Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDASCivil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 58 trang )

Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil

Nghiên cứu chương trình Midas/Civil
1. Nghiên cứu dữ liệu đầu vào, đầu ra.
1.1 Số liệu đầu vào
a.

File của chương trình Midas/Civil.
Gồm các File:
*.mcb: file cơ bản dạng mã hoá.
*.mct: file cơ bản dạng text. File này rất cần thiết vì có thể thao tác thiết kế thông qua Text
Editor để mô hình hóa kết cấu theo cấu trúc của Midas.



Cấu trúc của file *.mct:

File *.mct là một file text có cấu trúc do Midas/Civil định nghĩa nhằm giúp người dùng có
thêm một cách thao tác với dữ liệu thông qua trình soạn thảo Midas/Text Editor hoặc bất cứ
chương trình nào khác. Để có thể làm việc có hiệu quả và nhanh chóng với file *.MCT ta phải
hiểu rõ cấu trúc của nó.
Trong file *.mct dữ liệu của dự án được lưu theo một cấu trúc rất rõ ràng và được ghi chú đầy
đủ (Bắt đầu ghi chú bởi dấu “;”). Nội dung thông tin được lưu trong các khối dữ liệu, Tên các
khối bắt đầu bằng dấu “*”, các trường được ngăn cách bằng dấu “,”, các bản ghi được lưu
trên các dòng khác nhau. Ví dụ:

*NODE ; Nodes
; iNO, X, Y, Z
1000,
0,
1001,


0.5,
1002,
1,
1003,
3,
1004,
5,

0,
0,
0,
0,
0,

0
0
0
0
0

Dưới đây là một số khối dữ liệu trong file *.mct
*VERSION - Phiên bản của chương trình.
*UNIT - Đơn vị sử dụng trong dự án.
*PROJINFO - Thông tin về dự án
*NODE - Lưu trữ dữ liệu về nút
; iNO: Tên nút, X: Tọa độ X, Y: Tọa độ Y, Z: Tọa độ Z
1


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil

*ELEMENT

- Lưu trữ dữ liệu về phần tử

; iEL: Tên phần tử, TYPE: Loại phần tử, iMAT: Mã vật liệu, iPRO: Mã mặt cắt,
iN1: Tên nút 1, iN2: Tên nút 2, iN3: Tên nút 3
*MATERIAL

- Lưu trữ dữ liệu về vật liệu.

; iMAT: Mã vật liệu, TYPE: Loại vật liệu, MNAME: Tên vật liệu, SPHEAT: Nhiệt dung
riêng, HEATCO: Độ dẫn nhiệt, PLAST, TUNIT, bMASS, ELAST: Mô đun đàn hồi, POISN:
Hệ số poisson, THERMAL: Hệ số dãn nở nhiệt, DEN: Mật độ khối lượng, MASS: Tải trọng
bản thân.
*SECTION

- Lưu trữ dữ liệu về mặt cắt.

DB/USER: Người dùng tự định nghĩa
; iSEC: Mã mặt cắt, TYPE: Loại mặt cắt, SNAME: Tên mặt cắt, OFFSET: Nơi ghép, SHAPE:
Hình dạng, [DATA]: số liệu mặt cắt.
*TDN-PROPERTY

- Thuộc tính của cáp dự ứng lực

; NAME: Tên, TYPE: Loại, MATL: Mã vật liệu, AREA: Diện tích mặt cắt, DIA: Diện tích
ống ghen, RC: Hệ số hồi phục, FF: Hệ số ma sát cong, WF: Hệ số ma sát, US: Giới hạn bền,
YS: Giới hạn chảy, LT, ASB, ASE, bBONDED
*TDN-PROFILE - Vị trí của cáp dự ứng lực
; NAME: Tên, TDN-PROPERTY: Tên thuộc tính, ELEM_LIST: Danh sách phần tử, BEGIN:

điểm bắt đầu, END: điểm kết thúc, CURVE, INPUT
*GROUP - Các nhóm kết cấu
; NAME: Tên, NODE_LIST: Danh sách nút, ELEM_LIST: Danh sách phần tử
*BNDR-GROUP
*STLDCASE

- Các nhóm tải trọng

- Các trường hợp tải trọng

; LCNAME: Tên, LCTYPE: Loại, DESC: Mô tả
*CONSTRAINT - Các nhóm điều kiện biên
; NODE_LIST: Danh sách nút, CONST(Dx,Dy,Dz,Rx,Ry,Rz): Loại liên kết, GROUP: Nhóm
*CONLOAD - Tải trọng nút.
; NODE_LIST: Danh sách nút, FX, FY, FZ, MX, MY, MZ, GROUP: Nhóm
*ELTEMPER

- Tải trọng nhiệt độ phần tử

*BSTEMPER

- Tải trọng nhiệt độ dầm

*STAGE

- Các giai đoạn thi công

*ENDDATA – Kêt thúc file MCT
b.


