

+

Phát triển ở 7%N aCl

+

+

+

-

-

-

N hậy cảm 0/129 (10 g)

S

S


R

S

S

S

N hậy cảm 0/129(150 g)

S

S

S

S

S

S

Mầu khuNn lạc trênTCBS

xanh

xanh

vàng


vàng

xanh

-

Thử O/F Glucose

+/+

+/+

+/+

+/+

+/+

+/+

-

+

+

-

 galactosidase

Arginine dihydrolase

-

-

-

-

-

-

Lysine Decarboxylase

+

+

+

-

+

-

Orinithine Decarboxylase


+

-

+

-

-

-

Phản ứng Citrate

+

-

d

+

+

-

Phản ứng Urease

-


-

-

-

-

-

Khử N itrate N O3N O2

+

+

+

+

+

-

Indol

+

+


+

+

-

-

Sinh H2S

-

-

-

-

-

-

Methyl red

-

+

-


d

-

Voges-Proskauer

-

-

+

+

-

-

Dịch hóa Gelatin

+

+

+

+

+


-

Axit hoḠArabinose

d

-

-

+

-

-

Axit hoḠGlucose

+

+

+

+

+

+


6


Đặc điểm sinh hóa

1

2

3

4

5

6

Axit hoḠInositol

-

-

-

-

-

-


Axit hoḠMannitol

+

+

+

+

-

d

Axit hoḠSalicin

-

-

-

-

-

-

Axit hoḠSorbitol


-

-

+

-

-

Axit hoḠSucrose

-

+

+

-

-

-

Chú thích:
1- Vibrio parahaemolyticus
2- Vibrio harveyi
3- Vibrio alginolyticus
4- Vibrio anguillarum

5- Vibrio vulnificus
6- Vibrio salmonicida
" + " > 90 % các chủng phản ứng dương
" - " < 90 % các chủng phản ứng âm
“ d "11-89 % các chủng phản ứng dương
“ R ": không mẫn cảm
“ S ": Mẫn cảm
n: chưa có số liệu.
1.2 .Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1. Bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên thế giới
Guillard (1959) lần đầu tiên đã thông báo những bằng chứng về khả năng gây
chết ấu trùng ngao Mercenaria mercenaria (70%) của Vibrio sp. Trong nghiên cứu
được thực hiện bởi Tubiash và ctv (1965) đã quan sát thấy một lượng lớn vi khuNn
xuất hiện ở viền xung quanh của ấu trùng, và ngày càng dày lên và gây chết sau 8 giờ
do hoại tử tuyến. Đây là nghiên cứu đầu tiên mô tả khái niệm hoại tử do trực khuNn
gây ra cho nhiều loài động vật thân mềm. Triệu chứng điển hình của hoại tử do trực
7


khuNn là sự kéo dài của miệng, giảm di chuyển hay di chuyển bất thường theo vòng
tròn xuất hiện sau 4-5 giờ phơi nhiễm với Vibrio sp. Các loài V. alginolyticus, V.
tubiashii và V. anguillarum đã được xác định là tác nhân chính của bệnh hoại tử do
trực khuNn (Tubias và ctv, 1970; Tubias và Otto, 1986).
Elston và Leibovitz (1980) đã mô tả 3 nhóm bệnh sinh ở ấu trùng động vật thân
mềm nói chung gây ra bởi Vibrio spp được gọi là nhóm bệnh sinh I, II và III. N hóm
bệnh sinh I gây bệnh ở tất cả các giai đoạn của ấu trùng, ấu trùng trở lên ít vận động do
sự xâm nhiễm vào màng áo và các khoang nội tạng. N hóm bệnh sinh II tác động vào
giai đoạn đầu của ấu trùng gây ra sự cản trở hoạt động bơi bình thường. Ấu trùng biểu
hiện hao mòn trước khi vi khuNn xâm nhập vào các cơ quan tiêu hóa. N hóm bệnh sinh
III tác động vào giai đoạn sau và như ở nhóm bệnh sinh I ấu trùng trở lên ít vận động.

