Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

BÀI DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP THPT VIỆT YÊN II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.26 MB, 48 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI
* Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh BẮC GIANG
* Trường THPT VIỆT YÊN II
* Địa chỉ: Xã Tự Lạn – Huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang
* Điện thoại: 0240.3874.002
Email:
* Thông tin về giáo viên
Họ và tên: Nguyễn Văn Hinh
Ngày sinh: 03 – 11 – 1981
Môn: Vật Lý
Điện thoại: 0912.164.344;
Email:

Trang 1


MỤC LỤC
1. TÊN DỰ ÁN .........................................................................................3
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC .......................................................................3
2.1. Kiến thức ............................................................................................3
2.2. Kỹ năng ..............................................................................................6
2.3. Thái độ ...............................................................................................6
2.4. Năng lực .............................................................................................6
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC .......................................6
4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC .................................................................7
4.1. Đối với thực tiễn dạy học ..................................................................7
4.2. Đối với thực tiễn đời sống xã hội.......................................................7
5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU ..................................................8
5.1. Giáo viên ............................................................................................8
5.2. Học sinh .............................................................................................8
5.3 Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin....................................8


6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ..............8
6.1. Phương pháp dạy học ........................................................................8
6.2. Tiến trình dạy học: ............................................................................9
6.3. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể...................................................9
6.4. Triển khai thực hiện dự án ...............................................................25
7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP ............................29
7.1. Trình bày sản phẩm ..........................................................................29
7.2. Đánh giá quá trình làm dự án ...........................................................29
7.3. Tổng kết đánh giá của giáo viên ......................................................30
8. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH ............................................ ..38

Trang 2


1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC
“Điện năng, nguồn năng lượng của xã hội hiện đại”
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC
2.1 Về kiến thức
Sau khi hoàn thành dự án học sinh sẽ :
Biết được sự ra đời của điện năng và các thí nghiệm đầu tiên của xã hội
loài người về điện.
Vận dụng kiến thức của các môn: Vật Lý, Công nghệ, Địa lý, Sinh học,
Giáo dục công dân, để giải quyết các tình huống thực tiễn đó là vấn đề truyền
tải, sản xuất và sử dụng năng lượng điện như thế nào.
Vận dụng được các công thức về hiện tượng cảm ứng điện từ, mạch điện
xoay chiều RLC, máy biến áp , máy phát điện, động cơ điện để giải các bài toán
thực tiễn khi sử dụng, sản xuất và truyền tải điện năng .
Hiểu được sự phát triển nhu cầu sử dụng điện năng trong xã hội hiện
đại,đây chính là bài toán năng lượng quan trong nhất của mỗi Quốc gia nói
chung và ở Việt Nam nói riêng, trong quá trình phát triển.Nhận biết vai trò của

điện năng trong cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2 trong lịch sử phát triển loài
người.
Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và sinh vật khi sản xuất
thủy điện, nhà máy nhiệt điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời…
Nhận biết vai trò trọng yếu của điện năng trong các lĩnh vực : Công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, Quốc phòng- an ninh và bảo vệ Tổ quốc.
Kiến thức thực tiễn về đồ dùng điện trong gia đình, sử dụng điện an toàn
cách phòng tránh tai nạn về điện.
So sánh các nguồn nhiên liệu dùng để sản xuất điện năng hiện nay, từ đó
định hướng suy nghĩ cách sản xuất điện mà giảm thiểu tác hại đến môi trường
sống của chính con người lẫn động thực vật trên Trái Đất.
Vận dụng các công thức về dòng điện không đổi, dòng điện xoay chiều
để giải thích và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Để hoàn thành nhiệm vụ trong dự án học sinh cần sử dụng kiến thức liên
môn cần tích hợp trong dự án của các bài học như sau:
STT
Môn
1
Vật lí 7
Vật lí 7
2
3
4
5
6

Vật lí 7
Vật lí 7
Vật lí 7
Vật lí 7


Bài học liên quan đến chủ đề tích hợp
Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện
Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện
trong kim loại
Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện
Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của
dòng điện
Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng
sinh lí của dòng điện
Bài 24: Cường độ dòng điện

Trang 3


7
8
9
10
11

Vật lí 7
Vật lí 7
Vật lí 7
Vật lí 7
Vật lí 7

12

Vật lí 9


13
14

Vật lí 9
Vật lí 9

15
16
17
18

Vật lí 9
Vật lí 9
Vật lí 9
Vật lí 9

19
20

Vật lí 9
Vật lí 9

21
22
23
24
25
26
27

28
29
30
31

Vật lí 9
Vật lí 9
Vật lí 9
Vật lí 9
Vật lí 11
Vật lí 11
Vật lí 11
Vật lí 12
Vật lí 12
Vật lí 12
Vật lí 12

