Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Chiến lược kinh doanh toàn cầu và quản trị toàn cầu nghành kinh doanh dịch vụ điện thoại di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.9 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ


BÀI TẬP NHÓM
Môn: Chiến lược kinh doanh toàn cầu và quản trị toàn cầu
Chủ đề: NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Minh
Lớp học phần: Chiến lược kinh doanh toàn cầu và quản trị toàn cầu(114)_1
Sinh viên thực hiện: Nhóm 4

Hà Nội, năm 2014

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập sâu vào
nền kinh tế khu vực và thế giới, hầu hết các doanh nghiệp đều thừa nhận trong
mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi
trường, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ làm môi
trường cạnh tranh gay gắt hơn ngay tại thị trường nội địa. Điều này có thể làm
cho doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường, thua lỗ thậm chí phá sản.
Hội nhập trong lĩnh vực viễn thông cũng nằm trong xu thế chung đó. Hơn
thế nữa, đây là một lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm, giá trị của sản phẩm dịch
vụ kết tinh trong hàng hóa khác và có tính xã hội hóa cao. Dịch vụ điện thoại di
động là một trong số các dịch vụ viễn thông hiện đang bị cạnh tranh gay gắt ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, khi Việt Nam trở thành thành viên chính
thức của WTO, trong những năm sắp tới khi có sự tham gia của các nhà khai


thác nước ngoài, thị trường viễn thông nói chung và thị trường dịch vụ điện
thoại di động nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh sẽ
ngày càng gay gắt.

2


I.

Khái luận chung về ngành cung cấp dịch vụ điện thoại di động
1. Khái niệm dịch vụ
Cách hiểu thứ nhất:
-

-

Theo nghĩa rộng: Dịch vụ được coi là ngành kinh tế thứ ba ngoài công
nghiệp và nông nghiệp. Có nghĩa là những lĩnh vực, hoạt động nằm ngoài
hai ngành công nghiệp và nông nghiệp như hàng không, thông tin ... đều
được coi là dịch vụ.
Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là phần mềm của các sản phẩm hữu hình nhằm
hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau khi bán hàng.

Cách hiểu thứ hai:
-

Theo nghĩa rộng: Dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt động lao động sản xuất cua
con người mà kết quả của nó không tồn tại dưới hình thái vật thể.
Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là đáp ứng một nhu cầu nào đó cho con người
hoặc xã hội như vận chuyển, cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡng các máy

móc, thiết bị, công trình.

Cách tiếp cận khác: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng qua trao đổi
chủ yếu là vô hình nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, không dẫn đến
chuyển quyền sở hữu.
 Khái quát: Dịch vụ là sản phẩm của quá trình lao động của con người này

nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người khác; nhưng không tồn tại dưới
hình thái vật thể và không dẫn đến việc chuyển giao quyền sở hữu như
các sản phẩm hữu hình.
2. Khái niệm dịch vụ điện thoại di động
Dịch vụ điện thoại di động là một tập hợp các hoạt động bao gồm các nhân
tố không hiện hữu, tạo ra chuỗi giá trị và mang lại lợi ích tổng hợp cho người sử
dụng liên lạc và kết nối bạn bè, cộng đồng và thế giới.
Dịch vụ điện thoại di động là một dịch vụ liên lạc, cũng như bản chất chung
của dịch vụ, nó được phân ra 2 mức:
-

Dịch vụ cơ bản: dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng
viễn thông hoặc internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung
thông tin. Ví dụ như cuộc gọi thoại, tin nhắn sms, nhạc chờ điện thoại ...

-

Dịch vụ giá trị gia tăng: dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người
sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc
cung cấp khả năng thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc
internet. Ví dụ như mobile internet, báo cuộc gọi nhỡ, mobile banking ...

Quan điểm khác cho rằng dịch vụ điện thoại di động là một loại hình dịch vụ

viễn thông, đó là dịch vụ gửi, truyền, nhận ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, âm thanh,
hình ảnh, hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng
3


viễn thông. Một cách căn bản đó là dịch vụ kết nối những khách hàng riêng biệt
thông qua các thiết bị đầu cuối không dây trong phạm vi cung cấp dịch vụ.
3. Khái niệm kinh doanh dịch vụ điện thoại di động

Kinh doanh dịch vụ điện thoại di động là quá trình các hoạt động cung cấp
các dịch vụ gửi truyền thông tin giữa các khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu cho
khách hàng và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
4. Đặc điểm của ngành dịch vụ điện thoại di động
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ điện thoại di động
(millions)
2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012*


2013*

Mobile-cellular subscriptions

Developed

Developing

World

99
2

1.1
27

1.2
13

43
1.6

18
2.2

05

1.2
25

2.1
25

2.7
45

1.3
83
2.7
05

3.3
68

1.3
18
3.2
57

4.0
30

1.4
75
3.9
01

4.6
40


1.4
38
4.4
87

5.3
20

1.5
00
4.8
72

5.9
62

1.6

5.2
35

6.4
11

6.8
35

Active mobile-broadband subscriptions

Developed


N/A

N/A

Developing

N/A

N/A

World

N/A

N/A

22
5

33
6

4
3

0
8

6

26

8

45
9
16
5

42
2

52
3
24
9

61
5

68
8
47
2

77
8

78
4

76
8

1.1
55

93

1.1
62

1.5
56

2.0
96

Số lượng thuê bao di động trên toàn thế giới đạt 6,8 tỷ thuê bao tăng gần 3 lần so
với năm 2005 chiếm 96,2% dân số

4


Per 100 inhabitants
2005

2006

2007


2008

2009

2010

2011

2012*

2013*

Mobile-cellular subscriptions

82,

92,

1

9

102,
0

22,

30,

9


1

39,

41,

9

3

1

33,
7

108,
5
49,
1

50,
6

112,
0
58,
3

59,

8

115,
0
69,
0

68,
1

119,

123,
6

78,
3

77,

128,
2

84,
3

85,

89,
4


91,

96,

2

5

2

2

Active mobile-broadband subscriptions

N/A

N/A

18,5

27,5

36,6

42,9

55,1

63,3


74,8

N/A

N/A

0,8

1,6

3,0

4,4

8,2

13,3

19,8

N/A

N/A

4,0

6,3

9,0


11,3

16,6

22,1

29,5

-

Số lượng đối thủ cạnh tranh

Số lượng đối thủ lớn, phụ thuộc vào từng khu vực địa lý, các quốc gia khác
nhau. Mỗi quốc gia đều có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Từ các nhà cung
cấp trong nước đến các nhà đầu tư quốc tế đều muốn đầu tư vào. Nhất là tại các
quốc gia kém phát triển, thị trường còn hoang sơ chưa được khai thác sẽ là cơ
hội để cho các nhà cung cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm
lực tài chính lớn bởi ngành dịch vụ di động cần đầu tư ban đầu lớn.
Ví dụ: Hiện nay trên thị trường viễn thông di động Việt Nam, có 6 doanh
nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ: Viettel, Mobiphone, Vinaphone,
Vietnamobile, Sfone, Gmobile. Trong số đó Sfone đã dừng hoạt động, còn hai
nhà mạng nhỏ còn lại đang loay hoay giữ thị phần trước “bộ ba đình đám”.
Theo số liệu thống kê của mạng thuê bao di động: Viettel giữ thị phần cao
nhất với 40%, Mobiphone 33,19%, Vinaphone 19,88%. 10% ít ỏi còn lại chia
cho hai mạng Vietnambile và Gmobile.
Còn với dịch vụ 3G: Viettel chiếm 34%, Mobile 33%, Vinaphone 29%, và
Vietnamobile 2%, Gmobile không tham gia cung cấp dịch vụ này.
-


Phạm vi cạnh tranh
5


Các doanh nghiệp cạnh tranh trên cả hai lĩnh vực là dịch vụ cơ bản và dịch
vụ giá trị gia tăng
Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng
viễn thông hoặc internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông
tin. Ví dụ như cuộc gọi thoại, tin nhắn sms, nhạc chờ điện thoại,...
Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người
sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung
cấp khả năng thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc internet. Ví
dụ như mobile internet, báo cuộc gọi nhỡ, mobile banking,...
-

Nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng

Công nghệ ngày một phát triển mỗi ngày với tốc độ chóng mặt, nhu cầu của
khách hàng ngày một tăng thêm. Nhu cầu của khách hàng bây giờ không còn
giới hạn ở các dịch vụ cơ bản là nghe, gọi, nhắn tin,... mà là nhu cầu kết nối mọi
lúc mọi nơi với kết nối internet tốc độ cao. Phát triển công nghệ 3G trở thành tất
yếu ở tất cả các nhà cung cấp. Và đi theo nó, các dịch vụ internet cung cấp trên
di động cũng trở nên ngày một phổ biến như xem TV, video call,... các dịch vụ
OTT cũng ngày một nở rộ với sức tăng trưởng lớn. HIện nay đã có công nghệ
4G thậm chí 5G được đưa vào khai thác dử dụng tại Hàn Quốc.
-

Mức độ dị biệt sản phẩm

Trong ngành dịch vụ điện thoại di động, không có nhiều sự khác biệt về các

sản phẩm, dịch vụ mà các nhà cung cấp đưa ra thị trường để đáp ứng nhu cầu
khách hàng, mỗi dịch vụ đều có nhiều doanh nghiệp khác nhau cung cấp với
hình thức không khác nhau.
-

