Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TỔNG PHỐTPHO TRONG NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.68 KB, 32 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PO43- VÀ TỔNG PHOTPHO TRONG
NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH TẠI AO HỒ Ở HUYỆN ĐẢO BẠCH LONG VĨ

Nơi thực tập: Viện Hóa Học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn: THs. Phạm Thị Thanh Yên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Dung
Lớp: Cao đẳng hóa phân tích 2_ k13
MSSV: 1331140077
Hà Nội,3/2014

1


LỜI CẢM ƠN
***
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
của trường Đại học Công nghiêp Hà Nội , đặc biệt là các thầy cô khoa Công
Nghệ Hóa của trường và các cán bộ của Viện Hóa Học thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện cho em thực tập ở khoa để
có nhiều thời gian cho khóa luận tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cám ơn
cô Ths. Phạm Thị Thanh Yên và Ths. Nguyễn Hương Giang đã nhiệt tình hướng
dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó


tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em
học thêm được nhiều kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………………………...2
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VIỆN HÓA HỌC VIỆN HÀM LÂM
KHOA HỌC VIỆT NAM……………………………………………………..6
I. Lịch sử hình thanh và phát triển của viện hóa học………………….........6
II. Chức năng và nhiệm vụ………………………………………………........7
III. Một số thành tựu của viện………………………………………………..7
IV. Hơp tác quốc tế..........................................................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT…………………………………….......10
I.Giới thiệu chung về đảo Bạch Long Vĩ…………………………………....10
II. Tổng quan nguồn nước mặt …………………………………..…………10
2.2.1 Đặc điểm của các nguồn nước mặt…………………...………………10
2.2.2 Nước mặt………………………………………………………………..11
2.2.3 Đánh giá nguồn nước mặt của Việt Nam …………………………….12
2.2.4 Đặc điểm của các nguồn nước mặt……………………………………13
a, Nước sông......................................................................................................13
a, Nước hồ.........................................................................................................13
III Trầm tích……………………………………………...…………………..14
2.3.1 Trầm tích ao, hồ………………………………………………………..14


3


2.3.2 Quá trình hình thành trầm tích ao, hồ………………………………...14
IV Quy trình lấy mẫu và xử lý mẫu để phân tích………..………………. ..16
2.4.1 Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu trầm tích.................................…16
2.4.2 Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu nước............…………….………16
V. Tổng quan về photpho………………………...…………………………..17
2.5.1 Tổng quan về Photpho………………..…………………...….. ……. ...17
2.5.2 Các nguồn photpho vào trong môi trường ……………………..……..18
2.5.3 Các dạng photpho trong trầm tích……………………………………..19
2.5.4 Chu trình chuyển hóa photpho trong trầm tích ……………………...19
2.5.5 Chỉ tiêu Phot pho của Mĩ.........................................................................20
VI. Phương pháp trắc quang ….……………………………………………..20
2.6.1 Nguyên tắc......... .......................................................................................20
2.6.2 Phương pháp đường chuẩn trong phép phân tích định lượng bằng trắc
quang..................................................................................................................21
2.6.3 Ưu nhược điểm của phương pháp trắc quang……………………… .22
2.6.4 Phương pháp trắc quang xác định ion photphat (PO43-) tự do………22
a) Phương pháp trắc quang sử dụng chất khử SnCl2...................................22
b) Phương pháp trắc quang sử dụng chất khử axit Ascorbic......................22
2.6.5 Phương pháp trắc quang xác định photpho tổng số...........................22
2.6.6 Các yếu tố cản trở……………………………………………………...23
CHƯƠNG 3: TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM…………………………… ..24

4


I. Dụng cụ - hóa chất……………………………………………………........24
3.1.1 Dụng cụ………………………………………………………………… 24

3.1.2 Hóa chất…………………………………………………………………24
II. Xây dựng đường chuẩn PO43-…………………………………………….25
III. Tiến hành phân tích mẫu………………………………………………..26
3.3.1 Phân tích mẫu trầm tích đảo Bạch Long Vĩ………………………….26
a, Lấy và bảo quản mẫu trầm tích dùng để phân tích tổng
photpho………………………………………………………………………..26
b, Tiến hành phân tích mẫu trầm tích ……………………………………...26
3.3.2 Tiến hành phân tích mẫu nước ao, hồ trên đảo Bạch Long
Vĩ………………………………………………………………………………27
a, Lấy và bảo quản mẫu nước dùng để phân tích ion PO 43- và photpho
tổng…………………………………………………………………………… 27
b, Tiến hành phân tích mẫu nước…………………………………………...27
3.3.3 Kết quả phân tích………………………………………………………28
a, Kết quả phân tích mẫu trầm tích…………………………..……………..28
b, Kết quả phân tích mẫu nước……………………………………………...29
KẾT LUẬN…………………………………………………………………...30

MỞ ĐẦU
5


Đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, thuộc chủ quyền của
ViệtNam và trực thuộc thành phố Hải Phòng. Đảo có diện tích tự nhiên 2,33 km 2,
trong đó có 1,78 km2 hoàn toàn không ngập triều, 0,55 km2 là bãi còn ngập triều
cao. Mặc dù có diện tích đất tự nhiên không lớn, nhưng đảo có vị trí chiến lược
và tầm quan trọng đặc biệt đối với bảo đảm chủ quyền quốc gia trên biển, quốc
phòng an ninh. Khả năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo cũng rất to lớn
do có lợi thế giao lưu trong và ngoài nước, có nguồn tài nguyên thiên nhiên tại
chỗ đáng kể và tài nguyên vùng biển bao quanh giàu có.
Nhưng những năm gần đây, môi trường huyện đảo Bạch Long Vỹ vừa