32
33
34
35

Vật lí 12
Vật lí 12
Vật lí 12
Vật lí 12

36

Công nghệ 8


37
38
39
40
41

Công nghệ 8
Công nghệ 8
Công nghệ 8
Công nghệ 8
Công nghệ 8

Bài 25: Hiệu điện thế
Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu
điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp
Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu
điện thế đối với đoạn mạch mắc song song
Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu
điện thế giữa hai đâu dây dẫn
Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm
Bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn
bằng Ampe kế và vôn kế
Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
Bài 5: Đoạn mạch song song
Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây
dẫn

Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây
dẫn
Bài 12: Công suất điện
Bài 13: Điện năng - Công của dòng điện
Bài 16: Định luật Jun – Len-xơ
Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
Bài 8: Điện năng, công suất điện
Bài 13: Dòng điện trong kim loại
Bài 12: Đại cương về Dòng điện xoay chiều
Bài 13: Các mạch điện xoay chiều
Bài14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp.
Bài 15: Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay
chiều. Hệ số công suất.
Bài16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp.
Bài 17: Máy phát điện xoay chiều
Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha.
Bài 19: Thực hành: Khảo sát đoạn mạch xoay chiều
có R, L, C mắc nối tiếp.
Bài 32 Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời
sống
Bài 33: An toàn điện
Bài 34: Thực hành: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Bài 35: Thực hành: Cứu người bị tai nạn điện
Bài 36 :Vật liệu kĩ thuật điện
Bài 38: Đồ dùng điện - Quang - Đèn sợi đốt

Trang 4



42
43
44

Công nghệ 8 Bài 39: Đèn huỳnh quang
Công nghệ 8 Bài 40: Thực hành: Đèn ống huỳnh quang
Công nghệ 8 Bài 41: Đồ dùng điện - Nhiệt. Bàn là điện.

45
46

Công nghệ 8 Bài 44 : Đồ dùng loại điện - Cơ. Quạt điện
Công nghệ 8 Bài 46: Máy biến áp một pha

47
48
49
50

Công nghệ 8
Công nghệ 8
Công nghệ 9
Công nghệ 9

51
523
53
54
55

56

Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng
Bài 53: Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà
Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng
Bài 2: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong
nhà
Công nghệ 9 Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện trong
nhà
Công nghệ 9 Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
Công nghệ 9 Bài 28. Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ

57

Công nghệ 9 Bài 22. Hệ thống điện quốc gia
Công nghệ 9 Bài 23. Mạch điện xoay chiều ba pha
Công nghệ 9 Bài 25. Máy điện xoay chiều ba pha – Máy biến áp ba
pha
Công nghệ 9 Bài 26. Động cơ không đồng bộ ba pha

58
59
60

Địa 8
Địa 8
Địa 10

Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta

Bài 15. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới
chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất

61
62
63
64
65

Địa 10
Địa 10
Địa 11
GDCD 7
GDCD 10

66

GDCD 10

Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển.
Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số
Bài 3: Một số vấn đề mang tính tồn cầu
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của
nhân loại
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

67

68

GDCD 11
Sinh 10

69
70
71

Sinh 11
Sinh 12
Sinh 12

Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển ở động vật
Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện
của gen
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Bài 39 : Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh
vật
Trang 5


2.2 Về kĩ năng
Kỹ năng giải thích và vận dụng các kiến thức về điện năng và kỹ năng sử
dụng các dụng cụ điện trong gia đình.
Kỹ năng sử dụng bản đồ tư duy, kỹ năng đặt câu hỏi 5W1H trong cả chủ
đề hoặc các hoạt động cụ thể trong quá trình thực hiện dự án.
Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy Vật lý, Công nghệ, Sinh học, Địa
lý, Giáo dục công dân, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các đại

