Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và di truyền của sán lá gan nhỏ opisthorchis sp ký sinh trên vịt tại bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN VĨNH NGHI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DI
TRUYỀN CỦA SÁN LÁ GAN NHỎ OPISTHORCHIS SP.
KÝ SINH TRÊN VỊT TẠI BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN VĨNH NGHI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DI
TRUYỀN CỦA SÁN LÁ GAN NHỎ OPISTHORCHIS SP.
KÝ SINH TRÊN VỊT TẠI BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành đào tạo:

Công nghệ sinh học

Mã số:

60420201



Quyết định giao đề tài:

929/QĐ – ĐHNT ngày 26/9/2014

Quyết định thành lập HĐ:

1034/QĐ-ĐHNT ngày 5/11/2015

Ngày bảo vệ:

26/11/2015

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN ĐỨC TÂN

KHÁNH HÒA- 2015
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: : “ Nghiên cứu một số đặc điểm
hình thái và di truyền của sán lá gan nhỏ Opisthorchis sp. ký sinh trên vịt tại Bình
Định ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chƣa từng đƣợc công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Vĩnh Nghi


iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của quý phòng
ban Trƣờng đại học Nha Trang, Phân viện Thú y miền Trung đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi đƣợc hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Đức
Tân đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự
giúp đỡ này.
Đƣợc sự phân công của Viện Công nghệ sinh học và Môi trƣờng, Trƣờng Đại học
Nha Trang, cùng với sự chấp nhận của ban lãnh đạo Phân viện Thú y miền Trung, tôi
đƣợc phép thực tập tại Phân viện từ tháng 09/2014 đến tháng 10/2015.
Trong quá trình thực tập, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận đƣợc sự
giúp đỡ tận tình và hết lòng của Tiến sĩ Nguyễn Đức Tân, cùng các cán bộ Bộ môn
nghiên cứu Ký sinh trùng. Tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo Phân viện Thú y miền
Trung, các thầy cô Viện Công nghệ sinh học và Môi trƣờng, cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên đang công tác tại Phân viện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Thạc sĩ này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng do kiến thức, năng lực, cũng nhƣ kinh nghiệm
nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng bạn
bè đồng nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh hoà, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Vĩnh Nghi


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC KÝ HIỆU ........................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN........................................................................................ xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
1.1 Giới thiệu chung về sán lá gan nhỏ ...................................................................... 3
1.1.1 Vị trí, phân loại sán lá gan nhỏ.......................................................................... 3
1.1.2. Hình thái, cấu tạo ............................................................................................. 3
1.1.2.1. Sán trƣởng thành ........................................................................................... 3
1.1.2.2. Trứng sán lá gan nhỏ ..................................................................................... 5
1.1.2.3. Nang kén (Metacercaria) ............................................................................... 6
1.1.3 Vòng đời .......................................................................................................... 7
1.1.4 Dịch tễ học ....................................................................................................... 8
1.1.5 Triệu chứng lâm sàng .................................................................................... 10
1.1.6 Chẩn đoán bệnh ............................................................................................. 11
1.1.7 Phòng chống bệnh ......................................................................................... 12
1.2 Bệnh sán lá gan nhỏ trên vịt ............................................................................... 12
1.3. Một số giống vịt nuôi tại Bình Định .................................................................. 13
1.3.1 Giống vịt hƣớng trứng ..................................................................................... 13
1.3.1.1 Vịt Triết giang .............................................................................................. 13

1.3.1.2 Vịt cỏ ............................................................................................................ 13
1.3.1.3 Vịt Khaki Campbell ...................................................................................... 14
1.3.1.4 Vịt CV 2000 Layer ....................................................................................... 14
1.3.2 Giống vịt hƣớng thịt ...................................................................................... 14
1.3.2.1 Vịt CV Supper M ......................................................................................... 14
1.3.2.2 Vịt Szarwas ................................................................................................... 15
1.3.2.3 Vịt Cherry Valley ......................................................................................... 15
1.3.2.4 Vịt Bắc Kinh ................................................................................................. 15
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định .......................................... 15

v


1.4.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 15
1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 17
Chƣơng 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 20
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 20
2.2. Nguyên, vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 20
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 21
2.3.1 Phƣơng pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên vịt ......................... 21
2.3.2 Phƣơng pháp định danh loài .......................................................................... 22
2.3.2.1 Phƣơng pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên vịt......................... 23
2.3.2 .2 Phƣơng pháp định loài ............................................................................... 24
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 27
3.1. Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ trên vịt ở huyện An Nhơn và Tuy Phƣớc, tỉnh
Bình Định ............................................................................................................... 27
3.2. Kết quả định loài bằng hình thái học ............................................................... 28
3.3. Kết quả tối ƣu hóa kỹ thuật PCR phát hiện sán lá gan nhỏ trên vịt
Kết quả xác định nồng độ mồi và nhiệt độ bắt cặp tối ƣu ............................... 31
3.4. Kết quả ứng dụng quy trình PCR phân loại sán lá gan nhỏ trên vịt ................ 34

3.5. Giải trình tự đoạn gen ty thể (COI) .................................................................. 34
3.6. Phân tích mối quan hệ phả hệ .......................................................................... 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 41
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 46

vi


DANH MỤC KÝ HIỆU
BDL

: Chiều dài cơ thể

BDW

: Chiều rộng cơ thể

L

: Chiều dài

OS

: Thực quản

OSL

: Chiều dài giác miệng


OvL

: Chiều dài noãng sào

OSW

: Chiều rộng giác miệng

OvW

: Chiều rộng noãng sào

n

: Tổng số mẫu

TsL

: Chiều dài tinh hoàn

TsW

: Chiều rộng tinh hoàn

VSL

: Chiều dài giác bụng

VSW


: Chiều rộng giác bụng

W

: Chiều rộng

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

B. fuchsiana

: Bithynia fuchsiana

B. sinensis

: Bithynia sinensis

B. longicornis

: Bithynia longicornis

C. sinensis

: Clonorchis sinensis

COI

: Cytochrome oxidase 1


cs

: Cộng sự

DNA

: Deoxyribo Nucleic Axit

dNTP

: Deoxynucleotide

ELISA

: Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay

GDP

:Gross Domestic Products(Tổng sản phẩm quốc nội)

