Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

xã hội học, durkhen tim hiểu về cac nhà xa hội học nổi tiếng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.81 KB, 15 trang )

NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN
1.

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN.
E.Durkhein là một nhà xã hội hoc nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho
ngành xã hội học, E. Durkheim là nhà khoa học chuyên ngành đầu tiên
trong lịch sử xã hội học, ông có nhiều tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến xã
hội ngày nay. Nhóm em muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về ông ngoài các
1.2

phần đã được học trên lớp.
MỤC TIÊU NGIÊN CỨU
Tìm hiểu tiểu sử của E.Durkheim. tìm hiểu những đóng góp của ông đối
với ngành xã hội học và ứng dụng vào thực tế. Tìm hiểu về các phương
pháp nghiên cứu xã hội học của E.Durkheim, và những đóng góp của ông

1.3

đối với xã hội.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Thảo luận nhóm từ đó rút ra kết luận. Tìm hiểu, phân tích tài liệu từ các
nguồn như internet, giáo trình... Tìm hiểu từ đơn giản đến phức tạp, từ

2.

tiểu sử đến phương pháp luận, rút ứng dụng đối với thực tiển.
NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
2.1 TIỂU SỬ CỦA E.DURKHEIM.1
Ông sinh ở Epinal, miền Đông nước Pháp năm 1852, gốc DO THÁI.
Từ năm 1879 đến năm 1882, ông theo học tại ngôi trường danh tiếng


mang tên Ecole Normale Superieure (ENS) ở Paris.
Năm 1882 Durkheim quyết định làm một nhà xã hội học. Sự chuyển
hướng của Durkheim cũng chính là vấn đề mà nhiều nhà tư tưởng
chính trị và xã hội thời bấy giờ đang trăn trở: Nên dành ưu tiên cho các
cá nhân hay cho xã hội? Nên theo tư tưởng cá nhân như một số người
theo trường phái tự do và được các nhà kinh tế ủng hộ hay theo tư
tưởng xã hội theo cách hiểu của Proudhon và Marx. Kể từ khi rời

1 />
1


ENS, Durkheim đã kiên trì tìm cách chứng minh, sự hoà hợp của một
xã hội hiện đại bắt nguồn từ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, phụ
thuộc vào một định nghĩa mới về chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa xã
hội, điều mà chỉ có môn khoa học xã hội mới đưa ra được.
Trong thời kỳ ở Bordeaux, ông đã cho ra đời 3 tác phẩm quan trong:
Sự phân công lao động xã hội,
Các quy tắc của phương pháp xã hội học,
Tự tử
Năm 1887 Durkheim được bổ nhiệm làm giảng viên môn “Khoa học
xã hội và sư phạm” ở Khoa nghệ thuật của trường Bordeaux. Năm
1902, ông trở thành trưởng khoa “Khoa học giáo dục”, sau này đổi tên
thành khoa “khoa học giáo dục và xã hội học” ở đại học Sorbonne,
Paris, và giữ chức vụ này cho đến khi qua đời năm 1917.
2.2 ĐÓNG GÓP CỦA E.DURKHEIM ĐỐI VỚI XÃ HỌI HỌC.
2.2.1 Quan niệm về xã hội học và đối tượng nghiên cứu của nó2
Ông coi xã hội học là khoa học về các “sự kiện xã hội”. Ông chỉ ra đối
tượng của xã hội học là các sự kiện xã hội
Sự kiện xã hội là tất cả nhưng cái tồn tại bên ngoài cá nhân nhưng có

khả năng chi phối điều khiển hành vi của cá nhân. Ông phân biệt 2
loại:
Sự kiện vật chất và sự kiện phi vật chất.
Sự kiện xã hội vật chất là nhưng quan hệ mà chúng ta có thể quan sát
được, đo lường được thì gọi là sự kiện xã hội vật chất( Cá nhân, nhóm
xã hội, tổ chức xh, cộng đồng xã hội…)
Sự kiện xã hội không thể quan sát được hay khó quan sát, phải dung
đến trí trưởng tượng để hình dung ra thì gọi là sự kiện a hội phi vật
chất. ( Quan niệm xã hội, giá trị chuẩn mực xã hội, lý tưởng niềm tin
xã hội, tình cảm xã hội…)
Từ quan niệm như vậy về sự kiện xã hội ông nêu ra 3 đặc điểm:
2 />id=1001992&t=1418441342&aut=ad17a86f01a0911bfba54107a1cacc9d