chịu ảnh hưởng của sự suy giảm chất lượng nước biển dải ven bờ vừa chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ hoạt động kinh tế xã hội trên đảo. Sự biến động của môi
trường đã và đang cso những tác động mạnh đến hệ sinh thái tiêu biểu, đa dạng
sinh học cao vốn rất nhạy cảm đang cần được bảo vệ. Để bảo vệ kịp thời và quản
lý lâu dài hệ sinh thái khu bảo tồn biển, cần quan tâm hơn nữa đến thực trạng, các
giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm nước và đất là vấn đề quan trọng , đáng chú ý của quốc gia hiện
nay. Nước sạch cho sinh hoạt cần phải đảm bảo các chỉ tiêu vật lý, hoá học, vi
trùng một cách nghiêm ngặt. Nhiệm vụ đánh giá chất lượng nước là một công
việc thường xuyên và cần thiết .Để đánh giá mức độ ô nhiễm chính xác và đưa ra
biện pháp sử lý phù hợp ta xác định chỉ tiêu dinh dưỡng của nước.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “ Xác định hàm lượng PO43- và tổng
photpho trong nứơc và trầm tích tại ao hồ ở huyện đảo Bạch Long Vỹ”.
Đề tài này giải quyết những vấn đề sau:
- Xây dựng đường chuẩn xác định hàm lượng PO43- Khảo sát điều kiện tối ưu để xác định hàm lượng PO43- và tổng photpho trong
nứơc và trầm tích bằng phương pháp trắc quang như: bước sóng tối ưu, pH tối
ưu.
- Xử lý kết quả thu được làm cơ sở tham khảo đánh giá chất lượng nước và
trầm tích tại ao hồ ở huyện đảo Bạch Long Vỹ.
- Rút ra kết luận.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VIỆN HÓA HỌC VIỆN HÀN LÂM KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
6


I: Lịch sử hình thành và phát triển của Viện Hóa Học
Viện Hóa Học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được
thành lập theo Quyết định số 230/CP ngày 16-9-1978 của Chính phủ Nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ban đầu, Viện chỉ có 4 phòng nghiên

cứu và một số tổ trực thuộc Viện, làm việc trong các căn phòng cấp 4 với
những trang thiết bị nghèo nàn, thô sơ. Tổng số cán bộ công chức là 70
người, trong đó có 1 GS.TSKH, 5 TS, 64 cử nhân, kỹ sư và thí nghiệm
viên.
Trong 35 năm, Viện Hoá học đã trải qua nhiều thời kỳ xây dựng và phát
triển: Thời kỳ phát triển theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung (1978-1988) là
giai đoạn Viện tập hợp, xây dựng lực lượng, cơ sở vật chất, định hình các
phương hướng nghiên cứu và triển khai của Viện. Trong thời kỳ này Viện
cũng xây dựng Phân viện Hoá học tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ
chuyển đổi phương thức quản lý từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước (1988- 1995): là giai đoạn “thử
nghiệm mô hình tổ chức và cơ chế quản lý” của Viện KHVN nói chung và
Viện Hóa học nói riêng. Trong thời kỳ này nhiều trung tâm nghiên cứu trực
thuộc Viện đã được thành lập. Đến năm 1992, tất cả các trung tâm nghiên
cứu đã được sáp nhập trở lại thành Viện Hoá học và Viện bắt đầu được phát
triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Hình 1.1:Viện Hóa Học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam

7


II. Chức năng nhiệm vụ
- Nghiên cứu khoa học cơ bản có định hướng và có tầm quan trọng đối với
Việt Nam trong các lĩnh vực: Hóa vô cơ, Hóa lý, Hóa phân tích, Hóa lý thuyết,
Điện hóa, Hóa hữu cơ, Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Hóa Polyme, Hoásinh.
- Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các thành tựu của hóa học vào công
nghiệp, nông nghiệp và đời sống;
- Đào tạo sau đại học

- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ và hợp tác nghiên cứu khoa học,
triển khai và đào tạo với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ sở sản
xuất trong và ngoài nước.
III. Một số thành tựu nổi bật
- Các công trình nghiên cứu điều tra sàng lọc các hoạt chất từ thực vật Việt
Nam: đã xác định hàng trăm chất mới, có cấu trúc lý thú và hoạt tính sinh học tốt
từ cây cỏ nước ta. Đăng hàng trăm bài báo khoa học tại các tạp chí hàng đầu của
quốc tế và trong nước.
- Đã xây dựng quy trình công nghệ có tính khả thi và hiệu quả kinh tế để
chiết suất artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng làm thuốc sốt rét; rutin từ hoa
hoè làm thuốc chống cao huyết áp; rotundin từ củ bình vôi làm thuốc an thần.
- Đã nghiên cứu và sản xuất thử lượng lớn tinh dầu, hương liệu có chất
lượng tốt, giá thành thấp so với hàng nhập khẩu để dùng trong các xí nghiệp chế
biến thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát, thuốc lá…
- Đã nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ, sản xuất thử
chitin/chitosan dùng trong y tế (màng băng, màng sinh học, thuốc kem), thực
phẩm bổ dưỡng, bảo quản thực phẩm…

