Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu khả năng sử dụng vật liệu mới PPC (polypropylen copolymer) trong đóng mới tàu cá xa bờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ NGUYỄN VŨ TUÂN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU MỚI
PPC (POLYPROPYLEN COPOLYMER)
TRONG ĐÓNG MỚI TÀU CÁ XA BỜ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa – 2015
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ NGUYỄN VŨ TUÂN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU MỚI
PPC (POLYPROPYLEN COPOLYMER)
TRONG ĐÓNG MỚI TÀU CÁ XA BỜ
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Kỹ thuật cơ khí động lực

Mã số:


60520116

Quyết định giao đề tài:

1454A/QĐ-ĐHNT ngày 28/10/2013

Quyết định thành lập HĐ:

1046/QÐ-ÐHNT ngày 10/11/2015

Ngày bảo vệ:

30/11/2015

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN GIA THÁI
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. PHẠM HÙNG THẮNG
Khoa sau đại học:

Khánh Hòa - 2015
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu khả năng sử dụng vật
liệu mới PPC (Polypropylene Copolymer) trong đóng mới tàu đánh cá xa bờ” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình khoa học nào khác cho đến thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày … tháng … năm 2015


Tác giả luận văn

Lê Nguyễn Vũ Tuân

iii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, bản thân tôi đã được quý phòng ban của
trường Đại học Nha Trang, quý thầy cô Khoa Kỹ thuật giao thông, Khoa Sau Đại học,
Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn
khoa học - Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Gia Thái - đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Đồng thời, cũng xin cảm ơn Thạc sĩ
Nguyễn Vũ Hà - Trung tâm đăng kiểm và tư vấn nghề cá và kỹ sư Nguyễn Quốc Bảo Công ty Hyundai Vinashin, đã đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực
của mình nhưng không thể tránh khỏi các thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp
quý báu của thầy cô và các bạn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả các bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày … tháng … năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Nguyễn Vũ Tuân

iv



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. iii
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... iv
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh mục ký hiệu ........................................................................................................ viii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... ix
Danh mục bảng ............................................................................................................... x
Danh mục hình ............................................................................................................... xi
Danh mục đồ thị ........................................................................................................... xv
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ xvi
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................................... 1
1.1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu ................................................................................ 1
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................... 2
1.3 Mục tiêu, phương pháp, nội dung và giới hạn nghiên cứu ........................................ 4
1.3.1. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu ......................................................................... 4
1.3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5
1.3.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu ............................................................................... 5
1.4. Giới thiệu phần mềm phân tích kết cấu MAESTRO ................................................ 6
1.4.1. Khai báo các đặc trưng hình học của các chi tiết kết cấu ...................................... 7
1.4.2. ây dựng mô hình kết cấu trong MAESTRO ....................................................... 7
Chương 2 : VẬT LIỆU PPC TRONG ĐÓNG TÀU ..................................................... 13
2.1. Lịch sử phát triển và cấu trúc phân tử của vật liệu PPC ........................................ 13
2.2. Tính chất của vật liệu PPC ..................................................................................... 16
2.2.1. Đặc tính cơ học .................................................................................................... 17
2.2.2. Tính an toàn và tính tiết kiệm .............................................................................. 17
2.2.3. Tính năng kháng hóa chất.................................................................................... 17
2.2.4. Tuổi thọ và độ bền ............................................................................................... 17
2.2.5. Sự phù hợp của vật liệu PPC cho đóng tàu ......................................................... 18

2.2.6. Khả năng cách nhiệt, chống ồn và chống rung.................................................... 18
2.2. . Khả năng chống tia cực tím và hun nóng ............................................................ 18
2.2.8. Độ bền màu ........................................................................................................ 18
2.2. . Tính thân thiện với môi trường .......................................................................... 18
2.2.10. Tính hàn ............................................................................................................. 18
v


2.3. So sánh vật liệu PPC với các vật liệu đóng tàu khác ............................................. 19
2.3.1. Cơ tính của vật liệu PPC...................................................................................... 19
2.3.2. Kết quả kiểm nghiệm cơ tính thực tế đối với vật liệu PPC ................................. 21
2.3.3. So sánh các tính chất thủy động ......................................................................... 23
2.3.4. Ảnh hưởng của môi trường ................................................................................. 24
2.3.5. Biến chất, lão hóa, ăn mòn, phá hủy, xuống cấp ................................................. 25
2.3.6. Khả năng chống hóa chất và các chất khác ......................................................... 26
2.4. Ứng dụng vật liệu PPC trong đóng tàu .................................................................. 26
2.4.1. Chế tạo các loại tàu cao tốc ................................................................................ 27
2.4.2. Chế tạo các loại tàu chạy sông ........................................................................... 27
2.4.3. Chế tạo tàu cá ..................................................................................................... 29
2.4.4. Chế tạo các công trình nổi ................................................................................... 30
2.5. Giới thiệu các mẫu canô bằng vật liệu PPC ........................................................... 31
2.5.1. Mẫu canô cao tốc phục vụ du lịch có ký hiệu thiết kế H160 .............................. 31
2.5.2. Mẫu ca nô cao tốc phục vụ thể thao, giải trí có ký hiệu thiết kế H420 .............. 34
2.5.3. Mẫu canô đa năng có ký hiệu thiết kế H650 ...................................................... 36
2.6. Công nghệ hàn tàu bằng vật liệu PPC .................................................................... 40
2.6.1. Các phương pháp hàn nhựa PPC ........................................................................ 40
2.6.2. Các phương pháp hàn nhựa PPC trong chế tạo tàu thuyền ................................. 43
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................... 47
3.1. Thử nghiệm xác định giá trị hệ số poisson vật liệu PPC ........................................ 47
3.1.1. Thiết bị thử nghiệm ............................................................................................. 47

