Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế tại Khu Du lịch nước khoáng Thanh Tân, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.7 KB, 79 trang )

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
1. Khái niệm về du lịch:
Du lịch được khái niệm dưới nhiều góc độ khác nhau.
1.1. Tiếp cận du lịch dưới góc độ là người đi du lịch:
Theo Azar: Du lịch là một hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan nghĩ dưỡng trong một thời gian
nhất định trên 2 ngày và dưới 12 tháng.
1.2. Tiếp cận du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế:
Theo quan điểm của các nhà kinh tế: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm
các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất trao đổi hàng hoá và dịch vụ của
các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, ăn uống, lưu trú, tham quan giải
trí, tìm hiểu và những nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại
lợi ích kinh tế - xã hội - chính trị thiết thực cho quốc gia làm du lịch và bản thân người
tham gia du lịch.
1.3. Tiếp cận du lịch dưới góc độ tổng hợp:
Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền
sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du
lịch.
Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với
hoạt động du lịch.
+ Đối với khách du lịch, du lịch mang lại cho họ một sự hài lòng vì được hưởng
một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng... của
họ. Những khách du lịch khác nhau sẽ có những nhu cầu du lịch khác nhau, do đó họ
sẽ chọn những điểm du lịch khác nhau với những hoạt động giải trí khác nhau.
+ Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, họ xem du lịch như là một cơ hội kinh
doanh nhằm thu hút lợi nhuận qua việc cung ứng những hàng hoá và dịch vụ du lịch.
+ Đối với chính quyền du lịch được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với
nền kinh tế trong lãnh thổ của mình. Chính quyền quan tâm đến số công việc mà du


lịch tạo ra, thu nhập mà cư dân của mình có thể kiếm được, khối lượng ngoại tệ mà
khách du lịch quốc tế mang vào cũng như những khoản thuế nhận được từ hoạt động
kinh doanh du lịch và từ khách du lịch.
+ Đối với cộng đồng cư dân địa phương: du lịch được xem như là một cơ hội để
tìm việc làm, tạo thu nhập nhưng đồng thời họ cũng là nhân tố hấp dẫn khách du lịch


bởi lòng hiếu khách và trình độ văn hoá của họ ở các điểm du lịch, giữa khách du lịch
và cư dân địa phương luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này có thể có
lợi, có thể có hại hoặc vừa có lợi vừa có hại.
1.4. Theo quan điểm của Việt Nam:
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu
sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao phát triển du lịch nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp
phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Trích
pháp lệnh Du lịch 2/1999).
2. Khái niệm về khách du lịch:
2.1. Khái niệm về khách du lịch của WTO:
Khách du lịch quốc tế: là người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một
năm tại một quốc gia khác quốc gia thường trú. Du khách có thể đến vì nhiều lý do
khác nhau, ngoại từ lý do lĩnh lương tại điểm du lịch.
Khách du lịch nội địa: là người đang sống trong một quốc gia không kể quốc
tịch nào đi đến một nơi khác trong quốc gia đó ít nhất là 24h và không quá một năm
với mục đích đi du lịch như: giải trí, chữa bệnh, thể thao, không được làm việc lĩnh
lương.
2.2. Khái niệm khách du lịch theo pháp lệnh du lịch Việt Nam:
Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam ra nước ngoài du lịch.
Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại

Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
3. Khu du lịch:
3.1. Khái niệm:
Khu du lịch là những nơi có các cảnh quan tự nhiên, nó tạo sự hấp dẫn lớn đối
với du khách và đưa lại hiệu quả cao về mặt kinh tế - xã hội - môi trường.
3.2. Các đặc điểm cơ bản của khu du lịch:
Hoạt động kinh doanh của khu du lịch có những đặc điểm riêng.
3.2.1. Đặc điểm về sản phẩm của khu du lịch:
Sản phẩm khu du lịch bao gồm nhiều hoạt động diễn ra tại khu du lịch, nó liên
tục và thoả mãn nhu cầu của khách từ khi khách đến khu du lịch đến khi khách rời
khỏi khu du lịch.
Sản phẩm khu du lịch rất đa dạng, mang tính tổng hợp có cả dạng vật chất và
phi vật chất, có loại do các ngành khác tạo ra, có loại do khu du lịch tạo ra nhưng khu
du lịch là khâu phục vụ trực tiếp là điểm bắt đầu và điểm kết thúc của quá trình du


lịch. Dựa vào lợi thế của địa hình sẵn có như bãi biển, đồi núi, nguồn nước khoáng...
từ đó có thể khai thác tối đa tiềm năng của khu du lịch.
3.2.2. Đặc điểm trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm của
khu du lịch:
Quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra gần như đồng thời trên cùng một địa
điểm, không lưu kho, không mang đi nơi khác được.
Thời gian hoạt động của khu du lịch phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của
khách nên cần xét đến thời vụ của các tháng trong năm, các ngày trong tuần và thậm
chí các giờ trong ngày để bố trí lao động hợp lý có ý khắc phục tính thời vụ.
3.2.3. Đặc điểm về quá trình kinh doanh của khu du lịch:
Trong khu du lịch, quá trình phục vụ do nhiều bộ phận nghiệp vụ khác nhau
chịu trách nhiệm. Các bộ phận đó vừa có tính độc lập tương đối, vừa có quan hệ mật
thiết với nhau trong quá trình phục vụ liên tục nhằm thoả mãn trọn vẹn nhu cầu của
khách du lịch.

2.3.4. Đặc điểm của việc sử dụng các yếu tố cơ bản trong khu du lịch:
- Tài nguyên du lịch: là một yếu tố cần phải có của một khu du lịch, nó được
coi là yếu tố sản xuất chính trong kinh doanh du lịch. Tính hấp dẫn của tài nguyên du
lịch chi phối tính chất, quy mô và hiệu quảt kinh doanh của khu du lịch.
- Vốn: hoạt động kinh doanh của khu du lịch đòi hỏi dung lượng vốn lớn phù
hợp với quy mô của khu du lịch và nó phải đáp ứng các dịch vụ không có hình dạng cụ
thể. Do vậy trong hoạt động kinh doanh tiêu hao về vật chất chiếm tỷ trọng không lớn,
nhưng cũng cần có vốn đầu tư để xây dựng các cơ sở kinh doanh thì rất lớn. Mặt khác,
trong quá trình hoạt động các cơ sở lưu trú và ăn uống phải luôn giữ được sự tiện nghi
và hiện đại.
- Lao động: số lượng lao động trong ngành kinh doanh du lịch lớn bao gồm lao
động trực tiếp và lao động gián tiếp. Hoạt động dịch vụ du lịch mang tính tổng hợp
bao gồm nhiều loại hình dịch vụ với những tính chất khác nhau. VÌ vậy lao động trong
lao động có cơ cấu rất phức tạp, nó bao gồm nhiều ngành nghề, đòi hỏi người lao động
phải có chuyên môn hoá cao lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ trọng lớn.
3.2.5. Đặc điểm về đối tượng phục vụ:
Đối tượng phục vụ của khu du lịch là khách du lịch có đặc điểm nhân khẩu đặc
điểm tâm lý, trình độ văn hoá, sở thích, phong tục tập quán khác nhau. Trong khu du
lịch có nhiều loại hình phục vụ và nhiều loại khách khác nhau cho nên hoạt động phục
vụ rất phức tạp.
3.3. Bản chất hoạt động của khu du lịch:
- Về mặt xã hội:
+ Đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí... cho khách.
+ Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.


