Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Dự án Ứng dụng công cụ 5S vào hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo Lường Chất lượng Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 36 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn dự án
Ngày nay, Năng suất, Chất lượng đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối
với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức chính trị xã hội
ở Việt Nam. Trong hội nhập quốc tế, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng
hiệu quả hoạt động, mỗi doanh nghiệp, tổ chức phải chọn cho mình một công cụ
quản lý chất lượng phù hợp.
Ở Việt Nam, hoạt động năng suất và chất lượng được khởi xướng từ năm
1995 tại Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ nhất đã tạo bước khởi đầu quan
trọng cho việc quảng bá và thúc đẩy các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng các hệ
thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đối với hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng (Trung tâm Kỹ thuật) là lĩnh vực công tác có phạm vi hoạt động rộng,
phức tạp, đòi hỏi độ chuẩn xác cao, số lượng trang thiết bị phục vụ công tác
chuyên môn có số lượng nhiều, giá trị lớn, đa dạng về chủng loại và phải được
bảo quản, sử dụng trong môi trường phù hợp và đúng quy định. Tuy nhiên, trong
quá trình hoạt động còn nhiều bất cập trong việc bố trí mặt bằng, sắp xếp các
chuẩn, thiết bị dụng cụ không thuận tiện, khó kiểm soát, …. Bên cạnh đó, số
lượng tài liệu, hồ sơ liên quan đến chuyên môn, quản lý, điều hành, theo dõi
hoạt động của Trung tâm cũng có số lượng nhiều nhưng chưa được sắp xếp ngăn
nắp, chưa dễ nhận biết dẫn đến tình trạng dễ gây thất lạc, thiếu kiểm soát, kéo
dài thời gian tìm kiếm v.v…
Nhận thấy được nhu cầu cần cải tiến trong hoạt động của Trung tâm Kỹ
thuật nhằm hướng đến việc nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị hình
ảnh của cũng như uy tín của Trung tâm Kỹ thuật đối với khách hàng và các tổ
chức, cá nhân, dự án “Dự án ứng dụng công cụ 5S vào hoạt động của Trung tâm
Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Vĩnh Long” được thực hiện.
II. Mục tiêu của dự án
1. Mục tiêu chung:
- Cải tiến hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật theo hướng nhanh chóng,


thuận lợi, an toàn, dễ quản lý, dễ sử dụng.
- Nâng cao ý thức, đoàn kết của viên chức Trung tâm Kỹ thuật thông qua
việc cùng nhau thực hiện 5S.
- Nâng cao hình ảnh, uy tín của đơn vị.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đảm bảo 100% các phòng chức năng sắp xếp hồ sơ, tài liệu ngăn nắp, dễ
tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả.
1


- Đảm bảo 100% các thiết bị được vệ sinh, bảo quản tốt; thiết bị kiểm
định được kiểm soát, kiểm định đúng hạn.
- Đảm bảo môi trường làm việc tốt, giữ gìn vệ sinh trong và ngoài cơ
quan.
III. Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng có liên quan đến hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật bao
gồm:
- Các tài liệu, hồ sơ.
- Các máy móc, thiết bị văn phòng.
- Các chuẩn kiểm định.
- Các thiết bị, công cụ, dụng cụ, vật tư phục vụ cho công tác kiểm định.
- Phương tiện đo của khách hàng.
- Môi trường làm việc trong và ngoài cơ quan.
IV. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
1. Phương pháp nghiên cứu:
- Căn cứ các yêu cầu của công cụ năng suất chất lượng 5S, từ đó xây dựng
Tiêu chuẩn thực hành tốt 5S của đơn vị.
- Sử dụng phương pháp trực quan bằng hình ảnh thể hiện những gì còn
chưa hợp lý từ đó sắp xếp, sửa đổi lại và ghi nhận kết quả, đồng thời so sánh
bằng hình ảnh trước và sau khi áp dụng 5S.

2. Kỹ thuật sử dụng:
- Chụp ảnh các khu vực, phòng ban.
- Sử dụng các bảng checklist.
- Phần mềm PowerPoint.

2


PHẦN I: TỔNG QUAN
I. Các khái niệm chính
- Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường
và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
- Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo.
- Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của của các đặc tính của sản
phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn
kỹ thuật tương ứng.
- Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo
của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc
chuẩn đo lường khác.
- Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.
- Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường
của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
- Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định là tổ chức đáp
ứng các điều kiện theo quy định của Luật đo lường và quy định khác của pháp
luật có liên quan, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đưa vào danh
sách để tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử
nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
- Năng suất: năng suất là thước đo mức độ hiệu quả của các hoạt động tạo

ra kết quả đầu ra (số lượng, giá trị gia tăng) từ các yếu tố đầu vào (lao động,
vốn, nguyên liệu, năng lượng…), được biểu thị bằng công thức:

II. Giới thiệu về 5S
1. Nội dung của 5S:
5S là 5 từ viết tắt của tiếng Nhật bắt đầu là âm S: “Seiri”, “Seiton”,
“Seiso”, “Seiketsu”, “Shitsuke”. Trong tiếng Việt, để dễ nhớ và giữ nguyên 5
âm S đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng 5 từ tương đương là:
- Sàng lọc (S1): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ
không cần thiết tại nơi làm việc. Chống xu hướng của con người muốn giữ mọi
thứ cho những trường hợp dự phòng, chỉ giữ những loại dụng cụ, phương tiện
tối thiểu hỗ trợ cho công việc.

