Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Giải pháp giải quyết việc làm tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278 KB, 47 trang )

Lời nói đầu
Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đổi mới cơ chế quản lý
nền kinh tế của nước ta, việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, giải quyết vấn
đề lao động - việc làm đóng một vai trò quan trọng, vừa góp phần hạn chế thất
nghiệp thiếu việc làm hiện đang trong hình trạng nóng bỏng, đồng thời vừa đem
lại thu nhập chính đáng cho người dân, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, ổn
định xã hội là yêu cầu không thể thiếu.
Trong những năm qua, Thành phố Đà Nẵng có nhiều bước chuyển mình,
tích cực đổi mới cả về kinh tế lẫn xã hội. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời
sống và thu nhập của người dân được cải thiện, xã hội ổn định là tiền đề cơ bản
giúp Đà Nẵng góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa
cùng cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới và phát triển đó vẫn còn vấp
phải nhiều bất cập khó khăn lớn như: thiếu vốn đầu tư, môi trường tự nhiên
không ổn định, trình độ khoa học kỷ thuật chưa phát triển cao ...trong đó vấn đề
lao động việc làm và tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng
không nhỏ đến mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một đô thị hiện
đại , văn minh xứng đáng là trung tâm kinh tế trọng điểm của miền trung và của
cả nước trong tương lai .
Vì vậy phục vụ cho quá trinh thực hiện thành công mục tiêu trên, trong
thời gian đến việc giải quyết tốt vấn đề lao động - việc làm và giảm lượng lao
động thất nghiệp trên Thành phố là một trong những yêu cầu cần thiết phù hợp
với quy luật khách quan.
Xuất phát từ yêu cầu trên cộng với quá trình tìm hiểu thực tế trong thời
gian qua, em quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm giải quyết
việc làm cho người lao động tại Thành phố Đà Nẵng”.
Vấn đề việc làm cho người lao động là vấn đề vừa mang tính sách lược và
chiến lược của cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng, nên nhiều tổ chức, đơn
vị cá nhân nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để
1



giải quyết lao động - việc làm. Trong đề tài này do điều kiện nghiên cứu, trình
độ và khả năng có hạn em chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề chính sau đây:
Việc làm và các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.
Thực trạng lao động - việc làm tại Thành phố Đà Nẵng trong thời gian
qua.
Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho òng lao động
tại Thành phố Đà Nẵng.
Quá trình thực tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài em đã được sự giúp đỡ
của:
- Cơ quan thực tập.
- Thư viện.
- Các cơ quan hữu trách khác
- Các bạn sinh viên vùng khóa và khóa trước.
- Thầy giáo hướng dẫn.
Em đã cố gắng hết mình để hoàn thành tốt đề tài song do khả năng và
trình độ có hạn nên đề tài nghiên cứu của em không thể tránh khỏi thiếu sót và
hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự lượng thứ và góp ý kiến của thầy
giáo, cô giáo và đọc giả để đề tài sau của em có kết quả tốt đẹp hơn.

2


CHƯƠNG I.

VIỆC LÀM VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1.1. Lý luận về sản xuất xã hội và tăng trưởng kinh tế:
1.1.1. Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội:
Đời sống của nhân loài hàm chứa nhiều mặt hoạt động kinh tế, chính trị,
văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật ... xã hội càng phát triển các hoạt động

nói trên càng phong phú, đa dạng và phát triển ở trình độ cao hơn. Để tồn tại,
con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại ... Muốn vậy con
người phải tạo ra chúng, nghĩa là phải sản xuất không ngừng sản xuất với quy
mô ngày một mở rộng xã hội sẽ không thể tồn tại nếu ngừng hoạt động sản xuất.
Bởi vậy, sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người.
Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội
loài người. Đây là một nguyên lý có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp ta thấy được
nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi lớn từ nấc thang này đến nấc thang khác
trong sự phát triển của lịch sử loài người.
1.1.2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất :
Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp ba yếu tố: sức
lao động, đối tượng lao động, và tư liệu lao động.
* Sức lao động và lao động:
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được sử dụng
trong quá trình lao động. Nó là khả năng lao động của con người là một yếu tố
vật chất, một điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất. Lao động là hoạt động
có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các
nhu cầu của đời sống con người. Lao động là hoạt động bản chất nhất của con
người, là tiêu thức để phân biệt hoạt động của con người với hoạt động theo bản
năng của con vật.
3


* Đối tượng lao động:
Là toàn bộ những vật mà lao động tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù
hợp với nhu cầu của con người được chia làm 2 loại:
Loại sẵn có trong tự nhiên, con người tách nó ra khỏi mối liên hệ trực tiếp
với tự nhiên và biến thành sản phẩm như gỗ trong rừng nguyên thủy, quặng
trong lòng đất, tôm có dưới biển. Loại này sẽ bị cạn kiệt trong tương lai trong
khi nhu cầu về nguyên vật liệu, năng lượng ngày càng tăng, cho nên đòi hỏi con

