Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

QUAN HỆ THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.34 KB, 12 trang )

CHƯƠNG IX
QUAN HỆ THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG
QUỐC TẾ
I. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1. Các loại cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ
nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời
kỳ nhất định. Như vậy, thực chất cán cân thanh toán là một tài liệu thống kê, có mục
đích cung cấp sự kê khai đầy đủ dưới nhiều khoản mục phù hợp với yêu cầu phân
tích những quan hệ kinh tế tài chính của mộ
t nước đối với nước ngoài trong một
thời gian xác định. Tùy theo những yêu cầu phân tích trong quản lý, cán cân thanh
toán có thể được soạn thảo dưới những hình thức thích hợp.
- Cán cân thanh toán trong một thời kỳ: là bản đối chiếu giữa những khoản
tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà nước đó thực tế chi ra
nước ngoài trong một thời gian nhất định. Như vậ
y loại cán cân này chỉ phản ánh số
liệu thực thu và thực chi của một nước với nước ngoài trong thời kỳ đã qua.
- Cán cân thanh toán tại một thời điểm: là bản đối chiếu giữa các khoản tiền đã
và sẽ chi ra và thu vào ở một thời điểm nào đó. Như vậy trong nội dung loại cán cân
này chứa đựng cả các số liệu phản ánh các khoản nợ nước ngoài và nước ngoài n

nước đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng vào ngày của cán cân.
Tình trạng của cán cân thanh toán là nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết
định đến tỉ giá hối đoái và quan hệ thương mại quốc tế của một quốc gia..
2. Nội dung của cán cân thanh toán
Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế bao gồm những khoản mục sau đây:
2.1. Khoản mục hàng hoá.
Khoản mục hàng hoá phản ánh tổng giá trị hàng hoá xuất và nhập của một
nước, mối tương quan giữa tổng thu và tổng chi của khoản mục này hình thành cán


168
cân thương mại. Khoản mục hàng hoá là khoản mục đóng vai trò quan trọng nhất
trong cán cân thanh toán quốc tế.
2.2. Khoản mục dịch vụ
Khoản mục dịch vụ phản ánh toàn bộ số thu và chi đối ngoại của một quốc gia
về các dịch vụ đã cung ứng và được cung ứng, chẳng hạn như dịch vụ vận tải, bảo
hiểm, bưu điện, ngân hàng… Các nghiệp vụ
trên đây phản ánh những nghiệp vụ có
tính chất hai chiều đối với nước ngoài.
2.3. Khoản mục giao dịch đơn phương.
Khoản mục giao dịch đơn phương phản ánh những nghiệp vụ xuất nhập hàng
hoá, dịch vụ hay tiền vốn không cần có sự bù đắp, bồi hoàn. Chẳng hạn các khoản
thu chi dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, các khoản giúp đỡ nhân đạo, từ
thiện, chuy
ển ngân kiều hối…
Tổng các khoản thu và chi của các khoản mục trên gọi là “cán cân thanh toán
vãng lai”.
2.4. Khoản mục về vốn.
Khoản mục về vốn phản ánh các trao đổi đối ngoại có liên quan đến sự vận
động của vốn ngắn hạn cũng như vốn dài hạn giữa một nước với nước ngoài.
Thông thường sự vận động của vốn dài hạn hay biểu hiện thông qua hoạt
động
đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp với nước ngoài. Còn sự vận động của vốn ngắn hạn
dưới hình thức chuyển dịch vốn để kiếm chênh lệch về lãi suất hoặc để đầu cơ trong
nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.
Có thể nhận thấy rằng, số đầu tư ra nước ngoài của một nước bằng số thặng dư
của cán cân thanh toán vãng lai và ngược lại, số đầu tư của nước ngoài vào một
nước thì bằng số thiếu hụt của “cán cân thanh toán vãng lai”.
2.5. Khoản mục dự trữ quốc tế.
Khoản mục dự trữ quốc tế bao gồm sự vận động của vàng, ngoại tệ tại quỹ

và ngoại tệ gửi ở nước ngoài.
Sự vận động của các khoản mục dự
trữ quốc tế của một nước trong thời kỳ
nhất định là kết quả tổng hợp của các nghiệp vụ thuộc cán cân thanh toán vãng lai

169
cũng như các nghiệp vụ về vốn. Mức chênh lệch có thể được coi như là số thặng dư
hay thiếu hụt trên cán cân thanh toán của một nước.
3. Những biện pháp cải thiện cán cân thanh toán
Khi cán cân thanh toán quốc tế bị thiếu hụt, các Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường thường sử dụng một số biện pháp sau:
(1) Biện pháp thường xuyên và phổ biến là vay nợ nước ngoài. Thông qua các
nghiệp vụ vãng lai với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để vay ngoại tệ cần thiết
nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường.
(2) Biện pháp thứ hai là tăng lãi suất chiế
t khấu. Biện pháp này thường được
áp dụng khi thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được
nhiều tư bản ngắn hạn từ những thị trường ngoài nước di chuyển đến nước mình
làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, thu hẹp khoảng cách
về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán. Chính sách chiết khấu
thường được sử dụng phổ
biến để thu hút tư bản. NHTƯ thường nâng lãi suất chiết
khấu, dẫn đến lãi suất tín dụng trên thị trường tăng, thu hút tư bản nước ngoài vào.
Biện pháp này chỉ có hiệu quả khi tình hình kinh tế chính trị xã hội của quốc gia khá
ổn định và mức độ bội chi không lớn lắm.
(3) Biện pháp thứ ba là phá giá tiền tệ. Ở nhiều nước, trong những điều kiện
nhất
định đã sử dụng biện pháp này như một công cụ hữu hiệu, góp phần cân bằng
cán cân thanh toán và bình ổn tỷ giá hối đoái.
Phá giá tiền tệ là sự công bố của Nhà nước về việc giảm giá đồng tiền nước

mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác. Biện pháp này sẽ
tạo điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu, từ đó cải thiện cán cân
thanh toán. Thực ra phá giá tiền tệ chỉ tạo điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu, vì hoạt
động xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều yếu tố, như: năng lực sản xuất, khả năng cạnh
tranh….

