Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Chiến lược marketing sản phẩm mì gấu đỏ công ty cổ phần thực phẩm Á Châu Asia Foods

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.2 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
++++++++++

CHIẾN LƯỢC MARKETING
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM MÌ GẤU ĐỎ
CÔNG TY CP THỰC PHẨM Á CHÂU – ASIA FOODS
TIỂU LUẬN MÔN MARKETING CĂN BẢN

GVHD
: Ths. Quách Thị Bửu Châu
Thực hiện : Trần Thị Lệ Giang
Nguyễn Thị Cẩm Tú
Lê Thị Vân
Phan Thị Ánh Nguyệt
Đặng Thái Toàn
Lớp
: VB17BAD01
Khóa
: 17B


Hồ Chí Minh, Tháng 01 Năm 2015BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG

VIỆC NHÓM

1

Trần Thị Lệ Giang


Chương 5

Tỷ lệ
hoàn
thành
95%

2

Nguyễn Thị Cẩm Tú

Chương 1

95%

3

Lê Thị Vân

Chương 3

95%

4

Phan Thị Ánh Nguyệt

Chương 2

95%


5

Đặng Thái Toàn

Chương 4

95%

STT

Họ và tên

Phụ trách
Phần chung

Đề cương
Chương 2

Phần riêng


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
thu nhập của người dân ngày càng tăng, thời gian càng trở nên eo hẹp do đó hầu như
mọi người càng trở nên bận rộn và đôi khi không có thời gian cho việc nấu nướng.
Chính vì thế các sản phẩm thức ăn nhanh đặc biệt là mì ăn liền thực sự là một món

ăn lý tưởng đối với những người bận rộn. Các công ty thực phẩm trong và ngoài
nước đã có sự đầu tư đáng kể cho sản phẩm của mình trên thị trường làm cho mức
độ cạnh tranh của các sản phẩm ngày càng trở nên gay gắt, không chỉ về tiêu chuẩn
chất lượng, giá trị và mẫu mã. Để tồn tại trong bối cảnh đó các công ty nói chung và
Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu nói riêng buộc phải tạo cho mình vũ khí sắc
bén để phòng thủ chắc chắn và tấn công hiệu quả.
Trên thị trường mì ăn liền hiện nay không khó để bắt gặp nhưng sản phẩm mì
ăn liền phù hợp với nhu cầu hiện tại của mình từ hương vị chua cay đến sợi mì dai
mướt làm từ khoai tây,...20 năm xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần Thực phẩm
Á Châu chuyên sản xuất các loại thực phẩm ăn liền đã xây dựng được các thương
hiệu uy tín trên thị trường Việt Nam một cách có hiệu quả. Một trong số thương hiệu
đó không thể không kể đến mì ăn liền Gấu Đỏ. Là sản phẩm được bình chọn liên tục
10 năm liền danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (2001-2010), là sản phẩm
Việt Nam tốt nhất do báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức (2010), mì Gấu Đỏ đã ngày càng
tạo được vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên nhu cầu của con người luôn luôn
thay đổi theo thời gian và để doanh nghiệp giữ vững, phát huy những giá trị vốn có
cũng như tạo được niềm tin cho người tiêu dùng có lẻ một chiến lược Marketingmix đúng đắn, có tính đột phá và kịp thời sẽ giúp cho doanh nghiệp phần nào đạt
được mục tiêu đề ra. Chiến lược sản phẩm là một trong bốn chiến lược quan trọng
mà bất cứ công ty nào khi tham gia vào một thị trường nào đều phải thực hiện và
phải thực hiện tốt. Việc thực hiện tốt chiến lược sản phẩm là nền tác thúc đẩy cho
các chiến lược còn lại phát huy tốt tác dụng của nó.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phân tích
chiến lược sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhóm chúng
em đã chọn đề tài “Chiến lược sản phẩm cho sản phẩm mì ăn liền Gấu Đỏ của
công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu - Asia foods”.
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót mong quý
thầy cô và các bạn góp ý để đề tài có thể hoàn chỉnh hơn. Nhóm thực hiện đề tài xin
cảm ơn.

Trang 4



Chương 1: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC
THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
1. Cơ sở phân khúc thị trường mì ăn liền Việt Nam
Khi thời gian trở nên vô cùng quý giá, con người tất bật với những bộn bề lo
toan cuộc sống và không có nhiều thời gian cho việc nấu nướng chuẩn bị bữa ăn cho
gia đình thì việc xuất hiện các sản phẩm thức ăn nhanh là một phần tất yếu trong
nhu cầu của cuộc sống hiện đại ngày nay.
Mì ăn liền là một trong những sản phẩm ra đời trong nhu cầu ấy. Tồn tại ở mọi
ngóc ngách của thế giới, có thể nói mì ăn liền đã trở thành món ăn nhanh phổ biến
nhất nhờ vào hương vị khó cưỡng, tiết kiệm chi phí và thời gian mà lại dễ chế biến
hơn bất cứ món ăn nào khác.
Chính vì lý do trên Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu (Asia foods) đã xác
định thị trường kinh doanh là thị trường thức ăn nhanh, đem đến cho người tiêu
dùng những bữa ăn ngon, tiện lợi và đa dạng.
Asia Foods phân khúc thị trường cho mì Gấu Đỏ dựa trên các tiêu thức sau:
1.1
Phân khúc theo địa lý
Theo vùng miền: chủ yếu tập trung vào miền đồng bằng và trung du nơi có
nhiều dân cư sinh sống.
Theo quy mô và trật tự đô thị: chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn với
mật độ dân số cao vì đây là thị trường hấp dẫn và khả năng sinh lời cao. Các sản
phẩm mì ăn liền phù hợp với nhu cầu tiện dụng, nhanh chóng cho những người bận
rộn mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng.
1.2
Phân khúc theo dân số
Theo độ tuổi: sản phẩm mì Gấu Đỏ tập trung vào độ tuổi thanh niên, trung
niên, những lứa tuổi có thời gian tương đối bận rộn.
Theo qui mô gia đình: gia đình càng đông người bao gồm từ 2 đến 3 thế hệ,

quy mô càng lớn thì sức tiêu thụ càng lớn.
1.3

Phân khúc theo tâm lý học tiêu dùng
Sản phẩm mì Gấu Đỏ hằm hướng đến tầng lớp người người có thu nhập thấp,
trung bình, học sinh - sinh viên, công nhân nhân viên.
1.4
Phân khúc theo hành vi
Khách hàng mua mì ăn liền vào tất cả các ngày trong năm, sản phẩm được sử
dụng hàng ngày. Sản phẩm có nhãn hiệu gắn bó gần gũi với người dùng, hợp khẩu
vị sẽ đảm bảo một lượng khách hàng trung thành.