3


- Sắp xếp (S2): Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để
dễ dàng, nhanh chóng cho việc sử dụng. Khi sắp xếp nên sử dụng những phương
tiện trực quan một cách rõ ràng, để mọi người dễ nhận biết, tạo nơi làm việc có
tổ chức, giảm thiểu thời gian tìm kiếm, loại bỏ những hành động dư thừa gây
lãng phí thời gian.
- Sạch sẽ (S3): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để
đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc. Tất cả mọi thành viên trong đơn
vị đều có ý thức và tham gia giữ gìn vệ sinh, phải có đủ phương tiện, dụng cụ vệ
sinh cho đầy đủ và thích hợp. Công việc vệ sinh là việc làm thường xuyên của
mọi người trong tổ chức, và Ban lãnh đạo thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc
thực hiện.
- Săn sóc (S4): Là duy trì thường xuyên những việc đã làm, cải tiến liên
tục nơi làm việc để đạt được hiệu quả cao hơn là điều rất quan trọng và cần thiết.
Xác lập một hệ thống kiểm soát trực quan, như dán nhãn hoặc đánh dấu bằng

màu sắc. Tạo môi trường dễ dàng để duy trì việc sàng lọc, sắp xếp và sạch sẽ.
- Sẵn sàng (S5): Giáo dục mọi người có ý thức, tạo thói quen tự giác tuân
thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc. Hãy biến mọi việc làm tốt đẹp trở
thành thói quen, niêm yết kết quả đánh giá 5S tại nơi làm việc để khuyến khích
việc tốt và rút kinh nghiệm việc chưa tốt. Kiểm tra định kỳ với những nguyên
tắc đã xác lập, xây dựng và định hình một nền văn hoá trong đơn vị.
2. Lợi ích của việc áp dụng 5S:
Chúng ta rất dễ nhận ra một đơn vị quản lý yếu kém bởi những đặc trưng
sau đây:
- Có rất nhiều thứ không cần thiết và chúng không được sắp xếp gọn
gàng.
- Di chuyển các đồ vật đòi hỏi phải đi lại nhiều, quãng đường xa, không
có ranh giới rõ ràng giữa lối đi và khu vực làm việc.
- Lãng phí thời gian, công sức trong phần lớn công việc.
- Nhiều sai sót trong công việc.
- Nhiều công việc phải làm lại, giao hàng luôn chậm trễ và phải làm ngoài
giờ nhiều.
- Thiết bị văn phòng, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn không
được vệ sinh, diện tích bỏ không, tỷ lệ hư hỏng cao.
- Sàn nhà, tường, cửa sổ, thiết bị chiếu sáng bẩn, bám bụi, thiếu ánh sáng.
- Nơi làm việc không an toàn.
- Những nơi công cộng không sạch sẽ.
- Người lao động không tự hào về cơ quan và công việc của mình.
Khi thực hiện thành công, 5S sẽ mang lại sự thay đổi kỳ diệu. Những thứ
không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết
4


được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử
dụng, máy móc, thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt

động 5S sẽ nâng cao tinh thần, khuyến khích sự hòa đồng của mọi người, qua đó
người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với
công việc.
Các lợi ích cụ thể như sau:
- Nơi làm việc trở nên sạch sẽ, ngăn nắp, thuận tiện và an toàn hơn.
- Các thành viên trong đơn vị tự hào về nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp của
mình.
- Mọi người trở nên có kỷ luật hơn, có thái độ tích cực hơn trong việc phát
huy sáng kiến và cải tiến liên tục.
- Các loại lãng phí được loại bỏ.
- Các vấn đề bất thường hay sự cố tiềm ẩn được thể hiện trực quan và
được giải quyết một cách nhanh chóng, đơn giản.
- Kết quả tốt đẹp sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển cho đơn vị.
- Là nền tảng để áp dụng hệ thống quản lý, công cụ quản lý năng suất chất
lượng tiên tiến như ISO 9000, 17025; LSS, TPM …
III. Tổng quan về tình hình áp dụng 5S
1. Ngoài nước:
5S được áp dụng lần đầu tiên ở Công ty Toyota và phát triển rất nhanh sau
đó ở các công ty Nhật Bản, và được phổ biến sang nhiều nước khác. Các doanh
nghiệp của Nhật Bản nói chung rất thành công và họ cũng rất tự hào về việc
phát minh ra phương pháp 5S mà nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới áp dụng
theo. 5S đã được thực hiện như là một hoạt động nhìn thấy được một cách phổ
biến ở Nhật Bản trong nhiều năm. Sau đó, 5S đã được thực hiện trong nhiều
công ty tại nhiều quốc gia khác nhau bởi các chuyên gia Nhật Bản cùng với các
đối tác của họ và cũng đã chỉ ra hiệu quả to lớn của nó trong cải thiện năng suất.
Ở Singapore, dự án đầu tiên về 5S được bắt đầu vào năm 1987 trong một công
ty điển hình với một chuyên gia Nhật Bản. Tiếp theo sau, 5S mở rộng sang các
ngành công nghiệp khác ở nước này như là cách hiệu quả và cơ bản nhất để cải
tiến năng suất. Trong một vài năm, 5S đã mở rộng sang các quốc gia Châu Á
khác như Malaysia, Thailand, Philippines và Indonesia.

