Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

BÁO CÁO XẢ THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.43 KB, 35 trang )

Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

GIỚI THIỆU
1. Thông tin chung:
-

Tên : CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ABC

-

Địa chỉ: Ấp Tân Thuận – xã Bình Đức – huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang

-

Điện Thoại:

-

Fax:.

2. Lĩnh vực sản xuất:
Công Ty Cổ Phần Thủy Sản ABC thuộc lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu, cụ thể
là chế biến Nghêu vỏ, Mực, Tôm, Bạch tuộc.
3. Quy mô:
Công suất thiết kế nhà máy như sau:
- 01 băng chuyền đông IQF 650kgs/giờ, mỗi ngày chạy 10 giờ, mỗi năm chạy 290
ngày.
0.65 x 10 x 290 = 1.885 tấn/năm
- 03 tủ đông tiếp xúc 2.500kgs/mẻ, thời gian đông 3h30, mỗi ngày bình quân chạy 3
mẻ mỗi năm chạy 280 ngày.
2,5 x 3 x 290 = 2.175 tấn/năm


Tổng công suất thiết kế của nhà máy 4.060 tấn thành phẩm/năm. Tuy nhiên, do tính
chất của mặt hàng nghêu, tôm, mực, bạch tuộc không có nguyên liệu thường xuyên công
suất hoạt động thực tế của nhà máy chỉ khoảng 50% công suất thiết kế tương đương 2.030
tấn thành phẩm/năm.

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

1


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

4. Qui trình công nghệ; nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất, sản phẩm:
4.1 Công nghệ sản xuất:
Có thể tóm tắt quy trình sản xuất như sau:
Tiếp nhận nguyên liệu

Rửa 1

Sơ chế(Tôm)

Ngâm, Rửa(Nghêu)

Rửa 2

Luộc

Phân cở, Bảo quản

Tách vỏ


Rửa 3

Phân cở, Bảo quản

Cấp đông

Rửa 2

Cân

Ghép thịt vào vỏ

Mạ băng

Rửa 3

Bao gói PE

Cấp đông

Kiểm tra kim loại

Cân, Mạ băng

Mực, Bạch tuộc
Sơ chế
Rửa 2
Phân loại, Phân cỡ
Chế biến, Bảo quản

Rửa 3
Cấp đông
Cân, Mạ băng
Bao gói PE

Kiểm tra kim loại

Bao gói, Đóng thùng

Bao gói, Đóng thùng
Bao gói, Đóng thùng

Bảo quản kho lạnh
-20oC

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

2


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
a. Nghêu:
Tiếp nhận nguyên liệu: Nghêu sống được chuyển về nhà máy bằng ghe hoặc xe tải
kín(xe bảo ôn). Riêng nghêu từ vùng Nam Định. Thái bình được vận chuyển bằng xe lạnh,
nhiệt độ từ 12 ÷ 150C. Tại công ty, từng lô nghêu được kiểm tra cảm quan trước khi nhận.
Chỉ nhận nghêu đạt chất lượng và được khai thác từ vùng được phép khai thác (kiểm tra
giấy chứng nhận xuất xứ hoặc phiếu thu hoạch từng lô nguyên liệu).
Rửa 1: Nghêu nguyên liệu được vận chuyển từ ghe đến nơi tiếp nhận nguyên liệu và

rửa bằng vòi nước sạch để loại bỏ tạp chất bám bên ngoài vỏ trước khi ngâm.
Ngâm: Ngâm nghêu trong hồ nước sạch có hệ thống sụt khí, nồng độ muối 1,5 ÷ 2%
trong thời gian 4 ÷ 6 giờ. Kiểm tra cát trong thịt nghêu sau 4 ÷ 6 giờ ngâm, chỉ đưa vào
luộc nếu sạch cát. Sau đó rửa nghêu qua nước sạch trước khi đưa lên băng chuyền luộc.
Luộc: Luộc nghêu bằng băng chuyền. Băng chuyền được cấp hơi bởi nồi hơi có công
suất 1.500kg hơi/giờ. Luộc ở nhiệt độ ≥ 1000C, thời gian luộc ≥ 4 phút, nhiệt độ thịt nghêu
sau khi luộc ≥ 900C trong thời gian 90 giây.
Tách vỏ: Tách thịt nghêu bằng tay.
Phân cở, bảo quản: Nghêu thịt được phân thành các cỡ theo yêu cầu khách hàng,
luôn ướp thêm đá để giữ nhiệt độ sản phẩm ≤ 4 0C. Nghêu sau khi phân cỡ và lựa sạch tạp
chất, được bảo quản theo từng cỡ trong các thùng bảo quản với đá vẩy. Nhiệt độ sản phẩm
đảm bảo ≤ 40C trong thời gian không quá 4 giờ.
Rửa 2: Rửa nghêu bằng máy rửa chuyên dùng với nước chảy luân lưu để loại cát còn
sót trong nghêu.
Ghép thịt vào vỏ: Ghép từng con nghêu thịt sau khi được rửa vào từng mảnh vỏ
nghêu. Đảm bảo nhiệt độ sản phẩm ≤ 100C trước khi đông, sau đó được rửa và chuyển lên
cấp đông.
Cấp đông: Sản phẩm đã vào khuôn được chất vào ngăn plac trong tủ nhiệt độ tủ
đông - 35oC. Sau khi sản phẩm đông được mang ra đóng gói trong bao bì cẩn thận.
Mạ băng với nước mạ băng bằng vòi phun sương, đảm bảo băng bám điều, không rạng
nứt, không bị chảy. Sản phẩm sau khi mạ băng được bao gói cho vào thùng niềng dây, nhập
kho.
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