8


- Đã nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ, sản xuất thử một số
vật liệu mới trên cơ sở các polyme có tính chất đặc biệt được sử dụng để chế
tạo đệm chống va đập tàu biển, guốc hãm tàu hoả, xử lý ô nhiễm dầu, giữ nước
cho cây trồng, các sản phẩm trong công nghiệp in, điện và điện tử…
- Nghiên cứu các hiệu ứng, các chất tăng cường, điện cực biến tính,
sensor điện hoá cũng như các phép đo hiện đại có sử dụng máy vi tính, xây
dựng các phương pháp đo quang phân tử, đo quang nguyên tử, sắc ký và điện
hoá hiện đại xác định nhạy, chính xác và chọn lọc cao hàm lượng, sự phân bố,
nhóm chức, dạng hoá học các chất vô cơ cũng như hữu cơ trong các mẫu tự

nhiên phức tạp và quan trọng.
- Đã nghiên cứu cơ bản và chế thử ăcqui Ni-MH có chất lượng tốt.
- Đã xây dựng quy trình công nghệ chế tạo các vật liệu rây phân tử
(Zeolit, AlPO 4 -n , M41S…) từ nguyên liệu trong nước đạt chất lượng cao
dùng làm chất hấp phụ và xúc tác cho hoá lọc dầu và xử lý môi trường.
- Đã chế tạo thiết bị phân tích điện hoá và thiết bị kiểm tra chất
lượng nước trên diện rộng tự động điều khiển bằng vi tính được sử dụng
trong nước và nước ngoài; thiết bị kiểm tra chất lượng trong công nghiệp
chế tạo pin.
- Đã nghiên cứu và sản xuất thử chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc có
hiệu lực trừ sâu tốt và thân thiện với môi trường.
- Chế tạo các polyme nanocomposit, các polyme dẫn phục vụ lĩnh vực
đời sống và an ninh quốc phòng.
- Đã xây dựng quy trình và chế tạo thiết bị xử lý nước thải của các xí
nghiệp chế biến thuỷ, hải sản. Chế tạo thiết bị và vật liệu xử lý nước phèn
đồng bằng sông Cửu Long dùng cho các hộ gia đình và các cụm dân cư.
9


IV. Hợp tác quốc tế
Viện đã thiết lập được các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học
với nhiều nước, với các tổ chức quốc tế và các công ty trên thế giới như:
Pháp, Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Úc, Canada,
UNESCO, UNDP, UNOPS, WHO, Công ty TIBOTEC (Vương Quốc Bỉ),
hãng Bayer (CHLB Đức)...
Đã thực hiện thành công hai đề tài hợp tác với viện ITODYS – Đại
học Paris 7trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa VAST- Việt Nam với
CNRS- Pháp
Tham gia đề tài Môi trường nước Pháp – Việt theo Nghị định thư, hai
giai đoạn, 2002-2004 hệ thống sông Tô Lịch – Nhuệ và 2005-2008 lưu vực

sông Đáy. Duy trì cập nhật các thông tin trang wep của chương trình:
Waterprog-frvn.org.vn.
Đã tham gia hợp tác nghiên cứu với Viện Nghiên cứu quốc gia về bệnh
Minamata, Nhật Bản để chuẩn hoá phương pháp phân tích một số kim loại có độc
tính cao bằng phương pháp hoá lý hiện đại.

10


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I Giới thiệu đảo Bạch Long Vĩ
Bạch Long Vĩ ("đuôi rồng trắng") là một đảo đồng thời là
một huyện thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Đây là đảo xa bờ nhất
trong vịnh Bắc Bộ, nằm ở khoảng giữa vịnh, cách hòn Dáu (Hải Phòng) 110 km,
cách đảo Hạ Mai (Vân Đồn, Quảng Ninh) 70 km và cách mũi Đại Giác trên
đảo Hải Nam(Trung Quốc) 130 km. Đảo nằm trên một trong tám ngư trường lớn
của vịnh, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh - quốc
phòng biển của Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ cũng như trong phân định vịnh Bắc Bộ.
Trên các bản đồ của Anh và một số của Pháp thì đảo này có tên
là Nightingale(night in gale: "đêm đầy bão")
Năm 2005, giá trị sản xuất theo giá thực tế của huyện Bạch Long Vĩ là
48,67 tỉ đồng Việt Nam, trong đó cao nhất là thương mại (21,1 tỉ đồng, riêng
hàng tiêu dùng hộ cá thể chiếm 13 tỉ) và công nghiệp chế biến (8 tỉ đồng).
Hệ thống âu thuyền, cầu cảng, trạm,...có thể đáp ứng gần hai mươi nghìn
lượt tàu đánh bắt thủy hải sản trên vịnh Bắc Bộ vào neo đậu tránh bão, mua bán
hải sản, tiếp dầu, lương thực, nước ngọt. Trên đảo có trường mầm non, trường
tiểu học, bệnh viện, chùa,...Hiện người ta còn triển khai xây dựng hồ chứa nước
ngọt, hệ thống thủy lợi, xây dựng trại sản xuất giống bào ngư,...
Bên cạnh những mặt tích cực thành tựu kinh tế đã đạt được thì vấn đề môi
trường ngày càng trở lên nhức nhối và cấp bách hơn. Do nhu cầu phát triển kinh

tế đã thải ra môi trường một lương lớn chất thải làm cho môi trường biến đổi, đặc
biệt là môi trường nước.

II. Tổng quan nguồn nước mặt
2.2.1 Giới thiệu chung về tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt: Là nước phân bố trên mặt đất, nước trong các đại
dương, sông, suối, ao hồ, đầm lầy. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh
hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con
người; nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi;
khả năng hồi phục trữ lượng của nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa.

11


Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng
khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm
60% và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới,
trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy
nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh
mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và
còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3,
chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến
hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3
(4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên
dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba
cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là

phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở
nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%).
Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta,
thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm
23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông
Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%).

2.2.2 Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi
khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong
hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố
này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo,
độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy
mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả
các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.