lượng, liên quan đến bài toán thực tế.
Biết vận dụng kiến thức liên môn, tích hợp trong giải quyết vấn đề thực
tiễn liên quan đến các hiện tượng điện như : điện giật, tác dụng nhiệt, tác dụng
hóa, tác dụng sinh lí của dòng điện…
Kỹ năng trình bày và giải quyết một vấn đề của khoa học hoặc của thực
tiễn , trên cơ sở kỹ năng hoạt động nhóm.
Kỹ năng vận dụng các kiến thức thu được khi làm dự án để giải thích các
hiện tượng thực tiến, từ đó vận dụng sáng tạo để tạo ra những đề tài hoặc sản
phẩm có tính ứng dụng cao nhằm phục vụ nhu cầu của cuộ sống.
2.3 Về thái độ học tập
Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong quá trình An ninh năng lượng của Đất
nước, tiến tới xã hội phát triển nhanh và bền vững
Sử dụng năng lượng hợp lí và định hướng sử dụng năng lượng tái tạo của
tương lai, thực hành sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
Có góc nhìn đúng về vai trò to lớn của điện năng với cuộc sống. hiện đại
Giáo dục ý thức liên hệ giữa kiến thức Vật lý, công nghệ, sinh học, địa lý, Giáo
dục công dân và thực tế cuộc sống.
Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến
thức liên môn trong việc giải quyết vấn đề.
2.4 Năng lực cần đạt được sau khi hoàn thành dự án
Năng lực tự học;
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
Năng lực thẩm mỹ;
Năng lực thể chất;- Năng lực giao tiếp;
Năng lực hợp tác;
Năng lực tính toán;
Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC
Lớp: 12A6 Trường THPT Việt Yên II, đây là một lớp có năng lực khá
Số lượng học sinh: 42

Nhà trường tạo điều kiện để Giáo viên và Học sinh có thời gian đi tìm
hiểu thực tế.
Được sự giúp đỡ của Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, đặc biệt có
sự trợ giúp tích cực của hội phụ huynh học sinh lớp 12A6.
Học sinh năng động nhiệt tình và luôn mong muốn khám phá những
nguồn tri thức mới.
Trang 6


4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
4.1. Đối với thực tiễn dạy học
Trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách tự học của học
sinh là hai nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến sự thành công trong giáo dục.
Chính vì vậy dạy học tích hợp đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của kiến
thức tự nhiên hoặc xã hội cho học sinh.
Đồng thời dự án là một đóng góp về việc xây dựng kế hoạch dạy học phù
hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra
đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo tiền đề tích cực cho việc
triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông
sau năm 2015.
Điều quan trọng hơn là chủ đề tích hợp, liên môn chúng tôi lựa chọn sẽ
giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở
các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu
biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực
tiễn.
Học sinh sẽ là người trực tiếp tham gia vào quá trình lĩnh hội và tiếp thu
kiến thức, giáo viên chỉ là người cung cấp công cụ, thiết bị dạy học, định hướng
các em trên con đường tìm ra chân lý.
Học sinh được trực tiếp ngoại khóa, làm các thí nghiệm, trực tiếp thu

thập, phân tích và xử lý tài liệu, từ đó hình thành kỹ năng làm việc độc lập cũng
như làm việc nhóm, kích thích tư duy sáng tạo còn tiềm tàng trong mỗi bản thân
con người.
Học sinh được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề thực tiễn xảy ra
xung quanh các em, từ đó biết sống sao cho có ý nghĩa.
Dự án này nhằm giải quyết vấn đề đối với thực tiễn dạy học vật lí và các
môn khoa học tự nhiên liên quan như:Nội dung về sản xuất, truyền tải và sử
dụng điện năng có trong cả môn Vật lý, Công nghệ, Địa lý,Sinh học, Hóa học
nên việc thực hiện dự án tạo tính thống nhất trong một bài dạy.
4.2. Đối với thực tiễn đời sống xã hội
Trong giai đoạn phát triển hiện nay giáo dục kỹ năng thực hành và kiến
thức xã hội giúp cho học sinh chuẩn bị tốt trở thành công dân tương lai có đủ
trí, lực và kỹ năng xã hội. Đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục, để bắt kịp với
xu thế chung của giáo dục khu vực và quốc tế chúng tôi xây dựng và hoàn thành
dự án: “Điện năng, nguồn năng lượng của xã hội hiện đại” với mục tiêu lớn
nhất là phát triển tối đa những năng lực cá nhân trong quá trình học tập.
Kết quả của dự án còn tác động trực tiếp đến các học sinh tham gia dự án
và những người thân của học sinh, các em chính là các tuyên truyền viên đến
với gia đình và cộng đồng, tuyên truyền về vai trò của điện năng, về ý thức việc
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và an toàn điện.
Hiểu được an ninh năng lượng là vấn đề không chỉ của một Quốc gia mà
là vấn đề cầu.
Dự án này nhằm giải quyết vấn đề đối với thực tiễn đời sống xã hội giúp
học sinh thấy được vai trò của điện năng đến đời sống con người và sự phát
Trang 7


triển của xã hội loài người, từ đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn sản xuất và
đời sống.
Biết được ảnh hưởng hai mặt của điện năng đến xã hội hiện đại hiện nay,

