Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

báo cáo nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá chuối hoa ( chana maculata) tại khu vực thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
------  ------

NGUYỄN THỊ VIỆT AN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ
CHUỐI HOA ( Chana Maculata Lacépède,1802 ) TẠI KHU VỰC
THANH HÓA

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
NGHÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

HƯNG NGUYÊN, 4/2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo Bùi Hào Quang- Trưởng trại thực
nghiệm thủy sản nước ngọt khoa Nông - Lâm - Ngư đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
thực hiện và hoàn thành chuyên đề cũng như toàn bộ nội dung thực tập tại trại.
Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Tạ Thị Bình đã tận tình và
hết lòng giúp đỡ chúng tôi thực hiện và hoàn thành chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn đến cán bộ, nhân viên của Trại thực nghiệm nuôi
trồng thủy sản nước ngọt khoa Nông - Lâm - Ngư đã tạo điều kiện giúp đỡ
chúng tôi trong suốt thời gian thực tập và thực hiện chuyên đề.

1


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Nuôi trồng
thủy sản nước ngọt cùng với các thầy cô trong khoa Nông - Lâm - Ngư đã tạo
điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ nhóm trong quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hưng Nguyên, tháng 4 năm 2015


Sinh Viên
Nguyễn Thị Việt An

2


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TL :
Wo :
BW :
Ctv :
GĐ :
GW :
K:
MBHC :
Q:
Qo :
SL :
SSS :
STT :
TB :

Chiều dài toàn thân
Khối lượng cá bỏ nội quan
Khối lượng toàn thân cá
Cộng tác viên
Giai đoạn
Khối lượng tuyến sinh dục
Hệ số thành thục
Mùn bã hữu cơ

Độ béo Fulton
Độ béo Clark
Chiều dài toàn thân từ mút mõm đến hết phần thùy đuôi
Sức sinh sản
Số thứ tự
Trung bình

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

4


DANH MỤC CÁC HÌNH

5


MỞ ĐẦU

Cá Chuối Hoa (Channa maculata Lacépède, 1802) là một trong những loài
cá có giá trị kinh tế được nuôi phổ biến Việt Nam. Cá chuối hoa có thịt ngon được sử
dụng trong nội địa và xuất khẩu như là đặc sản. Sản lượng cá tự nhiên ở đồng bằng
Bắc Bộ khá cao, kể cả vùng nước lợ ven biển. Cá có triển vọng là đối tượng nuôi xuất
khẩu. Trong tự nhiên, chúng chủ yếu sống ở các sông ngòi, ao hồ, đồng ruộng ngập
nước, nơi có nhiều thực vật thủy sinh và có mặt ở hầu khắp các thuỷ vực ở miền núi,
đồng bằng cả ở vùng nước lợ nơi có nồng độ muối thấp. Trên thế giới chúng cũng
phân bố ở nhiều quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Malaixia, Philipin.

Tuy nhiên, khoảng 10 - 15 năm gần đây sản lượng cá giảm sút nghiêm
trọng, số lượng cá trưởng thành ước tính giảm tới trên 80%. Nhiều vùng cá Chuối Hoa
trở nên khan hiếm, có thể coi như không còn. Nguyên nhân chính là nơi cư trú bị chia
cắt, có biến đổi lớn thu hẹp trên 50%, bị đánh bắt quá mức nhất là vào mùa sinh sản.
Mặt khác, nhiều năm liên tiếp cá bị bệnh lở loét, lan truyền nhanh thành dịch, làm chết
hàng loạt. Từ năm 1996 loài cá này đã được đưa vào danh sách các loài cần bảo vệ
của ngành Thủy sản, và được ghi trong sách đỏ Việt Nam với mức phân hạng nguy
cấp : EN A1c,d và có trong danh sách các loài động vật cần được bảo tồn và cần
phải bảo vệ gấp. Tuy nhiên chưa có quy chế khai thác và bảo vệ loài cá này. Do vậy
việc nghiên cứu sự phân bố, các đặc điểm sinh học, tình hình khai thác, đánh giá
các tác động bất lợi và đề xuất các giải pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, và đưa vào
nuôi loài cá này là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu khoa học và thực tiễn, được sự đồng ý của Khoa Nông
Lâm Ngư - Trường Đại Học Vinh. Tôi chọn thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của Cá Chuối Hoa (Channa
maculata Lacépède, 1802) tại khu vực Thanh Hóa”.
Bước đầu xây dựng cơ sở khoa học bảo tồn và phát triển nguồn lợi loài cá
này đồng thời làm cơ sở để nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cho mục tiêu đa
dạng hóa đối tượng nuôi ở khu vực Thanh Hóa.
Việc nghiên cứu về các đặc điểm sinh học dinh dưỡng, sinh sản, sinh trưởng
của cá Chuối Hoa tạo cơ sở để nghiên cứu sâu hơn việc gia hóa, sinh sản nhân tạo,
nuôi thương phẩm loài cá này, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, duy trì và
phát triển nguồn lợi, bảo vệ quỹ gen, bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng lưu vực sông
thuộc khu vực Thanh Hóa nói riêng và Việt nam nói chung.
- Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Chuối hoa tại khu vực
Nghệ An, Thanh Hóa và đề xuất các biện pháp duy trì và phát triển nguồn lợi cá
Chuối hoa ở hai khu vực này.





6


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu

1.1.1. Vị trí phân loại
Ngành : Chordata
Lớp cá vây tia : Actinopterigii
Bộ cá Vược : Perciformes
Họ cá quả : Channidae
Giống : Channa
Loài cá Chuối hoa : Channa maculata Lacépède, 1802
Tên Tiếng Anh: Snake - head mullet
Tên Tiếng Việt : Cá Chuối hoa

Hình 1.1. Cá Chuối hoa Channa maculata Lacépède, 1802
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá có cỡ trung bình. Thân dài, tròn, bụng hơi trắng, về phía đuôi dẹp bên.
Chiều dài gấp 5÷6 lần chiều cao.
Đầu dài nhọn. Vảy hình tấm ở đỉnh đầu tương đối bé. Mắt lớn ở hai bên đầu. Khe
mang lớn. Que mang ở cung mang I là 6 - 11, phát triển không đều, dạng to, ngắn, có
nhiều chồi gai nhỏ và thường có 3 - 5 cái tương đối lớn. Rạch miệng xiên kéo dài về
phía sau quá viền sau của mắt. Toàn thân phủ vảy lớn. Đường bên gián đoạn, đoạn trước
chạy từ sau nắp mang tới khỏi tia thứ 5- 6 của vây hậu môn, đoạn sau chạy thấp hơn 1
hàng vảy và tiếp tục đi vào giữa cuống đuôi.