người sử dụng tiết kiệm, đồng thời kết hợp với công nghệ hiện đại để đưa vật
liệu mới vào thay thế. Loại trả qua chế biến như than trong nhà máy nhiệt điện,
sắt thép để tạo máy móc ... được gọi là nguyên liệu.
* Tư liệu lao động:
Là một vật hay toàn bộ những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động
của con người đến đối tượng lao động, làm biến đổi hình thức tự nhiên của đối
tượng lao động ... Tư liệu lao động chia làm 3 loại: công cụ lao động hay công
cụ sản xuất giữ vị trí là “hệ thống xương cốt và bắp thịt” của sản xuất. Nó là một
trong những tiêu thức cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế. Các thời đại khác
nhau chủ yếu không phải ở chỗ sản xuất ra sản phẩm gì, mà là ở chổ sản xuất
bằng cách nào, với tư liệu lao động nào.
Tư liệu lao động dùng để bảo quản đối tượng lao động gọi là hệ thống
bình chứa của sản xuất. Đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất hóa chất,
sản xuất phát triển theo hướng ngày một hiện đại thì loại này càng phong phú,
đa dạng nó có tác đông kích thích sản xuất, tiêu dùng.
Tư liệu lao động với tư cách là kết cấu hạ tầng sản xuất, là điều kiện rất
cần thiết đối với quá trình sản xuất sản phẩm, sự phát triển của kết cấu hạ tầng đi
từ thấp đến cao, từ thô sơ đến hiện đại. Không thể bỏ qua chỉ tiêu phát triển kết
cấu hạ tầng khi đánh giá trình độ phát triển của một nước, sự yếu kém, lạc hậu
của kết cấu hạ tầng của một nước cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của nước
đó.
4


Muốn có của cải vật chất thì phải có sự kết hợp hài hòa ba yếu tố tư liệu
lao động, lao động và đối tượng lao động.
1.2. Lý luận chung về việc làm:
1.2.1. Các quan điểm về việc làm:
Vấn đề lao động và giải quyết việc làm cho người lao động thường được
đề cập nhiều trên sách báo cùng nhiều loại tài liệu khác ở trong nước và ngòai

nước.
Theo định nghĩa từ điểm khái niệm về việc làm được diễn đạt như sau:
“Công việc mà người lao động tiến hành nhằm có được thu nhập bằng tiền hoặc
bằng hiện vật”1.
Còn trong “đại từ diểm kinh tế thị trường” thì việc làm được hiểu là:
“hành vi của nhân viên, có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất định kết
hộ với tư liệu sản xuất để được thù lao hoặc thu nhập”2.
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa người lao động là người làm chủ tư liệu
sản xuất, “làm việc có nghĩa là thực hiện quyền làm chủ trên tư liệu sản xuất đó,
vừa làm việc cho cá nhân người lao động, cũng lại là làm việc cho xã hội”.
Khái niệm việc làm đó có thể được hiểu ở hai trạng thái “tỉnh” và “động”.
Ở trạng thái “tỉnh” việc làm chỉ nhu cầu sử dụng sức lao động và các yếu tố vật
chất kỹ thuật khác, nhằm mục đích tạo ra thu nhập hoặc kết quả có ích cho cá
nhân, cộng đồng. Theo cách hiểu này việc làm là khả năng làm tăng của cải vật
chất xã hội, tăng lợi ích cho dân cư và cộng đồng. Là khả năng sử dụng nguồn
nhân lực và là các hoạt động lao động có ích.
Theo nghĩa “động” thì việc làm là hoạt động của dân cư nhằm tạo ra thu
nhập có lợi ích cho cá nhân hoặc cộng đồng trong khuôn khổi pháp luật cho
phép: việc làm là hình thức vận dụng sức lao động là hoạt động có chủ đích của
con người, được tiến hàng trong một không gian và thời gian nhất định với sự
kết hợp giữa các yếu tố vật chất kỹ thuật khác.
1
2

Kinh tế Xã hội xuất bản Pari 1996
Từ điển Kinh tế Thị trường

5



Từ các khái niệm trên, việc làm có thể hiểu là tác đông qua lại giữa hành
động của con người với các điều kiện vật chất kỹ thuật và môi trường tự nhiên,
tạo nên giá trị vật chất và tinh thần mới cho bản thân và xã hội , đồng thời những
hoạt động lao động phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Hiện nay, quan niệm về việc làm cũng được thay đổi và hiện nay được
hiểu:“Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được
thừa nhận là việc làm”3.
Khái niệm trên còn thích ứng với nền kinh tế thị trường. Một mặt nó mở
rộng quan niệm của người lao động về việc làm, mặt khác nó giới hạn hoạt động
theo những chế định của pháp luật, ngăn ngừa những hoạt động có hại cho cộng
đồng - xã hội cho dù hoạt động đó có đem lại lợi ích cục bộ cho cá nhân hoặc
một nhóm xã hội.
1.2.2. Sự phân bổ:
* Phân theo mức độ sử dụng lao động và tính chất công việc:
Việc làm chính: là những việc làm có cần nhiều lao động làm việc, mức
độ đầu tư vốn lứon, thu nhập đem lại cho họ thường cao hơn so với các công
việc khác.
Việc làm phụ: là những công việc có thể không cần đầu tư nhiều về vốn
và số lao động. Thường công việc thuộc dạng này đem lại thu nhập thấp hơn so
với công việc chính.
* Theo mức độ thời gian sử dụng công việc:
Việc làm thường xuyên: căn cứ vào lượng thời gian tập trung làm việc,
việc làm thường xuyên thường có thời gian dài, ổn định qua nhiều thời điểm
khác nhau.
Việc làm không thường xuyên: làm việc chỉ xuất hiện trong một thời gian
ngắn, đem lại thu nhập tức thời có thể trong vòng vài ngày hoặc 1 tháng.
* Phân theo kiến thức và trình độ của người lao động:
3

Bộ luật Lao động 1994 Điều 13.