từ đó có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, sử dụng năng
lượng hợp lí, tiết kiệm.
5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
5.1 Giáo viên
- Máy tính, Máy chiếu.
- Sơ đồ tư duy, các biểu mẫu đánh giá học sinh và câu hỏi 5W1H.
- Kiến thức về tin học để soạn bài giảng trình chiếu Powerpoint;
- Kiến thức toán học về lập luận, suy luận, biến đổi công thức, tính toán.
- Kiến thức giáo dục công dân về sử dụng năng lượng trên Trái Đất, tinh
thần tự giác bảo vệ môi trường, năng lượng cuộc sống.
- Sổ theo dõi dự án.
5.2 Học sinh
- Bút, giấy A0 để vẽ bản đồ tư duy.
- Tập vở ghi chép hoạt động
- Biên bản họp nhóm
- Biểu mẫu đánh giá thành viên trong nhóm, giữa các nhóm.
- Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên.
- Tranh ảnh liên quan trong Sách giáo khoa, tranh ảnh tyên truyền về ánh
sáng và sự sống của muôn loài trên Trái Đất.
- Máy quay, máy ghi âm, máy tính.
5.3 Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin
Phần mềm Microsoft Word
Phần mềm Microsoft Power Point
Phần mềm Media, phần mềm ghi đĩa.
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
6.1. Phương tiện dạy học và tiến trình dạy
a. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học theo dự án ( Phương pháp chủ đạo)
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
Hình thức thực hiện : Hội thảo tọa đàm

b. Tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học dự án “Điện năng, nguồn năng lượng của xã hội hiện
đại” gồm các bước sau đây:
Bước 1: Giới thiệu dự án, giới thiệu một số kỹ thuật dạy học cần thiết
( kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H, kỹ thuật day học sử dụng bản đồ tư duy)

Trang 8


Bước 2: Chia nhóm học sinh ( 4 nhóm) , giao nhiệm vụ chung và nhiệm
vụ kèm thêm cho các nhóm. Tổng thời gian các nhóm hoạt động 4 tuần ( trong
đó 3 tuần hoạt động độc lập)
Bước 3:Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo trong 4 tiết ( tổ chức 2
buổi thảo luận ngoại khóa)
Bước 4: Đánh giá dự án và tổng hợp kiến thức,kỹ năng,thái độ mà học
sinh thu đươc khi thực hiện dự án.
6.2 Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể
- Số tiết trên lớp: 4 tiết
- Số tuần làm việc nhóm ở nhà : 4 tuần ( Từ ngày 7/12/2015-9/1/2016 –
trừ tuần thi học kỳ I)
Thời gian
Công việc

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4


Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ
2-5 6-7 2-5 6-7 2-5 6-7 2-5 6-7

Tìm kiếm thu thập tài liệu X
Tổng hợp kết quả thu thập
được
Phân tích và sử lí thông tin
Vẽ bản đồ tư duy
Viết báo cáo
Thảo luận nhóm, hoàn
thiện báo cáo
Thảo luận trên lớp

X
X
X
X
X
X
(Thảo
luận )

X
(Đánh
giá )

Tiết 1-2: Giới thiệu học sinh về dạy học dự án
Hoạt động 1(5 phút) Tìm hiểu về dạy học dự án và các kỹ thuật phụ trợ
Giáo viên đặt vấn đề: Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Quốc

gia nào cũng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, cùng với đó kỹ thuật dạy học
luôn được nghiên cứu, cải tiến,đổi mới để mang lại kết quả giáo dục cao hơn.
Trong các phương pháp giáo dục ấy, giáo dục theo dự án là một
phương pháp được nhiều nước sử dụng vì nó phát triển nhiều kỹ năng của người
học như: Kỹ năng thu thập thông tin, sư lí thông tin, kỹ năng nghe, kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng tự học….và một kỹ năng quan trọng ngày nay trong xu thế
phát triển toàn cầu là kỹ năng hoạt động nhóm.
Vậy thế nào là dạy học theo dự án? Dạy học theo dự án có đặc điểm gì
khác so với phương pháp học tập trước đây? Các bước dạy học theo dự án như
thế nào?

Trang 9


Hoạt động 2 ( 10 phút): Giới thiệu một số dự án đã làm và sản phẩm của
các dự án đó
Hoạt động của Giáo viên –Học sinh

Nội dung

Giáo viên: Sử dụng máy chiếu chiếu (Hình ảnh trên máy chiếu, màn
lên một số dự án đã làm và sản phẩm chiếu)
của các dự án đó.
Học sinh: quan sát , ghi lại thông tin
cho bản thân
Giáo viên: Các dự án các em quan sát Phát triển kỹ năng người học, giáo
hướng tới mục đích gì ?
dục thái độ nghiêm túc trong hoạt
động, cung cấp kiến thức môn học
cơ bản cho người học, giáo dục

Học sinh: Các dự án đó hướng tới sự hình thành nhân cách.
phát triển tư duy, kỹ năng,.....,giáo dục ý
thức bảo vệ thiên nhiên, con người và
bảo vệ đất nước,….