3.1.2. Phương pháp thử nghiệm..................................................................................... 48
3.1.3 Thử nghiệm xác định hệ số Poisson ..................................................................... 50
3.2. Thiết kế mẫu tàu đánh cá bằng vật liệu PPC .......................................................... 54
3.2.1. Các thông số cơ bản như sau .............................................................................. 54
3.2.2. Thiết kế đường hình tàu ....................................................................................... 54
3.2.3. Bố trí chung của tàu ............................................................................................. 57
3.2.4. Các thông số kết cấu ............................................................................................ 61
3.3. Tính toán độ bền thân tàu ...................................................................................... 62
3.3.1. Thiết lập các thông tin chung về tàu, vật liệu và hệ đơn vị tính .......................... 62
3.3.2. ây dựng mô hình kết cấu ................................................................................... 63
3.3.3. Áp đặt điều kiện biên ........................................................................................... 73
3.3.4. Thiết lập ngoại lực tác dụng lên tàu .................................................................... 74
3.4. Giải và xuất kết quả ................................................................................................ 80
vi


3.4.1. Kết quả xác định tọa độ trọng tâm và tâm nổi của mô hình tàu tính toán ........... 80
3.4.2. Kết quả tính mômen uốn, lực cắt tác dụng lên mô hình tàu ............................... 80
3.4.3. Kết quả tính ứng suất và biến dạng ..................................................................... 85
3.5. Mối quan hệ giữa giá trị ứng suất và biến dạng lớn nhất khi thay đổi chiều
dày tấm vỏ tàu......................................................................................................... 88
Chương 4 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 90
4.1. Kết luận................................................................................................................... 90
4.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 92
PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC KÝ HIỆU

Lmax :

Chiều dài lớn nhất

Ltk

Chiều dài thiết kế

:

Bmax :

Chiều rộng lớn nhất

Btk

:

Chiều rộng lớn nhất

D

:

Chiều cao mạn

d


:

Mớn nước

DW :

Trọng tải

Ne

:

Công suất động cơ

V

:

Tốc độ

n

:

Vòng quay

F

:


Chiều dài của phần hẹp song song

G

:

Chiều dài khoảng cách giữa 2 điểm đo ban đầu

ΔG :

Độ dãn dài của khoảng cách giữa 2 điểm đo ban đầu

W

Chiều rộng của phần hẹp mẫu thử ban đầu

:

ΔW :

Độ co lại của chiều rộng phần hẹp song song

R

:

Bán kính




:

Hệ số poisson

εtrans :

Biến dạng ngang tương đối

εaxial

:

Biến dạng dọc trục tương đối



:

Ứng suất tại mọi điểm trên trên mặt cắt ngang

E

:

Mô đun đàn hồi khi kéo

P

:


Lực kéo

A

:

Diện tích mặt cắt ngang

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT

PPC

: Polypropylene Copolymer

PP

: Polypropylene

UNISHIP : Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy Trường Đại học Nha Trang
TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


BGTVT

: Bộ giao thông vận tải

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số tính chất điển hình của vật liệu PPC (Polystone ® P) ...................... 19
Bảng 2.2. Các đặc tính kỹ thuật của vật liệu PPC ......................................................... 20
Bảng 2.3. Giá trị cơ tính chính dùng đóng tàu của vật liệu PPC theo bảng 2.2 ........... 20
Bảng 2.4. So sánh cơ tính của vật liệu PPC với các vật liệu đóng tàu khác ................. 21
Bảng 2.5. So sánh cơ tính của vật liệu PPC và thép ...................................................... 23
Bảng 2.6. Các thông số kỹ thuật của các mẫu tàu cá bằng vật liệu PPC ....................... 29
Bảng 3.1. Hệ số poisson của một số vật liệu ................................................................. 50
Bảng 3.2. Kết quả thử nghiệm hệ số poisson của nhóm ký hiệu mẫu PPC................... 51
Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm hệ số poisson của nhóm ký hiệu mẫu PPC-1 ............... 52
Bảng 3.4. Quy cách các kết cấu cơ bản của mẫu tàu đang xét ...................................... 60
Bảng 3.5. Bảng so sánh các kích thước mô hình với tàu thực. ..................................... 68
Bảng 3.6. Điều kiện biên theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 21: 2010/ BGTVT. ......... 72
Bảng 3. . Bảng phân bố trọng lượng các khoang trên tàu ............................................ 74
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả các giá trị ứng suất lơn nhất, biến dạng lớn nhất ............. 87
Bảng 3. . Giá trị ứng suất lớn nhất và biến dạng lớn nhất khi thay đổi chiều dày
tấm vỏ tàu ..................................................................................................... 88

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Menu khai báo để xây dựng các chi tiết kết cấu tàu thủy. .............................. 7