6


Việc làm cho người lao động tri thức: thường là những công việc mang
tính chất tư duy, dùng trí thông minh hơn là sử dụng chân tay, cơ bắp.
Việc làm cho người lao động cơ bắp, chân tay: những công việc này
thường là công việc nặng nhọc, cần nhiều sức lực của cơ bắp, không cần nhiều
tư duy, suy nghĩ.
Ngoài các cách phân loại trên người ta cong có thể chia việc làm theo các
nội dung sau: việc làm hợp lý, việc làm bất hợp lý, việc làm cho người hưu trí,
việc làm cho người tàn tật có khả năng làm việc ...
Mặc dù có sự khác nhau về cách phân loại như trên, nhưng một đặc điểm
chung không thể thiếu cho một công việc đó là cần hay yếu tố: sức lao động và
điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động, trong đó bao gồm cả những yếu tố
xã hội. Như vật có thể hiểu việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa
sức lao động và những điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó.

7


1.2.3. Sự cần thiết phải có việc làm trong nền kinh tế:
Việc làm và giải quyết tốt vấn đề việc làm tốt đóng vai trò rất quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của một quốc gia trong tất cả các
thời kỳ, nhưng nó càng có ý nghĩa quyết định hơn hết nhất là trong thời kỳ đổi
mới nền kinh tế hiện nay.
Trước hết nếu xét việc làm trong một phạm vi hẹp, việc làm không chỉ là
nhu cầu của tất cả mọi người lao động nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và
gia đình họ một cách hợp lý, mà lao động và làm việc còn là ý tưởng và phong
cách sống của mỗi người. Người lao động còn làm việc để tạo một nguồn thu

nhập chính đáng, khi có thu nhập, một phần dùng chi phí vho hoạt động đời
sống của bản thân, thỏa mãn nhu cầu của gia đình và một phần còn lại để tiết
kiệm hoặc đem tích lũy, cần dùng đến trong lúc thiếu thu nhập hoặc gặp khó
khăn. Cuộc sống của họ sẽ trở nên ổn định góp phần quan trọng trong việc xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội với tư cách chính họ là một phần tử cốt yếu.
Nếu ở một khía cạnh khác, phần lớn trong xã hội những người lao động
có trình độ hiểu biết và tư duy tiến bộ, thường họ rât quan tâm đến việc ổn định
cuộc sống của mình, mục đích sống của bản thân họ thường chứa đựng ý tưởng
là tìm cho mình có được một việc làm như ý muốn, phù hợp với tính cách và
khả năng, để có cơ hội tự chứng tỏ mình và đồng thời tránh được gánh nặng cho
xã hội vê đói nghèo, thất nghiệp ... mà Nhà nước xem đó là một trong những vấn
đề khó giải quyết. Những người lao động thuộc đối tượng này họ luôn có cảm
giác lo sợ trước cảnh bị thất nghiệp , phải sống phụ thuộc, vì vậy họ luôn mong
muốn tìm được một việc làm và xem đó như là một thành công, hài lòng với
những gì mình đạt được, tạo nên một không khí mới trong cuộc sống và trong
công việc.
Một quốc gia, giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm sẽ tránh được
những hiện tượng như thất nghiệp, thiếu việc làm, tránh được những vấn để xã
hội khác nảy sinh như: các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, hiện tượng đói
8


nghèo, thiếu ăn, thất học ... mà hiện nay các nước trên thế giới có thể xem đó là
quốc nạn.
Thất nghiệp, thiếu việc lmà không những khiến người lao động không có
thu nhập, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, không được học hành, trình độ hiểu
biết xã hội thấp, mà còn là nguyên nhân dẫn đến sự lợi dụng của các phần tử xấu
chống phá chế độ, mê hoặc những người dân thiếu kiến thức gây bạo loại, gây
khủng hoảng về mặt chính trị, mất ổn định về an ninh quốc gia. Vì vậy việc giải
quyết tốt vấn đề việc làm sẽ ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn.

1.3. Mối quan hệ giữa lao động - việc làm và các vấn đề phát triển
kinh tế - xã hội:
1.3.1. Lao động việc làm tác động đến ự phát triển kinh tế - xã hội:
Dân cư và nguồn lao động với thể lực và trí lực và kinh nghiệm sản xuất
của mình, sử dụng các tư liệu sản xuất tác động vào các đối tượng lao động dưới
hình thức việc làm để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu cần thiết của cuộc
sống. Nên việc làm sẽ tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội một quốc gia.
Thất nghiệp, thiếu việc làm là nguyên nhân lớn của hiện tượng tăng dân
số và sự phân bổ dân cư không đồng đều. Theo quy luật của tự nhiên, người lao
động không có việc làm thường có xu hướng mong tìm cho mình một công việc
cho dù lớn hay nhỏ. Cho nên hiện tượng đổ xô đi tìm việc làm không theo sự
kiểm tra sóat của Nhà nước đã gây ra hiện tượng tăng dân số đột ngộ tại khu vực
nào đó, khiến cho dân cư có vùng đông, vùng thưa thớt, không những không
đảm bảo cho sự ổn định phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối
với tình hình chính trị.
Lao động thiếu việc làm là gánh nặng xã hội, vì người lao động không có
thu nhập, bị đói nghèo, thiếu cái ăn, cái mặc, dẫn đến con dường cùng tệ nan gây
mất ổn định cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung trong cả nước. Vấn
đề quan trọng ở đây không thể không bàn đến đó là: người lao động không có
việc làm, đói nghèo, thiếu thốn là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu thốn về tri thức
9


cũng như phương pháp làm ăn, khôgn tìm được việc làm họ sẽ không thóat khỏi
được vòng lẩn quẩn: thất nghiệp - đói nghèo - mù chữ. Việc giải quyết tốt vấn đề
lao động và việc làm có thể xem như mấu chốt của quá trình tháo gỡ vòng lẩn
quẩn trên.
Dân số, lao động được nâng cao cả về chất lượng, số lượng, có được việc
làm ổn định, có thu nhập đó sẽ là nguồn tiêu thụ đáng kể các sản phẩm mà xã

hội sản xuất ra. Nhu cầu xã hội ngày càng tăng, sẽ kích thích các hoạt động kinh
tế như: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ... đã phát triển ngày càng phát triển
mạnh, nhằm đáp ứng nhiều hơn cho nhu cầu của cư dân. Cho nên, đồng thời
cùng với sự xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cũng cần nghiên cứu, quan
tâm đúng mức đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động để tạo sự phát
triển ổn định và hài hòa.