Hoạt động 3 ( 10 phút): Giới thiệu chung về dạy học theo dự án
Hoạt động của Giáo viên –Học sinh

Nội dung

Giáo viên: Sử dụng máy chiếu chiếu 1. Khái niệm
khái niệm về dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án (DHDA) là
một hình thức dạy học, trong đó
Học sinh: quan sát , ghi lại thông tin người học thực hiện một nhiệm vụ
cho bản thân
học tập phức hợp, có sự kết hợp
giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra
các sản phẩm có thể giới thiệu.
Nhiệm vụ này được người học
thực hiện với tính tự lực cao trong
toàn bộ quá trình học tập,từ việc
xác định mục đích, lập kế hoạch,
Giáo viên:Từ những thông tin về dạy thực hiện dự án, báo cáo kết quả.
học dự án đã xem. Em hãy nêu sơ lược Giáo viên là người cố vấn, đánh
các bước hoạt động của một dự án
gía và hoạt động nhóm là hình
thức làm việc cơ bản của dạy học
Trang 10



theo dự án.
2. Các bước dạy học theo dự án
Học sinh: Phát biểu theo tư duy và Bước 1: Giới thiệu một số dự án,để
kinh nghiệm nêu sơ lược các hoạt động học sinh lựa chọn, giới thiệu một
của dự án
số kỹ thuật dạy học cần thiết ( kỹ
thuật đặt câu hỏi 5W1H, kỹ thuật
bản đồ tư duy
Bước 2: Chia nhóm học sinh, giao
nhiệm vụ chung và nhiệm vụ kèm
thêm cho các nhóm.Học sinh triển
khai lập kế hoạch hoạt động, lập
bản đồ tư duy và thực hiện dự án.
Bước 3:Giáo viên tổ chức cho các
nhóm nộp sản phẩm, báo cáo các
nội dung thu thập được về dự án.
Bước 4: Đánh giá dự án và tổng
hợp kiến thức,kỹ năng,thái độ mà
học sinh thu được khi thực hiện dự
án.

Hoạt động 4 ( 10 phút): Giáo viên và học sinh nêu lên một số dự án và cùng
lựa chọn một dự án
Hoạt động của Giáo viên –Học sinh

Nội dung
Giáo viên: Các em đã hiểu cơ bản 3. Chọn dự án
về một dự án, dự án hướng tơi sự Sau thời gian thảo luận chúng ta thống
phục vụ đời sống. Vậy dự án của nhất dự án là :

chúng ta là gì?
............................................................
Học sinh:Đưa ra một số dự án
-Dự án về năng lượng tái tạo
-Nước và sự sống
- Điện năng và sử dụng điện năng
-Ánh sáng và sự sống
-Không khí với sự ô nhiểm
.........

(Dự kiến“Điện năng,nguồn năng lượng
của xã hội hiện đại”)

Lí do chọn dự án : Điện năng là một
phần không thể thiếu trong xã hội loài
người, Quốc gia nào cũng cần mở rộng
Trang 11


quy mô sản xuất và giáo dục hành động
nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng này
để đáp ứng quá trình bùng nổ dân số
Giáo viên: Thảo luận cùng học như hiện nay.
sinh rồi đưa đến thống nhất chung.

Hoạt động 5 ( 10 phút): Giáo viên giới thiệu cách lập bản đồ tư duy, cách
đặt câu hỏi 5W1H
Hoạt động của Giáo viên –Học sinh

Nội dung


Giáo viên: Dạy học theo dự án mang tính
tổng thể cao cần có kế hoạch và mực đích cụ
thể từ đầu. Để đáp ứng điều này kỹ thuật dạy
học sử dụng sơ đồ tư duy ( bản đồ tư duy ) là
kỹ thuật phù hợp.

4. Bản đồ tư duy
a. Khái niệm :
Bản đồ tư duy (Mindmap)
là phương pháp được đưa ra
như là một phương tiện
mạnh để tận dụng khả năng
ghi nhận hình ảnh của bộ
não. Đây là cách để ghi nhớ
chi tiết, để tổng hợp, hay để
phân tích một vấn đề ra
thành một dạng của lược đồ
phân nhánh. Từ một chủ đề
tổng quan vấn đề được rẽ
nhánh với nhiều nhánh nhỏ
nhằm phát triển tư duy và
trình bày mạch lạc các vấn
đề và định hướng hoạt động.
b. Cách lập bản đồ tư duy
Trên giấy, bút màu…..
Trên máy tính: Phần mềm vẽ
bản đồ tư duy iMindmap