Các loại File chuyển đổi của chương trình khác.

*.dxf: file mô hình dạng text của AutoCAD DXF
*.s90: file dữ liệu dạng text của SAP90.
2


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
*.s2k file dữ liệu dạng text của SAP2000.
*.std: file dữ liệu dạng text của STAAD
*.gti: file dữ liệu dạng text của GT STRUDL
1.2 Số liệu đầu ra


Các file phân tích: Có tên mở rộng: ca1, ca2… ca6, anl, out.

fn.ca1 File nhị phân được tạo ra trong quá trình phân tích tĩnh, động.
fn.ca2 File kết quả sau mỗi lần phân tích time history và phân tích ảnh hưởng của nhiệt hydrat
hóa.
fn.ca3 File lưu tất cả dữ liệu thu được từ phân tích tải trọng động, ảnh hưởng trên đường, bề
mặt và hỗ trợ hoàn thành các phân tích.
fn.ca4 File chứa tất cả dữ liệu sinh ra trong quá trình phân tích phi tuyến (geometric nonlinear
analysis)
fn.ca5 File lưu tất cả dữ liệu thu được từ quá trình phân tích
File for all the analysis data generated in the process of a pushover analysis
File tự động sinh ra sau thao tác Design>Perform Pushover Analysis
fn.ca6 File lưu tất cả dữ liệu thu được từ quá trình phân tích các giai đoạn xây dựng.
fn.anl Text File bao gồm các kết quả phân tích kết cấu (reactions, chuyển vị, lực phần tử, ứng
suất, vv) được tùy chọn bởi người dùng.
File này có ích cho việc kiểm tra lại kết quả tính toán viết báo cáo kết quả.

File sinh ra sau thao tác Results>Text Output
fn.out Chứa tất cả các thông báo xuất hiện trong quá trình tính toán.


Các file đồ hoạ: Có tên mở rộng: color, emf, bmp, mgf



Các file chuyển đổi của chương trình khác:
*.dxf: file mô hình dạng text của AutoCAD DXF

1.3 Các dạng file khác
Có tên mở rộng bak, bom, sgs, spd, thd, bog.
fn.bak file backup của Midas, chọn Make Backup File trong Tools>Preferences
fn.bom file dạng text chứa thông tin về vật liệu, mặt cắt, File phát sinh khi ta chọn Tools>Bill
of Material
fn.sgs File kết quả theo đông đất trong MIDAS/Civil, Tạo ra khi Tools>Seismic Data
Generator.
fn.spd file dạng Text được tạo ra khi thực hiện Load>Response Spectrum Analysis
Data>Response Spectrum Functions
3


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
fn.thd file dang Text được tạo ra khi thực hiện Load>Time History Analysis Data >Time
Forcing Functions
fn.bog File được tạo ra khi thực hiện Batch OutputGeneration dialog box
2. Mô hình hoá kết cấu
2.1 Sơ đồ tính
-


Mô hình kết cấu các dạng cầu

Các bộ phận của kết cầu sẽ được mô tả bằng các phần tử thanh (Frame) cùng với các cách
thức liên kết.
* Phần tử thanh
Trong trường hợp đơn giản ta có thể lập một “mô hình 2 chiều” (sơ đồ phẳng) với các phần tử
thanh dọc dùng để mô tả kết cấu phía trên và phần đường xe chạy, các thành phần tử thẳng
đứng dùng để mô tả các trụ cầu và mố cầu. Đối với những kết cấu cầu cong thì các phần tử
thanh không cần thể hiện trong sơ đồ phẳng đơn. Các phần tử theo phưong ngang có thể đựoc
sử dụng để mô hình hóa các xà mũ trụ, các dầm ngang và các bộ phận khác. Sơ đồ sau thể
hiện một ví dụ sơ đồ cầu hệ khung cong liên tục.
Sơ đồ

Hình chiếu
Cần nhập các đặc trưng mặt cắt phù hợp để mô tả đặc trưng chung về độ cứng của các kết cấu
nhịp và mố trụ. Các phần tử thanh sẽ nằm ở vị trí dọc trục trung hòa cảu các bộ phận thực của
kết cấu mà chúng đại diện.
Kết quả phân tích kết cấu cầu sẽ cho biết các nội lực của các phần tử thanh để chúng ta có thể
dùng khi thiết kế các mặt cắt các bộ phần cầu nội lực và chuyển vị do hoạt tải gây ra sẽ chỉ
được tính toán cho các phần tử thanh nào mà kỹ sư thiết kế chỉ định.
* Các liên kết gối cầu

4


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
Các liên kết gối cầu có thể được mô hình hóa bằng các sơ đồ khác nhau như gối đàn hồi hoặc
gối cứng. Tác dụng của hoạt tải sẽ chỉ được tính toán đối với các gối đàn hồi hoặc gối cứng
nào mà kỹ sư thiết kế chỉ định.