2


Tính khách quan: Tồn tại bên nhoài các cá nhân. Nhiều sự kiện xã hội
đã tồn tại trước khi các cá nhân xuất hiện. Nó mang tính khác quan.
Tính phổ quan: Là cái chung cho nhiều người ( Giá trị hiếu thảo là cái
phổ biến đối với nhiều người) ở đâu có con người, có sự xã hội hóa cá
nhân thì ở đó có sư kiện xã hội.
Sự kiện xã hội có sức mạnh kiểm soát, điểu chỉnh và gây áp lực đối
với cá nhân. Dù muốn hay không, các cá nhân vân phải tuân theo các

2.2.2

sự kiện xã hội.
Theo ông, xã hội học chính là nghiên cứu các sự kiện xã hội.
Phương pháp nghiên cứu xã hội học của Durkheim3
Sự kiện xã hội học được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, các sự kiện xã

hội vật chất như nhóm, dân cư và tổ chức xã hội; thư hai, các sự kiện
xã hội phi vật chất như hệ thống chính trị, chuẩn mực,phong tục tập
quán xã hội;
Theo Durkheim, sự kiện xã hội có ba đặc trưng cơ bản:
Sự kiện xã hội là những gì bên ngoài cá nhân, các cá nhân không chỉ
sinh ra trong môi trường đã có sẵn các sự kiện như các thiết kế, chuẩn
mực, giá trị, niềm tin, cơ cấu xã hội…, họ còn đươc học tập, chia sẻ và
tuân thủ các chuẩn mực xã hội;
Các sự kiện xã hội bao giờ cung là chung đối với nhiều cá nhân, nó
được toàn cọng đồng xã hội chia sẻ, chấp nhận;
Các sự kiện xã hội bao giờ cũng có sức mạnh kiểm soát, hạn chế,

2.2.3

cưỡng chế hành động và hành vi của các cá nhân.
Các khái niệm cơ bản trong xã hội học Durkheim:4
Khái niệm đoàn kết xã hội: Khái niệm này gần giống khái niệm hội
nhập xã hội hiện nay đang sử dụng. Dùng khái niệm này chỉ mối quan
hệ giữa các cá nhân- nhóm xã hội. Nếu không không có đoàn kết xã
hội thì cá nhân riêng lẻ, biệt lập, không tạo thanh xã hội với tư cách là

3 TẠ MINH. Giáo trình xã hội học đại cương. Nhà xuất bản ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM.2007.
4 TẠ MINH. Giáo trình xã hội học đại cương. Nhà xuất bản ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM.2007.

3


một chinh thể( trong tác phẩm “Phân công lao động xã hội”, ông cho
rằng, đoàn kết là phương thức của những mối quan hệ, là một kiểu
quan hệ, một hình thức của khả năng xã hội. Ộng phân biệt rõ hai hình