O. viverrini

: Opisthorchis viverrini

O. felineus

: Opisthorchis felineus

O. lobatus


: Opisthorchis lobatus

PCR

: Polymerase Chain Reaction

USD

: Unites States Dollars(Đô la Mỹ)

WHO

: World Health Organization(Tổ chức y tế thế giới)

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bố trí thí nghiệm nồng độ mồi và nhiệt độ bắt cặp tối ƣu cho phản ứng
PCR................................................................................................................................26
Bảng 3.1 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên vịt ở huyện An Nhơn và Tuy Phƣớc...........27
Bảng 3.2 Kích thƣớc sán lá gan nhỏ trên vịt ở Bình Định............................................30
Bảng 3.3 Tác động qua lại giữa nhiệt độ bắt cặp và nồng độ mồi................................32

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái các loài sán lá gan nhỏ.................................................................. ..4

Hình 1.2. Hình thái trứng sán lá gan nhỏ ..................................................................... ..6
Hình 1.3. Hình thái nang kén sán lá gan nhỏ ............................................................... ..6
Hình 1.4. Vòng đời phát triển của sán lá gan nhỏ ........................................................ ..7
Hình 1.5. Sơ đồ phân bố sán lá gan nhỏ ở Châu Á ...................................................... ..9
Hình 1.6. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định ............................................................... 19
Hình 2.1. Hình thái, cấu tạo của sán trƣởng thành ....................................................... 24
Hình 3.1. Hình thái sán lá gan nhỏ ký sinh trên vịt ở Bình Định ................................. 31
o

Hình 3.2: Kết quả khảo sát nồng độ mồi ở 50 C.....................................................33
o
Hình 3.3: Kết quả khảo sát nồng độ mồi ở 52 C.....................................................33
o
Hình 3.4: Kết quả khảo sát nồng độ mồi ở 54 C.....................................................33
o

Hình 3.5: Kết quả khảo sát nồng độ mồi ở 56 C.....................................................33
Hình 3.6. Ảnh đại diện kết quả điện di sản phẩm PCR nhân đoạn gen COI................ 34
Hình 3.7. Hình đại diện kết quả so sánh trình tự 300 nucleotit đoạn gen COI của sán lá
gan nhỏ trên vịt ở Bình Định ........................................................................................ 35
Hình 3.8. So sánh trình tự 300 nucleotit đoạn gen COI của sán lá gan nhỏ trên vịt ở
Bình Định với các loài sán lá gan nhỏ đƣợc đăng ký trên ngân hàng gen ................... 36
Hình 3.9. So sánh trình tự 100 axit amin đoạn gen COI của sán lá gan nhỏ trên vịt ở
Bình Định với các loài sán lá gan nhỏ đƣợc đăng ký trên ngân hàng gen ................... 37
Hình 4. Cây phả hệ biểu thị mối quan hệ các loài sán lá gan nhỏ dựa trên phân tích
trình tự nucleotit gen COI, sử dụng phần mềm Mega .................................................. 39

x



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Ở nƣớc ta, sán lá gan nhỏ ký sinh trên vịt đƣợc phát hiện trƣớc năm 1971 ở các
tỉnh phía Bắc, những năm sau đó có một số nghiên cứu nhƣng không phát hiện vịt
nhiễm mầm bệnh này. Trên thế giới, cho đến nay chỉ phát hiện vịt ở Pakixtan nhiễm
sán lá gan nhỏ. Những năm gần đây, theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Bình Định,
vịt nuôi tại một số địa phƣơng bị bệnh nhƣng không rõ nguyên nhân; qua điều tra tình
hình thực tế cho thấy, vịt ở đây nhiễm loài sán lá gan nhỏ ký sinh trong gan và túi mật,
gây nên hiện tƣợng gan viêm, xuất huyết, hoại tử,... Từ những vấn đề cấp thiết đó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và di
truyền của sán lá gan nhỏ Opisthorchis sp. ký sinh trên vịt tại Bình Định ”.
Mục tiêu của đề tài là xác định đƣợc tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên vịt ở huyện
An Nhơn, Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định; nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, cấu tạo
của sán lá gan nhỏ; thiết lập phản ứng PCR và giải trình tự gen đoạn gen COI (thuộc
hệ gen ty thể) để phân loại sán lá gan nhỏ.
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, đề tài đã sử dụng phƣơng pháp mổ khám cục
bộ đƣờng tiêu hóa để xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên vịt; thu thập các mẫu
sán, nhuộm carmin để nghiên cứu hình thái, cấu tạo; thiết lập phản ứng PCR và giải
trình tự đoạn gen ty thể (gen COI) để phân loại sán lá gan nhỏ gây bệnh trên vịt.
Kết quả đề tài đã mổ khám đƣợc 120 vịt tại huyện An Nhơn, 120 vịt tại huyện
Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định, phát hiện 29 và 39 con nhiễm sán lá gan nhỏ tƣơng ứng ở
2 huyện, với tỷ lệ nhiễm lần lƣợt 24,16% và 32,50%. Sán lá gan nhỏ ký sinh trên vịt có
hình chiếc lá, chiều dài 7,1-12,2 mm, chiều rộng 1,2-1,9 mm. Cấu tạo của sán bao gồm
các cơ quan: giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản, manh tràng, buồng trứng, tử cung,
tuyến noãn hoàng, tuyến mehlis, tinh hoàn, túi chứa tinh, ống dẫn tinh, hệ thống bài
tiết. Về hình thái học, tất cả những mẫu sán lá gan nhỏ thu thập đƣợc trên vịt ở 2
huyện này thuộc họ Opisthorchiidae, loài Opisthorchis paragenimus Oschmarin, 1970.
Bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự đoạn gen COI, chuỗi nucleotit của sán lá gan nhỏ
trên vịt đƣợc thu nhận và truy cập vào ngân hàng gen qua chƣơng trình Blast. Kết quả
tìm kiếm phát hiện các loài sán lá gan nhỏ có mức độ tƣơng đồng là O. viverrini, O.


