Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.5 KB, 15 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
---------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2014

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

MÃ SỐ: DTNH.21/2014

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. CPA. LÊ THỊ THU HÀ

HÀ NỘI – 2015


NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
---------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2014

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

MÃ SỐ: DTNH.21/2014
Chủ nhiệm đề tài:
Thƣ ký đề tài:
Thành viên tham gia:



TS. CPA. Lê Thị Thu Hà
TS. Phạm Thanh Thủy
PGS. TS. Lê Văn Luyện
CPA. Bùi Văn Mai
CPA. Nguyễn Tuấn Anh
ThS. CPA. Nguyễn Thị Lê Thanh
ThS. CPA. Nguyễn Thành Trung
PGS. TS. Nguyễn Phú Giang
TS. Bùi Thị Thủy
TS. Phan Trung Kiên

HÀ NỘI – 2015


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

STT
1

Học hàm, học vị
Họ tên tác giả
TS. CPA. Lê Thị Thu Hà

Vai trò
Chủ nhiệm đề tài

Chức vụ, Cơ quan
công tác
Phó Chủ nhiệm khoa Kế

toán – Kiểm toán, Học
viện Ngân hàng

2

TS. Phạm Thanh Thủy

Thư ký đề tài

Học viện Ngân hàng

3

PGS. TS. Lê Văn Luyện

Thành viên

Phó Giám đốc Học viện
Ngân hàng

4

CPA. Bùi Văn Mai

Thành viên

Phó Chủ tịch, Tổng thư
ký Hội Kiểm toán viên
hành nghề Việt Nam


5

CPA. Nguyễn Tuấn Anh

Thành viên

Giám đốc Kiểm toán,
Công ty TNHH Deloitte
Việt Nam

6

ThS. CPA. Nguyễn Thị

Thành viên

Học viện Ngân hàng

ThS. CPA. Nguyễn Thành Thành viên

Học viện Ngân hàng

Lê Thanh
7

Trung
8

PGS. TS. Nguyễn Phú


Thành viên

Đại học Thương mại

Giang
9

TS. Bùi Thị Thủy

Thành viên

Học viện Ngân hàng

10

TS. Phan Trung Kiên

Thành viên

Đại học Kinh tế quốc dân


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... ii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..........................................8
1.1. Tổng quan về kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng
mại ......................................................................................................................................... 8

1.1.1. Khái niệm và phân loại kiểm toán ........................................................................... 8
1.1.2. Ngân hàng thương mại và kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thương
mại .................................................................................................................................... 13
1.2. Chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng mại .............. 30
1.2.1. Khái niệm chất lượng kiểm toán ............................................................................ 30
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân
hàng thương mại .............................................................................................................. 33
1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng
thương mại ....................................................................................................................... 39
1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính
của các ngân hàng thƣơng mại ......................................................................................... 42
1.3.1. Yêu cầu với kiểm toán viên độc lập và quan hệ giữa kiểm toán viên độc lập với ủy
ban kiểm toán và cơ quan giám sát ngân hàng................................................................. 43
1.3.2. Qui trình, thủ tục kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại ............ 46
1.3.3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại ..... 47

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ......................... 51
2.1. Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam ..................................................................................................................................... 51
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng
thương mại Việt Nam....................................................................................................... 51
2.1.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng
thương mại Việt Nam....................................................................................................... 54
2.2. Đánh giá chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam ............................................................................................................................. 56
2.2.1. Đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ................................. 57
2.2.2. Chất lượng kiểm toán thể hiện qua các sản phẩm của quá trình kiểm toán ........... 66
2.2.3. Chất lượng kiểm toán thể hiện qua qui trình, thủ tục kiểm toán ............................ 83



2.3. Kết luận chung về chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam ............................................................................................................................ 108
2.3.1. Các kết quả đạt được ............................................................................................ 108
2.3.2. Các hạn chế........................................................................................................... 110
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế............................................................................... 114

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM..... 123
3.1. Sự cần thiết và phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính
của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam....................................................................... 123
3.1.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng
thương mại Việt Nam ..................................................................................................... 123
3.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng
thương mại Việt Nam ..................................................................................................... 125
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam ....................................................................................................... 130
3.2.1. Hoàn thiện qui trình, thủ tục kiểm toán ................................................................ 130
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán ............................................... 140
3.2.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát chất lượng kiểm toán ................................. 144
3.2.4. Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán ......................................................... 148
3.2.5. Phối hợp giữa cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng với kiểm toán viên ............ 150
3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên kiểm toán .............................................. 152
3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp ..................................................... 154
3.3.1. Đối với các cơ quan Nhà nước (Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước) ................ 154
3.3.2. Đối với Hiệp hội nghề nghiệp .............................................................................. 156
3.3.3. Đối với các ngân hàng thương mại ....................................................................... 157
3.3.4. Đối với công ty kiểm toán .................................................................................... 158