* Gối cầu và khe biến dạng.
Việc chọn sơ đồ đặt các gối và các khe biến dạng cho kết cấu nhịp cầu cần phải được nghiên
cứu cẩn thận có xét tính liên tục của chuyển vị thẳng và chuyển vị quay. Tính liên tục của các
phần tử sẽ được mô tả thông qua độ tự do và sự dịch chuyển của các gối hoặc của các khe
biến dạng. Để miêu tả tính không liên tục của các phần tử đó thì cần tách rời mối quan hệ giữa
chúng, nghĩa là giải phóng liên kết tương hỗ giữa chúng.
Các chuyển vị thẳng theo phương ngang, phương đứng và chuyển vị quay do xoắn có thể có
do quan hệ với nhau, nhưng chuyển vị theo chiều dọc và chuyển vị xoay do uốn trong cùng
một mặt phẳng có thể là không có quan hệ với nhau. Tuy nhiên tùy thuộc vào cấu tạo cụ thể
của từng gối cầu và các nút mà chúng ta sẽ chọn áp dụng các điều kiện ràng buộc và các độ tự
do một cách phù hợp.
*Các kiểu phần tử khác.
Trong Midas còn xét đến kiểu phần tử Shell, Plane, Solid... Các kiểu phần tử này thường ít
được sử dụng để lập các sơ đồ tính kết cấu cầu chịu hoạt tải xe. Nếu muốn sử dụng các kiểu
phần tử này, chúng ta phải tính toán một cách cẩn thận và nên lưu ý cá vấn đề sau:
-

Hoạt tải xe chỉ được xếp trên các phần tử thanh. Các hoạt tải
này không thể đại diện cho các tải trọng tác dụng trực tiếp lên kết cấu nhịp cầu đã đựoc sơ
đồ hóa bằng các phần tử vỏ hay các kiểu phần tử khác.

-

Tất cả các phần tử trong sơ đồ kết cấu đều góp phần làm tăng
độ cứng chung của toàn kết cấu và thực sự có tham gia cúng chịu tải. Tuy nhiên nội lực do
hoạt tải xe di động chỉ được tính toán cho các phần tử thanh. Vì thế sự có mặt của các kiểu
phần tử khác làm cho chúng ta tính sai trị số kết quả nội lực của các phần tử thanh. Các
nội lực và chuyển vị tương ứng cho các kiểu phần tử khác sẽ không được tính toán.

Midas/Civil hỗ trợ rất nhiều phương án để mô hính hóa sơ đồ tính của một công trình. Người

dùng có thể mô hình hóa thủ công từng nút, từng phần tử một cách chính xác và nhanh chóng.
Phát sinh phần tử trong Midas
Chương trình hỗ trợ rất nhiều phương thức để phát sinh phần tử và nút.
Tạo nút, phần tử

Xóa

Dịch chuyển

Xoay

5


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
Đối xứng

Tách phần tử

Ghép phần tử

Đánh lại số phần tử, nút

Số nút, phần tử bắt đầu.

Tạo phần tử cong

Ví dụ tạo phần tử cong:
Chọn Model > Elements > Create Line Elements on Curve


Cung tạo bởi tâm và 2
điểm

Đường tròn tạo bởi tâm và 2
điểm

Ellipse tạo bởi tâm và 2 điểm

Đường tròn tạo bởi
3 điểm

Đường cong tạo bởi 4 điểm

Parabolic tạo bởi 3 điểm

Ngoài ra Midas/Civil hỗ trợ tính năng wizard cho các sơ đồ tính. Dưới đây là một số dạng kết
cấu mà Midas/Civil hỗ trợ wizard

6


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil

Vòm

Khung

Giàn

Tấm


Vỏ
Để sử dụng wizard chọn: Modeling>Model>Structure wizard
Ví dụ sử dụng wizard tính vòm (Arch)
1. Chọn
Modeling>Model>Struct
ure wizard> Arch
2. Nhập các thông số cần
thiết. Khi nhập xong
chương trình sẽ dựng cho
ta mô hình của kết cấu.
3. Chọn vật liệu, mặt cắt, tải
trọng tác dụng.
4. Yêu cầu chương trình tính
toán.