170
II. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
1. Tỉ giá hối đoái
Trong thanh toán quốc tế, việc chi trả dù thực hiện bằng cách chuyển ngân hay
bù trừ, tiền mặt hay tiền ghi sổ đều có liên quan chặt chẽ đến vấn đề chuyển đổi đơn
vị tiền tệ nước này thành đơn vị tiền tệ của nước khác. Muốn thực hiện việc chuyển
đổi này phải dựa vào mức quy đổi xác định, hay nói cách khác là phải dựa vào tỉ giá
hối đoái. Vậ
y tỉ giá hối đoái là gì?
Tỉ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng
những đơn vị tiền tệ của nước khác.
Có hai phương pháp biểu hiện tỉ giá hối đoái:
- Nếu biểu hiện một đơn vị cố định tiền trong nước bằng một số lượng biến
đổi ti
ền nước ngoài gọi là cách biểu hiện gián tiếp của tỉ giá.
- Nếu biểu hiện một đơn vị cố định tiền nước ngoài bằng một số lượng biến
đổi tiền trong nước thị gọi là cách biểu hiện tỉ giá trực tiếp.
Trong nền kinh tế hiện đại, tỉ giá hối đoái biến động thường xuyên trên thị
trường tiền tệ thế giới, vì v
ậy các quốc gia đã tìm mọi cách, mọi biện pháp để bình
ổn giá hối đoái. Các phương pháp thường được sử dụng là:
+ Chính sách chiết khấu: Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là: thông
qua vai trò điều tiết vĩ mô (của Nhà nước) đối với nền kinh tế, NHTƯ có thể công

bố thay đổi lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu, dẫn đến làm thay đổi lãi suất tín
dụng trên thị trường, tạo ra sự
kích thích đối với tư bản nước ngoài. Từ đó dẫn tới
sự thay đổi về lượng cung cầu ngoại tệ phù hợp và bình ổn tỉ giá hối đoái.
+ Chính sách hối đoái: Nguyên lý cơ bản của biện pháp này là Nhà nước phải
tạo cho được sự tác động trực tiếp vào tỉ giá hối đoái. NHTƯ, thông qua các nghiệp
vụ mua bán ngoại tệ tạo khả năng thay đổi quan hệ cung c
ầu ngoại tệ trên thị
trường, từ đó thực hiện mục tiêu bình ổn tỉ giá hối đoái của mình. Biện pháp này đòi
hỏi NHTƯ phải có quỹ ngoại hối dồi dào và Nhà nước cũng cần hình thành quỹ dự
trữ bình ổn hối đoái.

171
2. Thị trường hối đoái
Thị trường hối đoái là thị trường vốn ngoại tệ, là nơi chuyên môn hoá về trao
đổi đồng tiền các nước, nơi xảy ra thường xuyên sự cọ sát giữa nhu cầu ngoại tệ và
xác định các điều kiện giao dịch nhằm thoả mãn nhu cầu về ngoại tệ của các chủ thể
kinh tế .
Trên thị trường hối đoái thường diễn ra hai loại giao dịch là: mua bán các
loại ngoại tệ và vay- cho vay ngoại tệ.
2.1. Các loại thị trường hối đoái
Do mọi loại giao dịch như trên có những đặc điểm khác nhau, dẫn đến sự
phân chia thị trường hối đoái làm hai bộ phận: một bộ phận được gọi là “thị trường
trao ngay”, còn bộ phận thứ hai được gọi là “thị trường tiền gửi”
- Thị trường hối đoái trao ngay là một thị tr
ường vô hình, tại đó tập trung
cung cầu về ngoại tệ, có nghĩa là không có một phòng riêng biệt dành cho các nhà
giao dịch gặp gỡ nhau, song mọi giao dịch được thực hiện qua các phương tiện giao
dịch khác nhau. Trên thị trường hối đoái trao ngay, giải quyết vào mọi thời điểm tất
cả các giao dịch mua bán ngoại tệ theo một giá hoàn toàn chỉ do cung và cầu ngoại

tệ quyết định.
- Thị trường tiền gử
i. Đây là nơi tiến hành tất cả các hoạt động vay và cho
vay bằng ngoại tệ với những thời hạn nhất định theo một khoản tiền lời thể hiện qua
lãi suất. Do nội dụng hoạt động có tính chất chuyên môn hoá như vậy, nên các
thành viên tham gia trong quá trình hoạt động trên thị trường hối đoái cũng tương
đối đặc biệt sự với những loại thị trường khác.
2.2. Các thành viên tham gia thị
trường hối đoái
Tuỳ theo những luật lệ riêng của mỗi nước qui định, thành viên tham gia thị
trường hối đoái có thể khác nhau, nhưng nhìn chung thường gồm những thành viên
chủ yếu sau:
+ Các Ngân hàng Thương mại (NHTM). Các NHTM được phép tham gia thị
trường với tư cách là trung gian được uỷ quyền, mọi giao dịch hối đoái không
thường xuyên và thường xuyên đối với bản thân ngân hàng lẫn khách hàng của họ.

172

×