Phát minh sản phẩm

Sản phẩm mới trong dịch vụ điện thoại di động ngày nay thường chịu ảnh
hưởng của sự phát triển internet, công nghệ thông tin. Internet băng thông rộng,
cáp quang phát triển nhanh kéo theo các dịch vụ mới của ngành phát triển.
Chẳng hạn như dịch vụ cuộc gọi video chỉ xuất hiện khi xuất hiện 3G, các dịch
vụ OTT phát triển khi điện thoại thông minh và mạng xã hội trở nên phổ biến.
-

Biến đổi công nghệ

Là ngành công nghệ cao nên dịch vụ điện thoại di động có sự biến đổi công
nghệ rất nhanh. Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến
phương thức cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp. Ví dụ như sự phát triển
của công nghệ 3G đã dẫn đến quá trình nâng cấp các trạm phát sóng để đáp ứng
yêu cầu cho băng thông tốc độ cao, hay sự xuất hiện của dịch vụ OTT đã tác
động trực tiếp đến doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và buộc
những doanh nghiệp này phải tìm biện pháp thích ứng
-

Liên kết dọc

6



Ngành này ít có sự liên kết dọc. Các nhà doanh nghiệp dịch vụ điện thoại di
động cung cấp trực tiếp dịch vụ đến từng khách hàng, họ thực hiện tất các khâu
từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến các dịch vụ cơ bản hay dịch vụ giá trị gia tăng.
-

Kinh tế theo quy mô

Dịch vụ điện thoại di động là ngành có lợi thế kinh tế theo quy mô thể hiện
rõ. Đầu tư ban đầu của ngành là tương đối lớn, sự phát triển của thị phần mỗi
doanh nghiệp sẽ góp phần làm giảm giá thành dịch vụ tăng sức cạnh tranh cho
các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam kể từ khi thị trường di động bùng nổ, cước di động ngày một
giảm đưa giá dịch vụ di động ở Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có
giá thấp nhất. Đối với dịch vụ 3G, khi mới phát triển thì giá thành còn cao do
các doanh nghiệp phải đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng hiện nay ai cũng có nhu cầu
sử dụng dịch vụ mạng điện thoại di động 3G nên các doanh nghiệp đã bù đắp
được các chi phí và có lợi nhuận.
-

Hiệu ứng đường kinh nghiệm và học hỏi

Giá thành trung bình của dịch vụ điện thoại di động giảm còn nhờ khả năng
làm chủ các công nghệ trong thông tin, điện tử, truyền thông,... khả năng cung
cấp của doanh nghiệp cũng tăng lên giúp đáp ứng các nhu cầu khách hàng lớn,
từ đó gia tăng thị phần. Doanh nghiệp càng có khả năng làm chủ công nghệ thì
càng tạo ra sự khác biệt đối với các đối thủ trên cùng một loại hình dịch vụ.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ

điện thoại di động:
Đầu tiên ta cùng tìm hiểu về khái niệm của các nhân tố ảnh hưởng đến sự

phát triển của ngành. “ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành” là
những nhân tố dẫn tới sự thay đổi những biến động của ngành và điều kiện cạnh
tranh. Các nhân tố này xuất phát từ môi trường vĩ mô.
Để tìm hiểu rõ hơn về các nhân tố trên, ta sẽ xét về sự ảnh hưởng này tới
ngành dịch vụ di động của thế giới trong 40 năm qua. Các nhóm nhân tố sẽ được
phân loại theo môi trường như sau:
5.1. Môi trường ngành:

Khái niệm: Tập hợp các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến một công ty và các
hành động cạnh tranh của nó, cũng như các phản ứng cạnh tranh trong một
ngành.
5.1.1. Biến động tốc độ tăng trưởng dài hạn của ngành

Vào ngày 03/04/1973 chiếc điện thoại di động đầu tiên của thế giới chính
thức ra đời. Chiếc điện thoại có cái tên đầy đủ là Dynamic Adaptive Total Area
Coverage, có giá gần 4.000 USD, cao 10 inch và nặng 790 gram, cho thời gian
thoại khoảng 30 phút. Vậy mà sau hơn 40 năm, theo nghiên cứu mới nhất của
7


ITU, cả thế giới sẽ có khoảng 6,8 tỉ thuê bao điện thoại di động tính đến hết năm
2013 trên tổng số 7,1 tỉ người.
Từ đó có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ di động trên thế
giới trong thời gian ngắn như vậy. Thị trường này sẽ còn hứa hẹn về độ ổn định
và tăng trưởng cao trong thời gian tới. Không chỉ lượng thuê bao tăng cao trong
tương lai, kèm theo các dịch vụ như cuộc gọi, tin nhắn, nhạc chờ, … những nhà
cung cấp dịch vụ di động còn có thể khai thác tiềm năng lớn ở mảng sử dụng dữ
liệu di động của người dùng.
Theo dự báo thì người sử dụng các dịch vụ băng rộng di động (công nghệ
3G, 3G+) sẽ phát triển từ 181 triệu trong năm 2008 lên hơn 2 tỷ người vào năm

2014, tức là tăng khoảng 1024%. Trong năm 2014, sẽ có 258 triệu người sử
dụng trên thế giới truy cập vào các dịch vụ băng rộng di động thông qua máy
tính xách tay mà được kết nối bởi modem USB, cạc dữ liệu hoặc các thiết bị di
động được gắn vào. Đây là một sự phát triển đáng kinh ngạc so với năm 2008,
lên tới 1022%.
Và các nhà khai thác di động cũng hy vọng có một tốc độ phát triển tương tự
đối với người sử dụng máy di động để truy cập vào các dịch vụ di động băng
rộng. Dự báo cho thấy, người sử dụng di động sẽ phát triển từ 158 triệu trong
năm 2008 lên 1,8 tỷ trong năm 2014.
Xét về số đường băng rộng, riêng trong quý 4/2008 đã có thêm 13,77 triệu
đường băng rộng, nâng tổng số đường băng rộng trên toàn thế giới lên 410,9
triệu. Trong đó, có một số quốc gia phát triển mạnh như cộng hòa Séc, Belarus,
Croatia và Slovakia. Còn các quốc gia như Pháp, Ý, Đức, Áo, Singapore và
Philippines tuy không phát triển mạnh như các quốc gia ở trên nhưng đều phát
triển nhanh hơn trong quý 3 năm 2008. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự phát
triển của băng rộng di động trong thời gian tới khi nền kinh tế thế giới hồi phục
trở lại.
Người dân Việt Nam đươc tiếp cận với các dịch vụ thông tin di động
(DVTTDĐ) lần đầu tiên là vào năm 1993 khi VMS-Mobifone - liên doanh giữa
công ty bưu chính viễn thông VN (VNPT) và tập đoàn COMVIK (Thụy Điển)
được thành lập. Lúc này mạng di động này chỉ có khoảng 5000 thuê bao.
Sau 20 năm phát triển, tốc độ tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng của
ngành dịch vụ di động là những con số đáng kinh ngạc và mơ ước của nhiều
ngành khác. Thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng
trưởng 60 - 70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà
đầu tư. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường viễn thông di động Việt hiện có 6
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Theo số liệu của Bộ TT&TT tính đến tháng 6
năm 2013, tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn
quốc hiện có là 148,5 triệu, trong đó di động chiếm 93,3%..
Ngoài ra, theo dự báo thì người sử dụng các dịch vụ băng rộng di động

(công nghệ 3G, 3G+) sẽ phát triển từ 181 triệu trong năm 2008 lên hơn 2 tỷ
8


người vào năm 2014, tức là tăng khoảng 1024%. Trong năm 2014, sẽ có 258
triệu người sử dụng trên thế giới truy cập vào các dịch vụ băng rộng di động
thông qua máy tính xách tay mà được kết nối bởi modem USB, cạc dữ liệu hoặc
các thiết bị di động được gắn vào. Đây là một sự phát triển đáng kinh ngạc so
với năm 2008, lên tới 1022%. Và các nhà khai thác di động cũng hy vọng có
một tốc độ phát triển tương tự đối với người sử dụng máy di động để truy cập
vào các dịch vụ di động băng rộng. Dự báo cho thấy, người sử dụng di động sẽ
phát triển từ 158 triệu trong năm 2008 lên 1,8 tỷ trong năm 2014.
Như vậy, hứa hẹn về sự ổn định trong tăng trưởng và phát triển của ngành là
rất cao, không chỉ có tiềm năng về sự tăng trưởng của các thuê bao di động, các
nhà kinh doanh dịch vụ di động còn có thể khai thác thêm các dịch vụ đi kèm
khác đặc biệt là dịch vụ băng thông rộng di động.
5.1.2. Sự gia nhập hay rút lui của các DN chính