Kết quả:

7


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil

2.2 Mặt cắt
MIDAS/Civil cung cấp nhiều loại vật liệu và mặt cắt có sẵn trong cơ sở dữ liệu, ngoài ra
MIDAS/Civil cho phép người dùng tự định nghĩa dưới dạng những wizard.
Các tính năng tạo mặt cắt mà Midas/Civil hỗ trợ:
 Cơ sở dữ liệu mặt cắt (Gồm các tiêu chuẩn AISC2K, AISC, CISC02, BS, DIN)
 Nhập dữ liệu mặt cắt từ 1 file Midas đã được định nghĩa.
 Có thế định nghĩa hầu như các loại mặt cắt.

Đầy đủ các loại dầm thép (I, T, Channel, Angle, Pipe…)
Mặt cắt liên hợp bê tông và thép thép (SRC)
Mặt cắt thay đổi
Mặt cắt dầm tổ hợp
 Có thể tính toán trực tiếp các đặc trưng hình học của mặt cắt.
 Có thể vẽ mặt cắt bất kì thông qua chương trình SPC

*Cách xây dựng mặt cắt do người dùng định nghĩa:
1. Mặt cắt trong Midas/Civil được xây dựng trong menu Model>Properties>Section
2. Chọn Add, giả sử ta xây dựng mặt cắt hộp => chọn PSC
8


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil

3. Nhập các thông số theo hướng dẫn. Khi nhập xong chương trình sẽ cho ta hình minh họa và
các thông số hình học.

9


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil

4. Gán mặt cắt vào kết cấu.

2.3 Vật liệu

Midas/Civil hỗ trợ rất nhiều loại vật liệu:
 Vật liệu có sẵn trong cơ sở dữ liệu
(ASTM, CSA, BS, DIN, EN, JIS, GB, JGJ, JTJ, KS …)

 Vật liệu phụ thuộc thời gian.
 Nhập dữ liệu từ file đã được định nghĩa
 Vật liệu do người dùng tự định nghĩa
Đặc biệt Midas phân tích rất tốt vật liệu phụ thuộc thời gian

10


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil

-

Vật liệu phụ thuộc thời gian cho tính toán co ngót – từ biến:
Theo các tiêu chuẩn ACI, PCA, CEB-FIP…

-

Vật liệu phụ thuộc thời gian cho tính toán sự biến đổi của mô
đun đàn hồi. Theo các tiêu chuẩn: ACI, CEB-FIP, Ohzagi…

11


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil

*Cách định nghĩa vật liệu:
1. Vật liệu trong Midas/Civil được xây dựng trong menu Model>Properties>Material
2. Chọn Add, Chọn các mác vật liệu có sẵn hoặc chọn user defined để nhập.
3. Nhập các thông số.


4. Gán vật liệu cho kết cầu

12


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
2.4 Điều kiện biên

Các loại điều kiện biên được định nghĩa trong Midas/Civil

Support: Gối.
Point Spring Supports: Gối đàn hồi.
Surface Spring Supports được dùng khi kết cấu liên kết với đất nền.
Elastic Link Liên kết đàn hồi, dùng để liên kết các phần tử. Ví dụ liên kết trụ cầu và dầm, gối
và dầm.
Cách mô hình các điều kiện biên.
1. Chọn Model > Boundaries > Loại điều kiện biên.
Ví dụ chọn Supports
2. Chọn nút hoặc phần tử cần gán điều kiện biên.
3. Chọn các điều kiện cho gối. Giả sử ta chọn gối cố
định => khai báo như hình vẽ.
4. Chọn Apply để đặt điều kiện biên.

Tương tự ta có thể khai báo điều kiện biên là gối đàn
hồi. Ta chỉ cần nhập độ cứng của gối theo các
phương.

13



Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil

2.5 Tải trọng và hệ số tải trọng
a. Tải trọng
Các loại tải trọng phục vụ cho việc phân tích trong Midas/Civil bao gồm các loại: Tĩnh tải, tải
trọng di động, tải trọng động.
a.1. Tĩnh tải (Static loads) được sử dụng để thực hiện phân tích tĩnh. Sau đây là một số loại
tĩnh tải Midas/Civil hỗ trợ:
Self Weight: Tải trọng bản thân.
Nodal Loads: Tải trọng tập trung
Element Beam Loads: Tải trọng tập trung hoặc phân bố trên dầm.
Prestress Beam Loads: Tải trọng ứng suất trước trong phần tử dầm.
Tendon Prestress Loads: Tải trọng cáp dự ứng lực
Temperature Gradient: Gradient nhiệt giữa nơi đỉnh và đáy của phần tử dầm hoặc phần
tử tấm
Define Construction Stage: Định nghĩa mô hình xây dựng cho từng giai đoạn thi công.
a.2. Tải trọng di động (Moving Loads): Sử dụng cho phân tích kết cấu liên quan đến sự di
chuyển của tĩnh tải.
Kết cấu cầu nên được mô hình hóa theo phương trọng lực tức ngược chiều trực Z trong
hệ tọa độ GCS
Tải trọng xe tác dụng lên làn xe hoặc bề mặt làn xe của kết cấu cầu. Nhiều làn xe hoặc bề
mặt nhiều có thể được đặt theo phương dọc trục cầu, Thực tế việc thiết kế số làn xe và bề rộng
làn đã được chỉ ra trong tiêu chuẩn thiết kế. Thông thường các làn xe được đặt song song với
14