thức đoàn kết: đoàn kết máy móc và đoàn kết có tổ chức, trong đó
đoàn kết máy móc sẽ dần bị thay thế bởi đoàn kết có tổ chức)
Đoàn kết cơ học là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất đơn
điệu của các giá trị, niềm tin, cá nhân, găn bó với nhau vì có sự kiểm
soát của xã hội và vi long trung thành của cá nhân đối với truyền
thống, tập tục và quan hệ gia đình…
Đoàn kết hữu cơ là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự phong phú, đa
dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân với các bộ phận
cấu thành xã hội.
Tóm lại, xã hội học của Durkheim nghiên cứu các sự kiện xã hội. Ông
đã xây dựng được cơ sở lý thuyết xã hội học. Ông cho rằng xã hội tiến
bộ được là do có sự góp phần chung của niềm tin, giá trị của mỗi thành
viên. Ông quan niệm các chuẩn mực xã hội, quy tắc xã hội luôn có tác
dụng điều tiết hành vi và thái độ của cá nhân thông qua những giá trị
mà các cá nhân đã nội tâm hóa. Tác phẩm Tự tử không chỉ thuần túy
mang tính cá nhân mà nó còn mang cả yếu tố xã hội nữa.
3.VẬN DỤNG KIẾN THỨC:
3.1

TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM CỦA EMILE DURKHEIM VỀ HIỆN
TƯỢNG TỘI PHẠM :
3.1.1 Hiện tượng tội phạm là hiên tương binh thường5
Khi coi hiện tượng tội phạm là hiện tượng binh thường không có nghĩa
rằng kẻ tội phạm đã thực hiện những hành động bình thường, không
có nghĩa rằng kẻ tội phạm là một cá nhân có một cấu tạo bình thường
về tâm lý và sinh lý.

5
/>
4



Theo Emile Durkheim, hiện tượng tội phạm là hiện tượng bình thường
vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, không có xã hội nào không có tội phạm. Hiện tượng
tội phạm là một hiện tượng gắn loeenf chặt chẽ với những điều kiện
của bất kỳ đời sống tập thể nào. “ Những hành vi được coi là tội phạm
không phải ở xã hội nào cũng giống nhau, nhưng ở bất kỳ xã hội nào
cũng có những người thực hiện hành động như thế nào đó khiến xã hội
phải trừng trị về mặt hình sự”. Theo Emile Durkheim, “ tội phạm là
hành vi xúc phạm đến một số xúc cảm tập thể”. Như vậy có nghĩa rằng
một hành vi có được coi là tội ohamj hay không, điều đó phụ thuộc
vào xúc cảm tập thể- vốn được bảo vệ bởi một dân tộc vào một giai
đoạn nào đó trong lịch sử. Những dân tộc khác nhau ở những giai
đoạn lịch sử khác nhau thù sẽ hình thành nên những “ xúc cảm tập
thể” khác nhau. Trong đời sống xã hội thì một điều chắc chắn rằng
“xúc cảm tập thể” không bao giờ biến mất. Và cũng có nghĩa rằng tội
ohamj không thể biến mất mà chỉ thay đổi hình thức mà thôi. Chẳng
hạn cũng một hành vi nhưng ở xã hội này thì bị coi là hành vi khiếm
nhã những ở xã hội khác thì lại là hành vi tội phạm và ngược lại. “ Bạn
hãy thử tưởng tượng một xã hội bao gồm toàn là thánh nhân, một tu
viện mẫu mực và hoàn hảo. Ở đó sẽ không bao giờ có những hành vi
tội phạm đúng nghĩa; nhưng những cái lỗi nhẹ dưới mắt người phàm
rục sẽ làm dấy lên trong đấy những vụ xì-căng-đan tương tụ như hành
vi phạm pháp thông thường đối với những người dân thường( ở ngoài
đời)”
Đến đây, chúng ta có thể đặt câu hỏi: Có khi nào “xúc cảm tập thể” đủ
mạnh để ngăn ngừa mọi bất đồng, có khi nào ý thức đạo đức có thể
ngăn chặn bất kỳ hành động nào xúc phạm tới “ xúc cảm tập thể”, kể
5



