Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Giáo trình thanh toán và tín dụng quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 215 trang )

i


LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên các
chuyên ngành thương mại quốc tế, tài chính, ngân hàng trình độ cao đẳng; đặc
biệt là yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; Trường Cao đẳng
Thương mại chủ trương tổ chức biên soạn giáo trình cho học phần Thanh toán và
tín dụng quốc tế đang được triển khai giảng dạy.
Thực hiện chủ trương trên, Khoa Thương mại và Du lịch đã phân công nhóm
giảng viên gồm: Ths.Nguyễn Tiến Đà (Chủ biên), Ths.Nguyễn Thị Hoàng Oanh
(Thành viên tham gia biên soạn), biên soạn giáo trình này để giúp cho việc giảng
dạy của giảng viên và việc học tập của sinh viên được thuận lợi.
Giáo trình được biên soạn dựa theo đề cương chi tiết học phần Thanh toán
và tín dụng quốc tế có tham khảo các tài liệu, giáo trình của một số nguồn, tác giả
trong nước.
Nội dung của giáo trình bao gồm 3 chương. Cụ thể:
Chương 1. Tiền tệ và hối đoái – Ths. Nguyễn Tiến Đà biên soạn;
Chương 2. Các phương tiện và điều kiện thanh toán quốc tế - Ths. Nguyễn
Thị Hoàng Oanh biên soạn;
Chương 3. Tín dụng quốc tế - Ths. Nguyễn Tiến Đà biên soạn.
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã có chú ý cập nhật khá đầy đủ các văn
bản pháp luật có liên quan đến tháng 07 năm 2013 và đưa vào một số tình huống,
ví dụ minh họa được biên soạn, sưu tầm từ các tài liệu, báo chí quan sát thực tiễn
và tài liệu trên mạng.
Để giáo trình này đến tay người đọc, tác giả ghi nhận và cám ơn sự giúp đỡ,
tham gia ý kiến góp ý, biên tập, sửa chữa của các đồng nghiệp, các giáo viên phản
biện, Hội đồng khoa học Khoa Thương mại và Du lịch, Hội đồng khoa học nhà
trường.
Mặc dù đã rất cố gắng, tác giả nghĩ rằng giáo trình này có thể còn hạn chế,
sai sót cần phải tiếp tục hoàn thiện. Tác giả chân thành mong đợi nhận được sự


phê bình, góp ý của người đọc và đồng nghiệp để lần tái bản bản sau được hoàn
thiện hơn.
Các ý kiến tham gia xin được gửi về địa chỉ mail:
Trân trọng cám ơn!
Các tác giả

ii


MỤC LỤC

Lời giới thiệu.................................................................... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ........................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ...................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... x
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................... xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ xii
CHƢƠNG 1. TIỀN TỆ VÀ HỐI ĐOÁI ......................................................................... 1
I. Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế ............................................................ 1
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế ................................ 1
1.1. Khái niệm hoạt động thanh toán quốc tế .......................................................... 1
1.2. Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế ...................................................... 2
2. Các chủ thể trong hoạt động thanh toán quốc tế ................................................ 3
II. Tiền tệ trong thanh toán quốc tế ............................................................................. 4
1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ .................................................................................. 4
2. Khái niệm tiền tệ .................................................................................................... 5
3. Phân loại tiền tệ ...................................................................................................... 5
3.1. Căn cứ vào phạm vi sử dụng .............................................................................. 5
3.2. Căn cứ vào tính chất biến đổi ............................................................................. 6
3.3. Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ ............................................................. 7

3.4. Căn cứ vào mục đích sử dụng ............................................................................ 8
4. Đảm bảo tiền tệ trong thanh toán ......................................................................... 9
4.1. Đảm bảo tiền tệ bằng hàm lƣợng vàng .............................................................. 9
4.2. Đảm bảo tiền tệ bằng giá vàng ......................................................................... 10
4.3. Đảm bảo tiền tệ bằng đồng tiền mạnh .............................................................. 11
4.4. Đảm bảo tiền tệ bằng ―rổ tiền tệ‖ ..................................................................... 12
4.5. Đảm bảo tiền tệ bằng chỉ số giá cả ................................................................... 14
5. Các căn cứ của việc sử dụng tiền tệ trong hợp đồng ......................................... 14
5.1. Các căn cứ khách quan ..................................................................................... 15
5.2. Các căn cứ chủ quan......................................................................................... 15
III. Hối đoái .................................................................................................................. 16
iii


1. Các khái niệm ....................................................................................................... 16
1.1. Hối đoái và các công cụ hối đoái ..................................................................... 16
1.1.1. Khái niệm hối đoái ..................................................................................... 16
1.1.2. Các công cụ hối đoái .................................................................................. 17
1.2. Ngoại hối và các công cụ ngoại hối ................................................................. 33
1.2.1. Khái niệm ngoại hối ................................................................................... 33
1.2.2. Các công cụ ngoại hối ................................................................................ 34
1.3. Ngoại tệ và các công cụ chuyển hóa ngoại tệ .................................................. 34
1.3.1. Khái niệm ngoại tệ ..................................................................................... 34
1.3.2. Các công cụ chuyển hóa ngoại tệ ............................................................... 35
2. Tỷ giá hối đoái ...................................................................................................... 35
2.1. Khái niệm ......................................................................................................... 35
2.2. Nguồn gốc, bản chất ......................................................................................... 36
2.2.1. Tỷ giá hình thành trong chế độ ―Bản vị vàng‖ .......................................... 36
2.2.2. Tỷ giá hình thành theo ―Ngang giá vàng‖.................................................. 36
2.2.3. Tỷ giá hình thành trong chế độ ―Lƣu thông tiền giấy‖ .............................. 37

2.3. Các phƣơng pháp niêm yết tỷ giá hối đoái....................................................... 37
2.3.1. Phƣơng pháp niêm yết thông thƣờng ......................................................... 37
2.3.2. Phƣơng pháp niêm yết tại ngân hàng ......................................................... 39
2.4. Các phƣơng pháp xác định tỷ giá hối đoái ....................................................... 40
2.4.1. Xác định tỷ giá của hai đồng tiền yết giá trực tiếp .................................... 40
2.4.2. Xác định tỷ giá của hai đồng tiền yết giá gián tiếp .................................... 41
2.4.3. Xác định tỷ giá của hai đồng tiền yết giá chéo nhau ................................. 42
2.5. Phân loại tỷ giá hối đoái ................................................................................... 43
2.5.1. Căn cứ vào chính sách tỷ giá của Nhà nƣớc .............................................. 43
a. Tỷ giá chính thức……………………………………………………… 43
b. Tỷ giá thị trƣờng………………………………………………………. 43
2.5.2. Căn cứ vào phƣơng thức kinh doanh tiền tệ của ngân hàng ...................... 44
a. Tỷ giá mua…………………………………………………………….. 44
b. Tỷ giá bán…………………………………………………………….. 44
c. Tỷ giá tiền mặt………………………………………………………… 44
d. Tỷ giá chuyển khoản………………………………………………….. 44
e. Tỷ giá điện hối………………………………………………………… 44
iv


g. Tỷ giá thƣ hối…………………………………………………………. 45
h. Tỷ giá cao nhất………………………………………………………... 45
i. Tỷ giá thấp nhất………………………………………………………. 45
k. Tỷ giá trung bình……………………………………………………… 45
l. Tỷ giá mở cửa…………………………………………………………. 46
m. Tỷ giá đóng cửa……………………………………………………….. 46
n. Tỷ giá giao ngay………………………………………………………. 46
o. Tỷ giá kỳ hạn………………………………………………………….. 46
p. Tỷ giá mậu dịch……………………………………………………….. 46
q. Tỷ giá phi mậu dịch…………………………………………………… 46

r. Tỷ giá cố định………………………………………………………… 47
s. Tỷ giá linh hoạt………………………………………………………... 47
t. Tỷ giá thả nổi…………………………………………………………..47
2.6. Ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh ............................... 47
2.6.1. Ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh tế nói chung .............. 47
2.6.2. Ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
.............................................................................................................................. 48
3. Quản lý Nhà nƣớc về tỷ giá hối đoái ................................................................ 48
III. Thị trƣờng hối đoái ............................................................................................... 49
1. Khái niệm, đặc điểm............................................................................................. 49
1.1. Khái niệm thị trƣờng hối đoái .......................................................................... 49
1.2. Đặc điểm của thị trƣờng hối đoái ..................................................................... 50
2. Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trƣờng hối đoái ......................................... 51
2.1. Nghiệp vụ hối đoái giao ngay .......................................................................... 51
2.2. Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn .......................................................................... 52
2.3. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá .......................................................... 55
2.4. Nghiệp vụ SWAP ............................................................................................. 55
2.5. Nghiệp vụ về quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ .............................................. 56
Bài đọc thêm……………………………………………………………………………59
Câu hỏi ôn tập…………………………………………………………………………. 64
Bài tập………………………………………………………………………………….. 65
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………. 66
CHƢƠNG 2. CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ 67
v