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
nhau hoặc với các phần tử làn. Việc xắp xếp song song các làn hoặc phần tử làn xe không cần
phải luôn luôn duy trì, ví dụ như tại các chỗ giao cắt có thể gồm nhiều phần xe chạy mà có
chỗ chúng trộn hòa với nhau hoặc có chỗ lại tách rời dần nhau ra.

Một đường thẳng của các phần tử làn có thể dùng để miêu tả kết cấu dọc cầu. Một lựa
chọn khác, nếu một mô hình lưới được sử dụng, các thành phần theo chiều dọc có thể được
mô hình như những đường thẳng của phần tử làn. Các phần tử tấm có thể được sử dụng để mô
hình cho bản mặt cầu hoặc liên kết cứng khung cầu.
Làn xe (Traffic Lane)
Trong MIDAS/Civil, một làn xe được đặc trưng bằng một đường tâm. Một làn xe định
nghĩa trong một đường ảnh hưởng phân tích được vị trí trên phần tử dầm chỉ ra trên hình vẽ.
Đường thẳng của các phần tử dầm hiện tại dùng để nhận biết làn xe ở đây như đã được định
nghĩa giồng như một phần tử làn
Trong một đường của phần tử làn, nút của mỗi phần tử thứ i(i-th (N1) chỉ ra đồng thời với
nút j (N2)của phần tử cho trước. Nếu đồng thời hai nút không tồn tại một khoảng cách giữa
hai phần tử làn liên tiếp trong một phương của làn xe có thể giảm đến mức tối thiểu càng
nhiều càng hợp lí cho độ chính xác của phân tích két cấu. Cho thí dụ, nếu hai hay nhiều tải
trọng trục xe đặt dọc trên một đường thẳng của những phần tử làn, và nếu một khoảng cách ở
giữa hai phần tử làn liên tiếp là cách xa nhau hơn theo chièu dọc giữa các trục xe, một vài lực
tập chung không thể có mặt trong phân tích.Tuy nhiên, những khoảng cách trong phương
ngang hay phương đứng của phần tử làn khó ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
Trục z của ECS của phần tử làn phải song song hoặc gần song song với trục Z của GCS, và
trục x của ECS không thể đặt song song với trục Z của GCS
Tất cả những tải trọng xe trong một đường ảnh hưởng phân tích được đặt vòa đường tâm
của làn xe và sau đó nó được chuyển tới phần tử làn. Nếu những vị trí của đường tâm của làn
và trùng với phần tử làn, chỉ một đơn vị lực thẳng đứng được đặt vào phần tử làn từ đầu này
tới đầu kia. Nếu đường tâm của phần tử làn đặt lệch tâm theo hướng phần tử làn, một đơn vị
mômen xoắn được đặt vào phần tử làn đó và sẽ được thêm vào cùng với đơn vị lục thẳng
đứng.
Độ lệch tâm được định nghĩa là khoảng cách giữa đường tâm của làn và phần tử làn theo
phương vuông góc (trục y). Các ký hiệu đã được định rõ trên cơ sở của kí hiệu của mômen
xoắn quanh trục x từ khoảng cách thẳng góc với phương đứng của tải trọng. Độ lệch tâm A(+)
được cho là theo chiều dương của mô men xoắn.
Những độ lệch tâm này có thể được định nghĩa tách biệt nhau cho mỗi phần tử làn, và được

hiểu một đường tâm của làn có thể có liên quan tới phần tử làn dọc theo đường của phần tử
làn.
15


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
Đường tâm của làn đã được chỉ ra như trên hình, một đơn vị lực thẳng đứng và một đơn vị
lực mô men xoắn dã được đặt vào phần tử làn để đạt được một đường hưởng. Cho mỗi một
phần tử làn, điểm lực và mômen đơn vị vào những nút cuối và điểm ¼ chiều dài phần tử. Lực
đơn vị được dặt vào liên tiếp theo hướng từ nút i vào nút j và sẽ được thực hiện tự động trong
chương trình.