Học sinh:


c.Cách sử dụng bản đồ tư
duy
Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất đơn giản nhưng
- Xây dựng kế hoạch
lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng nó
- Lên chương trình hoạt
đúng đắn, khéo léo và thông minh.
động
- Trình bày vấn đề
-Tổng hợp và ghi nhớ vấn đề
Trang 12


Giáo viên :
Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự
kiện, hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề,
chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi
sau:

5. Kỹ thuật đặt câu hỏi
5W1H

WHAT? (Cái gì?)
- Cái đó là gì?
- Nó đề cập đến vấn đề gì?
WHERE (Ở đâu?)
- Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào?
- Bài thuyết trình này sẽ được trình bày trong
nhóm hay trước lớp?...


What? (Cái gì?)

WHEN (Khi nào?)
- Sự kiện này xảy ra khi nào?
- Vấn đề này, trước đây đã có ai nghiên cứu
chưa, khi nào?
WHY (Tại sao?)
- Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
- Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng
như dự kiến? (Why not)
HOW (Như thế nào?)
- Công việc này nên bắt đầu như thế nào?
WHO (Ai?)
- Ai đã nghiên cứu vấn đề này?
- Ai phụ trách dự án này?
- Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng
nào?

How? (Như thế nào?)

a.5W1H viết tắt từ các từ
sau:

Where? (Ở đâu?)
When? (Khi nào?)
Why? (Tại sao?)

Who? (Ai?)


Hoạt động 6 ( 5 phút): Giáo viên chia nhóm học sinh và hình thành nhóm
Giáo viên : Giao nhiệm vụ chung cho 4 nhóm.
- Khái niệm cơ bản về dòng điện, dòng điện xoay chiều, dòng điện không
đổi.
- Tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của năng lượng điện
- Tìm hiểu vai trò của điện năng đến cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
trong lịch sử loài người.
- Tìm hiểu trong thực tiễn những ứng dụng của điện năng đối với đời
sống con người.
- Tình hình sản xuất điện và những vấn đề ảnh hưởng đến môi sin, từ đó
có giải pháp khắc phục và hạn chế tác hại của sản xuất và sử dụng điện năng.
Học sinh: Các nhóm bầu trưởng nhóm, thư kí và thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động 7 ( 25 phút): Giáo viên và học sinh vẽ bản đồ tư duy

Trang 13


Hoạt động của Giáo viên
Nội dung
–Học sinh
Giáo viên: Bản đồ tư duy
về tổng quan dự án gồm 6. Lập bản đồ tư duy( sơ đồ tư duy) tổng
các thành tố nào?
quát cho dự án
Bước 1: Giới thiệu một sơ đồ tư duy cụ thể
Học sinh: Đưa ra một số Ví Dụ 1
tiểu mục của bản đồ tư duy Nhận biết ứng dụng của sơ đồ tư duy
- Điện năng là gì
- Sản xuất điện năng như
thế nào?

-Lịch sử phát triển của
điện năng và nhu cầu về
điện hiện nay.
_
Ảnh hưởng của năng
lượng điện đến sự phát
triển của khoa học kỹ thuật
- Tác hại của tai nạn do
dòng điện gây ra và cách
khắc phục.
Ví dụ 2 : máy biến áp- truyền tải điện năng

Giáo viên : Định hướng Bước 2: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy
học sinh phác thảo các nội trong hoạt động dự án
dung của dự án từ đó vẽ sơ
đồ tư duy
Bước 3: Chọn các thành tố mà dự án định đề
cập đến để vẽ sơ đồ tư duy
Học sinh :
Vẽ sơ đồ tư duy ra giấy .
Bước 4: Vẽ sơ đồ tư duy

Trang 14


Sản phẩm bản đồ tư duy( sơ đồ tư duy)
Dự án “ Điện năng, nguồn năng lượng của xã hội hiện đại”

Trang 15



Hoạt động 8( 10 phút): Xác định mục tiêu dự án, kế hoạch của dự án, câu
hỏi định hướng dạy học tích hợp
Câu hỏi định hướng
Câu hỏi định hướng mục tiêu dự án:
Câu 1: Điện năng được phát minh khi nào? ai là người đã phát minh ra điện?
Câu 2: Khái niệm cơ bản về dòng điện?
Câu 3: Thí nghiệm đầu tiên của con người nghiên cứu và thấy được tác dụng
của dòng điện ?
Câu 4:Ảnh hưởng của điện năng trong các mặt của xã hội như : Công nghiệp,
nông nghiệp, xã hội, dịch vụ,…
Câu 5: Vấn đề truyền tải điện năng như thế nào?
Câu 6: Để tìm hiểu nội dung của dự án liên quan đến môn nào? khối lớp
nào? thực hiện khoảng thời gian bao nhiêu?
Câu 7: Thời gian thực hiện dự án trong bao nhiêu lâu?
Câu 8: Sau khi học xong dự án bạn rèn luyện thêm những kiến thức gì? kỹ
năng gì?
Câu 9: Ngày nay người ta sử dụng năng lượng tái tạo như thế nào?Thái độ
của bạn thế nào trước những vấn đề lớn của tự nhiên và xã hội?