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 160

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 161
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 167



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng số

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Các loại hình kiểm toán phân loại theo chức năng

10

Bảng 1.2

Các loại hình kiểm toán phân loại theo chủ thể

12

Bảng 2.1

Một số chỉ tiêu về quy mô của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai
đoạn 2011-2014

52


Bảng 2.2

Thống kê các CTKT độc lập thực hiện kiểm toán BCTC các
NHTM các năm 2010 – 2013

53

Bảng 2.3

Qui mô doanh thu và số lượng khách hàng năm 2012 của các
CTKT tham gia kiểm toán NHTM

58

Bảng 2.4

Số lượng nhân viên chuyên nghiệp và nhân viên có chứng chỉ
KTV năm 2012 của các CTKT tham gia kiểm toán NHTM

60

Bảng 2.5

Kết quả kiểm soát chất lượng kiểm toán từ năm 2009 đến năm
2012 của các CTKT tham gia kiểm toán BCTC NHTM

64

Bảng 2.6


Các dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn
phần và tình huống phát hành

68

Bảng 2.7

Tổng hợp ý kiến kiểm toán trên báo cáo kiểm toán các NHTM
qua các năm 2010 – 2013

69

Bảng 2.8

So sánh quy mô sai sót với quy mô BCTC của Ngân hàng TMCP
Đại chúng 2013

74

Bảng 2.9

Các NHTM liên quan và số tiền ủy thác nhân viên gửi tại
Vietinbank bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt

75

Bảng 2.10 Ý kiến kiểm toán của các NHTM liên quan đến vụ án Huỳnh Thị
Huyền Như


76

Bảng 2.11 Xác định % giá trị thông tin bỏ sót/Lợi nhuận trước thuế

76

Bảng 2.12 Trích giấy tờ làm việc về xác định mức trọng yếu

87

Bảng 2.13 Trích qui trình kiểm toán hồ sơ tín dụng

93

Bảng 2.14 Trích Chương trình kiểm toán Cho vay khách hàng

94

Bảng 2.15 Trích Chương trình kiểm toán Chứng khoán đầu tư

101

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ


ACCA

Hiệp hội kế toán công chứng Anh

AICPA

Hiệp hội kế toán công chứng Mỹ

BCTC

Báo cáo tài chính

CMKiT

Chuẩn mực kiểm toán

CMKT

Chuẩn mực kế toán

CNTT

Công nghệ thông tin

CTKT

Công ty kiểm toán

HĐQT


Hội đồng quản trị

IAASB

Ủy ban chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo quốc tế

IAPC

Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế

ICAEW

Hiệp hội kế toán công chứng Anh và xứ Wales

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KTĐL

Kiểm toán độc lập

KTV

Kiểm toán viên

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


NHTM

Ngân hàng thương mại

PCAOB

Ủy ban giám sát kế toán công ty đại chúng (Public
Company Accounting Oversight Board)

TMCP

Thương mại cổ phần

VACPA

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

ii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của Đề tài
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức trung gian tài chính đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong nền kinh tế. Sức khỏe của hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng lớn
tới sự vững mạnh của hệ thống tài chính quốc gia cũng như nền kinh tế nói chung.
Đồng thời NHTM là đơn vị có lợi ích công chúng, hoạt động ngân hàng liên quan đến
quyền lợi, trách nhiệm của hàng ngàn, hàng vạn tổ chức, cá nhân trong nước và quốc
tế. Việc nâng cao chất lượng thông tin tài chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo lòng
tin của công chúng vào tính vững mạnh của hệ thống ngân hàng và thị trường tài
chính. Trong thời gian qua đã có nhiều vụ gian lận với qui mô lớn xảy ra tại các