Hình 1.2. Cấu trúc của quá trình xây dựng mô hình tính trong MAESTRO .................. 8
Hình 1.3. Cấu tạo và các thuật ngữ cơ bản sử dụng trong MAESTRO ........................ 9
Hình 1.4. Hộp thoại Module and Substructures .............................................................. 9
Hình 1.5. Hộp thoại Reference Points ........................................................................... 10
Hình 1.6. Tập hợp các dãy điểm Endpoint .................................................................... 10
Hình 1. . Hộp thoại Strakes .......................................................................................... 10
Hình 1.8. Kết cấu của một strake ................................................................................. 11
Hình 1. . Kết cấu một strake và các strake trong môđun kết cấu ................................. 11
Hình 1.10. Hộp thoại compound ................................................................................... 12
Hình 1.11. Một môđun kết cấu sau khi ghép các sườn lại với nhau. ............................ 12
Hình 2.1. Công thức phân tử Propylen .......................................................................... 14
Hình 2.2. Phản ứng hóa phối trí theo cơ chế polymer ................................................... 14
Hình 2.3. Chuỗi phần tử của nhựa d o .......................................................................... 15
Hình 2.4. Cấu tạo phần tử nhựa d o .............................................................................. 15
Hình 2.5. Kết cấu tấm PPC ............................................................................................ 15
Hình 2.6. Tàu câu cá giải trí Polycraft 530 Warrior ..................................................... 16
Hình 2. . Mẫu thử PPC ................................................................................................. 21
Hình 2.8. Kết quả thử nghiệm kéo và thử nghiệm uốn của vật liệu PPC ...................... 22
Hình 2. . So sánh tính chất thủy động vật liệu PPC với các vật liệu đóng tàu khác .... 23
Hình 2.10. Các mẫu tàu cao tốc bằng vật liệu PPC ....................................................... 27
Hình 2.11. Phà sông hai thân ......................................................................................... 27
Hình 2.12. Mẫu thuyền máy chuyên dụng .................................................................... 27
Hình 2.13. Tàu nghiệp vụ chạy sông ............................................................................. 28
Hình 2.14. Tàu nghiệp vụ chạy sông ............................................................................. 28
Hình 2.15. Nhà nổi công vụ........................................................................................... 28
Hình 2.16. Nhà hàng nổi................................................................................................ 28
Hình 2.1 . Mô hình tàu cá bằng vật liệu PPC ............................................................... 29
Hình 2.18. Phao nổi bằng tấm nhựa Polystone ®P ....................................................... 30
Hình 2.19. Phao tiêu báo hiệu đường thủy .................................................................... 30
Hình 2.20. Bản vẽ đường hình canô cao tốc phục vụ du lịch H610 .............................. 32

Hình 2.21. Bản vẽ bố trí chung canô cao tốc H610....................................................... 32
xi


Hình 2.22. Canô cao tốc phục vụ du lịch H610. ........................................................... 33
Hình 2.23. Chạy thử canô H420 .................................................................................... 34
Hình 2.24. Hình 3D mẫu canô H420 ở các góc nhìn khác nhau ................................... 35
Hình 2.25. Hình 3D mẫu canô H650 ở các góc nhìn khác nhau .................................. 37
Hình 2.26. Bản vẽ đường hình của tàu du lịch cao tốc bằng vật liệu PPC .................... 38
Hình 2.2 . Bản vẽ bố trí chung của tàu du lịch cao tốc bằng vật liệu PPC .................. 39
Hình 2.28. Nguyên lý hàn nhựa bằng dòng khí nóng .................................................... 40
Hình 2.2 . Nguyên lý hàn nhựa nhiệt d o bằng cuôn dây nung .................................. 40
Hình 2.30. Hàn đối đầu tấm nung.................................................................................. 41
Hình 2.31. Sơ đồ nguyên lý phương pháp hàn ma sát áp dụng hàn nhựa nhiệt d o ..... 42
Hình 2.32. Nguyên lý hàn đùn....................................................................................... 42
Hình 2.33. Vùng làm sạch bề mặt liên kết hàn .............................................................. 43
Hình 2.34. Sơ đồ nguyên lý thiết bị hàn đùn ................................................................. 44
Hình 2.35. Các thiết bị hàn dùng trong chế tạo tàu PPC .............................................. 45
Hình 2.36. Các dạng liên kết hàn tiêu biểu.................................................................... 46
Hình 2.3 . Ảnh hưởng của dạng liên kết hàn đến khả năng chịu uốn........................... 46
Hình 3.1. Máy kéo nén hiệu HOUNSFEID H50K-S .................................................... 47
Hình 3.2. Hình dạng và kích thước mẫu thử. ................................................................ 48
Hình 3.3. Quy cách mẫu thử của vật liệu PPC. ............................................................. 48
Hình 3.4. Mẫu vật liệu PPC ........................................................................................... 49
Hình 3.5. Mẫu kéo trước khi thử nghiệm ..................................................................... 49
Hình 3.6. Mẫu kéo sau khi thử nghiệm ........................................................................ 49
Hình 3. . Mẫu hình chữ nhật chịu nén với hệ số Poisson vào khoảng 0.5 ................... 50
Hình 3.8. Kết quả thử nghiệm hệ số Poisson ................................................................ 53
Hình 3. . Dạng tàu đáy chữ V ....................................................................................... 55
Hình 3.10. Dạng đáy tàu ............................................................................................... 55

Hình 3.11. Bản vẽ đường hình tàu câu cá ngừ đại dương bằng vật liệu PPC ............... 56
Hình 3.12: Bản vẽ bố trí chung tàu câu cá ngừ đại dương bằng vật liệu PPC .............. 59
Hình 3.13: Hình vẽ phối cảnh mẫu tàu câu cá ngừ đại dương bằng vật liệu PPC ........ 60
Hình 3.14 Bản vẽ các mặt cắt ngang kết cấu ................................................................. 61
Hình 3.15. Menu khai báo các thông tin chung về tàu tính toán. .................................. 62
Hình 3.16. Menu chọn hệ đơn vị tính toán .................................................................... 63
Hình 3.17. Menu khai báo các thông số của vật liệu PPC ............................................ 63
Hình 3.18. Mặt cắt ngang .............................................................................................. 64
Hình 3.19. Vách kín có miệng hầm ............................................................................... 64
xii