Tuy nhiên, ở nhóm bệnh sinh III vi khuNn gây teo các cơ quan nội tạng và bệnh tích ở
các cơ quan tiêu hóa. Các đặc điểm khác của bệnh do Vibrio sp ở ấu trùng là sự xuất
hiện của hiện tượng xuất hiện các “đốm” ở đáy bể do ấu trùng yếu đọng lại (Di Salvo
và ctv, 1978). Tất cả các nghiên cứu đã cho thấy các dấu hiệu điển hình gây ra bởi vi
khuNn Vibrio sp ở ấu trùng động vật thân mềm và vẫn được sử dụng để xác định và mô
tả các vi khuNn Vibrio sp có độc lực.
N ăm 1988, bệnh vòng nhẫn nâu xuất hiện và làm chết rất nhiều ngao Manila nuôi
dọc ven bờ Atlantic (Pháp), bao gồm các vùng ven vịnh Marennes–Oléron và năm
1989 xuất hiện tại vịnh Arcachon (Robert và Deltreil, 1990). Bệnh gây ra những tổn
thất kinh tế lớn cho nghề nuôi ngao Manila (R. philippinarum) ở nhiều vùng bờ biển
Châu Âu như: Pháp, Ý, Tây Ban N ha, Bồ Đào N ha, Anh, Ireland và Thụy Điển
(Paillard và Maes, 1990; Figueras và ctv, 1996; Allam và ctv, 2000; Drummond và
ctv, 2007; Paillard và ctv, 2009). Khi ngao bị bệnh, ở phía trong 2 mảnh vỏ của ngao
xuất hiện một lớp lắng đọng màu nâu (Paillard và ctv, 1989) và đó cũng là lý do mà
bệnh được đặt tên là bệnh vòng nhẫn nâu. Bệnh được chia thành 7 giai đoạn phát triển
và dấu hiệu của bệnh có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường khi bệnh ở giai đoạn 2
hoặc cao hơn. Ở giai đoạn đầu xuất hiện các đốm nhỏ, sau đó lan rộng ra xung quanh
vỏ ngao. Tác nhân gây bệnh được xác định là do vi khuNn loài Vibrio tapetis gây ra
(Allam và ctv, 2002; Paillard và Maes, 1990). Yếu tố môi trường (nhiệt độ và độ mặn)
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của bệnh BRD, bệnh có xu
8


hướng phát triển hơn vào mùa Xuân và mùa Đông khi nhiệt độ tăng trưởng tối ưu cho
V. tapetis là 15ºC (Paillard và ctv., 1990). Reid và ctv (2003) đã triển khai một số
nghiên cứu thực nghiệm và chỉ ra rằng ngao Manila nuôi ở độ mặn 20‰ tỷ lệ nhiễm
bệnh cao hơn so với nuôi ở độ mặn 40‰. N gao R. philippinarum mẫn cảm với V.
tapetis hơn ở các loài ngao khác (R. decussatus và M. mercenaria) (Allam và ctv,
2001; 2006).
Tại Trung Quốc, vi khuNn Vibrio parahaemolyticus đã được phân lập từ ngao