NHTM, gây ảnh hưởng tới uy tín và làm giảm sút niềm tin của công chúng vào hệ
thống ngân hàng. Vì vậy, việc đảm bảo tính minh bạch trong hệ thống thông tin kế
toán và báo cáo tài chính của các NHTM là rất cần thiết. Hoạt động kiểm toán độc lập
báo cáo tài chính (BCTC) của các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao
tính minh bạch của BCTC các NHTM.
Ở Việt Nam hiện nay, các NHTM đều phải thực hiện kiểm toán độc lập BCTC
hàng năm. Tính chất phức tạp trong các qui trình, sản phẩm dịch vụ của các NHTM có
ảnh hưởng lớn tới việc lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán của
các công ty kiểm toán (CTKT). Tính chất đặc thù của các sản phẩm dịch vụ tài chính
đòi hỏi kiểm toán viên (KTV) phải có các hiểu biết sâu sắc về các hoạt động ngân
hàng. Qui mô lớn cũng như sự phân tán về mặt địa lý của các NHTM cũng gây nhiều
thách thức với các CTKT. Mặt khác do nhu cầu kiểm toán ngày càng lớn, các CTKT ở
Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều áp lực về khối lượng công việc, thời gian hoàn thành
kiểm toán, từ đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.
Với những lý do nêu trên, nhóm nghiên cứu chọn Đề tài “Giải pháp nâng cao
chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Đây là vấn đề mang tính chất thời sự, cấp thiết trong điều kiện thực tế hiện nay của
Việt Nam, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của các CTKT
độc lập và để các NHTM phát triển lành mạnh và an toàn trong nền kinh tế thị trường.

1


2. Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chủ đề chất lượng kiểm toán. Các
nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ khái niệm chất lượng kiểm toán và xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.
Một số đề tài đưa ra quan điểm về chất lượng kiểm toán, trong đó chất lượng
kiểm toán được hiểu là khả năng KTV phát hiện và báo cáo về những sai phạm trọng
yếu trong việc trình bày và công bố các BCTC của các khách hàng được kiểm toán

(quan điểm của DeAgelo (1981) [53], Palmrose, Z. (1988) [63], Bradshaw (2001) [42]
và đa số các nghiên cứu khoa học về kiểm toán). Theo đó, khi đánh giá về các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, kết quả chỉ ra rằng, khả năng các KTV phát hiện
được các sai phạm trọng yếu phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là năng lực nghề
nghiệp của KTV; còn khả năng báo cáo sai phạm phụ thuộc vào tính độc lập của KTV
(trong đó có sức ép từ phía khách hàng được kiểm toán…).
Nhiều nghiên cứu điển hình khác ở nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng tới
chất lượng kiểm toán được thực hiện bởi DeAngelo, Augus Duff, (2004); Kym Boon
(2007), Kym Boon và cộng sự (2007), [53], [51], [38]… cũng đưa ra các kết luận về
các nhân tố riêng rẽ hoặc từng nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.
Quan điểm từ những thập kỷ trước cho rằng, qui mô CTKT quyết định chất
lượng kiểm toán. Với quan điểm đó, các CTKT có danh tiếng hơn sẽ cung cấp chất
lượng kiểm toán tốt hơn và chất lượng kiểm toán được cho là đồng đều (như nhau)
giữa các CTKT (DeAngelo, 1981) [54]; các CTKT lớn cũng thường duy trì tính độc
lập hơn, do đó cung cấp chất lượng kiểm toán tốt hơn. Chất lượng kiểm toán còn phụ
thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán (như dịch vụ tư vấn) sẽ làm giảm
tính độc lập và do đó làm giảm chất lượng kiểm toán.
Quan điểm chất lượng kiểm toán phụ thuộc vào phí kiểm toán cũng đã được
đưa ra. Các nghiên cứu theo quan điểm này cho rằng, phí kiểm toán cao sẽ tạo thêm
giá trị để KTV phát hiện các lỗi quản lý hoặc các sai phạm bất thường trong BCTC.
Các CTKT có nhiều khách hàng hơn sẽ thúc đẩy họ giữ gìn danh tiếng hơn và do vậy
sẽ cung cấp chất lượng kiểm toán tốt hơn. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, thị
trường chứng khoán đã phản ứng tích cực hơn đối với các doanh nghiệp chuyển đổi
chủ thể kiểm toán sang các CTKT lớn.
2


Trong kết quả nghiên cứu “Dimentions of audit quality” của Angus Duff,
University of Paisley (2004), các nhân tố quyết định tới chất lượng kiểm toán BCTC
của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán được xem xét theo khía