- Giáo viên: Thông báo các chuẩn mực chấm điểm khi thực hiện dự án
Cung cấp biểu mẫu đánh giá hồ sơ học sinh
Sản phẩm học sinh phải nộp cho dự án
- Học sinh: Phân công nhiệm vụ cụ thể và thống nhất cách thực hiện các tiểu
mục, thời gian hoàn thành….
Hoạt động 9(5phút): Dặn dò
Thường xuyên thông tin phản hồi cho giáo viên hướng dẫn về dự án.
Ghi đầy đủ các thông tin thu thập được
Ghi biên bản họp nhóm đầy đủ
Chuẩn bị các nội dung báo cáo đúng tiến độ


Trang 16


Tiết 3-4: Báo cáo trên lớp( Hội thảo ) về các nội dung chuẩn bị
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Giáo viên: Giới thiệu chương trình
buổi thảo luận, giới thiệu học sin dẫn
chương trình.
Học sinh: Lần lượt các nhóm cử đại
diện báo các các vấn đề mình đã tự tìm
hiểu được và những hiểu biết, nhận
thức của nhóm về vấn đề nhóm quan
tâm.
Giáo viên :Nhóm thứ nhất sẽ giới Nhóm 1: Sự ra đời của điện
thiệu cho chúng ta về sự ra đời của
điện và các thí nghiệm đầu tiên về
điện
Em có biết ?
Hôm đó là ngày 29 tháng 8 năm
1831.
Sau một thời gian suy nghĩ, nhờ sự
giúp đỡ của người phụ tá Anderson,
Fa-ra-đây dùng vành sắt non làm
lõi ống dẫn điện: Quấn 1 số vòng
dây đồng vào 1 nửa vành sắt non
làm thành ống dây thứ 1 (dài
750cm) rồi đem nối nó với bộ pin
Volta, như vậy là có 1 nam châm

điện đủ mạnh. Để có ống dây thứ 2
ông lại quấn 1 số vòng dây dẫn (dài
2m) lên nửa vành thứ 2. Và để kiểm
tra khả năng xuất hiện dòng điện
trong ống dây này ông đem nối nó
với 1 điện kế. Khi ông vừa đóng
mạch điện cho dòng điện chạy qua
ống dây thứ 1 ông suýt kêu to lên vì
vui sướng, chiếc kim điện kế nối
với ống dây thứ 2 đột ngột chao đi
rồi lại trở về vị trí ban đầu! Đợi
không thấy có gì khác lạ, ông liền
ngắt mạch điện ở ống dây thứ 1.
Chiếc kim điện kế lại chao đi rất
nhanh!. Ông làm lại thí nghiệm
nhiều lần. Lần nào khi đóng mạch
điện hay ngắt mạch ông đều thấy có

Trang 17


dòng điện xuất hiên trong ống dây
thứ 2. Đó chính là lịch sử phát hiện
ra hiện tượng cảm ứng điện từ.

Nhóm 1: ( Power)
“Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm
về sự ra đời của điện năng , với bài
viết có nhiều thông tin bổ ích”
“Thầy cô và học sinh hứng thú với

bài thuyết trình”

Dự kiến câu hỏi phản biện
Câu 1: Thí nghiệm nào theo các em mang đến sự phát triển của điện năng
trong xã hội hiện đại như ngày nay?
Câu 2: Điện năng được biết đến khi nào?
Câu 3: Suy nghĩ của nhóm trưởng về những khó khăn mà nhóm gặp phải khi
tiến hành dự án?