Trang 5


1.5
Phân khúc thị trường doanh nghiệp
Sản phẩm mì ăn liền là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày đối với mọi người nên
hệ thống bán lẻ lớn, đa dạng được hướng đến. Hệ thống bán lẻ giúp sản phẩm dễ
tiếp cận người dùng nhất.
1.6
Tiến hành phân ra các khúc thị trường
Bước 1: Xác định thị trường kinh doanh
Thị trường mì ăn liền hướng đến tất cả mọi người, mọi thành phần trong xã
hội.
Bước 2: Xác định tiêu thức để phân khúc thị trường
Asia foods chọn tiêu thức phân khúc theo thu nhập, đối tượng người dùng.
Bước 3: Tiến hành phân khúc thị trường
Theo tiêu thức đã lựa chọn, Asia foods sẽ phân khúc thị trường và tập trung
vào phân khúc thị thị dành cho người có thu nhập thấp trung bình, đối tượng học

sinh - sinh viên, công nhân viên, hộ gia đình nông thôn.
2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Mới đây, hiệp hội mì ăn liền thế giới cho biết, mức tiêu thụ sản phẩm này tại
Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật
Bản. Theo đó, tổng sản lượng thị trường trong nước hiện ở khoảng 7 tỷ gói/ năm vì
vậy thị trường mì ăn liền tại Việt Nam là rất lớn.
Việt Nam là một thị trường có nhiều triển vọng với độ tuổi dân số dưới 30 tuổi
chiếm 60% dân số. Sản xuất thực phẩm ăn nhanh rất tiện lợi và tiềm năng còn rất
lớn.
Mì ăn liền đang trở thành món ăn phổ biến và được ưa thích nhất đối với những
người “thiếu thời gian” hiện nay, đặc biệt là sinh viên. Với đống công việc đang xếp
chồng lên nhau, hạn chế thời gian để nấu nướng cộng thêm vào tiết kiệm chi phí thì
mì gói luôn là sự chọn tốt nhất trong cuộc sống của họ. Ngoài ra các sản phẩm còn
hướng đến người có thu nhập thấp, nhân viên văn phòng, các bà nội trợ,....
Với định hướng đó Asia foods đã tập trung vào phân khúc trung bình với mức
giá 3.500-4.000 đồng cùng với 1 số đối thủ như Acecook Việt Nam với các sản
phẩm mì Hảo Hảo 100, Hảo Hảo chua cay, ...
Sản phẩm mì ăn liền Gấu Đỏ của Asia foods đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho
mọi đối tượng khách hàng là: học sinh, sinh viên, những hộ gia đình nông thôn,
những người có thu nhập thấp.
Việc đưa ra các sản phẩm khác biệt dành cho khách hàng cũng dựa vào mục tiêu
của mì Gấu Đỏ:

Trang 6


Gấu đỏ tôm chua cay đậm đà: dành cho những khách hàng thích
hương vị chua cay và vị cay nồng của ớt.
- Mì gấu đỏ tôm chua cay: với vị chua cay giảm bớt, sẽ dành cho các
khách hàng thích ăn độ chua cay vừa phải.

Mì gấu đỏ sợi phở: dành cho những khách hàng thích sự dai ngon,
mềm mịn của phở, nước súp với mùi thơm tinh tế của gà.
- Mì gấu đỏ bò bít tết: dành cho những khách hàng yêu thích vị bò bít tết
hòa quyện trong từng sợi mì giòn dai.
- Mì gấu đỏ chay rau nấm: sản phẩm dành cho người ăn chay với sợi mì
dai ngon, hương vị của nấm, nước súp rau nấm, ăn ngon, không sợ nóng,
không sợ ngán.
Trong thời gian tới Asia foods ty sẽ sản xuất nhiều sản phẩm hơn nữa nhằm
phục vụ tốt cho những khách hàng có nhu cầu cao và nhằm đa dạng hóa các sản
phẩm, tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn.
3. Chiến lược thị trường mục tiêu
• Định vị sản phẩm:
Bằng các chiến lược Marketing sản phẩm, Asia Foods đã có những chiến lược
định vị thị trường thành công. Chỉ trong vòng 3 năm sau khi thành lập Asia foods đã
có một chỗ đứng trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn nhanh đầy cạnh tranh,
khốc liệt.
Tuy doanh nghiệp Việt Nam không dẫn đầu thị trường mì ăn liền Việt, nhưng
Asia Foods vẫn khẳng định được vị thế của mình với tỷ lệ thị phần chiếm 12,1%,
đứng thứ 3 chỉ sau Acecook ( 51,5%) và Masan (16,5%).
• Định vị lợi ích:
Khi nghĩ đến Gấu Đỏ người ta sẽ nghĩ ngay đến sự tiện dụng. Với phương
châm “Gấu Đỏ đỉnh cao của chất lượng” mang đến cho người tiêu dùng những gói
mì là đỉnh cao món ngon đặc sắc, được chế biến bởi tâm huyết của bếp trưởng Gấu
Đỏ mang đến cho mọi người trải nghiệm khó quên
• Định vị người sử dụng:
Asia foods đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mì với hương vị khác nhau
phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền, sợi mì đa dạng tùy thuộc vào sở thích của
người sử dụng, ngoài ra còn có các loại mì chay phù hợp với người ăn chay, ăn
kiêng.