2. Trong nước:
Ở Việt Nam, 5S lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1993, ở 1 công ty Nhật
(Vyniko). Hiện nay, rất nhiều công ty sản xuất ở Việt Nam áp dụng 5S vì có
nhiều lợi ích như: chỗ làm việc sạch sẽ, gọn gàng, mọi người đều cảm thấy thoải
mái, vui vẻ, năng suất lao động cao, hiệu quả tức thời, hiện ra ngay trước mắt,
tạo hình ảnh tốt cho công ty.
Tháng 04/2009, Trung tâm Neptech (Trung tâm thiết kế - chế tạo thiết bị
mới) phối hợp với Hiệp hội Nhựa TP.HCM tổ chức Hội thảo Doanh nghiệp và
5


5S đã thu hút gần 100 doanh nghiệp tham gia. Thông qua hội thảo cho thấy việc
áp dụng các biện pháp cải tiến 5S là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp
trong tình hình hiện nay.
Ngoài ra một số đơn vị cũng áp dụng công cụ 5S thành công và mang lại
hiệu quả như: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bình Dương, Công
ty Cổ phần TRAPHACO, Công ty Điện lực Ninh Thuận, Công ty Cổ phần Vàng
Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ),...
Ở tỉnh Vĩnh Long các doanh nghiệp đã áp dụng công cụ 5S như: Công ty
Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật Vĩnh Long (Bioted), Công ty Cổ phần in Nguyễn
Văn Thảnh, Công ty hóa dầu Mê Kông, DNTN Nước chấm Hòa Hiệp, Công ty
cổ phần tư vấn xây dựng Vĩnh Long, Công ty TNHH MTV On Oanh,….
Trong đó DNTN Nước chấm Hòa Hiệp là điển hình tiêu biểu cho việc áp
dụng thành công công cụ 5S, bước đầu đã mang lại một số hiệu quả hữu hình và
vô hình. Hiệu quả hữu hình có thể nhận thấy được thông qua việc giảm khoảng
5,5% các lãng phí hàng đổi trả trong quá trình giao nhận sản phẩm và gia tăng
năng suất quá trình chiết, đóng gói lên 31,2 % thông qua quá trình cải tiến việc
chiết, đóng gói. Các hiệu quả vô hình bao gồm thực hiện chương trình 5S làm
cho xưởng sản xuất trở nên sạch đẹp, ngăn nắp, gọn gàng. Các nguyên liệu,
thành phẩm, nhãn, bao gói, vật dụng đều dễ thấy, dễ lấy và dễ trả lại. Ngoài ra,

chương trình còn giúp Doanh nghiệp thay đổi được suy nghĩ từ chỗ “không thể
cải tiến” thành “mọi việc đều có thể cải tiến” và mọi người thay đổi suy nghĩ về
cách thức làm việc thông minh hơn.
Đối với Công ty Cổ phần in Nguyễn Văn Thảnh, đơn vị vừa mới áp dụng
thành công công cụ 5S ở khu vực phân xưởng in đã đem lại những kết quả tốt
như: máy móc thiết bị được vệ sinh sạch sẽ sau khi kết thúc ngày làm việc, được
bảo dưỡng đúng thời hạn và ghi nhận bằng tem dán bên thân máy; diện tích sử
dụng được rộng rải hơn, khu vực để giấy in được quy hoạch và có mã nhận dạng
giúp dễ dàng kiểm soát, gọn gàng, thẩm mỹ hơn; các vật dụng sau khi sử dụng
xong được cất trong ngăn tủ, trên bàn chỉ để những mẫu kiểm tra; các hộp sơn
được sắp xếp lên kệ, có nhãn nhận dạng phân biệt cụ thể; dụng cụ được treo
ngay ngắn, đúng vị trí, dễ nhận biết tạo điều kiện thuận lợi cho người lấy ra sử
dụng.
IV. Tổng quan về Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Khái quát đặc điểm của Trung tâm Kỹ thuật:
Trung tâm Kỹ thuật trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
được thành lập theo quyết định 1958/QĐ-UBND ngày 27/08/2010 của UBND
tỉnh Vĩnh Long, đi vào hoạt động đầu năm 2011, là đơn vị sự nghiệp có thu, có
tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho
bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Kỹ thuật có chức năng giúp Chi cục trưởng Chi cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật về tiêu
chuẩn, đo lường, chất lượng (TCĐLCL) sản phẩm, hàng hóa phục vụ quản lý
6


nhà nước và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về TCĐLCL phục vụ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ theo nhu cầu của tổ chức và cá nhân.
Trung tâm Kỹ thuật được giao một số biên chế khung thuộc chỉ tiêu biên
chế sự nghiệp của tỉnh. Nhân sự khác của Trung tâm Kỹ thuật thực hiện theo chế

độ hợp đồng lao động. Cơ chế hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật thực hiện theo
Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ quy định cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Đặc điểm hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật là lĩnh vực Khoa học công
nghệ về TCĐLCL theo quy định pháp luật về TCĐLCL gắn liền với thực tiễn
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước phát triển
kinh tế trong hội nhập quốc tế.
2. Các lĩnh vực hoạt động chính:
2.1. Kiểm định phương tiện đo, chuẩn đo lường:
Trung tâm Kỹ thuật đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
chỉ định thực hiện kiểm định phương tiện đo và chuẩn đo lường theo Quyết định
1727/QĐ-TĐC ngày 08/09/2014 thuộc các lĩnh vực như sau:
a) Lĩnh vực kiểm định phương tiện đo:
TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp/độ
chính xác

1

Cân phân tích

Đến 5 kg

1


2

Cân kỹ thuật

Đến 20 kg

2

3

Cân bàn

Đến 10 tấn

3

4

Cân đĩa

Đến 60 kg

3

5

Cân đồng hồ lò xo

Đến 200 kg


4

6

Cân treo thép lá đề

Đến 200 kg

4

7

Quả cân

Đến 20 kg

Đến M1

8

Phương tiện đo dung tích
thông dụng:

Đến 200 L

0,5%

Ghi chú

Ban đầu,

định kỳ,
sau sửa
chữa

- Ca đong
- Bình đong
- Thùng đong
9

Bể đong cố định kiểu trụ
nằm ngang

3

Đến 25 m

0,5%

Ban đầu,
định kỳ,
sau sửa
7


Q đến 180
L/min

0,5%

Qn đến 3,5 m3 /h


(2;5)%

Đến 200 bar

Đến 1%

Đến 300 mmHg

± 3 mmHg

10

Cột đo xăng dầu

11

Đồng hồ nước lạnh đường
kính (15÷25) mm; cấp A,B

12

Áp kế kiểu lò xo

13

Huyết áp kế

14


Công tơ điện xoay chiều
kiểu cảm ứng 1 pha

U đến 220 V

15

Công tơ điện xoay chiều
kiểu điện tử 1 pha

U đến 220 V

I đến 100 A

I đến 100 A

chữa

0,5

0,5

b) Lĩnh vực kiểm định chuẩn đo lường:
TT
1

Tên chuẩn
Quả cân chuẩn

Phạm vi đo


Cấp/độ
chính xác

Đến 20 kg

M1

Ghi chú

2.2. Tư vấn và đào tạo:
- Tư vấn và đào tạo xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý như: Chất
lượng - TCVN ISO 9001:2008, An toàn thực phẩm - TCVN ISO 22000:2007,
An toàn Thông tin - TCVN ISO 27001:2009, Quản lý phòng thí nghiệm - TCVN
ISO/IEC 17025:2007,…
- Tư vấn và đào tạo thực hành các công cụ cải tiến năng suất chất lượng:
5S, Kaizen, các công thống kê, …
- Tư vấn xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm hàng hóa.
- Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về tiêu chuẩn, đo
lường, chất lượng.

8


PHẦN II: NỘI DUNG THỰC HIỆN
I. Khảo sát thực trạng của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng
1. Thực trạng phòng Hành chính tổng hợp:
Hiện tại Phòng Hành chính tổng hợp có 2 phòng làm việc bao gồm phòng
Hành chính – Tài vụ và phòng Văn thư – Thủ quỹ, số lượng viên chức và người

lao động là 5 người. Qua khảo sát, nhóm thực hiện dự án nhận thấy như sau:
- Trên bàn làm việc có rất nhiều tài liệu, hồ sơ để trên mặt bàn. Trong đó
có nhiều tài liệu không sử dụng trong ngày. Các dụng cụ văn phòng như băng
keo, đồ bấm, kéo, viết,…. còn để trên mặt bàn mặt dù không sử dụng đến do
chưa có quy định nơi để dụng cụ văn phòng.
- Các đồ dùng cá nhân như nón, áo khoác, khẩu trang, ly, ấm đun nước,…
còn để bừa bãi gây mất mỹ quan, cản trở cho thao tác công việc. Nguyên nhân là
do chưa quy định nơi dùng để chứa đồ dùng cá nhân.
- Máy vi tính, máy điện thoại bám nhiều bụi, dây dẫn còn dài, rối rấm gây
mất thẩm mỹ, không an toàn khi sử dụng. Nguyên nhân là do chưa có quy định
vệ sinh và sắp xếp.
- Các tài liệu, hồ sơ trong tủ chưa có nhãn nhận dạng rõ ràng, chưa được
phân loại; các tài liệu, hồ sơ của các tháng qua các năm còn để lẫn với nhau chưa
có sắp xếp theo trình tự thời gian gây khó khăn, mất thời gian cho quá trình tìm
kiếm hồ sơ. Có hồ sơ cùng loại được lưu giữ ở hai nơi khác nhau do trong quá
trình thay đổi người quản lý hồ sơ mà không có việc bàn giao hồ sơ cũ cho người
chịu trách nhiệm quản lý mới gây khó khăn cho việc quản lý, kiểm soát hồ sơ. Phía
trên tủ còn để những thứ không sử dụng như máy vi tính hỏng, ổ điện,….
- Ghế ngồi sau khi sử dụng chưa được để sát mặt bàn gây cản trở lối đi, có nhiều bụi bám.
- Trần, tường, cửa sổ, của ra vào, rèm che chưa được vệ sinh, bụi bám
nhiều, có mạng nhện.
Bảng 1: Hình ảnh thực trạng Phòng Hành chính Tổng hợp
Hình ảnh

Diễn giải

- Phía trên tủ hồ sơ còn để nhiều thứ
không sử dụng cho công việc như: bìa
hỏng, bằng khen,…
- Tài liệu, hồ sơ chưa có nhãn nhận

dạng, còn để chồng lên nhau.

9


- Trên bàn làm việc còn rất nhiều thứ
không sử dụng.
- Vật dụng cá nhân còn để nhiều trên
bàn.

- Đổ dùng cá nhân để tại nơi làm việc.
- Nước uống, dụng cụ đun nước để trên
sàn nhà.

- Nhiều thứ không sử dụng để tại nơi
làm việc: thùng giấy, máy tính hỏng,
giấy báo cũ,…
- Dụng cụ vệ sinh để chưa ngăn nắp.

- Tài liệu, hồ sơ chưa có nhãn nhận
dạng, chưa sắp xếp để dễ quan sát, dễ
lấy ra và trả lại.
- Để lẫn dụng cụ với tài liệu, hồ sơ.

10


- Nơi chứa các biểu mẫu chưa có nhãn
nhận dạng, chưa phân loại riêng nơi
chứa từng loại biểu mẫu.