Trang 18


Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

Giáo viên :Nhóm thứ hai sẽ giới Nhóm 2: vai trò của điện năng
thiệu cho chúng ta về vai trò của
điện năng trong đời sống như : Em có biết ?
Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, “CÁC NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆNCÁC NGUỒN
CUNG CẤP ĐIỆN NĂNG CHO TỈNH BẮC
An ninh – quốc phòng.
GIANG”
* Nguồn quốc gia
- Trạm 220/110/22kV Bắc Giang công suất
1x125MVA, Pmax trạm năm 2005 là
125MW, trong đó cấp cho Bắc Giang là
115,2MW.
- Nguồn 110kV từ NMNĐ Phả Lại qua
tuyến Phả Lại - Bắc Giang với công suất cực

đại cấp cho Bắc Giang: 76MW.
- Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 trạm 110kV
thuộc Điện lực quản lý sau:
+ Trạm 110kV Đồi Cốc (E7.1) có
công suất (15+25+40)MVA.
+ Trạm 110kV Đình Trám (E7.7) có
công suất 25MVA
+ Trạm 110kV Lục Ngạn mới hoàn
thành cuối 2005 có công suất 25MVA. *
Nguån ph¸t t¹i chç:
- 4 tổ máy nhiệt điện chạy than phục vụ
chuyên dùng cho công ty phân đạm và hóa
chất Hà Bắc có công suất (2x12+2x6)MW..

Trang 19


Nhóm 2: ( Nhóm Huỳnh quang)
“Với thông tin thú vị về nguồn điện
cung cấp cho địa bàn Tỉnh Bắc
Giang”

Dự kiến câu hỏi phản biện
Câu 1: Em hãy so sánh chính gia đình em hoặc trong xã huyện các em đang
sống để thấy được những thay đổi của cuộc sống trước và sau khi có điện?
Câu 2: Tại sao phải đưa điện đến vùng cao, vùng biên giới hoặc Hải đảo?
Câu 3: Biện pháp xã hội hóa để đưa điện lên Vùng biên giới, Hải đảo?

Trang 20



Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

Giáo viên : Sử dụng điện đúng Nhóm 3: An toàn điện
cách, an toàn sẽ tiết kiệm điện
năng và giảm thiểu nguy hiểm
cho người sử dụng và những
người xung quanh .
Giới thiệu các quy tắc an toàn điện mà
nhóm đã tổng hợp được khi thực hiện
dự án
Học sinh: Nhóm 3 cử đại diện báo cáo

Nhóm 3( Electrics): Phương trâm “ An
toàn là bạn, tai nạn là thù”

Trang 21


Học sinh: Các nguyên tắc sử
dụng điện an toàn
Dây dẫn điện trong nhà
không được dùng dây trần mà phải
dùng dây có bọc cách điện chất
lượng tốt . Tiết diện dây dẫn phải
chọn đủ khả năng tải dòng điện
đến các dụng cụ điện , có tính đến
khả năng phát triển phụ tải sau này

. Cấm dùng dây có tiết diện nhỏ
cho thiết bị cho thiết bị có công
suất lớn nhằm tránh cháy dây và
có thể gây hoả hoạn hoặc cháy
nhà.

Dự kiến câu hỏi phản biện
Câu 1: Nguyên tắc chung để có sự an toàn cần thiết nhất khi sử dụng điện?
Câu 2: Thế nào là chất dẫn điện, cách điện ? Ví dụ?
Câu 3: Làm thế nào để tăng nhận thức của người dân về an toàn khi sử dụng
điện?

Hoạt động của
Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

Nhóm 4: Sản xuất và truyền tải điện năng, sử dụng
Giáo viên: Đa số điện tiết kiệm
người dân biết lợi
ích của điện nhưng * Sản xuất điện năng hiện nay
việc sử dụng điện
Trang 22


tiết kiệm đang là
vấn đề Đảng và
Nhà nước quan
tâm?
Máy phát điện

f=

np
60

Học sinh: báo cáo
theo chủ đề đã
chuẩn bị

Máy phát điện Lai Châu

Máy biến áp
U1
N1
=
U2
N2

Máy biến áp- truyền tải điện năng

Biểu đồ loại hình phát điện hiện nay

Trang 23


Nhóm 4(Tụ điện)
(Sản xuất điện
năng góp phần phát
triển ổn định bền
vững, đảm bảo an

ninh năng lượng )

Dự kiến câu hỏi phản biện
Câu 1: Tại sao phải sử dụng máy biến áp ở nơi phát và nơi thu ?
Câu 2: Nêu những biện pháp khác nhau để giảm hao phí khi truyền tải điện
năng?
Câu 3: Sử dụng máy điện như thế nào thì tiết kiệm điện năng nhất

6.4 . TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
(Trong 4 tuần)
* Giáo viên giới thiệu dự án

*Giáo viên và học sinh vẽ sơ đồ tư duy
Trang 24


( Thầy giáo: Nguyễn Văn Hinh giới thiệu
vẽ sơ đồ tư duy trợ giúp cho hoạt động của dự án)

( Học sinh vẽ sơ đồ tư duy của nhóm)

*Học sinh thu thập tài liệu, sử lí số liệu

Nhóm 1 ( Power) sử lí số liệu thu được

* Họp nhóm, đánh giá hoạt động
Trang 25



×