10


1.3.2. Kinh tế - xã hội tác động đến vấn đề việc làm:
Kinh tế chậm phát triển, sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm cho
người lao động mà nguyên nhân chính là do các ngành như công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ không có khả năng tạo ra việc làm, hoặc có thể tạo ra việc làm
nhưng chỉ trong một giới hạn nhỏ nào đó. Trong khi đó, dân số lại ngày càng
tăng nhanh, số người bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Kết quả việc làm
thiếu, lao động thừa là điều tất yếu, hiện tượng này gây sức ép lớn trong vấn đề
giair quyết việc làm cho người, lao động nói chung.
Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển nhanh, các ngành kinh tế có khả năng
mởi mang sản xuất, quy mô làm việc thay đổi. Kết quả có thể thu hút được
nhiều lao động vào việc nhờ tạo được nhiều việc làm. Đồng thời cùng với quá
trình xã hội hóa lao động, Nhà nước sẽ có nhiều chính sách hạn ưu Việt hơn
trong việc hạn chế tỷ lệ tăng dân số, đầu tư nhiều hơn cho các ngành kinh tế
trọng điểm như công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ với mục tiêu vừa phát triển
kinh tế vừa tạo được nhiều việc làm, cũng như các chính cách ưu tiên đảm bảo
cho người lao động có việc làm ổn định, nên số người lao động thiếu việc làm sẽ
giảm xuống, lực lượng lao động thất nghiệp cơ bản hạn chế được khả năng gia
tăng.
Mặt khác, khi chất lượng cuộc sống cao, nhu cầu vật chất lẫn tinh thần
của con người được đáp ứng đầy đủ, con người có điều kiện học hành, tiếp thu

kiến thức, nắm bắt được nhiều thông tin. Cho nên, trình độ kỹ năng của người
lao động cũng được nâng cao nhờ chất lượng giáo dục đào tạo tốt, thể lực đảm
bảo sẽ là cơ hội cho mọi người tìm cho mình việc làm thích hợp.
Đồng thời với việc nền kinh tế phát triển nhanh, thế giới có những sáng
tạo mới trong mọi lĩnh vực, trình độ khoa học kỵ phát triển, công nghệ tiên tiến
ra đời, máy móc thay thế dần dần lao động chân tay khiến cho việc sa thải lao
động thiếu năng lực hoặc có trình độ tay nghề thấp sẽ xảy ra. Kết quả người lao
động mất việc làm là điều tất yếu, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã
hội.
11


1.3.3. Vấn đề việc làm cho người lao động ở Việt Nam trong thời gian
qua:
1.3.3.1. Nguyên nhân dẫn đến những thành công:
Nhờ hiệu lực thi hành của Luật doanh nghiệp, hàng chục nghin doanh
nghiệp tư nhân đã được thành lập trong hai năm 2000 - 2001 tạo thêm việc làm
cho khoảng 600.000 lao động, số hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp cũng
tăng nhanh. Năm 2001 cả nước có khoảng hơn 2 triệu hộ với tổng số lao động
việc làm là 10.965.800 người.
Ơ nông thôn, kinh tế trang trại phát triển khá mạnh, ước tính số lượng
trang trại năm 2001 tăng 9000 so với năm 2000, đã thu hút hàng trăm nghìn lao
động vào làm việc, giải quyết một lượng lao động thiếu việc làm đang tồn đọng
trước đây do phần lớn thiếu vốn và tư liệu sản xuất.
Hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia tập trung chú trọng hơn.
Hiện nay cả nước ta có khoảng 159 doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao
động, trong đó có 15 doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động. Ước tính
cả năm 2001 xuất khẩu được khoảng 37.000 lao động. Nhờ những hoạt động
trên kết quả có khoảng 400.000 lao động và chuyên gia Việt Nam đang sống và
làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.

Các chương trinh mục tiêu quốc gia cũng đóng vai trò tích cực trong tạo
việc làm. Năm 2001 số lao động được giải quyết việc làm thông qua chương
trình mục tiêu quốc gia là 330.000 người.
Bên cạnh những thành công còn có những yếu kém, bất cập.
1.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của nó:
Giáo dục, đào tạo của ta còn yếu về chất lượng, cơ cấu đào tạo chưa được
phù hợp, có nhiều tiêu cực trong dạy, học và thi cử ... trình độ học vấn và trình
độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Tỷ lệ thất nghiệp còn nhiều, đáng chú ý là
trong số lao động thất nghiệp của cả nước, số lao động phần lớn rơi vào độ tuổi
thanh niên (15 - 24 tuổi) chiếm 49,5% tổng số lao động thất nghiệp. Khoa học
12


công nghệ chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội. Cơ sở vật
chất kỹ thuật còn thiếu thốn, việc đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện xã hội hóa
trong lĩnh vực này triển khai chậm. Các khu công nghiệp và làng nghề vẫn còn
khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa ở một số vùng nông thôn dân
số tiếp tục tăng trong khi quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa được đẩy mạnh
càng làm tăng sức ép giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn vốn còn
thiếu trình độ chuyên môn và tay nghề cao.
Do công tác tổ chức thực hiện nghị quyết của đảng, pháp luật và chính
sách Nhà nước chưa nghiêm, kém hiệu lực, hiệu quả. Sự lãnh đạo chỉ đạo điều
hành có phần thiếu nhạy cảm, chưa có sự thống nhất trong nhận thức và thông
suốt trong thực hiện, làm cho việc hoạch định chủ trương, chính sách và thể chế
hóa thiếu dứt khóat, công tác tư tưởng, công tác lý luận, công tác tổ chức cán bộ
yếu kém, bất cập.