- Thùng chứa biểu mẫu không còn sử
dụng chưa được loại bỏ, để chồng lên
nhau.
- Vật dụng cá nhân, dụng cụ vệ sinh,
thuốc trừ côn trùng còn để tại nơi làm
việc.
Nguồn: Thực tế tại Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL
2. Thực trạng phòng Kỹ thuật:
Hiện tại phòng Kỹ thuật có 5 phòng làm việc bao gồm: phòng Kiểm định
Công tơ điện, phòng Kiểm định Cân thông dụng, phòng Kiểm định Đồng hồ
nước – Dung tích, phòng Kiểm định Cân phân tích - Cân kỹ thuật, phòng Chuẩn.
Số lượng viên chức là 5 người. Qua khảo sát thực trạng, nhóm thực hiện dự án
nhận thấy như sau:
- Trên bàn làm việc có rất nhiều tài liệu, hồ sơ để trên mặt bàn. Trong đó
có nhiều tài liệu không sử dụng trong ngày. Các giấy chứng nhận kiểm định,
biên bản kiểm định in xong còn để trên bàn không để vào nơi chứa. Giấy một
mặt và hai mặt còn lẫn lộn với nhau chưa phân loại triệt để. Các dụng cụ văn
phòng như băng keo, đồ bấm, kéo, viết,…. còn để trên bàn dù không sử dụng
đến do chưa có quy định nơi để dụng cụ văn phòng.
- Các đồ dùng cá nhân như nón túi xách, ly, ấm đun nước,… còn để bừa
bãi gây mất mỹ quan, cản trở cho thao tác công việc. Nguyên nhân là do chưa
quy định nơi dùng để chứa đồ dùng cá nhân.
- Máy vi tính, máy điện thoại bám nhiều bụi, dây dẫn còn dài gây mất
thẩm mỹ, không an toàn khi sử dụng. Nguyên nhân là do chưa có quy định vệ
sinh và sắp xếp.
- Các tài liệu, hồ sơ trong tủ chưa có nhãn nhận dạng rõ ràng, chưa được
phân loại, các tài liệu, hồ sơ của các tháng qua các năm còn để lẫn với nhau
chưa có sắp xếp theo trình tự thời gian gây khó khăn, mất thời gian cho quá trình
tìm kiếm hồ sơ, khó quản lý.
- Ghế ngồi sau khi sử dụng còn để bừa bãi, mỗi nơi một cái, số lượng

nhiều hơn mức cần thiết, chưa được để sát mặt bàn gây cản trở lối đi, có nhiều
bụi bám.
- Các thiết bị, dụng cụ, dụng cụ vệ sinh để lẫn lộn với nhau gây khó khăn
cho việc tìm kiếm để sử dụng, nhiều khi tìm không thấy. Ốc, vít dùng để phục
vụ công tác kiểm định chưa được phân loại, chưa loại bỏ những cái đã hư hỏng,
vì vậy khi muốn sử dụng thì phải tìm rất lâu mới tìm được thứ mình muốn dùng.

11


- Có nhiều thứ không cần thiết nằm ở nơi làm việc như: ấm đun nước
hỏng, chì cũ, nylon, báo cũ, kiếng bể dây dẫn không sử dụng, ốc, vít, máy móc,
thiết bị hỏng, không sử dụng,….
- Các chuẩn kiểm định chưa được để riêng từng loại, chưa có nhãn nhận
dạng rõ ràng, chưa sắp xếp hợp lý. Chưa phân loại ra các chuẩn còn sử dụng và
các chuẩn hư hỏng, không còn sử dụng.
- Các phương tiện đo của khách hàng chưa để ngăn nắp.
- Trần, tường, cửa sổ, cửa ra vào, rèm che chưa được vệ sinh, bụi bám
nhiều, có mạng nhện.
Bảng 2: Hình ảnh thực trạng Phòng Kỹ thuật
Hình ảnh

Diễn giải

- Bàn để công tơ điện của khách hàng
chưa có nhãn nhận dạng.
- Trên bàn còn để rất nhiều thứ không
sử dụng, dụng cụ chưa được phân loại.

Công tơ điện của khách hàng để chưa

ngăn nắp.

- Ấm đun nước không sử dụng còn để
tại nơi làm việc.
- Cặp công tác còn để mọi nơi.

12


Cặp công tác còn để mọi nơi.

Phương tiện đo của khách hàng chưa
được phân loại để riêng theo từng lĩnh
vực, chưa sắp xếp ngăn nắp.

Ốc, vít, dây xoắn,… còn để lẫn với
nhau, chưa được phân ra riêng từng
loại.

Dụng cụ còn để lẫn với nhau, chưa
phân ra từng loại, có nhiều thứ hư hỏng
không sử dụng hoặc không hư hỏng
nhưng hiếm khi sử dụng.

13


Máy móc, thiết bị, dụng cụ vệ sinh còn
để lẫn với nhau.


Dụng cụ sử dụng và không sử dụng để
lẫn với nhau.

- Bình nước chưa được sắp xếp ngăn
nắp.
- Ba lếch để đồng hồ nước và bình
nước để lẫn với nhau.

- Dụng cụ kiểm định đồng hồ nước còn
để lẫn với nhau.
- Có nhiều thứ không sử dụng.

14


- Trên bàn còn để những vật dụng
không sử dụng cho công việc như:
dụng cụ ăn uống, nylon, nước rửa,…
- Bình đong để dưới bàn gây khó khăn
cho việc quan sát, lấy ra và trả lại khi
cần.

- Chìa khòa các phòng để lẫn với nhau,
chưa có ký hiệu để nhận dạng.
- Chưa có nơi để chìa khóa cố định.

Dụng cụ, chuẩn kiểm định còn để khắp
mặt bàn, không ngăn nắp.

Nguồn: Thực tế tại Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL

3. Thực trạng phòng Tư vấn:
Hiện tại phòng Tư vấn có 3 người. Sau khi khảo sát thực trạng, nhóm thực
hiện dự án nhận thấy như sau:
- Trên mặt bàn làm việc còn để nhiều loại tài liệu, hồ sơ không sử dụng
đến trong ngày, chưa sắp xếp ngăn nắp.
- Chưa sắp xếp khu vực để dụng cụ, văn phòng phẩm gọn gàng.
- Máy vi tính, máy điện thoại có bụi bám, dây dẫn chưa gọn gàng gây mất
thẩm mỹ, không an toàn.
- Các tài liệu, hồ sơ trong tủ hồ sơ chưa được phân loại, còn để lẫn với
nhau, chưa có nhãn nhận dạng rõ ràng; chưa phân loại tài liệu, hồ sơ hết hiệu lực
và còn hiệu lực.
15


- Dụng cụ cá nhân chưa có nơi chứa còn để ở bàn làm việc.
- Có nhiều thứ không cần thiết nằm ở nơi làm việc như: xô đựng nước, ly
uống nước không sử dụng, dây dẫn, móc treo, bảng hướng dẫn, tài liệu lỗi thời,
….
- Trần, tường, cửa sổ, cửa ra vào, chưa được vệ sinh, bụi bám nhiều, có
mạng nhện.
Bảng 3: Hình ảnh thực trạng Phòng Tư vấn
Hình ảnh

Diễn giải

Nhiều vật không sử dụng còn để ở nơi
làm việc.