3


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

Sau khi bao gói, sản phẩm cuối cùng sẽ được chuyển đến kho lạnh và sắp xếp theo thứ

tự, bảo quản ở nhiệt độ -200C ± 20C
b. Mực, Bạch tuộc:
Tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu được kiểm tra, đánh giá chất lượng theo yêu cầu
của nhà máy. Chỉ nhận nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cảm quan, có giấy cam kết của đại lý cam
kết không sử dụng hóa chất có kháng sinh cấm để bảo quản nguyên liệu, loại bỏ hoàn toàn
tại khâu này những con bạch tuộc có đốm tròn màu xanh trên lưng (bạch tuộc đốm xanh).
Rửa 1: Mực, bạch tuộc được rửa trong 02 hồ nước sạch được làm lạnh để loại bỏ tạp
chất bám bên ngoài.
Sơ chế: Dùng tay lột da, tách bỏ mai và nội tạng mực, bạch tuộc, sau đó dùng dao inox
tách bỏ răng, mắt. Sau khi sơ chế đảm bảo mực phải sạch da, nội tạng, răng, mắt. Bạch tuộc
phải sạch nội tạng, răng, mắt, trong quá trình sơ chế, làm sạch bán thành phẩm luôn được
giữ ở nhiệt độ ≤ 60C
Rửa 2: Sau khi sơ chế xong mực, bạch tuộc được rửa sạch.
Phân loại, phân cỡ: Mực nang, mực ống, bạch tuộc sau khi làm sạch và được rửa và
phân loại theo nhu cầu sản xuất (hàng nguyên con, cắt trái thông hoặc cắt sợi trộn coctaik)
và phân cỡ theo yêu cầu khách hàng. Trước và sau phân cỡ luôn phủ đá đảm bảo nhiệt độ ≤
60C.
Chế biến, bảo quản: Tùy theo yêu cầu sản xuất, sản phẩm được phân loại chế biến
theo các cách sau:
+ Bạch tuộc cắt khúc: cắt khúc cả mình và râu, thường khoảng 3 – 4cm.
+ Mực nang cắt sợi: cắt theo chiều dọc của thân mực, ngang 1 – 1.5cm, cắt cả đầu
hoặc chỉ cắt thân).
+ Mực ống cắt khoanh từ 1.5 – 2cm.
+ Mực nang cắt trái thông: dùng dao inox cắt xéo 1 góc 30 0 so trục đứng con mực,
nghiêng dao 1 góc 450 so phương ngang. Các đường cắt cách nhau 0.3 – 0.4cm tạo thành
những hình thoi đều nhau. Từng loại sản phẩm sau khi chế biến xong được bảo quản riêng
với đá vẩy trong các thùng cách nhiệt, sau đó được rửa và chuyển lên cấp đông.
Cấp đông: Cấp đông: Sản phẩm đã vào khuôn được chất vào ngăn plac trong tủ nhiệt
độ tủ đông - 35oC. Sau khi sản phẩm đông được mang ra đóng gói trong bao bì cẩn thận.
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước


4


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

Mạ băng với nước mạ băng chảy liên tục, đảm bảo băng bám điều, không rạng nứt,
phần đuôi cá không bị chảy. Sản phẩm sau khi mạ băng được bao gói theo hai dạng block
hoặc IQF:
IQF: Cho vào túi PE đóng theo dạng bulk pack, hoặc theo dạng bao gói lẻ cho vào
thùng carton niềng dây, nhập kho.
Sau khi bao gói, sản phẩm cuối cùng sẽ được chuyển đến kho lạnh và sắp xếp theo thứ
tự, bảo quản ở nhiệt độ -200C ± 20C.
c. Tôm:
Tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu đưa vào nhà máy được nhanh chóng chuyển vào
khu vực tiếp nhận để kiểm tra chất lượng. Chỉ nhận nguyên liệu đạt yêu cầu của nhà máy:
có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của người cung cấp đảm bảo người nuôi không sử
dụng thuốc kháng sinh trong danh mục cấm, người nuôi ngừng sử dụng thuốc 4 tuần trước
khi thu hoạch.
Rửa 1: Tôm được rửa trong 02 hồ nước sạch được làm lạnh để loại bỏ tạp chất bám
bên ngoài.
Sơ chế: Tôm được ướp đá vảy giữ nhiệt độ ≤ 60C. Tùy theo loại sản phẩm, tôm được
sơ chế như sau:
+ HLSO: Lặt đầu bằng tay
+ PD, PUD: Lặt đầu, lột vỏ bằng tay.
Rửa 2: Tôm được rửa qua 02 bồn nước lạnh nhiệt độ ≤ 100C để loại bỏ tạp chất
Phân cỡ, bảo quản: tôm sau khi được rửa sạch được chuyển qua công đoạn phân cỡ
và phân cỡ theo yêu cầu khách hàng luôn được ướp đá vảy giữ nhiệt độ ≤ 6 0C. Nếu chưa đủ
mẻ cấp đông, tôm sẽ được bảo quản với đá vảy trong thùng cách nhiệt, lạnh ≤ 4 0C trong thời
gian không quá 04 giờ. Sau đó được rửa chuyển lên khu cấp đông.