- Về mặt kinh doanh:
Kinh doanh du lịch là một hình thức xuất khẩu tại chỗ. Nó tác động rất mạnh
đến nền kinh tế quốc dân làm thay đổi bộ mặt xã hội, giải quyết việc làm cho người
dân, kích thích sự phát triển các ngành nghề khác.

3.4. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khu du lịch:
- Kinh doanh khu du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
của đất nước.
- Kinh doanh tại khu du lịch tạo điều kiện cho tài nguyên du lịch của một vùng,
một địa phương được khai thác.
- Khu du lịch góp phần thu hút một phần quỹ tiêu dùng của người dân sang tiêu
dùng các loại dịch vụ du lịch.
II. NHU CẦU DU LỊCH :
1. Khái niệm, đặc điểm và các nhân tố tác động đến nhu cầu du lịch:
1.1. Khái niệm:
Nhu cầu du lịch được hiểu là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt và mang tính
tổng hợp cao, biểu hiện sự mong muốn tạm thời rời nơi ở thường xuyên để đến với
thiên nhiên và văn hoá ở một nơi khác. Nhu cầu du lịch là nguyện vọng cần thiết của
con người muốn được giải phóng khỏi sự căng thẳng, tiếng ồn, sự ô nhiễm môi trường
tại các trung tâm công nghiệp, đô thị để nghỉ ngơi, giải trí, tăng cường sự hiểu biết và
phục hồi sức khoẻ.
1.2. Đặc điểm của nhu cầu du lịch:
- Nhu cầu trong nước chiếm đại bộ phận.
- Dể chuyển đổi, dễ thay thế, là nhu cầu mang tính liên kết các sản phẩm lại.
- Nhu cầu du lịch được phân bố rất tập trung,
- Nhu cầu du lịch có tính thời vụ.
1.3. Các nhân tố tác động đến nhu cầu du lịch:
- Thời gian rỗi.
- Khả năng thanh toán.
- Những nhân tố nhân khẩu học.
- Những nhân tố xã hội.
- Sự kích thích, hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức.
2. Các chỉ tiêu phản ánh lượng cầu du lịch:
Nhu cầu du lịch khi được thực hiện nó trở thành cầu du lịch trong thị trường du
lịch. Nó có thể đo lường được qua số lượt khách, số ngày khách, mức chi tiêu của du

khách.


2.1. Số lượt khách đến của khách du lịch:
Số lượt đến của
khách du lịch

Số ngày (đêm) lưu lại của khách du lịch

=

Bình quân số ngày (đêm) lưu lại của khách du lịch

2.2. Số ngày (đêm) lưu lại của khách du lịch:
Số ngày (đêm) lưu lại
của khách du lịch

=

Số lượt đến của
khách du lịch

x

Bình quân số ngày (đêm)
lưu lại của khách du lịch

x

Bình quân chi tiêu mỗi ngày

của một khách du lịch

2.3. Số lượng tiền khách du lịch đã chi tiêu:
Số lượng tiền khách
du lịch đã chi tiêu

=

Tổng số ngày
(đêm) lưu lại của
khách du lịch


Hoặc:
Số lượng tiền
khách du lịch
đã chi tiêu

Số lượt khách
= đến của khách x
du lịch

Bình quân số ngày
lưu lại của một
khách du lịch

x

Bình quân chi tiêu
mỗi ngày của một

khách du lịch

III. TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH:
1. Khái niệm của thời vụ du lịch:
Thời vụ du lịch là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu các
dịch vụ và hàng hoá xảy ra dưới tác động của một số các nhân tố xác định.
2. Đặc điểm:
2.1. Tính thời vụ trong du lịch: Là một hiện tượng phổ biến và khách quan ở
hầu hết tất cả các nước, các vùng có hoạt động du lịch.
2.2. Một nước hay một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch
tuỳ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó.
2.3. Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau vào các tháng khác nhau.
Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được quy định là thời vụ chính, còn thời kỳ có
cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính là trước mùa. Vì thời kỳ sau mùa chính được
gọi là sau mùa. Thời gian còn lại trong năm được gọi là ngoài mùa.
2.4. Ở các nước và vùng du lịch phát triển, thông thường, thời vụ du lịch kéo
dài hơn và cường độ của mùa du lịch chính yếu hơn. Ngược lại các vùng du lịch mới
thường có mùa du lịch ngắn hơn và có cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh
hơn.
2.5. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối
với các thể loại du lịch khác nhau. Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường
độ vào mùa chính yếu hơn.
2.6. Cường độ và độ dài của mùa du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến
vùng du lịch. Các trung tâm dành cho du lịch thanh niên thường có mùa ngắn hơn và
có cường độ mạnh hơn so với những trung tâm đón khách ở độ tuổi trung niên.
2.7. Cường độ và độ dài của mùa du lịch còn phụ thuộc vào các sở lưu trú ở
vùng du lịch ở đất nước và vùng cso chủ yếu của cơ sở lưu trú chính như Hotel, Motel,
khu điều dưỡng ... mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa chính giảm nhẹ và
ngược lại ở nơi sử dụng nhiều nhà trọ và camping thì ở đó mùa du lịch ngắn hơn và
cường độ mạnh hơn.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch:
Thời vụ du lịch được hình thành và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố.
3.1. Thời gian rỗi:
Thời gian rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu cầu du
lịch. Tác động của thời gian rỗi lên thời vụ du lịch phải xem xét trên nhiều mặt sau:


(1) Thời gian nghỉ phép: nó tác động lên thời vụ du lịch do độ dài của thời hạn
phép và sự phân bố thời gian sử dụng phép.
- Thời gian nghỉ phép năm ngắn: thì con người chỉ đi du lịch một lần trong năm,
khi đi du lịch thì họ có xu hướng chọn thời gian chính vụ để đi nghỉ. Do vậy sự tập
trung các nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ cao vào thời vụ du lịch.
- Thời hạn nghĩ phép năm dài: cho phép con người đi du lịch nhiều lần trong
năm, tỷ trọng tương đối của nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ giảm và góp phần
giảm cường độ thời vụ trong mùa chính và tăng cường độ thu hút nhu cầu ngoài mùa.
- Việc phân bổ thời gian sử dụng phép cũng ảnh hưởng đến thời vụ trong du
lịch. Ngoài ra, sự tập trung nhu cầu vào mùa chính còn do việc sử dụng phép theo tập
đoàn.
(2) Thời gian nghỉ của trường học: tác động lên thời gian nhàn rỗi của học sinh
và cha mẹ của chúng.
(3) Thời gian nghỉ của những người hưu trí: bộ phận này không phụ thuộc vào
cả thời gian nghỉ phép và thời gian nghỉ của trường học. Số lượng hưu trí ngày càng
tăng sẽ là một trong những nguồn dự trữ để phân bố, hợp lý hơn nhu cầu du lịch trong
năm.
3.2. Khí hậu:
Khí hậu là nhân tố chủ yếu quyết định tính thời vụ trong du lịch. Nhân tố này
tác động lên cả cung - cầu trong du lịch, ảnh hưởng của nhân tố khí hậu thể hiện mạnh
mẽ ở các thể loại du lịch như du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi, du lịch chữa bệnh...
Đối với du lịch nghỉ biển: các thành phàn của khí hậu như ánh nắng, độ ẩm, độ
mạnh và hướng gió, nhiệt độ và một số đặc điêm tư nhân khác quyết định mức độ tiện

nghi phù hợp đối với khách du lịch, nghỉ biển và các nước khác nhau cũng khác nhau.
Đối với một số thể loại du lịch khác như chữa bệnh, văn hoá, công vụ.. thì ảnh
hưởng của điều kiện khí hậu không khắt khe như đối với du lịch nghỉ biển. Các thể
loại du lịch này có biểu hiện cường độ khách tập trung chủ yếu vào một số thời gian
trong năm, chủ yếu là vào mùa khô bởi vì thời tiết thuận lợi hơn cho các cuộc hành
trình du lịch.
Như vậy, nhân tố khí hậu có ý nghĩa lớn đối với thời vụ du lịch. Đối với du lịch
nghỉ biển và núi, khí hậu những điều kiện quyết định những điều kiện thích hợp cho
thời vụ. Đối với các thể loại du lịch khác, nó đóng vai trò hiệu chỉnh, hạn chế sự cân
bằng của các cuộc hành trình du lịch và việc sử dụng các tài nguyên du lịch theo thời
gian.
3.3. Phong tục tập quán:
Phong tục tập quán tác động lên cầu du lịch ở chỗ nó làm tập trung nhu cầu du
lịch ở chỗ nó làm tập trung nhu cầu du lịch vào thời vụ chính trong thời gian ngắn
phong tục tập quán thường có tính chất lâu dài và được hình thành dưới tác động của
các điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam tác động của các nhân tố phong tục lên tính


htời vụ là rất mạnh và rõ ràng như vào tháng ba âm lịch hầu hết là lễ hội... cho nên vào
tháng này du khách tập trung ở các đình, chùa... rất đông.
3.4. Yếu tố tài nguyên du lịch:
Đây là yếu tố tác động mạnh mẽ lên cung trong du lịch. Một vùng có thể khai
thác nhiều loại hình du lịch khác nhau phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của mình. Các
loại hình du lịch khác nhau có tính thời vụ cao thấp khác nhau. Vì vậy, đối với một
vùng, độ dài của thời vụ du lịch ở đó phụ thuộc vào sự đa dạng các thể loại du lịch có
thể phát triển ở đó.
3.5. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch:
Đây là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài thời vụ du lịch thông qua cung. Cơ cấu
của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động trong cơ sở du lịch ảnh
hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian. Bên cạnh đó, chính sách giá, việc phân

bố hợp lý các hoạt động vui chơi giải trí tổ chức cho khách, các hoạt động tuyên
truyền quảng cáo... cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ.
IV. NGUỒN KHÁCH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN KHÁCH:
1. Định nghĩa về nguồn khách:
Nguồn khách là tổng hợp tất cả các nhu cầu du lịch của nhiều đối tượng khác
nhau và các đối tượng này có khả năng thanh toán cho nhu cầu du lịch của mình.
2. Đặc điểm của nguồn khách:
Nguồn khách đa dạng và phong phú, mỗi một khách hàng có nhu cầu, đặc điểm
tâm lý, sở thích... khác nhau, vì vậy để kinh doanh có hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp
cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của nguồn khách để từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp đáp
ứng nhu cầu tốt nhất cho khách.
2.1. Đặc điểm của nguồn khách phân theo các tiêu thức - phân theo quốc
tịch:
- Phân theo quốc tịch:
+ Khách nội địa: phân theo khách nội địa giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nhận
biết được đặc điểm thói quen, phong tục tập quán... của từng vùng từng địa phương để
đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho khách.
+ Khách quốc tế: đối với khách quốc tế thì việc nhận biết đặc điểm của nguồn
khách phức tạp hơn về thói quen, phong tục tập quán, ngôn ngữ...
- Phân theo mục đích chuyến đi:
+ Khách du lịch công vụ: đối với khách này, họ đi du lịch với mục đích tham
dự hội nghị, hội nghị chuyên đề, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, tham khảo
thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư... họ là những người có khả năng chi trả cao nên đòi
hỏi chất lượng phục vụ tốt hơn mức độ tiện nghi hiện đại hơn, đòi hỏi nhiều dịch vụ bổ
sung. Loại hình du lịch này có đặc điểm là tính thời vụ thấp, thường đi du lịch vào
mùa hè.


+ Khách du lịch thuần tuý: đối với loại khách này họ đi du lịch với mục đích
tìm hiểu văn hoá, du lịch thể thao, du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh. Đặc điểm của khách

này là họ không yêu cầu cao hơn về chất lượng phục vụ mà họ muốn được thoả mãn
tất cả các dịch vụ với mức giá rẻ hơn.
- Phân theo độ tuổi: Một độ tuổi thì có nhu cầu, sở thích, đặc điểm tâm lý, thu
nhập, khả năng chi trả khác nhau, nên lựa chọn loại hình du lịch cũng khác nhau.
+ Ở độ tuổi thanh niên: lứa tuổi này rất năng động, thích phiêu lưu mạo hiểm,
thích khám phá cảm giác mạnh, đa số ở độ tuổi này thích đi du lịch cá nhân hoặc theo
nhóm nhỏ, tổ chức độc lập, thích loại hình du lịch biển, du lịch leo núi, trượt ván ...
Thông thường ở tuổi này nghề nghiệp và thu nhập của họ chưa ổn định, khả năng chi
tiêu còn hạn chế chưa đòi hỏi cao về chất lượng phục vụ.
+ Ở tuổi trung niên: ở tuổi này họ thường đi du lịch theo đoàn, nghề nghiệp và
thu nhập ổn định, nên đòi hỏi chất lượng phục vụ cũng như mức độ tiện nghi cao.
+ Ở tuổi già: khác với lứa tuổi thanh niên: ở tuổi già họ rất khó tính, thích yên
tỉnh, thích được người khác quan tâm chăm sóc. Mục đích đi du lịch của họ là du lịch
nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch chữa bệnh, đi dạo tìm hiểu văn hoá, câu cá. Đối với loại
hình này, thời gian đi du lịch thường dài ngày, tính thời vụ thấp.
- Phân theo trình độ văn hoá: chúng ta có thể chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm người có trình độ cao: thông thường người có trình độ cao kéo theo có
thu nhập cao thường đu du lịch nhiều hơn người có trình độ thấp. Họ đi du lịch với
mục đích tìm hiểu văn hoá, nghiên cứu khoa học, tìm kiếm cơ hội đầu tư... họ sẵn sàng
đi du lịch đến một nơi xa lạ và tiêu dùng những sản phẩm đắt tiền, ít quan tâm đến giá
cả, chỉ quan tâm đến chất lượng và sự thoải mái mà nơi du lịch mang lại.
+ Nhóm người có trình độ trung bình: đây là nhóm khách được để ý nhiều nhất
trong thị trường du lịch ở các nước phát triển và đang phát triển.
+ Nhóm người có trình độ thấp: đối với nhóm người này họ rất ít đi du lịch do
thu nhập thấp, không đủ khả năng chi trả, thời gian rỗi ít và khả năng nhận biết về tài
nguyên du lịch chưa cao nhóm người này ít đi du lịch xa thường đi nhiều lần trong một
loại hình du lịch.
- Phân theo hình thức chuyến đi .
+Khách đi lẻ: Là những người thích đi du lịch một mình hoặc vợ chồng khách
này khi có điều kiện thì họ sẽ đi du lịch ,đòi hỏi chất lượng cao.

