A.
MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người anh hung dân tộc ,
một danh nhân văn hóa thế giới, luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục. Người luôn
quan niệm: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích tram năm trồng người”.
Luôn nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước, Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc ta một tư tưởng lớn, những quan điểm mới
về giáo dục. Để tìm hiểu kĩ hơn về điều đó, em chon đề tài “phân tích tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục và sự vận dụng tư tưởng đó trong viêc xây
dựng nền giáo dục Việt Nam hiện nay”. Bài làm còn nhiều sai sót, mong quý
thầy cô góp ý để hoàn thiên hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO DỤC
Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của
B.
I.
1.
dân tộc. Đó là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… đã tồn tại ngàn đời nay
trong đời sống nhân dân ta. Không chỉ vậy, người còn ảnh hưởng sâu sắc từ những
quan điểm mới mẻ của giáo dục phương Tây như tinh thần tư học là chính, là quan
niện “học đi đôi với hành”…
Nguồi gốc quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục vẫn
là chủ nghĩa Mác- Lênin và những tấm gương sáng của các ông. Mác và Ăngghen
đã tuyên bố trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” là: “Sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Tại diễn đàn Đại
hội giáo dục toàn Nga lần thứ nhất( 28-8-1918), Lênin đã khẳng định vai trò to lớn
của công tác giáo dục, coi đó là một điều kiện đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khẩu hiệu nổi tiếng của Lênin: “Học, học nữa, học
mãi” đã trở thành triết lý sống của hàng triệu, hàng triệu con người trong các thế
hệ. Uỷ ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đã đưa giáo dục suốt đời thành một
nguyên lý của nền giáo dục mở đầu thiên niên kỷ mới.
Ngoài ra, trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã học tập được rất
nhiều, trong nhân dân, trong lao động, tự học là chủ yếu. Bác nhận ra phương pháp
học mới gắn liền với thực tiễn khác xa với cách học truyền thống.
Đúc kết giá trị truyền thống và hiện đại, tiếp thu tư tưởng Mác- Lênin và vận
dụng trong trải nghiệm của mình, Hồ Chí Minh có những qun niệm mới mẻ về văn
hóa giáo dục, phù hợp với “nội tạng” của người Việt Nam ta.
2.
Nội dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục
Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến kinh viện xa thực tế và coi
trọng mẫu người theo quan niệm của nho giáo: “tam cương ngũ thường”, phụ nữ bị
tước mất quyền học vấn sống trong khuôn phép “tam tòng tứ đức”…Người cũng đã
tố cáo nền giáo dục thực dân là nền giáo dục “ngu dân”, nhồi sọ và giả dối, làm cho
cả thế giới hiểu rõ hơn thực chất của nền giáo dục ấy, đồng thời thúc tỉnh nhân dân
các nước thuộc địa vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công văn hóa giáo dục trở thành một mặt
trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất
nước nhà.Việc xây dựng văn hóa giáo dục mới trở thành nhiệm vụ vừa lâu dài, vừa
cấp bách của dân tộc ta. Người viết: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo
dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân
tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam
độc lập”.
Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục:
Mục tiêu của văn hóa giáo dục để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa và
bằng giáo dục. Người chỉ rõ: “Dốt nát cũng là kẻ địch... Địch thực dân dựa vào địch
dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa
dân ta vào nơi mù quáng... Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy, theo
Người, giáo dục để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đúng
đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh
cho nhân dân. Giáo dục để đào tạo con người có ích cho xã hội. Trong tác phẩm:
“Đời sống mới” viết năm 1947, Người nói: “Từ tiểu học, trung học cho đến đại
học, là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. Óc những người tuổi trẻ trong sạch
như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy
sự học tập ở trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai
của thanh niên là tương lai của nước nhà. Vì vậy cốt nhất là phải dạy cho học trò
biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không
chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”. Nền giáo dục mới phải thực hiện
dạy và học theo hướng: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự
đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Giáo dục còn là để “cải tạo
trí thức cũ”, “đào tạo trí thức mới”, thực hiện “công nông tri thức hóa”, xây dựng
đổi ngũ tri thức ngày càng đông đảo và có trình độ ngày càng cao. Nền văn hóa
giáo dục còn phải đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất
nước giàu mạnh sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Phải tiến hành cải cách giáo dục gồm xây dựng một hệ thống trường lớp với
trương trình nội dung dạy và học thật khoa học, thật hợp lý, phù hợp với những
bước phát triển của ta. Giáo dục phải đảm bảo kiến thức toàn diện. Nội dung giáo
dục phải bao gồm cả văn hóa, trính trị, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghề
nghiệp, lao động. Các nội dung đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cần phải học
tập khoa học, kỹ thuật bởi chúng ta đang sống trong thời đại mà cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đang tiến như vũ báo, loài người đang vận dụng những
thành tựu kỳ diệu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ để đẩy mạnh sản xuất và cải
tạo nhanh chóng bộ mặt của thế giới. Phải chú ý học chính trị, vì nếu chỉ học văn
hóa, kỹ thuật mà không có chính trị thì như người nhắm mắt mà đi. Học chính trị là
học chủ nghĩa Mác –Lênin và đường lối của Đảng để hiểu rõ nhiệm vụ cách mạng,
từ đó vững tin vào lý tưởng cách mạng, tránh được mọi sai lầm vấp ngã. Do vậy,
học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế; học tập phải kết hợp với lao
động. Muốn đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục phải phối hợp cả ba khâu; gia đình, nhà
trường, xã hội.