Hình 3.20. Kết cấu vách đuôi tàu .................................................................................. 65
Hình 3.21. Kết cấu phần mũi tàu ................................................................................... 65
Hình 3.22. Kết cấu bên ngoài và bên trong của nửa sau của tàu ................................... 66
Hình 3.23. Kết cấu nửa trước của tàu ............................................................................ 67
Hình 3.24. Kết cấu cabin tàu ......................................................................................... 68
Hình 3.25. Hình ảnh mô hình tổng thể của tàu tính toán .............................................. 68
Hình 3.26. Hình ảnh tổng thể của mô hình tàu khảo sát với các thông số kiểm
tra các kích thước của mô hình ...................................................................................... 69
Hình 3.27. Hình ảnh mô hình tàu trên hình chiếu cạnh (body plan) ............................. 70
Hình 3.28. Hình ảnh mô hình tàu trên hình chiếu bằng (Plan)...................................... 70
Hình 3.29. Hình chiếu mô hình tàu trên hình chiếu đứng (Profile) .............................. 71
Hình 3.30. Phần diện tích ướt của mô hình tàu đang xét ............................................. 71
Hình 3.31. Kết cấu bên trong của toàn bộ mô hình tàu tính toán .................................. 72
Hình 3.32. Áp đặt các điều kiện biên vào mô hình tàu tính toán. ................................. 73
Hình 3.33. Các tải trọng tác dụng lên thân tàu thủy ...................................................... 74
Hình 3.34. Mô hình tàu nổi cân bằng trên nước tĩnh .................................................... 74
Hình 3.35. Khai báo các tải trọng trên tàu khảo sát ...................................................... 75
Hình 3.36. Biểu đồ phân bố các tải trọng tác dụng theo chiều dọc tàu ......................... 75

Hình 3.37. Phương pháp vẽ profin sóng dạng Trochoid ............................................... 76
Hình 3.38. Khai báo các thông số của mô hình sóng tính toán ..................................... 78
Hình 3.39. Tàu khảo sát sau khi đặt mô hình sóng tính toán ....................................... 78
Hình 3.40. Biểu đồ phân bố lực nổi dọc theo chiều dài mô hình tàu khảo sát .............. 79
Hình 3.41. Chạy cân bằng mô hình tàu trên sóng ......................................................... 79
Hình 3.42. Chạy phân tích mô hình tàu trên sóng ......................................................... 79
Hình 3.43. Giá trị tọa độ trọng tâm (điểm xanh), tâm nổi (điểm đỏ) ............................ 80
Hình 3.44. Biểu đồ phân bố mômen uốn dọc theo chiều dài tàu trên nước tĩnh ........... 80
Hình 3.45. Biểu đồ phân bố lực cắt dọc theo chiều dài tàu trên nước tĩnh ................... 81
Hình 3.46. Biểu đồ phân bố áp suất nước biển lên vỏ tàu trên nước tĩnh ..................... 81
Hình 3.47. Biểu đồ phân bố mômen uốn dọc theo chiều dài tàu trên đỉnh sóng ........... 82
Hình 3.48. Biểu đồ phân bố lực cắt dọc theo chiều dài tàu trên đỉnh sóng ................... 82
Hình 3.49. Biểu đồ phân bố áp suất nước biển tác dụng lên vỏ tàu trên đỉnh sóng ...... 83
Hình 3.50. Biểu đồ phân bố mômen uốn dọc theo chiều dài tàu trên đỉnh sóng ........... 83
Hình 3.51. Biểu đồ phân bố lực cắt dọc theo chiều dài tàu trên đáy sóng .................... 84
Hình 3.52. Biểu đồ phân bố áp suất nước biển tác dụng lên vỏ tàu trên đáy sóng ....... 84
Hình 3.53. Biểu đồ phân bố ứng suất Von Mises trong kết cấu tàu trên nước tĩnh ...... 85
xiii


Hình 3.54. Biểu đồ biểu thị màu và biến dạng chung của tàu trên nước tĩnh ............... 85
Hình 3.55. Biểu đồ phân bố ứng suất Von Mises trong kết cấu tàu trên đỉnh sóng ...... 86
Hình 3.56. Biểu đồ biểu thị màu và biến dạng chung của tàu trên đỉnh sóng ............... 86
Hình 3.57. Biểu đồ phân bố ứng suất Von Mises trong kết cấu tàu trên đáy sóng ....... 87
Hình 3.58. Biểu đồ biểu thị màu và biến dạng chung của tàu trên đáy sóng ................ 87

xiv


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1. Thay đổi ứng suất lớn nhất theo chiều dày tấm vỏ tàu ................................ 89
Đồ thị 3.2. Thay đổi biến dạng lớn nhất theo chiều dày tấm vỏ tàu.............................. 89

xv


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Chủ đề nghiên cứu
Trong thực tế hiện nay, việc tìm kiếm các vật liệu mới nhằm thay thế các vật liệu
đóng tàu truyền thống có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng và mang tính chất cấp thiết.
Trong bối cảnh đó, loại vật liệu Copolymer Polypropylene (PPC) được Cộng hòa Séc
giới thiệu như là một loại vật liệu mới, tiên tiến có nhiều ưu điểm để dùng làm vỏ tàu.
Một số ít quốc gia, trong đó có Việt Nam đã dùng vật liệu này đóng tàu du lịch cỡ nhỏ
và đang có khuynh hướng muốn sử dụng loại vật liệu này trong đóng các tàu đánh cá.
Tuy nhiên, để có cơ sở khoa học trong việc sử dụng loại vật liệu này trong đóng tàu cá
có kích thước, tải trọng lớn hơn nhiều so với loại tàu du lịch cỡ nhỏ, đề tài đặt vấn đề
nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng loại vật liệu mới này, tập trung về phương diện
độ bền và tính kinh tế, trong việc thiết kế và chế tạo tàu cá xa bờ ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở đó, đề tài đặt vấn đề thử nghiệm xác định một số cơ tính chính của vật liệu,
thực hiện thiết kế sơ bộ một mẫu tàu đánh bắt cá xa bờ bằng chính loại vật liệu này và
tiến hành tính độ bền để đánh giá khả năng chịu tải của loại vật liệu này khi sử dụng
chế tạo tàu đánh cá.
Mục tiêu của để tài
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng vật liệu PPC trong
đóng mới tàu đánh cá thông qua việc đánh giá độ bền kết cấu tàu bằng vật liệu PPC.
Trên cơ sở đó tìm kiếm khả năng sử dụng vật liệu thay thế các vật liệu truyền thống
đang dùng đóng tàu đánh cá hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Kết hợp phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
- Thử nghiệm xác định cơ tính vật liệu PPC và ứng dụng các thông số vật liệu