xi


lobatus, O. felineus và C. sinensis, với sự sai khác lần lƣợt là 40, 43, 46 và 47
nucleotit, tƣơng ứng với 13,33% , 14,33%, 17,03%, 15,66%. Trên cơ sở dữ liệu phân
tích di truyền và cây phả hệ, có thể suy luận rằng các mẫu sán lá gan nhỏ thu thập trên
vịt ở Bình Định đều thuộc họ Opisthorchiidae. Trong đó, loài O. viverrini và O.
lobatus có mối quan hệ họ hàng gần nhất. Tổng cộng các thành phần phản ứng PCR
tối ƣu để phát hiện sán lá gan nhỏ trên vịt là 25 µl, bao gồm: PCR master mix 12,5 µl;
mồi xuôi 1 µl (nồng độ 10 pmol); mồi ngƣợc 1 µl (10 pmol); nƣớc 5,5 µl; DNA mẫu 5
o

µl (0,3 µg/µl). Chu trình nhiệt: 1 chu kỳ 94 C trong 1 phút 30 giây, tiếp theo là 30 chu
o

o

o

kỳ 94 C trong 1 phút 30 giây, 52 C trong 1 phút 30 giây, 72 C trong 2 phút, cuối cùng
o

là 1 chu kỳ 72 C 10 phút, giữ mẫu 40C.
Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, cần có những nghiên cứu về chu kỳ sinh học
của loài sán lá gan nhỏ ký sinh trên vịt, từ đó cung cấp thêm một số cơ sở để giám định
loài và xây dựng biện pháp phòng bệnh.
Từ khóa: Bình Định, hình thái, phân tử, sán lá gan nhỏ, tỷ lệ nhiễm, vịt

xii



PHẦN MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Bình Định là tỉnh thuộc Duyên Hải Nam Trung Bộ, địa hình vùng đồng bằng
thƣờng nằm trên lƣu vực của các con sông hoặc ven biển và đƣợc ngăn cách với biển
bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Đồng bằng lớn nhất của tỉnh là đồng
bằng thuộc hạ lƣu sông Côn, còn lại là các đồng bằng nhỏ thƣờng phân bố dọc theo
các nhánh sông hay dọc theo các chân núi và ven biển, là vùng có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển chăn nuôi vịt. Nghề nuôi vịt đã có từ lâu và chiếm một vị trí rất
quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện bữa ăn hàng ngày và tăng thu
nhập cho ngƣời dân. Hàng năm ngƣời dân tại đây canh tác từ 2 đến 3 vụ lúa, đồng thời
cũng có 2 đến 3 vụ nuôi vịt để tận dụng thóc rơi vãi. Nhƣng ngƣời chăn nuôi vịt cũng
gặp không ít khó khăn về tình hình dịch bệnh, trong đó bệnh ký sinh trùng là một trong
những nguyên nhân làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Những năm gần đây, theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Bình Định, vịt ở đây
bị bệnh nhƣng không rõ nguyên nhân, ảnh hƣởng lớn đến ngành chăn nuôi, đặc biệt là
đối với vịt đẻ. Vịt thƣờng có những biểu hiện ốm yếu, chậm lớn, giảm sản lƣợng
trứng,… Qua điều tra tình hình thực tế cho thấy, vịt ở đây nhiễm loài sán lá gan nhỏ ký
sinh trong gan và túi mật, gây nên hiện tƣợng gan viêm, xuất huyết, hoại tử, ảnh hƣởng
đến chức năng của gan. Từ kết quả quan sát hình thái học và kỹ thuật phân tử chúng
tôi đã xác định đƣợc sán lá gan nhỏ ký sinh trên vịt ở Bình Định thuộc giống
Opisthorchis.
Ở nƣớc ta, sán lá gan nhỏ ký sinh trên vịt đƣợc phát hiện trƣớc năm 1971 ở các
tỉnh phía Bắc (Phan Thế Việt, 1977), những năm sau đó có một số nghiên cứu tình
trạng nhiễm giun sán trên vịt nhƣng không phát hiện vịt nhiễm mầm bệnh. Trên thế
giới, cho đến nay chỉ phát hiện vịt ở Pakixtan nhiễm sán lá gan nhỏ (Thaenkham et al.,
2011).
Đặc biệt hiện nay các công trình nghiên cứu về sán lá gan nhỏ trên vịt đang còn
ít. Ngƣời dân vẫn chƣa có tập quán phòng trừ bệnh sán lá gan nhỏ trên vịt, vì vậy xác

định đƣợc tình hình nhiễm bệnh, thành phần loài là việc làm cần thiết, từ đó có cơ sở
cho công tác phòng chống dịch bệnh, góp phần phát triển chăn nuôi theo hƣớng bền
vững.