Các doanh nghiệp chính đóng một vai trò không hề nhỏ trong sự phát triển
của ngành, đặc biệt là trong việc gia nhập hay rút lui. Khi một doanh nghiệp gia
nhập vào ngành nó sẽ cần phải tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho riêng mình để
giành thị phần. Đối với các doanh nghiệp cũ trong ngành, một đối thủ mới gia
nhập sẽ là vấn đề mà các doanh nghiệp hiện tại phải lưu tâm, nếu doanh nghiệp
mới gia nhập có được những tiến bộ công nghệ hoặc các ưu thế khác. Khi đó sẽ
thúc đẩy các doanh nghiệp cũ tìm cách để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
cung ứng để giữ chân khách hàng. Còn nếu một doanh nghiệp chính rút lui khỏi
ngành, điều đó sẽ trở thành một cơ hội lớn để các doanh nghiệp khác vươn lên
chiếm giữ thị phần. Bởi trong ngành dịch vụ điện thoại di động hầu hết các
doanh nghiệp độc lập với nhau trong việc kinh doanh, không có sự ràng buộc
hay lãnh đạo của một doanh nghiệp lớn nào hết. Điều này có thể sẽ dẫn đến một

cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành.
Có thể thấy ở thị trường dịch vụ di động Việt Nam trong những năm đầu
mới phát triển ngành này, hai doanh nghiệp Mobifone và Vinaphone chiếm thế
độc tôn và hầu hết thị phần của thị trường. Tuy nhiên do tính độc quyền như thế,
nên giá cước của các thuê bao là rất cao, số lượng người sử dụng là thấp và việc
sử dụng điện thoại di động còn chưa có sự phổ biến. Thế nhưng vào năm 2004
khi Viettel tham gia vào thị trường với các gói cước giá rẻ, đa dạng, và tập trung
vào các khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì Viettel đã tạo nên
một cuộc cách mạng mạnh mẽ cho sự phát triển ngành dịch vụ di động. Khi
Viettel chính thức đặt chân vào thị trường di động thì Việt Nam lúc ấy mới có
khoảng 2 triệu thuê bao di động. Thế nhưng, với nhân tố Viettel thì thị trường di
động liên tục tăng trưởng ở mức bùng nổ. Thời điểm ban đầu khi Viettel nhập
cuộc, số lượng thuê bao tăng trưởng trong 1 ngày bằng số thuê bao phát triển
trong 1 tháng trước đó. Theo báo cáo của Bộ TT&TT, tính đến tháng 6 năm
2013, tổng số thuê bao điện thoại được đăng kí và đang hoạt động trên toàn quốc
là 148,5 triệu, trong đó di động chiếm 93,3%. Mới đây, ITU đã xếp Việt Nam
đứng vị trí thứ 8 trên thế giới về mật độ thuê bao di động. VN xếp thứ 8 về mật
9


độ thuê bao di động và được đánh giá như một điểm sáng của viễn thông thế
giới.
5.1.3.

Thay đổi trong quan niệm, thái độ, lối sống trong xã hội

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự bùng nổ của Internet cũng như
sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, những quan niệm, thái độ cũng như lối
sống trong xã hội đã có những sự thay đổi nhất định. Điều này đã có những sự
ảnh hưởng không nhỏ tới ngành dịch vụ di động.

Nếu như trước đây khái niệm về dịch vụ di động còn rất xa lạ với người
dùng, không những thế những chiếc điện thoại di động còn rất cồng kềnh và đắt
đỏ, thì hiện nay những dịch vụ như nghe gọi, nhắn tin, nhạc chờ, trò chơi … đã
trở nên vô cùng quen thuộc với người sử dụng. Đặc biệt là nhu cầu sử dụng các
thiết bị di động để vào mạng internet.
Theo Ericsson Mobility Report, lưu lượng sử dụng dữ liệu sẽ tăng 25% trong
năm 2014 và các thuê bao smartphone sẽ sử dụng trung bình 25MB/ngày. Trong
nghiên cứu của Bloomberg, 90% các nhà mạng tham gia khảo sát cho rằng, quản
lý được chất lượng trải nghiệm cho người dùng là ưu tiên quan trọng nhất.
Ericsson hợp tác với Facebook trong dự án cung cấp Internet.org, cung cấp
Internet cho 5 triệu người hiện đang chưa được tiếp cận. Cùng xây dựng phòng
nghiên cứu sáng tạo, Ericsson và Facebook mong muốn cung cấp môi trường
thử nghiệm các ứng dụng một cách hiệu quả trước khi thương mại hóa. Phòng
nghiên cứu này giải quyết khó khăn hiện nay khi các nhà lập trình ứng dụng di
động bị hạn chế trong môi trường địa lý của nhà mạng tại quốc gia họ sinh sống.
Bằng cách tạo ra môi trường và các không gian tương tự để thử nghiệm, ứng
dụng di động được đảm bảo vận hành trên các môi trường mạng viễn thông ở
các quốc gia khác nhau. Điều này sẽ giúp xóa bỏ rào cản về địa lý và cho người
dùng cơ hội trải nghiệm dịch vụ công bằng dù họ ở đâu.
5.1.4.

Đổi mới sản phẩm

Trước đây, mục đích chính của ngành chỉ là phục vụ việc liên lạc, trao đổi
thông tin, tuy nhiên theo sự phát triển của công nghệ, cũng như nhu cầu của
người tiêu dùng ngày càng tăng lên, các nhà cung cấp dịch vụ di động lại càng
phải đa đạng hóa đổi mới dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đây cũng
là một nhân tố tích cực tác động tới sự phát triển của ngành.
Mới đây, nghiên cứu của hãng tư vấn Chetan Sharma cho thấy, lần đầu tiên
trong lịch sử, dữ liệu di động mang về nhiều doanh thu cho nhà mạng Mỹ hơn

các cuộc gọi. Doanh thu từ dịch vụ dữ liệu di động chạm mốc 90 tỷ USD trong
năm 2013, và chiếm hơn 50% doanh thu của các nhà mạng viễn thông Mỹ trong
quý IV/2013. Sharma dự đoán năm 2014, Mỹ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên thu
về 100 tỷ USD doanh thu dữ liệu di động, một bước tiến dài so với 1 tỷ USD
năm 2002.
Người dùng ngày càng sử dụng smartphone, tablet như là một máy tính di
động, dẫn tới sự tăng vọt trong việc tiêu thụ dữ liệu khi thường xuyên xem video
10


và tải ứng dụng. Thế giới lấy dữ liệu làm trung tâm đang tăng trưởng nhanh
chóng, mang lại những mô hình kinh doanh mới. Các nhà mạng phải nỗ lực đưa
ra nhiều gói dịch vụ mới theo các mức giá khác nhau để phù hợp với nhiều đối
tượng người dùng, hợp tác với các bên thứ ba để phát triển cùng có lợi. Các nhà
cung cấp OTT không ngừng cung cấp dịch vụ mới và các nhà mạng cũng hướng
tới sự hợp tác để dịch vụ hấp dẫn hơn với các thuê bao.
Cũng theo nhận định của Ericsson, các dịch vụ OTT tiếp tục phát triển mạnh
và là một thách thức lớn đối với các nhà mạng khi họ liên tục tích hợp vào dịch
vụ của mình những ứng dụng mới đe dọa doanh thu của nhà mạng. WhatsApp
cho biết họ sẽ cung cấp dịch vụ thoại miễn phí cho 450 triệu khách hàng trong
năm 2014. Một số nhà cung cấp OTT khác chọn cách phát triển các ứng dụng có
lợi cho cả nhà mạng để "chung sống hòa bình".
Tháng 2/2014, Telstra là nhà mạng đầu tiên ở Úc cung cấp gói cước cho
phép thuê bao khi đã mua gói cước dịch vụ 2 năm có thể đổi điện thoại
smartphone sau 1 năm sử dụng. Để được hưởng điều này, thuê bao sẽ trả thêm
10 đô la Mỹ/tháng ngoài giá của gói cước dịch vụ hai năm, tối thiểu là 120 đô la
Mỹ/tháng. Dịch vụ này đáp ứng 46% người Úc muốn được dùng smartphone
mới với những tính năng và ứng dụng cập nhật và phù hợp nhất với khách hàng
lứa tuổi 25-34.
Để tăng cường cạnh tranh giành thị phần, các nhà mạng Mỹ cũng đang có

những chiến lược mới táo bạo. T-Mobile đang giới thiệu dịch vụ kết nối M2M
(machine to machine) xuyên biên giới sang Canada. Trong khi đó, hãng AT&T
đang cung cấp dịch vụ nhắn tin không giới hạn từ Mỹ tới toàn thế giới.
5.2. Môi trường cạnh tranh:

Khái niệm: bao gồm các nhân tố liên quan đến cạnh tranh trên thị trường
quốc gia và quốc tế, các qui định, hiệp định về cạnh tranh giữa các quốc gia,
hiệp hội, khu vực thị trường…
5.2.1. Toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ

Khi quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, hội nhập kinh tế, các
hàng rào thương mại được xóa bỏ sẽ tạo điều kiện cho những nhà cung cấp dịch
vụ tiếp cận với các công nghệ mới nhất trên thế giới. Tuy nhiên đây cũng là
thách thức dành cho các nhà mạng trong nước khi có các nhà khai thác dịch vụ
nước ngoài nhảy vào cuộc đua chiếm thị phần trong nước
Ví dụ: Toàn cầu hóa đã trở thành xu thế chung của thế giới và Việt Nam
cũng không là ngoại lệ. Với sức hút lớn của thị trường dịch vụ di động Vijet
Nam, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO, hàng loạt các nhà khai thác và cung
cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo
dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam. Phải kể đến như tập đoàn COMVIK (Thụy
Điển) liên doanh với công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (1993) hay tập
đoàn SK TELECOM của Hàn Quốc (2002) …
11