đã xác định trong tính độ bền của mẫu tàu cá thiết kế cụ thể nhằm đánh giá
khả năng sử dụng vật liệu mới này trong đóng mới các loại tàu cá xa bờ.
- Nghiên cứu tài liệu đã công bố về các tính chất và đặc điểm của vật liệu PPC,
kết hợp kiến thức thiết kế tàu để thiết kế mẫu tàu cá xa bờ bằng vật liệu này.
Sử dụng phần mềm MAESTRO để phân tích, đánh giá độ bền tàu thiết kế theo
các thông số vật liệu đã có hoặc thử nghiệm xác định.
xvi


Kết quả nghiên cứu
(1)

Đã tiến hành thử nghiệm xác định giá trị hệ số Poisson của vật liệu PPC, trong đó
kết quả thử kéo nén theo hướng dọc là  = 0,178 và theo hướng ngang  = 0,191.
Biến dạng dọc của vật liệu PPC lớn gấp 11 lần so với biến dạng ngang của nó.
Vật liệu có khả năng dãn dài, kết quả thử nghiệm kéo độ giãn dài đến 2 ,1 %
mà vật liệu vẫn chưa bị đứt.

(2)

Thiết kế sơ bộ một mẫu tàu câu cá ngừ làm bằng vật liệu PPC, gồm các bản vẽ
đường hình, bố trí chung, kết cấu, cơ sở để đánh giá được độ bền của mẫu tàu.
Mẫu tàu có các thông số cơ bản gồm Lmax = 20,0 m; Bmax = 5,5 m; D = 2,5 m;
công suất máy 250 HP; chiều dày vỏ tàu 40 mm;

(3)

Kết quả tính độ bền của mẫu tàu thiết kế với các tấm PPC có chiều dày lớn nhất
hiện nay là 40 mm, nhận được kết quả:
+ Giá trị ứng suất lớn nhất


max = 7,96 N/mm2

+ Giá trị biến dạng lớn nhất

max = 252 mm

Kết luận
- So sánh với cơ tính vật liệu PPC nhận thấy giá trị ứng suất lớn nhất nhỏ hơn giá
trị độ bền kéo lý thuyết và độ bền kéo thực tế của vật liệu PPC tương ứng. Còn
giá trị biến dạng lớn nhất 252 mm so với chiều dài tàu 20 m có biến dạng tương
đối bằng 0,0126 nhỏ hơn giá trị biến dạng dọc tương đối bằng 0,01 2. Do đó về
lý thuyết mặc dù có thể sử dụng vật liệu PPC để đóng tàu cá xa bờ nhưng cần hết
sức lưu ý về sự xuất hiện biến dạng khá lớn, có thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng
xấu đến quá trình hoạt động của tàu.
- Về hiệu quả kinh tế, việc sử dụng vật liệu PPC để đóng tàu đánh cá ít khả thi vì
giá thành vật liệu, dẫn đến giá thành của tàu là quá đắt, cao gấp 4 lần so với tàu
bằng composite và gấp 2 lần so với tàu vỏ sắt có cùng kích thước.
Khuyến nghị
- Các cơ quan Đăng kiểm cần xây dựng Quy phạm đóng tàu bằng vật liệu PPC. Có
thể áp dụng phương pháp và số liệu của luận văn như một cơ sở tham khảo trong
quá trình xây dựng Quy phạm hoặc tính toán lý thuyết.
xvii


- Cần có các giải pháp tránh sự độc quyền, đồng thời hạ giá thành vật liệu hoặc có
chính sách hỗ trợ cho người dân khi đóng tàu cá bằng vật liệu PPC.
Từ khóa: nhựa PPC, polypropylene copolymer.

xviii



Chương 1:

PHẦN TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Theo các số liệu thống kê của Tổng cục thủy sản tính đến hết tháng 12/2014,
nước ta có vào khoảng 132.000 tàu đánh cá, trong đó tàu đánh cá xa bờ chiếm 1 , %.
Hầu hết các đội tàu đánh cá của Việt Nam là tàu đánh cá vỏ gỗ chiếm đến

, %,

trong khi tàu đánh cá vỏ thép, vỏ composite và vỏ bằng vật liệu khác chỉ chiếm 0,1%.
Thực tế cho thấy, các loại vật liệu đóng tàu cá hiện nay đều có ưu nhược điểm riêng,
nhưng chưa có vật liệu nào thật sự có sức hấp dẫn đối với ngư dân nước ta hiện nay.
Vật liệu thép tuy có ưu điểm về mặt cơ tính và công nghệ thi công nhưng dễ bị han gỉ
và thủy sinh vật bám bẩn nên chi phí sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên khá cao.
Vật liệu hợp kim nhôm tuy có thể khắc phục được các nhược điểm của tàu vỏ thép
nhưng có giá thành cao, công nghệ chế tạo phức tạp, cần có máy móc thiết bị hiện đại.
Vật liệu Composite tuy có ưu điểm là khả năng chống ăn mòn cao, ít bị bám bẩn,
nhưng độ bền va đập kém và không tái chế được nên là mối đe dọa cho môi trường.
Hơn nữa, việc thi công đóng tàu bằng vật liệu compossite còn mang tính đơn chiếc,
phải đóng hàng loạt mới có thể giảm được giá thành do giảm chi phí làm khuôn mẫu.
Do đó việc tìm kiếm các loại vật liệu mới nhằm thay thế các vật liệu truyền thống
dùng trong đóng tàu có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng và mang tính chất cấp thiết.
Trong bối cảnh đó, vật liệu Copolymer Polypropylene (PPC) được Cộng hòa Séc
giới thiệu như là một loại vật liệu mới, tiên tiến có nhiều ưu điểm để dùng làm vỏ tàu.
Một số ít quốc gia, trong đó có Việt Nam đã dùng vật liệu này đóng tàu du lịch cỡ nhỏ
và đang có khuynh hướng muốn sử dụng loại vật liệu này trong đóng các tàu đánh cá.