cả những lỗi lầm thuần túy đạo đức lẫn những hành vi tội phạm? Bởi
vì, nếu muốn làm cho những hành vi được mệnh danh là tội phạm,
trong một xã hội nhất định, không còn diễn ra nữa, thì người ta phải
làm sao cho những xúc cảm mà chúng( tội phạm) làm tổn thương hiện
diện trong tất cả mọi cá nhân, không loại trừ ai và với cường độ cần
thiết để có thể chế ngự được xúc cảm đối nghịch. Emile Durkheim trả
lời rằng điều đó hoàn toàn không thể xảy ra vì mỗi một cá nhân có
những đặc điểm tự nhiên xã hội hoàn toàn khác nhau. Ông cho rằng
“Không có xã hội nào trong đó các cá nhân không khác biệt ít nhiều
so với các mẫu hình tập thể, nên không thể tránh khỏi tình trạng là
trong số những khác biệt ấy có một số mang tính chất tội phạm” Như
trên chúng ta đã nói, một hành vi được coi là phạm tội hay không, điều
đó phụ thuộc vào xúc cảm tập thể. “ Cái làm nên tính chất tội phạm
không phải nằm ở chính hành vi mà do ý thức chung khoác cho cái
tính chất ấy”. Dó đó, nếu ý thức chung này mạnh hơn, nếu nó đủ sức
mạnh để làm cho những khác biệt ấy trở nên yếu ớt, xét về giá trị
tuyệt đối thì nó cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, khắt khe hơn, và khi đó
những hành vi sai lệch có nhỏ thì ý thức chung có nhỏ thì ý thức
chung cũng phản ứng lại nó như những hành vi sao lệch lớn lao, nghĩa
là những hành vi sai lệch nhỏ ấy sẽ trở thành những hành vi phạm tội.
Và như vậy, “Hành vi phạm tội chỉ thay đổi về hình thức mà thôi; bởi
lẽ chính cái nguyên nhân vốn có có thể làm cạn kiện các nguồn gốc
của hiện tượng tội phạm, cũng có thể tạo ran gay lâp tức những nguồn
gốc mới của hiện tượng tội phạm”.
Thứ hai, hiện tượng tội phạm là một bộ phận thiết thân của bất kỳ một
xã hội lành mạnh nào. Xã hội học Emile Durkheim luôn nhấn mạnh
một tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể
6



mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn
tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền
vững. Theo đó, xã hội tồn tại và phát triển được nhờ các thành viên
chỉa sẽ những giá trị chuẩn mực chung trong xã hội mà dẫn tới thống
nhất xã hội. Trong xã hội đó, con người bị chế ước bởi những giá trị
chuẩn mực. Nhưng nếu con người mất định hướng giá trị thì con
người dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng mà dẫn tới hành vi sai lệch.
Và do đó, sự rối loạn xã hội là nguyên nhân chính dẫn tới hành vi sai
lệch nói chung và tội phạm nói riêng. Thuật ngữ “Rối loạn xã hội”
biểu hiện một trạng thái xã hội khi mà những giá trị văn hóa chuẩn
mực và mối liên hệ xã hội bị vắng bóng hoặc yếu đi hoặc mâu thuẫn
với nhau.
Nếu như xem xét xã hội với tư cách là một cơ thể sống thì có thể xem
hiện tượng tội phạm như là một nhân tố của tình trạng sức khỏe xã hội,
là một bộ phận thiết thân của bất kì một xã hội lành mạnh nào. Ông
viết “Nếu coi tội phạm như một căn bệnh xã hội, thì như vậy đã thừa
nhận rằng, bệnh tật không phải là cái gì ngẫu nhiên mà ngược lại trong
một số trường hợp, nó bắt nguồn từ chính cấu tạo căn bản của sinh
vật”.
Như vậy, khi nói hiện tượng tội phạm là hiện tượng bình thường, điều
đó có nghĩa rằng hiện tượng tội phạm là một hiện tượng không thể
tránh khỏi của bất kì một xã hội nào cũng như nó là một nhân tố của
tình trạng sức khỏe xã hội. Như trên đã trình bày quan điểm của Emile
Durkhiem về hiện tượng tội phạm đã trình bày trong cuốn “Những quy
tắc của xã hội học” như là một ví dụ minh họa, do đó, sau khi chúng ta
tìm hiểu về hiện tượng tội phạm, chúng ta có thể rút ra được quy tắc