I. Phƣơng tiện thanh toán quốc tế.............................................................................. 67
1. Khái niệm phƣơng tiện thanh toán quốc tế ....................................................... 67
2. Phân loại phƣơng tiện thanh toán quốc tế ......................................................... 68
2.1. Phân loại theo hoạt động dân sự ...................................................................... 68

2.1.1. Tiền mặt ..................................................................................................... 68
2.1.2. Các công cụ thanh toán chuyển đổi sang tiền mặt ..................................... 68
2.2. Phân loại theo hoạt động kinh doanh ............................................................... 68
2.2.1. Công cụ thanh toán thƣờng sử dụng trong kinh doanh trong nƣớc ........... 68
2.2.2. Công cụ thanh toán thƣờng sử dụng trong kinh doanh quốc tế ................. 68
2.3. Phân loại theo hoạt động tín dụng ................................................................ 86
2.3.1. Công cụ thanh toán phát sinh trong quan hệ tín dụng thƣơng mại ............ 86
2.3.2. Công cụ thanh toán phát sinh trong quan hệ tín dụng ngân hàng .............. 86
2.3.3. Công cụ thanh toán phát sinh trong quan hệ tín dụng đầu tƣ .................... 87
II. Điều kiện thanh toán quốc tế ................................................................................. 87
1. Điều kiện về tiền tệ và giá cả thanh toán ............................................................ 87
1.1. Điều kiện về tiền tệ thanh toán ......................................................................... 87
1.2. Điều kiện về giá cả thanh toán ......................................................................... 88
2. Điều kiện về địa điểm thanh toán ....................................................................... 89
2.1. Địa điểm thanh toán ở nƣớc ngƣời bán ............................................................ 89
2.2. Địa điểm thanh toán ở nƣớc ngƣời mua ........................................................... 89
2.3. Địa điểm thanh toán ở nƣớc thứ ba .................................................................. 89
3. Điều kiện về thời hạn thanh toán ........................................................................ 89
3.1. Thanh toán trả ngay ......................................................................................... 90
3.2. Thanh toán trả trƣớc ......................................................................................... 92
3.3. Thanh toán trả sau ............................................................................................ 94
3.4. Thanh toán hỗn hợp.......................................................................................... 94
4. Điều kiện về phƣơng thức thanh toán ................................................................ 95
4.1. Các phƣơng thức thanh toán sử dụng công cụ thanh toán không phải chứng từ
................................................................................................................................. 95
4.1.1. Thanh toán bằng tiền mặt .......................................................................... 95
4.1.2. Thanh toán bằng chuyển tiền ..................................................................... 96
4.1.3. Thanh toán bằng ghi sổ tài khoản ............................................................ 102
4.1.4. Nhờ thu trơn ............................................................................................ 103
4.1.5. Thƣ bảo lãnh ........................................................................................... 108

vi


4.1.6. Thƣ tín dụng dự phòng ............................................................................ 109
4.2. Các phƣơng thức thanh toán sử dụng công cụ thanh toán có chứng từ ......... 112
4.2.1. Nhờ thu kèm chứng từ ............................................................................. 112
4.2.2. Tín dụng chứng từ ...................................................................................... 114
4.2.3. Thƣ ủy thác mua ...................................................................................... 133
4.3. Các phƣơng thức thanh toán điện tử ......................................................... 134
4.3.1. Chuyển tiền bằng điện .............................................................................. 134
4.3.2. Thanh toán séc.......................................................................................... 134
4.3.3. Nhờ thu bằng điện .................................................................................... 135
4.3.4. Bảo lãnh bằng điện ................................................................................... 135
4.3.5. Thanh toán qua mạng ............................................................................... 135
5. Điều kiện về đảm bảo thanh toán ..................................................................... 137
5.1. Các yêu cầu đảm bảo thanh toán .................................................................... 137
5.2. Lựa chọn các điều kiện đảm bảo thanh toán .................................................. 138
5.2.1. Điều kiện đảm bảo tiền tệ trong thanh toán ............................................. 138
5.2.2. Điều kiện đảm bảo thanh toán.................................................................. 138
6. Điều kiện về chứng từ thanh toán ..................................................................... 137
6.1. Khái niệm và tầm quan trọng của chứng từ thanh toán ................................. 139
6.1.1. Khái niệm chứng từ .................................................................................. 139
6.1.2.Tầm quan trọng của chứng từ thanh toán.................................................. 139
6.2. Phân loại…………………………………………………………………..... 139
6.2.1. Nhóm chứng từ hàng hóa…………………………………………….. 139
a. Đặc điểm chung………………………………………………………. 139
b. Phân loại……………………………………………………………… 139
6.2.2. Nhóm chứng từ vận tải ......................................................................... 144
a. Đặc điểm chung………………………………………………………. 145
b. Phân loại……………………………………………………………… 145

6.2.3. Nhóm chứng từ bảo hiểm ..................................................................... 148
a. Đặc điểm chung………………………………………………………. 148
b. Phân loại……………………………………………………………… 148
6.2.4. Nhóm chứng từ phục vụ quản lý hành chính ....................................... 149
a. Đặc điểm chung………………………………………………………. 150
b. Phân loại……………………………………………………………… 150
vii


6.2.5. Các chứng từ khác ............................................................................... 152
a. Đặc điểm chung………………………………………………………. 152
b. Phân loại…………………………………………………………….. 152
Bài đọc thêm………………………………………………………………………….. 152
Câu hỏi ôn tập………………………………………………………………………... 154
Bài tập………………………………………………………………………………… 157
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………… 157
CHƢƠNG 3. TÍN DỤNG QUỐC TẾ ........................................................................ 158
I. Khái niệm và phân loại tín dụng quốc tế ............................................................. 158
1. Khái niệm ............................................................................................................ 158
2. Phân loại .............................................................................................................. 159
2.1. Căn cứ vào đối tƣợng cấp tín dụng ................................................................ 159
2.2. Căn cứ vào mục đích tín dụng ........................................................................ 161
2.3. Căn cứ vào thời hạn vay ................................................................................. 162
2.4. Tín dụng đặc biệt ............................................................................................ 163
3. Vai trò của tín dụng trong quan hệ thanh toán quốc tế ................................. 163
II. Các điều kiện cấp tín dụng quốc tế ..................................................................... 164
1. Điều kiện về chủ thể tín dụng ............................................................................ 164
2. Điều kiện về đối tƣợng cấp tín dụng ................................................................. 165
3. Điều kiện về hạn mức tín dụng ......................................................................... 165
4. Điều kiện về sử dụng tín dụng ........................................................................... 166