Nhiều vật không sử dụng còn để ở nơi
làm việc.


Phía trên tủ còn để nhiều thứ không sử
dụng.

16


Dụng cụ vệ sinh chưa để ở nơi riêng.

- Chưa có nhãn nhận dạng trên tủ để tài
liệu, hồ sơ.
- Còn nhiều tài liệu, hồ sơ không sử
dụng.

- Chưa có nhãn nhận dạng tài liệu, hồ
sơ và nơi chứa tài liệu hồ sơ.
- Còn nhiều tài liệu, hồ sơ hết hạn,
không sử dụng.

Nguồn: Thực tế tại Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL
4. Thực trạng khu vực công cộng:
- Phòng họp có mạng nhện, bụi bám, các nghế ngồi chưa được sắp xếp
ngay ngắn sau khi sử dụng; cửa ra vào, cửa sổ chưa được vệ sinh.
- Nhà vệ sinh còn dơ bẩn, không có đầy đủ dụng cụ vệ sinh.
- Lối đi xung quanh còn có rác, mạng nhện, nền nhà còn bụi bẩn.
- Nhà để xe chưa có kẻ vạch phân định vị trí để, dẫn đến tình trạng mỗi
người để xe một kiểu gây mất thẩm mỹ, mất an toàn, chiếm diện tích.

17



Bảng 4: Hình ảnh thực trạng Khu vực công cộng
Hình ảnh

Diễn giải

Chưa có nơi chứa rác thải.

Dụng cụ vệ sinh và bình cứu hỏa còn
để lẫn với nhau.

Ghế ngồi sau khi sử dụng không được
đặt sát vào bàn.

Xe để tùy ý gây chiếm diện tích, không
an toàn.

Nguồn: Thực tế tại Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL
18


5. Thực trạng bố trí, sắp xếp, bảo quản chuẩn đo lường:
Hầu hết chuẩn được tập trung tại phòng chuẩn bao gồm luôn cả các chuẩn
đã hỏng và các thiết bị văn phòng đã hỏng không sử dụng được, tạo môi trường
bề bộn, khó nhận biết chuẩn nào đã hỏng, chuẩn nào còn sử dụng được, gây khó
khăn cho việc quản lý thiết bị chuẩn. Các chuẩn chưa được sắp xếp để thuận tiện
cho cho việc quan sát, sử dụng và quản lý, chưa sắp xếp các chuẩn cùng loại với
nhau (Ví dụ: chuẩn dùng để kiểm định lĩnh vực dung tích, chuẩn dùng để kiểm
định lĩnh vực khối lượng,…). Việc sắp xếp, bố trí lại các thiết bị chuẩn nhằm
phân loại các chuẩn đã hỏng, không sử dụng ra một khu vực riêng với các chuẩn

đang sử dụng nhằm tránh sử dụng chuẩn bị hỏng. Sắp xếp các chuẩn theo loại để
dễ dàng kiểm soát, tìm kiếm khi có nhu cầu sử dụng. Tạo môi trường gọn gàng,
ngăn nắp, sạch sẽ, dễ dàng quản lý, kiểm soát các thiết bị chuẩn, bảo trì, vệ sinh
dễ dàng góp phần nâng cao tuổi thọ của thiết bị chuẩn tránh được các hư hỏng
không đáng có xảy ra.
Bảng 5: Hình ảnh thực trạng Phòng chuẩn

Phía trên tủ còn để nhiều thứ không sử
dụng, không có nhãn nhận dạng.

Còn nhiều thứ không sử dụng, không
có nhãn nhận dạng.

19


Các chuẩn chưa được sắp xếp ngăn
nắp, chưa có nhãn nhận dạng.

Các chuẩn, dụng cụ chưa được để riêng
từng loại, còn để chồng lên nhau.

Các chuẩn chưa được sắp xếp hợp lý,
chưa có nhãn nhận dạng.

Vật dụng không sử dụng còn để ở
phòng chuẩn.

Nguồn: Thực tế tại Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL
II. Giải pháp áp dụng công cụ 5S

1. Hướng dẫn thực hiện 5S:
20


- Đào tạo nhận thức về 5S: Đào tạo nhận thức về 5S cho các thành viên
của Trung tâm để giới thiệu cho các thành viên của Trung tâm biết 5S là gì, thực
hiện làm sao, hiệu quả mang lại và giới thiệu một số mô hình 5S của các đơn vị
đã áp dụng.
- Ban hành Hướng dẫn thực hiện 5S nhằm mục đích giúp cho các thành
viên của Trung tâm nắm được cách thức cụ thể để thực hiện từng S.
2. Thành lập Ban 5S và ban hành Quy chế áp dụng 5S:
2.1. Ban 5S gồm: lãnh đạo, phụ trách các phòng, thư ký và phụ trách
truyền thông.
Ban 5S có nhiệm vụ:
- Tập huấn, bồi dưỡng về 5S cho các thành viên của Trung tâm Kỹ thuật.
- Soạn thảo các quy định áp dụng 5S của các bộ phận trong đơn vị bảo
đảm ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
- Chỉ đạo thực hiện, duy trì, cải tiến việc áp dụng 5S ngày càng tiến bộ
hơn.
Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành hoạt động 5S như sau:
Trưởng ban 5S: Giám đốc