7


Miệng rất lớn. Trên hai hàm, xương lá mía và xương khẩu cái đều có nhiều
răng. Lưỡi nhọn dài. Lỗ mũi mỗi bên 2 lỗ. Lỗ trước hình ống, lỗ sau hình nón tù
cách tương đối xa ổ mắt. Trên đầu, hai bên má có hệ thống lỗ nhỏ sắp xếp có qui
luật. Vây lưng không có tia gai, gốc rất dài, khởi điểm ở trước khởi điểm vây bụng.
Vây ngực, vây đuôi tròn, vây bụng bé và ở mặt bụng. Cá có màu xám nâu, xen kẽ
với các vạch chấm đen có các vân chấm đen. Dọc thân có hai hàng chấm đen. Gốc
vây lưng cũng có một hàng chấm đen lớn. Ở đầu có một vạch đen gẫy khúc chạy từ
dưới ổ mắt đến gốc vây ngực. Trên các vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có nhiều
chấm đen nhỏ xếp thành hàng.
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Cá Chuối hoa (Channa macurata Lacépède, 1802) sống ở các sông ngòi, ao
hồ, đồng ruộng ngập nước, nơi có nhiều thực vật thủy sinh.
Trên thế giới
Loài cá này xuất hiện ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippin,
Inđônêsia, Ấn Độ, Madagascar, Đài Loan,...
Trong nước
Thường gặp ở các tỉnh phía Bắc cho tới Thanh Hoá (Nguyễn Thái Tự,
1983) . Có mặt ở hầu khắp các thuỷ vực ở miền núi, đồng bằng và cả ở vùng nước
lợ nơi có nồng độ muối thấp.
Các khu hệ nuôi cá nước ngọt miền Bắc, miền Trung. Có ở hầu hết ở vùng
đồng bằng và trung lưu cá sông lớn miền bắc nước ta, Hà Nội (Sông Hồng), Nam
Định, Thanh Hóa (Cẩm Thủy).
Tại Nghệ An cá Chuối hoa xuất hiện ở bản Khì- Châu Cường - Quỳ Hợp và
một số địa bàn thuộc huyện Quỳ Châu, Con Cuông, Nghĩa Đàn.
Tại Thanh Hóa cá Chuối hoa xuất hiện tại các lưu vực của sông Chu, đặc

biệt là khu vực huyện Thiệu Hóa.

Hình 1.2. Bản đồ Thanh Hóa
1.1.4. Đặc điểm môi trường sống
Cá Chuối hoa thường sống ở thủy vực tĩnh hoặc chảy yếu, có nhiều động vật
thủy sinh. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ quan hô



8


hấp phụ nên nó có thể hô hấp được O 2 trong không khí. Ở vùng nước hàm lượng O 2
thấp cũng vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm
nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá dài.
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá thuộc loài cá dữ.Thức ăn là chân chèo và râu ngành, vồ mồi, ăn cá con,
ếch nhái, sâu bọ, động vật thủy sinh. Thân dài 3 - 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm
con; thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100 g cá.
Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông không bắt mồi.
Ở nhiệt độ 20 - 350C, sau 3 ngày trứng nở thành cá bột, khoảng 3 ngày sau
cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn được thức ăn tự nhiên bên ngoài.
Sau khi nở, luân trùng Brachionus plicatilis được xem là thức ăn đầu tiên tốt
nhất của cá bột.
Giai đoạn kế tiếp cho ăn trứng nước (Moina), Daphnia hay trùng chỉ, ấu
trùng muỗi đỏ.
Giai đoạn cá giống, sâu gạo và dòi là thức ăn ưa thích của cá. Một số thí
nghiệm trên cá bột cho thấy cá có khả năng sử dụng thức ăn trứng nước kết hợp với
đạm đơn bào. Thức ăn Moina vẫn là thức ăn tốt nhất đối với cá bột trong 3 tuần lễ
đầu. Rhizopus arrhizus hay đạm đơn bào (125μm) được sản xuất từ kỹ thuật lên

men sử dụng dầu cọ làm nguồn carbon chính.
Giai đoạn cá lớn thường cho ăn cá tạp, phụ phế phẩm từ các nhà máy chế
biến đầu tép, tôm, ếch, cá hay thức ăn chế biến và thức ăn viên. Cá lớn nhanh vào
mùa xuân - hè.
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Chuối hoa sinh trưởng tương đối nhanh. Con lớn nhất đến 5 kg, nhìn
chung cá 1 tuổi có thể thân dài 19 - 39cm, nặng 0,5kg. Cá 2 tuổi thân dài 38,5 40cm, nặng 1,2 - 1,5kg. Cá 3 tuổi thân dài 45 - 59cm, nặng 1,8 - 2,5kg. Cá 4 tuổi
có thể đạt 3,5 - 4kg, lớn nhất có thể đạt tới 10 - 12kg/con (con đực và cái chênh
lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20 oC sinh trưởng nhanh, dưới 15oC sinh trưởng chậm.
1.1.7. Đặc điểm sinh sản
Cá từ một năm tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản. Mùa sinh sản là từ tháng
4 - 8 hàng năm thường tập trung vào tháng 4-5. Đến mùa sinh sản cá thường sống
từng đôi, làm tổ ở các vùng gần bờ ao, đầm, hồ, ruộng nước, sông ngòi. Chúng
thường dọn sạch các cây cối thuỷ sinh tạo thành khoảng trống, mặt thoáng với độ
rộng từ 0,4 - 0,6m2 để đẻ trứng vào đó.
Cá thường đẻ vào sáng sớm sau những trận mưa rào một hai ngày nơi yên
tỉnh có nhiềuthực vật thủy sinh.
Trứng nổi trên mặt nước và dính lại với nhau thành đám. Cá đực và cá cái
quanh quẩn gần tổ để bảo vệ trứng và chăm sóc con cái đến khi cá con tự kiếm ăn
và tránh được kẻ thù.
Cá đẻ thành nhiều đợt trong mùa đẻ, mỗi đợt từ 5.000 - 30.000 trứng, tuỳ
theo kích thước của cá.