Tuy nhiên, để có cơ sở khoa học trong việc sử dụng loại vật liệu này trong đóng tàu cá
có kích thước và tải trọng lớn hơn nhiều so với loại tàu du lịch cỡ nhỏ, cần thiết phải
đặt vấn đề nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng loại vật liệu mới này, đặc biệt là về
phương diện độ bền, trong việc thiết kế và chế tạo tàu cá xa bờ ở nước ta hiện nay.
Vì lý do đó, chúng tôi đã được Khoa Kỹ thuật giao thông Trường Đại học Nha trang
giao thực hiện đề tài cao học “Nghiên cứu khả năng sử dụng vật liêu mới PPC
(Polypropylene Copolymer) trong đóng mới tàu đánh cá xa bờ.”
1


1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Vật liệu PPC do Viện nghiên cứu vật liệu Cộng hòa Séc nghiên cứu và sáng chế
trên cơ sở sử dụng chất phụ gia đặc biệt kết hợp với vật liệu Polypropylene của Đức.
Trong những năm gần đây, một số quốc gia trên thế giới cũng đã bắt đầu nghiên cứu
áp dụng vật liệu này trong nhiều lĩnh vực nói chung và trong đóng tàu thủy nói riêng.
Tuy nhiên, quốc gia đi tiên phong trong việc ứng dụng và phát triển loại vật liệu này
trong ngành đóng tàu trước tiên phải kể đến Cộng hòa Séc với công ty James Boat.
Công ty này đã chế tạo nhiều tàu cao tốc và dự định chế tạo du thuyền lên đến 24m.
Ngoài chế tạo tàu thuyền, vật liệu này còn được dùng chế tạo các phao (pontons) nổi,
được sử dụng như cầu tàu trong các bến du thuyền, bến phà hoặc trạm đánh bắt cá.
Ở trong nước, vật liệu PPC cũng được ứng dụng trong một số ngành công nghiệp
nhưng để ứng dụng làm vật liệu chế tạo tàu thuyền và công trình nổi thì hiện mới chỉ
có duy nhất một đơn vị là Công ty Cổ phần Công nghệ Việt – Séc là đang từng bước
tiếp cận và làm chủ công nghệ chế tạo tàu thuyền bằng công nghệ vật liệu mới này.
Mặc dù công ty mới được thành lập và đang trong quá trình phát triển hoàn thiện
nhưng đã được sự quan tâm của rất nhiều đơn vị, đặc biệt là các đơn vị trong quân đội.
Công ty cũng đã có một số đơn đặt hàng nhất định trong việc chế tạo canô, tàu bảo vệ,
tuần tra ven biển cở nhỏ.
Qua nghiên cứu tình hình ứng dụng của vật liệu PPC trong nước có thể rút ra
được các nhận xét sau:

- Việc ứng dụng PPC trong đóng tàu mới được triển khai từ đầu thập niên 2000,
tập trung vào đội tàu cỡ nhỏ, chạy ven bờ, nhất là các tàu tuần tra, du lịch. Các
sản phẩm tàu bằng vật liệu PPC đang được chính phủ các nước quan tâm để
thay thế vật liệu truyền thống đang sử dụnghiện nay.
- Số lượng tàu tàu thuyền sử dụng vật liệu PPC ngày càng gia tăng, phù hợp với
xu hướng của thời đại là sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường,
giảm chi phí bảo dưỡng, tiết kiệm năng lượng và giảm bớt lượng khí thải NOx.
Tuy nhiên, với nhiều ưu điểm như vậy, đến thời điểm này, rất nhiều nước trên
thế giới (trong đó có Việt Nam) chưa có Quy phạm hướng dẫn đóng tàu bằng
vật liệu này và cũng chưa thấy công bố nghiên cứu chính thức nào để đánh giá
khả năng sử dụng vật liệu này để đóng tàu đánh cá xa bờ cỡ vừa và lớn.
2


Ở Việt Nam, Công ty cổ phần công nghệ Việt Séc ở Vũng tàu là đơn vị đầu tiên
được cấp phép sử dụng độc quyền vật liệu này nhưng chủ yếu cũng chỉ trong đóng tàu
và hiện công ty cũng đã thiết kế, chế tạo một số tàu cao tốc phục vụ du lịch, tuần tra…
Do vật liệu được phát minh ở Cộng hòa Séc nên hầu hết công trình nghiên cứu là ở
nước này và hiện chưa có công trình nghiên cứu chính thức ở nước ta về vật liệu này.
Tuy nhiên, điều cần quan tâm là mặc dù đã đưa vào đóng tàu nhưng vật liệu này mới
chỉ được Tổ chức Đăng kiểm Lloyd ở Séc (CS Lloyd) công nhận và cho đăng kiểm,
còn ở các Đăng kiểm hàng đầu thế giới vẫn chưa có quy phạm đóng tàu vật liệu này.
Ngay ở Việt Nam, CS Lloyd đã có thư trả lời Cục Đăng kiểm Việt Nam 22/ /2013 là
không có đăng kiểm nào trên thế giới có quy phạm về tàu đóng bằng vật liệu PPC.
Đăng kiểm này cũng chỉ mới sử dụng Tài liệu “Hướng dẫn T-202” của tổ chức này về
“Vật liệu và hàn vật liệu phi kim loại - nhựa” và một số tiêu chuẩn chung về nhựa của
châu Âu (thực tế cũng không phải là tiêu chuẩn chuyên dùng trong ngành đóng tàu)
mà không có tiêu chuẩn, quy phạm phục vụ việc đăng kiểm tàu đóng mới bằng PPC.
Với các tiêu chuẩn như vậy hoàn toàn chưa đủ để thực hiện đăng kiểm tàu đóng mới
nên đến nay Đăng kiểm Việt Nam vẫn chưa công nhận dùng vật liệu này để đóng tàu.