5. Điều kiện về đảm bảo tiền vay .......................................................................... 166
6. Điều kiện về thời hạn tín dụng .......................................................................... 167
6.1. Thời hạn tín dụng chung ................................................................................ 167
6.2. Thời hạn tín dụng trung bình.......................................................................... 168
7. Điều kiện về lãi suất tín dụng ............................................................................ 173
7.1. Khái niệm về lãi suất tín dụng........................................................................ 173
7.2. Các loại lãi suất tín dụng ................................................................................ 173
7.3. Các điều kiện cụ thể ....................................................................................... 174
8. Điều kiện về hoàn trả tín dụng .......................................................................... 175
9. Điều kiện về chi phí tín dụng ............................................................................. 176
III. Quy trình tín dụng .............................................................................................. 178
1. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 178
viii


2. Giao dịch, đàm phán .......................................................................................... 178
3. Xác định các điều kiện tín dụng ........................................................................ 179
4. Xây dựng hợp đồng tín dụng ............................................................................. 179
Bài đọc thêm………………………………………………………………………….. 181
Câu hỏi ôn tập………………………………………………………………………... 186
Bài tập………………………………………………………………………………… 187
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………… 187
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 189
PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH ................................................ 190
PHỤ LỤC 2. ISO 4217 ................................................................................................. 192

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HĐMBHHNT:
NK:

XK:

Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thƣơng.
Nhập khẩu.
Xuất khẩu.
ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cổ phiếu đích danh.

trang 18

Hình 1.2. Trái phiếu Chính phủ

trang 19

Hình 1.3. Công trái giáo dục xây dựng tổ quốc ở Việt Nam

trang 20

Hình 1.4. Hối phiếu thƣơng mại

trang 22
x


Hình 1.5. Séc nội địa

trang 23


Hình 1.6. Séc ngoại

trang 23

Hình 1.7. Một loại kỳ phiếu thƣơng mại nƣớc ngoài

trang 26

Hình 1.8. Một loại kỳ phiếu nội địa

trang 26

Hình 1.9. Thẻ ATM của ngân hàng Agribank

trang 27

Hình 1.10. Thẻ MasterCard của ngân hàng Hoa Kỳ

trang 27

Hình 1.11. Thẻ VISA của ngân hàng Vietcombank

trang 28

Hình 1.12. Lệnh điện chuyển tiền

trang 30

Hình 2.1. Hối phiếu dùng trong phƣơng thức thanh toán nhờ thu


trang 72

Hình 2.2. Hối phiếu dùng trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ
trang 73

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Lƣu thông hối phiếu trả ngay
Sơ đồ 2.2. Lƣu thông hối phiếu trả sau
Sơ đồ 2.3. Lƣu thông séc qua một ngân hàng
Sơ đồ 2.4. Lƣu thông séc qua hai ngân hàng
Sơ đồ 2.5. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ
Sơ đồ 2.6. Quy trình thanh toán phƣơng thức tiền mặt đổi chứng từ

trang
trang
trang
trang
trang
trang

73
74
81
81
86
96
xi



Sơ đồ 2.7. Quy trình thanh toán chuyển tiền trả trƣớc
trang
Sơ đồ 2.8. Quy trình thanh toán chuyển tiền trả sau
trang
Sơ đồ 2.9. Quy trình thanh toán phƣơng thức ghi sổ
trang
Sơ đồ 2.10. Quy trình thanh toán phƣơng thức nhờ thu trơn
trang
Sơ đồ 2.11. Quy trình thanh toán phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ
trang
Sơ đồ 2.12. Quy trình thanh toán phƣơng thức tín dụng chứng từ
trang
Sơ đồ 2.13. Sơ đồ nghiệp vụ mở thƣ tín dụng chuyển nhƣợng
trang
Sơ đồ 2.14. Sơ đồ nghiệp vụ mở thƣ tín dụng giáp lƣng
trang

97
98
102
104
112
115
129
130

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng xác định các loại vàng thông dụng

trang 32


Biểu 1.1. Lãi suất tiết kiệm; Tiền gửi cá nhân – ngân hàng Eximbank
trang 25
Biểu 1.2. Ví dụ về hạn mức rút tiền của một loại thẻ ATM

trang 28

Biểu 1.4. Ví dụ về niêm yết ―Rổ tỷ giá‖ của ngân hàng

trang 39
xii


xiii


CHƢƠNG 1
TIỀN TỆ VÀ HỐI ĐOÁI
Mục tiêu
Chƣơng này trình bày những vấn đề cơ bản về:
-

Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế;
Tiền tệ trong thanh toán quốc tế;
Hối đoái;
Thị trƣờng hối đoái.

Nội dung
Tiền tệ chiếm một vị trí rất quan trọng trong thanh toán quốc tế. Khi đàm phán,
giao dịch, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thƣơng (HĐMBHHNT), ngƣời ta

thƣờng quan tâm đến đơn vị tiền tệ, đảm bảo tiền tệ, tỷ giá hối đoái...
Hiện nay, năng suất lao động và chính sách kinh tế vĩ mô ở các nƣớc là khác nhau,
nên tiền tệ ở các nƣớc đó cũng thể hiện khác nhau và biến động hàng ngày, hàng giờ ảnh
hƣởng đến hiệu quả thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc nghiên
cứu tiền tệ tạo cơ sở để các chủ thể hợp đồng tính toán một cách khoa học cho việc chọn
loại tiền nào để đƣa vào HĐMBHHNT và thanh toán đạt hiệu quả, đồng thời vận dụng
đúng đắn các điều kiện liên quan đến tiền tệ để đảm bảo đƣợc trị giá hợp đồng lúc ký và
lúc thanh toán ở các thời điểm khác nhau.

I. Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế
1.1. Khái niệm hoạt động thanh toán quốc tế
Để hiểu về hoạt động thanh toán quốc tế, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm Thanh
toán quốc tế. Thanh toán quốc tế thƣờng đƣợc hiểu là thuật ngữ có tính đại diện cho một
khâu nghiệp vụ trong toàn bộ quy trình thực hiện HĐMBHHNT của các chủ thể ở các
nƣớc khác nhau. (Quy trình thực hiện HĐMBHHNT thƣờng gồm các bƣớc: Điều động
hàng, giao hàng, vận tải - bảo hiểm, thanh toán, khiếu nại và giải quyết khiếu nại nếu
có).
Theo Luật Thƣơng mại Việt Nam: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại,
theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua
và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”1. Theo quy định này hoạt động thanh toán là
một phần trong nghiệp vụ mua bán hàng hóa của hoạt động thƣơng mại, kể cả thƣơng
mại nội địa và quốc tế.
1

Luật Thƣơng mại Việt Nam năm 2005. Điều 3, khoản 8.
1



Do vậy, hoạt động thanh toán quốc tế là nghiệp vụ thanh toán tiền hàng hóa, dịch
vụ trong HĐMBHHNT. Nghiệp vụ này bao gồm các loại công cụ thanh toán đƣợc sử
dụng, các bƣớc tiến hành mà ngƣời mua hay ngƣời nợ tiền phải thực hiện chi trả cho
ngƣời bán hoặc ngƣời cho nợ ở các quốc gia khác nhau theo những quy định nhất định.
Mặc khác, theo Pháp lệnh Ngoại hối Việt Nam, đối tƣợng áp dụng các hoạt động
thanh toán có liên quan đến ngoại hối gồm: “Tổ chức, cá nhân là người cư trú, người
không cư trú có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam. Các đối tượng khác có liên quan đến
hoạt động ngoại hối”.2 Việc thanh toán quốc tế liên quan trực tiếp đến hoạt động ngoại
hối, nên phạm vi hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến cá nhân, pháp nhân trong
dân sự và trong hoạt động kinh doanh.
Theo các quy định của Việt Nam nêu trên, phạm vi của giáo trình đề cập đến hoạt
động thanh toán quốc tế trên phƣơng diện rộng gồm cả thanh toán trong dân sự và trong
kinh doanh nhƣng chủ yếu là thanh toán quốc tế theo HĐMBHHNT trong hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình.
1.2. Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế có những sự khác biệt so với hoạt động thanh toán
trong nƣớc bởi những đặc điểm sau:
- Chủ thể của hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu là cá nhân, pháp nhân có tƣ
cách pháp lý tại các nƣớc khác nhau. Cá nhân thực hiện thanh toán quốc tế cho các hoạt
động nhƣ đi du lịch, du học, chuyển tiền ra nƣớc ngoài, mua hàng hóa, sử dụng các dịch
vụ ở các nƣớc khác nhau... Pháp nhân thực hiện thanh toán quốc tế nhằm mục đích kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ.
Hoạt động thanh toán quốc tế còn diễn ra ở cấp Nhà nƣớc (Chính phủ và các cơ
quan của Chính phủ, loại trừ doanh nghiệp Nhà nƣớc – doanh nghiệp Nhà nƣớc là pháp
nhân kinh doanh) với tƣ cách là chủ thể đặc biệt trong thanh toán quốc tế với mục đích
thanh toán công nợ giữa các quốc gia, mua sắm cấp chính phủ nhƣ: Trang bị quốc
phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị trong doanh nghiệp Nhà
nƣớc...
- Đồng tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế là đồng tiền quốc gia của nƣớc ngƣời
bán, nƣớc ngƣời mua, nƣớc thứ ba hoặc đồng tiền quốc tế.