Cấp đông: Cấp đông: Sản phẩm đã vào khuôn được chất vào ngăn plac trong tủ nhiệt
độ tủ đông - 35oC. Sau khi sản phẩm đông được mang ra đóng gói trong bao bì cẩn thận.
Mạ băng với nước mạ băng chảy liên tục, đảm bảo băng bám điều, không rạng nứt,
phần đuôi cá không bị chảy. Sản phẩm sau khi mạ băng được bao gói theo hai dạng block
hoặc IQF:
IQF: Cho vào túi PE đóng theo dạng bulk pack, hoặc theo dạng bao gói lẻ cho vào
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

5


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

thùng carton niềng dây, nhập kho.
Sau khi bao gói, sản phẩm cuối cùng sẽ được chuyển đến kho lạnh và sắp xếp theo thứ
tự, bảo quản ở nhiệt độ -200C ± 20C.
4.2. Hóa chất sử dụng:
Trong quá trình hoạt động của Nhà máy hóa chất sử dụng chủ yếu là chlorine dùng
để vệ sinh nhà xưởng, nhúng ủng, rửa tay công nhân và trong một số công đoạn sản xuất.
Gas NH3 khoảng 20 – 25 kg/tháng, lượng này rất ít do hiện nay hệ thống lạnh trung tâm của
Nhà máy còn khá mới và hoạt động rất tốt, vì vậy lượng gas bổ sung hao hụt rất ít. Ngoài ra
còn sử dụng dầu DO để đốt nồi hơi khoảng 9.960 lít dầu DO/năm.
4.3. Nguyên, vật liệu sản xuất:
Nguyên liệu chính
Nguyên liệu chính phục vụ sản xuất của nhà máy chủ yếu là nghêu vỏ, bạch tuộc
tôm. Nguồn nghêu được nhà máy thu mua từ các đơn vị hoặc cá nhân nuôi nghêu ở tỉnh
Tiền Giang, Bến Tre, Nam Định, hàng năm nhà máy tiêu thụ khoảng 7.800 tấn nghêu
nguyên liệu. Đối với Tôm và Mực, bạch tuộc thu mua các vùng phụ cận thông qua các hợp
đồng mua bán đứt đoạn với đại lý.
Nguyên vật liệu phụ:

Ngoài ra trong quá trình sản xuất nhà máy còn sử dụng các loại nguyên vật liệu phụ
như: muối ăn, bao bì PE, PA, thùng carton,….với lượng không lớn được mua từ TP. Hồ Chí
Minh và trong tỉnh.
4.4. Nhiên liệu sản xuất:
Nguồn năng lượng phục vụ cho hoạt động của Nhà máy chủ yếu là điện, điện được
sử dụng cho hoạt động của các thiết bị như: máy cấp đông IQF, đông block, máy sản xuất đá
vảy, kho trử đông, máy lạng da, máy quay tăng trọng,…ngoài ra điện còn phục vụ cho thắp
sáng, cho hoạt động hệ thống xử lý nước cấp, xử lý nước thải. lượng điện sử dụng dụng
khoảng 2.3700Kw/ngày, nguồn điện này được cấp từ lưới điện Quốc gia thông qua trạm
biến thế 1.200KVA của Nhà máy.
Mặt khác Nhà máy còn sử dụng một lượng dầu Diesel nhất định phục vụ cho máy
phát điện dự phòng khi lưới điện Quốc gia bị mất. Lượng dầu sử dụng khoảng 100 đến 200
lit/tháng.
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

6


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

5. Nhu cầu dùng nước và xả nước thải:
5.1 Nhu cầu dùng nước:
- Nước sử dụng của nhà máy được khai thác từ giếng khoan có độ sâu 320m. Đưa
qua hệ thống xử lý nước có công suất 28m3/giờ, khi nước đã xử lý đạt tiêu chẩn đưa vào
tháp chứa nước. Từ đây nước được cung cấp mạng lưới đường ống sử dụng.
- Tổng nhu cầu dùng nước trung bình 110 m3/ngày trong đó:
+ Nước dùng cho sản xuất: (sơ chế, chế biến, rửa, luộc, mạ băng, sản xuất đá vảy, vệ
sinh..): = 25 x 2.8 = 70m 3/ngày (theo báo cáo đánh giá tác động môi trường lĩnh vực
thủy sản năm 2002 của Bộ Thủy sản thì mỗi tấn nguyên liệu thủy sản khi chế biến
thành thành phẩm sẽ thải ra môi trường 2.8 m3 nước thải)

+ Nước dùng cho vệ sinh nhà xưởng: 30 m3/ ngày
+ Nước dùng cho sinh hoạt: = 200 x (25+25)/1000 = 10m 3/ngày (Tiêu chuẩn nước
dùng cho sinh hoạt của công nhân được tính theo TCXDVN 33:2006 của bộ xây dựng:
nước dùng cho ăn uống 25 lít/ người/ ngày, nước dùng tắm rửa vệ sinh 25 lít/ ngày/
người)
- Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, có những ngày nguyên liệu về nhiều hơn nên nhu
cầu nước sử dụng cho sản xuất cũng nhiều hơn.
Bảng số liệu khai thác nước giếng ngầm của công ty:
THÁNG

TỔNG LƯỢNG NƯỚC LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH SỬ
SỬ DỤNG (m3)
DỤNG TRONG NGÀY (m3)
(Một tháng sản xuất 24 ngày)

5/2012

2670

112

6/2012

2750

115

7/2012

3650


152

8/2012

4260

178

9/2012

4890

204

10/2012

2750

115

11/2012

2340

98

12/2012

2000


84

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

7


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

01/2013

2371

99

02/2013

2190

90

03/2013

2020

85

04/2013


2259

95

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy nhu cầu nước sử dụng cao nhất 204 m 3/ ngày đêm
(tháng 09/2012) và ít nhất 84 m3/ ngày đêm (tháng 12/2012)
5.2. Nhu cầu xả thải:
Nhu cầu xả thải thực tế ước tính bằng 100% nhu cầu nước cấp, tức là lượng nước thải trung
bình 110 m3/ ngày đêm:
-