12


Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các
yếu tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể
chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con người
cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường
và dẫn nước bằng các kênh.
Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối
tượng sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều
nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa thì
không cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ thống trữ

nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn. Các đối tượng
sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nước thường xuyên như nhà máy điện cần
nguồn nước để làm lạnh. Để cung cấp nước cho các nhà máy điện, hệ thống nước
mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dòng chảy trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước
của nhà máy.
Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các
nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có thể bổ
cấp nhân tạo từ các nguồn khác được liêt kê ở đây, tuy nhiên, số lượng không
đáng kể. Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa không thể sử
dụng) bởi ô nhiễm.
Brasil được đánh giá là quốc gia có nguồn cung cấp nước ngọt lớn nhất thế
giới, sau đó là Nga và Canada.

2.2.3 Đánh giá nguồn nước mặt của Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, trong đó phải kể tới các sông
lớn, trong đó có hệ thống sông Mê Kông, tiếp theo là hệ thống sông Hồng, Đồng
Nai, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thái Bình, sông Thu Bồn, …, với diện
tích lưu vực mỗi sông trên 10.00 km 2, lưu lượng các sông chính vào khoảng 880
Km3/năm.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1960 mm, tạo ra nước tái tạo được
khoảng 324 Km3/năm.
Mật độ sông phân bố không đều, phụ thuộc vào điều kiện địa hình, khí hậu
của từng địa phương.
Nhìn chung , các sông ở nước ta có trữ lượng lớn có khả năng cung cấp
cho các đối tượng dùng nứơc trước mắt và cho tương lai.Tuy nhiên để đảm bảo

13


sử dụng nguồn nước mặt đựơc lâu dài cần phải có chiến lược sử dụng hợp lý và

bảo vệ nguồn nước mặt do các tác động của con người gây ra.
Ngoài nguồn nước mặt là các sông, hồ thì ở miền núi nguồn nước suối
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho người dân vùng cao. Nguồn
nước suối có trứ lượng nước và chất luợng nước thay đổi theo mùa. Mùa mưa
nước có độ đục lớn, chứa cặn và cũng chứa nhiều chất hữu cơ. Tuy vậy nhưng
tính chất của cặn khác nước sông. Cặn ở đây là cặn thô, dễ lắng đọng, thời gian
lắng nhanh hơn nuớc sông.

2.2.4 Đặc điểm của các nguồn nước mặt
a, Nước sông
Chất lượng nước sông ở Việ Nam thay đổi theo mùa và theo vùng địa lý.
Do dòng chảy bào mòn bề mặt khu vực tạo lên các chất trôi theo dòng chảy gồm
cát, bùn, phù sa, ...
Nước sông có hàm luợng cặn cao vào mùa mưa. Tổng lượng cặn do các
sông đổ ra biển trung bình hằng năm khoảng 200 – 250 triệu tấn, trong đó 90%
đựơc tạo ra vào mùa lũ. Vào mùa lũ, độ đục cao, hàm lượng cặn lớn và thay đổi
theo từng thời kỳ. Độ đục cao nhất xuất hiện trong tất cả các tháng của mùa lũ.
Các tháng mùa cạn, khi các sông có vận tốc dòng chảy nhỏ nhất thì nước có độ
đục nhỏ nhất, đôi khi độ đục gần đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt và ăn uống theo
tiêu chuẩn cấp nước cho các đô thị.
Thành phần chính của nước sông
- Khoáng chất: Hàm lượng khoáng chất của các sông ở Việt Nam còn thấp
( 200 – 500 mg/L);
- Độ pH: Nước ở các sông chính có độ kiềm trung tính (7 – 8);
- Độ cứng: Nước thuộc nước mềm;
- Hàm lượng các ion chính: Chủ yếu là các ion Ca 2+, Mg2+, K+, SO42-, CL-,
HCO3-, ...
b, Nước hồ
Nước ta có nhiều hồ tự nhiên như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc... và một số hồ
nhân tạo để phục vụ việc tưới tiêu cho nông nghiệp. Đặc biệt một số hồ có dung

tich trữ nước lớn của các công trình thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Sơn La ...
14


Nhìn chung các hồ tự nhiên có trữ lượng nhỏ, chỉ một vài hồ lớn có khẳ
năng cung cấp nước cho các đối tượng vừa và nhỏ. Các hồ thuỷ điện có khả năng
cung cấp cho các đối tượng lớn.
Nước hồ có hàm lưọng cặn nhỏ hơn nước sông vì đã được lắng tự nhiên và
khá ổn định. Tuy nhiên hàm lượng cặn cũng dao động theo mùa, mùa mưa có
hàm lượng cặn lớn, mùa khô hàm lượng cặn nhỏ, có hồ độ trong gần đảm bảo
tiêu chuẩn độ trong của nước sinh hoạt và ăn uống. Sự dao động về chất lượng
nước thường xảy ra ở các vùng ven bờ và phụ thuộc vào địa hình của vùng ven
bờ. Vùng xa bờ và giữa hồ có chất lượng nước ổn định hơn.
Nước hồ có độ màu cao do; Rong, rêu, tảo. Hàm lưọng chất hữu cơ trong
hồ thường cao do xác động thực vật ở quanh hồ gây nên.
Nhìn chung chất lượng nước hồ tốt, dây chuyền công nghệ xử lý nước có
thể đơn giản hơn công nghệ xử lý nước sông, lượng hoá chất dùng để keo tụ ít,
do vậy giá thành xử lý nuớc hồ thường rẻ hơn nước sông.