- Các công cụ thanh toán sử dụng trong thanh toán quốc tế đa dạng, phong phú
nhƣ: Ngoại tệ mạnh, séc, hối phiếu, lệnh phiếu, kỳ phiếu, điện chuyển tiền, thƣ chuyển
tiền, thƣ tín dụng, thƣ ủy thác nhờ ngân hàng thu hộ tiền, thƣ bảo lãnh của ngân hàng…
Trong khi đó thanh toán nội địa thƣờng sử dụng tiền mặt, chuyển khoản, kỳ phiếu, séc
nội địa...
- Chứng từ trong thanh toán quốc tế rất đa dạng, phong phú, phức tạp và có nhiều
khác biệt với chứng từ trong thanh toán nội địa, thƣờng đƣợc tập hợp thành bộ chứng từ
thanh toán nhƣ: Hối phiếu, hóa đơn thƣơng mại, chi tiết bao gói hàng hóa, vận đơn, giấy
chứng nhận chất lƣợng, giấy chứng nhận số lƣợng, giấy chứng nhận xuất xứ v.v...
2

Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam năm 2005. Điều 2, khoản 1,2.
2


- Nguồn luật áp dụng trong thanh toán quốc tế là luật pháp quốc gia, luật quốc tế,
tập quán quốc tế. Chẳng hạn, thanh toán bằng phƣơng thức thƣ tín dụng chứng từ giữa
doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hoa Kỳ, các bên phải tuân thủ luật pháp về
thanh toán quốc gia của nƣớc mình, văn bản cam kết về các hoạt động thanh toán giữa
chính phủ hai nƣớc, giữa các ngân hàng hai nƣớc và Quy tắc thống nhất về thực hành tín
dụng chứng từ do Phòng Thƣơng mại quốc tế phát hành (UCP).
- Đa số các hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện qua hệ thống ngân hàng
giữa các quốc gia, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý ngoại hối quốc gia, các
cam kết quốc tế và tập quán quốc tế. Ngân hàng bản địa là đơn vị đứng ra thực hiện
thanh toán quốc tế cho cá nhân, pháp nhân; phƣơng tiện để kết nối việc thanh toán giữa
các ngân hàng này là thƣ chuyển nhanh, telex, cable, e. mail, telephone. Cuối kỳ thanh
toán, các ngân hàng thực hiện việc kết toán công nợ bằng ngoại tệ mạnh hoặc vàng
thỏi… Đa phần các tác nghiệp thanh toán là tiếp xúc gián tiếp giữa ngƣời bán và ngƣời
mua thông qua trung gian ngân hàng. Do vậy, uy tín về thanh toán và nghiệp vụ của các
ngân hàng trở nên rất quan trọng đƣợc các khách hàng trong thanh toán quốc tế quan

tâm.
- Thời gian thanh toán trong thanh toán quốc tế thƣờng dài hơn thanh toán nội địa
do không gian, sự kiểm soát giữa các chính phủ và mức độ phức tạp về nghiệp vụ trong
thanh toán. Ví dụ: Nếu sử dụng thanh toán bằng thƣ thanh toán, thời gian thanh toán phụ
thuộc vào các phƣơng tiện chuyển bức thƣ thanh toán nhƣ dịch vụ chuyển phát nhanh,
thƣ tay bƣu điện... Nếu thực hiện thanh toán bằng các bức điện, thời gian thanh toán phụ
thuộc vào cơ chế kiểm tra các bức điện và nội dung thông tin gửi đến chủ thể thanh toán.
Thanh toán bằng điện có thời gian thanh toán nhanh hơn so với bằng thƣ do chuyển bức
điện đi bằng tín hiệu điện.
- Các phƣơng thức thanh toán quốc tế phong phú nhƣng ít sử dụng phƣơng thức
thanh toán bằng tiền mặt nhƣ trong thanh toán nội địa. Trong thanh toán quốc tế thƣờng
sử dụng các phƣơng thức: Điện chuyển tiền, thƣ chuyển tiền, ghi sổ tài khoản, nhờ thu
trơn, nhờ thu có chứng từ, tín dụng chứng từ.
2. Các chủ thể trong hoạt động thanh toán quốc tế
Chủ thể thanh toán quốc tế là những ngƣời tham gia vào hoạt động thanh toán
quốc tế, gồm có:
- Chủ thể là Nhà nƣớc: Nhà nƣớc tham gia vào thanh toán quốc tế nhƣ một chủ thể
đặc biệt, chịu trách nhiệm về ban hành luật pháp thanh toán quốc gia, tham gia ký kết
các hiệp định thanh toán quốc tế, quản lý kiểm soát các hoạt động thanh toán quốc tế,
nhằm bảo vệ các lợi ích kinh tế, an ninh quốc gia và thực hiện đúng các cam kết quốc tế.
Nhà nƣớc thực hiện các thanh toán công nợ cấp Nhà nƣớc, các khoản đầu tƣ, viện trợ
cấp quốc gia.
- Chủ thể là các doanh nghiệp, các tổ chức có hoạt động kinh tế đối ngoại: Là chủ
thể chủ yếu tham gia thƣờng xuyên các hoạt động thanh toán tiền hàng hóa xuất nhập
khẩu, dịch vụ, các khoản tiền đầu tƣ, chi tiêu mua sắm... họ phải cam kết thực hiện đúng
các quy định về thanh toán quốc tế của Nhà nƣớc, luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế.
3


- Chủ thể là các cá nhân có hoạt động thanh toán quốc tế: Họ tham gia vào thanh

toán quốc tế khi đi công tác, du lịch, lao động, học tập ở nƣớc ngoài, mua sắm hàng hóa
trong tiêu chuẩn hành lý cá nhân (còn gọi là tiêu chuẩn miễn trừ)... Cá nhân tham gia vào
thanh toán quốc tế phải tuân thủ đúng các quy định của Nhà nƣớc, luật pháp quốc tế,
thông lệ quốc tế.