Nước thải từ quá trình sản xuất: 100 m3/ ngày đêm

-

Nước thải từ quá trình sinh hoạt: 10 m3/ ngày đêm

Tuy nhiên cũng có những ngày nhu cầu xả thải lên cao 204 m3/ ngày đêm (tháng 09/2012)
6. Đánh giá hiện trạng hệ thống công trình xả nước thải:
6.1. Hiệu quả xử lý:
Hệ thống xử lý nước thải với công suất 400m 3/ngày đêm của nhà máy đã đáp ứng
được nhu cầu xả nước thải trung bình 110m 3/ngày đêm theo tình hình thực tế hiện nay và
cũng đáp ứng nhu cầu xả thải cao hơn (204 m 3/ ngày đêm khi gia tăng sản xuất vào tháng
09/2012). Đồng thời nước thải sau xử lý đều đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
thủy sản QCVN 11: 2008/BTNMT (cột A) trước khi thải ra môi trường.
6.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải và xả thải
Theo thực tế tình hình hoạt động của nhà máy với số lượng công nhân khoảng 200
người, dự tính sẽ thải ra một lượng nước thải sinh hoạt trung bình khoảng 10m3/ngày.
Với công suất sản xuất hiện tại là 25 tấn nguyên liệu/ngày, lượng nước thải sản xuất
khoảng 100m3. Với hệ thống xử lý nước thải công suất 400m 3/ngày.đêm của nhà máy đã đáp

ứng được nhu cầu xử lý nước thải sản xuất của công ty hiện nay là 110m 3/ngày đêm.
7. Cơ sở pháp lý xây dựng báo cáo:
- Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

8


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

- Luật bảo vệ môi trường được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về
việc quy định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn
nước.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Thông tư số 02/2005/ TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Trưởng Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/ NĐ- CP quy
định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước
- Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 03 năm 2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải vào nguồn nước.
- Giấy đăng ký kinh doanh số ….. do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Tiền Giang cấp.
8. Tài liệu sử dụng xây dựng báo cáo:
- Các tài liệu về địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội địa phương, cụ thể khu vực nhà

máy nói riêng và của tỉnh Tiền Giang nói chung.
- Các số liệu điều tra và đo đạc thực tế tại nhà máy.
- Bộ thủy sản, 1998, Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 130-1998: Cơ sở chế biến thủy sản – Điều
kiện chung đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đề án bảo vệ môi trường “Nhà máy chế biến thủy sản ABC”
- Một số giấy tờ pháp lý có liên quan.
9. Phương pháp tổ chức thực hiện báo cáo:
- Để thực hiện báo cáo này, các phương pháp sau được sử dụng:
- Phương pháp thống kê: Ứng dụng trong việc thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng,
thủy văn, kinh tế, xã hội tại khu vực xây dựng nhà máy.
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

9


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

- Phương pháp khảo sát, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và thí nghiệm phân tích trong
phòng nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh
khu vực nhà máy.
- Phương pháp phân phân tích và đánh giá tác động môi trường của nhà máy về phương
diện: nước thải.
- Phương pháp so sánh nhằm làm rõ những vấn đề môi trường đang diễn ra ở các nhà máy
đông lạnh tương tự trong vùng.
- Xem xét quy trình công nghệ, danh mục nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng và quy mô sản
xuất của nhà máy. Xác định các nhân tố tác động đến môi trường của nhà máy và xếp loại
theo mức độ tác động của chúng để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật để
hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt
động của nhà máy đến môi trường.


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

10


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

CHƯƠNG 1
ĐẶC TRƯNG NGUỒN THẢI
VÀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ, XẢ NƯỚC THẢI
I. Đặc trưng nguồn nước thải:
1. Các loại nước thải có trong nguồn thải:
Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn là lượng nước mưa thu gom được trên toàn bộ diện tích khuôn
viên của nhà máy. Lưu lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào cường độ của cơn mưa và
chất lượng của nó phụ thuộc vào độ trong sạch khí quyển tại khu vực đang xét và đặc điểm
mặt bằng rửa trôi. Hiện tại thì các khu vực sân bãi và đường giao thông nội bộ của nhà máy
đều được trãi nhựa hoặc lót dal bêtông cốt thép, không để hàng hóa hoặc rác rưởi tích tụ lâu
ngày trên khu vực sân bãi, do đó khi nước mưa chảy tràn qua các khu vực này có mức độ ô
nhiễm không đáng kể,cùng với nước mưa thu gom từ mái của các công trình xây dựng được
tập trung lại bằng các hố gas sau đó đưa đến hệ thống cống thoát nước dành riêng cho nước
mưa đổ vào nguồn tiếp nhận mà khồng cần phải xử lý.
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt: với số cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy khoảng 200
người, sẽ thải ra một lượng nước thải sinh hoạt trung bình khoảng 10m 3/ngày.
Trong nước thải sinh hoạt có chứa các chất có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước nếu
thải vào nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý.
Bảng 1: tính chất nước thải sinh hoạt so với tiêu chuẩn xả.
QCVN14:2008/BTNMT

Nồng độ
Chỉ tiêu ô nhiễm
(mg/l)
Giá trị A
BOD5

110

30

TSS

40.55

50

Dầu mỡ

1.64

10

Nitrat

33.8

30

-


6

2.2*106

3.103

Tổng phốt phát
Coliform(MPN/100ml)
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

11


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất phát sinh từ các khâu trong quá trình sản xuất như: tiếp nhận
nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, nước rửa nguyên liệu, rửa bán thành phẩm,…và nước thải
phát sinh từ quá trình vệ sinh thiết bị nhà xưởng sản xuất của nhà máy.
Ngoài ra, nước thải từ quá trình vệ sinh xưởng sản xuất và phương tiện vận chuyển
có đặc tính giống như nước thải sản xuất nên ta xem xét tác động của chúng đến môi trường
cũng như đề xuất biện pháp xử lý giống như nước thải sản xuất.
2. Thông số và nồng độ chất ô nhiễm trước khi xử lý:
Theo kết quả phân tích thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất chưa
qua xử lý của nhà máy ngày 29/11/2012 như sau:
Bảng 2: Kết quả phân tích thành phần ô nhiễm trong nước thải sản xuất chưa
qua xử lý của nhà máy.