7



phương pháp xã hội học mà ông đang nói tới. Đó là tính phổ biến được
coi là tiêu chuẩn của tính bình thường của các hiện tượng xã hội.
Tuy nhiên hiện tượng tội phạm sẽ mang tính chất bệnh hoạn khi mà tỉ
lệ tội phạm đạt đến quá cao- được xác định tùy theo mỗi loại hình xã
hội.
3.1.2: Hiện tượng tội phạm là “cần thiết” và “có ích”:6
Sau khi Emile Durkheim giải thích hiện tượng tội phạm là một hiện
tượng bình thường, ông đưa ra một cách nhìn mới về tội phạm “vì thế,
tội phạm là hiện cần thiết, nó gắn liền với những điều kiện căn bản của
mọi đời sống xã hội, nhưng cũng do đó, nó cũng có ích, bởi lẽ chính
những điều kiện vốn gắn liền với nó cũng cần thiết cho sự tiến hóa
bình thường của đạo đức”.
Tới đây, có thể nhiều người phản đối, bởi hiển hình và ẩn hình đã là
tội, không có tội nào là không nghiêm trọng, khác chăng là tùy thuộc
vào tính chất và mức độ nguy hại cho xã hội mà có biện pháp sử lí
thích hợp. Hiện tượng tội phạm là hiện tượng đi ngược lại với sự phát
triển của xã hội. Người có hành vi phạm tội phải bị trừng phạt, bị cách
li khỏi cộng đồng, thậm chí bị loại bỏ (tử hình). Tuy nhiên nếu xét hiện
tượng tội phạm theo quan điểm chức năng luận thì hiện tượng tội
phạm “cần thiết” và “có ích” cho xã hội.
Chức năng là nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng
mà một thành phần, bộ phận tạo ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồn
tại, vận động của cả hệ thống. Đây là khái niệm cơ bản của xã hội học
được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Emile Durkheim cọi chức
năng như là các nhu cầu chung của cơ thể xã hội và bất kì một sự kiện
xã hội nào cũng có những chức năng nhất định, tức là có sự đáp ứng
nhu cầu nhất định của xã hội.
6

/>
8


Xã hội dù có đa dạng và phức tạp tới đâu thì cũng tồn tại một hệ thống
chuẩn mực xã hội. Luật pháp và đạo đức không chỉ khác nhau ở các
loại hình khác nhau mà ngay ở trong một loại hình xã hội thì luật pháp
cũng thay đổi nếu các điều kiện xã hội thay đổi. Nhưng để cho luật
pháp và đạo đức thay đổi thì xúc cảm tập thể chỉ cần một sức mạnh
vừa phải.
“Muốn cho ý thức đạo đức có thể tiến hóa thì cần phải tính độc đáo
của cá nhân có cơ hội xuất đầu, lộ diện, muốn cho tính độc đáo của
người viễn vông thường mơ mộng rằng mình có thể vượt lên trên thế
kỷ mình đang sống có thể được bày tỏ ra thì tính độc đáo của kẻ phạm
tội vốn nằm bên dưới thời đại của hắn cũng phải có khả năng được bày
tỏ. Không thể có cái nọ mà không có cái kia”.
Hành vi phạm tội không chỉ nói lên rằng sự thay đổi sẽ diễn ra, mà
trong một số trường hợp, nó còn trực tiếp chuẩn bị cho những thay đổi
ấy. Trong xã hội nếu có hiện tượng tội phạm thì tức là xúc cảm tập thể
trong tình trạng mềm dẻo cần thiết để có sự thay đổi, để có thể chuyển
sang hình thức mới. Nhưng đôi khi hiện tượng tội phạm xã hội còn
góp phần vào việc xác định trước hình thức mà xúc cảm tập thể sẽ
chuyển sang. Emile Durkheim đưa ra ví dụ Socrate bị kết án theo luật
Athenes- các nhà triết học tự do bị kết án bởi các nhà cầm quyền khế
tục trong suốt thời kỳ trung cổ vì những tư tưởng xúc phạm tới những
xúc cảm đang còn nóng bỏng trong phần lớn ý thức (cá nhân). Tuy
nhiên, thực tế đã chứng minh những hành vi phạm tội đó mà cụ thể sự
độc lập tư tưởng là có ích cho xã hội. Bởi lẽ họ đang có công chuẩn bị
một thứ đạo đức mới và một long tin mới mà đa số người dân trong xã
hội thời kì bấy giờ đang cần.