Một số tàu PPC ở Việt Nam do Đăng kiểm Hải quân cấp giấy chứng nhận đăng kiểm,
không có thiết kế do Cục Đăng kiểm của Việt Nam thẩm định, không có tiêu chuẩn về
vật liệu và kết cấu và không có sự giám sát của Cục Đăng kiểm trong quá trình đóng.
Theo quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và Việt Nam, tàu biển phải được
thiết kế và đóng theo quy phạm đã được công nhận, trong đó quan trọng là tiêu chuẩn
vật liệu và quy cách kết cấu thân tàu nhưng với PPC hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn này.
Trường hợp tàu đóng bằng vật liệu mới chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật được công nhận,
IMO cho phép áp dụng phương pháp thiết kế dựa trên sự rủi ro (risk based design).
Thực chất phương pháp là quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâu dài, ứng dụng các
phương pháp lý thuyết và thực tiễn khác nhau nhằm xác định các rủi ro tàu có thể gặp
trong đóng mới và hoạt động như cháy, nổ, đâm va, mắc cạn, mất ổn định, chìm đắm,
vật liệu lão hóa trong sử dụng, không đủ bền, không chịu được môi trường nước biển...
để có biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn cho tàu, người sử dụng và môi trường.
Do ở nước ta chưa có điều kiện để thực hiện phương pháp này và do PPC là vật liệu có
độ bền thấp so với các vật liệu đóng tàu truyền thống khác nên cần phải hết sức lưu ý
khi thiết kế các tàu bằng vật liệu này.
3


1.3. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng vật liệu PPC trong
đóng mới tàu đánh cá thông qua việc đánh giá độ bền kết cấu tàu bằng vật liệu PPC.
Mục đích của nghiên cứu là nhằm ứng dụng một loại vật liệu mới nhằm thay thế
các loại vật liệu truyền thống đang dùng trong đóng tàu đánh cá hiện nay.
1.3.2. Nội dung nghiên cứu
Từ mục tiêu và mục đích nghiên cứu đã trình bày, nội dung chính của đề tài sẽ
tập trung vào thử nghiệm xác định các thông số và đặc tính cơ học của vật liệu PPC và
sử dụng các thông số của loại vật liệu này trong việc tính toán, kiểm nghiệm lại độ bền
của một mẫu tàu đánh cá xa bờ cụ thể được tính toán, thiết kế theo loại vật liệu này.

Trên cơ sở đó, đi đến tính chọn kích thước kết cấu hợp lý cho kết cấu tàu dạng này,
cũng như tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế khi sử dụng vật liệu này trong đóng tàu cá.
Từ những trình bày trên đây có thể cấu trúc đề tài gồm các chương chính như sau:
Chương 1: Phần tổng quan
Nội dung chương trình bày tổng quan về đề tài, tình hình nghiên cứu trong
và ngoài nước, cùng với mục tiêu, nội dung, phương pháp và giới hạn về
nội dung nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Vật liệu PPC trong đóng tàu
Nội dung chương sẽ giới thiệu về vật liệu nhựa PPC, ứng dụng của vật liệu,
công nghệ hàn cùng công nghệ chế tạo tàu thuyền bằng vật liệu PPC. Trong
chương này cũng sẽ trình bày một số cơ sở lý thuyết có liên quan đến việc
thực hiện đề tài, tập trung vào các giá trị cơ tính của vật liệu dùng để tính
toán.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Đây là chương chính đề tài, trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng
sử dụng vật liệu PPC trong đóng tàu theo quan điểm sức bền và kinh tế.
Chương 4 : Kết luận và kiến nghị

4


1.3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm
Thử nghiệm xác định cơ tính của vật liệu PPC và ứng dụng các thông số vật liệu
đã được xác định trong tính toán độ bền của một mẫu tàu đánh cá thiết kế cụ thể nhằm
đánh giá về khả năng sử dụng vật liệu mới này trong đóng mới các loại tàu cá xa bờ.
- Phương pháp lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu đã công bố về các tính chất và đặc điểm của vật liệu PPC,
kết hợp kiến thức về thiết kế tàu để thiết kế mẫu tàu đánh cá xa bờ bằng vật liệu này.
Sử dụng phần mềm phân tích độ bền kết cấu tàu thủy MAESTRO để mô phỏng và