III Trầm tích
2.3.1 Trầm tích ao, hồ
Trầm tích là các chất có thể được các dòng chảy chất lỏng vận chuyển đi
và cuối cùng được tích tụ thành một lớp trên bề mặt hoặc đáy của một khu vực
chứa nước như: biển, hồ, sông, suối,... Quá trình trầm tích là một quá trình tích tụ
và hình thành các chất cặn lơ lửng để tạo nên các lớp trầm tích.
Các trầm tích cũng được gió và các tảng băng vận chuyển đi. Những khu sa
mạc, hoang thổ là những ví dụ về trầm tích do gió tạo ra. Các vụ sụp đổ do trọng
lực cũng tạo ra các trầm tích đá như ở các khu vực carxtơ.
Ao, hồ, biển, sông là nơi tích lũy các lớp trầm tích theo thời gian. Các trầm
tích đá có thể chứa hóa thạch. Các trầm tích cũng là nơi tạo ra các nhiên liệu hóa

thạch như: than đá, khí thiên nhiên, dầu mỏ
2.3.2 Quá trình hình thành trầm tích ao, hồ
Quá trình trầm tích bùn đáy sông, hồ là quá trình tích tụ và hình thành các
chất vụ cơ học, chất cặn, chất keo lơ lửng trong môi trường nước với điều kiện
địa hóa môi trường thuận lợi làm lắng đọng các vụ cơ học, chất keo, theo thời
gian tạo nên các lớp trầm tích riêng biệt. Thông thường thành phần các lớp trầm
15


tích gồm: Thành phần thạch học chủ yếu là bột, sét chiếm đến 80%-90%, còn lại
các thành phần cát hạt nhỏ, vụn cơ học, mùn hữu cơ chiếm khoảng 20%; thành
phần hóa học chủ yếu gồm SiO2, Al2O3, Fe2O3, các nguyên tố kim loại nặng
như Cu, Zn, Cd, As, Pb, Hg, Cr, Sb, Mn chiếm một lượng nhỏ; thành phần
khoáng vật chính gồm thạch anh, sét kaolinit, sét montmorilonit, một ít felspat,
gơtit và mảnh vụn đá. Đối với mỗi lớp trầm tích sẽ phản ánh điều kiện địa hóa
môi trường, nguồn cung cấp vật liệu trong thời gian chúng được hình thành. Theo
kết quả nghiên cứu thực tiễn của các nhà địa hóa học thì tầng trầm tích phản ánh
môi trường trong thời gian hiện tại có chiều dầy từ 0 – 30 cm tính từ bề mặt đáy
hồ trở xuống
Đối với môi trường đáy sông, hồ, ao luôn có hệ sinh thái bùn đáy đặc
trưng gồm các loại thực vật đáy, rong, tảo và các loại động vật bùn đáy như lươn,
cua, ốc đặc trưng cho hệ thực vật bùn đáy là loài thuỷ sinh hoàn toàn ao, hồ, tên
thường gọi là cây Tóc Tiên, tên khoa học Vallisneria. Thực tế hiện nay tại các ao,
hồ trên địa bàn thành phố Việt Trì không còn xuất hiện loài thực vật thủy sinh
hoàn toàn nêu trên do hoạt động nuôi trồng thủy sản, do ô nhiễm môi trường.
Thay vào đó là các loài thực vật sống trên mặt nước, chịu được ô nhiễm môi
trường như Bèo Tây, Bèo Cái …
Trong môi trường sông, hồ, ao luôn tồn tại pha hòa tan (các chất ở dạng
ion) và pha không hòa tan (các chất ở dạng keo). Quá trình tích lũy các nguyên tố
kim loại nặng Cu, Zn, Cd, As, Pb, Hg, Cr, Sb, Mn liên quan mật thiết với pha

không hòa tan, trong đó dạng tồn tại chủ yếu là dạng liên kết các hạt keo hoặc
tích lũy trong trầm tích hạt nhỏ (khoáng vật sét). Các khoáng vật sét, các chất keo
có độ dính kết cao luôn có xu hướng hấp thu các ion kim loại nặng từ pha hòa tan
vào trong liên kết hình thành hạt keo chứa nguyên tố kim loại ở dạng bền vững
và có xu thế tích tụ trong trầm tích.
Yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy kim loại trong trầm tích phụ thuộc vào
thứ nhất là vai trò của các thông số địa hóa môi trường như lượng chất rắn lơ
lửng TDS; thứ hai là phụ thuộc vào thành phần hạt trầm tích. Thành phần bột, sét
càng lớn thì càng có lợi cho sự tích lũy các kim loại; thứ ba, phụ thuộc vào hàm
lượng vật chất hữu cơ; thứ tư, phụ thuộc vào thành phần khoáng vật trong trầm
tích. Các khoáng vật trong trầm tích có độ nhớt, độ dính kết càng cao thì mức thu
hút các nguyên tố kim loại càng lớn; thứ năm, phụ thuộc vào nguồn cung cấp vật
liệu trầm tích và khoảng cách đối với nguồn phát tán các nguyên tố kim loại.

16


V Quy trình lấy mẫu và xử lý mẫu để phân tích
2.4.1 Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu trầm tích
Tiến hành lấy mẫu trầm tích bằng thiết bị lấy mẫu trầm tích chuyên dụng.
Mẫu sau khi thu được chứa trong các túi nhựa polyethylene được kí hiệu theo
qui định và đem về phòng thí nghiệm.