Khi tòa án và nhà tù thi hành trừng phạt các hành vi phạm tội (vi phạm
chuẩn mực xã hội)- tức là thỏa mãn các nhu cầu của số đông (xúc cảm
9


tập thể), khi đó các cá nhân cảm thấy gắn bó với nhau hơn, mức độ
đoàn kết xã hội được tăng cường hơn.
Có thể nói, hiện tượng tội phạm như là một nhịp để điều chỉnh xã hội,
tang cường mức độ đoàn kết xã hội, cũng cố trật tự xã hội, khẳng định
lại hệ thống qui tắc xã hội “Hành vi tội phạm là có ích vì nó mở đầu
cho những chuyển biến vốn ngày càng trở nên tất yếu”.
3.1.3: Lý thuyết về hình phạt:7
Lý thuyết về hình phạt theo Emile Durkheim, do vậy cần phải thay
đổi.
“Trái ngược lại những suy nghĩ thông thường, kẻ tội phạm không còn
là một kẻ hoàn toàn không thể sống được với người khác, giống như
một thứ phần tử ăn bám, một thành phần xa lạ và không thể hòa đồng,
đó là một tác nhân bình thường trong đời sống xã hội”.
Ông cho rằng, sự trừng phạt không chỉ có chức nagnw đòi đền bù hay
trả thù đối với những thiệt hại do tội phạm gây ra mà còn có chức năng
duy trì trạng thái đòng thuận, nhất trí cao của cộng đồng xã hội trước
một sự kiện xã hội xảy ra.
Tuy nhiên trong phần chú thích, Emile Durkheim cũng nhấn mạnh
điều này không có nghĩa rằng chúng ta không được thù ghét hành vi
tội phạm. Ông liên hệ hiện tượng tội phạm với sự đau đớn với các cá
nhân bị bệnh tật. Không ai mong muốn sự đau đớn và ghét sự đau đớn
cũng như xã hội ghét hành vi tội phạm, nhưng dù có ghét như thế nào
đi chăng nữa thì sự đau đớn cũng xuất hiện từ cấu tạo sinh lý học bình
thường.
Nếu tội phạm là một thứ bệnh tật thì phải hiều hình phạt là một