9






10


CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Lưu vực và các khu vực ven sông thuộc khu vực Thanh Hóa.
+ Trung tâm nghiên cứu và thực hành nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Vinh.
+ Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung bộ
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 4/2014 – tháng 5/2015
2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Cá Chuối Hoa (Channa maculata Lacépède, 1802) được thu gom tại khu
vực ven các sông lớn thuộc khu vực Thanh Hóa.
- Vật liệu nghiên cứu:
 Dụng cụ thí nghiệm:
+ Bộ giải phẫu: dùi, kéo các loại, panh các loại, dao
+ Khay cốc thủy tinh 100ml, 200ml, 500ml
+ Cân, thước panme
+ Đĩa Petri, lam kính, lamen, pipet
+ Kính hiển vi, máy ảnh.
 Hóa Chất:
Muối NaCl tinh khiết, nước cất, nước muối sinh lí 0,85%, cồn 90 0 và
formalin, dung dịch Bouin.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu một số đặc điểm về hình thái của cá Chuối Hoa
- Tìm hiểu một số đặc điểm về sinh trưởng của cá Chuối Hoa

- Tìm hiểu một số đặc điểm về dinh dưỡng của cá Chuối Hoa
- Xác định một số đặc điểm về sinh sản của cá Chuối Hoa
+ Xác định tuổi, kích thước và khối lượng thành thục
+ Xác định các đặc điểm sinh học của tế bào sinh dục
+ Xác định độ béo của cá
+ Xác định hệ số thành thục và sức sinh sản
+ Xác định mùa vụ sinh sản trong năm
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Sơ đồ khối nghiên cứu

Xác định
tuổi và
kích thước
thành thục
Xác định các đặc điểm sinh học của tế bào sinh dục
Xác định độ béo của cá
Xác định hệ số thành thục và sức sinh sản



11


Xác định mùa vụ sinh sản trong năm
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản
của cá Chuối hoa (Channa macurata Lacépède, 1802)
Điều tra

hiện trường
Nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm

Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu
4.2. Phương pháp thu thập vật mẫu
Tiến hành thu mẫu từ ngư dân khai thác hoặc bến cá, chợ cá ở các vùng ven
sông ở khu vực Thanh Hóa. Tiến hành thu mẫu theo tháng và các mẫu thu sau khi
thu được xác định khối lượng bằng cân điện tử, đo chiều dài cá bằng thước đo có
độ chính xác đến mm. Tiến hành mổ cá ngay khi cá còn tươi để thu tuyến sinh dục.
Cá được mổ bụng theo hình vòng cung kéo dài từ hậu môn lên đến vây ngực. Sau
đó lấy tuyến sinh dục loại bỏ phần mỡ bám vào tuyến sinh dục và tất cả các phần
khác rửa sạch máu và cân tuyến sinh dục bằng cân điện tử. Tuyến sinh dục được cố
định bằng dung dịch Bouin, tuyến tiêu hóa và phần cơ thể còn lại được bảo quản
trong dung dịch formalin 10% hoặc cồn 700.



12


4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học
* Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái: theo Pravdin (1961)
Các chỉ tiêu hình thái thu thập và ký hiệu gồm:
- Các số đo: Chiều dài toàn thân (L); chiều dài chuẩn (Lo); dài đầu (T); dài
cuống đuôi (Lcd); chiều cao lớn nhất của thân (H); chiều cao cuống đuôi
(ccd); đường kính mắt (O); chiều dài mõm (Ot); khoảng cách giữa 2 ổ mắt
(OO).
Các chỉ tiêu số lượng: Số tia vây ngực (P); số tia vây lưng (D); số tia vây
bụng (V); số tia vây hậu môn (A)

Các số đếm: số vảy đường bên (L.l); số hàng vảy trên đường bên tính tới
khởi điểm vây lưng; số hàng vảy dưới đường bên tính tới khởi điểm vây bụng; số
lược mang ở cung mang 1 và số đốt sống.
* Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng
Dựa vào chỉ số đo chiều dài và khối lượng để xác định tương quan theo
phương trình R.J.H. Beverton – S.J. Holt (1956)
W = a.SLb
Trong đó:
W: khối lượng (g);
SL: chiều dài (cm);
a: hằng số tăng trưởng;
b: số mũ của mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng.
* Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng
- Mẫu cá thu được, tiến hành mổ lấy nội quan các cá thể, xác định thành
phần thức ăn trong mẫu tươi hay mẫu được định hình trong formol 4% đưa về
phòng thí nghiệm phân tích. Thức ăn được tách khỏi ruột và dạ dày cá sau đó làm
tiêu bản và quan sát dưới kính lúp và kính hiển vi. Sử dụng khóa phân loại thực vật
bậc thấp, động vật không xương sống thủy sinh để định loại đến từng taxon (giống,
họ, bộ). Định loại các loài cá dựa vào các khoá định loại và mô
tả của G. H.P de Bruin, B. C. Russell, K. Matsuura and S. Kimura (2005), S.
Kimura and K. Matsuura (2003), G.U. Lindberg (1974), Fishbase (2004), Vương
Dĩ Khang (1958), Nguyễn Nhật Thi (2000), Nguyễn Khắc Hường (1993), Nguyễn
Hữu Phụng (1994, 1995, 1997, 1999). Đếm số lượng thức ăn để xác định tần số
xuất hiện và mức độ tiêu hóa thức ăn.
- Xác định cường độ bắt mồi của cá: Dựa vào độ no dạ dày và ruột theo
thang 5 bậc (từ bậc 0 đến bậc 4) của Lebedep ( 1954).
- Xác định hệ số béo: Xác định hệ số béo của cá theo
+ Xác định hệ số độ béo Fullton (1902)
Q=
+ Xác định hệ số độ béo Clark (1928)

Q0 =
Trong đó:
Q: Độ béo Fullton.
Q0: Độ béo Clark.
BW: Khối lượng toàn thân (g)



13


W0: Khối lượng đã bỏ nội quan (g)
SL: Chiều dài toàn thân từ mút mõm đến hết phần thùy đuôi (cm)
*Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản.
+ Phương pháp xác định các giai đoạn phát triển của buồng trứng: Từ kết
quả chụp cắt lát tuyến sinh dục (hình ảnh) quan sát mức độ chín muồi sinh dục
(CMSD) theo thang 6 giai đoạn của K.A.Kixelevits (1923). Kiểm tra mức độ
CMSD của cá bằng tổ chức học. Dùng phương pháp nhuộm màu kép của
Heidenhai để xác định các giai đoạn CMSD theo quan điểm của O.F.Xakun và
A.N.Buxkaia (1968). tiến hành quan sát và xác định các giai đoạn phát triển của
tuyến sinh dục của các mẫu thu được.
+ Phương pháp xác định sức sinh sản và kích thước trứng: Các mẫu trứng sẽ
tiến hành đếm để ước tính số lượng trứng trên cá thể. Áp dụng các công thức để
tính sức sinh sản tương đối và tuyệt đối. Mỗi một buồng trứng, lấy khoảng 200
trứng, đo đường kính trứng qua kính hiển vi để xác định kích thước trứng.
- Xác định hệ số thành thục:
K (%) =
Trong đó:
K: hệ số thành thục (%)
Wo: Khối lượng cá bỏ nội quan (g)