dầu Meretrix meretrix với tỷ lệ nhiễm tương ứng trên ngao bệnh và ngao khỏe là 80%
và 15%. Khi gây nhiễm thực nghiệm tác giả đã xác định V. parahaemolyticus chính là
tác nhân gây chết hàng loạt loài ngao này nuôi (Li Guo và ctv, 2008). Trong một
nghiên cứu khác V. parahaemolyticus cũng được xác định đã gây ra hiện tượng chết
hàng loạt trên ngao M. meretrix ở tỉnh Jiangsu tháng 7 năm 2007, cơ chế gây chết của
chủng vi khuNn này được cho là do gen độc lực toxR và tlh (Yue Xin và ctv., 2010).
N ghiên cứu gây nhiễm thực nghiệm sau này tác giả nhận thấy rằng V.
parahaemolyticus đã gây chết hàng loạt ngao M. meretrix với biểu hiện biến đổi mô
bệnh học xảy ra ở tụy, mang và màng áo (Yue Xin, 2011).
1.2.2. Vai trò của nhiệt độ và độ mặn
Giống như hầu hết các loài động vật thủy sinh khác, ngao là loài động vật máu
lạnh nên hầu hết các hoạt động sống đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
Davis và Calabrese (1964) cho rằng ngao Meretrix mercenaria giai đoạn đỉnh vỏ thẳng
không phát triển ở nhiệt độ 10°C do quá trình tiêu hóa bị ngừng trệ. Tăng trưởng tích
cực trong khoảng nhiệt độ từ 18 - 30°C. Theo Curtis và Roger (1990), ngao nhỏ có khả
năng thích ứng với điều kiện môi trường có nhiệt độ dao động trong phạm vi hẹp hơn
ngao trưởng thành. Ấu trùng (larvae) tồn tại ở nhiệt độ từ 12,5 – 33°C, tối ưu từ 22,5 –
25°C ở điều kiện độ mặn bằng 22,5‰. N gao trưởng thành có thể tồn tại ở điều kiện
nhiệt độ từ -6°C – 45,2°C, tối ưu từ 21 – 31°C. Theo nghiên cứu của Weber và ctv
(2010), ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ngao nói chung là 16 - 27ºC.
N gao sẽ ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ dưới 8ºC và trên 31ºC. N gao sẽ đóng vỏ nếu
nhiệt độ dưới 3ºC và tỷ lệ trao đổi nước giảm mạnh nếu nhiệt độ trên 27ºC và dừng
trao đổi nước ở nhiệt độ 32ºC. Tuy nhiên, việc xác định chính xác nhiệt độ gây chết
9


cho ngao là rất khó khăn bởi vì nó phụ thuộc nhiều đến thời gian phơi bãi ở nhiệt độ
đó (Weber và ctv, 2010).
N hững ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ đối với ngao rất khó để giải thích vì sự
tương tác giữa hai yếu tố này.Theo báo cáo của Woodburn (1961, 1962), độ mặn nước

biển gần (35-36 ‰) tốt nhất cho loài ngao M. campechiensis phát triển và độ mặn tối
thiểu cho ngao nuôi là 20‰. Các thực nghiệm xác định độ mặn tối thiểu không gây
chết cho ngao M. mercenaria trưởng thành là 12,5‰ (Castagna và Chanley, 1973).
Phạm vi độ mặn tối ưu cho ngao M. campechiensis trưởng thành từ 24 - 35‰ và 20 –
30‰ đối với ngao M. mercenaria. Độ mặn tối ưu cho ngao sinh trưởng và phát triển từ
22 – 35‰ (Mulholland, 1984).Độ mặn chịu ảnh hưởng của thủy triều, lượng mưa,
dòng chảy...ngao phát triển tốt với giá trị độ mặn từ 20 – 30‰. N gao bắt đầu chết ở
vùng biển với độ mặn lớn hơn 40‰ (Clams and Water Quality, 2006). Theo Shirley và
ctv (2007), ngao và hầu hết các loài động vật thân mềm sống ở biển cho phép độ mặn
trong máu của chúng thay đổi theo độ mặn của môi trường bên ngoài, nhưng chúng
vẫn cần phải giữ cho nồng độ của các ion bên trong tế bào ổn định, để duy trì sự hoạt
động của các enzyme. Khi độ mặn của môi trường giảm, độ mặn của máu sẽ thấp hơn
của các tế bào sẽ dẫn đến các tế bào bị sưng tấy và nước sẽ pha loãng các ion trong tế
bào, làm gián đoạn hoạt động của các enzyme chuyển hóa. N gược lại, khi độ mặn của
môi trường tăng lên, độ mặn của máu sẽ lớn hơn của các tế bào, các tế bào sẽ co lại,
các ion trong tế bào trở nên đậm đặc hơn và chức năng enzyme sẽ bị phá vỡ.
1.3 . Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1. Hiện trạng nghề nuôi ngao ở nước ta
Tại Việt N am có khoảng 40 loài ngao thuộc 7 giống, phân bố dọc bờ biển từ Bắc
vào N am (N guyễn Chính, 1996; Trương Quốc Phú, 1999). Ở miền Bắc có phân bố tự
nhiên các loài như ngao dầu Meretrix meretrix, ngao mật Meretrix lusoria, ngao lụa
Paphiaundulata... và ở miền N am phổ biến nhất là loài ngao Bến tre M. lyrata (Trung
tâm khuyến ngư quốc gia, 2006). Có 3 loài ngao được nuôi tại Việt N am bao gồm
nghêu Bến Tre M. lyrata, ngao dầu M. meretrix, ngao vân M. lusoria.
Hiện nay phần lớn các địa phương đều nuôi nghêu Bến Tre (M. lyrata). N ghêu
Bến Tre là một trong những đối tượng thuỷ sản có giá trị cao ở Việt N am. Ở phía
10