Trang 7


Chương 2: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM MÌ GẤU ĐỎ
1. Sản phẩm
• Sản phẩm mì Gấu Đỏ:
Sản phẩm mì Gấu Đỏ là sản phẩm vật chất, hữu hình, thuộc mặt hàng thực
phẩm tiêu dùng hàng ngày, đồng nhất và có thể dự trữ. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu
cốt lõi của người dùng là thức ăn nhanh, tiện lợi, giá rẻ mà vẫn đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Sản phẩm được phân loại vào mặt hàng tiêu dùng, thuộc hàng không bền, dùng
một lần, có thể dự trữ với thời gian sử dụng là 7 tháng. Là sản phẩm hữu hình và có
nhiều chủng loại khác nhau, có 6 loại sản phẩm: Gấu Đỏ tôm chua cay đậm đà, Gấu
Đỏ tôm chua cay, Gấu Đỏ sợi phở, gấu Đỏ tôm & gà sa tế, Gấu Đỏ thịt bằm, Gấu Đỏ
bò bít tết, Gấu Đỏ chay rau nấm với đủ loại mẫu mã, hương vị khác nhau.
• Bao bì – đóng gói:
Sản phẩm được đóng gói trong bao bì giấy OPP bảo vệ sản phẩm không bị
thấm nước, được xếp vào thùng giấy cứng. Các thùng có thể được xếp chồng lên
nhau tạo thuận lợi cho việc chất xếp, bốc dỡ nhanh chóng, vận chuyển an toàn. Để
tạo thuận lợi cho việc bán hàng thùng được đóng gói với 2 kích thước 30 và 100
gói/thùng. Trên thùng có ghi đủ thông tin của sản phẩm như tên sản phẩm, loại sản
phẩm, số lượng, lô ngày sản xuất.
Bao bì được thiết kế bắt mắt. Với đặc trưng bếp trưởng Gấu Đỏ, hình ảnh
minh họa còn hấp dẫn với từng loại mì như mì Gấu Đỏ tôm và gà sa tế hành thì có
hình ảnh chú tôm đỏ đùi gà cùng với những miếng hành cắt nhỏ bên trên tô mì với
sợi mì vàng óng, bốc khói, hấp dẫn, kích thích vị giác.
Không những vậy, bao bì Gấu đỏ còn cung cấp thông số thành phần dinh
dưỡng, cách sử dụng, thời gian sử dụng...

Trang 8





Nhãn hiệu:

Sản phẩm được nhận diện qua nhãn hiệu “Gấu Đỏ” với logo chữ Gấu Đỏ lớn
và có biểu tượng đầu bếp Gấu Đỏ ở trên. Tông màu chủ đạo của nhãn hiệu là màu
đỏ và trắng. Nhãn hiệu được thiết kế phải đảm bảo các yếu tố về sự đồng nhất trên
các sản phẩm Gấu Đỏ nhằm tạo hình ảnh đặc trưng, dễ nhận diện và dễ ghi nhớ góp
phần đưa nhãn hiệu trở nên “quen thuộc” hơn với người tiêu dùng.
Phương châm gắn liền với thương hiệu mì ăn liền gấu đỏ“ Gấu đỏ đỉnh cao
của chất lượng”
Nhãn hiệu Gấu Đỏ đã được đăng ký và được bảo vệ bởi pháp luật để Asia
foods có thể sử dụng vĩnh viễn.
Sản phẩm được bán thị trường trong nước nên được thiết kế một ngôn ngữ là
Tiếng Việt. Ý thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu nên Asia foods đã cố gắng
xây dựng thương hiệu ngày càng lớn mạnh gần gũi hơn với người tiêu dùng Việt
Nam.
• Đặc tính sản phẩm

Đặc tính kĩ thuật:
 Thành phần nguyên liệu:
- Bột mì, bột khoai mì.
- Shortening ( dùng để chiên mì).
- Các gia vị: bột ngọt, muối, tiêu, đường, nước tương, bột hành,
bột tỏi, bột tôm, bột thịt, nước mắm, dầu.
 Các phụ gia:
- CMC ( Carboxyl methyl cellulose): nhằm tăng độ dai cho sợi
mì.

- Muối phosphate: giữ nước giúp sản phẩm trở nên mềm mại và
trơn láng.
- Màu thực phẩm: Tartazine: tạo màu vàng cho sợi mì nhắm tăng
giá trị cảm quan.
- BHT: chất chống oxi hóa dầu, shortening.

Trang 9


 Công thức tham khảo: cho 1 gói mì Gấu Đỏ

Nguyên liệu
Bột mì
CMC (Carboxyl methyl cellulose)
Natri polyphosphate
Muối ăn
Bột màu thực phẩm
Dầu shortening
Gia vị (soup)

Số lượng (g)
73.3
0.33
0.1
0.8
0.03
15.5
5.5

 Kiểu dáng vắt mì:

- Vắt mì có dạng sợi.
- Vắt mì được tạo thành hình tròn hay hình chữ nhật.
- Vắt mì màu vàng sáng.

Đặc tính sử dụng:
 Thời gian sử dụng: tất cả các dòng mì kể trên HSD là 7 tháng.
 Điểm khác biệt: Mỗi gói mì Gấu Đỏ là đỉnh cao của món ngon đặc
sắc được chế biến từ tâm huyết của bếp trưởng Gấu Đỏ : Từ việc tỉ
mỉ lựa chọn những hạt lúa mì Úc vàng ươm thượng hạng để tạo nên
những sợi mì mỏng, mịn, giòn dai đến nước súp mang hương vị thơm
ngon từ 100% tôm, gà thật hòa quyệt với hành phi sa tế ngon tuyệt
đem lại cho bạn cảm giác khó quên.

Đặc tính tâm lý:
 Sản phẩm được bao gói bằng giấy cuộn OPP với thiết kế màu sắc và
hình ảnh bắt mắt, mỗi loại sản phẩm được thiết kế với mẫu mã riêng
phù hợp với hương vị của từng sản phẩm.
 Sản phẩm trước khi xuất xưởng phải đảm bảo bao bì kín, các đường
ép ngang và ép dọc chắc chắn không bị xì nhằm bảo quản sản phẩm
được lâu và giữ được màu sắc hương vị đặc trưng của sản phẩm.
2. Chiến lược sản phẩm
• Chiến lược bắt chước sản phẩm:
Hiện tại sản phẩm mì tôm chua cay của mì Gấu Đỏ có điểm tương đồng với
sản phẩm mì Hảo Hảo của Vina Acecook đều là hương vị tôm chua cay. Nhưng
điểm nổi bật của sản phẩm tôm chua cay của mì Gấu Đỏ có 2 vị đó là tôm chua cay
và tôm chua cay đậm đà. Nét khác biệt giữa 2 sản phẩm này là tôm chua cay thiên
về vị chua mạnh và cay, còn tôm chua cay đậm đà thiên về vị chua nhẹ và hậu vị
ngọt để phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền.
• Chiến lược thích ứng sản phẩm:
Trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải luôn

tự đổi mới bản thân, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo sự
uy tín và lòng tin đối với người tiêu dùng. Hòa nhập vào xu thế đó công ty mì Gấu