II. Tiền tệ trong thanh toán quốc tế
1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ
Lịch sử phát triển của tiền tệ gắn liền với lịch sử phát triển sản xuất của nhân loại.
Hiện nay, có nhiều quan điểm về nguồn gốc ra đời của tiền tệ.
Theo quan điểm kinh tế chính trị học cổ điển mà các đại diện nhƣ Adam Smith,
David Ricardo cho rằng, tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu khách quan của quá trình trao
đổi hàng hóa.
Theo quan điểm của Mác – Lênin về nguồn gốc nhà nƣớc cho rằng, tiền tệ xuất
hiện là do xuất hiện trao đổi sản phẩm hàng hóa qua ba lần phân công lao động xã hội. Ở
lần phân công lao động xã hội thứ nhất: Xuất hiện trồng trọt và chăn nuôi, lần thứ hai:
Xuất hiện các tầng lớp sản xuất tiểu thủ công nghiệp tách ra khỏi trồng trọt và chăn nuôi,
việc trao đổi các sản phẩm trồng trọt chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp đƣợc thực hiện
qua các vật trung gian nhƣ: Rìu, da bò, da dê, ngọc trai v.v… Lần thứ ba: xuất hiện các
tầng lớp thƣơng nhân, không tham gia sản xuất mà tham gia trực tiếp vào quá trình trao
đổi đã thúc đẩy quá trình trao đổi vƣơn ra phạm vi xa hơn, đòi hỏi con ngƣời phải tìm
kiếm các vật trung gian thuận lợi hơn, lúc này các vật trung gian đã đƣợc thay bằng các
vật khế ƣớc nhƣ vàng bạc, châu báo…
Để thuận lợi cho công việc trao đổi, các xã hội sau này (xã hội chiếm hữu nô lệ, xã
hội phong kiến) đã biến các vật khế ƣớc thành những vật có thể mang theo mình thuận
tiện cho trao đổi nhƣ: Vàng thỏi, nén vàng, nén bạc, đồng xu lỗ…
Nhƣ vậy, khi vật trung gian hay vật kế ƣớc xuất hiện làm chức năng thƣớc đo giá
trị và đƣợc lƣu thông trong một phạm vi rộng thì tiền tệ đã chính thức xuất hiện. Sau
này, nhiều nhà khoa học cho rằng, trong xã hội phong kiến, các vua chúa đã chế tạo ra
tiền giấy thay cho tiền kim loại nhằm tăng dự trữ cung đình bằng vàng và thu hồi các
kim loại quý phục vụ cho nhu cầu xa xỉ cũng nhƣ quốc phòng. Điều này có thể chứng

minh rằng ngày nay, bên cạnh tiền giấy, tiền kim loại vẫn còn đƣợc lƣu thông và Nhà
nƣớc trữ vàng làm phƣơng tiện thanh toán cuối cùng, loài ngƣời đã sử dụng nhiều công
cụ thay tiền nhƣ thẻ ATM, ngân phiếu, tín phiếu… vàng, bạc đã đƣợc rút vào nguồn dự
trữ ngân sách Nhà nƣớc hoặc phục vụ cho công nghiệp điện tử, trang sức…
Tóm lại, các quan điểm của kinh tế chính trị học cổ điển và quan điểm của Mác –
Lênin đều có một nhận định chung là: Tiền tệ vừa là một phạm trù lịch sử, vừa là phạm
trù kinh tế, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển
các hình thái giá trị. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển
của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

4


2. Khái niệm tiền tệ
Các trƣờng phái kinh tế học cổ điển, đại diện là Adam Smith (1723-1790) cho
rằng: Trao đổi là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên bản chất của nền sản xuất, tiền phát
sinh là do những khó khăn của hình thức trao đổi trực tiếp3.
Theo các nhà kinh tế học thuộc chủ nghĩa trọng thƣơng (thế kỷ XV-XVII), họ coi
tiền tệ (vàng và bạc) là biểu hiện của tài sản và sự giàu có của một quốc gia. Một quốc
gia càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có…Khối lƣợng tiền tệ chỉ có thể đƣợc gia
tăng bằng con đƣờng ngoại thƣơng.4
David Ricardo (1772-1823), ngƣời phát minh ra học thuyết Lợi thế so sánh tƣơng
đối nổi tiếng. Ông coi giá trị của tiền là do giá trị vật liệu (vàng, bạc) làm ra tiền quyết
định. Nó bằng số lƣợng lao động hao phí để khai thác vàng, bạc. Theo ông, giá cả hàng
hoá phụ thuộc vào giá trị tiền tệ, nếu vật liệu làm ra tiền đắt thì giá cả hàng hoá giảm
xuống5.
Theo Các Mác, tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt, dùng để đo lƣờng và biểu
hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và
biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa.6
Sau Các Mác, các nhà kinh tế học thuộc trƣờng phái Keynes (trƣờng phái tân cổ

điển) đều thống nhất nguồn gốc của tiền phát sinh trong quan hệ sản xuất giữa những
ngƣời sản xuất hàng hóa nhƣng nhấn mạnh chức năng lƣu thông hơn là phƣơng tiện cất
trữ.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, các trƣờng phái kinh tế học hiện đại nhƣ
P.A.Samuelson và W.Norhaus… chỉ tập trung nghiên cứu sự đa dạng của các loại tiền
dấu hiệu, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc đối với tiền, chống các chu kỳ
khủng hoảng, thất nghiệp.
Tóm lại: Các học thuyết về tiền tệ đã phát triển từ cổ điển đến hiện đại một cách
phong phú, mỗi học thuyết về tiền đều có tác dụng thúc đẩy một khía cạnh kinh tế trong
bối cảnh lịch sử nhất định và đóng góp cho phát triển tƣ duy nhân loại. Ngày nay những
ngƣời theo chủ nghĩa Mác ủng hộ học thuyết về tiền của Các Mác.
3. Phân loại tiền tệ
Việc phân loại tiền tệ giúp chúng ta nhận thức đúng hơn về bản chất của các loại
tiền tệ và phạm vi sử dụng cũng nhƣ các điều kiện để sử dụng chúng. Tiền tệ đƣợc phân
loại theo các căn cứ sau:
3.1. Căn cứ vào phạm vi sử dụng
a. Tiền tệ thế giới
Tiền tệ thế giới là vàng, thƣờng ở dạng vàng thỏi, phổ biến sử dụng loại vàng có
hàm lƣợng vàng nguyên chất chiếm 99,99%. Với những ƣu điểm nổi trội về tính bền của
3

PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê 2005, trang 83-85.
PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê 2005, trang 51-57.
5
PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê 2005, trang 102-104.
6
Các Mác và Ăngghen, toàn tập, Tập 23, 24. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
4

5



kim loại, ánh kim đẹp và những công dụng trong công nghiệp, trang sức, vàng đƣợc hầu
hết các nƣớc ƣa chuộng, sử dụng mọi thời đại. Vàng có đặc điểm:
- Vàng không dùng để thể hiện giá cả và tính toán trong hợp đồng;
- Vàng không dùng làm phƣơng tiện thanh toán theo từng chuyến giao hàng, theo
từng hợp đồng, chỉ dùng để dự trữ quốc gia và cân đối công nợ giữa các ngân hàng quốc
gia. Là phƣơng tiện thanh toán cuối cùng giữa các quốc gia.
Trƣớc năm 1945 (mốc ra đời của hệ thống tiền tệ Bretton Woods), hầu hết các
nƣớc sử dụng vàng làm tài sản dự trữ quốc gia. Ngày nay, bên cạnh vàng, các nƣớc còn
dự trữ ngoại tệ (tiền nƣớc ngoài). Ví dụ: Bên cạnh dự trữ vàng, Việt Nam còn dự trữ
USD (Đồng tiền của nƣớc Mỹ).
b. Tiền tệ quốc tế
Tiền tệ quốc tế là đồng tiền chung của khu vực hoặc tổ chức kinh tế, tài chính quốc
tế. Ví dụ: Đồng tiền Châu âu (EUR). Tiền tệ quốc tế có đặc diểm:
- Tiền tệ quốc tế là đồng tiền trong hiệp định chung của khối các nƣớc;
- Tiền tệ quốc tế tồn tại phổ biến trong quan hệ tín dụng nhƣ đồng tiền SDR
(Special drawing rights) của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đồng Rúp chuyển nhƣợng trong
khối các nƣớc Xã hội chủ nghĩa trƣớc đây. Ngày nay tiền quốc tế đã tham gia vào thanh
toán quốc tế theo các chuyến hàng, hợp đồng, đƣợc đúc bằng kim loại hay bằng giấy nhƣ
đồng EUR.
c. Tiền tệ quốc gia
Tiền tệ quốc gia là tiền của các nƣớc riêng biệt. Ví dụ: USD (Đô la Mỹ); HKD (Đô
la Hồng Không); VND (Việt Nam đồng) ... Tiền tệ quốc gia có đặc điểm:
- Tiền tệ quốc gia do chính các quốc gia phát hành, chịu sự tác động trực tiếp của
cơ chế tài chính, kinh tế của từng quốc gia riêng biệt;
- Hình thức tồn tại là tiền mặt (tiền giấy hoặc tiền kim loại);
Hiện nay, tiền quốc gia đƣợc dùng thể hiện trong các hợp đồng mua bán ngoại
thƣơng.
3.2. Căn cứ vào tính chất biến đổi