N am, vùng thực tế khai thác và phân bố tự nhiên của ngao khoảng 12.000 ha kéo dài

dọc theo vùng ven biển từ huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) tới Cà Mau, tập
trung nhất là vùng ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh. N ăm 1998,
các nông dân thuộc tỉnh N am Định đã thử nghiệm chuyển nghêu giống từ Bến Tre ra
nuôi ở những vùng bãi triều của địa phương. Kết quả cho thấy nghêu Bến Tre thích
nghi một cách nhanh chóng với điều kiện môi trường của tỉnh. Trong năm 2005, sản
lượng loài nghêu Bến Tre đã đóng góp 90% tổng sản lượng ngao của tỉnh N am Định.
Thành công của việc di chuyển này tạo nên sự mở rộng vùng nuôi đối tượng nghêu
Bến Tre ra các tỉnh miền Bắc như: QuảngN inh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá,
N ghệ An, Hà Tĩnh và trở thành đối tượng nuôi chính ở các tỉnh này (Chu Chí Thiết,
2008; Bộ Thủy sản và N gân hàng thế giới, 2006).
N ăm 2010, diện tích nuôi ngao của các tỉnh ven biển đã đạt hơn 15.000 ha với
sản lượng hơn 85.000 tấn. Trong đó xuất khNu được 19.000 tấn với giá trị xuất khNu là
40 triệu USD.Kế hoạch năm 2011, sản lượng ngao trên toàn quốc là 123.500 tấn. Mặc
dầu hàng năm, ngao nuôi chiếm một vai trò lớn trong nền kinh tế quốc dân, nhưng cho
tới nay người nuôi vẫn chưa có qui trình kỹ thuật nuôi ngao thống nhất.
Hiện nay, ở nước ta người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân để
nuôi ngao, mỗi hộ nuôi đều có những kinh nghiệm khác nhau và do đó kỹ thuật nuôi
bao gồm cỡ giống, mật độ và mùa vụ thả cũng khác nhau. Mật độ nuôi thường gặp ở
các hộ nuôi là từ 120-150 con/m2, cá biệt có những nơi thả tới hơn 300 con/m2. N ăng
suất trung bình chỉ đạt 5 tấn/ha và năng suất cao nhất đạt 26 tấn/ha (Vụ nuôi trồng thủy
sản, 2011).
Theo kết quả điều tra gần đây nhất, Thái Bình là địa phương có diện tích và sản
lượng ngao nuôi lớn nhất miền Bắc và Bắc Trung Bộ (1.984ha, 30.130 tấn), tiếp theo
là các tỉnh N am Định (1.708ha, 20.015 tấn), Thanh Hóa (960ha, 7.700 tấn), Quảng
N inh (1.271ha, 5.123 tấn). Hà Tĩnh có diện tích nuôi và sản lượng thấp nhất trong các
tỉnh điều tra (200ha, 2800 tấn) (Bùi Đắc Thuyết và Trần Văn Dũng, 2013). Các tỉnh
miền N am theo thống kê năm 2013, địa phương có diện tích nuôi ngao nhiều nhất là
Bến Tre (3.600 ha), tuy nhiên tổng sản lượng ngao chỉ đạt 3.848 tấn, tỉnh Tiền Giang
với diện tích 1.179,9 ha (Tổng cục Thủy sản, 2013).
11