1


Trƣớc những yêu cầu cấp thiết đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một
số đặc điểm hình thái và di truyền của sán lá gan nhỏ Opisthorchis sp. ký sinh trên
vịt tại Bình Định ”.
 Mục tiêu của đề tài
- Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên vịt ở tỉnh Bình Định.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, cấu tạo của sán lá gan nhỏ.
- Thiết lập phản ứng PCR để chẩn đoán sán lá gan nhỏ.
- Giải trình tự gen đoạn gen COI (thuộc hệ gen ty thể) để phân loại sán lá gan nhỏ.
 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Bệnh sán lá gan nhỏ ký sinh trên vịt tại tỉnh Bình Định.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện tại một số địa điểm ở huyện Tuy
Phƣớc và An Nhơn(thuộc tỉnh Bình Định).
 Nội dung nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên vịt ở tỉnh Bình Định.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, cấu tạo của sán lá gan nhỏ.
- Thiết lập phản ứng PCR để chẩn đoán sán lá gan nhỏ.
- Giải trình tự gen đoạn gen COI (thuộc hệ gen ty thể) để phân loại sán lá gan nhỏ.
 Ý nghĩa khoa học
Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống về tỷ lệ nhiễm, đặc điểm hình thái
cấu tạo và đặc điểm di truyền của sán lá gan nhỏ trên vịt, cung cấp thêm tƣ liệu khoa
học của bệnh sán lá gan nhỏ trên vịt.
 Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp phòng

chống bệnh sán lá gan nhỏ trên vịt. Nhằm giảm thiểu những tác động có hại, góp
phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển chăn nuôi theo hƣớng bền vững.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu chung về sán lá gan nhỏ
1.1.1 Vị trí, phân loại sán lá gan nhỏ
Theo Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), sán lá gan nhỏ có
vị trí phân loại nhƣ sau:
Liên ngành: Scolecida (Huxley, 1856, Beklemischev, 1944.)
Ngành: Plathelminthes (Schneider, 1873)
Lớp: Trematoda( Rudolphi, 1808)
Bộ: Opisthochiida (La Rue, 1957)
Họ: Opisthorchiidae (Liihe, 1911)
Giống: Clonorchis (Looss, 1907)
Loài: Clonorchis sinensis (1875)
Giống: Opisthorchis
Loài: O. viverrini
O. felineus
O. lobatus
1.1.2. Hình thái, cấu tạo
1.1.2.1. Sán trƣởng thành
Sán lá gan nhỏ có dạng hình lá, cơ thể dẹt theo hƣớng lƣng bụng. Bên ngoài
thân nhẵn, không có gai. Chiều dài cơ thể bằng 2 đến 5 lần chiều rộng. Giác miệng
nằm ở phía trƣớc cơ thể, giác bụng nằm ở khoảng giữa thân và lớn hơn giác miệng.
Cấu tạo những cơ quan chính nhƣ sau (David et al., 2008).
Hệ tiêu hoá gồm: lỗ miệng, hầu, thực quản và ruột phân làm hai nhánh chạy dọc

hai bên thân và bịt kín ở phía dƣới. Sán lá sống bằng niêm dịch, dƣỡng chất hoặc hút
máu.
Hệ bài tiết: Có hai ống dẫn, chạy dọc hai bên cơ thể hợp lại với nhau tạo thành
túi bài tiết thông với bên ngoài, lỗ bài tiết nằm phần cuối cơ thể sán.
Hệ thần kinh: Gồm hai hạch não nằm ở hai bên hầu nối với nhau bởi vòng thần
kinh hầu. Từ hạch não có ba đôi dây thần kinh (bụng - lƣng - bên) đi về phía trƣớc và
phía sau, cơ quan cảm giác ở sán trƣởng thành tiêu giảm hoàn toàn.
Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp: Tiêu giảm hoàn toàn.

3


Hệ sinh dục: Phát triển mạnh, sán lá gan nhỏ có cấu tạo lƣỡng tính, gồm một
buồng trứng và một hoặc hai tinh hoàn tuỳ theo từng loài.
Cơ quan sinh dục đực: Gồm có một hoặc hai tinh hoàn hình khối tròn hoặc bầu
dục, phân thuỳ. Mỗi tinh hoàn thông với một ống dẫn riêng, những ống này hợp lại với
nhau thành ống dẫn chung thông với túi sinh dục.
Cơ quan sinh dục cái: Gồm ống dẫn trứng (Ootype) thông với buồng trứng, tử
cung, tuyến Mehlis, tuyến noãn hoàng (nằm dọc hai bên thân) và túi chứa tinh.

Hình 1.1: Hình thái các loài sán lá gan nhỏ(David et al., 2008).

Opisthorchis viverrini
Sán trƣởng thành màu đỏ mật, dài khoảng 5,4-10,2 mm (trung bình 7,0 mm) và
rộng khoảng 0,8-1,9 mm (trung bình 1,5 mm). Giác miệng ở phần trƣớc cơ thể và nhỏ
hơn giác bụng.
Hai tinh hoàn phân thùy mạnh, xếp chéo nhau, phân bố phía cuối cơ thể. Các túi
tinh dài hơi cuộn, kết thúc trong các ống phóng tinh, thông qua các lỗ chân lông sinh
dục ngay trƣớc mặt của giác bụng. Các tuyến noãn hoàng tạo thành 7-8 nhóm trên mỗi
mặt bên của cơ thể, giữa tinh hoàn và giác bụng. Buồng trứng phân thùy, nằm phía

trƣớc tinh hoàn. Các túi tinh ở gần buồng trứng. Tử cung ở phần giữa của cơ thể, chạy
từ buồng trứng đến giác bụng. Bàng quang dài, có hình chữ S và chạy giữa hai tinh
hoàn (David et al., 2008, Kaewkes, 2003).