13



CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Cơ cấu kinh tế - tài nguyên và lao động - việc làm tại Thành phố
Đà Nẵng:
2.1.1. Vị trí địa lý:
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, nằm trên trục giao
thông Bắc Nam về đường bộ (Quốc lộ 1A) đường sắt, đường biển và đường
hàng không. Quốc lộ 1A nối cảng Tiên Sa, Liên Chiểu đến Tây Nguyên và trong
tương lai không xa với hệ thống đường xuyên Á qua Lào, Campuchia, Thái
Lan...
Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên
và các nước trên thế giới đến các vùng Đông Bắc Á, những năm tới khi thực
hiện tự do hóa thương mại (gia nhập AFTA) và đầu tư khu vực ASEAN thì vị trí
địa lý của Thành phố cũng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho
Thành phố Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh vùng Duyên Hải, Tây
Nguyên, cả nước và với nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần để các
ngành kinh tế của tpó phát triển, tạo lực để Thành phố trở thành một trong
những trung tâm phát triển của vùng trọng điểm miền Trung.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên:
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1.256,24km 2, trong đó đất dùng
cho nông nghiệp 123,8 km2 chiếm khoảng 9,9% đất lâm nghiệp 518,5 km 2
chiếm khoảng 41,3%, đất chuyên dùng và đất nhà ở 401,9 km 2 tương đương với
31,99% còn lại đất chưa sử dụng cùng với đồi núi 212,13 km 2 chiếm khoảng
16,8% tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện nay Thành phố đã và đang chỉ đạo các
ngànhm các cấp thực hiện quy hoạch sử dụng đất đi vào nề nếp. Khi hậu nhiệt
đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao ít biến động khoảng 25,7 0C, chế độ ánh
sáng, mưa ẩm phong phú, là nơi chuyển tiếp khi hậu miền Bắc và miền Nam nên
14



có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô, lượng bức xạ lớn ... rất thuận lợi cho
việc Thành phố phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến và công
nghiệp năng lượng. Tuy nhiên do địa hình đất, suối ngắn, mưa thường tập trung
vào một mùa nên thường xảy ra hiện tượng ngập úng, lũ kéo dài, mùa nắng lại ít
mưa nhiệt độ cao gây hạn hán, khô khan.
Đà Nẵng là một vùng lãnh thổ được ưu đãi về tài nguyên, thiên nhiên:
ngoài địa hình với nhiều loại đất đai thích nghi cho việc trồng trọt, chăn nuôi,
rừng cho nhiều chủng loại gỗ, còn có nhiều tài nguyên nước và hải sản biển
cũng rất đa dạng và phong phú rất thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản phát triển kinh tế. Bao quanh Thành phố là đường bờ biển dài 70km với
môi trường sinh thái thông thoáng, trong sạch cùng các ngọn núi: Ngũ Hành
Sơn, Núi Phước Tường, núi Bà Nà gắn với dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân, bãi tắm
Mỹ Khê, Non Nước, bảo tàng Chăm gắn kết với Hội An, tháng địa Mỹ Sơn, cố
đô Huế và các tỉnh miền Trung có điều kiện quan trọng và thuận lợi cho Đà
Nẵng phát triển nhiều loại hình du lịch từ tắm biển, tham quan du lịch nghiên
cứu, du lịch văn hóa là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của đất nước.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:
2.1.3.1. Về phát triển kinh tế:
Năm 1997 Thành phố Đà Nẵng đã trở thành dơn vị trực thuộc Trung
ương, năm năm, thời gian thật quá ngắn ngủi đối với lịch sử phát triển kinh tế
của một Thành phố. Trong thời gian ấy, Thành phố phải đối mặt với nhiều khó
khăn thách thức. Tuy nhiên, trong những năm qua kinh tế Thành phố có bwocs
tăng trưởng khá với tốc độ tăng GDP bình quân năm đạt trên 10%, GDP bình
quân đầu người năm 2001 là 550 USD, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19%,
nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch có bước chuyển tích cực, kim ngạch
xuất khẩu tăng 17%. Tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội đạt 9,624 tỷ đồng, tăng
bình quân 2,8%/năm.
Thành quả nổi bậc trong thời gian qua là việc đẩy mạnh xây dựng kết cấu

kỹ thuật gắn với nâng cấp, chỉnh trang đô thị, nhất là hệ thống giao thông cảng
15