Stt


Chỉ tiêu

1

pH

2

Đơn vị tính

Kết quả

QCVN11:
2008/BTNMT

Nồng độ

(Cột A)
(C)

cho phép
(Cmax)

tối đa

-

7.13

6–9


6–9

COD(*)

mg/lit

154

50

60,5

3

BOD5

mg/lit

110

30

36,3

4

TSS(*)

mg/lit


40.55

50

60,5

5

NH+4

mg/lit

33.8

10

12,1

6

Ntổng(*)

mg/lit

37.8

30

36,3


7

Tổng dầu ĐTV

mg/lit

1.64

10

12,1

8

Clo dư

mg/lit

-

1

1,21

9

Coliform(*)

MPN/100ml


2.2*106

3.000

3.000

- Ngày thu mẫu: 29/11/2012.
- Đơn vị thu mẫu: Sở KH & CN Tiền Giang – Trung tâm kỹ thuật và công nghệ sinh
học
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

12


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

- Đơn vị phân tích: Trung Tâm Kỹ Thuật và Công Nghệ Sinh Học Tiền Giang
Nhận xét: Theo QCVN 11: 2008/BTNMT, có công thức Cmax = C x Kq x Kf .
Trong đó:
- Cmax: nồng độ tối đa cho phép của các chỉ tiêu
-C
- Kq

: giá trị qui định ở cột A.
:

hệ số lưu lượng sông Tiền (Kq = 1.1)

- Kf : hệ số lưu lượng nguồn thải (Kf = 1.1)

Như vậy, áp dụng công thức trên để tính và so sánh cho thấy nguồn nước thải sản
xuất chưa qua xử lý của nhà máy đã bị ô nhiễm với nồng độ các chất ô nhiễm trong nước
thải điều vượt quá mức cho phép QCVN 11: 2008/BTNMT (Cột A) rất nhiều lần gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn tiếp nhận.
3. Thông số và nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải sau khi xử lý:
Theo kết quả phân tích thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải đầu ra sau quá
trình xử lý của nhà máy ngày 29/11/2012 như sau:
Bảng 3: Kết quả phân tích thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sản
xuất đã qua xử lý của nhà máy.

Stt

Chỉ tiêu

1

pH

2

Đơn vị tính

Kết quả

QCVN11:
2008/BTNMT

Nồng độ

(Cột A)

(C)

cho phép
(Cmax)

tối đa

-

7.29

6–9

6–9

COD(*)

mg/lit

19.2

50

60,5

3

BOD5

mg/lit


9

30

36,3

4

TSS(*)

mg/lit

54.5

50

60,5

5

NH+4

mg/lit

0.56

10

12,1


6

Ntổng(*)

mg/lit

1.91

30

36,3

7

Tổng dầu ĐTV

mg/lit

-

10

12,1

8

Clo dư

mg/lit


-

1

1,21

9

Coliform

MPN/100ml

5.0 * 102

3.000

3.000

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

13


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

Nhận xét:
Theo QCVN 11: 2008/BTNMT, có công thức Cmax = C x Kq x Kf .
Trong đó:
- Cmax: nồng độ tối đa cho phép của các chỉ tiêu

-C
- Kq

: giá trị qui định ở cột A.
:

hệ số lưu lượng sông Tiền (Kq = 1.1)

- Kf : hệ số lưu lượng nguồn thải (Kf = 1.1)
Như vậy, áp dụng công thức trên để tính và so sánh thì các chỉ tiêu đều đạt Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải thủy sản QCVN 11: 2008/BTNMT (Cột A).
4. Đánh giá chung về chất lượng nước thải của nhà máy:
Qua kết quả phân tích chất lượng nguồn nước thải của nhà máy trước và sau khi xử
lý cho thấy hệ thống xử lý nước thải của nhà máy đã đáp ứng được yêu cầu xử lý nước thải
của nhà máy. Chất lượng nguồn nước sau khi xử lý có thể thải ra nguồn tiếp nhận.
II. Hệ thống xử lý nước thải:
1. Hệ thống thu gom nước thải:
Để thuận lợi trong quá trình xử lý nước thải, nhà máy đã xây dựng hoàn chỉnh hệ
thống thoát nước của nhà máy gồm hai tuyến ống chính như sau:
a. Thu gom nước mưa (Tuyến thứ 1):
Nhà máy xây dựng cống thoát nước mưa riêng. Hệ thống này bao gồm các mương
rãnh thoát nước xây dựng xung quanh các khu nhà, để thu gom nước mưa từ các mái nhà,
mặt sân và dẫn đến hệ thống cống ngầm thoát nước mưa đặt dọc theo đường nội bộ. Nước
mưa trên các khu vực sân bãi và đường bộ sẽ chảy vào hố gas xây dựng dọc theo các lề của
đường nội bộ từ đó thoát ra nguồn tiếp nhận (Sông Tiền) sau khi xử lý cục bộ bằng hố lắng.
b. Thu gom nước thải (Tuyến thứ 2):
- Nước thải sinh hoạt (phần nước vệ sinh cá nhân) được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn,
sau đó được thu gom về hệ thống xử lý nước thải. Định kỳ hút bùn khoảng 1 lần/năm.
- Nước thải từ khu vực nhà ăn và nước thải trong các công đoạn sản xuất và nước vệ
sinh thiết bị nhà xưởng của nhà máy, nước thải vệ sinh các phương tiện vận chuyển, nước