Điều này tạo ra sức ép không nhỏ đổi với các nhà mạng trong nước. Tuy
nhiên đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp của chúng
ta. Chúng ta sẽ có thêm cơ hội được cọ xát, tiếp xúc với các đối thủ nước ngoài,
cũng như cần các chiến lược đúng đắn để cạnh tranh lại với họ.
Có thể nói toàn cầu hóa là một nhân tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của

ngành dịch vụ di động, vừa có những tác động thúc đẩy, nhưng cũng không phải
không ẩn chứa những nguy cơ rủi ro.
5.2.2. Sự phát triển của công nghệ:

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ cùng với sự bùng nổ của internet đã
có những tác động không nhỏ tới ngành dịch vụ di động. Những bước tiến đột
phá của công nghệ đã đánh dấu những mốc phát triển mạnh mẽ của ngành. Có
thể kể đến như phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên năm 1973, mạng di động
đầu tiên (1G) ra đời năm 1979, sự ra đời của tin nhắn SMS vào năm 1993là
thành quả làm việc liên tục của rất nhiều kỹ sư, khả năng kết nối internet
(1996) , tích hợp GPS (1999) … cho đến những thế hệ điện thoại smartphone
hiện đại và phổ biến như bây giờ.
Trong tương lai tới, công nghệ sẽ tiếp tục là tác nhân quan trọng tác động
mạnh mẽ tới sự phát triển của ngành. Sự chi phối của thiết bị số trong đời sống
sẽ tạo ra những nhu cầu mới, những mảng thị trường tiềm năng cho các nhà khai
thác dịch vụ di động. Không phải đến MWC 2014, các thiết bị đeo thông minh
(wearable) mới xuất hiện, nhưng sự ra mắt tại đây của một loạt các thiết bị mới
từ rất nhiều hãng công nghệ tên tuổi cho thấy một xu hướng mới của việc sử
dụng thiết bị cũng như các dịch vụ dữ liệu. Viễn cảnh của những dịch vụ kết nối
và chia sẻ dữ liệu thông qua các thiết bị đeo thông minh dường như đã gần hơn
rất nhiều: những chiếc đồng hồ, vòng đeo tay, găng tay, tai nghe... không chỉ
giúp bạn xem giờ, kiểm tra bản đồ, tìm quán ăn xung quanh, nhận các tin nhắn
mới hoặc cuộc gọi đến mà còn thường xuyên thông báo tình trạng sức khỏe của
bạn với dịch vụ y tế.
Một khi các thiết bị này trở nên phổ biến, nhu cầu kết nối liên tục tới mạng
Internet băng rộng (broadband) chắc chắn sẽ gia tăng mạnh mẽ, cùng với đó là
sự phát triển của các dịch vụ khai thác dữ liệu mà các nhà mạng viễn thông có
vai trò không thể thiếu. Sau các mạng di động 2G 3G, thế giới cũng đang tiến tới
thế hệ 4G, một sự phát triển vượt bậc của công nghệ 3G, mang cho người tiêu
dùng nhiều tiện ích hơn.

Không chỉ vậy, ngành CNTT được hỗ trợ bởi công nghệ di động, công nghệ
băng rộng và điện toán đám mây đang làm thay đổi các ngành công nghiệp khác
và tạo ra những giá trị mới. Nghiên cứu của Ericsson cho thấy 25% người dùng
smartphone tin tưởng và sử dụng các cảm biến trang bị trên điện thoại. Các
doanh nghiệp lựa chọn giải pháp doanh nghiệp di dộng và đám mây để chuyển
dịch hiệu quả và tối ưu hóa chi phí. Trên 30% các thiết bị đo điện toàn cầu sẽ
được kết nối với nhau. 50 triệu phương tiện giao thông được kết nối…
12


Theo chia sẻ của ông Jan Wassenius, Phillips, nhà cung cấp thiết bị chiếu
sáng hàng đầu thế giới đã hợp tác với Ericsson để cung cấp hệ thống chiếu sáng
LED thông minh đồng thời tận dụng hệ thống cột đèn để lắp đặt hệ thống kết nối
di động. Trước thực tế dân số các khu vực đô thị mỗi giờ tăng trung bình 7.500
người, giải pháp này giải quyết được hai vấn đề cấp bách là cung cấp vùng phủ
sóng đảm bảo cho nhu cầu dữ liệu ngày càng cao và giảm lượng tiêu thụ năng
lượng. Theo tính tóan, giải pháp kết hợp của Philips và Ericsson có thể tiết kiệm
50 – 70% năng lượng.
Như vậy, sự phát triển của công nghệ không chỉ góp phần hỗ trợ cho sự phát
triển của ngành mà còn tạo ra những nhu cầu sử dụng dữ liệu mới, đòi hỏi các
nhà mạng phải tăng cường mạng lưới, cải thiện chất lượng để đón đầu xu thế
mới này.
5.2.3.

Thay đổi trong môi trường pháp lý và chính sách của chính phủ

Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một
lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và
phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính,các
doanh nghiệp phải bắt buộc tuân thủ theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu

vực đó.
Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính
trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo
điề kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn
định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của
nó. Việt Nam là một nước được đánh giá cao về sự ổn định chính trị. Chính sách
thuế: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ, thuế thu nhập … sẽ ảnh hưởng tới
doanh thu, lợi nhuận của DN
Ngành dịch vụ di động mới chỉ phát triển được hơn 20 năm tại Việt Nam tuy
nhiên đã có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng luôn ở mức 60 –
70% - mức tăng trưởng đáng mơ ước của các ngàng khác. Để đạt được sự phát
triển này một phần cũng nhờ vào sự thay đổi trong môi trường pháp lý và chính
sách của chính phủ.
Văn bản số 2546/BTTTT-VT ngày 14/08/2009 về quản lý thuê bao trả trước
quy định: từ 01/01/2010, khách hàng sử dụng di động trả trước không đưang ký
thông tin thuê bao theo quy định hoặc cung cấp thông tin không chính xác sẽ bị
chấm dứt hoạt động. Quy định này sẽ giúp giảm số lượng thuê bao ảo, từ đó
nâng cao khả năng quản lý của nhà cung cấp dịch vụ.
Theo quy định của các thông tư số 29-35/2009/TT-BTTTT của Bộ Thông tin
và truyền thông: giá cước dịch vụ giảm 30% so với giá cũ kể từ ngày
15/01/2010. Mức giá 550 đồng/phút được áp dụng với cưới kết nối trực tiếp giữa
mạng quốc tế và mạng nội hạt hoặc mạng quốc tế và mạng di động. Hai mạng di
động kết nối trực tiếp với nhau có giá cước 500 đồng/phút, còn mạng nội hạt và
mạng di động kết nối trực tiếp với nhau có giá 415 đồng/ phút. Mức giá 270
13


đồng/phút được tính khi mạng di động và mạng nội hạt kết nối trực tiếp với
mạng nội hạt.
Các mức cước này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và không phân biệt giờ

bình thường, giờ cao điểm.
Việc giảm giá giúp các nhà cung cấp thu hút thêm khách hàng. Tuy nhiên
khi đồng loạt các nhà mạng cùng giảm giá thì giá cước không còn là lợi thế cạnh
tranh nữa. Khi đó các nhà mạng phải tạo cho mình những vũ khi cạnh tranh mới,
đưa ra các sách lược phù hợp cho doanh nghiệp mình. Chính sách này đưa ra
nhằm khuyến khích các nhà cung cấp cạnh tranh bằng chiến lược dịch vụ và tối
ưu hóa hoạt động của mình để giảm giá và giảm cước.
II.

Các lực lượng cạnh tranh trong ngành: Mô hình 5 lực lượng của
Micheal Porter.
1. Nguy cơ từ đối thủ mới gia nhập

Với sự phát triển của kinh tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, cuộc sống
của con người đang ngày càng được cải thiện, và điện thoại di động đang ngày
càng trở thành một sản phẩm thiết yếu đối với con người. Theo số liệu thống kê
của Liên minh viễn thông quốc tế, năm 2005, thế giới có 2,2 tỷ người sử dụng
thuê bao điện thoại di động, năm 2010 là 5,3 tỷ và năm 2013 là 6,8 tỷ. Năm
2013, bình quân cứ 100 người dân thì có 96 người sử dụng mạng điện thoại di
động.
Số thuê bao (Đvi: triệu TB)
Năm

Nước
đang PT

Nước PT

Thế giới


2005

1.243

992

2.205

2006

1.618

1.127

2.745

2007

2.125

1.243

3.368

2008

2.705

1.325


4.030

2009

3.257

1.383

4.640

2010

3.901

1.418

5.320

2011

4.487

1.475

5.962

2012

4.872


1.538

6.411

2013

5.235

1.600

6.835

Bảng 1.1. Số lượng thuê bao di động trên thế giới qua các năm.
(Nguồn: Thống kê của Liên minh viễn thông quốc tế)