biển, các khu công nghiệp , mạng lưới điện, bưu chính viễn thông ... Thành phố
cũng đã có nhiều dự án thiết thực, có trọng điểm nhằm phát triển kinh tế. Vai trò
của kinh tế Nhà nước được tăng cường, chiếm gần 60% giá trị sản xuất công
nghiệp, bên cạnh đó việc phát huy năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
thành phần kinh tế trên địa bàn cũng được xem trọng, kinh tế ngoài quốc doanh
chiếm 18,2%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 22%. Khu
công nghiệp Đà Nẵng, Hòa Khánh và Liên Chiểu với diện tích trên 860ha được
hình thành với cơ sở hạ tầng khá tốt, nhiều nhà máy đang được xây dựng tại đây,
thu hút gần 10.000 lao động. Nhiều đổi mới công nghệ, nhiều sản phẩm của
Thành phố như hàng dệt may, da giày, cao su, xi măng, gạch CERAMIC, đồ
dùng INOX, nhựa ... đã vươn ra thị trường trong nước và ngoài nước. Thành phố
cps 7 doanh nghiệp cấp chứng nhận ISO 9002 và một doanh nghiệp được chứng
nhận ISO 14000.
Thế mạnh về thương mại dịch vụ, du lịch có thêm những điều kiện và
triển vọng mới. Nhiều tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng, hàng hải, bảo
hiểm, du lịch có văn phòng đại diện chi nhánh đặt tại Thành phố. Môi trường lao
động mới đã được khai thác, hàng xuất khẩu của Đà Nẵng đã có mặt trên 67
quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
Sản xuất thủy sản - nông lâm có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng
áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là giống mới có năng suất cao. cơ
cấu ngành thủy sản nông lâm đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ
trọng thủy sản, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp vào lâm nghiệp.
Sự phát triển kinh tế đã tạo thêm điều kiện để giải quyết tốt hơn những
vấn đề xã hội bức xúc, năm năm qua Thành phố đã giải quyết được việc làm cho
gầm 82.000 lao động. Đà Nẵng là một trong những địa phương đóng góp cho
ngân sách trung ương. Ý thức được vai trò, vị trí cvủa của mình đối với cả nước

nói chung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng, trên cơ sở khai thác
triệt để tiềm năng, lợi thế và phát huy những thành quả đạt được trong những
năm qua, Thành phố nhận rõ trách nhiệm của mình phải làm gì, làm như thếnào
16


để thực sự sớm trở thành Thành phố động lực và là một trong những trung tâm
kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật của miền Trung và Tây Nguyên. Thành
phố cũng đã xác định nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung mọi nổ lực thực hiện
bằng được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp dịch vụ và xuất
khẩu. Thành phố phấn đấu đến năm 2005 đạt tốc độ tăng GDP bình quân hàng
năm từ 13 - 14%, GDP bình quân đầu người đến năm 2005 đạt 1000 USD, giá
trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19 - 20%/năm. Kim ngạch xuất khẩu
tăng 20%.
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu trên, ngoài những nhiệm vụ thường
xuyên, Đảng bộ Thành phố còn tập trung chỉ đạo tiếp tục xây dựng về kết cấu hạ
tầng một cách đồng bộ và từng bước hiện đại hóa , đồng thời hướng trọng tâm
lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng ngành công nghip, năm 2005 công nghiệp chiếm tỷ trọng
45,7%, dịch vụ chiếm 49,3%.
2.1.3.2. Về lĩnh vực xã hội:
Tổng dân số của Thành phố tính đến năm 2001 là 728.786 người với tốc
độ tăng dân số 16,3% trong những năm tới dân số Đà Nẵng còn tiếp tục tăng
cao. Lực lượng lao động ngày một được bổ sung, nguồn lao động ngày một trẻ
hóa, tổng số lao động bình quân làm việc trong các ngành kinh tế năm 2001 là
259.376 người... sự nghiệp phát triển thông tin đãcó những bước vững chắc,
công tác quản lý Nhà nước ngày càng chặt chẽ và khoa học. Hoạt động văn hóa
nghệ thuật cũng có nhiều cố gắng, phát huy truyền thống cách mạng và bản sắc
văn hóa dân tộc, công tác vận động xây dựng nếp sống văn minh, phòng chống
tệ nạn được duy trì thường xuyên. Hàng năm các hoạt động văn hóa phong phú

và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được mở rộng, góp
phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Phòng trào thể dục thể thao quần chúng được phát triển, số người tham
gia luyện tập tăng đáng kể 100% số xã phường tổ chức cuộc vận động toàn dân

17


rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, thể thao Thành phố đạt thành tích
cao trong năm.
Trong những năm qua Thành phố tập trung khai thác hiệu quả chương
trình giải quyết việc làm, chương trình cho vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc
làm, cho nên tỷ lệ lao động thất nghiệp giảm xuống 5,54% năm 2001, thời gian
nhàn rỗi của người lao động được hạn chế, thu nhập bình quân đầu người tăng
lên đáng kể đạt 550 USD/năm. Sau một năm thực hiện chương trình “5 không”,
năm 2001 toàn Thành phố giảm 2293 hộ nghèo (năm 2000 có đến 7477 hộ
nghèo) đạt 120,36% kế hoạch đặt ra. Số người xin ăn, người già cô đơn, các hộ
thuộc diện chính sách nghèo giảm dần đã tạo môi trường lành mạnh văn minh
trên địa bàn. Các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, dân số
kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, y tế, xã hội, văn hóa, giáo dục lồng
ghép với các dự án khác bước đầu có những thành công đáng kể.
Mạng lưới y tế Thành phố được phân bổ đến tận phường, xã, nhiều bệnh
viện Thành phố là trung tâm miền Trung, số giường bệnh qua các năm đều gia
tăng. Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố có bình quân 32 giường bệnh/1vạn
dân. Các chương trình chăm sóc sức khỏe được triển khai đều khắp và thu được
những kết quả tốt trong kế hoạch phòng chống tệ nạn và bệnh tật.
2.2. Thực trạng lao động - việc làm tại Thành phố Đà Nẵng:
2.2.1. Lao động và việc làm:
Thời gian từ năm 2000 - 2002 lực lượng lao động trong Thành phố ngày
một tăng. Năm 2000 tổng số lượng người bước vào độ tuổi lao động 413.900

người, trong đó lực lượng lao động chiếm khoảng 330.827 người nhưng chỉ có
311.143 người có việc làm chiếm 94,05% tổng lực lượng. Đến năm 2002 thì lực
lượng lao động tăng lên 353.186 người nhưng số người có việc làm cũng chỉ
335.151 người chiếm 94,89% chỉ tăng hơn so với năm 2000là 0,84% với con số
này hiện nay là một điều đáng quan tâm.