GW: Khối lượng tuyến sinh dục (g)
- Xác định sức sinh sản của cá:
+ Sức sinh sản tuyệt đối (S1): Toàn bộ số lượng trứng có trong buồng trứng ở
giai đoạn III hoặc giai đoạn IV. Để xác định số lượng trứng của buồng trứng, tiến
hành đếm số lượng trứng trong 1 g ở ba phần khác nhau: đầu, giữa và cuối; sau đó
lấy giá trị trung bình nhân với khối lượng của cả buồng trứng.
S1 = x GW
Trong đó:
a: Số lượng trứng trung bình đếm được
n: Khối lượng 3 phần buồng trứng đem đếm (g)
GW: Khối lượng buồng trứng (g)
+ Sức sinh sản tương đối (S2):
S2 =
Trong đó:
S1: Sức sinh sản tuyệt đối
BW: Khối lượng toàn thân (g)
* Mùa vụ sinh sản và bãi đẻ được xác định dựa trên cơ sở chín muồi sinh
dục và những khảo sát trực tiếp ở các vùng ven biển.
4.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học có sử dụng phần
mềm Microsoft Excel và phần mềm SPSS 16.0.




14


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm hình thái của Cá Chuối hoa (Channa maculata Lacépède, 1802)

Hình 3.1. Cá Chuối hoa (Channa maculata Lacépède, 1802)
Qua quá trình nghiên cứu và quan sát hình dạng bên ngoài của cá Chuối
hoa, có thể rút ra một số kết luận về đặc điểm hình thái của loài như sau: Cá
Chuối hoa (Channa maculata Lacépède, 1802) có thân trụ tròn, dài. Chiều dài
gấp 5÷6 lần chiều cao. Đầu lớn hơi dẹp bằng, đuôi dẹp bên. Miệng rộng kéo dài
về phía sau quá viền trước mắt. Hai hàm có nhiều răng nhỏ. Lưỡi nhọn và dài.
Có hai đôi mũi, lỗ mũi trước hình ống, lỗ mũi sau hình nón tù. Mõm ngắn, Mắt
lớn ở phía trước và trên của đầu. Vây hậu môn và vây lưng kéo dài gần tới vây
đuôi. Vây lưng có khởi điểm hơi sau vây bụng và vây ngực. Vây ngực tròn, vây
bụng nhỏ ở dưới vây ngực. Vây đuôi tròn. Toàn thân phủ vảy lược lớn. Đường
bên gián đoạn, đoạn trước chạy từ sau nắp mang quá khởi điểm vây hậu môn,
đoạn sau chảy thấp hơn đoạn trước 1 hàng vảy và đi vào giữa cán đuôi.
Khe mang lớn. Que mang ở cung mang I là 6 - 11, phát triển không đều, dạng
to, ngắn, có nhiều chồi gai nhỏ và thường có 3 - 5 cái tương đối lớn.
Số tia vây lưng: 42 - 44; Số tia vây hậu môn: 27 - 30; Số tia vây ngực: 14 - 15;
Số tia vây bụng: 5; Số tia vây đuôi: 18 - 19.
Chiều cao lớn nhất của thân 2,84 - 3,11; chiều dài đầu 5,70 - 7,14. Khoảng cách
trước vây lưng 9,01 - 12,40; chiều cao cán đuôi 1,69 - 1,87; khoảng cách trước vây
hậu môn 2,43 - 2,88; khoảng cách trước vây bụng 1,43 - 1,52. Chiều dài mõm 1,47 1,56; phần đầu sau mắt 4,02 - 4,81; khoảng cách giữa mắt 3,81 - 4,12.
Màu sắc: Cá có màu xám trên vùng lưng, hai bên thân có nhiều sọc trắng và
đen xen lẫn nhau. Phần đầu có một vạch đen gãy khúc. Gốc vây lưng có một hàng
chấm đen lớn. Vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi có nhiều chấm đen nhỏ xếp thành
hàng.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo (2005), đã mô tả cá
Chuối hoa có một số đặc điểm như sau: Cá có thân hình trụ tròn dài, đuôi dẹp bên.




15


Đầu dài nhọn. Vảy hình tấm ở đỉnh đầu tương đối bé. Mắt lớn ở hai bên đầu. Khe
mang lớn. Rạch miệng xiên kéo dài về phía sau quá viền sau của mắt. Miệng rất
lớn. Trên hai hàm, xương lá mía và xương khẩu cái đều có nhiều răng. Ở đầu có
một vạch đen gẫy khúc chạy từ dưới ổ mắt đến gốc vây ngực. Toàn thân phủ vảy
lớn.
Từ đó cho thấy, những kết luận về đặc điểm hình thái của cá Chuối hoa thu
được trong quá trình nghiên cứu không có sự sai khác so với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Văn Hảo (2005).
3.2. Sơ bộ về môi trường và tập tính sống của cá Chuối hoa
Cá Chuối hoa sống ở thủy vực tĩnh hoặc chảy yếu của các sông ngòi, ao hồ,
đồng ruộng ngập nước, nơi có nhiều thực vật thủy sinh. Tính thích nghi với môi
trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên nó có thể hô hấp được
O2 trong không khí.
Ở Việt Nam thường gặp ở các tỉnh phía Bắc cho tới Thanh Hoá (Nguyễn Thái
Tự, 1983). Có mặt ở hầu khắp các thuỷ vực ở miền núi, đồng bằng và cả ở vùng
nước lợ nơi có nồng độ muối thấp.
Tại Nghệ An, cá Chuối hoa xuất hiện ở thủy vực ao hồ của bản Khì - Châu
Cường - Quỳ Hợp.
Tại Thanh Hóa: Cá Chuối hoa xuất hiện tại các lưu vực của sông Chu, đặc biệt
là khu vực huyện Thiệu Hóa, sông Mã khu vực huyện Cẩm Thủy.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu môi trường sống của cá Chuối hoa
Độ mặn
< 5‰
DO
> 4mg/l
pH
6,5 – 8,5