cạnh chuyên môn (technical) và dịch vụ (service) [38]. Kết quả chỉ ra rằng, các nhân tố
thuộc các KTV/nhóm kiểm toán (như tính độc lập, năng lực, kinh nghiệm) và các nhân
tố thuộc về CTKT (như danh tiếng, qui mô, khả năng đáp ứng, dịch vụ phi kiểm toán)
đều có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán.
Nghiên cứu gần đây nhất về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán,
của Kym Boon, Đại học Macquarie (2007), “Compulsory audit tendering and audit
quality evidence from Australian local government”, cùng một nghiên cứu mở rộng
của Kym Boon và cộng sự Jill McKinnon và Philip Ross (2008) “Audit service quality
in compulsorry audit tendering- Preparer perceptions and satisfaction” [51], [52], đã
xác định 14 nhân tố thuộc về KTV và CTKT như kinh nghiệm, khả năng chuyên sâu, ý
thức, cam kết chất lượng của công ty, qui mô công ty…, đồng thời đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố này tới chất lượng kiểm toán, qua đó đưa đến một kết luận
quan trọng, nếu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán được đảm bảo thì
cũng đảm bảo sự hài lòng của người sử dụng đối với chất lượng kiểm toán.
Một nguồn tham khảo quan trọng khác liên quan đến vấn đề này là các tài liệu
hướng dẫn của các cơ quan quản lý, giám sát chất lượng kiểm toán, các cơ quan ban
hành chuẩn mực và các hiệp hội nghề nghiệp như Ủy ban giám sát kế toán công ty đại
chúng Hoa kỳ PCAOB, Ủy ban báo cáo tài chính Anh FRC, Ủy ban giám sát ngân
hàng Basel, Ủy ban chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo quốc tế IAASB, Ủy ban
thực hành kiểm toán quốc tế IAPC, Hiệp hội kế toán công chứng Anh ACCA, Hiệp
hội kế toán công chứng Anh và xứ Wales ICAEW. Các tổ chức này đưa ra các hướng
dẫn thực hiện kiểm toán, đề xuất các biện pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng
kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC NHTM nói riêng. Một số tài liệu đáng chú ý
bao gồm Hướng dẫn thực hành kiểm toán quốc tế 1006 về Kiểm toán BCTC ngân
hàng do IAPC ban hành, đưa ra các hướng dẫn thực hiện kiểm toán BCTC NHTM
[49]; hay báo cáo của ICAEW về Kiểm toán ngân hàng: các bài học từ khủng hoảng
[50], trong đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập
BCTC các NHTM, đáng chú ý là các giải pháp về xây dựng mối quan hệ trao đổi

3



thông tin chủ động, hai chiều giữa KTV và cơ quan giám sát ngân hàng; hoặc dự án
của PCAOB về xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán [56].
Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về kiểm toán BCTC và chất
lượng kiểm toán BCTC: Một số luận án tiến sĩ và đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”(Bùi Thị Thủy, 2013); “Hoàn thiện kiểm
toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”(Nguyễn Thị Mỹ, 2013); “Nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh” (Lê Thị Thu Hà, 2012); Trong các luận án đó các tác giả đi vào nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các công ty niêm yết, hoàn thiện
qui trình kiểm toán BCTC các công ty niêm yết, chất lượng báo cáo kiểm toán BCTC
các công ty niêm yết.
Một số các đề tài nghiên cứu về kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ các tổ
chức tín dụng: “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ
tại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam” (Nguyễn Thị Hiên, 2009), “Tổ
chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam” (Lê Thị Thu Hà, 2011)...
Tuy nhiên, hiện chưa có các nghiên cứu được thực hiện về chất lượng kiểm
toán độc lập BCTC các NHTM Việt Nam. Trong khi đó, việc nâng cao chất lượng
hoạt động kiểm toán BCTC của các NHTM là rất quan trọng nhằm gia tăng độ tin cậy
của các BCTC đối với người sử dụng thông tin, đồng thời đảm bảo sự phát triển lành
mạnh của các NHTM và của cả nền kinh tế. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu vấn đề này
mang tính thời sự và thiết thực.
3. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài
Đề tài nghiên cứu các cơ sở lý luận về chất lượng kiểm toán và thực trạng chất
lượng kiểm toán BCTC các NHTM ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở lý luận và thực
trạng trên, Đề tài đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC các NHTM
tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của Đề tài bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng kiểm toán BCTC các
NHTM, các đặc điểm của NHTM ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC, các nhân tố ảnh
hưởng và tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán BCTC NHTM, cũng như các kinh
4


nghiệm quốc tế trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán để làm cơ sở cho nghiên cứu
thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC các NHTM ở Việt Nam.
Thứ hai, phân tích thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC các NHTM hiện nay
ở Việt Nam thông qua hai nhóm tiêu chí: một là đánh giá trực tiếp qua chất lượng của
các sản phẩm kiểm toán, bao gồm báo cáo kiểm toán và BCTC đã kiểm toán; hai là
đánh giá gián tiếp qua các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Từ đó rút ra
các kết quả đã đạt được và những hạn chế trong chất lượng kiểm toán BCTC các
NHTM Việt Nam và nguyên nhân của các hạn chế.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC các NHTM
Việt Nam dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng chất lượng kiểm
toán đã trình bày ở Chương 1 và Chương 2 nhằm góp phần nâng cao độ tin cậy và tính
minh bạch trong thông tin BCTC của các NHTM Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là chất lượng kiểm toán BCTC các NHTM
Việt Nam do các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam thực hiện.
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là hoạt động kiểm toán độc lập BCTC các
NHTM Việt Nam do các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam thực hiện trong giai
đoạn 2010-2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng. Các phương pháp kỹ thuật chủ yếu được sử dụng bao gồm:
phương pháp điều tra, khảo sát, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng
hợp, so sánh…