+ Khách theo đoàn: Là nhóm gồm 5 người trở lên, họ có sở thích và nhu cầu
gần giống nhau, ít quan tâm đến chất lượng mà quan tâm đến sự thoả mãn .
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn khách
- Các nhân tố ảnh hưởng tích cực .
+ Thời gian rổi: Con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian rổi,
thời gian rổi là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để có thể tham gia vào hoạt động du
lịch. Ngày nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học công nghệ được ứng dụng,


năng suất lao động ngày càng cao và mức sống của con người ngày được cải thiện. Xu
hướng chung trong điều kiện phát triển hiện đại là giảm bớt thời gian làm việc và tăng
số thời gian nhàn rỗi. Đây là điều kiện cho khách có thể đi du lịch .
+ Yếu tố kinh tế: Nhu cầu du lịch là nhu cầu thứ yếu .Vì vậy khi muốn đi du
lịch ngoài việc có thời gian rỗi ... con người cần phải có thu nhập đủ lớn để chi trả cho
chuyến đi của mình. Thông thường những người có thu nhập cao đi du lịch nhiều hơn
những người có thu nhập thấp .
+ Yếu tố chính trị: ổn định về chính trị của một quốc gia là cơ hội thuận lợi để
đảm bảo sự an toàn cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Những nước có đường lối
chính trị trung lập như: Thuỵ Điển, Ao, Thuỵ Sĩ... thường có sức hấp dẫn thu hút nhiều
lượng khách đến du lịch và Việt Nam cũng là điểm đến an toàn cho nên rất thuận lợi
để phát triển du lịch.
+ Giao thông vận tải: ngày nay, giao thông vận tải đã trở thành một trong
những yếu tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế, giao thông
phát triển dẫn đến tăng về số lượng của phương tiện vận chuyển. Sự tăng số lượng của
phương tiện vận chuyển làm cho mạng lưới giao thông vận tải vươn tới được nhiều nơi
trên thế giới. Giao thông phát triển kéo theo phát triển về chất lượng của phương tiện
vận tải, đó là việc tăng tốc độ luân chuyển cho phép tiết kiệm thời gian đi lại, kéo dài
thời gian ở lại nơi du lịch cho phép khách đi du lịch đến những nơi xa, đảm bảo an
toàn trong chuyến đi.
- Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực:

+ Giá cả: giá là yếu tố cơ bản đóng vai trò quyết định mua hàng của người tiêu
dùng. Đối với ngành kinh doanh du lịch, giá cả tỷ lệ thuận với mức chất lượng và
khách hàng cũng rất nhạy cảm với giá. Nếu doanh nghiệp đưa ra giá quá cao thì khách
hàng sẽ cho là quá đắt, không có khả năng chi trả cho chuyến đi và nếu đưa ra giá quá
thấp thì khách hàng sẽ nghi ngờ về chất lượng và cuối cùng họ sẽ không đi. Vì vậy
doanh nghiệp cần có chính sách giá linh hoạt.
+ Gia đình: sự ảnh hưởng của gia đình rất quan trọng trong hành vi ứng xử của
khách du lịch. Đặc biệt, những quan hệ cha mẹ, con cái và vợ chồng.
. Đối với gia đình có con nhỏ dưới 6 tuổi: họ ít đi du lịch vì kinh tế còn hạn hẹp
vì phải đầu tư cho con như: mua sắm đồ chơi cho trẻ, các vật dụng gia đình thời gian
rỗi ít vì phải ở nhà chăm sóc con.
. Đối với gia đình bố mẹ đã nghỉ hưu - thiếu một. Thu nhập giảm, thời gian rỗi
nhiều, sức khoẻ yếu, không thích đi du lịch vì thiếu bạn đồng hành.
+ Sự e ngại về thiếu an toàn: Trong du lịch những sự kiện mới lạ bất thường
có sức hấp dẫn khách, kích thích tính tò mò của khách nhưng những điều chưa biết sẽ
gây e ngại họ không thích đến những nơi thiếu an toàn, không cùng phong tục tập
quán, bất đồng ngôn ngữ. Đặc biệt là những nơi gây nguy hiểm đến tính mạng cho
khách như dịch bệnh, chiến tranh, sự mất ổn định về chính trị.


Ngoài ra, yếu tố thiếu thời gian, hạn chế về sức khoẻ cũng là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến việc không đi du lịch của du khách.

3. Ý nghĩa của nguồn khách đối với hoạt động du lịch:
Trong tất cả các ngành kinh doanh, khách hàng luôn luôn là nhân tố quan trọng
hàng đầu quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp. Và trong ngành
kinh doanh du lịch thì nguồn khách là nhân tố quyết định đến sự phát triển du lịch và
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu nguồn khách đóng vai trò quan trọng, giúp xác định thị trường
mục tiêu của doanh nghiệp, tạo điều kiện kế hoạch hoá công việc, tăng khả năng cạnh

tranh.
V. HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG KINH DOANH DU LỊCH:
1. Khái niệm:
Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch là chỉ tiêu đo mức độ kết quả đạt
được so với những chi phí đã bỏ ra trong hoạt động kinh doanh du lịch trên cơ sở bảo
vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch và mức độ thoả mãn nhu cầu khách.
HQKT = x 100
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch:
Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế trong du lịch được biểu hiện thông qua một hệ
thống chỉ tiêu, yêu cầu chỉ tiêu là:
- Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch phải
đảm bảo so sánh được với hiệu quả kinh tế các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân,
đồng thời phản ánh được hiệu quả kinh tế đặc trưng riêng có của bản thân ngành du
lịch.
- Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh các hiệu quả kinh tế phải được khảo sát qua
các yếu tố sản xuất cơ bản và trên nhiều bình diện để từ đó có cách đánh giá tổng hợp,
cụ thể về hiệu quả kinh tế du lịch.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch gồm hai nhóm
chính:
2.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung:
- Hiệu quả sử dụng vốn:
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Công thức tính:
H1V = ; hoặc H2V =
Trong đó:


LN: lợi nhuận
VCĐ: vốn cố định
DT: doanh thu

Ý nghĩa: phản ánh 1 đồng VCĐ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu và bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Công thức tính: H1VLĐ = ; hoặc H2VLĐ =
Trong đó:
DT: doanh thu
LN: lợi nhuận
LLĐ: vốn lưu động
Ý nghĩa: phản ánh một số đồng vốn lưu động sẽ thu được bao nhiêu đồng
doanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hiệu quả sử dụng chi phí:
H1C =
H2C =
Ý nghĩa: đây là chỉ tiêu thể hiện mức độ tận dụng chi phí, khi doanh nghiệp bỏ
ra một đồng chi phí thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu và bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
- Hiệu quả thu hồi vốn xây dựng cơ bản:
+ Thời hạn thu hồi vốn đầu tư cơ bản đối với các công trình xây dựng mới, sửa
chữa lại, hiện đại hoá. Nó là khoảng thời gian mà trong đó lợi nhuận thu được hay số
tiết kiệm chi phí sản xuất do hạ giá thành sản phẩm đạt được bằng số vốn đầu tư bỏ ra.
th =
Trong đó:

hoặc th =
th: thời gian thu hồi vốn đầu tư
Vđt : tổng số vốn đầu tư
L: lợi nhuận
∆C: tiết kiệm chi phí do hạ giá thành sản phẩm

+ Thời gian thu hồi vốn vay.

TV =
Trong đó:
TV: thời gian thu hồi vốn vay
Vt: vốn vay ngân hàng
N: vòng quay của vốn trong năm


Kđ: lãi suất kinh doanh
Kt: lãi suất ngân hàng
- Hiệu quả sử dụng lao động:
HLĐ =

hoặc HLĐ =

Trong đó:
D: doanh thu
L: lợi nhuận
N: người lao động
+ Năng suất lao động: là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm tạo ra trong kỳ kế
hoạch và số lượng công nhân viên bình quân, nó thể hiện kết quả của lao động.
W=
Trong đó:

W: năng suất lao động
S: khối lượng sản phẩm của kỳ kế hoạch
A: số lượng công nhân viên bình quân

Ý nghĩa: bình quân 1 người lao động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu khối
lượng sản phẩm trong kỳ kế hoạch.
2.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế đặc trưng của kinh doanh

du lịch.
* Trong kinh doanh lưu trú:
Công suất SD buồng
giường (Hb)

Tổng số ngày khách trong kỳ

=

Số buồng được thiết kế x T. gian KD của kỳ x Hệ số

- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân 1 ngày giường:
HG =
Trong đó:

L: tổng lợi nhuận
G: tổng số ngày giường

* Trong kinh doanh nhà hàng:
- Doanh thu trung bình / nhân viên =
- Doanh thu trung bình / chổ ngồi =
- Lợi nhuận trung bình / chổ ngồi =
- Hiệu quả khai thác khách:
HK =

hoặc HK =

- Mức sử dụng thời gian làm việc:

x100%



Ý nghĩa: chỉ số ngày để định hướng trong việc tổ chức lao động, quản lý thời
gian làm việc của từng cán bộ công nhân viên, từng bộ phận nghiệp vụ nhằm tận dụng
được thời gian làm việc.
K = x 100
Trong đó: K: hệ số sử dụng thời gian làm việc
* Trong kinh doanh lữ hành:
Htour =

hoặc Htour

Hngày tour =

hoặc

3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch:
Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa thu và chi. Do vậy doanh
thu và chi phí là hai yếu tố có vị trí quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
Muốn có thu thì phải có chi, nhưng mức thu phải lớn hơn mức chi.
Để làm tăng hiệu quả kinh doanh thì có hai phương hướng chính như sau:
3.1. Phương hướng và giải pháp tăng doanh thu:
Theo công thức ta có:
n

DT =
Trong đó:

∑ Q .P
i =1


i

i

D: tổng doanh thu
Qi: khốilượng hàng hoá - dịch vụ i bán được
Pi: giá cả của một đơn vị sản phẩm của hàng hoá - dịch vụ i

Để tăng doanh thu thì:
- Tăng lượng bán sản phẩm bằng cách:
+ Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.
+ Nâng cao chất lượng phục vụ du lịch.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo trong và ngoài nước bằng mọi
phương tiện.
+ Tăng cường mở rộng quan hệ với các hãng lữ hành các đơn vị gửi khách.
- Trong trường hợp cầu > cung:
+ Tăng giá đồng thời tăng chất lượng.
+ Thay đổi cơ cấu sản phẩm để tăng giá.
+ Tăng các dịch vụ bổ sung.


3.2. Phương hướng và giải pháp tiết kiệm chi phí bất hợp lý.
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản: có đặc điểm dung lượng đầu tư ban đầu lớn
cho nên cần quản lý chặt chẽ trong quá trình xây dựng, tính toán kỹ từng khâu, từng
bước trong xây dựng, cần tính toán kỹ trong việc mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị.
- Sử dụng và khai thác hợp lý các cơ sở vật chất kỹ thuật đã xây dựng kết hợp
chế độ bảo quản.
- Cần sử dụng lao động hợp lý theo thời vụ bằng cách thông qua hợp đồng lao
động theo mùa vụ, vào mùa cao điểm tăng thêm nhân viên và mùa thấp điểm giảm bớt

nhân viên để giảm chi phí về tiền lương cho doanh nghiệp.
- Thường xuyên bảo quản, kiểm tra nguyên liệu, hàng hoá trong kho, tránh mua
nhiều gây lãng phí dẫn đến tồn kho.
4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch:
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, cho phép doanh nghiệp du lịch tái
sản xuất, mở rộng thế lực cạnh tranh, có điều kiện giải quyết thoả đáng các mối quan
hệ kinh tế.