phân tích, đánh giá độ bền của tàu thiết kế theo các thông số vật liệu đã có hoặc đã
được thử nghiệm xác định.
- Phương pháp điền dã
Khảo sát thực tế để tìm hiểu vật liệu PPC và các mẫu tàu.
1.3.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Do là vật liệu mới nên trong thực tế chưa có mẫu tàu đánh cá bằng vật liệu PPC
và cũng chưa có Quy phạm hướng dẫn thiết kế kết cấu của loại tàu bằng vật liệu này.
Chính vì thế giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài này trong phạm vi sau:
- Do các giá trị cơ tính của PPC đã được các công ty cung cấp vật liệu công bố,
đồng thời cũng đã được Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy của Trường Đại học
Nha Trang (UNISHIP) thử nghiệm lại và công bố các kết quả kiểm nghiệm [6].
Do đó trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi không tiến hành kiểm nghiệm lại
giá trị cơ tính của vật liệu PPC mà chỉ tiến hành thử nghiệm để xác định giá trị
hệ số Poisson của vật liệu.
- Nghiên cứu sử dụng thiết kế một mẫu tàu đánh cá nghề câu cá ngừ đại dương
làm bằng vật liệu PPC có công suất máy 250 HP để thực hiện tính toán.
- Nghiên cứu khả năng sử dụng vật liệu PPC trong chế tạo vỏ tàu trên cơ sở
nghiên cứu độ bền và tính kinh tế của loại vật liệu này khi so sánh với các loại
vật liệu truyền thống thường dùng trong đóng tàu.

5


1.4. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PHÂN TÍCH KẾT CẤU MAESTRO
MAESTRO là một phần mềm chuyên dùng để phân tích độ bền kết cấu tàu thủy
do Giáo sư Owen Hughes (Mỹ) xây dựng và đưa vào sử dụng vào năm 1 82 – 1983,
trên cơ sở áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn phân tích bền ở trạng thái giới hạn và
tối ưu hóa kết cấu tàu, công trình ngoài khơi và các cấu trúc mỏng, lớn, phức tạp khác.
Các module cơ bản của phần mềm MAESTRO gồm có Modeling/Analysis/Evaluation,
Finemesh Analysis, Eigenvalue Solver, Optimization, ALPS/ULSAP, ALPS/HULL,

Nastran Translator, ANSYS Translator.[1]
So với các phần mềm phân tích kết cấu khác thường dùng để tính độ bền tàu,
MAESTRO có các tính năng nổi trội trong phân tích độ bền tàu thủy, cụ thể như sau:
- Các phần tử MAESTRO được tối ưu hóa và sử dụng trong kết cấu tàu thủy
nên cho phép xây dựng tạo và sửa đổi mô hình lưới thô rất nhanh và dễ dàng,
đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cao.
- Đặt các tải trọng dựa vào mô hình, trong đó lực tương tác lên trên thân tàu
được xác định dựa trên khoang hàng, yếu tố thủy tĩnh, môi trường thủy động
(có khả năng đặt sóng theo mô hình sóng Trochoidal hoặc Sinuasoidal).
- Cho phép tính toán tối ưu hóa kết cấu, tính bền, rung động, ăn mòn tàu thủy.
- Cho phép tự động tính toán đường nước thiết kế, có khả năng tự cân bằng,
đánh giá độ bền, mức ổn định, tính nổi, tính trọng lượng bản thân các kết cấu,
trọng lượng và phân bố tải, trục trung hòa, tâm nổi, trọng tâm, áp lực nước …
- Đánh giá, điều khiển kết cấu, hợp nhất và tiêu chuẩn cấu trúc tạo ra mô hình
lưới thô và lưới mịn.
- Giảm thiểu thời gian tính toán, xuất kết quả và truy vấn nhanh các kết quả tính
ứng suất, biến dạng… và xuất ra các đồ thị biểu diễn phân bố giá trị lực nổi,
lực cắt, mômen uốn (theo các phương x, y, z) dọc theo chiều dài tàu.
- Khả năng chia lưới mịn dùng cho việc phân tích độ bền cục bộ của các kết cấu
mà không phụ thuộc vào điều kiện biên của kết cấu cục bộ muốn phân tích.
Nói cách khác, MAESTRO tự động đặt ra các điều kiện biên cục bộ dựa trên
điều kiện biên của mô hình tổng thể.
- Với thuật toán tối ưu hóa, MAESTRO cho phép tính độ bền kết cấu tàu thủy
với thời gian rút ngắn một cách kỷ lục, so với các phần mềm cùng loại khác.
6


MAESTRO cho phép người sử dụng khai báo các thông số để định nghĩa vật liệu
do đó thích hợp trong tính toán độ bền kết cấu tàu bằng vật liệu mới như vật liệu PPC.
Mặt khác, MAESTRO cho phép xây dựng chính xác mô hình các kết cấu tàu khảo sát

nhờ chức năng khai báo quy cách của từng chi tiết kết cấu có trong kết cấu thân tàu.
Ngoài những nội dung sẽ trình bày trong chương 3 khi tính độ bền mẫu tàu khảo sát,
trong phần này giới thiệu hai nội dung quan trọng là khai báo các đặc trưng hình học
của các chi tiết kết cấu và xây dựng mô hình tính khi sử dụng phần mềm MAESTRO.
1.4.1. Khai báo các đặc trưng hình học của các chi tiết kết cấu
Dựa vào bản vẽ kết cấu của tàu khảo sát, tiến hành khai báo đặc trưng hình học
để định nghĩa và xây dựng mô hình các chi tiết kết cấu cơ bản trong kết cấu tàu thủy.
Ví dụ, quá trình khai báo các chi tiết kết cấu tấm và dầm được thực hiện bằng cách vào
mục Properties chọn th Plate để khai báo và xây dựng kết cấu tấm (hoặc là chọn
th Beam để khai báo và xây dựng kết cấu dầm) tạo ID, đặt tên kết cấu, khai báo
quy cách của tấm (hoặc dầm), khai báo vật liệu Create để xây dựng kết cấu tấm
(hình 1.1a) hoặc kết cấu dầm (hình 1.1b).[1]

(a) Kết cấu tấm

(b) Kết cấu dầm

Hình 1.1. Menu khai báo để xây dựng các chi tiết cấu tàu thủy
7


×