Các phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin thu thập bao gồm:
1. Phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu và các nghiên cứu đã được thực hiện
trong nước và quốc tế để hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng kiểm toán, các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán và
kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của các NHTM;
2. Thu thập các BCTC đã kiểm toán của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
5


2010-2013 từ trang web của các ngân hàng, từ đó thống kê, tổng hợp các loại ý kiến
kiểm toán, tên CTKT tham gia kiểm toán BCTC ngân hàng, đọc và rà soát các báo cáo
kiểm toán và BCTC đã kiểm toán so với các qui định hiện hành nhằm đánh giá chất
lượng các sản phẩm của quá trình kiểm toán;
3. Gửi phiếu khảo sát về qui trình, thủ tục kiểm toán đến các CTKT tham gia
kiểm toán BCTC các NHTM Việt Nam, kết hợp với phỏng vấn các KTV và khảo sát
hồ sơ kiểm toán để từ đó đánh giá chất lượng kiểm toán BCTC của các ngân hàng;
4. Gửi phiếu khảo sát tới một số cán bộ ngân hàng để khảo sát về mức độ hài
lòng cũng như mong muốn của ngân hàng về những vấn đề mà kiểm toán độc lập có
thể cải thiện;
5. Bên cạnh các nguồn dữ liệu sơ cấp trên, Đề tài sử dụng các dữ liệu thứ cấp là
các báo cáo tổng kết hoạt động, báo cáo kiểm tra chất lượng hàng năm của Hội KTV
hành nghề Việt Nam VACPA, thông tin từ các nguồn khác trong lĩnh vực kiểm toán,
phỏng vấn các chuyên gia VACPA về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Dựa trên kết quả điều tra để phân tích đánh giá chất lượng kiểm toán BCTC các
NHTM, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng trên cơ sở vận dụng kinh
nghiệm quốc tế và các quốc gia trên thế giới vào thực tiễn của Việt Nam.
6. Những đóng góp của đề tài
Thứ nhất, Đề tài hệ thống hoá các lý luận cơ bản về kiểm toán độc lập BCTC
NHTM và chất lượng kiểm toán BCTC NHTM. Cụ thể gồm các nội dung sau:
- Khái quát lý luận chung về kiểm toán và kiểm toán BCTC NHTM, trong đó

đã trình bày khái niệm kiểm toán, NHTM và các đặc điểm của NHTM ảnh hưởng đến
kiểm toán BCTC NHTM, mục tiêu, qui trình, thủ tục kiểm toán BCTC NHTM.
- Lý luận chung về chất lượng kiểm toán BCTC NHTM, trong đó đã làm rõ
khái niệm chất lượng kiểm toán, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán
BCTC NHTM và các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán BCTC NHTM.
- Khái quát các kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán
BCTC các NHTM làm cơ sở áp dụng vào Việt Nam.
Thứ hai, Đề tài đã khái quát về kiểm toán BCTC các NHTM Việt Nam, bao
gồm lịch sử hình thành phát triển và cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán BCTC các
6


NHTM Việt Nam. Thông qua việc phân tích chất lượng của các báo cáo kiểm toán và
BCTC đã kiểm toán, nghiên cứu thực tiễn qui trình, thủ tục kiểm toán và các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, Đề tài đã rút ra những kết luận chung về chất
lượng kiểm toán BCTC các NHTM Việt Nam, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
của những hạn chế.
Thứ ba, từ các phân tích về cơ sở lý luận và thực trạng chất lượng kiểm toán
BCTC các NHTM, Đề tài đưa ra hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng kiểm toán BCTC của các NHTM, bao gồm các giải pháp về hoàn thiện qui
trình, thủ tục kiểm toán, nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, xây dựng hệ thống
chỉ tiêu giám sát chất lượng kiểm toán, phối hợp giữa KTV và cơ quan thanh tra giám
sát ngân hàng, hoàn thiện chế độ BCTC của NHTM, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân
viên kiểm toán.
7. Nội dung kết cấu của đề tài
Nội dung Đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính của các
ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính của các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính của
các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

7



×