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI KHU DU LỊCH PHỤC HỒI SỨC KHOẺ
NƯỚC KHOÁNG NÓNG THANH TÂN
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ KHU DU LỊCH PHỤC HỒI SỨC KHOẺ NƯỚC
KHOÁNG NÓNG THANH TÂN:
1. Vài nét về du lịch tại Thừa Thiên Huế:
1.1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí 16 014' vĩ Bắc, 107002' - 108011' kinh Đông
cách thủ đô Hà Nội 660km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.070km về
phía Nam. Có diện tích tự nhiên là 5.010km 2, dân số là 1.045.134 người, phía bắc giáp
tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp Quảng Nam - Đà Nẵng, phía Tây giáp Lào, phía Đông
giáp biển Đông.
Huế nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nắng rõ rệt, nhiệt độ
trung bình năm là 250C. Độ ẩm không khí trung bình 86 - 87%, lượng mưa lớn trung
bình năm 2800 - 3000mm.
Huế có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sông, đường sắt, đường bộ
và đường không. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch.
1.2. Điều kiện tự nhiên:
Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Huế đa dạng và phong phú, với đặc điểm đa dạng
về cấu trúc địa hình biển, đồng bằng, đồi núi đã tạo cho Thừa Thiên Huế sự đa dạng và

phong phú về cảnh quan. Và các hệ sinh thái có giá trị cho phát triển nhiều loại hình
du lịch như: hệ sinh thái biển, hệ sinh thái sông, hệ sinh thái rừng và đặc biệt là hệ sinh
thái nghĩ dưỡng ngâm tắm và trị liệu, đây là loại hình mà được khách quan tâm nhất
ngày nay.
Thừa Thiên Huế có bờ biển dài trên 100km với những bãi biển đẹp như: biển
Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô... được đánh giá là lý tưởng, cảnh quan đẹp độ ẩm
tốt, cát trắng mịn, thu hút hàng vạn người vào mùa hè. Huế còn có một hệ thống đầm
phá độc đáo của Việt Nam đó là phá Tam Giang, phá Cầu Hai... Và đặc biệt ở Huế có
một nguồn nước khoáng nóng Thanh Tân cách thành phố Huế 30km về phía Bắc, đây
là món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, đang ẩn sâu trong lòng
đất, thành phần hoá học của nước khoáng rất đa dạng từ bicabonat natri đến clorua
natri với nhiều công dụng có lợi cho sức khoẻ, cho nên rất thuận lợi cho việc phát triển
loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Huế có hệ sinh thái động thực vật rất đa
dạng, tiêu biểu là rừng vườn quốc gia Bạch mã, với diện tích 22.031ha cách thành phố
Huế 55km về phía Nam. Vườn quốc gia Bạch Mã là trung tâm của dãi rừng xanh tự
nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam, kéo dài từ biên giới Lào đến biển Đông là phần
cuối của dãy Trường Sơn Bắc, vườn quốc gia Bạch Mã như một bức tranh hùng tráng


được dệt nên bởi nhiều dãy núi cao chia cắt và hấp dẫn hướng ra biển như chào đón
du khách bốn phương.
Đến với Huế du khách không những tận hưởng phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp
mà còn cảm thấy tỉnh tâm và sức khoẻ tốt hơn.
1.3. Các giá trị văn hoá:
Thành phố Huế là trung tâm văn hoá du lịch lớn của cả nước. Thành phố Huế
xưa từng là thủ phủ của Đàng Trong, rồi kinh đô của nhà Nguyễn - triều đại phong
kiến cuối cùng của nước ta cho nên Huế còn giữ lại một nguồn di sản tinh thần và
nhiều truyền thống văn hoá nổi tiếng, nhiều dấu tích của quần thể kiến trúc, thành
quách, cung điện, đền chùa, lăng tẩm uy nghi tráng lệ của vua chúa nhà Nguyễn.
Văn hoá Huế là sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân gian và văn hoá cung đình:

những điệu hò, điệu lý... ca múa nhạc cung đình và Huế là nơi có nhiều lễ hội truyền
thống dân gian được tổ chức hàng năm như: lễ Cầu Ngư, lễ Ông, lễ bà tại Điện Hòn
Chén...
Nét văn hoá Huế còn thể hiện ở hàng chục làng nghề: kim hoàn, đúc đồng, nghề
thêu ... một tác phẩm như gửi gấm tâm hồn của người dân xứ Huế.
Huế có một nền văn hoá ẩm thực truyền thống với các món ăn nổi tiếng, độc
đáp mà chỉ Huế mới có đó là: các món ăn cung đình, cơm hến, tôm chua, muối mười
món, kẹo mè xửng... và hàng chục các loại bánh đặc sản như: bánh lọc, bánh bèo, bánh
xèo... vẫn còn giữ lại cho đến ngày nay.
Chính vì vậy cuộc họp lần thứ 17 tại Colombia quyết định công nhận quần thể
di tích Huế là tài sản văn hoá chung. Ngày 2/8/1994 lễ trao văn bản công nhận đã được
tổ chức trọng thể tại Hoàng Cung Huế là di sản văn hoá lịch sử đầu tiên ở nước ta
được ghi vào danh mục thế giới.
Tháng 4/2000 Huế được chọn làm thành phố Festival của quốc gia và quốc tế
được tổ chức 2 năm một lần.
Ngày 7/11/2003 Huế được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể nhã nhạc
cung đình Huế.
Đến nay Huế đã tồn tại trên 355 năm và được UNESCO xếp vào một trong 315
di sản văn hoá của nhân loại cần được bảo vệ và tôn tạo.
Thành phố Huế là trung tâm đồng vị của vùng trong tam giác động lực tăng
trưởng miền Trung, là cung đường di sản văn hoá thế giới. Huế - Hội An - Mỹ Sơn,
đây là một trong những tiềm năng du lịch lớn của Huế.
2. Quá trình hình thành và phát triển của khu du lịch phục hồi sức khoẻ
nước khoáng nóng Thanh Tân:
Ngày 10/4/1998 UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định tách xí nghiệp sản
xuất nước khoáng từ Công ty Dược - Tỉnh Thừa Thiên Huế để thành lập công ty cổ
phần Thanh Tân, với nhiệm vụ "Bảo vệ, tồn tại, khai thác có hiệu quả mỏ nước khoáng
Thanh Tân và hoạt động dịch vụ nhằm góp phần vào sự phát triển của tỉnh nhà".



Năm 1999 nghiên cứu đề tài nguồn nước khoáng Thanh Tân có tác dụng phục
hồi sức khoẻ cho con người.
Từ tháng 4/2000 khu du lịch Thanh Tân đã chính thức đi vào hoạt động và các
hoạt động du lịch bắt đầu phát triển.
Năm 2001 bắt đầu xây dựng và phát triển các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các
dịch vụ bổ sung.
Với diện tích khuôn viên rộng trên 30ha khu Du lịch Thanh Tân được chia
thành 3 tiểu khu:
♦ Tiểu khu 1: là vùng sát chân núi có con đường rộng 3m bao quanh, có dòng
suối tự nhiên rất thơ mộng, du khách có thể tận hưởng những cảnh sương mờ vào lúc
sáng sớm.
♦ Tiểu khu 2: là trung tâm ngâm tắm nước khoáng nóng.
♦ Tiểu khu 3: là nơi vui chơi và ăn uống.
Khu Du lịch nước khoáng Thanh Tân đặc trưng là phục hồi sức khoẻ - sản
phẩm của sự nỗ lực nhằm bảo vệ, tôn tạo món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Nơi đây hội tụ đủ các yếu tố tự nhiên hoàn toàn có lợi cho sức khoẻ với
những điểm nổi bật:
. Núi non hùng vĩ, bao la một vùng xanh biếc.
. Bầu không khí trong lành chưa hề bị ô nhiễm bởi bụi, khói công nghiệp.
. Xa vùng dân cư nên luôn yên tĩnh.
. Nguồn nước khoáng nằm sâu hàng nghìn mét dưới lòng đất và xuất lộ trên
đỉnh đồi ở nhiệt độ 680C chứa các chất có lợi cho sức khoẻ con người.
. Kết quả nghiên cứu trên 70 năm của các nhà khoa học trong và ngoài nước
thuộc các ngành vật lý, hoá học, dược học, y học đã đi đến kết luận: nguồn nước
khoáng Thanh Tân được xếp vào loại nước khoáng rất nóng có Calcium Sunfat và
Silic.
. Nước khoáng Thanh Tân tương tự nước khoáng Kundur (Liên Xô) và Pavel
Banila (Bungari) Vittel Grand Sources (Pháp) là nước được sử dụng từ lâu đời để chữa
bệnh.
Công dụng của nước khoáng Thanh Tân:

- Dùng uống: có tác dụng đối với các loại bệnh sau:
. Bệnh về đường tiêu hoá: viêm dạ dày, viêm đại tràng.
. Bệnh ngoài da: ngứa, viêm thần kinh da.
. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, nghề nghiệp mãn tính: nhiễm độc kim loại, di
chứng của điều trị bằng hoá học.
- Dùng ngoài: ngâm tắm để chữa:


. Bệnh cơ xương khớp, Cột sống ...
. Bệnh về thần kinh
. Bệnh ngoài da, bệnh về mạch máu.
. Phục hồi chức năng sau điều trị.
. Phục hồi sức khoẻ rất tốt trong các trường hợp sau ốm đau, lao động mệt nhọc,
suy nhược cơ thể...
Chính vì vậy mà chín tháng đầu năm 2002 đã có hơn 8 vạn lượt khách đến vui
chơi và nghỉ dưỡng với số lượng tuy chưa nhiều nhưng du khách các vùng xa trong
nước và khách nước ngoài cũng đã đến đây.
Sau gần 6 năm hoạt động tuy là khoảng thời gian không dài nhưng khu du lịch
Thanh Tân đã để lại ấn tượng trong lòng du khách. Trong thời gian đầu khu du lịch
Thanh Tân đã gặp nhiều khó khăn với đội ngũ nhân viên còn non trẻ, cơ sở vật chất kỹ
thuật còn hạn chế. Nhưng những năm gần đây nhờ sự nổ lực không ngừng của ban
giám đốc cũng như lòng yêu nghề của cán bộ công nhân viên, sự hưởng ứng của cộng
đồng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng được nâng cấp... Khu du lịch Thanh
Tân đã trở thành một đơn vị kinh doanh đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên,
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với chính quyền địa phương, đảm bảo các yêu cầu về an
ninh xã hội cũng như luật lệ quy định của Nhà nước về khu du lịch.
Khu du lịch phục hồi sức khoẻ bằng nước khoáng Thanh Tân toạ lại tạ xã
Phong Sơn - Huyện Phong Điền - Tỉnh Thừa Thiên Huế cách thành phố huế 3km về
phía Tây Bắc. Từ quốc lộ 1A (đầu cầu An Lỗ) rẽ vào 12km theo đường nhựa đến khu
du lịch.

Tel: 054.553225 - 553192.
Fax: 054.826015
Website: www.thanhtan.com.
Email:
3. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động kinh doanh tại khu du lịch phục hồi
sức khoẻ bằng nước khoáng Thanh Tân:
3.1. Chức năng:
Là một khu du lịch với diện tích trên 30ha có các chức năng sau:
- Chức năng điều dưỡng: phục hồi sức khoẻ cho
khách.
- Phục vụ lưu trú: là một công ty kinh doanh du lịch theo nguyên tắc hạch toán
kinh tế nhằm mục đích thu lợi nhuận Khu du lịch Thanh Tân phải quản lý tốt các hoạt
động bán và trao cho khách những dịch vụ đạt chất lượng, cung cấp đầy đủ các tiện
nghi nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết cho khách trong quá trình lưu trú tại khu du lịch.


- Phục vụ ăn uống: với hệ thống thực đơn phong phú, các món ăn mang tính
chất đồng quê, cùng đội ngũ nhà bếp có tay nghề... nhà hàng phục vụ nhucầu ăn uống
không những cho khách lưu trú tại khách sạn mà cả cho khách có nhu cầu đến nghị
ngơi, vui chơi giải trí, khách vãng lai...
- Phục vụ các dịch vụ bổ sung: ngoài các dịch vụ cơ bản của khu du lịch, ở đây
còn tổ chức các dịch vụ bổ sung như: vui chơi giải trí, giặt là, tổ chức hội họp,
karaoke, bán hàng lưu niệm... nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách, thoả mãn nhu
cầu cho khách.
3.2. Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của Khu du lịch Thanh Tân là: chăm sóc sức khoẻ cho mọi đối tượng
khách.
Phục hồi trồng trọt để phủ xanh 30ha đất rừng đã bị tàn phá và dần dần biến
thành trang trại.
Hoàn thành tốt mục tiêu, chiến lược mà Khu du lịch Thanh Tân đề ra.

Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên làm việc trong Khu du lịch.
Sử dụng và quản lý tốt cơ sở vật chất kỹ thuật, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực
hiện có nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tại Khu du lịch.
Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các khoản nộp ngân sách của Nhà nước, đảm
bảo các yêu cầu về an ninh xã hội, bảo vệ môi trường cảnh quan cũng như luật lệ quy
định của Nhà nước về Khu du lịch.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước
khoáng Thanh Tân:
Để biết được cách tổ chức cũng như mối quan hệ, chức năng và nhiệm vụ của
từng bộ phận tại Khu du lịch Thanh Tân ta có thể xem bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Khu du lịch Thanh Tân