Trang 10


Đỏ cũng có những bước phát triển và hướng đi mới để có chỗ đứng vững trên thị
trường.
 Thay đổi hương vị: các sản phẩm Gấu đỏ có các hương vị đặc trưng riêng
biệt. Nhằm thay đổi nhẹ hương vị để tạo sự mới mẻ cho sản phẩm Công ty đã
thay đổi nguyên liệu là củ hành tươi Indonesia thay thế củ hành Hà nội đã sử
dụng trước đây. Đặc điểm của củ hành tươi Indonesia là thơm và nồng hơn
hành củ Hà Nội. Giúp sản phẩm cải thiện mùi thơm một cách hiệu quả.
 Thay đổi công thức bột: nhằm tạo cho sợi mì có độ dai, giòn, mướt và chắc
sợi hơn nhằm tăng tính cảm quan cho sản phẩm. Để làm được điều này công
ty đã phải bổ sung thêm Tinh bột khoai tây và thay thế bột mì có chứa hàm
lượng gluten cao hơn.
 Thay đổi bao bì: Đưa ra các mẫu bao bì mới bắt mắt và hiện đại hơn phù hợp
với xã hội hiện tại để gây chú ý trên thị trường. Song song với các việc trên
công ty đã trang bị thêm thiết bị xếp mì vào thùng và dán thùng tự động để
tăng hiệu quả lao động và tăng sản lượng.
 Cạnh tranh giá bán: Mặc dù có sự cải tiến rất nhiều về chất lượng và hương vị
sản phẩm nhưng công ty cũng có chiến lược giữ nguyên mức giá trước đây.
Để bù vào phần chi phí này công ty cũng nghiên cứu chuyển đổi nguyên liệu
giấy đóng thùng nhập từ Thái Lan sang sử dụng giấy sản xuất tại Việt Nam.
Điều này đã kéo lại phần chi phí mà công ty đã bỏ ra.
3. Chu kỳ sống sản phẩm:




Giai đoạn mở đầu:
Trong giai đoạn này sản phẩm mì mới tung ra thị trường nên nhiều người chưa
biết đến do đó lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên 1 cách chậm. Ngoài ra giai đoạn này
lợi nhuận mà công ty thu được thấp do phải đầu tư nhiều vào các chương trình
khuyến mãi và các kênh phân phối.
Thị trường thức ăn nhanh trong giai đoạn những năm thập niên 90 chưa có
nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng hầu như không ai không biết đến thương hiệu mì ăn
liền Miliket, từng là thương hiệu được xem là “độc quyền” trên thị trường khi chiếm
giữ 90% thị phần mì gói vào những năm thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước. Mì
Miliket ba tôm, bốn tôm của công ty thực phẩm Vifon đựng trong gói giấy với hình
ảnh những con tôm đỏ ra đời từ những năm 90 được xem là hiện tượng của ngành
công nghệ thực phẩm. Chưa thật bắt mắt về hình thức, hương vị chẳng có gì ngoài
một gói bột canh, vậy mà Miliket đứng vững trong suốt gần 1 thập kỷ trên thị trường
miền Bắc, bất chấp các mẫu mã mới, hình thức bắt mắt hơn liên tục được giới thiệu
đến người tiêu dùng. Vì vậy Asia foods phải có những chiến lược Marketing -mix
phù hợp để xâm nhập vào thị trường tiềm năng này để vượt qua ông trùm mì tôm
của Việt Nam dành lấy thị phần trong giai đoạn này.
Nắm bắt được những điểm yếu về hương vị cũng như bao bì sản phẩm của
Miliket. Asia foods đã đầu tư dây chuyền sản xuất từ Nhật Bản với công nghệ tiên
Trang 11


tiến so với thời bấy giờ để tạo nên những sản phẩm chất lượng, tăng tính cạnh tranh
so với đối thủ. Không những đầu tư về dây chuyền hiện đại, Asia foods còn quan
tâm đến chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm bao bì bắt mắt hơn (với hình ảnh
tôm, gà được in trên bao bì OPP bắt mắt,...). Sản phẩm đa dạng về hương vị như mì
tôm gà và sa tế hành, gà sợi phở... ngoài sợi mì tròn xoắn như hiện giờ, Asia foods
còn tung ra sản phẩm mì sợi phở để đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra công ty còn
đưa ra 1 mức giá hợp lý so với chất lượng.




Giai đoạn tăng trường:
Sau khi thâm nhập trị trường mì với các cải biến về kỹ thuật cũng bao bì mẫu
mã của mì Gấu Đỏ chỉ 3 năm sau khi thành lập Asia foods đã có chỗ đứng trong thị
trường tại Việt Nam. Nhằm duy trì được ưu thế cũng như sự khác biệt so với các đối
thủ. Công ty luôn có chính sách phát triển sản phẩm cho ra đời nhiều sản phẩm hơn
với các hương vị bò bít tết, thịt bằm,... nhờ đó mức tiêu thụ sản phẩm ngày càng
tăng, thương hiệu Gấu Đỏ được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn.
Trong giai đoạn này công ty sử dụng một số chiến lược để kéo dài mức tăng
trưởng nhằm chiếm lĩnh thị trường càng lâu càng tốt.
Về sản phẩm chất lượng sản phẩm ngày càng tăng cao, bổ sung một số tính
năng mới cho sản phẩm bằng cách lựa chọn nguyên liệu tươi như rau ngò, hành
phi… được nấu lên nhằm tăng hương vị tự nhiên và nâng cao giá trị dinh dưỡng cho
sản phẩm. Mẫu mã bao bì cũng được thay đổi để kích thích thị hiếu của người tiêu
dùng
• Giai đoạn trưởng thành:
Trong giai đoạn này một số thương hiệu nước ngoài bắt đầu xâm nhập vào Việt
Nam tiêu biểu như Acecook của Nhật Bản, Massan. Cuộc đua này bắt đầu gay gắt
khi ba nhãn hiệu lớn nhất là Vina Acecook, Asia Foods và Massan cùng đua nhau
tăng tốc giành thị phần bằng quảng cáo và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Trong
đó, các sản phẩm của Vina Acecook (100% vốn Nhật Bản) đang dẫn đầu với khoảng
65% thị phần. Tiếp theo là Asia Foods (DN trong nước) chiếm hơn 20% thị phần và
thứ ba là Massan.
Trang 12