4


Opisthorchis felineus
Sán trƣởng thành dài 7-12 mm, rộng 2-3 mm. Hình thái của O. felineus tƣơng
tự hình thái O. viverrini.
Tử cung uốn khúc nằm giữa cơ thể, giữa buồng trứng và giác bụng. Buồng
trứng nằm phía trƣớc tinh hoàn, tuyến noãn nang tạo thành 7-8 nhóm trên mỗi mặt bên
của cơ thể. Hai tinh hoàn phân thùy và xếp chéo nhau.
Đặc điểm khác biệt của loài O. felineus với O. viverrini là buồng trứng và tinh
hoàn không phân thùy mạnh, tuyến noãn hoàng nằm ở khoảng giữa các buồng trứng và
giác bụng, không phải giữa tinh hoàn và giác bụng (Mordvinov et al., 2012, Chai et al.,
2005, Kaewkes, 2003).
Opisthorchis lobatus
Sán trƣởng thành dài 4 - 6 mm, rộng 0,7 - 1,1 mm. Giác miệng nằm ở phía
trƣớc cơ thể và rất nhỏ. Giác bụng nhỏ, nằm ở giữa cơ thể. Hầu nhỏ và dài, thực quản
ngắn. Manh tràng dài và chạy dọc thân sán.
Hai tinh hoàn là song song và phân thùy không đồng đều. Tuyến noãn hoàng
tƣơng đối lớn, tạo thành 7-8 nhóm nằm xung quanh cơ thể, nằm ở khoảng giữa buồng
trứng và giác bụng. Buồng trứng phân thùy trông giống nhƣ 3-4 ngón tay. Tử cung uốn
khúc ở giữa cơ thể, một số nếp gấp trùng manh tràng. Bàng quang hình ống, uốn lƣợn
giữa tinh hoàn và ống dẫn tinh (Thaenkham et al., 2011).
Clonorchis sinensis
Sán trƣởng thành Clonorchis sinensis lớn hơn so với các loài sán lá gan nhỏ
khác, chiều dài 10-25 mm, rộng 3-5 mm. Bề mặt thân mình trơn láng. Giác miệng lớn
hơn giác bụng. Tử cung có nhiều nhánh, mở rộng về phía trƣớc của cơ thể và tinh hoàn

có nhiều nhánh mở rộng về phía sau cơ thể (David et al., 2008).
1.1.2.2. Trứng sán lá gan nhỏ
Trứng sán lá gan nhỏ có hình bầu dục, có nắp ở một đầu. Ở môi trƣờng bên
ngoài, trứng phải gặp nƣớc mới phát triển đƣợc, trứng sẽ phát triển đến giai đoạn cuối
cùng của phôi, có tiêm mao gọi là mao ấu (miracidium).

5


Hình 1.2: Hình thái trứng sán lá gan nhỏ
1.1.2.3. Nang kén (Metacercaria)
Nang kén ở trong cơ cá nƣớc ngọt, có hình bầu dục hoặc hình tròn, với 2 lớp
màng bao bọc. Ấu trùng bên trong nang kén đã có một số cơ quan nội tạng.

Hình 1.3: Hình thái nang kén sán lá gan nhỏ (Đào Thị Hà Thanh, 2012).
Nang kén O. viverrini: kích thƣớc trung bình 201 µm x 167 µm. Lớp màng bao
bọc mỏng, dày 1-3 µm. Ấu trùng trong nang kén có giác bụng, giác miệng và cơ quan
bài tiết. Bàng quang có hình bầu dục, chứa các hạt sắc tố nâu, vàng phân bố khắp cơ
thể (Touch et al., 2009, Kaewkes, 2003).
Nang kén O. felineus: hình bầu dục, chiều dài 225-320 µm, chiều rộng 165-225
µm (Kaewkes, 2003).
Nang kén O. lobatus: hình bầu dục, bên ngoài có 1 lớp màng mỏng bao bọc,
chiều dài 100-200 µm, chiều rộng 70-90 µm. Ấu trùng có giác miệng ở phía trƣớc,
giác bụng có hình cầu ở giữa cơ thể. Các hạt sắc tố phân bố trên toàn bộ cơ thể. Bàng
quang lớn, hình bầu dục, nằm một phần ba phía sau cơ thể (Thaenkham et al., 2011).

6


Nang kén C. sinensis: hình elip, chiều dài 158-193 µm, chiều rộng 153-183

µm. Giác miệng và giác bụng kích thƣớc tƣơng đƣơng nhau. Bàng quang lớn, màu
nâu, nằm phía trƣớc cơ thể (Sohn et al., 2009).
1.1.3 Vòng đời

Hình 1.4: Vòng đời của sán lá gan nhỏ
( />Vòng đời của O. viverrini, O. felineus và C. sinensis là giống nhau (Kaewkes,
2003). Sán trƣởng thành sống trong ống dẫn mật và gan, thƣờng xuyên thải trứng theo
phân ra ngoài môi trƣờng (ao, hồ, sông, suối,…). Trứng bị vật chủ trung gian thứ nhất
nuốt vào (ốc Bithynia sp, ốc Parafossarulus sp), ấu trùng lông (miracidia) thoát khỏi
vỏ trứng, sống trong đƣờng tiêu hóa của ốc. Sau đó, bằng hình thức sinh sản vô tính ấu
trùng lông phát triển thành bào ấu (sporocyst), redia và vỹ ấu (cercaria).
Vỹ ấu thoát khỏi cơ thể ốc ra ngoài môi trƣờng, xâm nhập vào cá nƣớc ngọt họ
Cyprinidae (vật chủ trung gian thứ 2). Tạo thành dạng nang kén nằm trong cơ hoặc
dƣới vây cá. Vật chủ cuối cùng (động vật có vú, chim và ngƣời) nhiễm bệnh do ăn