Hình vẽ: Biểu thị mối liên hệ giữa phần tử làn, đường tâm làn, độ lệch tâm
Bề mặt làn (Traffic Surface Lane)
Bề mặt làn được sử dụng dể định nghĩa một loại tải trọng xe di chuyển trong khung cứng
hoặc bản mặt cầu nơi mà tác dụng của hai đường phân bố của tải trọng di chuyển là có ý
nghĩa. Nó bao gồm bề mặt của phần tử làn và đường nối nút làn. Bề mặt làn được minh họa
trên hình dưới được sử dụng cho bề mặt đường ảnh hưởng phân tích từ nơi phân tích tải trọng
di chuyển có thể được hiển thị.

16


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil

Hình: Bề mặt phần tử làn và đường nối nút trong bề mặt làn
Khi nhập vào các làn hoặc bề mặt các làn, MIDAS/Civil phát sinh ra các đường ảnh hưởng
hoặc bề mặt đường ảnh hưởng cho 5 tiêu chí thiết kế dưới đây:
1. Đường ảnh hưởng hay bề mặt đường ảnh hưởng cho 6 bậc tự do của tất cả các nút trong
GCS.

2. Đường ảnh hưởng hay bề mặt đường ảnh hưởng của 6 bậc tự do mỗi gối trong GCS
3. Đường ảnh hưởng hay bề mặt đường ảnh hưởng cho lực dọc trục của tất cả phần tử dàn
trong ECS
4. Đường ảnh hưởng hay bề mặt đường ảnh hưởng cho 6 thành phần của các lực thành
phần trong tất cả các phần tử dầm (hoặc phần tử dầm có mặt cắt thay đổi) trong ECS
cuối nút và điểm ¼ (5 điểm)
5. Đường ảnh hưởng hay bề mặt đường ảnh hưởng cho 8 thành phần của lực thành phần
trên đơn vị chiều dài cảu tất cả các phần tử tấm trong ECS
MIDAS/Civil chứa các tải trọng di động theo nhiều tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn
AASHTO Standard

Các đoàn xe tiêu chuẩn
H15-44, HS15-44, H15-44L,
HS15-44L, H20-44, HS20-44,

AASHTO LRFD

H20-44L, HS20-44L, AML
H15-44, HS15-44, H15-44L,
HS15-44L H20-44, HS20-44,

Caltrans Standard
KS Standard Load

H20-44L, HS20-44L, AML
P5, P7, P9, P11, P13
DB-24, DB-18, DB-13.5, DL-24,

(Specification for Roadway


DL-18,
17


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
Bridges)
KS Standard Train Loads

DL-13.5
L-25, L-22, L-18, L-15,S-25, S-22,
S-18, S-15, EL-25, EL-22, EL-18
& HL

Đặt tải trực tiếp theo người dùng định nghĩa hoặc lấy từ database.
a.3. Tải trọng động (Dynamic Loads): Dùng để thực hiện phân tích phổ phản lực hoặc phân
tích theo thời gian.
Response Spectrum Function: Hàm phổ phản lực.
Ground Acceleration: Động đất
Dynamic Nodal Loads: Tải trọng nút động
Time Varying Static Loads: Tải trọng không ổn định theo thời gian
b. Hệ số tải trọng
Trong tính toán người ta phải xét đến tác dụng của nhiều tải trọng một lúc do đó phải xét đến
các tổ hợp tải trọng tương ứng với các tải trọng có hệ số tải trọng riêng. Hệ số tải trọng có thể
lớn hơn1 hay nhỏ hơn 1 tùy thuộc tải trọng đó gây ra nguy hiểm cho công trình hay không.
2.6 Tổ hợp tải trọng.
-

Các loại tổ hợp theo quy trình VN
18



Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
-

Các loại tổ hợp theo quy trình AASHTO

Trong Midas/Civil khi đã khai báo các loại tải trọng, công việc khai báo các tổ hợp tải trọng
trở nên hết sức đơn giản.
Từ menu chính chọn: Load > Create Load Cases by Load Combinations

19


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
3. Phân tích kết cấu


Sơ đồ
đồ đầy
đầy đủ
đủ của
của bài
bài toán
toán phân
phân tích
tích kết
kết cấu
cấu
Phân

Phân tích
tích tĩnh
tĩnh

Phân
Phân tích
tích tải
tải trọng
trọng di
di động
động
Phân
Phân tích
tích tĩnh
tĩnh tải
tải

Thiết kế, định nghĩa kết cấu theo tiêu chuẩn

Phân
Phân tích
tích động
động

Phân
Phân tích
tích trị
trị riêng
riêng
Phân

Phân tích
tích động
động đất
đất
Phân
Phân tích
tích gió
gió

Dựng mô hình phân tích. Điều kiện biên
Định nghĩa hình học ban đầu

Phân tích các giai đoạn thi công

Phân tích tĩnh

Phân tích động

Phân tích ổn định

Định nghĩa các giai đoạn thi công

Phân tích tải trọng di động

Phân tích động đất

Kiểm tra lại thay thế

Định nghĩa tải trọng thi công


(Phân tích đường ảnh hưởng)