Cùng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhưng khác biệt của Asia foods là nhấn
mạnh đến yếu tố chất lượng, giá cả với chủ trương: “Ngon miệng, tiện dụng, giá hợp

lý nhưng phải an toàn vệ sinh”. Ngoài ra lớn nhất của Asia foods là dựa vào những
kinh nghiệm, bí quyết và sự vượt trội về mặt công nghệ để liên tục nâng chất lượng,
cải tiến hương vị mì, tạo ra nhiều khẩu vị mới lạ. Vì vậy, cùng với việc đầu tư dây
chuyền, Asia foods còn chú trọng đầu tư phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm.
Cuối năm 2010, công ty đã nâng cấp năng lực quản lý hệ thống lên một bước bằng
việc thực hiện và ứng dụng thành công hệ thống quản trị tiên tiến nhất hiện nay
ERP-SAP.
• Giai đoạn suy thoái:
Thực tế thị trường mì gói đã chứng kiến rất nhiều thương hiệu lớn mạnh... nhờ
quảng cáo, mà sau mỗi chiến dịch đó thị phần mì ăn liền đều phải sắp xếp lại. Điển
hình là trường hợp của mì Gấu Đỏ (Công ty CP thực phẩm Á châu - Asia Foods) với
chiến dịch “Gắn kết yêu thương”, ước tính cả trăm tỉ đồng đã được chi ra để gói mì
thương hiệu Gấu Đỏ đến với người tiêu dùng.
Chi phí Marketing của Asia foods thời điểm đó đã chi hơn 70 tỷ đồng để xây
dựng chương trình. Gấu Đỏ - một thương hiệu đã có trước đó 10 năm của Asia foods
- bỗng chốc ồn ào trên thị trường.
Chưa dừng lại ở các phương tiện truyền thông, bộ phận Marketing của Asia
foods còn tổ chức riêng các hoạt động quảng bá khác, từ việc trao hàng ngàn phần
quà cho trẻ em nghèo, khuyến mãi trực tiếp cho người mua lẻ lẫn hệ thống bán sỉ,
tăng chiết khấu cao cho người bán... với chi phí lên đến hàng chục tỷ đồng nên
chẳng mấy chốc thương hiệu Gấu Đỏ trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, hàng
bán chạy hơn.
Từ sau chiến dịch rầm rộ này, Gấu Đỏ nghiễm nhiên được xếp “cùng chiếu”
với những thương hiệu lớn khác dù trước đó không được nhiều người biết đến. Hiện
nay theo ước tính, sản phẩm của Asia foods chiếm hơn 12% thị phần mì ăn liền.
Tuy nhiên những năm gần đây (khoảng 2014- đầu 2015) trên thị trường mì ăn
liền đã có nhiều biến động. Các đối thủ cạnh tranh của Á Châu như Vina Acecook
và Massan giảm sản lượng do nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào không ổn định.
Chính nhờ điều này đã giúp cho thị phần của Á châu trên thị trường tăng nhẹ.


Trang 13


Chương 3: CHIẾN LƯỢC GIÁ
1. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến định giá dòng sản phẩm mì Gấu Đỏ
1.1 Mục tiêu Marketing
Thị trường mì ăn liền Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất thế giới, chính vì thế thị trường mì ăn liền được xem là “ miếng
bánh ngon” của nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất mì trong
nước như: Massan, Vina Acecook, Vifon, Milliket...Thì gần đây trên thị trường xuất
hiện thêm mì Nissin Việt Nam do Nhật bản đầu tư.
Điều này cho thấy sự cạnh tranh trên thị trường mì ăn liền hiện khá gay gắt.
thương hiệu nào chậm đổi mới về chất lượng và kiểu dáng sản phẩm sẽ bị loại khỏi
thị trường.
Đứng trước những thách thức và cạnh tranh quyết liệt đó Công ty cổ phần thực
phẩm Á Châu đã xác định mục tiêu Marketing của mình là cải tiến và phát triển để
tồn tại.
1.2 Chiến lược Marketing-mix cho giai đoạn trưởng thành của sản phẩm
Giá là một công cụ trong Marketing mix để doanh nghiệp tác động vào thị
trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, giá phải phục vụ cho mục tiêu
Marketing chung của công ty . Muốn vậy, chiến lược giá cần phải đồng bộ, nhất
quán với các chiến lược Marketing mix khác như chiến lược sản phẩm, chiến lược
phân phối, chiến lược xúc tiến.
Do thị trường mì ăn iền cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt mục tiêu
Marketing chung của công ty là cải tiến và phát triển để tồn tại do đó công ty đặt ra
mức giá thấp nhất có thể cho dòng sản phẩm mì ăn liền gấu đỏ để giữ được khách
hàng.
1.3 Chi phí:
Chi phí sản xuất là yếu tố không thể không kể đến khi định giá một sản phẩm,
mức giá của sản phẩm phỉ bù đắp được nhưng chi phí phải bỏ ra trong khâu sản xuất

và phân phối:
- Công ty lớn, chi phí quản lý cao
- Dây chuyền sản xuất hiện đại, máy móc, phụ tùng phải nhập từ
nước ngoài
- Chi phí nhân công cao
- Phân phối
- ……
Cộng với một khoản lợi nhuận chính đáng cho nỗ lực linh doanh và rủi ro phải
gánh chịu
Giá sản phẩm - ( chi phí sản xuất/ 1đv sp + chi phí khác/ 1đv sp ) > 0

Trang 14


Do yếu tố lợi nhuận ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
nên khiến việc xác định chi chí sản xuất đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
việc định giá
Chi phí biến đổi đơn vị: AVC = 2.400đ/sp
Tổng định phí: AFC = 36.000.000.000 đ
Sản lượng: Q = 360.000.000 gói
Chi phí đơn vị: AC = 2.400đ + 36.000.000.000/360.000.000 = 2.500đ/sp
2. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc định giá
2.1
Kiểu thị trường
Thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng giúp doanh nghiệp xác định được
mức giá trần. Do đó, viêc xác định mối tương quan trên thị trường cạnh tranh độc
quyền và nhu cầu người tiêu dùng rất cần thiết.
2.2
Số cầu
Qua phân tích và khảo sát trên thị trường, khi công ty nhận thấy mức cầu trên

thị trường về sản phẩm mà công ty đang sản xuất cao thì sẽ giữ mức giá đã định, khi
cầu về sản phẩm giảm công ty áp dụng chiến lược giảm giá thông qua các khuyến
mãi kèm theo.
2.3
Giá và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Giá của đối thủ và phản ứng của họ giúp cho doanh nghiệp xác định xem mức
giá có thể quy định ở mức nào. Đây là một yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến việc
định giá sản phẩm của công ty.
3. Các phương pháp định giá
Trên thực tế công ty áp dụng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. Bởi vì
phương pháp này có những ưu điểm nổi bật:

Công ty nắm vững tất cả chi phí mà mình đã chi ra để sản xuất sản phẩm.