Nhiệt độ
25 – 30
3.3. Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá Chuối hoa
Sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy thêm về khối
lượng cơ thể. Quá trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương
quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá (Nikolski, 1963)
Kết quả chiều dài toàn thân và khối lượng toàn thân của 37 mẫu cá Chuối hoa
với 4 nhóm kích thước thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.2. Giá trị tương quan giữa chiều dài và khối lượng theo nhóm
kích thước của cá Chuối hoa (n = 120)
Tần số
Nhóm
Khối lượng toàn thân- BW (g)
Chiều dài toàn thân - TL (mm) xuất hiện
kích
(%)
thước
Trung bình
Max
Min
Trung bình Max Min
<25
200.50 ± 64.97 354,50 134,00 23.13 ± 1.18 24,50 21,00
23,33
25-30
296.75 ± 170.57 780,40 134,00 26.45 ± 1.45 30,00 25,00
33,33
30-35
464.71 ± 246.59 1468,10 184,00 32.12 ± 1.34 35,00 31,00
24,17

>35
1117.16 ± 404.30 1601,00 516,00 38.20 ± 2.11 42,00 35,00
19,17



16


Qua bảng 3.2 ta thấy kích thước của loài cá này không lớn, chiều dài trung
bình ở các nhóm lần lượt 23.13 ± 1.18 mm; 26.45 ± 1.45 mm; 32.12 ± 1.34 mm và
38.20 ± 2.11 mm tương ứng với khối lượng trung bình là 200.50 ± 64.97g; 296.75 ±
170.57g; 464.71 ± 246.59g và 1117.16 ± 404.30g.
Dựa trên các số liệu cân, đo ở trên có thể xác định được phương trình hồi quy
giữa chiều dài và khối lượng thân của cá Chuối hoa có dạng:
W = 0,0203L2,7078
Hệ số xác định (hệ số tương quan bội): R2 = 0,9391 (R > 0)
Với giá trị hệ số tương quan R = 0,9690 thu được đã thể hiện có sự tương quan
giữa chiều dài và khối lượng, tuy nhiên mức độ tương quan chưa đạt được độ chặt
chẽ cao.
3.4. Đặc điểm dinh dưỡng của cá Chuối hoa
3.4.1. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa

Hình 3.2. Cơ quan tiêu hóa cá Chuối hoa
Kết quả giải phẫu và quan sát trên hệ tiêu hóa cá Chuối hoa được mô tả như
sau:
- Miệng ở dưới, rất lớn.
- Hàm trên dài hơn hàm dưới.
- Trên hai hàm, răng nhọn và nhiều. Lưỡi nhọn dài
- Môi trên dày.

- Dạ dày có hình chữ Y, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp nên có thể
giãn nở và lực co bóp rất lớn.
- Ruột cá Chuối hoa ngắn, vách tương đối dày.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo (2005), cá Chuối hoa
có miệng rất lớn, rạch miệng xiên kéo dài về phía sau quá viền sau của mắt. Trên
hai hàm, xương lá mía và xương khẩu cái đều có nhiều răng.
Như vậy, đặc điểm của một số cơ quan tiêu hóa trong quá trình nghiên cứu
có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.



17


3.4.2. Thành phần thức ăn
Qua quan sát dưới kính hiển vi, nhận thấy cá Chuối hoa là một đối tượng ăn
thiên về động vật, với thành phần thức ăn trong dạ dày khá đa dạng.
Bảng 3.3. Tần số xuất hiện các loại thức ăn (n = 30)
Loại thức ăn
Số lần bắt gặp
Cá con
58
Tôm
39
Hến , ốc
24
Mùn bã hữu cơ
18
Thức ăn khác
23


Tần số xuất hiện (%)
48,33
32,5
20
15
19,17

Thức ăn cá con có tần số xuất hiện cao nhất (48,33 %), cho thấy đây là thức
ăn ưa thích của cá Chuối hoa. Trong ống tiêu hóa còn xuất hiện các thức ăn như:
tôm (32,5%), hến, ốc (20%), mùn bã hữu cơ (15%) và các loại thức ăn khác
(19,17%).
So sánh với kết quả nghiên cứu của Mai Đình Yên, cá Chuối hoa khi trưởng
thành ăn các loại sinh vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cá con, tôm, mùn bã hữu cơ....
Và theo nhận định của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân , thành phần thức ăn thay
đổi theo kích thước cá, theo mùa vụ và phụ thuộc vào nơi sống. Cá Chuối hoa
thuộc loài cá dữ, vồ mồi, ăn cá con, ếch nhái, sâu bọ, động vật thủy sinh. Thân dài
3 - 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100
g cá.
Như vậy, việc phân tích đặc điểm dinh dưỡng cá Chuối hoa trong quá trình
nghiên cứu đã cho thấy sự tương đồng với các tác giả khác.
3.4.3. Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân
Nghiên cứu về tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân trên 120 mẫu cá Chuối
hoa cho kết quả là Lr/Lt = 0,63± 0,01.Theo Nikolski (1963), đối với những loài cá
có tính ăn thiên về động vật sẽ có trị số Lr/Lt ≤ 1; cá ăn tạp có Lr/Lt =1÷3; cá ăn
thiên về thực vật Lr/Lt ≥ 3.
So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã công bố về tỷ lệ
chiều dài ruột trên chiều dài toàn thân của đại diện nhóm cá ăn thực vật và đại diện
nhóm cá ăn động vật, kết quả được trình bày qua bảng 3.4 :
Bảng 3.4. Tỷ lệ giữa chiều dài ruột trên chiều dài thân một số loài cá

Nhóm cá
Tên loài cá
Lr/Lt
Tác giả
Cá Chuối hoa
Channa
Nghiên cứu
0,63± 0,01
maculata Lacepede, 1802
Ăn thiên về

Ngạnh
Cranoglanis
Trương Thị Thu
0,83 ± 0,1
động vật
sinensis Peters, 1880
Trang (2012)
Cá Ngát
Plotosus canius Hamilton,
Trần Thị Diễm
1,129
1822
Trinh (2010)
Cá Rô Đồng

1,24





18

Nguyễn

Đình


Anabas testudineus

Ăn thiên về
thực vật

Diễm Chi (1997)

Cá Vền Megalobrama
terminalis Richardson, 1846
Cá Bống Dừa
Oxyeleotrisurophthalmus

2 - 2,5

Ngô Sỹ
(2005)

Vân

0,75 ± 0,17

Ng. Hữu

(2012)