Từ đó có thể thấy sức hút của ngành dịch vụ điện thoại di động là rất lớn và
ngành này đang phát triển rất mạnh mẽ. Hiện nay, trên thế giới có các nhà cung
14


cấp dịch vụ điện thoại di động lớn như Viettel (Việt Nam), Singtel (Singapore),
Sprint Coporation (Mỹ), Vodafone (Anh), Verizone Wireless (Mỹ), AT&T
Mobility (Mỹ), China Mobile (Trung Quốc) ….Ngoài ra còn có các hãng cung
cấp dịch vụ điện thoại di động nhỏ như Vietnamobile (Việt Nam), Lao Telecom
(Lào), Axiata (Malaysia)… Những doanh nghiệp này chỉ mới có thị phần nhỏ,
sẽ thu hút nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới xuất hiện.
Ví dụ, Việt Nam có các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động
lớn như Viettel, Vinaphone, Mobifone đã có chỗ đứng ổn định, còn S-fone,
Beeline, Vietnamobile…chỉ mới có một thị phần rất nhỏ. Điều này thu hút nhiều
nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động vào thị trường Việt Nam để khai thác

tiềm năng cung cấp mạng di động.
Theo Sách Trắng CNTT-TT năm 2013 vừa công bố, Viettel vẫn chiếm thị
phần cao nhất về dịch vụ điện thoại di động (40,05%), MobiFone giữ vị trí số 2
với 21,4%, theo sát là VinaPhone với 19,88%. Trong số các nhà mạng còn lại,
Vietnamobile chiếm 10,74% thị phần, GMobile 3,93%, SFone 0,01%.
(Nguồn: Tái cơ cấu thị trường viễn thông: Kỳ vọng và thực tế, Diễn đàn
doanh nghiệp www.ddn.com.vn, đăng ngày 4/10/2013)

Tuy nhiên, đây là ngành dịch vụ yêu cầu vốn đầu tư lớn và kỹ thuật cao, đặc
biệt là khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng hiện có luôn không ngừng
đổi mới và cải tiến công nghệ, cạnh tranh tích cực để giành lợi nhuận thỏa đáng.
Hơn nữa, khách hàng thường chung thủy với những mạng di động đã dùng và
ảnh hưởng theo hiệu ứng đám đông nên họ luôn muốn dùng mạng di động phổ
biến... Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành thường là doanh nghiệp
nhỏ, chưa có kinh nghiệm và uy tín đối với khách hàng nên rất khó để kinh
doanh tốt. Do đó, việc gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới là khá khó
khăn. Vì vậy, áp lực cạnh tranh của các đối thủ mới có thể gia nhập ngành là
thấp.
15


2. Nguy cơ từ sản phẩm thay thế

Ngoài điện thoại di động thì internet chính là một phương pháp thông tin
nhanh, hiệu quả và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Internet đang phát triển
bùng nổ trên toàn thế giới với số lượng người dùng tăng mạnh. Theo thống kê
của Liên minh viễn thông quốc tế, năm 2005, thế giới có hơn 1 tỷ người sử dụng
internet. Con số này tăng lên hơn 2 tỷ người vào năm 2010 và năm 2013 là 2.7
tỷ. Năm 2013, bình quân cứ 100 người thì có 39 người sử dụng internet.
Năm


Nước đang PT

Nước PT

Thế giới

2005

408

616

1.024

2006

502

649

1.151

2007

645

719

1.365


2008

807

750

1.556

2009

974

773

1.747

2010

1.193

830

2.023

2011

1.398

875


2.273

2012

1.584

913

2.497

2013

1.791

958

2.749

Bảng 2.1: Số người sử dụng internet trên thế giới qua các năm
(Đơn vị: triệu người)
(Nguồn: Thống kê của Liên minh viễn thông quốc tế)

Việc sử dụng internet có những ưu điểm là: số tiền bỏ ra hàng tháng ít hơn
(khoảng 270.000 đồng/tháng với thuê bao trọn gói của VNPT Việt Nam) so với
số tiền mà một người phải bỏ ra trung bình cho việc sử dụng điện thoại di động;
tốc độ truyền đạt thông tin cũng nhanh và chính xác không kém việc sử dụng
điện thoại di động, thông qua chat yahoo, facebook, mail…; người sử dụng
internet trên máy tính có thể vừa làm việc vừa tra cứu thông tin, giải trí, và liên
lạc; đồng thời, với công nghệ ngày càng cao, chiếc máy tính được thiết kế nhỏ

gọn hơn, dễ di chuyển và dễ sử dụng.
Tuy nhiên, internet đang dần trở thành nỗi lo ngại cho xã hội vì những hàng
vi bạo lực, phạm pháp của giới trẻ hiện nay phần lớn đều ảnh hưởng từ internet.
Đồng thời, chi phí chuyển đổi từ dịch vụ điện thoại di động sang internet cũng
khá cao, vì để sử dụng internet cần phải có một chiếc máy tính, mà giá thành của
máy tính thì thường là cao hơn nhiều so với điện thoại. Hiện nay, internet và
mạng di động đang được sử dụng song song, hỗ trợ nhau. Những tiện ích của
internet là không thể phủ nhận được, nhưng nó chưa thể thay thế cho điện thoại
16


di động được, đặc biệt là hiện nay có nhiều điện thoại di động có thể sử dụng
internet với thuê bao 3G.
Ngoài ra, điện thoại cố định cũng là một sản phẩm thay thế đang được nhiều
người sử dụng. Đây là một sản phẩm đa số gia đình và mọi công ty, tổ chức đều
có, ưu điểm lớn nhất của nó là cước phí rẻ. Tuy nhiên, điện thoại cố định có
nhược điểm rất lớn là không di chuyển được và không đáp ứng được tính nhanh
nhạy, kịp thời của thông tin như điện thoại di động.
3. Nguy cơ từ khách hàng.
Ngành dịch vụ thông tin di động đang ngày càng phát triển và trở nên cần
thiết không thể thiếu trong đời sống hằng ngày cũng như trong công việc, nó
giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cập nhật các thông tin, duy trì mối liên
hệ kịp thời nhanh chóng. Cũng chính vì những lí do đó mà nhu cầu sử dụng dịch
vụ ngày càng tăng cao nhưng khách hàng trong ngành này thường là khách hàng
đơn lẻ, không có mức độ tích tụ cao, đơn hàng không hình thành nên các đơn
hàng lớn nên thường không có năng lực đàm phán đối với nhà cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên đối với dịch vụ thông tin đi động, chi phí chuyển đổi là rất thấp vì
thế nếu như nhà cung cấp không đáp ứng tốt những kì vọng của khách hàng thì
họ sẽ sẵn sàng chuyển đổi sang nhà cung cấp khác. Ngày nay, sự phát triển của
các dòng điện thoại thông minh với tính năng tân tiến hiện đại làm gia tăng các

tiện ích mạng sử dụng trên điện thoại di động khiến cho sự lựa chọn của người
tiêu dùng trở nên rất phức tạp và phong phú. Khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
người tiêu dùng sẽ quan tâm đến sở thích và những đánh giá, nhận thức của họ
về mục đích sử dụng cũng như những yêu cầu cá nhân khi sử dụng dịch vụ. Mặt
khác, giá trị thương hiệu của mỗi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lại
phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng sóng và tiện ích mạng. Mạng càng có uy tín
cao thì càng có thể đòi hỏi mức giá cước cao hơn mà người tiêu dùng vẫn sẵn
sàng chấp nhận. Ngược lại, những mạng chưa tạo được giá trị thương hiệu thì
buộc phải đưa ra mức giá cước dịch vụ thấp để thu hút lớp người tiêu dùng, mà
tính kinh tế là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định thuê bao của họ.
Đối với những người đánh giá cao thông tin từ quảng cáo hay khuyến mãi,
thì quảng cáo, khuyến mãi càng hấp dẫn càng có ưu đãi lớn thì sẽ càng tác động
lớn đến quyết định sử dụng dịch vụ của họ. Ví dụ như học sinh, sinh viên là
những người chưa có hoặc có thu nhập thấp thì luôn mong muốn sử dụng dịch
vụ điện thoại di động rẻ và được khuyến mãi nhiều nhất. Ví dụ đối với thị
trường dịch vụ điện thoại di động ở Việt Nam hầu hết những người tiêu dùng là
học sinh, sinh viên thường lựa chọn nhà cung cấp Viettel vì thường xuyên có
khuyến mại thẻ nạp cùng với các chương trình ưu đãi dành cho học sinh, sinh
viên như VT100, mimax...
Nhưng đối với những người không đòi hỏi cao về tính kinh tế như những
người có công việc ổn định và thu nhập cao đặc biệt là những người hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ cần thông tin nhanh hơn đối thủ vài giây cũng
17


đem đến cơ hội kiếm lợi nhuận lớn thì chất lượng cao hay giá trị về đẳng cấp
của dịch vụ sẽ là nhân tố quyết định đến việc tiêu dùng dịch vụ của họ.
Cùng với sự phát triển thì những nhu cầu, đòi hỏi khi sử dụng dịch vụ ngày
càng tăng cao, khách hàng cũng ngày càng trở nên nhạy cảm và khó tính. Vì thế
ngoài việc cung cấp một mạng điện thoại có chất lượng tốt thì công việc chăm

sóc khách hàng cũng rất quan trọng. Bởi chỉ cần một nhận định không tốt của
khách hàng về doanh nghiệp cũng có thể khiến họ có quyết định đổi nhà cung
cấp. Vì vậy, để thu hút được khách hàng bên cạnh việc củng cố mạng công ty
cũng phải hết sức lưu tâm đến những phản ứng của khách hàng.
4. Nguy cơ từ nhà cung cấp.