Làm cho người định giá cảm thấy an toàn vì giá luôn cao hơn chi phí

Phương pháp này có tính công bằng cho công ty và người tiêu dùng
Chi phí biến đổi đơn vị: AVC = 2.400đ/sp
Tổng định phí: AFC = 36.000.000.000 đ
Sản lượng: Q = 360.000.000 gói
Chi phí đơn vị: AC = 2.400đ + 36.000.000.000/360.000.000 = 2.500đ/sp
Lợi nhuận mong muốn của công ty là m = 20% trên chi phí
Giá bán sản phẩm: P = AC . ( 1 + m) = 2500đ . ( 1 + 20%) = 3000đ
Giá bán của nhà bán lẻ: P = 3000đ . ( 1 + 0,167) = 3500đ

Trang 15


4. Chiến lược giá


Chiết khấu tiền mặt: để kích thích khách hàng thanh toán sớm khi mua hàng
Asia foods sẽ cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán như sau “ 1/10, net
30” khi khách hàng mua hàng được thanh toán trả chậm trong vòng 30 ngày ,
nhưng nếu khách hàng thanh toán sớm trong vòng 10 ngày công ty sẽ cho
khách hàng hưởng chiết khấu 1% trên giá thanh toán.

Chiết khấu số lượng (chiết khấu thương mại): khi khách hàng mua số
lượng từ 1000 thùng mì ăn liền gấu đỏ trở lên khách hàng sẽ được hưởng chiết
khấu thương mại 1,5% trên giá trị đơn hàng.

Chiết khấu theo mùa: Mùa thấp điểm của công ty thường vào khoảng tháng
11-12 hàng năm, khi khách hàng mua các sp trong khoảng thời gian này khách
hàng sẽ được hưởng một khoản chiết khấu là 1,5 % trên tổng giá trị đơn hàng.

Trang 16


Chương 4: CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI
1. Mục tiêu phân phối
Phân phối trong Marketing là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản
xuất đến người tiêu dùng cuối cùng bằng nhiều phương thức và hoạt động khác
nhau.
Kênh phân phối là một trong những yếu tố quan trọng để giúp sản phẩm đến
gần hơn với người tiêu dùng, gia tăng mức độ nhận biết về sản phẩm cho người tiêu
dùng và cũng góp phần làm gia tăng sản lượng tiêu thụ của công ty.
Xác định được tầm quan trọng của phân phối trong Marketing-Mix nên việc
đề ra mục tiêu và chiến lược cụ thể sẽ quyết định vấn đề thành công của sản phẩm
mì Gấu Đỏ khi tiếp xúc thị trường.
Do đó chiến lược phân phối hướng đến mục tiêu cao nhất là chiếm lĩnh và
kiểm soát thị trường, xây dựng hình ảnh mì ăn liền Gấu Đỏ, giảm chí phí giúp tăng

lợi nhuận của công ty.
• Kiểm soát và chiếm lĩnh thị trường: Kiểm soát các kênh phân phối, kết hợp
với các hệ thống bán lẻ lớn như siêu thị, đại lý cấp 1, các hệ thống cửa hàng
bán lẻ qui mô lớn với mục tiêu tăng thị phần của sản phẩm mì ăn liền.
• Xây dựng hình ảnh sản phẩm: xây dựng hình ảnh mì ăn liền gắn liền với mọi
nhà, mọi tầng lớp của xã hội. Gắn kết sản phẩm với tình yêu thương con
người với nhau.
• Giảm chi phí, tăng lợi nhuận: Tập trung vào các kênh phân phối mạnh, từ đó
sẽ giảm chi phí và lợi nhuận tăng lên.
2. Các yếu tố ảnh hưởng
• Nguồn lực doanh nghiệp: Nguồn lực của doanh nghiệp thể hiện qua việc tổ chức
và hỗ trợ nghiên cứu Marketing, xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống phân
phối qua các kênh trung gian và trực tiếp, khả năng tài chính của doanh nghiệp, khả
năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, ...
• Chiến lược phân phối: Chiến lược phải đánh giá được tình trạng thị trường, các
yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các chiến lược hợp lý nhằm đưa sản phẩm ra thị trường
đạt hiệu quả cao. Kết hợp hiệu quả với các chiến lược khác trong Marketing.
• Mục tiêu phân phối: Mục tiêu đúng giúp cho việc hoạch định các chiến lược phân
phối hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm và công ty.
• Sản phẩm: Chất lượng, bao bì, nhãn hiệu, hình ảnh của sản phẩm quyết định khả
năng thâm nhập vào thị trường mì ăn liền của sản phẩm.

Trang 17


• Trung gian: Các thành viên trong hê thống trung gian phân phối có mối quan hệ
chặt chẽ, do đó sẽ có những khó khăn trong việc tiệp cận hệ thống này. Việc phát
triển và duy trì quan hệ này thúc đẩy chiến lược phân phối phát triển tốt hơn.
3. Chiến lược phân phối
• Cấu trúc kênh phân phối