Lộc

Như vậy khi so sánh theo thang bậc của Nikolski (1963) và số liệu ở bảng
3.4 thì có thể nhận định cá Chuối hoa là loài ăn thiên về động vật.
3.5. Hình thái và các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục
3.5.1. Hình thái ngoài cơ quan sinh dục
Việc xác định giới tính có sự khác nhau tùy theo từng loài. Đối với cá Chuối
hoa, giai đoạn còn nhỏ rất khó phân biệt được giới tính, nhưng khi trưởng thành,
đặc biệt là giai đoạn thành thục sinh dục thì tương đối dễ phân biệt đực cái. Qua
quan sát hình thái bên ngoài của nhóm cá trưởng thành, có thể mô tả về hình thái
ngoài của cá đực và cái như sau:
- Cá đực:
+ Có thân thon dài, đầu to, bụng nhỏ rắn chắc và thon hơn cá cái.
+ Khi cá đực thành thục lỗ sinh dục hẹp nhỏ và hơi lõm vào, lỗ hậu môn
riêng biệt.
- Cá cái:
+ Thân ngắn, đầu nhỏ, bụng to, mềm và hơi sệ xuống
+ Khi cá cái thành thục lỗ sinh dục cá cái tròn, to và hơi lồi, màu hồng, nằm
sát với lỗ hậu môn.

Hình 3.3. Cá Chuối hoa cái

Hình 3.4. Cá Chuối hoa đực

3.5.2. Cấu tạo tuyến sinh dục
* Cấu tạo buồng trứng




19


Buồng trứng của cá Chuối hoa là một tuyến đôi gồm hai nhánh có hình túi,
dài nằm trong xoang bụng và treo lên vách xoang cơ thể nhờ màng treo buồng
trứng. Hai nhánh này nằm hai bên ruột và ở dưới bóng hơi. Hai nhánh của buồng
trứng phát triển đồng đều, ít chênh lệch nhau về kích thước.
Kích thước và màu sắc của buồng trứng thay đổi theo giai đoạn thành thục. Ở giai
đoạn II buồng trứng có kích thước nhỏ,mắt thường không nhìn thấy hạt trứng, sau
đó phát triển tăng về kích thước. Ở giai đoạn IV, buồng trứng có kích thước lớn
nhất, trứng căng tròn chiếm gần hết xoang bụng và có màu vàng đậm.

Hình 3.5. Cá Chuối hoa mang trứng

Hình 3.6. Buồng trứng cá Chuối hoa

* Cấu tạo tinh sào
Tinh sào cá Chuối hoa gồm hai túi tinh thon dài, nằm dọc theo xoang bụng,
mỗi túi tinh chia ra làm hai thuỳ trước và sau, giữa hai thuỳ có eo nhỏ. Kích thước
hai túi tinh tương đối đều, nối với nhau và thông ra ngoài qua lỗ sinh dục nằm ở
hậu môn. Cá chưa phát dục tinh sào có màu nâu đỏ, khi phát dục tinh sào có màu
trắng.
3.5.3. Các giai đoạn phát triển của buồng trứng
Trong quá trình thu mẫu do số lượng mẫu thu được là tương đối ít (nguyên
nhân vì số lượng cá trong tự nhiên không có nhiều, mỗi tháng chỉ thu được khoảng
30 cá thể), cùng với đó là khoảng thời gian nghiên cứu còn ngắn nên chưa thu được
mẫu buồng trứng giai đoạn I,V và VI, mà chỉ mới thu được buồng trứng ở các giai
đoạn II, III và IV.
Trong nghiên cứu này dựa theo thang 6 bậc của G.V. Nikolski (1963) [14]

và OF Xakun & NA Butskaia (1968) làm tiêu chuẩn để xác định độ chín của tuyến
sinh dục cái được mô tả như sau:
Giai đoạn II
Tuyến sinh dục tiếp tục phát triển dày thêm ra. Hạt trứng nhỏ mắt thường
không nhìn thấy được. Ở giai đoạn này có thể phân biệt được đực cái. Kích thước
tuyến sinh dục bé, chiếm một phần rất bé trong xoang cơ thể.
Quan sát tiêu bản buồng trứng ta thấy: Noãn bào thời kỳ II (Thời kỳ sinh
trưởng của nguyên sinh chất) có kích thước lớn hơn các noãn nguyên bào ở thời kỳ
1, đặc điểm của các noãn bào là tỷ lệ thể tích của nhân so với tế bào giảm xuống.



20


Tế bào chất ưa kiềm yếu bắt màu tím bao quanh nhân. Nhân tròn, kích thước lớn
nằm ở giữa chiếm hầu hết noãn bào. Nhiều nhân nhỏ có hình dạng khác nhau phân
bố vùng ngoại biên của nhân, tạo thành vòng tròn xung quanh màng nhân. Giai
đoạn này chưa hình thành noãn hoàng và không bào.
II

Hình 3.7. Tiêu bản buồng trứng GĐ II
Giai đoạn III
Giai đoạn thành thục, tuyến sinh dục phát triển rất nhanh về kích thước và
khối lượng , bằng mắt thường có thể nhìn thấy các hạt trứng.
Quan sát trên tiêu bản thấy tế bào trứng chuyển sang giai đoạn dinh dưỡng
hay còn gọi là sự lớn lên về chất dinh dưỡng: Đặc điểm của các noãn bào thời kỳ
này là tăng về thể tích chất nguyên sinh và tích lũy các chất dinh dưỡng, noãn bào
gia tăng về kích thước và có hình dạng tròn, màng follicul xuất hiện cùng với các
không bào, các hạt mỡ và các hạt noãn hoàng. Số lượng các giọt mỡ gia tăng đáng

kể so với noãn bào giai đoạn 2. Các noãn bào thời kỳ III chiếm ưu thế về số lượng
trong noãn sào.
III

Hình 3.8. Tiêu bản buồng trứng GĐ III
Giai đoạn IV:
Giai đoạn chín muồi.Tuyến sinh dục có kích thước lớn nhất lớn chiếm 2/3
thể tích của xoang bụng.Dùng tay vuốt nhẹ vào bụng cá chưa thấy có trứng chảy ra.
IV

Noãn sào tích lũy khá nhiều hạt dầu, phân bố không đều, noãn sào có kích thước
lớn, có màu vàng tươi, hơi đậm hơn noãn sào ở giai đoạn III mạch máu phân bố
trên noãn sào nhiều hơn, các hạt trứng to và tương đối đồng đều. Vào cuối giai
đoạn này có thể nhìn thấy nhân của trứng bằng mắt thường. Trong noãn sào tổ chức
liên kết ít, mạch máu phát triển, màng noãn sào mỏng, có số ít tế bào ở thời kỳ đầu,
và cuối sinh trưởng nguyên chất.