Phó ban: Phó Giám đốc
P.TP Kỹ thuật
(Ủy viên – Phụ trách bộ
phận Kỹ thuật)

Phó ban: P.TP Tư vấn
CBVC Phòng Tư vấn:
- Phụ trách truyền thông

- Thư ký

P.TP HCTH
(Ủy viên – Phụ trách
bộ phận HCTH)

Nhân viên Phòng
Kỹ thuật

Nhân viên Phòng
HCTH

2.2. Quy chế áp dụng 5S: quy định về trách nhiệm, quyền hạn, chế độ,
nguyên tắc làm việc liên quan đến hoạt động 5S, bao gồm:
- Quy định cơ cấu tổ chức của bộ máy điều hành 5S.
- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi của Ban 5S và các thành viên
khác của Trung tâm.
- Quy định cách thức giải quyết công việc trong thực hiện 5S.
- Quy định chế độ kiểm tra, đánh giá và cải tiến hiện trường.
- Quy định chế độ khen thưởng và đánh giá kết quả thi đua.
3. Tuyên bố áp dụng 5S và phát động tổng vệ sinh:
Giám đốc Trung tâm tuyên bố áp dụng 5S và phát động thực hiện tổng vệ
sinh cơ quan.
21


Nhận thức được sự hữu hiệu của 5S, toàn bộ lãnh đạo, viên chức và người
lao động của Trung tâm Kỹ thuật đều tham gia. Ban 5S đã phân công nhiệm vụ
cụ thể cũng như chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để tiến hành tổng vệ sinh.
4. Thực hiện “Sàng lọc”:

4.1. Xây dựng tiêu chí phân loại đồ vật cần thiết và không cần thiết
của các phòng:
Thành viên các phòng thống nhất với nhau về tiêu chí phân loại đồ vật
cần thiết và không cần thiết của phòng mình, bao gồm:
- Tên loại đồ vật: các loại tài liệu, hồ sơ, sách báo, bàn, nghế, tủ, máy
móc, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, các chuẩn kiểm định, thiết bị, dụng cụ
phục vụ công tác kiểm định, dụng cụ vệ sinh và các vật dụng khác có tại nơi làm
việc.
- Tình trạng sử dụng đồ vật: hết hạn lưu trữ, hư hỏng, không sử dụng;
hàng tháng, hàng ngày.
- Mức độ cần thiết: không cần thiết, cần thiết.
- Nơi lưu giữ: căn cứ vào tình trạng sử dụng và mức độ cần thiết của các
loại đồ vật để quyết định nơi để các đồ vật đó như: lưu ngoài nơi làm việc, một
góc nơi làm việc, gần người sử dụng.
4.2. Thực hiện “Sàng lọc”:
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện 5S và tiêu chí phân loại các đồ vật cần
thiết và không cần thiết, các thành viên của các phòng thực hiện sàng lọc khu
vực do mình phụ trách xem những thứ gì cần thiết sử dụng thì để ở nơi làm việc;
những thứ hư hỏng, ít sử dụng thì để riêng ra khỏi nơi làm việc chờ quyết định
xử lý.
5. Thực hiện “Sắp xếp”:
5.1. Xây dựng nguyên tắc sắp xếp các đồ vật cần thiết:
5.1.1. Nguyên tắc chung:
Phân loại những thứ cần thiết sau khi sàng lọc như sau:
Những thứ cần
thiết

Hành động cần
thiết


Các đồ vật thường
dùng

Phải để gần người sử
dụng

Các đồ vật thỉnh
thoảng dùng

Có thể đặt khá xa

Các đồ vật không hề
dùng nhưng phải lưu
giữ

Phải để ở kho riêng
có nhãn mác rõ ràng
22


Ba yếu tố chính khi tiến hành sắp xếp:
Mọi người có thể

Thấy

Lấy ra

Cái gì?

Ở đâu?


Bao nhiêu?

Cố định
tên

Cố định
vị trí

Cố định
số lượng

Trả lại

5.1.2. Nguyên tắc cụ thể từng loại:
a) Đối với khu vực văn phòng:
- Tài liệu, hồ sơ: phân ra từng loại và có nhãn nhận biết. Bên ngoài sơ mi
đựng hồ sơ, tài liệu phải lập danh mục các tài liệu, hồ sơ chứa trong đó. Ưu tiên
sắp xếp hồ sơ, tài liệu theo chiều đứng để dễ nhận biết, dễ lấy.
- Quy định nơi để văn phòng phẩm và dán nhãn để nhận biết.
- Thiết bị, máy móc văn phòng: phải xác định nơi đặt sao cho thuận tiện
trong công việc không gây cản trở, cố định vị trí bằng băng keo màu vàng hoặc
sử dụng keo 2 mặt để dán cố định.
- Vật dụng cá nhân: quy định nơi để vật dụng cá nhân. Không để ở nơi
làm việc, gây cản trở cho công việc.
- Bàn, ghế: để ngăn nắp, thuận tiện, không cản trở lối đi.
- Sàn nhà: phải thông thoáng, không để vật dụng cản trở lối đi.
b) Đối với khu vực kiểm định:
- Tài liệu, hồ sơ: phân ra từng loại và có nhãn nhận biết. Bên ngoài sơ mi
đựng hồ sơ, tài liệu phải lập danh mục các tài liệu, hồ sơ chứa trong đó. Ưu tiên

sắp xếp hồ sơ, tài liệu theo chiều đứng để dễ nhận biết, dễ lấy.
- Quy định nơi để văn phòng phẩm và dán nhãn để nhận biết.
- Thiết bị, máy móc văn phòng: phải xác định nơi đặt sao cho thuận tiện
trong công việc không gây cản trở, cố định vị trí bằng băng keo màu vàng hoặc
sử dụng keo 2 mặt để dán cố định.
- Vật dụng cá nhân: quy định nơi để vật dụng cá nhân. Không để ở nơi
làm việc, gây cản trở cho công việc.
- Bàn, ghế: để ngăn nắp, thuận tiện, không cản trở lối đi.
- Sàn nhà: phải thông thoáng, không để vật dụng cản trở lối đi.
23