Trả lời câu hỏi “Học như thế nào?” Hồ Chí Minh đã đưa ra phương pháp kết
hợp lý luận với thực tế, học đi đôi với hành, kết hợp chặt chẽ nhà trường với gia
đình và xã hội. Chú trọng tự học, học suốt đời, học thực tiễn, học nhân dân, học lẫn
nhau, học ở sách vở, học ở trường. Dạy và học không phải chạy theo kiến thức đơn
thuần, mà chú trọng tư duy sáng tạo, tự do tư tưởng. Quan điểm về phương pháp
giáo dục của Hồ Chí Minh đáp ứng được nhu cầu và khả năng tự học của người
học. Đó còn là phương pháp học suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách.
Người cho rằng: “Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ càng thấy phải học thêm”.
Tư tưởng và tấm gương của Người là “ngày nào cũng phải học”. Người cho rằng
“Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại
phía sau”. Việc học là quyển vở không có trang cuối cùng.
Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người, học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự
đào tạo và đào tạo lại. Người quan niệm: " Học không biết chán, học không bao
giờ đủ, còn sống còn học”. Học ở lớp chỉ là một phần, phần chủ yếu là phải học
trong lao động, trong công tác trong hoạt động thực tiễn. Học ở những người thầy ở
trong trường lớp, học ở những người xung quanh – bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp,
nhất là nhân dân. Học tập là một quá trình lao động gian khổ, phải rèn luyện những
đức tính, những tập quán tốt đẹp trong học tập, phải có tinh thần say học tập, có
quyết tâm, có nghị lực để học tập không ngừng Phương pháp giáo dục phải xuất
phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục và cần thực hiện dân chủ bình đẳng trong
giáo dục. Giáo dục là một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ
dễ đến khó; kết hợp học tập với vui chơi có ích, lành mạnh; giáo dục phải dung
phương pháp nêu gương; giáo dục phải gắn liền với thi đua.
Phải không ngừng nâng cao đảng trí, quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vì
không có giáo viên thì không có giáo dục. Trong thư gửi hội nghị giáo dục toàn
quốc (tháng 3-1955), Người viết: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy
dạy học là: chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành công dân tốt, người lao
động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”. Người còn nói: “Các
thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo
dục cần nhằm vào mục đích là thật thà phụng sự nhân dân. Các cháu thì học tập cần
gắn liền với thực hành để mai sau thực hiện mục đích cao quý: thật thà phụng sự
nhân dân”. Phải xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất yêu nghề; phải có đạo
đức có đạo đức cách mạng; phải yên tâm công tác, đoàn kết; phải giỏi về chuyên
môn, thuần thục về phương pháp. Người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải
học thêm mãi, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học. Ngoài ra việc giáo
dục cán bộ, đảng viên là vấn đề đã được Hồ Chí minh đặc biệt quan tâm trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng của người. Nếu nâng cao dân trí là mục tiêu của giáo
dục với các tầng lớp nhân dân thì nâng cao đảng trí phải là mục tiêu giáo dục đối
với cán bộ đảng viên. Người đỏi hỏi cán bộ, đảng viên phải nâng cao sự tu dưỡng
về chủ nghĩa Mác –Lênin để giữ vững lập trường, quan niệm, phương pháp chủ
nghĩa Mác – Lênin và tổng hợp những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một
cách đúng đắn về đặc điểm của nước ta.
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NÀY TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN GIÁO
II.