21


Hình 3.9. Tiêu bản buồng trứng GĐ IV
3.5.4. Các giai đoạn phát triển của tinh sào
Trong quá trình nghiên cứu, đã thu được tuyến sinh dục đực ở các giai đoạn
II, III và IV. Dựa theo thang 6 bậc của G.V. Nikolski (1963) và OF Xakun & NA
Butskaia (1968) làm tiêu chuẩn để xác định độ chín của tuyến sinh dục đực được
mô tả như sau:
Giai đoạn II

Tuyến sinh dục đực có dạng hình sợi mảnh màu trắng đục,mạch máu không
rõ ràng. Nằm sát vào phía trong của vách cơ thể theo 2 bên hông và dưới bóng hơi,
trên tuyến sinh dục có nhiều mỡ bám vào đặc biệt là gần phần cuối dẫn ra lỗ niệu.
Số lượng tinh nguyên bào tăng lên nhiều và xếp thành từng chùm hình thành ống
tinh nhỏ, đặc, giữa các ống được ngăn cách bởi mô liên kết.
Giai đoạn III
Tinh sào có kích thước lớn hơn, màu trắng đục. Trên bề mặt xuất hiện nhiều
vệt màu hồng đó là dấu hiệu của sự phát triển của mạch máu. Bắt đầu xuất hiện các
tinh nguyên bào thứ cấp đang trong thời kỳ phân chia thành các tinh tử.
Đoạn cuối của túi tinh hẹp hơn phần trước và có màu vàng. Dùng tay vuốt vào
bụng cá hoặc cắt tuyến sinh dục thì không thấy sẹ chảy ra.
Giai đoạn IV
Túi tinh có kích thước lớn hơn và phình to ra, có thể nhìn thấy rõ ràng các
mạch máu phân bố bao quanh túi tinh. Túi tinh có màu trắng sữa, các mạch máu
phát triển mạnh. Giai đoạn này hình thành túi sinh tinh trên tinh sào, ở giữa túi sinh
tinh là các tinh trùng xắp xếp dày đặc.
3.5.5. Tỷ lệ đực cái
Trong tự nhiên, về lý thuyết có cơ cấu giới tính là 50% cá thể cái và 50% cá
thể đực. Tuy nhiên thực tế tỷ lệ giới tính luôn có sự thay đổi. Sự thay đổi theo kết
quả điều tra được ghi nhận ở bảng 3.5:
Bảng 3.5. Tỷ lệ đực cái qua các tháng thu mẫu
Giới
Tháng2
Tháng 3
Tháng 4
tính
Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ

lượng
lượng
lượng
Đực
14
1
13
1
11
1
Cái
16
1,14 17
1,31 19
1,73

Tháng 5
Số
Tỷ lệ
lượng
9
1
21
2,33

Từ bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ đực cái trong quần đàn cá Chuối hoa có
sự khác biệt so với thực tế. Ở tháng 3 tỷ lệ đực cái có sự chênh lệch là 1: 1,31. Sang




22


tháng 4 tỷ lệ này tăng lên là 1: 1,73.So sánh chung trong 4 tháng nghiên cứu tỷ lệ
đực: cái là 1 : 2,33. Sự sai khác này còn thể hiện rõ khi phân tích theo nhóm kích
thước như bảng 3.6:
Bảng 3.6. Tỷ lệ đực cái của cá Chuối hoa theo nhóm kích thước (mm)
Tỷ lệ đực cái theo nhóm kích thước (mm)
<25
25-30
30-35
>35
Tổng
Giới
Số
Số
Số
Tỷ Số
Số
tính
Tỷ
Tỷ
Tỷ
lượng
lượng
lượng lệ
lượng
lượng Tỷ
lệ
lệ

lệ
lệ
Đực
Cái

11
19

1
19
1,73 21

1
1,11

10
19

1
1,9

10
13

1
1,3

50
70


1
1,4

Từ bảng trên cho thấy cá cái chiếm tỷ lệ cao hơn so với cá đực. Đặc biệt là ở
nhóm kích thước<25mm, có tỷ lệ đực : cái là 1:1,9 Còn ở các nhóm kích thước >35
mm thì tỷ lệ đực cái là 1 : 1,3. Tổng tỷ lệ cá đực : cá cái là 1:1,4.
Như vậy tỷ lệ đực cái trong quần đàn cá Chuối hoa có sự sai khác theo nhóm
kích thước và theo thời gian trong năm.
3.6. Tuổi và kích thước thành thục
Mỗi loài cá đều trải qua những giai đoạn phát triển nhất định mới có thể đạt
tới sự thành thục và tham gia sinh sản lần đầu tiên.
+ Vòng tuổi của cá Chuối hoa trên vẩy đường bên
Việc xác định tuổi cá được nghiên cứu qua vẩy cá theo mô tả của Pravdin
(1973) : Vòng tuổi trên vẩy là các vòng sẫm màu hình thành vào thời kỳ cá tăng
trưởng chậm, còn các vòng sáng hình thành vào thời kỳ cá tăng trưởng nhanh, và
các vòng tối rất hẹp so với vòng sáng.
+ Phân biệt vòng tuổi và vòng phụ: Khi quan sát vẩy cá thấy có sự xuất hiện
vòng phụ. Các vòng phụ này là những lớp xương kế tiếp vòng tuổi, độ rộng, hẹp
của những vòng này có biến đổi, tuy nhiên các vòng phụ này là những vòng đứt
quãng, không liên tục và không song song với mép của lát cắt như vòng tuổi. Theo
Pravdin (1973) thì vòng phụ hình thành do kết quả thay đổi đột ngột, ngẫu nhiên,
không mang tính chất chu kỳ của điều kiện môi trường như dinh dưỡng kém hoặc
do bệnh tật.
Ở một số cá cái đã tham gia sinh sản, từ vòng tuổi năm thứ ba trở đi thường
xuất hiện một vòng nhỏ kế cận với vòng tuổi.
Bảng 3.7. Tỷ lệ các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá Chuối Hoa
nhóm Khối lượng TB Số
Tuổi
Tỷ lệ các giai đoạn phát triển
kích

(g)
mẫu
tuyến sinh dục (%)
thước
I
II
III IV V
VI
<25
200,50 ± 64,97 28
0+ - 28,5 71,4
1+
7
3
25-30 296,75 ± 170,57 40
1+ 27,5 67,5 5,0
2+
30-35 464,71 ± 246,59 29
2+ 17,2 51,7 31,0