Đặc thù của dịch vụ điện thoại di động là kỹ thuật công nghệ ảnh hưởng
rất lớn tới chất lượng dịch vụ và số lượng dịch vụ cung cấp. Vậy để hoạt động
trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có rất nhiều đầu tư về trang thiết bị và tìm được
cho doanh nghiệp mình một nhà cung ứng tốt nhất, hợp lí nhất chính là một
trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Các thiết bị, phần mềm viễn thông là những sản phẩm chứa đựng hàm lượng
công nghệ cao, rất tinh vi và phức tạp, không có mặt hàng thay thế, nên dường
như các doanh nghiệp sẽ ở vào thế bị động khi phải phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều các công ty cung cấp các trang thiết bị, phần
mềm viễn thông cả trong nội địa trên thị trường quốc tế ví dụ như hệ thống IN,
có các nhà cung cấp như ALCATEL, huawei, ZTE… về tổng đài có huawei,
errison, alcatel; về cung cấp máy chủ có các hãng như Sun, Dell, HP...; về phần
mềm có PHPT, telsopht, ultiba, reednee, elcom… từ đó có thể thấy số lượng nhà
cung cấp các trang thiết bị, phần mềm viễn thông rất phong phú, nhờ đó, các
doanh kinh doanh dịch vụ thông tin di động sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn nhà
cung cấp tốt nhất cho mình, và sức ép từ phía các nhà cng cấp sẽ giảm. Đặc biệt
trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, thông tin về các nhà cung cấp
rất rõ ràng và chính xác, và có rất nhiều kênh thu thập thông tin có hiệu quả giúp
cho dn lựa chọn nhà cung cấp 1 cách dễ dàng nhất.
Bên cạnh đó, xu hướng công nghệ di động trên thế giới cũng đang phát triển
từng ngày, đang tiến dần tới 3G, 4G và chuẩn IMT-2000. Việc thay đổi công
nghệ ngày một tiên tiến hơn sẽ khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
điện thoại di động phải chịu thêm áp lực từ phía các nhà cung cấp thiết bị hệ
thống trên thế giới. Ngoài ra, các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối cũng ảnh hưởng

tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Nếu chi phí cho máy điện
thoại di động đầu cuối có tích hợp công nghệ cao ngày càng thấp đi sẽ làm tăng
nhu cầu, đòi hỏi về dịch vụ của người tiêu dùng. Khi đó các Nhà cung cấp sản
phẩm phần mềm cho điện thoại di động với các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng
cũng tạo áp lực cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động
phải thích ứng bằng chính nội lực.
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động đều phải sử dụng vốn vay từ các tổ
chức tài chính. Mobi cũng không ngoại lệ. Hiện nay ngành ngân hàng tài chính
18


đang rất phát triển, vì thế có nhiều ngân hàng xuất hiện giúp cho các dn dễ dàng
so sánh và lựa chọn nhà cung cấp tài chính tốt nhất cho mình. Những ngân hàng
hàng đầu có uy tín ở Việt Nam như Vietcombank, ACB, BIDV, Agribank..hàng
năm hỗ trợ cho vay hàng ngàn tỷ đồng. Mobiphone với địa vị là 1 doanh nghiệp
lớn có uy tín, việc vay và trả nợ diễn ra khá thuận lợi. Vì vậy sức ép của các nhà
cung cấp tài chính đối với Mobiphone cũng rất thấp.
Hiện nay Mobiphone chỉ tuyển nhân viên tốt nghiệp đại học với bằng giỏi
hoặc khá với điều kiện có bằng cao học. Từ đó có thể thấy Mobiphone yêu cầu
rất cao về trình độ cũng như năng lực của nhân viên. Mặt khác, chính sách tiền
lương của Mobiphone rất ưu đãi, nên sẽ thu hút được những sinh viên giỏi vào
làm.
Đặc biệt với nền giáo dục phát triển như hiện nay, đã đào tạo ra rất nhiều lao
động có trình độ, năng lực cũng như đạo đức. Vì thế nguồn cung lao động cho
doanh nghiệp cũng rất dồi dào phong phú.
Công nghệ như thế nào sẽ quyết định các dịch vụ khai thác trên đó. Xu
hướng công nghệ di động trên thế giới là tiến dần tới 3G, 4G và chuẩn IMT2000. Công nghệ GSM đã được sử dụng phổ biến trên toàn cầu, nay đã có xu
hướng thay đổi. Chính vì vậy, Viettel cần nâng cấp công nghệ GSM lên GPRS
để chuẩn bị cho việc nâng cấp lên 3G. Việc thay đổi công nghệ tiên tiến hơn sẽ
khiến cho Viettel phải chịu áp lực từ phía các nhà cung cấp thiết bị hệ thống trên

thế giới. Ngoài ra, các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối cũng ảnh hưởng tới khả
năng cạnh tranh của Viettel. Đối với đại đa số người dân Việt Nam, ngoài việc
cước sử dụng dịch vụ cao, chi phí máy điện thoại di động đầu cuối vẫn còn cao
so với khả năng của họ. Nếu các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường sử dụng
công nghệ mới (công nghệ CDMA hoặc công nghệ cao hơn), nếu máy điện thoại
di động đầu cuối (ứng với công nghệ đó) rẻ hơn nhiều so với máy cầm tay công
nghệ GSM, thì số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ gia tăng nhanh hơn. Và
như vậy cũng có nghĩa là Viettel sẽ mất dần thị phần. Các Nhà cung cấp sản
phẩm phần mềm cho điện thoại di động với các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng
cũng tạo áp lực cho Viettel phải thích ứng bằng chính nội lực.
Như vậy, tuy có nhiều sản phẩm có thể thay thế nhưng dịch vụ điện thoại di
động có ưu điểm nhiều hơn cả. Do đó, có thể cho rằng, nguy cơ từ sản phẩm
thay thế đối với dịch vụ điện thoại di động là thấp.
Dựa vào mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter, ta sẽ có cái
nhìn tổng quan về áp lực cạnh tranh đối với ngành dịch vụ điện thoại di động.
Từ đó, các doanh nghiệp trong ngành sẽ nhận biết mức độ cạnh tranh trên thị
trường, những cơ hội, thách thức và có những giải pháp hợp lý cho mình.
5. Áp lức từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Trong mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michel Porter, áp lực từ phía các
đối thủ cạnh tranh trong ngành đứng ở giữa và được xem như phần gây áp lực
lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong ngành. Như vậy việc phần tích các đổi
thủ cạnh tranh và áp lực mà các đối thủ mang lại có ý nghĩa lớn đối với doanh
nghiệp.
19


5.1. Áp lực từ phía các đối thủ và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong

ngành.
Trong cũng một ngành kinh doanh, ở một thị trường nhất định, không chỉ có

một doanh nghiệp kinh doanh mà có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp một loại
sản phẩm hay dịch vụ. Các doanh nghiệp này cạnh tranh lẫn nhau, tạo áp lực cho
nhau để có thể chiếm lĩnh thị trường nâng cao thị phần.
Ví dụ như ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông và di động ở Việt Nam hiện
nay có 6 nhà cung cấp nhưng chiếm 90% thị phần vẫn thuộc về 3 ông lớn
Viettel, Mobiphone, Vinaphone. Cạnh tranh luôn xảy ra giữa 3 nhà cung cấp
này,các nhà cung cấp sử dụng nhiều công cụ để ngày càng đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo áp lực lên các đối thủ khác.
Bởi vì ai cung muỗn chiếm lĩnh thị phần hơn 90 triệu dân và tỉ lệ tiếp cận điện
thoại di động lên tới 130% năm 2010 này.
(Nguồn: “Viễn thông Việt Nam: thị trường hứa hẹn, nhưng lúng túng trong quản
lí”, báo điện tử www.thongtincongnghe.com , đăng ngày 22/11/2012)
5.2. Nguyên nhân làm gia tăng sức ép cạnh tranh giữa các đối thủ.
5.2.1. Tình trạng của ngành.