a. Đồng tiền tự do chuyển đổi
Đồng tiền tự do chuyển đổi là tiền của quốc gia mà luật pháp quốc gia đó cho phép
chuyển đổi từ đồng tiền này ra đồng tiền của quốc gia khác, theo tỷ giá hối đoái quy
định. Đồng tiền tự do chuyển đổi có đặc điểm:
- Đồng tiền tự do chuyển đổi toàn phần: Là đồng tiền chuyển đổi không cần căn cứ
vào nguồn thu nhập từ đâu.
- Đồng tiền tự do chuyển đổi từng phần: Là đồng tiền chuyển đổi có điều kiện, phụ
thuộc vào chủ thể chuyển đổi, mức độ chuyển đổi, nguồn gốc thu nhập.
b. Tiền tệ chuyển nhƣợng
Tiền tệ chuyển nhƣợng là tiền tệ mà ngƣời sở hữu nó có quyền chuyển nhƣợng cho
một ngƣời khác thông qua hệ thống tài khoản mở tại ngân hàng, hoặc thông qua một số
6


giấy tờ pháp lý trung gian nhƣ giấy tờ thừa kế, chuyển nhƣợng... Tiền tệ chuyển nhƣợng
có đặc điểm:
- Tiền tệ chuyển nhƣợng khi thực hiện chuyển nhƣợng đã có đầy đủ tính chất của
tiền chuyển đổi;
- Tiền tệ chuyển nhƣợng khi thực hiện chuyển nhƣợng phải tuân thủ các quy định
của ngân hàng, của quốc gia, hoặc tổ chức quốc tế đang quản lý tiền tệ đó.
c. Tiền tệ CLEARING
Tiền tệ CLEARING là đồng tiền quốc tế hoặc quốc gia, không thể chuyển đổi
chuyển nhƣợng mà chỉ dùng để ghi sổ tài khoản (CLEARING thuật ngữ Tiếng Anh có
nguồn gốc từ động từ: to clear dedts, nghĩa là thanh toán các khoản nợ. CLEARING
đƣợc dùng cho thanh toán bù trừ công nợ). Tiền tệ CLEARING có đặc điểm:
- Tiền tệ CLEARING là tiền thể hiện trong hiêp định thanh toán bù trừ giữa các
nƣớc;
- Tiền tệ CLEARING là tiền tính toán chứ không phải tiền thanh toán. Ví dụ: Hiệp
định thanh toán bù trừ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1976 đến 1979 quy định
dùng đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc là tiền CLEARING.

3.3. Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ
a. Tiền mặt
Tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại của các quốc gia (thƣờng hay gọi là nội tệ) mà
ngƣời ta dùng để thanh toán hàng ngày. Tiền mặt có đặc điểm:
- Tiền mặt là tiền có hình thức tồn tại trên thực tế, đƣợc in thành tờ tiền hoặc đƣợc
đúc thành tiền kim loại. Việc phát hành tiền mặt lúc đầu dựa vào việc cân đối với hàm
lƣợng vàng trong dự trữ ngân sách quốc gia. Sau này, khi tiền giấy lƣu thông phổ biến,
việc phát hành tiền giấy không những dựa vào dự trữ vàng quốc gia mà còn dựa vào việc
cân đối với cán cân tài chính quốc gia, dần dần tiền giấy đã thoát ly khỏi ý nghĩa hàm
lƣợng vàng của nó.
- Tiền mặt lƣu thông chủ yếu trong nội bộ quốc gia và đƣợc luật pháp nƣớc đó quy
định, một số đồng tiền của nƣớc này lƣu thông ở các nƣớc khác là do tập quán buôn bán
nhƣ đồng USD, EUR...
- Tiền mặt là tiền giấy rất ít đƣợc dùng trong thanh toán quốc tế, chỉ chiếm một tỷ
lệ rất nhỏ.
b. Tiền tệ tín dụng
Tiền tệ tín dụng là tiền ghi trên các tài khoản tại các ngân hàng, nó thể hiện quan
hệ tín dụng giữa chủ tài khoản và ngân hàng. Tiền tệ tín dụng có đặc điểm:
- Tiền tín dụng sinh ra từ các quan hệ tín dụng (đang chờ thanh toán, tiền ngân
hàng cho vay, tiền gửi ngân hàng...);
- Tiền tín dụng có hình thức chu chuyển, tồn tại là các công cụ thanh toán quốc tế
nhƣ: Hối phiếu; séc; điện chuyển tiền; thƣ chuyển tiền; kỳ phiếu, thƣ tín dụng v.v...

7


Tiền tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong thanh toán quốc tế, vì trong thanh toán
quốc tế không dùng tiền mặt mà sử dụng các công cụ thanh toán có ghi tiền mặt và kết
quả thanh toán đƣợc ghi trên các tài khoản tại các ngân hàng.
3.4. Căn cứ vào mục đích sử dụng

a. Tiền tệ tính toán
Tiền tệ tính toán là tiền dùng để thể hiện giá cả hàng hóa và trị giá hợp đồng,
không dùng để thanh toán. Chẳng hạn, trong hợp đồng ghi trị giá 300.000 USD (đây là
đồng tiền tính toán). Tiền tệ tính toán có đặc điểm:
- Tiền tính toán phát huy đƣợc chức năng là thƣớc đo giá trị, dùng để thể hiện giá
cả của hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng. Khi ký hợp đồng ngƣời bán thƣờng chọn đồng
tiền ổn định và đang lên giá để đảm bảo thu nhập của mình, còn ngƣời mua thì ngƣợc lại.
Có khi cả hai chọn đồng tiền của nƣớc thứ ba hoặc đồng tiền quốc tế, tùy theo cán cân
buôn bán đang nghiêng về phía ai;
- Một đồng tiền quốc gia hoặc quốc tế sẽ đƣợc chọn làm đồng tiền tính toán trong
thƣơng mại quốc tế là do tập quán buôn bán mặt hàng đó quy định, ví dụ: Dầu lửa
thƣờng dùng USD.
b. Tiền tệ thanh toán
Tiền tệ thanh toán là tiền mà ngƣời mua dùng để thanh toán, chi trả cho ngƣời bán,
ngƣời cung cấp dịch vụ, thanh toán trong HĐMBHHNT, kết quả của nó là việc chuyển
hóa từ đồng tiền tính toán trong hợp đồng sang các công cụ thanh toán hay tiền mặt. Tiền
tệ thanh toán có đặc điểm:
- Tiền tệ thanh toán và tiền tệ tính toán có thể là một đồng tiền nhƣng cũng có thể
là hai đồng tiền khác nhau. Ví dụ: Khi ký hợp đồng chọn đồng tiền tính toán là đồng JPY
(Đồng Yên Nhật), nhƣng thỏa thuận thanh toán bằng USD quy đổi theo tỷ giá hối đoái
giữa USD/JPY vào thời điểm thanh toán hiện hành;
- Thƣờng ngƣời ta chọn đồng tiền thanh toán là các đồng tiền mạnh nhƣ EUR,
USD, GBP, JPY… để thuận tiện cho việc thanh toán, vì đây là những đồng tiền chuyển
đổi đƣợc toàn phần.
c. Tiền mạnh
Tiền mạnh là đồng tiền quốc gia của một nƣớc hoặc đồng tiền chung của một số
nƣớc có năng lực trao đổi trực tiếp lấy hàng hóa và dịch vụ trên thị trƣờng quốc tế. Ví
dụ: USD, EUR, GBP… Tiền mạnh có đặc điểm:
- Tiền mạnh là tiền tự do chuyển đổi toàn phần;
- Tiền mạnh là tiền của các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ: Mỹ, Nhật... hoặc