Hình 4.1: Cấu trúc kênh kênh phân phối sản phẩm mì Gấu Đỏ
• Hình thức phân phối
Qua cuộc khảo sát, đa số người tiêu dùng mua mì ăn liền tại các cửa hàng bán
lẻ như tiệm tạp hóa và các siêu thị, nhóm khách hàng là học sinh sinh viên ít đi chợ
nên việc mua sản phẩm ở chợ chiếm ít trong thị trường.
Nhìn chung kênh phân phối sản phẩm mì Gấu Đỏ của Asia foods rộng khắp
từ chơ, tạp hóa, siêu thị. Nhưng chủ yếu là phân phối theo hệ thống đại lý cấp 1, 2
Trang 18


và hệ thống siêu thị. Nhiệm vụ của các đại lý cấp 1 này là phân phối xuống các đại
lý cấp 2 rồi phủ đến các cửa hàng bán lẻ. Hệ thống siêu thị sẽ phân phối hàng cho
từng siêu thị của mình.
Với cách phân phối như vậy thì người tiêu dùng dễ tiếp cận với sản phẩm,
thuận lợi cho việc sử dụng sản phẩm.Tuy nhiên đây là một trở ngại đối với nhà sản
xuất. Công ty sẽ ít có điều kiện tiếp xúc với khách hàng, để hiểu được nhu cầu và
mong muốn của khách hàng.Vì vậy công ty cần thường xuyên phân công những
nhân viên tiếp thị đến các đại lý, cửa hàng, siêu thị nhiều hơn để có điều kiện tiếp
xúc với khách hàng. Bên cạnh đó cần tăng cường những nhân viên chăm sóc các chủ
cửa hàng, đại lý nhiều hơn để nhanh chóng phân phối mì Gấu Đỏ đến với những
cửa hàng này, góp phần đẩy mạnh doanh số bán ra của công ty.
Trong các hệ thống siêu thị hàng hóa sản phẩm mì Gấu Đỏ được trưng bày dễ
nhìn thấy, khá hấp dẫn và đầy đủ các hương vị thuận tiện hơn cho việc lấy sản phẩm
của khách hàng. Người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng bởi thị giác, khi bao bì sản
phẩm đẹp, cách trưng bày ở mỗi cửa hàng bắt mắt thì dễ dàng kích thích hành vi
mua hàng của khách hàng.
Công ty cần khuyến khích những đại lý, tạp hóa, cửa hàng trừng bày sản
phẩm của công ty. Đặc biệt trưng bày ở chợ nơi mà có nhiều người qua lại mỗi ngày.
Công ty sẽ thiết kế kệ trưng bày hàng, kích thước nhỏ để thuận lợi cho chủ cửa hàng

di chuyển kệ và cũng phù hợp với diện tích cửa hàng. Công ty sẽ tặng kệ trưng bày
cho chủ cửa hàng và hàng tháng sẽ chi trả tiền trưng bày cho chủ cửa hàng. Làm như
vậy vừa thuận lợi cho các cửa hàng dễ dàng bán được sản phẩm vừa giúp công ty
giới thiệu sản phẩm.
Đa số khách hàng sử dụng mì Gẩu Đỏ đều là sinh viên ở các trường Đại Học,
Cao Đẳng.Khi tung ra những sản phẩm mới. Công ty nên chọn những trường Đai
Học, Cao Đẳng để phân phối sản phẩm. Làm như vậy sẽ đạt hiệu quả cao hơn là
những nơi khác.
Ngoài ra những ưu đãi, chiết khấu hoa hồng thỏa đáng cho từng thành quả mà
1 thành viên đại lý mang lại, các đại lý còn được nhận sự hỗ trợ trong mảng đào tạo
- quản lý và quảng bá thương hiệu cá nhân. Ngoài ra, mỗi thành viên đại lý sau khi
tham gia hệ thống mì Gấu Đỏ, với thời giankhoảng 2 -3 tháng là được hưởng các
chính sách, chế độ bảo trợ như 1 thành viên lâu năm.

Trang 19


Chương 5: CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖN HỢP
1. Tầm quan trọng của xúc tiến
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp sẽ giúp khách hàng hiện tại và tiềm năng có
những thông tin cần thiết về sản phẩm mì Gấu Đỏ, để tạo điều kiện họ tiếp cận tìm
hiểu và dùng thử sản phẩm mì Gấu Đỏ. Góp phần vào chiến lược Marketing chung
của Asia foods tạo nên sự thành công của sản phẩm.
2. Các công cụ xúc tiến
2.1. Quảng cáo
Quảng cáo là một hình thức truyền đạt thông tin của sản phẩm đến khách hàng
một cách thuận lợi nhất. Quảng cáo trên ti vi là một trong những hình thức hiệu quả
vì nó thu hút được giác quan của người xem, ấn tượng sâu đậm với sản phẩm.
Sản phẩm Mì Gấu Đỏ sử dụng hình thức quảng cáo ESP (Emotional Selling
Propostion): Quảng cáo ưu thế về mặt tình cảm, dựa trên yếu tố khi mua sản phẩm

người tiêu dùng thường có sự lựa chọn rất cảm tính. Họ có thể mua sản phẩm vì
thích hình ảnh con tôm trên gói mì. Khác các đối thủ cạnh tranh thường nhấn mạnh
sự khác biệt về đặc tính hay lợi ích sản phẩm (Ví dụ Omachi là mì làm từ khoai tây
“ăn không bị nóng”, Tiến Vua là có lợi cho sức khỏe vì không sử dụng màu hoa
học…) thông điệp của sản phẩm Mì Gấu đỏ là “ gắn kết yêu thương” với mục đích
đánh vào lòng trắc ẩn của khách hàng nhằm phát huy truyền thống tương thân tương
ái của người Việt Nam.
2.2. Quan hệ công chúng (PR)
Bên cạnh việc chú trọng hoạt động sản xuất kinh doanh, Gấu Đỏ chú trọng
quảng bá tên tuổi của mình trên thị trường. Trong đó hoạt động nổi bật nhất là “ Gắn
kết yêu thương”, từ thông điệp cao đẹp qua quảng cáo. Công ty kêu gọi vận động và
kết hợp chung tay, chung tâm, chung sức của các tầng lớp xã hội, nhàm mục đích
nhân đạo là cứu các trẻ em bị bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh gia đình khó khăn
không có điều kiện chữa trị.
2.3. Khuyến mãi
Chương trình khuyến mãi “ Lộc đỏ Gấu xuân 2015”, tổng giá trị giả thưởng là
12 tỉ đồng. Trong đó có 2015 giải lộc Gấu lớn với mỗi giải trị giá 1 triệu đồng/ giải
và 2015 giải lộc Gấu nhỏ với trị giá mỗi giải là năm trăm nghìn đồng.
2.4. Bán hàng trực tiếp
Hàng năm công ty có tham gian các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao
cũng như các hội chợ hàng tiêu dùng để quảng bá sản phẩm và bán hàng trực tiếp
cho người tiêu dùng tại các hội chợ.
Trang 20