1.
a.
DỤC HIỆN NAY
Thực trạng nền giáo dục Việt Nam hiện nay
Thành tựu
Nhu cầu học tập của nhân dân được đáp ứng tốt hơn, điều này thể hiện ở những
con số thống kê trong những năm vừa qua. Hiện nay, hệ thống giáo dục ở nước ta
đã khá hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến sau đại học; hầu hết các bản, làng, xã,
phường đều có trường lớp tiểu học; trường trung học cơ sở được xây dựng ở các xã
hoặc cụm liên xã; trường trung học phổ thông được xây ở các huyện, một số huyện
có 2 - 3 trường. Hệ thống giáo dục ở nước ta về cơ bản đã đáp ứng được như cầu
học tập của nhân dân. Đến nay, hầu hết người dân trong độ tuổi đi học đều được
đến trường.
Các trường Trung cấp chuyên nghiệp được củng cố và phát triển, mở rộng quy
mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo đang từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội. Công tác dạy nghề phát triển mạnh mẽ. Năm 2010, cả nước có
khoảng 2300 cơ sở dạy nghề (kể cả các trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề).
Quy mô đào tạo nghề dưới một năm vào khoảng 1.268.150 người, ở bậc trung cấp
nghề, cao đẳng nghề là 394.350.
Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục, thường xuyên cải cách giáo dục
về cả chương trình học và phương pháp học.
Kiên trì đường lối phát triển giáo dục như là một bộ phận quan trọng của công cuộc
đổi mới, tháng 10 năm 2013, Trung ương đã ra Nghị quyết 29 đổi mới căn bản toàn
diện nền giáo dục với tinh thần chủ đạo là chuyển từ phát triển số lượng sang phát
triển chất lượng, với khẩu hiệu thực học, thực nghiệp để giáo dục con người Việt
Nam, thế hệ trẻ Việt Nam và nguồn nhân lực chất lượng cao theo Nghị quyết Đại
hội XI đề ra.
Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến tích cực theo hướng khắc phục
các tiêu cực trong ngành, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục,
đổi mới cơ chế tài chính trong ngành giáo dục; tăng cường phân cấp quản lý giáo
dục nhằm tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các địa phương và cơ sở
giáo dục; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin truyền thông hình thành giám sát
xã hội đối với chất lượng giáo dục; đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn
ngành; mở rộng môi trường giáo dục thân thiện.
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đồng thời chỉ
đạo đổi mới đồng bộ cách tiếp cận và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
hiện hành theo hướng chuyển mạnh từ phương thức giáo dục nặng về trang bị kiến
thức một chiều sang chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Mới đây nhất, Bộ giáo dục đào tạo đã quyết định đổi mới phương thức kì thi tốt
nghiệp trung học phổ thông và kì thi đại học thành kì thi trung học phổ thông quốc
gia. Bước đầu đã có những kết quả nhất định như tiết kiệm chi phí đi lại cho gia
đình thí sinh, đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa đại học và trung học phổ thông…
Kì thi trung học phổ thông tiếp theo, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục có những
đổi mới để nâng cao chất lượng đầu vào cho các trường đại học.
Chất lượng giáo dục đã có chuyển biến bước đầu, dân trí dần được nâng cao, chất
lượng giáo viên cũng tăng lên.
Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ, trình độ hiểu
biết, năng lực tiếp cận tri thức của học sinh, sinh viên bước đầu được nâng cao một
bước. Phát triển giáo dục và đào tạo đã chuyển theo hướng đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, từng bước đáp ứng
nhu cầu của thị trường lao động.
Hầu hết nhà giáo có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, cụ thể: giáo viên
mầm non đạt 90%; giáo viên tiểu học đạt 97,8%; giáo viên trung học cơ sở đạt
98,6%; giáo viên trung học phổ thông đạt 97,5%... Trình độ tin học và ngoại ngữ của
đội ngũ nhà giáo đã được nâng lên (đặc biệt ở các cấp học cao và đối với giảng viên). Về
cơ bản đội ngũ nhà giáo có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; hầu
hết đều tận tuỵ với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và
quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Giáo dục Việt Nam đạt được một số kết quả quan trọng trong nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Thành tựu to lớn đó của ngành giáo dục 70 năm qua gắn liền với kết quả của các
phong trào thi đua yêu nước, như lời dạy của Bác Hồ trong bức thư Người gửi
ngành giáo dục năm 1968: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học
tốt”. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 5 năm từ 2010 đến 2015, toàn ngành giáo dục
đã có 11 tập thể được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động,
110 cá nhân được nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 79 Nhà giáo Nhân
dân và hơn 1.000 Nhà giáo Ưu tú. Cùng với đó là biết bao thầy giáo, cô giáo ở
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đang miệt mài, âm thầm, sáng tạo, lặng lẽ
vượt lên mọi khó khăn, bám trường, bám lớp để chăm lo, nuôi, dạy các em học sinh
thành người.