phương thuốc. Và các nhà quản lí xã hội đóng vai trò giống như một

7
/>
10


bác sĩ, ngăn ngừa bệnh tật bằng một phương pháp bảo về sức khỏe thật
tốt và khi bệnh tật phát thì phải tìm cách chửa trị nó.
“Người ta sẽ phải làm việc sự kiên trì điều đặn để duy trì trạng thái
bình thường để phản hồi khi nó bị xáo trộn, để tìm lại những điều kiện
(của trạng thái bình thường) nếu chúng bị thay đổi”.
3.1.4: Một vài minh họa:8
Minh họa 1: Thế nào la tộp phạm?
Như trên đã trình bày, Emile Durkheim cho rằng “ tội phạm là hành
vi xúc phạm đến một số xúc cảm tập thể” Như vậy có nghĩa rằng một
hành vi có được coi là phạm tội hay không, diều đó phục thuộc vào
xúc cảm tập thể - vốn được bỏa vệ bởi một dân tộc vào một giai đoạn
nào đó trong lịch sử.
Luận điểm trên của Emile Durkheim dược minh họa rất rõ bởi các
loại tội phạm liên quan tới mại dâm, cờ bạc. Lấy ví dụ về mại dâm
chúng ta thấy mại dâm là một mặt trái của đời sống xã hội và ở xã hội
nào cũng tồn tại hiện tượng này. Có những quốc gia coi mại dâm là
hiện tượng xã hội, nhưng cũng có nhiều nước, họ quy định muốn kinh
doanh mại dâm thì đăng ký và tổ chức khám bệnh định kỳ về việc kinh
doanh đó không gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. Ở Việt Nam cũng có
một số chuyên gia pháp luật căn cứ vào tỷ lệ tái phạm cho rằng các
hành vi liên quan tới mại dâm không nên hình sự hóa nữa. Tuy nhiên,
theo TS. Nguyễn Đình Lộc - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì “ Ở
Việt Nam muốn bỏ tội mại dâm còn phải xem xét tâm lý xã hội thế nào

đã” (Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, số ra ngày 20/4/2005). Như vậy,
rõ ràng hành vi mại dâm có phải là tội phạm hay không phụ thuộc vào
“xúc cảm tập thể”. Tương tự, đối với những hành vi liên quan tới đánh
bạc, chúng ta thấy, xổ số, “cá cược” hàng ngày vẫn được công khai
8
/>
11


trên truyền hình, nhưng việc chơi bài ăn tiền và tổ chức chơi bài ăn
tiền lại bị coi là hình sự. Có thể vận dụng theo quan điểm của Emile
Durkheim để giải thích vấn đề này rằng, việc đánh bài ăn tiền gây ra
nhiều hậu quả xã hội, làm tan nát nhiều gia đình. Do đó tâm lý xã hội
phẫn nộ đối với những hành vi như vậy, cho rằng như thế là không thể
tha thứ được, phải nghiêm khắc với nó. Và cần có hình phạt để ngăn
chặn.
Minh họa 2. Hiện tượng tội phạm là “cần thiết” và“có ích”9
Để minh họa cho luận điểm này, chúng tôi xin đưa ra ví dụ về hành
vi tham nhũng. Khi vụ án xảy ra tại Ban quản lý các dự án 18
(PMU18), Bộ Giao thông vận tải được công khai trên các phương tiện
truyền thông đại chúng, tâm lý xã hội vô cùng phẫn nộ trước những
hành vi tham nhũng và lo lắng cho tương lai của đất nước. Trên các
phương tiện thông tin đại chúng đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về vụ
việc PMU18. Một số những ý kiến đã ẩn chứa quan điểm của Emile
Durkheim khi cho rằng hiện tượng tội phạm là “cần thiết” và “có ích”.
Chúng tôi xin trích dẫn một số ý kiến sau:
“Vụ việc PMU18 xảy ra trước Đại hội X là không vui những là
may mắn. May mắn là từ thực tế để Đảng thấy Đảng vẫn có những nơi
như thế đấy: tê liệt, hư hỏng. Đó là cơ hội để Đảng nhìn rõ Đảng của
mình hơn, xem lại Đảng đang như thế nào, đang là gì... Tôi cho rằng

biến cái xấu thành cái tôt là điều rất biện chứng. Nếu Đảng đặt vấn đề
này đúng mức, đúng lúc thì sẽ nâng cao một bước chất lượng Đại hội.”
(Đại tướng Chu Huy Mân,Những ý kiến tâm huyết ...,Báo Pháp luật
Việt Nam, số ra ngày 18/4/2006).
9
/>
12