Các yếu tố của ngành như nhu cầu, tốc độ tăng trưởng của ngành, chi phí cố
định ..
- Yếu tố nhu cầu của khách hàng là yếu tố rất quan trọng đối với từng doanh
nghiệp trong ngành. Nếu như nhu cầu của khách hàng có tốc độ tăng
trưởng chậm, các doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì buộc phải cố gắng
chiếm lĩnh càng nhiều thị phần càng tốt, như vậy cạnh tranh trong ngành sẽ
diễn ra gay gắt.
- Yếu tố tốc độ tăng trưởng ngành cũng vậy, tốc độ tăng trưởng ngành không
cao khiến các doanh nghiệp phải tích cực cạnh tranh để chiếm linh thị
phần.
• Đối với ngành viễn thông, di động Việt Nam, nhu cầu của khách hàng
gia tăng với tốc độ nhanh, đồng thời tốc độ tăng trưởng của thị trường
cũng cao nên không tác động nhiều tới việc gia tăng áp lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp.
- Yếu tố chi phí cố định cũng có ảnh hưởng lớn tới cạnh tranh. Yếu tố này

thường tồn tại trong một ngành có tính kinh tế theo quy mô, có nghĩa là chi
phí giảm khi quy mô sản xuất tăng. Các hãng phải gia tăng quy mô sản xuất
để chi phí thấp nhất cho từng đơn vị sản phẩm. Như vậy, các hãng sẽ phải
bán một số lượng rất lớn sản phẩm trên thị trường, và vì thế phải tranh
giành thị phần, dẫn đến cường độ cạnh tranh tăng lên.
Một số yếu tố khác cũng tác động như chi phí chuyển đổi :chi phí chuyển
đổi thấp nghĩa là khách hàng có thể dễ dàng sử dụng sản phầm khác, như vậy
các hàng phải cố gắng giữ chân khách hàng và cạnh tranh gia tăng. Hay yếu tố
như mức độ dị biệt hóa sản phẩm thấp : sản phẩm của các hãng không khác nhau
đáng kể, như vậy cạnh tranh cũng gia tăng.
20


Như ví dụ về ngành viễn thông Việt Nam, chi phí cố đinh lớn với đòi hỏi
việc phủ sóng mọi miền tổ quốc, cộng với chi phí chuyển đổi và mức độ dị biệt
hóa thấp : các sản phẩm dịch vụ nghe gọi nhắn tin là gần như giống nhau ở các
nhà mạng và khách hàng có thể dễ dang chuyển từ dùng mạng viettel sang mạng
mobiphone hay các mạng khác. Như vậy đây là các yếu tố dẫn đến cạnh tranh
gay gắt trong ngành.
5.2.2. Cấu trúc của ngành.
Ngành là tập trung hay phần tán. Nếu như ngành là phân tán, nghĩa là có
nhiều doanh nghiệp tham gia, như vậy cạnh tranh sẽ gia tăng do số lượng đối thủ
là lớn. Còn đối với ngành có ít đổi thủ cạnh tranh, như ngành viễn thông Việt
Nam hiện nay chỉ có 6 nhà cung cấp, và 90% thị phần thuộc về 3 nhà cung cấp
dẫn đầu, thì cạnh tranh trong ngành sẽ ít gay gắt hơn
5.2.3. Rào cản rút lui.
Rào cản rút lui (exit barries) là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra nếu quyết
định từ bỏ không tham gia thị trường sản xuất sản phẩm này nữa. Rào cản càng
cao, chi phí để doanh nghiệp rút lui càng lớn thì doanh nghiệp buộc phải tiếp tục
kinh doanh, và để có lợi nhuận bắt buộc họ phải có khả năng cạnh tranh cao hơn

và điều này cũng làm tăng áp lực cạnh tranh chung cho toàn ngành.
Vẫn về ngành viễn thông Việt Nam, giả sử bây giờ Viettel không muốn cung
cấp dịch vụ này nữa và muốn rút lui, như vậy họ sẽ phải từ bỏ hệ thống truyền
tải thu phát sóng trên cả nước mà việc xây dựng nên không hề dễ dàng và chi
phí là không nhỏ. Đó là rào cản nếu như Viettel muốn rút lui.
5.3. Các công cụ mà các doanh nghiệp sử dụng để cạnh tranh cũng như nâng
cao vị thế của mình trên thị trường.
Các công cụ được sử dụng đó là giá, chất lượng và tính năng sản phẩm,
thương hiệu, mạng lưới bán hàng, quảng cáo, khả năng đổi mới sản phẩm, dịch
vụ khách hàng và khả năng thích nghi của sản phầm.
Ví dụ về Viettle, giá là công cụ cạnh tranh rất mạnh của Viettel, với ưu thế là
mạng viễn thông quân đội, cơ sở hạ tầng, mạng lưới phủ song rộng, phủ khắp cả
nước được đầu tư đi liền với đầu tư cho quân đội, nên Viettel có giá rẻ nhất
trong ba nhà mạng về cước phí gọi, nhắn tin và các dịch vụ tiện ích khác.
Chất lượng dịch vụ của Viettel cũng không thua kém gì các nhà mạng khác,
công nghệ được đổi mới thường xuyên phục vụ nhu cầu khách hàng.
Viettel ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích đa dạng cho khách hàng
như thông báo gọi nhỡ, nghe nhạc, chuyển tiền, gọi quốc tế …
Thương hiệu Viettel ngày càng được khách hàng tin dùng vì giá rẻ và khả
năng phủ sóng mọi miền tổ quốc, đồng thời các chiện lược quảng cáo cũng được
thực hiện tốt góp phần gia tăng doanh số cho Viettel.
Mạng lưới bán hàng là các chi nhánh của Viettle được đặt khắp nơi trên cả
nước phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách hàng cùng với dịch vụ chăm sóc khách
hàng chu đáo.
 Sử dụng các công cụ cạnh tranh trên giúp Viettel trở thành nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông đang năm giữ vị trí cao nhất trên thị trường viễn thông
Việt Nam.
21



 Kết luận về mức đô hấp dẫn của ngành dưới góc độ cạnh tranh :

Từ việc phân tích 5 áp lực cạnh tranh như trên, ta có thể thấy, đối với ngành
dịch vụ điện thoại di động, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn là thấp, áp
lực từ sản phẩm thay thế thấp, áp lực từ khách hàng khá cao, áp lực từ nhà cung
cấp là thấp và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành là vừa phải.
Cuối cùng, có thể kết luận rằng, đối với các doanh nghiệp hiện tại trong ngành
dịch vụ điện thoại di động thì đây là ngành có mức độ hấp dẫn cao. Tỉ suất lợi
nhuận trong ngành này là khá cao, trong khi áp lực cạnh tranh đối với ngành là
thấp. Tuy nhiên, đây lại là ngành không hấp dẫn đối với các doanh nghiệp mới
tiềm năng có thể gia nhập ngành vì các doanh nghiệp này không có đủ sức để
cạnh tranh với những doanh nghiệp hiện tại trong ngành đã chiếm được thị phần
và vị thế riêng cho mình.
III. Yếu tố cơ bản nào quyết định sự cạnh tranh thành công trên thị

trường.
Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc, len lỏi vào từng ngóc ngách của
nền kinh tế thế giới. Ngành dịch vụ viễn thông cũng là một trong những ngành
có tốc độ phát triển cao và mức hấp dẫn lớn, trong đó phân ngành dịch vụ điện
thoại di động chiếm tỷ trọng khá lớn. Hiện nay, chiếc điện thoại di động là một
vật dụng không thể thiếu, giúp mỗi người liên lạc và kết nối với bạn bè, cộng
đồng và thế giới. Do vậy, việc nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ điện thoại di
động là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn
thông trong cơ chế kinh tế thị trường.
Các yếu tố cơ bản quyết định sự cạnh tranh thành công trên thị trường ngành
dịch vụ điện thoại di động:


Chất lượng dịch vụ
Chất lượng kỹ thuật dịch vụ:

Việc xây dựng và mở rộng phủ sóng là một trong những công việc đầu tiên
mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động quan tâm và tập
trung đầu tư ngay từ ban đầu để nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ mình cung
cấp. Để đảm bảo chất lượng kỹ thuật về dịch vụ, các doanh nghiệp cần đẩy
nhanh tốc độ đầu tư nâng cấp mạng lưới đạt với 5 tiêu chuẩn chung của khu vực
và thế giới: xây dựng mạng lưới thông tin di động sử dụng công nghệ hiện đại,
dung lượng lớn, tốc độ cao, phạm vi phủ sóng rộng, độ khả dụng của mạng cao.
Mục đích là cung cấp cho khách hàng dịch vụ điện thoại di động có chất lượng
tốt nhất theo các tiêu chí: khả năng truy nhập dịch vụ, tỷ lệ thiết lập cuộc gọi
thành công, tỷ lệ lưu lượng nghẽn mạch, chất lượng thoại không có nhiễu....



Chất lượng phục vụ khách hàng:
Chất lượng phục vụ khách hàng thể hiện ở nhiều khâu, từ các hoạt động
trước bán hàng, hoạt động cung cấp dịch vụ, và các dịch vụ sau bán hàng. Bên
cạnh yếu tố cạnh tranh về giá và khuyến mại, trong tương lai chất lượng phục vụ
khách hàng sẽ trở thành công cụ chiến lược trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh
22


cho doanh nghiệp khi mà chất lượng kỹ thuật dịch vụ điện thoại di động sẽ dần
được tiêu chuẩn hóa.
-

Chi phí và giá cả:
Giá là một trong những công cụ cạnh tranh hữu hiệu của các doanh nghiệp.
Trong tương lai khi chất lượng dịch vụ điện thoại di động được tiêu chuẩn hóa
thì áp lực giảm chi phí lên doanh nghiệp là rất cao, vì vậy giảm chi phí và hạ giá
bán sẽ đem lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ.