Cũng chính nhờ sự tận tâm, hết lòng vì học sinh của các thầy, các cô và sự nỗ
lực mạnh mẽ của các em học sinh, 5 năm qua, Việt Nam đã có 166 học sinh tham
dự các kỳ thi học sinh giỏi khu vực và quốc tế. 36 em đã đoạt Huy chương Vàng,
52 em đoạt Huy chương Bạc, 51 em đoạt huy chương Đồng…
Với hơn 94% người Việt Nam biết chữ, Liên hợp quốc đã công nhận chỉ số
phát triển con người của Việt Nam, đến năm 2013, là 0,638 đứng thứ 121/190 nước
và vùng lãnh thổ. Riêng về chỉ số giáo dục qua tiêu chí về người biết chữ, chúng ta,
đứng ở khoảng trung bình (đứng thứ 70-80) trong các nước thành viên của Liên
hợp quốc.
b.
Hạn chế
Tuy nhiên, nền giáp dục nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lượng, hiệu quả
giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chương trình giáo dục còn coi
nhẹ thực hành, vận dụng kiến thức; phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá
lạc hậu, thiếu thực chất; thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản
xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc
giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc. Hệ thống giáo dục thiếu tính liên
thông giữa các trình độ đào tạo và các phương thức giáo dục, chưa phù hợp với yêu
cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Quản lí giáo dục và đào tạo còn nhiều
yếu kém, là nguyên nhân của nhiều yếu kém khác, nhiều hiện tượng tiêu cực kéo
dài trong giáo dục, gây bức xúc xã hội. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp
yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức
nghề nghiệp. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài
chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu và
2.
lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Giải pháp nâng cao vận dụng tư tưởng Hồ CHí Minh trong việc xây dựng nền
giáo dục Việt Nam hiện nay
Thực hiện tốt chính sách công bằng, dân chủ trong giáo dục, theo như lời Bac
vẫn nói: “ai cũng có cơm ăn áo mặ, ai cũng được học hành”. Tức là bảo đảm cho
mọi công dân quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong học tập để mọi
người, dù giàu nghèo đều có cơ hội học tập và thành đạt ngang nhau.
Giáo dục phải tôn trọng, phát triển cá tính, phải mở ra nhiều con đường, nhiều
hướng, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho thế hệ trẻ phát triển tài năng, bồi dưỡng nhân
tài.
Đặc biệt chú ý đến giáo dục nhân cách và phương pháp tự học, phát huy khả
năng tư duy sáng tạo cho học sinh, sinh viên.
Các trường từ phổ thông đến đại học cần giáo dục cho học sinh, sinh viên có
lòng ham mê khoa học và rèn luyện thói quen tự học, tự đọc, tự tìm thông tin để
nâng cao sự hiểu biết.
Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới quản lý giáo dục, nhất là việc quản lý chất
lượng đào tạo ở các cấp học, bậc học để khắc phục dần tình trạng "học giả, bằng
thật".
Chú trọng đổi mới giáo dục phù hợp với tình hình đất nước, đào tạo đội ngũ
giáo viên “vừa hồng vừa chuyên” để làm nền móng cho giáo dục.
C. KẾT LUẬN
Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời
mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục
xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng
sáng tạo, mọi người đều được học hành, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ,
giới tính... Hơn 50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược,
mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sự
nghiệp trồng người ở Việt Nam. Tư tưởng đó là những bài học, những kinh nghiệm
thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công
tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.. Đúng như Nghị quyết
UNESCO đánh giá: "Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền
thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện
thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc
của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ CHí Minh, nxb Chính Trị Quốc
2.
Gia, 2012
PGS.TS Nguyễn Mạnh Tường, Tư Tưởng Hồ Chí Minh Nhận thức và vận dụng,
3.
nxb Tư Pháp, 2013
/>
4.
articleid=213&sitepageid=425#sthash.ejkxO5ni.dpuf
/>
5.
uuid=d00820bd-d5a2-49ec-9607-bd362393b646&groupId=10217
/>
6.
giao-duc.html
/>