Giám đốc trung tâm

P. Giám đốc trang trại

Hướ ng dẫn

Bán vé

Lưu trú

Nhà hàng

Kỹ thuật

Cơ điện

K.toán vật



K.toán tài vụ

Trồng rừng
Rau sạch

Chăn nuôi

Cây ăn quả

Trang trại

P. Giám đốc dịch vụ



4.1. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
4.1.1. Giám đốc:
- Là người có trách nhiệm cao nhất về pháp lý, chịu trách nhiệm).
- Vạch ra mục tiêu kinh doanh, phương hướng phát triển của khu du lịch, thống
nhất quy hoạch, tổ chức hoạt động quản lý kinh doanh.
- Đảm bảo sự vận hành tốt cho khu du lịch, lập ra cơ chế tổ chức và kế hoạch
tiền lương, bố trí cán bộ công nhân viên một cách hợp lý, phụ trách công tác tuyển
dụng nhân viên, kiểm tra, thăng, giảm, thưởng, phạt cán bộ.
- Quan hệ tốt với khách hàng, các nhà cung ứng, nhân viên và chính quyền địa
phương.
- Báo cáo tình hình về kết quả hoạt động kinh doanh xây dựng và trình các kế
hoạch hằng năm của đơn vị mình.
4.1.2. Phó gám đốc du lịch:
- Giúp giám đốc vạch ra phương châm, sách lược kinh doanh, kế hoạch công

tác của đơn vị.
- Căn cứ vào ý kiến của giám đốc, vạch ra quy tắc điều lệ của đơn vị.
- Giải quyết khiếu nại của khách.
- Xây dựng chính sách thương mại khách hàng.
- Kiểm tra chất lượng phục vụ của từng bộ phận.
4.1.3. Phó giám đốc trang trại:
- Là người trực tiếp chỉ đạo về việc trồng cây, gây rừng, chăn nuôi.
- Chịu trách nhiệm về việc cung cấp các nguyên liệu chế biến cho nhà hàng
như: rau tươi, cá, thịt...
4.1.4. Kế toán tài vụ:
- Thu thập phiếu nhập hàng và các phiếu chi có liên quan do các bộ phận kinh
doanh chuyển đến.
- Kiểm tra số lượng, đơn giá ghi trên hoá đơn, chứng từ có phù hợp với phiếu
xin mua với tổng số tiền đã chi hay không.
- Kiểm tra số liệu doanh thu của các bộ phận, lập báo cáo doanh thu hằng ngày.
- Lập bảng lương cho cán bộ công nhân viên.
- Báo cáo thường xuyên tình hình kinh doanh với cấp trên.
4.1.5. Kế toán vật tư:
- Kiểm tra hàng hoá tồn kho định kỳ: hàng tuần, tháng, quý để điều chỉnh kế
hoạch thu mua.


- Trình giám đốc phê duyệt những kế hoạch sản xuất kinh doanh về kế hoạch
vật tư hàng hoá.
4.1.6. Cơ điện:
- Đảm bảo an toàn về thiết bị điện, khi có sự cố xảy ra kịp thời có mặt để khắc
phục và củng cố hệ thống điện.
4.1.7. Kỹ thuật:
- Sửa chữa điện nước, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.
- Hướng dẫn khách sử dụng các thiết bị hiện dại.

4.1.8. Nhà hàng:
- Làm tốt công tác chuẩn bị lau chùi, bài trí bàn, trước khi mở cửa phòng ăn và
công tác thu dọn sau khi đóng cửa nhà hàng.
- Có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách khi có nhu cầu, ngoài ra
nhà hàng có tổ chức các bữa ăn cho khách theo đoàn, tiệc đứng...
4.1.9. Lưu trú:
- Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh ngăn nắp các phòng, hành lang.
- Chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý chìa khoá.
- Kiểm tra thường xuyên các thiết bị tiện nghi trong phòng, nếu có gì hư hỏng
thì phải kịp thời báo cho bộ phận kỹ thuật.
- Thông báo cho lễ tân khi khách rời phòng.
4.1.10. Lễ tân:
- Đón tiếp khách và bán vé cho khách.
- Đăng ký phòng, sắp xếp và bố trí phòng ngũ cũng như báo đặt ăn cho khách.
- Giới thiệu các dịch vụ cho khách, cung cấp những thông tin mà khách yêu
cầu.
- Phối hợp với bộ phận bảo vệ để làm tốt công tác an ninh.
- Thanh toán, lập hoá đơn báo cáo doanh thu hằng ngày.
4.1.11. Hướng dẫn và điều dưỡng:
- Bộ phận hướng dẫn:
+ Hướng dẫn khách những việc nào nên làm và những việc nào không nên làm.
+ Hướng dẫn khách cách ngâm tắm và chơi các trò chơi trên nước.
+ Giới thiệu cho khách biết về cảnh quan của khu du lịch nếu khách có nhu cầu.
- Điều dưỡng:
+ Chăm sóc phục hồi sức khoẻ cho khách.
+ Hướng dẫn khách cách ngâm tắm.


+ Lập phiếu theo dõi chăm sóc khách.
+ Xử lý các trường hợp cấp cứu ban đầu.

+ Quản lý vệ sinh trong khuôn viên khu du lịch.
Nhận xét: Mỗi bộ phận tham mưu giúp việc đều có chức năng và nhiệm vụ
riêng nhưng tất cả đều có mối quan hệ hợp tác lẫn nhau tạo nên sự liên kết vững chắc
với mục tiêu là phục vụ khách tốt hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng mặt
khác, đối với mỗi công việc thì phải đưa ra kế hoạch phân công cụ thể có chuyên môn
nghiệp vụ.
II. NGUỒN NHÂN LỰC - VẬT LỰC TẠI KHU DU LỊCH PHỤC HỒI SỨC
KHOẺ NƯỚC KHOÁNG THANH TÂN:
1. Đội ngũ lao động tại Khu du lịch Thanh Tân:
Như chúng ta đã biết du lịch là ngành sử dụng nhiều nhân lực hơn so với nhiều
ngành sản xuất khác, và du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm nhiều ngành
nghề và đòi hỏi trình độ chuyên môn khác nhau. Vì vậy đẩy nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động thì mỗi bộ phận phải có số lượng lao động và trình độ phù hợp.
Để biết được chất lượng đội ngũ lao động tại Khu du lịch Thanh Tân ta có thể
xem bảng sau:


Bảng 2: Trình độ lao động
ĐVT: người
Giới tính
Nam
Số
TT
Bộ phận
lượng
1 Ban lãnh đạo
3
2 Kế toán
1
3 Nhà hàng

10
4 Lưu trú
4
5 HD viên và
7
điều dưỡng
6 Điện
4
7 Mổitường
4
8 Bảo vệ
3
9 Trang trại
7
10 Kỹ thuật
3
11 Tổng
46

SL

TT%

3

10,34

3

10,34


3

10,34

4
3
3
7
3
29

13,79
10,34
10,34
24,13
10,34
63,04

Đại học

Cao đẳng

Trung học

Phổ thông

Lao động
trực
tiếp


Lao động
gián
tiếp

Nữ
SL
1
7
4
4

1

TT%
5,88
41,17
23,5
23,5

3
SL

TT
25
(%)

2

16,7


3

25

5,88
2
2
12

16,7
16,7
26,1

SL

TT
(%)

1

12,5

3
1
3

37,5
12,5
37,5


8

17,4

SL
1
6
4
3

TT
(%)
5,9
35,3
23,5
17,6

1
1

5,9
5,9

1
17

5,9
36,9


SL

TT
(%)

2

22,2

2

3
SL
1
2
1
7

20
TT%
6,6
13,3
6,6
46,7

22,2

5

55,6


9

19,6

1

6,6

15

32,6

SL

TT%

8
3

25,8
9,7

4
4
2
7
3
31


12,9
12,9
6,5
22,6
9,7
67,4

Nguồn: Phòng Kế toán - Khu du lịch Thanh Tân


×