7


phải cá chứa nang kén chƣa đƣợc nấu chín (Young et al., 2010, Rim, 2005, Kaewkes,
2003, WHO, 1995).
Sau khi vật chủ cuối cùng nuốt phải nang kén, ấu trùng thoát khỏi vỏ nang
kén, sử dụng giác miệng và giác bụng di hành tới ống dẫn mật, sau đó vào trong gantúi mật-ống dẫn. Ở đây, chúng phát triển thành dạng trƣởng thành, đẻ trứng (Kaewkes,
2003).
1.1.4 Dịch tễ học
Bệnh sán lá gan nhỏ thƣờng xảy ra ở những vùng có nghề nuôi trồng thủy sản,
đặc biệt ở những nơi dân cƣ có thói quen ăn cá sống hoặc cá chƣa nấu chín, hoặc
những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Vùng lƣu hành bệnh cao ở ngƣời và động vật
đƣợc ghi nhận ở các nƣớc đang phát triển, chủ yếu ở vùng nông thôn khu vực làng xã,
những môi trƣờng sống gần sông, suối, ao, hồ, kênh, mƣơng,... Vật chủ cuối cùng là
ngƣời và một số động vật nhƣ chó, mèo, vịt, hổ, báo, cáo, chồn, rái cá, chuột lang,

chuột nhà,… Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, nhƣng tỷ lệ nhiễm cao ở nhóm
tuổi 40-50 và nam giới nhiễm cao hơn nữ giới (Aunpromma et al., 2012, Sithithaworn
et al., 2012, De & Le, 2011, WHO, 2011; Banchob et al., 2007, Chai et al., 2005, Rim,
2005, De et al., 2003).
O. viverrini phổ biến ở các lƣu vực sông Mekong bao gồm Thái Lan, Lào,
Campuchia và Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm lên tới 60% ở tỉnh Nakhon Panom của Thái
Lan, tổng số các trƣờng hợp nhiễm ở Thái Lan là 6 triệu ngƣời (Sithithaworn et al.,
2012, WHO, 2011). Tại Lào, 98% dân số có nguy cơ nhiễm O. viverrini (WHO,
2008). Opisthorchis là nguyên nhân chính gây ung thƣ đƣờng mật ở ngƣời, ở Thái Lan
mỗi năm chi phí đối với bệnh này khoảng 120 triệu USD/năm (Banchob et al., 2011,
Andrews et al., 2008, Banchob et al., 2007).
O. felinus là loài đặc hữu ở Siberia, Nga và Châu Âu, số các trƣờng hợp nhiễm
ƣớc tính khoảng 1,2 triệu ngƣời (Keiser & Utzinger, 2009, Armignacco et al., 2008).
O. lobatus lần đầu tiên đƣợc phát hiện trên vịt ở Pakistan. Hiện nay, đặc điểm
dịch tễ học và khả năng lây truyền từ động vật sang ngƣời vẫn còn chƣa rõ.
C. sinensis phổ biến ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam. Có khoảng 12 triệu
ngƣời Trung Quốc, 1.3 triệu ngƣời ở Hàn Quốc nhiễm bệnh. Ở Việt Nam, khoảng 2
triệu ngƣời nhiễm loài O. viverrini và C. sinensis (Hong & Fang, 2012, WHO, 2011).

8


Vật chủ trung gian thứ nhất là ốc nƣớc ngọt: Bithynia striatulus,

B.

fuchsiana, B. sinensis, B. longicornis, Parafossarulus striatulus.
Vật chủ trung gian thứ hai (cá nƣớc ngọt): có 9 họ với 80 loài cá là vật chủ
trung gian của sán lá gan nhỏ. Trong đó có 71 loài thuộc họ Cyprinidae, 2 loài họ
Electridae và mỗi họ có một loài: họ Bagridae, Cyprinodontidae, Clupeidae,

Osmeridae, Ophiocephalidae và Gobiidae (Peason J.C, 1964).
Ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan có 88 loài cá nƣớc ngọt thuộc
10 họ là vật chủ trung gian thứ hai của sán lá gan nhỏ. Chủ yếu là những cá thuộc họ
cá chép (Cyprinidae), cá rô, cá trê, cá diếc… và một số cá khác nhƣ: Gobiidae,
Salmonidae, Anabantidae. Có 18 loài cá họ Cyprinidae đƣợc xem là vật chủ trung gian
thứ hai của Opisthorchis spp , trong đó Cyclocheilichthys, Puntius và Hampala là vật
chủ nhạy cảm nhất (Kaewkes, 2003).
Ở Việt Nam, những loài cá rô, cá chép, cá diếc, cá thìa đá, cá trôi… đã phát
hiện nhiễm nang kén sán lá gan nhỏ (Trần Văn Quyên và cộng sự., 2012).
Mùa bệnh: Ở những vùng lƣu hành, bệnh xảy ra quanh năm. Khí hậu thời tiết
ấm áp, mƣa rào nhiều tạo điều kiện thuận lợi để phát tán trứng sán trong môi trƣờng
nƣớc, cơ hội mầm bệnh gặp vật chủ trung gian nhiều (Ngô Xuân Tùng, 2010).
Đƣờng lây truyền: ngƣời và vật chủ cuối cùng nhiễm bệnh do ăn phải cá
nƣớc ngọt có chứa nang kén chƣa đƣợc nấu chín (Metacercaria) (WHO, 2011).
Vùng bệnh:

Hình 1.5: Sơ đồ phân bố sán lá gan nhỏ ở Châu Á(WHO, 2011).
Bệnh sán lá gan nhỏ phân bố rộng khắp trên thế giới, nhƣng tập trung chủ yếu
ở các nƣớc Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật

9


Bản, Lào, Camphuchia, và Việt Nam (WHO, 2011, Traub et al., 2009, Chai et al.,
2005, De et al., 2003).
Ở Việt Nam, sán lá gan nhỏ phân bố trên 20 tỉnh/thành phố: Nam Định, Ninh
Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hòa Bình, Hà
Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông (Trần Duy Cảnh, 2010, Ngô Xuân
Tùng, 2010).