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

14


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

thải khử trùng bảo hộ lao động dẫn vào trạm xử lý nước tập trung và đảm nhận chức năng
thoát sau khi ra khỏi trạm xử lý nước thải tập trung vào nguồn tiếp nhận (sông Tiền).
2. Hệ thống xử lý nước thải:
a. Tiền xử lý nước thải sinh hoạt:
Phương pháp được sử dụng: bể tự hoại.
Đối với nước thải loại này, hiện tại nhà máy đã xây dựng bể yếm khí tự hoại 3 ngăn
với thể tích là 45m3. Nguyên tắc hoạt động của loại công trình này là lắng cặn và phân hủy,
lên men cặn lắng hữu cơ. Áp dụng loại công trình này, hiệu quả xử lý theo chất lơ lững đạt
65 – 70% và theo BOD5 có thể đạt 60 – 65%. Bể tự hoại yếm khí 3 ngăn đã xây dựng được
tính toán trên cơ sở như sau:
- Thể tích phần nước:
Wn = K.Q = 2,5 x 12,5 = 31,3m3.
K: hệ số lưu lượng, K = 2,5
Q: lưu lượng trung bình ngày .đêm,
Q = 200 người x 25 lít người/ngày đêm = 12,5m3/ngày đêm.
- Thể tích bùn:
Wb = a x N x t x (100 – P1) x 0,7 x 1,2 x(100 – P2)/100.000.
a: tiêu chuẩn cặn lắng cho 1 người, a = 0,4 - 0,5 lit/người – ngày đêm.
N: số công nhân viên, N = 200 người.
t: thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 – 365 ngày đêm.
0,7: hệ số tính đến 30% cặn đã được phân giải.
1,2: hệ số tính đến 20% cặn được giữ lại bể tự hoại để “mồi khuẩn” cho cặn tươi.
P1: độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%.

P2: độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90%.
Wb = 0,4 x 200 x 270 x(100 – 95) x 0,7 x 1,2 x(100 – 90)/100.000 = 9,1m3.
- Thể tích tổng cộng của bể tự hoại sẽ là:
W = Wn + Wb = 31,3 + 9,1 = 40,4m3 (làm tròn 45m3).
SƠ ĐỒ CẤU TẠO BỂ TỰ HOẠI 3 NGĂN
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

15


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

Cho vào hệ
thống xử lý
nước thải

-

Thuyết minh cơ chế hoạt động của bể tự hoại:

Bể tự hoại ba ngăn có dạng hình chữ nhật, nước thải từ các khu vệ sinh thoát xuống bể
tự hoại và lần lượt đi qua các ngăn trong bể, các chất cặn lơ lửng dần dần lắng xuống đáy
bể. Vai trò của bể tự hoại là lắng các chất rắn, phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong các
ngăn lắng và chứa cặn, đồng thời ở ngăn thứ 3 được thiết kế có thêm lớp vật liệu lọc, lớp vật
liệu này phía trên có than hoạt tính, lớp dưới có lớp cát, đá, lớp vật liệu này đã có thể giữ lại
một phần lượng vi sinh vật .Do đó sau khi qua bể tự hoại đã tiêu diệt được lượng đáng kể vi
sinh vật. Lượng nước thải này thoát ra ngoài theo ống dẫn. Hiệu suất xử lý của bể là giảm
khoảng 60% hàm lượng BOD so với đầu vào.
- Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản và có hiệu quả xử lý tương đối cao được sử dụng phổ
biến.

- Các điểm cần lưu ý khi vận hành bể tự hoại:
Cần thoát các khí sinh ra (H2S, CO2, CH4) tránh ăn mòn, phá hoại cấu kiện bê tông- cốt
thép trong bể.
Hạn chế tối thiểu sự tiếp xúc hóa chất ( chất tẩy rửa, Chlorine...) vào bể tự hoại.
Khi bể tự hoại đã đầy chất lắng đọng thì phải được cơ quan xử lý bùn có giấy phép hút
và xử lý. Trong thực tế, thời gian lấy cặn lắng trong bể là năm/lần.
b. Quy trình công nghệ xử lý nước thải:
Đặc điểm của nước thải từ loại hình chế biến thủy sản có chứa thành phần dinh dưỡng
cao, lưu lượng lớn nên việc áp dụng phương pháp xử lý sinh học là phương án khả thi và ít
tốn kém trong chi phí đầu tư lẫn chi phí vận hành. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy sẽ
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

16


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

xây dựng là sự kết hợp các phương pháp hóa, lý và sinh học nhằm đạt được hiệu suất xử lý
cao.
Đối với nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản, các giai đoạn xử lý hóa, lý mang tính
chất tiền xử lý. Giai đoạn xử lý sinh học tiếp theo đóng vai trò quyết định mức độ sạch của
nước thải sau xử lý.

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

17


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC


SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG
Nước thải nhà máy

Nước thải từ bể tự hoại

Song chắn rác

Nước thải từ nhà ăn

Bể thu gom –Điều hòa

Bể lắng ống nghiêng

Máy thổi khí

Bể xử lý sinh học hiếu khí 1

Bể chứa nước
rửa ngược

Bể xử lý sinh học hiếu khí 2

Bồn Chlorine

Bể khử trùng - lắng

Bể lọc áp lực

Bể chứa bùn


Nguồn tiếp nhận
Thuyết minh quy trinh công nghệ:
- Song chắn rác:
Nước thải từ các nguồn thải trong nhà máy sẽ tự chảy theo hệ thống cống thu gom
đến các hố ga trước khi vào bể điều hoà. Trước bể điều hoà bố trí song chắn rác cơ học kích
thước mắt lưới khoảng 6 mm. Mục đích đẻ loại bỏ cặn lơ lửng thô, bao nilon, rác,...Những
chất này nếu không lấy ra sẽ làm hư hỏng thiết bị bơm theo sau, nghẹt valve,...làm giảm
hiệu quả xử lý và tính ổn định của công trình xử lý nước thải phía sau. Song chắn rác có thể
khử được 20-35% cặn lơ lửng và BOD5.
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

18


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

-

Bể điều hoà:

Nước thải sau khi qua song chắn rác sẽ tự chảy vào bể điều hoà sục khí. Chức năng
của bể này là điều hoà lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải ( pH,
BOD, COD, chất dinh dưỡng ). Bể được khuấy trộn tốt bằng máy thổi khí, các đầu
phân phối khí hiệu suất cao bố trí dưới đáy bể, đảm bảo điều kiện hiếu khí cho toàn bộ
thể tích bể để ngăn ngừa nước thải ở điều kiện kỵ khí và gây mùi thối. Lưu lượng khí
cấp tính toán là: 0,01-0,015m3/m3. min.
-

Bể lắng ống nghiêng:


Từ bể điều hoà sục khí nước thải được bơm lên bể lắng ống nghiêng bằng bơm nước
thải nhúng chìm với công suất 40m3/h. Chức năng của bể này là tách cặn lơ lửng SS ra
khỏi nước thải để chuẩn bị điều kiện tối ưu cho bể lọc sinh học tiếp theo sau.
Bể lắng ống nghiêng có khả năng khử được 50-70% SS và 25-40% BOD 5. Trong bể
lắng sẽ lắp đặt các module ống bằng nhựa PVC, đường kính ống 60mm, đặt nghêng so
với phương ngang một góc 600.
-

Bể lọc sinh học hiếu khí:
Từ bể lắng, nước trong chảy tràn và đỏ vào bể chứa trung gian, sau đó được bơm

sang bể lọc sinh học hiếu khí bằng bơm nước thải nhúng chìm với công suất 40m 3/h.
Khí được cấp từ đáy bể bằng máy thổi khí. Nước thải di chuyển qua bể hiếu khí 1 để
khử COD và nitrate hoá. Sau đó tiếp tục chảy sang bể hiếu khí 2 để tiếp tục khử COD
và khử nitrogen, khí được cấp trong lòng vật liệu lọc (vùng từ đáy bể tới giữa lớp vật
liệu lọc) tạo môi trường thiếu khí để khử nitrogen.
Bể gồm 3 pha: vật liệu giá thể, màng vi sinh vật (biofilm) và nước thải. Bể có thể
khử được ô nhiễm cacbon (COD và BOD), cặn lơ lửng (SS), ammonia ( N-NH 4 ), và
nitrate (N-NO3). Vi khuẩn hiện diện trong nước thải được giử lại trong hạt polystyrene.
Các chất ô nhiễm đi qua lớp vật liệu này sẽ bị phá huỷ. Vật liệu nổi được giữ lại trong
bể bằng sàn gắn chụp lọc đặc ngược phía trên bể.
Trong chu kỳ rửa ngược lọc (từ trên xuống), nước sạch đã được xử lý sẽ chảy qua vật
liệu lọc với tốc độ rất lớn, làm nở vật liệu xuống dưới đáy bể ( ngược với chiều lọc).
Cặn được giữ lại ở phần dưới của lọc và sinh khối sẽ đi vào 2 rãnh thu gom nước ở đáy
bể và chảy đến bể chứa nước rửa ngược lọc. Mức nước giảm xuống đến sàn chụp lọc
thì ngừng lại. Rửa ngược bao gồm quy trình nước + khí đòng thời.
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

19



Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

-

Bể khử trùng – lắng:

Sau khi ra khỏi bể hiếu khí 2, nước thải sẽ tự chảy sang bể tiếp xúc khử trùng
Ca(OCL)2 nhằm tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, víu gây hại cho người và nguồn tiếp nhận.
Chlorine được châm vào đường ống bằng bơm định lượng hoá chất. Bể được thiết kế
với các vách chắn để cho chlorine và nước thải tiếp xúc tối ưu. Thời gian lưu nước
trong bể là 1 giờ và hàm lượng chlorine dư ở đầu ra là 0,5mg/l.
-

Bể lọc áp lực:

Nước thải tiếp đó dược bơm sang bể lọc áp lực bằng bơm nước thải đặt chìm nhằm bổ
xung thêm hiệu quả xử lý các chất hữu cơ, cặn lơ lửng. Khi tổn thất áp qua bể lọc áp
lực khoảng 1 kg / cm3, bể lọc áp lực được tiến hành rửa ngược vật liệu lọc bằng khí và
bơm ly tâm trục ngang. Nước rửa ngược lọc đưu về bể chứa nước rủa ngược.
-

Bể chứa nước rửa ngược:

Cặn chứa lại ở vật liệu lọc polystyrene, sinh khối thừa được rửa ngược và nước rửa
ngược lọc áp lực chảy vào bể chứa nước rửa ngược. Tại đây, sau khi lắng trong, bùn
được bom sang bể chứa bùn bằng bơm bùn đặt chìm. Nước lắng trong nằm trên lớp
bùn sẽ được đưa về bể lắng ống nghiêng bằng bơm nước thải đặt chìm để tiếp tục xử
lý.
-


Bể chứa bùn:

Cặn lắng từ bể lắng ống nghiêng và bùn lắng từ bể chứa nước rửa ngược được đưa về
bể chứa bùn. Định kỳ bùn trong bể chứa bùn sẽ được hút lên.
III. Mô tả công trình xả nước thải:
1. Mô tả công trình xả thải:
- Sau khi qua hệ thống xử lý, nước thải được dẫn qua hệ thống đường ống PVC kín
có Ø 114 (mm), hệ thống đường ống này có chiều dài 4m nối từ hệ thống xử lý nước thải
điểm xả thải ra Sông Tiền (vị trí xả thải được mô tả ở bản đồ vị trí xả thải kèm theo).
- Cửa xả thải: 1 cửa xả nước thải sau xử lý ra môi trường và 2 cửa xả nước mưa.
- Các thông số thiết kế:
+ Lưu lượng xả thải: 0,0046m3/s
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

20


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

+ Kích thước ống tràn: D = 114mm, Vật liệu ống PVC
+ Van điều tiết: có đặt 2 van điều tiết kiểu van bướm.
2. Phương thức xả nước thải:
Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của nhà máy sau khi qua hệ thống xử lý đạt
QCVN 11:2008, loại A sẽ theo hệ thống ống dẫn xả nổi ra nguồn tiếp nhận.
3. Chế độ xả nước thải:
Nước thải của nhà máy sau khi qua hệ thống xử lý, sẽ tự chảy tràn liên tục vào hệ
thống ống dẫn có đường kính Ø 114 (mm) rồi tự chảy ra nguồn tiếp nhận.
-


Lưu lượng xả nước thải:

+ Lưu lượng xả thải bình quân: 110 m3/ngày đêm.
+ Lưu lượng xả thải lớn nhất: 400 m3/ngày đêm.