đồng tiền EUR của liên hiệp Châu Âu (EU: Europe Union).
- Tiền mạnh sử dụng phổ biến trong tính toán, thanh toán và tín dụng thƣơng mại
quốc tế, đầu tƣ v.v... do khả năng chuyển đổi toàn phần sang đồng tiền khác.
d. Tiền yếu
Tiền yếu là tiền khó trao đổi trực tiếp lấy hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng quốc tế
mà phải thông qua một đồng tiền khác hay vật trung gian, hay công cụ thanh toán trung
8


gian khác (các vật trung gian sử dụng trong thanh toán nhƣ: Tem, phiếu, sổ phân phối
hàng hóa sản phẩm; các hiệp định thƣơng mại; các văn bản ký kết giữa các nƣớc; các
công cụ thanh toán trung gian nhƣ: Chứng từ thanh toán). Tiền yếu có đặc điểm:
- Tiền yếu là tiền không đƣợc tự do chuyển đổi;
- Hình thức tồn tại là tiền mặt của các nƣớc đang phát triển hoặc các nƣớc nghèo.
- Tiền yếu là tiền thƣờng đƣợc thể hiện trong hiệp định thƣơng mại, tiền chuyển
nhƣợng giữa hai hay nhiều nƣớc. Tiền yếu ít đƣợc sử dụng trong tính toán, thanh toán và
tín dụng thƣơng mại quốc tế, đầu tƣ… do khả năng chuyển đổi hạn chế sang các đồng
tiền khác. Ví dụ: VND, CNY… là những đồng tiền yếu.
4. Đảm bảo tiền tệ trong thanh toán
Đảm bảo tiền tệ trong thanh toán đƣợc hiểu là những biện pháp mà các bên thỏa
thuận đƣa ra trong một giao kết thanh toán nhằm đảm bảo cho giá trị hợp đồng không bị
thay đổi trƣớc những biến động về lạm phát, trƣợt giá… do chênh lệch thời gian giữa lúc
ký kết và lúc thanh toán. Có nhiều biện pháp đảm bảo tiền tệ trong thanh toán nhƣ: Điều
chỉnh giá trị hợp đồng giữa lúc thanh toán so với lúc ký dựa vào chênh lệch tỷ giá hối
đoái, dựa vào chênh lệch chỉ số giá cả, chênh lệch giá vàng v.v…
Từ lúc ký kết hợp đồng cho đến lúc thanh toán bao giờ cũng có một khoảng thời
gian nhất định, trong khoảng thời gian này các biến động về kinh tế nhƣ khủng hoảng
kinh tế, lạm phát, thâm hụt ngân sách hay Chính phủ tăng tỷ giá ngoại tệ để đẩy mạnh
xuất khẩu, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, thu hút du lịch… thƣờng xuyên làm cho tiền tệ bị
biến động, đồng tiền quốc gia trong trƣờng hợp này thƣờng bị mất giá. Nếu không điều

chỉnh giá trị hợp đồng theo những biến động đó, chắc chắn nguồn thu nhập của một
trong hai bên từ lúc ký hợp đồng đến lúc thanh toán tiền hàng sẽ bị thiệt hại. Biến động
về giá trị hợp đồng tỷ lệ thuận với thời gian và giá trị hợp đồng, nếu khoảng thời gian
thanh toán ngắn, hoặc giá trị hợp đồng nhỏ, các biến động này thƣờng nhỏ, nếu khoảng
thời gian thanh toán kéo dài hoặc giá trị hợp đồng lớn, các biến động này sẽ lớn.
Để tránh những tổn thất đó ngƣời ta thƣờng quy định các điều kiện đảm bảo trong
các hợp đồng hoặc trong các hiệp định nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu
nhập khi tiền tệ bị biến động thất thƣờng. Các cách thức đảm bảo tiền tệ thƣờng gồm:
4.1. Đảm bảo tiền tệ bằng hàm lƣợng vàng
- Khái niệm
Hàm lƣợng vàng là khối lƣợng vàng của tiền đúc bằng vàng, hoặc Nhà nƣớc công
bố hàm lƣợng vàng trong tiền tệ (tiền giấy, tiền kim loại) của nƣớc mình.
Đảm bảo bằng hàm lƣợng vàng là cách thức đảm bảo giá trị của hợp đồng dựa vào
khối lƣợng vàng của đồng tiền để đảm bảo giá trị hợp đồng giữa lúc ký kết với lúc thanh
toán.
- Cách thức đảm bảo
Khi ký hợp đồng, trị giá hợp đồng đƣợc thể hiện bằng một đồng tiền và ngay lúc
đó ngƣời ta dùng hàm lƣợng vàng của đồng tiền để làm căn cứ đảm bảo giá trị hợp đồng
9


này. Đến lúc thanh toán nếu hàm lƣợng vàng của đồng tiền thay đổi thì tiến hành điều
chỉnh lại tổng trị giá hợp đồng cho tƣơng xứng.
- Ví dụ
Vào năm 1944 (năm thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế IMF), một hợp đồng có tổng trị
giá lúc ký kết là 100.000 USD, hàm lƣợng vàng của USD vào lúc ký là 0,888671 gr. Đến
lúc thanh toán, Chính phủ Mỹ tuyên bố phá giá đồng USD 7,9 % do đó hàm lƣợng vàng
của đồng tiền giảm đi còn 0,818513 gr, đồng USD mất giá, nên tổng trị giá hợp đồng
phải điều chỉnh tăng:
(100.000 × 0,888671) : 0,818513 = 108.571,39 (USD).

Nghĩa là ngƣời mua hoặc ngƣời mắc nợ phải thanh toán thêm 8.571,39 USD.
- Trƣờng hợp áp dụng
+ Đồng tiền quy định trong hợp đồng phải đƣợc Nhà nƣớc công bố ra hàm
lƣợng vàng;
+ Nhà nƣớc có tuyên bố và cam kết đổi đồng tiền nƣớc mình ra vàng căn cứ
vào hàm lƣợng vàng của nó;
Hiện nay, không có Nhà nƣớc nào trên thế giới công bố hàm lƣợng vàng của đồng
tiền, vàng thực sự trở thành phƣơng tiện dự trữ ngân sách quốc gia và đƣợc dùng trong
công nghiệp, trang sức. Do vậy, cách đảm bảo này không còn ý nghĩa thực tế, nó chỉ có
ý nghĩa về mặt lịch sử hoặc tạo ra cơ sở khoa học trong tính toán. Hơn nữa, khi phát
hành tiền giấy, giá trị của tiền tệ không còn đƣợc đảm bảo bằng hàm lƣợng vàng mà phụ
thuộc vào cán cân ngân sách, các yếu tố kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc.
4.2. Đảm bảo tiền tệ bằng giá vàng
- Khái niệm
Giá vàng là giá cả của vàng hàng hóa trên thị trƣờng vàng, do Nhà nƣớc công bố ở
từng thời điểm nhất định.
Đảm bảo tiền tệ bằng giá vàng tức là căn cứ vào sự biến động của giá vàng lúc ký
kết hợp đồng và lúc thanh toán để điều chỉnh tổng trị giá hợp đồng.
- Cách thức đảm bảo
Vào lúc ký kết hợp đồng, các bên thỏa thuận lấy giá vàng để đảm bảo giá trị hợp
đồng. Đến lúc thanh toán, giá vàng biến động thì tiến hành điều chỉnh tổng trị giá hợp
đồng.
- Ví dụ
Trƣớc năm 1914, một hợp đồng có tổng trị giá hợp đồng là 100.000 USD, cùng lúc
ký kết giá vàng tại thị trƣờng London nơi ký hợp đồng là 360 USD/OUNCE (1 ounce =
1/16 pound). Đồng USD mất giá nên giá vàng trên thị trƣờng London vào lúc thanh toán
tăng lên là 380 USD/OUNCE.
Do vậy tổng trị giá hợp đồng phải đƣợc điều chỉnh là :
(100.000 × 380) : 360 = 105.555,55 (USD).
- Trƣờng hợp áp dụng