23


>35

1117,16
404,30


± 23

3+
3+
4+

4
-

3
43,4
8

3
47,8
3

8,69

Qua nghiên cứu vẩy đường bên để xác định tuổi cá, có thể thấy ở cá tuổi 0+ 1+ các tế bào sinh dục ở các mẫu thu được tập trung chủ yếu ở giai đoạn II
(71,43%) của sự phân chia. Cá ở tuổi 1+ - 2+ chủ yếu thấy tuyến sinh dục ở giai
đoạn III (67,5%), còn tỷ lệ tuyến sinh dục ở giai đoạn II ở độ tuổi này lại ít hơn, chỉ
còn thấy 27,5%; cũng ở độ tuổi này thấy sự xuất hiện của tuyến sinh dục giai đoạn
IV với tỷ lệ chưa cao là 5%. Cá ở tuổi2+ - 3+ tuyến sinh dục chủ yếu tập trung ở
giai đoạn III (51,73%) và giai đoạn IV (31,03%); giai đoạn II chỉ còn 17,24%. Và ở
tuổi 3+ - 4+ thì các tế bào sinh dục ở giai đoạn III, IV chiếm 91,31%; xuất hiện
tuyến sinh dục giai đoạn V với tỷ lệ 8,69%. Vậy cá Chuối Hoa thành thụcở tuổi1+ 4+ với kích thước từ 30 cm trở lên. Ở nhóm kích thước này dễ dàng bắt gặpcác cá
thể có tuyến sinh dục đang ở các giai đoạn III, IV. Với nhóm kích thước 30 – 35 cm
thì tỷ lệ cá thành thục 82,76%. Kích thước càng lớn thì tỷ lệ thành thục càng cao và
với nhóm kích thước > 35 cm tỷ lệ thành thục là 100%.

Kích thước thành thục sinh dục lần đầu được xác định cho nhóm cá kích
thước nhỏ nhất có tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III, IV chiếm tỷ lệ lớn hơn
50% trong tổng số các cá thể của nhóm. Cỡ của nhóm cá thể khi thành thục sinh
dục lần đầu được xác định ở điểm mà tại đó 50% số cá thể đã thành thục.
Từ kết quả trên chúng tôi nhận định tuổi thành thục lần đầu của cá Chuối hoa
+
là 1 .
Bảng 3.8. Tương quan thành thục sinh dục theo nhóm
kích thước của cá cái
Nhóm
kích Số cá thể thành thục giai Tổng số
Tỷ lệ thành
thước
đoạn III, IV
cá thể
thục (%)
<25
5
19
26,32
25 – 30

12

21

57,14

30 - 35


16

19

84,21

>35

12

13

92,31

Bảng 3.9. Tương quan thành thục sinh dục theo nhóm kích thước
của cá đực
Số cá thể thành thục Tổng
số
Tỷ lệ thành
Nhóm kích thước
giai đoạn III, IV
cá thể
thục (%)
<25
3
11
18,18
25 – 30
13
19

68,42
30 – 35
8
10
80
>35
9
10
90
3.7. Mùa vụ sinh sản



24


3.7.1 Sự phát triển của tuyến sinh dục theo thời gian
Sự thành thục của cá nói chung và cá Chuối hoa nói riêng phụ thuộc rất lớn
vào các yếu tố như dinh dưỡng, nhiệt độ, dòng chảy …, tổng hợp tác động của các
yếu tố môi trường đến sự thay đổi sinh lý, sinh hóa của cá. Cá muốn đẻ được phải
chín sinh dục và có điều kiện sinh thái thích hợp. Thời gian cá đẻ trứng có liên
quan đến điều kiện dinh dưỡng của cá con nhằm đảm bảo cho chúng đủ thức ăn và
sống sót với tỷ lệ cao nhất.
Bảng 3.10. Sự phát triển của tuyến sinh dục theo thời gian
Tháng
2

3

Giai đoạn


I
II
III
IV
V

Số con

%

7
9
3
6
5

63,33
30,00
7,66

Số
con
0
2
6
14
8

4


5

%

Số con %

Số con %

0,00
26,67
36,67
36,66

0
1
9
11
9

0
3
8
13
6

0,00
3,33
39,97
40,67

16,03

0,00
1,70
36,67
40,3
21,33

Kết quả khảo sát về sự biến đổi tỷ lệ thành thục sinh dục của cá Chuối Hoa
được trình bày ở Bảng 3.11 và Bảng 3.2 cho thấy: Trong tháng 2 chỉ xuất hiện các
cá thể ở giai đoạn I, II, III với tỷ lệ TSD giai đoạn I (63,33%), giai đoạn II (30%),
giai đoạn III (7,66%) còn các cá thể ở giai đoạn IV chưa thấy xuất hiện. Sang tháng
3 tuyến sinh dục ở giai đoạn II giảm xuống (26,67%), tỷ lệ giai đoạn III (36,67%)
và đã xuất hiện tuyến sinh dục ở giai đoạn IV (36,67%). Tháng 4 các cá thể ở giai
đoạn II bắt gặp trong quá trình thu mẫu với tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 3,33%. Điều
này chứng tỏ mùa vụ sinh sản của cá Chuối hoa bắt đầu từ tháng 4.
Chu kỳ sinh dục và mùa vụ sinh sản của cá Chuối hoa được xác định thông
qua diễn biến của % số cá thể thành thục giai đoạn III, IV và chỉ số sinh dục. Số
liệu thu được được theo dõi và phân tích từ tháng 2 đến tháng 5/2014, lập nên sơ đồ
về chu kỳ sinh dục của cá Chuối hoa. Có thể thấy rõ tỷ lệ % cá thể thành thục ở giai
đoạn III và IV bắt đầu tăng lên từ tháng 4 (80,64%) do đó bước đầu nhận định thời
gian từ tháng 4 - 8 có thể là mùa vụ sinh sản của cá Chuối hoa.
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên tỷ lệ thành thục
qua các tháng nghiên cứu
Qua bảng 3.10 và hình 3.10 trên cho thấy:
Trong tháng 3 chỉ xuất hiện các cá thể ở giai đoạn II, III với tỷ lệ TSD giai
đoạn II (72,72%), giai đoạn III (27,28%), còn các cá thể ở giai đoạn IV chưa thấy
xuất hiện. Sang tháng 4 tuyến sinh dục ở giai đoạn II giảm xuống (58,33%), tỷ lệ
giai đoạn III (33,33%) và đã xuất hiện tuyến sinh dục ở giai đoạn IV nhưng tỷ lệ




25


×