1.3.2. Tình hình dịch bệnh trên ngao do vi khuẩn Vibrio sp tại Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Thú y: N ăm 2010, hiện tượng ngao chết hàng loạt đã xảy
ra tại các tỉnh Tiền Giang, Thái Bình và Bến Tre. Trong đó tỉnh Tiền Giang tổng thiệt
hại ước tính khoảng 3.144,2 tấn, Thái Bình: 30 ha ngao chết, Bến Tre tổng diện tích
thiệt hại 672 ha nghêu nuôi.
N ăm 2011 diện tích nuôi nghêu bị thiệt hại lớn đặc biệt tại 3 tỉnh (Tiền Giang,
Bến Tre và Cà Mau) là 1.969 ha (chiếm trên 50 % diện tích thả nuôi) ngoài ra một số
tỉnh như Hồ Chí Minh, Bạc Liêu cũng xuất hiện.
N ăm 2012 bệnh trên ngao cũng xuất hiện tại Thái Bình và Thành phố Hồ Chí
Minh. Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình, trong tháng 4 năm 2012, trong
tổng diện tích nuôi ngao trên địa bàn xã N am Thịnh khoảng 800 ha có khoảng 80%
diện tích xuất hiện ngao chết trong đó diện tích có tỷ lệ ngao chết từ 80-95% là 20 ha,
diện tích ngao chết 30-50% chiếm khoảng 20 ha, còn lại là diện tích có hiện tượng
ngao chết rải rác (10-20%).
Đến tháng 6 năm 2012, trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, Tp Hồ
Chí Minh đã xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết trên diện tích 75 ha ngao nuôi từ 1011 tháng tuổi.
Đặc biệt năm 2013 bệnh trên ngao đã xuất hiện ở 6 tỉnh với tổng diện tích bị
bệnh là 1.560,69 ha bao gồm: Hải Phòng (102 ha), Thanh Hóa (155 ha), N ghệ An (2,5
ha), Tiền Giang (1.121,19 ha), Trà Vinh (60 ha) và Bạc Liêu (120 ha).
Một vài nghiên cứu gần đây đã phân lập được nhiều loài vi khuNn trên ngao nuôi.
Vi khuNn V. alginolyticus và V. vulnificus là 2 trong số 7 loài có tỷ lệ nhiễm dao động
trong khoảng 26.67-40.75% được phân lập từ M. lyrata trong đợt dịch chết hàng loạt
xảy ra tại Hải Phòng năm 2010. Kết quả gây nhiễm thực nghiệm đã xác định V.
alginolyticus là một trong những nguyên nhân gây chết hàng loạt ngao xảy ra năm
2010 (N guyễn Thị Hiền và Trần Thị N guyệt Minh, 2012). N ghiên cứu trên các mẫu
thu được qua các đợt dịch chết hàng loạt ở các tỉnh thành khác nhau trong cả nước, đã
ghi nhận hàng loạt các loài vi khuNn khác nhau trong đó chủ yếu là nhóm vibrio như V.
parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. vulnificus, V. tubiashii và V. tapetis. Kết quả

nghiên cứu này cho thấy vi khuNn có thể là tác nhân có liên quan tới hiện tượng chết
12


×