Phân tích tải trọng gió

cáp

Thực hiện phân tích các giai đoạn

Phân tích tải trọng không đổi

(Phân tích trị riêng)

Phân tích trị riêng

thi công

(Nhiệt độ, Gối lún & Dung sai

Kiểm tra gió trong

for Mất ổn định của

(Phân tích các quá trình tháo dỡ)

Chế tạo / xây lắp)

đường hầm

dầm & cột


Kết quả là các thành phần nội lực, chuyển vị & phản lực

Phân tích các giai đoạn thi công
MIDAS/Civil cho phép chúng ta chỉ rõ những giai đoạn thi công và sự hợp thành của chúng
một cách chi tiết bằng sự lắp ghép các trình tự của việc thi công.
Construction Stage Modeling Feature
MIDAS/Civil chia các giai đoạn thành 3 loại: Base Stage, Construction Stage và Postconstruction Stage. Ý nghĩa của chúng như sau:
􀂾 Base Stage
Đây là phân tích mặc định của chương trình trong trường hợp các giai đoạn thi công không
được định nghĩa. Nếu các giai đoạn thi công được định nghĩa đầy đủ (nhóm kết cấu, nhóm
điều kiện biên và nhóm tải trọng) thì chương trình sẽ không phân tích giai đoạn Base Stage.
􀂾 Construction Stage
Các giai đoạn thi công thực tế thi công do người dùng định nghĩa.
􀂾 Post construction Stage
Giai đoạn cuối cùng của các giai đoạn thi công, rất quan trọng trong việc phân tích về môi
trường, tải trọng di động...

20


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
Các giai đoạn thi công (Construction Stages) gồm có các nhóm kết cấu, các nhóm điều
kiện biên và các nhóm tải trọng được kích hoạt hoặc không kích hoạt theo lựa chọn của
người sử dụng.
3.1 Cách thiết lập các giai đoạn thi công
Để định nghĩa các giai đoạn thi công trong Midas/Civil ta làm theo cách sau:
1. Chuẩn bị kết cấu đã được mô hình hóa. Prepare a structural model except for the boundary
and load conditions.
2. Định nghĩa nhóm kết cấu (Structure Groups) trong Model>Group>Define Structure
Group, sau đó gán các phần tử, nút cho từng nhóm kết cấu

3. Định nghĩa nhóm điều kiện biên (Boundary Groups) trong Model>Group>Define
Boundary Group.
4. Định nghĩa nhóm tải trọng (Load Groups) trong Model>Group>Define Load Group.
5. Xây dựng các giai đoạn thi công (Construction Stages) bằng cách chọn
trong Load>Construction Stage Analysis Data>Define Construction Stage.

6. Chỉ rõ khoảng thời gian thi công (Duration), thời gian các bứớc tính toán.

21


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil

7. Từ Group List của thẻ Element, chọn các nhóm phần tử thêm vào hoặc loại bỏ trong các
giai đoạn thông qua kích hoạt và không kích hoạt. Age là ngày mà nhóm phần tử được kích
hoạt
8. Từ Group List của thẻ Boundary, chọn các nhóm điều kiện biên thêm vào hoặc loại bỏ
trong các giai đoạn thông qua kích hoạt và không kích hoạt.
9. Từ Group List của thẻ Load, chọn các nhóm tải trọng thêm vào hoặc loại bỏ trong các giai
đoạn thông qua kích hoạt và không kích hoạt. Active Day và Inactive Day là số ngày mà tải
trọng tác dụng hoặc dỡ bỏ từng nhóm tải trọng.
10. Làm như trên một giai đoạn thi công đã được tạo ra.

3.2 Đặc tính của vật liệu phụ thuộc thời gian.Time Dependent Material Properties
Để định nghĩa vật liệu phụ thuộc thời gian của bê tông ta tiến hành theo các thủ tục sau:
1. Định nghĩa thuộc tính co ngót từ biến của bê tông, trong Model>Properties>Time
Dependent Material (Creep/
Shrinkage). MIDAS/Civil có sẵn các tiêu chuẩn ACI và CEB-FIP cho việc định nghĩa thuộc
tính co ngót từ biến của bê tông, cho phép người dùng nhập trực tiếp và kiểm tra dữ liệu.
2. Định nghĩa cường độ chịu nén tới hạn của bê tông trong Model>Properties>Time

Dependent Material (Comp. Strength).
Người dùng có thể nhập theo các tiêu chuẩn có sẵn.
3. Kết nối vật liệu phụ thuộc thời gian tới các vật liệu liêun quan đã được định nghĩa.
Model>Properties>Time Dependent Material Link.