10


+ Đồng tiền quy định trong hợp đồng có thể hiện giá vàng trên thị trƣờng tự
do, nhƣ vậy việc dẫn chiếu đến giá vàng dễ dàng thực hiện đƣợc;
+ Khi sử dụng cách này phải quy định thống nhất: Cách lấy giá vàng vào lúc
nào? loại vàng gì? ở thị trƣờng nào?, mức giá vàng là bình quân, cao nhất hay thấp
nhất?.
+ Khi thỏa thuận có thể điều chỉnh theo 100 % biến động giá vàng nhƣ ví dụ
nêu trên; hay điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm của mức biến động giá vàng. Ví dụ: Hai
bên trong hợp đồng thỏa thuận điều chỉnh 20 % của mức biến động giá vàng, tính toán
nhƣ sau:
100.000 + (20 % × 5.555,55) = 101.111.11 (USD)
Tức là ngƣời mua hoặc ngƣời mắc nợ phải thanh toán thêm 1.111,11 USD.
+ Các bên có thể thỏa thuận giá vàng biến động đến một mức % là bao nhiêu
thì tiến hành điều chỉnh, biến động chƣa đạt mức này thì không điều chỉnh. Ví dụ: Thỏa
thuận biến động trên 5 % thì điều chỉnh hợp đồng. Thực tế mức biến động:
380/360 = 1,056 (5,6 %) vƣợt mức quy định là 5 %, các bên phải điều chỉnh trị giá
hợp đồng.
Cách này hiện nay khá phổ biến trong nƣớc, nhƣng trong thƣơng mại quốc tế ít sử
dụng vì giá vàng biến động ngày nay phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhƣ việc đầu cơ
tích trữ vàng, yếu tố tâm lý, thời vụ (giá vàng dịp đầu năm, cuối năm khác nhau chẳng
hạn), do đó không thể phản ảnh biến động trung thực của giá trị hợp đồng.
4.3. Đảm bảo tiền tệ bằng đồng tiền mạnh
- Khái niệm
Đảm bảo tiền tệ bằng đồng tiền mạnh là cách chọn một đồng tiền quốc gia ổn định
hơn đồng tiền của hợp đồng để đảm bảo giá trị hợp đồng.
- Cách thức đảm bảo
Khi ký hợp đồng, hai bên đã chọn một đồng tiền tính toán và thỏa thuận đảm bảo
hợp đồng theo một đồng tiền khác, đến lúc thanh toán sẽ thanh toán theo đồng tiền tính

toán hợp đồng hoặc đồng tiền khác căn cứ vào tỷ giá hiện hành.
- Ví dụ
+ Trƣờng hợp 1:
Khi ký hợp đồng, trong hợp đồng đã chọn một đồng tiền có hai vai trò, vừa là tiền
tính toán vừa là tiền thanh toán, các bên sẽ chọn một đồng tiền khác ổn định hơn để đảm
bảo hợp đồng. Tổng trị giá hợp đồng sẽ đƣợc điều chỉnh theo mức chênh lệch giữa tỷ giá
của hai đồng tiền này vào lúc thanh toán so với lúc ký hợp đồng:
Ví dụ: Tổng trị giá hợp đồng là 100.000 USD, đồng tiền dùng để đảm bảo USD là
EUR. Tỷ giá hợp đồng (bình quân) EUR/USD = 1,2924 . Tỷ giá lúc thanh toán (bình
quân) EUR/USD = 1,4252. Nhƣ vậy tổng trị giá hợp đồng phải đƣợc điều chỉnh là:
(100.000 × 1,4252) : 1,2924 = 110.275,45 (USD).
Trƣờng hợp sử dụng
11


Khi sử dụng cách này các bên phải thống nhất cách lấy tỷ giá, lấy tỷ giá vào lúc
nào, loại tỷ giá gì, lấy tỷ giá ở thị trƣờng nào;
Thống nhất mức điều chỉnh là 100 % biến động tỷ giá hay x % mức biến động tỷ
giá;
Hiệu quả của cách đảm bảo này đối với các bên phụ thuộc vào cách chọn đồng tiền
đảm bảo và mức độ biến động tỷ giá của nó.
+ Trƣờng hợp 2
Theo cách này khi ký kết, hợp đồng quy định một đồng tiền tính toán, các bên thỏa
thuận chọn một đồng tiền khác để đảm bảo giá trị hợp đồng và thanh toán theo đồng tiền
đó vào lúc thanh toán căn cứ vào tỷ giá đƣợc chọn.
Ví dụ: Đồng tiền tính toán trong hợp đồng là USD, tổng trị giá hợp đồng là:
100.000 USD. Các bên thỏa thuận thanh toán theo VND.
. Tỷ giá lúc ký hợp đồng là: USD/VND = 20.900 (tỷ giá bình quân)
. Tổng trị giá thanh toán của hợp đồng sẽ đƣợc điều chỉnh theo các cách:
Nếu tỷ giá lúc thanh toán là: USD/VND = 21.200 thì thỏa thuận điều chỉnh theo tỷ

giá này. Tức là, tổng trị giá hợp đồng lúc thanh toán:
100.000 × 21.000 = 2.100.000.000 (VND). (cách này có lợi cho ngƣời bán)
Nếu tỷ giá lúc thanh toán là: USD/VND = 20.100 thấp hơn tỷ giá lúc ký hợp đồng,
thì thỏa thuận điểu chỉnh theo tỷ giá lúc ký hợp đồng, tức là:
100.000 × 20.900 = 2.900.000.000 (VND). (cách này có lợi cho ngƣời bán)
Nếu tỷ giá lúc thanh toán là: USD/VND = 21.500, tức là chƣa vƣợt quá một mức %
so với tỷ giá lúc ký (chẳng hạn hai bên quy định mức vƣợt là 5%, tức là: 20.900 × 5% =
1.045, tỷ giá tƣơng ứng với mức vƣợt là: USD/VND = 21.945), thì tổng trị giá thanh
toán của hợp đồng thỏa thuận tính theo tỷ giá lúc ký hợp đồng:
100.000 × 20.900 = 2.900.000.000 (VND). (cách này có lợi cho ngƣời mua)
Còn nếu tỷ giá lúc thanh toán USD/VND = 21.945 tức là đã vƣợt mức 5 %, thì thỏa
thuận điều chỉnh theo tỷ giá vƣợt USD/VND = 21.945
100.000 × 21.945 = 2.194.500.000 (VND). (cách này có lợi cho ngƣời bán)
- Trƣờng hợp sử dụng
+ Vì sức mua của đồng tiền thanh toán quy định trong hợp đồng không có khả
năng ổn định, do vậy, ngƣời bán chọn một đồng tiền khác ổn định hơn làm tiền tệ tính
toán trong hợp đồng và việc thanh toán sẽ căn cứ vào tỷ giá thỏa thuận, việc đảm bảo
hợp đồng sẽ có lợi khi ngƣời bán tính toán và chọn tỷ giá thích hợp.
+ Áp dụng trƣờng hợp nào trong các trƣờng hợp nêu trong các ví dụ trên, hai
bên phải quy định rõ trong hợp đồng.
4.4. Đảm bảo tiền tệ bằng ―Rổ tiền tệ‖
- Khái niệm

12


×