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

21


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

CHƯƠNG 2
ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI
I. Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải:
Sông Tiền là nơi tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải của nhà máy.
Toạ độ vị trí xả thải: (hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105045, múi 30), X (m) =
559808, Y (m) = 1143292.
II. Đặc điểm tự nhiên nguồn tiếp nhận nước thải:
1. Điều kiện địa lý, địa chất:
Vị trí địa lý:
Phía bắc giáp tỉnh lộ 864.
Phía nam giáp Sông tiền.
Phía đông và nam giáp nhà dân.
Đặc điểm địa hình
Khu vực xây dựng nhà máy có địa hình tương đối bằng phẳng, nằm cặp bờ sông Tiền,
cao độ mặt đất từ 0,8 ÷ 1,2m, khu vực này không ngập lũ hằng năm.
2. Điều kiện khí tượng, thủy văn:
Điều kiện khí tượng
a. Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa trong năm, mùa mưa nhiệt độ tăng cao hơn,
tuy nhiên sự chênh lệch giữa các tháng trong năm là không lớn.
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm
trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ phân hủy và chuyển hóa các chất ô
nhiễm càng lớn. Bên cạnh đó, nhiệt độ không khí còn là yếu tố tác động đến sức khỏe công
nhân trong lao động,…vì vậy, trong tính toán dự báo ô nhiễm không khí cần phải quan tâm
yếu tố về nhiệt độ.
Diễn biến nhiệt độ không khí trong vùng như: nhiệt độ trung bình trong năm 2011 là
26,8 C, tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ trung bình tháng là 28,1 0C, nhiệt độ tháp nhất
thường là tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng là 25,40C.
0

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

22


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

Bảng 4: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm(0C)
Thời gian

2009

2010

2011

Tháng 1


24,5

25,6

25,4

Tháng 2

26,4

26,2

25,7

Tháng 3

28,6

27,8

26,8

Tháng 4

28,5

28,7

27,5


Tháng 5

27,4

29,9

28,1

Tháng 6

28,1

27,9

26,9

Tháng 7

27,0

27,0

27,0

Tháng 8

27,3

26,6


27,3

Tháng 9

27,0

27,0

26,9

Tháng 10

26,6

26,5

27,1

Tháng 11

27,0

26,5

27,1

Tháng 12

26,1


25,9

25,9

Bình quân năm

27,4

27,1

26,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang 2011)
b. Chế độ mưa:
Mưa có tác dụng thanh lọc và pha loãng nước thải, lượng mưa càng lớn thì mức độ ô
nhiễm không khí và nước thải càng giảm. Mưa cuốn theo các chất ô nhiễm rơi vãi từ mặt
đất xuống các nguồn nước. Mưa có tác dụng làm sạch không khí, đồng thời ảnh hưởng trực
tiếp đến hệ thống xử lý nước thải trong khu vực trung tâm.
Tiền Giang có chế độ khí hậu :nhiệt độ cao và ổn định quanh năm được khí hậu chia
thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 - 11 dương lịch. Mùa khô từ tháng 12 - 4 dương
lịch năm sau. Lượng mưa trung bình năm 2011 là 125,5 mm.

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

23


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

Bảng 5: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (mm)

Thời gian

2009

2010

2011

Tháng 1

8,1

45,0

0,9

Tháng 2

1,2

-

-

Tháng 3

6,3

4,1


8,2

Tháng 4

13,9

22,8

15,6

Tháng 5

171,2

117,8

175,9

Tháng 6

155,3

299,8

375,5

Tháng 7

292,4


249,4

120,9

Tháng 8

241,0

301,6

160,5

Tháng 9

169,6

231,6

226,8

Tháng 10

244,2

293,1

161,5

Tháng 11


100,6

124,5

249,0

Tháng 12

7,4

44,8

11,1

117.6

144,5

125,5

Bình quân năm

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang 2011)
c. Số giờ nắng:
Số giờ chiếu sáng và bức xạ mặt trời đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô. Số
giờ chiếu sáng trung bình cao nhất vào tháng 2: 230,9 giờ và thấp nhất vào tháng 9: 151,3
giờ của năm. Số giờ nắng bình quân trong năm 2011 là 194,2 giờ

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước


24


Công ty Cổ Phần Thủy Sản ABC

Bảng 6: Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ)
Thời gian

2009

2010

2011

Tháng 1

175,0

218,4

175,7

Tháng 2

194,3

276,9

230,9


Tháng 3

271,5

276,8

200,5

Tháng 4

201,5

269,0

229,9

Tháng 5

174,2

235,5

191,5

Tháng 6

179,5

204,1


182,4

Tháng 7

155,8

171,1

191,6

Tháng 8

178,2

148,3

220,5

Tháng 9

113,0

172,3

151,3

Tháng 10

153,6


120,0

206,2

Tháng 11

161,6

162,0

185,6

Tháng 12

227,4

132,7

164,5

2.203,6

2.387,1

194,2

Bình quân năm

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang 2011)
d. Độ ẩm không khí:

Độ ẩm trung bình trong năm 2011 khá cao khoảng 83,3%. Độ ẩm trung bình mùa
khô (từ tháng 2 – 4): 78 – 81 %. Độ ẩm không khí lớn nhất (tháng 6): 87%.
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm
cũng như là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động.

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

25


×