2.5. Marketing trực tiếp
Ngoài các hoạt động trên, Mì gấu đỏ còn tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất
lượng cao , các chương trình quảng bá sản phẩm và các hội thi như hội thi sản phẩm
tiêu dùng tốt nhất do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức nhằm giới thiệu sản phẩm và thu
hút khách hàng. Khách hàng được thử sản phẩm, được nhìn thấy sự đa dạng các sản

phẩm, sự hướng dẫn trực tiếp của các nhân viên, do đó gia tăng sự nhận biết về sản
phẩm. Nếu khách hàng có gì thắc mắc tại đây họ sẽ được tư vấn và hướng dẫn. Hoạt
động này tạo mối quan hệ gần gũi giữa khách hàng và công ty, giúp công ty thu thập
ý kiến đóng góp và có các chiến lược phát triển phù hợp.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
3.1
Loại thị trường / sản phẩm
Đối với mỗi thị trường và sản phẩm khác nhau thì phương thức và các thức
tiếp cận sản phẩm sẽ khác nhau. Do đó sản phẩm mì Gấu Đỏ thuộc mặt hàng tiêu
dùng hàng ngày nên sẽ có cách tiếp cận người tiêu dùng theo phương thức gần gũi,
quen thuộc, tập trung vào tâm lý người tiêu dùng là chính.
3.2
Các giai đoạn sẵn sàng mua của khách hàng
Các nhóm khách hàng mục tiêu tập trung ở 2 giai đoạn ưa chuộng và tin tưởng
dòng sản phẩm sản phẩm mì ăn liền Gấu Đỏ của công ty.
3.3
Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
Mì Gấu Đỏ đang giai đoạn trưởng thành trong chu kỳ sống của sản phẩm.
Mì Gấu Đỏ đang ở trong giai đoạn bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ lớn
mạnh như Acecook, Masan… Khối lượng sản phẩm bán ra tăng chậm, lượng khách
hàng tiềm năng ở phân khúc bình dân bị chia sẻ quá nhiều.
Trong giai đoạn này mì Gấu Đỏ đã sử dụng chiến lược định vị lại sản phẩm
bằng quảng cáo và quan hệ công chúng nhằm tăng cường nhận biết thương hiệu của
khách hàng nhưng không thành công mặc dù doanh thu có tăng.
3.4
Chiến lược thúc đẩy hay lôi kéo
Mì Gấu Đỏ sử dụng chiến lược thúc đẩy bằng cách xây dựng một hệ thống
tiếp thị và phân phối trên toàn quốc, mỗi khu vực đều có một văn phòng chi nhánh
như ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… sự phát triển mạnh mẽ của các kênh
phân phối, tạo điều kiện cho công ty bán được nhiều hàng và thu lợi nhuận lớn. Điều

này cũng đồng thời tạo sự thuận lợi cho khách hàng mì Gấu Đỏ có thể tìm kiếm
sản phẩm một cách dễ dàng. Mì Gấu Đỏ đã lựa chọn nhiều hình thức kênh phân
phối khác nhau để mang sản phẩm tới người tiêu dùng nhưng chủ yếu vẫn là phân
phối theo hệ thống đại lý (bán sỉ). doanh nghiệp chọn ra nhiều nhà bán sỉ (đại lý cấp
1) và nhiệm vụ của các nhà bán sỉ này là phân phối xuống các nhà bán sỉ cấp dưới

Trang 21


rồi phủ đến các tiệm bán lẻ. Khi khách hàng có nhu cầu, các tiệm bán lẻ sẽ báo lên
các nhà bán sỉ và doanh nghiệp này sẽ cung cấp sản phẩm theo hình thức bán đứt....
Do xu hướng tiêu dùng chung ngày nay của người Việt là ngày càng tiếp cận
gần hơn với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị cửa hàng tự chọn. Chính vì
vậy, đã tiến hành chiến lược phân phối các sản phẩm của mình thông qua các kênh
bán lẻ này. Sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng chỉ qua một nhà bán lẻ.
Kênh phân phối này tập trung hướng đến người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ với số
lượng nhỏ nhưng thường xuyên.
Như vậy, chiến lược thúc đẩy của mì Gấu Đỏ là mở rộng thị trường, mở rộng
các đại lí, tăng dần về số lượng và chất lượng cá kênh phân phối.
3.5
Nguồn lực tài chính của công ty
Nguồn lực tài chính của công ty sẽ quyết định xem chi phí cho những chiến
lược đó như thế nào. Đối với từng giai đoạn khác nhau thì chi phí cho các chiến lược
Marketing cũng khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của chiến lược.

Trang 22


KẾT LUẬN
Đối với các công ty nói chung và với Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu –

Asia foods nói riêng sự phát triển của Marketing là vô cùng cần thiết đối với việc
mở rộng thị trường mục tiêu, phát triển công ty cùng với các ưu điểm mà công ty đã
tạo ra được trong suất thời gian qua. Trong Marketing Mix thì một trong 4P góp
phàn thúc đẩy sự phát triển và tăng doanh số cho công ty chính là Product - Sản
phẩm.
Cùng với chiến lược sản phẩm, công ty đã kết hợp các chiến lược Marketing
khác một cách phù hợp để nâng cao hiệu quả như quảng cáo giới thiệu sản phẩm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đưa thông tin đến người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm
cũng rất được chú trọng nên đã tạo được lòng tin với khách hàng, bao bì của các sản
phẩm của công ty nói chung và của sản phẩm mì ăn liền gấu đỏ nói riêng đầy đủ và
đẹp mắt nên cũng gây được sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng.
Trong phạm vi đề tài này nhóm chúng em đã trình bày chiến lược sản phẩm
của Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu – Asia foods đã có những phân tích về
chiến lược sản phẩm của công ty kết hợp với những chiến lược về phân khúc, giá cả,
phân phối, chiêu thị và xúc tiến. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn
giới hạn, vì vậy những vấn đề mà chúng em đã đề cập, phân tích chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô và góp ý của các
thành viên trong lớp.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.

Trang 23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.
5.


Ths. Đinh Tiên Minh, Ths. Quách Thị Bửu Châu, Ths. Nguyễn Văn
Trưng, Ths. Đào Hoài Nam (2014), Giáo trình Marketing căn bản – NXB
Lao Động.
Th.s Quách Thị Bửu Châu (2014), Slide bài giảng tại lớp
Philip Kotler, Gary Armstrong, Nguyên lý tiếp thị - Principle of
Marketing, 14th Edition, NXB Lao Động Xã Hội (Bản dịch)
www.asiafoods.vn
www.google.com.vn

Trang 24



×