Thiết bị lấy mẫu trầm tích
Mẫu trầm tích sau khi lấy được đưa vào phòng thí nghiệm. Sau đó tiến
hành hong khô tự nhiên, sử dụng cối nghiền bằng sứ, nghiền mịn qua rây 0,2mm.
2.4.2 Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu nước
Để kiểm tra tình trạng nguồn nước có đảm bảo cho sinh hoạt hay không,
việc quan sát bằng mắt thường là chưa đủ. Thực tế, dù nước nhìn rất trong nhưng
có thể hàm lượng các kim loại nặng lại vượt quá quy chuẩn cho phép. Cách tốt

nhất là nên đem mẫu nước đến các phòng phân tích để xét nghiệm.
Sau đây là một số lưu ý khi lấy mẫu nước đem đi xét nghiệm, nếu không
thực hiện đúng thì sẽ dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác.
- Chai chứa mẫu: sạch, bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa (không được
lót giấy) hoặc thủy tinh.
- Lấy mẫu xét nghiệm hóa lý:
+ Rửa sạch chai nhiều lần bằng nước nguồn.
17


+ Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp.
+ Tốt nhất là cho mẫu vào thùng đá bảo quản khi chuyển đến phòng thí nghiệm
+ Lưu ý: Đối với Nước giếng: bật bơm giếng cho nước chảy xả bỏ 5 – 10 phút rồi
mới lấy mẫu.
- Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, BOD, nitrit, nitrat:
+ Nên chọn chai và nút thủy tinh, sấy tiệt trùng cả chai lẫn nút trước khi lấy mẫu.
+ Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy mẫu và tay của người lấy mẫu bằng cồn.
+ Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp.
+ Bảo quản bằng đá khi đưa đến phòng xét nghiệm.
- Dung tích mẫu: Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần
lấy.
+ Xét nghiệm hóa lý 13 chỉ tiêu: 1 lít nước mẫu.
+ Xét nghiệm vi sinh: 0,5 lít mẫu giữ lạnh (không quá 24 giờ).
+ Xét nghiệm nước uống đóng chai: 4 lít nước mẫu để xét nghiệm hóa lý và 2 lít
nước mẫu giữ lạnh để xét nghiệm vi sinh, chứa trong chai thành phẩm. Tất cả đều
lấy đầy chai và đậy kín
- Bảo quản mẫu: Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các
phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả.
V.Tổng quan về Phốt pho
2.5.1 Tổng quan về Phốt pho

Phốtpho, là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu là
P và số nguyên tử 15. Phốtpho là phi kim đa hóa trị, nguyên tử lượng 31, tỉ trọng
1.83, điểm nóng chảy 94 độ C, điểm sôi 278 độ C, không tan trong nước, tan
trong dung môi hữu cơ. Là một chất rắn, dễ gãy ở nhiệt độ thường, mềm, dễ uốn
Do độ hoạt động hóa học cao, không bao giờ người ta tìm thấy Phốtpho ở
dạng đơn chất trong tự nhiên. Dạng phổ biến của phốtpho là chất rắn dạng sáp có
màu trắng có mùi đặc trưng khó ngửi tương tự như tỏi. Dạng tinh khiết của nó là
không màu và trong suốt. Phi kim này không hòa tan trong nước nhưng hòa tan
trong disulfuacacbon.
Photpho tồn tại trong môi trường chủ yếu dưới dạng octophotphat (PO4-3)
có hóa trị 5+đóng một vai trò quan trọng trong các phân tử sinh học như ADN và
18


ARN trong đó nó tạo thành một phần của phần cấu trúc cốt tủy của các phân tử, ở
dạng này dễ được các thực vật ở cạn và ở nước hấp thụ . Theo thuật ngữ sinh thái
học, phốtpho thường được coi là chất dinh dưỡng giới hạn trong nhiều môi
trường, tức là khả năng có sẵn của phốtpho điều chỉnh tốc độ tăng trưởng của
nhiều sinh vật. Trong các hệ sinh thái sự dư thừa phốtpho có thể là một vấn đề,
đặc biệt là trong các hệ thủy sinh thái, xem thêm sự dinh dưỡng tốt và bùng nổ
tảo.
Tổng lượng phốt pho bao gồm ortho photphat (PO 43- ), poly photphat ( 2
phân tử axit ortho photphoric ngưng tụ lại thành 1 phân tử ) và các hợp chất
photpho hữu cơ trong đó ortho photphat luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Photphat có
thể ở dạng hòa tan, keo hay rắn. Trước khi phân tích cần xác định dạng tồn tại
của photpho. Nếu chỉ xác định orthophotphat ( mục đích kiểm soát quá trình kết
tủa của photpho ) thì mẫu cần lọc trước khi phân tích. Tuy nhiên nếu phân tích
photpho tổng (kiểm soát giới hạn thải) thì mẫu phải được đồng nhất và thủy phân.
2.5.2 Các nguồn photpho vào trong môi trường
Các vi sinh vật biển nhận một lượng đáng kể phôtpho từ các nguồn thực

phẩm hoặc các cơ thể chết dưới dạng phôtpho khó hòa tan hoặc phôtphate vô cơ
hòa tan. Chỉ một phần nhỏ phôtphate ở dưới đất (5%) là có thể được cây trồng
hấp thụ vì chỉ có đihyđrôgenphôtphate (H2PO4-) có thể hòa tan tốt trong nước.
Các phôtphate vô cơ khó hòa tan sẽ tồn tại trong đất và sau này có thể bị các axit
như axit limonic, axit sunfuric hòa tan và đi vào thành phần của nguyên sinh
động vật. Các phôtpho tồn tại ở các gốc rễ cây trồng, sẽ từ từ thủy phân ở dạng
các khoáng vi sinh do quá trình phôtphate hóa.
Lượng phôtphate trong hệ sinh thái nước và sinh vật trên cạn không đủ
cung cấp dinh dưỡng cho các thực vật (lượng phôtphate này chỉ vào khoảng 0,5 –
5% khối lượng, cho nên phôtpho thường được biểu thị như là chất dinh dưỡng
hạn định. Sự thiếu hụt này được bổ sung bởi các hoạt động nhân tạo như việc sản
xuất các phân bón phôtphate từ các quặng phôtphate (superphôtphate,
đisuperphôtphate, NPK… .). Lượng phôtpho dư trong phân bón thấm qua đất,
qua sông ra biển và lắng ở đó. Trong nước mưa nồng độ có từ 10 – 100 mg/m3
( do bụi, muối biển bốc hơi, các quá trình có nhiệt độ cao và quá trình chuyển hóa
phôtpho trong khí quyển).
Nguồn phát sinh phôtpho bao gồm:
-Trong tự nhiên.
-Sản xuất bom, đạn.
19


-Sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
-Chất thải, các chất bài tiết của động vật
-Trong bùn thải của hệ thống xử lý nước thải
2.5.3 Các dạng photpho trong trầm tích
Photpho nằm trong trầm tích có thể là các loại tảo chết, mùn hữu cơ… các
chất này lắng xuống đáy trước khi bi vi sinh vật phân hủy. Mặc dù xảy ra phân
hủy thành photphat đơn (nằm ở dạng H 2PO4- và HPO42-) trong lớp bùn, sau đó
photpho phản ứng với các ion nhôm, sắt, canxi tạo thành các hợp chất hóa học ít

tan, ngoài ra photpho còn tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: photpho trong nhiều
loại chất hữu cơ (axit nucleic, enzym, lipit….) có thể tồn tại ở dạng tan, dạng
lắng hoạc dạng keo tụ.
2.5.4 Chu trình chuyển hóa photpho trong trầm tích
* Chu trình chuyển hóa photpho trong trầm tích
Nước thải
sinh hoạt

P vô cơ
không tan

Nước thải nông
nghiệp

P - đơn

Các nguồn
khác

P – hữu cơ
tan

P – hữu cơ không tan
Phân cá
P - cá

P - trong
tảo

P - đơn

P(Ca)

P – hữu cơ tan

Lớp trầm
tích
P– hữu cơ không tan

P (Al, Fe)

Hình 2.5.1 : Vòng tuần hoàn photpho trong tự nhiên
20


Photpho từ các nguồn khác nhau khi xâm nhập vào nguồn nước tự nhiên
trước tiên chúng bị hoà tan và thuỷ phân thành các dạng photphat đơn. Sau đó,
hàm lượng photpho trong nước tự nhiên sẽ giảm nhanh chóng do sự hấp thu của
tảo hoặc sa lắng xuống dưới đáy trầm tích.

2.5.5 Chỉ tiêu photpho của Mĩ
Theo quy định của Cục bảo vệ môi trường Mỹ (US EPA- 1986) về chất
lượng nước mặt, hàm lượng photphat không được vượt quá 0,05 mg P/1. Trong
các hồ chứa, chỉ nên duy trì nồng độ photphat nhỏ hơn 0,025 mg P/1. Các dòng
dẫn nước có nồng độ photphat > 0,l mg P/1 thì không được đổ vào các hồ chứa,
vì rong tảo sẽ phát triển mạnh, gây ô nhiễm. Các nguồn nước mặt có nồng độ
photphat trong khoảng 0,01 ÷ 0,03 mg P/1 thì được coi là không bị ô nhiễm, vì
khi đó rong tảo không phát triển được, các quá trình sinh học tự nhiên có thể tự
làm sạch chúng .

VI. PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG

2.6.1 Nguyên tắc
Phổ hấp thụ phân tử UV-VIS là phổ hấp thụ của các chất tan ở trạng thái
dung dịch đồng thể của một dung môi nhất định, như nước, methanol, benzen,
toluen, chloroform,... Vì thế muốn thực hiện được phép đo phổ này ta phải như
sau:
Hoà tan chất phân tích trong một dung môi phù hợp (nếu là các chất tự có
phổ hấp thụ nhậy, như một số chất hữu cơ), hay là cho chất cần xác định, chủ yếu
là các ion kim loại, tác dụng với một thuốc thử trong một dung môi thích hợp để
tạo ra một hợp chất có phổ hấp thụ UV-VIS nhạy.
Chiếu vào dung dịch mẫu chứa một chất cần phân tích một chùm tia sáng có
năng lượng phù hợp để cho chất phân tích hay sản phẩm của nó hấp thụ bức xạ
để tạo ra phổ hấp thụ UV-VIS của nó. Vì thế chất phân tích (mẫu phân tích) cần
được đựng vào ống đo hay cu vét có bề dày nhất định.
Thu, phân ly phổ đó và chọn sóng λ cần đo của chất phân tích rồi ghi lại
cường độ của phổ. Nghĩa là đo cường độ chùm sáng sau khi đã đi qua dung dịch
mẫu nghiên cứu.
21


2.6.2 Phương pháp đường chuẩn trong phép phân tích định lượng bằng trắc
quang
Khi phân tích hàng loạt mẫu, dùng phương pháp đường chuẩn sẽ cho phép
phân tích và tính toán kết quả nhanh.
Trước hết phải pha chế một dãy dung dịch chuẩn rồi tiến hành đo A của dãy
dung dịch và lập đồ thị A=f(c) gọi là đường chuẩn.
Cách pha chế dãy dung dịch chuẩn được chuẩn bị như sau:
Số bình định mức
Dung dịch
Dung dịch chuẩn chất nghiên cứu X
Lượng thuốc thử pH, muối

Định mức để V cuối
A

1

2

3........................10

0
a
b........................k
.......Như nhau trong cả dãy.......
.......Bằng nhau trong cả dãy......
Dung dịch A1 A2.....................A10
So sánh

Vẽ đồ thị biểu diễn sự liên hệ A với C
A

Ax

Cx

C(mg/l)