- Các chuẩn kiểm định: phải có số nhận dạng, có danh mục các chuẩn và
thời hạn kiểm định/hiệu chuẩn các chuẩn. Quy định nơi đặt các chuẩn riêng lẻ
từng loại, phân cách bằng băng keo màu vàng và có số nhận dạng tương ứng với
chuẩn. Sắp xếp sao cho thuận tiện, dễ lấy ra và trả lại.
- Phương tiện đo của khách hàng: kẻ vạch quy định khu vực để phương
tiện đo của khách hàng bằng băng keo màu vàng, không cản trở lối đi.
- Các thiết bị, dụng cụ: xác định số lượng cần thiết từng loại, quy định
khu vực lưu giữ, tốt nhất là treo chúng lên bảng sao cho dễ sử dụng, gần nơi
thao tác.
- Các loại vật tư: để riêng ra từng loại, có nhãn nhận dạng.
c) Khu vực công cộng:
- Dụng cụ vệ sinh: quy định vị trí đặt bằng băng keo màu vàng.
- Dụng cụ phòng cháy, chữa cháy: quy định vị trí đặt bằng băng keo màu
vàng và đặt ở vị trí thuận tiện, dễ thấy, dễ lấy.
- Nhà xe: kẻ vạch quy định vị trí đậu xe bằng sơn màu trắng.
5.2. Thực hiện “Sắp xếp”:
Sau khi loại bỏ các vật dụng không cần thiết ra khỏi nơi làm việc, dựa trên
hướng dẫn thực hiện 5S và nguyên tắc sắp xếp này, các phòng ban thảo luận,

thống nhất trong nội bộ phòng mình cách thức sắp xếp các tài liệu, hồ sơ, máy
móc, thiết bị sao cho dễ nhận dạng, dễ tìm kiếm, dễ dàng sử dụng.
6. Thực hiện “Sạch sẽ”:
6.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện vệ sinh định kỳ:
Xây dựng kế hoạch thực hiện vệ sinh định kỳ, bao gồm:
- Đối tượng kiểm soát: các vật dụng tại nơi làm việc và nơi lưu trữ.
- Yêu cầu sạch sẽ: tiêu chuẩn để đánh giá việc thực hiện vệ sinh có đạt
hay không.
- Cách thức thực hiện: quy định dụng cụ và phương pháp thực hiện vệ
sinh tương ứng với từng đối tượng kiểm soát.
- Tần suất thực hiện: hàng ngày, hàng tuần ứng với từng đối tượng.
- Người chịu trách nhiệm: người chịu trách nhiệm đảm bảo kiểm soát việc
thực hiện vệ sinh định kỳ.
- Người thực hiện: người được phân thực hiện vệ sinh định kỳ theo từng
khu vực.
- Ban hành biểu mẫu để theo dõi, kiểm tra thực hiện vệ sinh.
6.2. Thực hiện “Sạch sẽ”:
Việc thực hiện vệ sinh được thực hiện thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng
thể và vệ sinh theo kế hoạch có ghi kết quả thực hiện vào biểu mẫu theo dõi. Khi
24


thực hiện vệ sinh thì kết hợp luôn với kiểm tra nguồn gây dơ bẩn, từ đó tìm cách
khắc phục để không còn gây bẩn nữa. Giữ gìn sạch sẽ hướng tới việc cải thiện
môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, đồng thời nâng cao sự chính xác của
máy móc, thiết bị.
7. Thực hiện “Săn sóc”:
Để duy trì thực hiện Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Trung tâm Kỹ thuật đã
tiêu chuẩn hóa 3S trên bằng cách đưa ra các quy định, tiêu chuẩn và các biểu
mẫu để áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục hoạt động 5S.

7.1. Xây dựng Quy định 5S cho từng phòng của Trung tâm Kỹ thuật:
- Quy định các yêu cầu về thực hiện 5S đối với từng đối tượng đồ vật của
từng khu vực.
- Quy định người chịu trách nhiệm của từng khu vực.
Cụ thể:
- Quy định 5S Phòng Hành chính – Tổng hợp:
+ Khu vực Hành chính – Tài vụ.
+ Khu vực Văn thư – Thủ Quỹ.
+ Khu vực phòng họp.
+ Khu vực công cộng.
- Quy định 5S Phòng Kỹ thuật:
+ Khu vực kiểm định Công tơ điện.
+ Khu vực kiểm định Cân thông dụng.
+ Khu vực kiểm định Đồng hồ nước – Dung tích.
+ Khu vực kiểm định Cân phân tích – Cân kỹ thuật.
+ Khu vực Phòng chuẩn.
- Quy định 5S Phòng Tư vấn.
7.2. Xây dựng Tiêu chuẩn 5S cho từng phòng của Trung tâm Kỹ
thuật:
Tiêu chuẩn 5S là tiêu chí để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện 5S tại từng
khu vực, bao gồm các tiêu chí về sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng.
Cụ thể:
- Tiêu chuẩn 5S Phòng Hành chính – Tổng hợp:
+ Khu vực Hành chính – Tài vụ.
+ Khu vực Văn thư – Thủ Quỹ.
+ Khu vực phòng họp.
+ Khu vực công cộng.
25



×