1.1.5 Triệu chứng lâm sàng
Trên người
Triệu chứng lâm sàng ở ngƣời nhiễm sán lá gan nhỏ thƣờng không rõ ràng.
Những ngƣời nhiễm nặng và kéo dài có một số dấu hiệu nhƣ: lúc đầu có những rối
loạn dạ dày, ruột, chán ăn, ăn không tiêu, ỉa chảy hoặc táo bón, đau vùng gan âm ỉ, có
thể phát ban nổi mẩn.
Một số ngƣời ở giai đoạn bệnh nặng: vàng da nhẹ, phân có thể màu trắng hoặc
phân sống, nƣớc tiểu vàng sẫm, đau tức hạ sƣờn phải và vùng gan. Gan có thể sƣng to
dƣới bờ sƣờn, có thể đau ở điểm túi mật. Càng về cuối, các dấu hiệu càng xuất hiện rõ
nét hơn: ăn kém, gầy yếu, sụt cân, giảm sức lao động, có thể xơ gan ở các mức độ khác
nhau do sán kích thích tăng sinh các tổ chức xơ, đƣờng mật dày lên, kém đàn hồi và có
thể bị tắc (WHO, 2011, Bouvard et al., 2009, WHO, 2006, WHO, 1994).
Dấu hiệu bệnh lý chủ yếu thấy ở gan, túi mật và ống dẫn mật, với các biểu
hiện viêm, phì đại hoặc hình thành sỏi mật. Bệnh không điều trị có thể dẫn đến xơ gan
cổ trƣớng, đôi khi có liên quan đến ung thƣ gan, ung thƣ biểu mô đƣờng mật. Bệnh
tích có thể phát hiện bằng siêu âm vùng bụng. Tổ chức y tế thế giới đã xếp sán lá gan
nhỏ là tác nhân gây bệnh ung thƣ gan (WHO, 2011).
Trên động vật
Động vật mắc sán lá gan nhỏ triệu chứng lâm sàng thƣờng không rõ ràng, một
số trƣờng hợp táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẻ giữa táo bón và tiêu chảy, con nhiễm
nặng thƣờng gầy yếu, kém ăn, lông xơ xác… Khi tiến hành mổ khám kiểm tra thì các
cơ quan nội tạng cũng có một số biểu hiện bệnh lý đặc trƣng sau:
Bệnh tích đại thể: gan sƣng to, màu vàng, rìa gan tù, trên mặt gan có nhiều
điểm xơ hóa, hoại tử màu trắng xám hoặc gan tối màu, dầy và dai. Khi cắt gan, trong

10


gan có dịch màu xanh xám chảy ra, lòng ống dẫn mật dãn rộng, thành ống dày bên
trong chứa nhiều sán (Phạm Văn Khuê, 1979).

Tuyến tụy ít thay đổi, hơi sƣng, màu hồng nhạt, trên mặt tụy có nhiều điểm
hoại tử.
Bệnh tích vi thể: ống mật tăng sinh, vách ống dẫn mật bị xơ hóa, mô gan xung
quanh ống dẫn mật bị teo lại, cấu trúc gan tại vùng này lộn xộn, các tế bào gan bị thoái
hóa nặng.
Mạch quản tuyến tụy dãn rộng, xung huyết, chứa đầy hồng cầu, ống dẫn tụy
dày, xung quanh thành mô tăng sinh, các tế bào biểu mô trƣơng to, một số tế bào bong
ra nằm trong lòng tuyến cùng với bạch cầu đa nhân trung tính và một số bạch cầu ái
toan, xung quanh ống dẫn nhỏ có nhiều lâm ba cầu và các tế bào đại thực bào.
1.1.6 Chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm phân: Kỹ thuật Kato-Katz đƣợc sử dụng để phát hiện trứng sán
trong phân của ngƣời. Nhƣng do hình thái các loài sán lá gan nhỏ, cũng nhƣ các loài
sán lá ở đƣờng ruột là cơ bản giống nhau, vì vậy dễ có sự nhầm lẫn giữa các loài (Do
et al., 2007, Olsen et al., 2006, Chai et al., 2005, Kaewkes, 2003, Ditrich et al., 1992).
Chẩn đoán hình thái học: Mỗi loài sán lá gan nhỏ có hình thái riêng, vì vậy
chẩn đoán dựa vào hình thái học có ý nghĩa lớn trong phát hiện loài (David et al.,
2008, Kaewkes, 2003). Sán trƣởng thành đƣợc nhuộm bằng kỹ thuật nhuộm Carmin và
quan sát dƣới kính hiển vi. Hình thái, kích thƣớc, cấu tạo các cơ quan tổ chức (buồng
trứng, tuyến noãn hoàng, tinh hoàn, tử cung,…) là những đặc điểm quan trọng để phân
biệt loài (David et al., 2008, Fried et al., 2004, Kaewkes, 2003).
Siêu âm: Siêu âm có ý nghĩa trong những ngƣời bị bệnh nặng, có tổn thƣơng
lớn ở gan.
Phát hiện kháng thể: Dùng kháng nguyên phát hiện kháng thể trong huyết
thanh, kết quả này có độ đặc hiệu thấp do phản ứng chéo giữa các loài sán (Rim, 2005,
Nagano et al., 2004, Choi et al., 2003). Tuy nhiên, kỹ thuật ELISA phát hiện kháng
nguyên trong huyết thanh có giá trị lớn trong chẩn đoán và đã đƣợc ứng dụng rộng rãi
trong chẩn đoán bệnh này (Hong & Fang, 2012, Ruangsittichai et al., 2006, Nagano et
al., 2004, Choi et al., 2003).
Kỹ thuật phân tử:


11


Một số kỹ thuật phân tử đƣợc áp dụng để chẩn đoán và phân loại sán lá gan nhỏ
nhƣ: multiplex PCR (Le et al., 2006); PCR-RFLP gen COI (Thaenkham et al., 2007);
rDNA PCR gen ITS1 và ITS2 (Cai et al., 2012, Sato et al., 2009).
1.1.7 Phòng chống bệnh
Tập quán ăn gỏi cá sống hoặc cá chƣa chế biến kỹ là nguyên nhân gây nhiễm
sán lá gan nhỏ. Vì vậy, cần tuyên truyền giáo dục để ngƣời dân hiểu rõ con đƣờng
truyền bệnh, từ đó chủ động phòng tránh.
Hạn chế trứng sán phát tán ra môi trƣờng gặp vật chủ trung gian: xây dựng nhà
vệ sinh hợp lý, không dùng phân tƣơi làm thức ăn cho cá, ủ phân trƣớc khi bón cho
cây trồng là những công việc thiết yếu để hạn chế việc lây lan mầm bệnh (Rim H.J,
2005, WHO, 2004).
Một số thuốc đƣợc sử dụng để điều trị bệnh sán lá gan nhỏ: albeldazole,
praziquantel
1.2 BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ TRÊN VỊT
Ở nƣớc ta, sán lá gan nhỏ ký sinh trên vịt đƣợc phát hiện trƣớc năm 1971 ở các
tỉnh phía Bắc, những năm sau đó có một số nghiên cứu tình trạng nhiễm giun sán trên
vịt nhƣng không phát hiện vịt nhiễm mầm bệnh. Trên thế giới, cho đến nay chỉ phát
hiện vịt ở Pakixtan nhiễm sán lá gan nhỏ, loài O. lobatus (Thaenkham et al., 2011).
Theo Phan Thế Việt (1977), sán lá gan nhỏ trên vịt ở nƣớc ta thuộc họ Opisthochiidae,
giống Opisthorchis
Loài Opisthorchis longissimus (Linstow, 1883).
Vật chủ: vịt nhà (bộ ngỗng).

Nơi ký sinh: gan.

Nơi phát hiện: Hà Nội (1971).
Nguồn tài liệu: Nguyễn Thị Lê (1971).

Loài Opisthorchis parageninus (Oschmarin, 1970).
Vật chủ: Gà nhà (bộ gà), vịt nhà (bộ ngỗng). Nơi ký sinh: gan.
Nơi phát hiện: Hải Phòng (8-1962); Lạng Sơn (8-1962); Thanh Hóa (3-1964);
Hà Nội (1971).
Nguồn tài liệu: Nguyễn Thị Lê (1968, 1971); Oschmarin (1970).
Theo Nguyễn Đức Tân và cộng sự (2015), vịt nhiễm sán lá gan nhỏ thƣờng có
dấu hiệu mệt mỏi; ăn ít, giảm bắt mồi; một số con bỏ ăn, lông xù, gầy yếu; một số con

12


bụng to; giảm đẻ, sau đó ngừng đẻ; ỉa chảy phân màu vàng hoặc xanh. Bệnh tích: xác
chết gầy, xoang bụng tích nƣớc, túi mật tăng lên 2-3 lần, gan viêm, xuất huyết, gan
viêm dính vào xoang bụng; gan sung huyết, hồng cầu tràn ngập lòng mạch quản, thâm
nhiễm tế bào viêm, tế bào gan thoái hóa mỡ và thoái hóa không bào, tế bào gan hoại tử
bắt màu hồng đều. Để chẩn đoán vịt nhiễm sán lá gan nhỏ cần quan sát các triệu chứng
lâm sàng, kết hợp với xét nghiệm trứng trong phân. Ngoài ra, cần mổ khám một số con
trong đàn để xác định chính xác căn nguyên gây bệnh, từ đó có biện pháp can thiệp kịp
thời.
1.3 MỘT SỐ GIỐNG VỊT NUÔI TẠI BÌNH ĐỊNH
1.3.1 Giống vịt hƣớng trứng
1.3.1.1 Vịt Triết giang
Vịt Triết Giang là giống vịt siêu trứng nổi tiếng, có nguồn gốc từ tỉnh Triết
Giang, Trung Quốc. Giống nhập vào nƣớc ta từ năm 2005, đƣợc các cơ sở giống tiến
hành nuôi giữ, chọn lọc để có năng suất và chất lƣợng cao.
Vịt thích hợp với nhiều phƣơng thức nuôi khác nhau, có thể nuôi trên khô
không cần nƣớc bơi lội (nhốt trong chuồng, nuôi trên vƣờn cây), nuôi nhốt kết hợp với
nuôi cá (cá - vịt) hoặc nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát. Là giống vịt chuyên
trứng có năng suất cao nhất so với các giống vịt hiện có của Việt Nam.
Vịt Triết Giang có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nƣớc ta. Vịt có

khả năng chống chịu bệnh rất tốt, đạt tỷ lệ nuôi sống từ 90 - 92%. Vịt có tuổi đẻ trứng
đầu sớm (110 -112 ngày tuổi); khối lƣợng cơ thể lúc vào đẻ thấp: 1,3-1,5 kg; tỷ lệ đẻ
rất cao 98% - 100%; năng suất trứng bình quân/mái đạt 227 - 239 trứng (trong 10
tháng đẻ), khối lƣợng 60 - 70 g/trứng. Đây là giống vịt chuyên trứng đƣợc nuôi phổ
biến ở tỉnh Bình Định(Sở nông nghiệp tỉnh Bình Định).
1.3.1.2 Vịt cỏ
Vịt cỏ là một trong những giống vịt nuôi lâu đời và phổ biến nhất ở nƣớc ta. Vịt
có nguồn gốc từ vịt trời, qua quá trình thuần hóa tự nhiên tạo thành giống vịt này. Vịt
có nhiều màu sắc lông khác nhau, bao gồm các nhóm:
-

Sẻ sẫm (cà cuống, tàu rằn sẫm) chiếm đại đa số;

-

Trắng tuyền (tàu cỏ) chiếm 5-8% đàn;

-

Sẻ nhạt (tàu rằn nhợt);

13


×