Hình 2.6.1: Dạng của đường chuẩn

22



Sau khi lập đồ thị chuẩn xong, ta pha chế các dung dịch cần xác định trong
điều kiện giống như khi xây dựng đường chuẩn (cùng dung dịch so sánh), cùng
cu vét, cùng bước sóng hoặc kính lọc sáng) được các giá trị Ax, dùng đồ thị chuẩn
ta sẽ tính được Cx. Đường chuẩn này có thể dùng trong thời gian khá lâu, hàng
ngày trước khi dùng cần hiệu chỉnh lại cho đúng với điều kiện thí nghiệm của
ngày hôm đó.
2.6.3 Ưu nhược điểm của phương pháp trắc quang
* Phép đo phổ UV-VIS có những ưu điểm sau:
- Phép đo UV-VIS được dùng phổ biến.
- Đơn giản, dễ thực hiện, nhanh chóng, thiết bị không đắt tiền.
- Phù hợp với việc định lượng nhiều chất có hàm lượng nhỏ.
- Phân tích được hàng loạt mẫu.
* Nhược điểm:
- Độ chọn lọc của phương pháp kém vì một thuốc thử có thể tác dụng với nhiều
chất khác nhau tạo ra các phức màu có cực đại hấp thụ trùng nhau hay gần nhau.
- Phép đo phụ thuộc vào một số điều kiện: thời gian, pH, lượng dư thuốc thử,
nhiệt độ.
2.6.4 Nguyên tắc xác định ion photphat (PO43-) tự do bằng phương pháp trắc
quang
a) Phương pháp trắc quang sử dụng chất khử SnCl2:
Ion PO43- và molipdat trong môi trường axit phản ứng tạo thành kết tủa màu
vàng amoniphotphomolipdat. Muối này có tính oxy hoá, dễ bị khử bởi các chất
khử (SO2, Zn, benzindin) tạo ra màu xanh molipden đặc trưng. Cường độ màu
phụ thuộc vào hàm lượng phôtphat có trong dung dịch. Đem so màu với thang
chuẩn trên máy so màu, ta xác định được hàm lượng photphat trong mẫu.
b) Phương pháp trắc quang sử dụng chất khử axit Ascorbic
Amonimolipdat và antimoni kali tatrat trong môi trường axit sẽ phản ứng
với ion PO43- tạo thành phức antimon-photpho-molipdat. Phức này được khử
bằng axit ascorbic tạo thành phức có màu xanh đậm, có độ hấp thụ cực đại tại

bước sóng λ=880nm . Độ đậm của màu tỉ lệ với nồng độ photphat.
Nồng độ photphat trong mẫu được xácđịnh dựa vào đường chuẩn.
2.6.5 Nguyên tắc xác định photpho tổng số bằng phương pháp trắc quang
23


Hàm lượng phôtpho tổng trong nước bao gồm tổng hàm lượng phôtpho vô
cơ và phôtpho hữu cơ. Việc phân tích xác định hàm lượng Phôtpho tổng tiến
hành qua 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: Vô cơ hoá mẫu để chuyển các dạng phôtpho về dạng phôtphat
sử dụng hỗn hợp H2SO4 và (NH4)2S2O8
Mẫu có P + H2SO4 + (NH4)2S2O8→ H3PO4+...
Phương pháp này dùng cho hầu hết các loại mẫu, ngoài ra có thể vô cơ hoá
mẫu bằng các tác nhân vô cơ hoá khác như: HClO4 - ,H2SO4 , HNO3- ,H2SO4
Giai đoạn 2: Xác định hàm lượng phôtphat bằng phương pháp ở mục 2.3.4
2.6.6 Các yếu tố cản trở
Các ion AsO43-, SiO32- cũng có phản ứng tương tự tạo các kết tủa
(NH4)3H4[As(Mo2O7)6]... .ở nồng độ thấp khoảng 0,1 mg As/l đã gây nhiễu cho
việc xác định photphat. Cr(VI) và NO 2- cũng gây ảnh hưởng cản trở, làm giảm
kết quả phân tích ∼ 3% ở nồng độ 1 mg/l, giảm ∼ 10 ÷ 15% ở nồng độ 10 mg/l.

24


CHƯƠNG 3: TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM

I. Thiết bị và hóa chất:
3.1.1 Thiết bị:
 Cân phân tích Scientech SA 210 độ chính xác 0,0001g.
 Máy UV-VIS

 Bình định mức thủy tinh có dung tích 25 ml , 100 ml, 1000ml
 Cốc thuỷ tinh dung tích 50 ml
 Các loại pipet chia vạch: 0,5 ml; 5 ml ; 10 ml; 25 ml.
 Cuvet thuỷ tinh chiều dày l = 1cm
 Bếp đun tách cát.
Chú ý: Dụng cụ trước khi làm thí nghiệm phải được làm sạch bằng cách rửa 3
lần bằng nước máy, 3 lần nước cất và tráng lại bằng dung dịch thí nghiệm.

3.1.2 Hóa chất:


Dung dịch chuẩn gốc PO43- 1000 mg/L.

 Dung dịch chuẩn làm việc PO43- 10 mg/L: Lấy pipet loại 1,0ml (đã được làm
sạch) hút 1,0ml dung dịch chuẩn gốc PO43- 1000ppm vào bình định mức 100ml
và định mức đến vạch bằng nước cất.
 Thuốc thử Amstrong: Hòa tan 122 ml H2SO4 (đặc)+ 800 ml H2O+ 10,5 g
Molipdat+ 0,3 g Antimonyl tactrat. Đun nóng đến khi tan hết và định mức bằng
nước cất đến 1000ml.

Dung dịch axit Ascorbic : Hòa tan+ 0,3 g axit Ascorbic+ 10 ml H 2O. Dung
dịch bảo quản trong chai tối màu và bền trong 7 ngày (nên pha dung dịch
hàng ngày và dùng luôn).
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×