18


Bảng 1. Lao động và việc làm Thành phố Đà Nẵng từ năm 2000 - 2002
Năm

2000

2001

2002

Tổng dân số

716.282

732.240

74.855

Lực lượng lao động trong các

330.827


338.500

353.186

Lao động có việc làm

311.143

319.750

335.151

Lao động chưa có việc làm

19.684

18.750

18.035

Lao động được giải quyết việc làm

16.771

18.500

19.800

ngành kinh tế


Nguồn: Thống kê Đà Nẵng năm 2001 và báo cáo Sở LĐ-TBXH Đà Nẵng

Cơ cấu lao động chia theo các ngành nghề cũng có sự chuyển dịch tích
cực, lao động có việc làm thường xuyên trong ngành kinh tế nông nghiệp chiếm
đa số đong chuyển dầu sang các ngành như công nghiệp, dịch vụ thể hiện xu
hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
năm 1997, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 33% tổng lực lượng lao
động, song năm 2001 lực lượng lao động làm việc trong ngành này là 64.100
người chiếm 27,71% đã giảm 8,29% so với năm 1997. Trong khi đó, số lao
động hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ ngày càng tăng 67% năm 1997
tăng lên 75,29% năm 2001, thể hiện sự thành công bước đầu trong công tác
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bảng 2. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế
Năm

1997

2000

2001

Tổng số lao động

218.031

100

252.653

100


259.376

100

Nông nghiệp

71.952

33,0

71.324

28,23

64.100

24,71

Công nghiệp - XD

64.963

29,8

80.431

31,83

90.822


35,02

Dịch vụ

81.116

37,2

100.898

39,94

104.454

40,27

Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng

Cơ cấu của lực lượng lao động theo chủ trương của Thành phố trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 - 2005 có những thay đổi đáng kể,
nhất là khu vực ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ thương mại chiếm khoảng
19


21,03% cao hơn gần 3 lần số lao động tăng trong ngành kinh tế quốc dân 8,34%.
Theo ước tính của Sở Lao động - TBXH Đà Nẵng thì trong năm 2002 số người
lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân là 339.000người trong đó chia
theo các nhóm ngành thì:
Công nghiệp - xây dựng 121.192 người chiếm 35,75%.

Nông - Lâm - Ngư nghiệp78.108 người chiếm 23,04%.
Dịch vụ139.700 người chiếm 41,21%.
Cơ cấu lao động chia theo trình độ đào tạo chuyên môn, qua 3 năm 2000 2002 cho thấy: tỷ lệ lao động qua đòa tạo ở bậc sơ cấp, công nhân và trung học
cũng chỉ 16,48% trong tổng số lực lượng lao động năm 2000 lên 20,8% năm
2002 (tăng lên 4,32%) trong khi đó số lực lượng lao động qua đại học và cao
đẳng chiếm gần 10% tổng lực lượng lao động năm 2002. Nếu theo mỗi quan hệ
cơ cấu lao động giữa lao động có trình độ đào tạo chuyên môn cao và lao động
có trình độ sơ cấp- trung học thì Đà Nẵng chưa có sự cân đối, tình trạng thừa
thiếu thợ xảy ra. Tuy nhiên, với một Thành phố lớn, một trung tâm khoa học kỹ
thuật của miền trung với các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ đóng vai
trò chủ đạo hướng đến một nền kinh tế tri thức thì tỷ t rọng lao động có trình độ
cao đẳng, đại học chiếm 9,25% trong tổng lực lượng lao động chưa phải là vấn
đề đáng kể, chưa có thể đáp ứng nhu cầu của Thành phố.
Bảng 3. Lực lượng lao động qua đào tạo trong tổng số lực lượng lao động
năm 2000 - 2002
Chỉ tiêu

Năm

Tỷ lệ%

2000
Công nhân kỹ thuật/

Năm

Tỷ lệ%

2001


Năm

Tỷ lệ%

2002

40.045

12,31

48.365

14,15

57.591

16,2

14.367

4,35

14.871

4,35

16.252

4,60


29.318

8,88

30.422

8,89

32.672

9,25

sơ cấp
Trung học chuyên
nghiệp
Cao đẳng, đại học

Nguồn: báo cáo tình hình thực hiện công tác LĐ-TBXH Đà Nẵng năm 2002

20


Cơ cấu lao động chia theo các thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi,
nhờ sự phát triển kinh tế nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng và Nhà
nước với nhiều biện pháp khác nhau, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo bảng số liệu dưới đây, trong 3 năm qua ta thấy cơ cấu lao động của
Thành phố theo các thành phần kinh tế không thay đổi. Lao động vốn chủ yếu
tập trung trong khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân với tỷ trọng cao.
năm 1998 lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ lệ 22,4% với số
lao động là 66.087 người đã tăng lên 80.224 người năm 2000 chiếm tỷ trọng

25,4% tăng lên 3% so với năm 1998. Trong cùng thời gian này, tỷ lệ lao động
làm việc trong khu vực kinh tế tự nhiên lại có xu hướng giảm xuống từ 68,8%
năm 1998 xuống còn 64,4% năm 2000. Hiện tượng này xảy ra là do những
nguyên nhân gì đó chính là do sau một thời gian làm ăn phát triển kinh tế, đã thu
nhiều lao động vào việc làm ăn không có hiệu quả dẫn đến tình trạng thua lỗ và
phá sản tình trạng sa thải lao động xảy ra nhiều làm hco lao động trong khu vực
này giảm xuống là điều tất yếu.
Cụ thể thực trạng thay đổi cơ cấu thể hiện theo bảng số liệu sau.
Bảng 4. Cơ cấu lao động theo các thành phầm kinh tế.
Lao động trong các