Khi giá của một dịch vụ điện thoại di động nào đó (gói dịch vụ mạng, cước
viễn thông …) thấp hơn giá của dịch vụ cùng loại của các đối thủ khác cung cấp
ra thị trường, ta nói dịch vụ đó có lợi thế cạnh tranh. Khi thị trường dịch vụ điện
thoại di động cạnh tranh sôi động hơn, giá cước sẽ tiếp tục giảm xuống. Đối với
khách hàng, giảm cước là tín hiệu đáng mừng vì tăng khả năng được sử dụng
dịch vụ. Tuy nhiên, việc giảm cước sẽ ảnh hưởng đến doanh thu. Việc thúc đẩy
tăng thuê bao để bù đắp lại phần doanh thu bị giảm do giảm cước có thể xảy ra
nhưng không phải là điều dễ dàng và xét theo tính "động" của thị trường thì
không phải với một dịch vụ cùng loại, chất lượng tương đương, dịch vụ nào có
giá thấp hơn sẽ có tính cạnh tranh hơn. Người ta có thể dùng các công cụ khác
hỗ trợ như tặng quà khuyến mãi, làm tốt công tác bảo hành thay vì hạ giá.

-

Hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển dịch vụ điện
thoại di động. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại thoại di động nào có
hệ thống phân phối càng rộng khắp, thuận tiện và dễ tiếp cận thì dịch vụ của
doanh nghiệp đó càng có tính cạnh tranh cao hơn, khách hàng sẽ lựa chọn sử
dụng nhiều hơn.
Việc tận dụng đa dạng các kênh phân phối, sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ điện thoại di động tới tất cả mọi người. Công tác bán hàng nhằm vào
việc đa dạng hóa các kênh phân phối để tối đa hóa sự nhận biết của khách hàng
về dịch vụ, từ đó có nhu cầu phát triển thuê bao.

-

Hệ thống truyền thông marketing (xúc tiến hỗn hợp):
Đây là một trong những tiêu chí thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh của sản
phẩm, dịch vụ. Trong một xã hội tiêu dùng, khi vòng đời sản phẩm, dịch vụ

ngày càng ngắn lại, khi sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả được đẩy tới mức
đỉnh điểm thì hệ thống xúc tiến hỗ trợ (bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ
công chúng, bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp) sẽ là yếu tố mà người tiêu
dùng thường lựa chọn. Các công cụ của hệ thống truyền thông marketing giúp
cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động thuyết phục được các
khách hàng mục tiêu sử dụng dịch vụ của mình, qua đó gia tăng số lượng thuê
bao, khai thác được tính kinh tế theo quy mô. Ngoài việc thiết lập các mối quan
hệ với khách hàng, các doanh nghiệp còn sử dụng xúc tiến hôn hợp để duy trì
các mối quan hệ bền vững với khách hàng.
23


IV. Đánh giá mức độ hấp dẫn về lợi nhuận của ngành đối với Viettel:

Để đánh giá được ngành có mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho doanh nghiệp
hay không, nhóm nghiên cứu sẽ dựa trên việc phân tích và trả lời các vấn đề sau:
- Tiềm năng tăng trưởng của ngành
- Các nhân tố chi phối ngành có tác động thuận lợi hay không đến khả năng
sinh lợi của ngành?
- Các đối thủ cạnh tranh mạnh lên hay yếu đi?
- Vị thế cạnh tranh của DN trong tương quan với các đối thủ
- Điểm mạnh của DN so với các đối thủ trong ngành
- Khả năng của DN trong việc nắm bắt các cơ hội của ngành
Sau đây sẽ cùng đi vào giải quyết từng vấn đề một.
1. Tiềm năng tăng trưởng ngành: nhìn chung ngành có tiềm năng tăng

trưởng lớn vì ngày nay nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc ngày càng tăng,
những hình thức như thư tay, mail hay điện thoại cố định không đáp ứng
được những yêu cầu của con người về sự nhanh chóng và thuận tiện. ở
những quốc gia mà dịch vụ di động đã có dấu hiệu bão hòa, thì các khách

hàng vẫn tiếp tục duy trì việc sử dụng của mình. Việc xuất hiện một hình
thức khác thay thế cho điện thoại di động trong tương lai có lẽ là điều rát
khó. Còn ở những thị trưởng nghèo hay mới, tiềm năng này lại càng lớn vì
hiện nay còn rất nhiều vùng, nhiều thị trường chưa có sự phổ cập của dịch
vụ điện thoại di động. Hơn nữa con người ngày nay rất ham thích tìm kiếm
và trải nghiệm những công nghệ mới, mà ngành dịch vụ điện thoại di động
lại có mối quan hệ rất mật thiết với lĩnh vực công nghệ. Ngày càng có nhiều
công nghệ mới ra đời sẽ kích thích nhu cầu tìm tòi và sử dụng của khách
hàng.
 Do đó có thể kết luận tiềm năng tăng trưởng của ngành là lớn.
2. Các yếu tố chi phối ngành có tác động thuận lợi hay bất lợi đến khả
năng sinh lợi của ngành?
Các yếu tố chi phối ngành có thể có tác động thuận lợi hoặc bất lợi đến khả
năng sinh lợi của ngành. Sau đây chúng ta cùng xem xét từng yếu tố.
- Biến động tốc độ tăng trưởng dài hạn của ngành: tốc độ tăng trường dài hạn

của ngành là lớn sẽ hứa hẹn một sự tăng lên liên tục trong nhu cầu sử dụng
dịch vụ của ngành. Điều này có tác động thuận lợi đến khả năng sinh lợi
của ngành. Còn nếu tốc độ tăng trường dài hạn của ngành là thất thường,
lúc tăng lúc giảm sẽ gây ra sự khó dự đoán về sự tăng trưởng của ngành
trong tương lai. Do đó điều này vừa có thể là thuận lợi vừa có thể là bất lợi
cho khả năng sinh lợi của ngành
Ví dụ: Thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng
60 - 70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu
tư . như vậy ngành viễn thông Việt Nam sẽ có khả năng sinh lời trong
tương lai
24


- Toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ: yếu tố này vừa tạo điều kiện thuận lợi


nhưng cũng gây ra những bất lợi đối với khả năng sinh lợi của ngành. Toàn
cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp, tạo cơ hội cho các DN
mở rộng đầu tư sang các thị trường mới nhằm tăng doanh thu, tăng thị
phần, như vậy khả năng sinh lời là lớn. Tuy nhiên, song song với những cơ
hội đó chính là mức độ cạnh tranh ngày một gay gắt do có sự xâm nhập của
các nhà mạng nước ngoài, các nhà cung cấp dịch vụ mới. Cạnh tranh tăng
lên có thể làm cho khả năng sinh lời chung cua ngành giảm đi, nhất là
những sự cạnh tranh về giá
- Biến đổi công nghệ: công nghệ ngày càng phát triển nhanh chóng và mạnh
mẽ, tạo điều kiện để các DN tiếp thu và ứng dụng các công nghệ mới và
dịch vụ cung ứng cho khách hàng, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng
thời tạo ra những dịch vụ mới kích thích thị hiếu khách hàng. Điều này tác
động thuận lợi đến khả năng sinh lợi của ngành
- Đổi mới sản phẩm: để nâng cao khả năng cạnh tranh, các DN trong ngành
sẽ phải vươn lên trong cuộc đua đổi mới sản phẩm. Các DN càng cố gắng
tạo ra những sản phẩm mới thì càng thu hút được nhiều khách hàng sử
dụng dịch vụ của ngành hơn. Từ đó dẫn đến khả năng sinh lời của ngành
tăng lên
- Sự thay đổi trong quan điểm, thái độ, lối sống: thế giới ngày càng phát
triển, cuộc sống con người ngày càng được cải thiên, con người dần dần có
xu hướng thích nghi và khám phá, sử dụng công nghệ nhiều hơn. Ngành
kinh doanh dịch vụ điện thoại di động với đặc thù gắn liền với công nghệ
chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ điều này
- Sự thay đổi trong môi trường pháp lý và chính sách của Chính Phủ: nếu sự
thay đổi trong này của Chính phủ theo hướng có lợi: tức là ưu tiên hay
dành nhiều ưu đãi để hỗ trợ phát triển ngành thì điều này tác động thuận lợi
đến khả năng sinh lợi của ngành
 Nhìn chung các yếu tố chi phối sự phát triển của ngành hầu như tác
động thuận lợi đến khả năng sinh lợi của ngành

3. Các đối thủ cạnh tranh của Viettel mạnh lên hay yếu đi?
Giai đoạn trước năm 2012, các đối thủ cạnh tranh chính của Viettel bao gồm
Vinafone, Mobifone, Sfone, Beeline, Vietnam mobile và Gmobile. Đây là giai
đoạn mà sự cạnh tranh giữa các đối thủ khá là gay gắt, khi mà các đối thủ liên
tục đưa ra các gói cước hay các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Ví dụ, trong
năm 2010:
-

Vinafone thực hiện chương trình khuyến mãi tặng 2 lần dung lượng miễn
phí của gói cước mobile internet và giảm 50% cước vượt gói. Bên cạnh
đó, để níu chân thuê bao là học sinh sinh viên, vinafone tung ra chương
trình tặng thẻ học tiếng anh trực tuyến BEA card, miến phí 1 tháng cước
thuê bao dịch vụ ringtunes và 1 tháng cước thue bao dịch vụ thông báo
cuộc gọi lỡ khi kích hoạt gói cước học sinh sinh viên
25


×