22


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
Khi 2 loại vật liệu được liên kết thuộc tính vật liệu phụ thuộc thời gian sẽ được sử dụng cho
phân tích các giai đoạn thi công, còn vật liệu thường sẽ được dùng cho các phân tích chung.
3.3 Nhập ứng suất trước cho kết cấu. Prestress Input
MIDAS/Civil cho phép phân tích hiệu ứng ứng suất trước của cáp dự ứng lực sử dụng trong
kết cấu. Nó còn tính toán trực tiếp được sự mất mát ứng suất do nhiều nguyên nhân như ma
sát giữa cáp và vỏ, tụt neo, sự co ngắn đàn hồi, do co ngót từ biến của bê tông và sự chùng
của cáp dự ứng lực trong các giai đoạn thi công.
Dưới đây là cách nhập ứng suất trước cho kết cấu
1. Khai báo thuộc tính của cáp dự ứng lực trong Model>Properties>Material. MIDAS/Civil
không tính toán cáp dự ứng lực giông như một phần tử, vì vậy cần nhập vật liệu cáp dự ứng
lực có mô đun đàn hồi.
2. Nhập các thông số cho cáp dự ứng lực như: diện tích mặt cắt, hệ số ứng suất trước, đường
kính ống ghen, cường độ cáp... trong Load>Prestress Loads >Tendon Property.
3. Định nghĩa các vị trí cáp trong kết cấu.
Load>Prestress Loads>Tendon Profile. A
Midas/Civil hỗ trợ nhập cáp dự ứng lực bằng cách bố trí cáp trong kết cấu quanh trục ảo X
chạy dọc kết cấu, thông qua các điểm xác định trên cáp được nhập vào theo 2 mặt phẳng xy
và xz. Các điểm này có thể nằm trên đường cong hoặc đường thẳng và được giới hạn bởi các
phần tử.
4. Định nghĩa tải trọng dự ứng lực trong Load>Prestress Loads>Tendon Prestress Loads. Tải
trọng dự ứng lực có thể định nghĩa theo mẫu bao gồm cả căng theo lực và căng theo ứng suất.


3.4 Tính toán mất mát ứng suất.
MIDAS/Civil dựa theo sự mất mát sức kéo sau để phân tích ứng suất trước của kết
cấu bê tông.
Mất mát xảy ra ngay sau khi sử dụng
1. Mất mát do tụt neo.
2. Mất mát do ma sát giữa cáp dự ứng lực và ống cáp
3. Do co ngót, từ biến, co ngắn đàn hồi của bê tông.
Mất mát dài hạn sau khi sử dụng
1. Từ biến của bê tông.
2. Co ngót.
3. Mất mát do tự trùng của cáp dự ứng lực.

3.5 Tính toán co ngót - từ biến.
23


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil
MIDAS/Civil cho phép chúng ta xác định được hệ số từ biến hoặc co ngót được tính bởi các
hàm giới thiệu trong CEB-FIP, ACI... hoặc chúng ta có thể xác định trực tiếp các giá trị từ các
thí nghiệm. Dữ liệu thuộc tính do người dùng định nghĩa có thể nhập vào qua các mẫu nhập
hệ số từ biến, hàm từ biến hoặc đặc trưng từ biến.
-

Cách tính toán từ biến trong Midas

-

Sự phát triển cường độ chịu nén của bê tông


24


Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với MIDAS/Civil

Chương 4: Tính bài toán cầu bê tông dự ứng lực
Thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng

I. Giới thiệu bài toán
Bài toán ví dụ được mô hình hóa theo bản vẽ cầu Cái Môn bắc qua sông Vàm Cỏ Tây thuộc
xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An, trên tuyến đường Vĩnh Hưng – Tân Hưng.
Sơ đồ tính:

64

4.3

11

152

Don vi: m

Vật liệu:
Dầm: Bê tông cốt thép mác 500
Trụ: Bê tông cốt thép mác 400
Cáp dự ứng lực.
Mặt cắt:
Gồm các mặt cắt K0 gần trụ, K9 gần gối, mặt cắt gối trụ, mặt cắt trụ, các mặt cắt khác là mặt
cắt thay đổi. Dầm có cấu tạo là dầm hộp, trụ là trụ đặc.

Tải trọng:
-

Tải trọng bản thân.

-

Tải trọng gối lún

-

Tải trọng xe đúc

-

Tải trọng dự ứng lực

-

Tải trọng nhiệt độ

-

Tải trọng di động

II. Chuẩn bị số liệu
Đặt tên phần tử, nút:
- Nút:
Nửa trái: 1000 → 1031
Nửa phải: 2000 → 2031

Trụ P1: 3000 → 3006
25


×