1998

1999

2000

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ %

Nhà nước


66.087

22,4

38.177

22,3

80.224

25,4

Tư nhân

202.566

68,8

209.926

68,9

204.371

64,6

Nước ngoài

6.558


2,2

7.846

2,6

8.257

2,6

Hỗn hợp

3.351

1,1

4.322

1,4

5.924

1,9

Hình thức khác

16.032

5,4


14.663

4,8

17.643

5,6

Tổng

294.594

100

304.874

100

316.419

100

thành phần KT

Nguồn: Niên giám Thống kê và báo cáo Sở LĐ-TBXH

Cơ cấu lao động chia theo khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự
chuyển dịch nhanh chóng. Nguyên nhân chính là do quá trình chỉnh trang đô thị.
Mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng kết hợp với chuyển đổi ngành nghề diễn ra

21


mạnh mẽ trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua. Tỷ trọng lao động ở khu
vực nông thôn đã giảm xuống nhanh chóng từ 24,5% năm 1998 xuống còn
22,3% năm 2000. Riêng khu vực thành thị số lao động đã tăng từ 222.298 người
năm 1998 lên 245.803 người năm 2000 tương ứng với tỷ lệ gia tăng là 2,2%.
2.2.2. Giải quyết viêc làm và tình trạng thất nghiệp:
Năm 2000 giải quyết việc làm cho 16.771 lao động đang tìm được việc
làm, tính chung cho tất cả các đối tượng trong Thành phố như bộ đội mới xuất
ngũ, sinh viên, học sinh tìm việc làm... đạt 104,8% kế hoạch cả năm tăng 8,17%
so với năm 1999.
Sang năm 2002, theo báo cáo của Sở Lao động - TBXH năm 2002 và kế
hoạch cho năm 2003 cho biết, số lượng lao động được giải quyết việc làm gia
tăng lên khá cao 19.800người đạt 104,2% kế hoạch năm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm
xuống 5,25%. So với năm 2001 giảm xuống 0,29%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao
động nông thôn cũng được tăng nhanh từ 77,28% năm 2001 lên 81,2% năm
2002.
Nếu phân theo khu vực hành chính số lượng lao động của các quận, huyện
năm 2002 như sau:
Quận Hải Châu

4910 lao động

Quận Thanh Khê

4490 lao động

Quận Sơn Trà


2950 lao động.

Quận Ngũ Hành Sơn

1570 lao động

Quận Liên Chiểu

3200 lao động

Huyện Hòa Vang

3420 lao động

Cơ cấu lao động được giải quyết việc làm phân chia theo các thành phần
kinh tế cũng từng bước có những chuyển biến tích cực. Lao động được đưa vào
làm việc trong thành phần kinh tế Nhà nước giảm xcuống 6919người năm 2001
còng 5968 người năm 2002.
22


Ngược lại, lao động được giải quyết việc làm đưa vào khu vực tư nhân và
khu vực có vốn dr nước ngoài ngày một tăng lên, riêng khu vực tư nhân năm
2000 có 3654 lao động được đưa vào làm việc, nhưng năm 2002 lực lượng lao
động vào làm việc trong khu vực này là 6183 người, tăng gấp 2 lần so với năm
2000.

23



Bảng 5. Lao động được giải quyết việc làm phân theo thành phần kinh tế
Thành phố Đà Nẵng năm 2000 - 2002.
ĐVT: người
Năm

2000

2001

2002

Tổng lao động được giải quyết

16.771

18.500

19.800

Kinh tế Nhà nước

5.073

6.919

5.968

Kinh tế tư nhân

3.654


4.497

6.183

Lao động xuất khẩu

484

261

334

Khu vực vốn ĐTNN

3.267

3.462

4.388

Lao động thu hút từ các chương

4.293

3.361

2.927

việc làm


trình
Nguồn: báo cáo của Sở LĐ-TBXH năm 2000-2002

Hoạt động của hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm, hội chợ việc làm,
cùngvới hoạt động xuất khẩu lao động sang các quốc gia khác trong các năm
qua góp phần rất lớn vào việc giải quyết việc làm cho một phần nhu cầu lao
động của cả Thành phố. Riêng các trung tâm dịch vụ việc làm năm 2002 đã tư
vấn nghề cho 5.326 lượt người, tư vấn việc làm cho hơn 26.918 lượt người, tăng
8,18% so với năm 2001.
Mặt khác, nhờ hoạt động cho vay vốn của quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm
120: đã thực hiện cho vay 320 dự án với tổng kinh phí 8.500 triệu đồng năm
2001 đã giải quyết việc làm cho 2.150 lao động. Năm 2002 giải ngân 503 dự án
với tổng kinh phí 11,9 tỷ đồng, đạt 142,5% kế hoạch, giải quyết việc làm cho
2.324 lao động, tăng gần 9% so với năm 2001.
Chính vì vậy, trong những năm qua Thành phố Đà Nẵng đã giải quyết
được một lượng lao động có việc làm , giảm lượng lao động thất nghiệp năm
2000 là 5,95% xuống còn 5,54% năm 2001 và cong 5,25% năm 2002 (Giảm
0,70% so với năm 2000) đồng thời, số thời gian nhàn rỗi của cư dân ở nông thôn

24


cũng được rút ngắn lại nhờ việc lmà được bố trí chặt chẽ, tỷ lệ sử dụng thời gian
lao động ở nông thôn tăng từ 77,28% năm 2001 lên 81,2% năm 2002.

25



×