“Một ông Thứ trưởng chạy chức, thiết nghĩ, nên là cú hích để
nhìn lại toàn bộ công tác tổ chức cán bộ cũng như quy trình đề bạt, bổ
nhiệm. Vấn đề sinh tử của cách mạng là vấn đề cán bộ, còn để nạn
chạy chức, chạy quyền lộng hành thì không thể nói gì đến phát triển
lành mạnh và bền vững” ( Chí Công,Chạy chức, Báo Pháp luật Việt
Nam, số ra ngày 12/4/2006).
Tuy nhiên, hiện tượng tham nhũng tồn tại ở tất cả các quốc gia
trên thế giới. Ở Việt Nam, hiện tượng này cũng đã có từ rất lâu. Theo
quan điểm của Emile Durkheim, có thể nói hiện tượng tham nhũng là
một hiện tượng bình thường. Có điều, các nhà quản lý xã hội phải
đóng vai trò giống như một bác sỹ: ngăn ngừa bệnh tật bằng một
phương pháp bảo vệ sức khỏe thật tốt và khi bệnh tật phát thì phải tìm
3.2

cách chữa trị nó
ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI TRÊN SỰ TỰ TỬ THEO DURKHEIM10
Emile Durkheim, trong những xã hội mà sự tương trợ dựa trên cấu trúc
tổ chức các thành viên hơn nhưng cũng ích kỉ hơn. Ít kiểm soát xã hội
hơn, cấu trúc xã hội thành lỏng lẻo hơn để cuối cùng có thể đi đến tình
trạng thiếu kiểm soát xã hội, mất cấu trúc- đó là khái niệm anomie hay
thiếu cấu trúc.

Thiếu cấu trúc khi những luật lệ xã hội không còn ràng buộc các thành
viên một cách có hiệu quả, khi chính các thành viên này mất điểm tựa,
mất khuôn mẫu để sống trên đời. Cụ thể hơn, khi tình thế xã hội thành
anomique: các thành viên trong xã hội có thể sống một cách tiêu cực tự
tử là một trong những xu hướng tiêu cực ấy.
Thất nghiệp, đối với một cá nhân, là mất cấu trúc về thời gian, mất cấu
trúc về lợi tức, mất cấu trúc xã hội trong đường hướng này, khủng
hoảng kinh tế có thể làm tang tỉ lệ tự tử.

10 />
13


Mất cấu trúc gia đình- một li dị hay số phận mồ côi- cũng là một tình
huống anomique- thiếu cấu trúc. Ở đây là thiếu cấu trúc gia đình, cũng
có thể là một lí do của tự tử.
Mặt khác, nói như Jean-Jacques Rousseau (trong Khế Ước xã hội),
mỗi thành viên là một mắt xích trong dây chuyền xã hội, mất một mắt
xích, dây chuyền sẽ bị gãy.
Khi một thành viên trong xã hội đi tìm đến cái chết thì gia đình của
người ấy bị lung lay, con cái thành mồ côi, vợ hay chồng thành góa
bụa, xí nghiệp nơi người ấy làm việc trước đó phải lo tìm người thay
thế,… Cả một xã hội thành… mắc bệnh.
Với những lí giải đó, Emile Durkheim cho thấy hiện tượng tự tử không
còn là hiện tượng cá nhân mà là hiện tượng xã hội, ông đã từ đso phân
loại các loại tự tử tùy theo độ liên kết các cá nhân và các thành viên
4.

khác trong xã hội.
KẾT LUẬN

Nhờ vào những đóng góp của E.Durkheim về mặt quan điểm, đối tượng và
phương pháp đã giúp cho ta có một cơ sở đáng tin cậy và hiểu sâu sắc về sự
kiện xã hội. Dựa trên những lý luận đó đã giúp ta giải thích hiện tượng tội
phạm, và nguyên nhân của sự tự tử không phải là do chúa trời mà do hòan
cảnh tác động vd: thiếu cấu trúc xã hội, thất nghiệp….

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

TẠ MINH. Giáo trình xã hội học đại cương. Nhà xuất bản ĐẠI HỌC
QUỐC GIA TP.HCM.2007.
/>id=1001992&t=1418441342&aut=ad17a86f01a0911bfba54107a1cacc9d
/> /> />
15



×