Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu, đánh giá sự biến động thảm Thực vật ngập mặn khu vực Đồng Rui (Quảng Ninh) và Phù Long (Hải Phòng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.97 MB, 96 trang )

-i-

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

---------------------------------------

VŨ MẠNH HÙNG
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG THẢM
THỰC VẬT NGẬP MẶN KHU VỰC ĐỒNG RUI
(QUẢNG NINH) VÀ PHÙ LONG (HẢI PHÒNG)
Chuyên ngành: Thực vật học

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-ii-

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo UBND Xã Đồng Rui (Tiên Yên –
Quảng Ninh) và Xã Phù Long (Cát Hải – Hải Phòng) đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa phương.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn tới TS. Đàm Đức
Tiến đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng như
trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy
học viên cao học K14 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Đặc biệt là ThS.


Phạm Thị Đỗ Loan đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu trong thời
gian qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Lãnh đạo Viện TN&MT Biển, chủ nhiệm các
Đề tài – Dự án đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia và nghiên cứu tại khu vực
địa phương thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên,
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Tác giả

Vũ Mạnh Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-iii-

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT HOẶC KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VĂN ..... vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và giới hạn của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 2

1.2.2. Giới hạn ................................................................................................ 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 3
2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ...................................................... 3
2.2. Nghiên cứu thảm TVNM ............................................................................ 4
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm TVNM ............................................................. 4
2.2.2. Thành phần loài, phân bố TVNM......................................................... 7
2.2.3. Cấu trúc thảm TVNM ......................................................................... 10
2.2.4. Diện tích rừng ngập mặn ................................................................... 11
2.3. Một số mô hình phục hồi rừng ngập mặn................................................. 16
PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 21
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 21
3.2. Tài liệu nghiên cứu ................................................................................... 21
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
3.3.1. Tổng quan tài liệu .............................................................................. 22
3.3.2. Nghiên cứu ngoài thực địa ................................................................. 22
3.3.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm................................................... 24
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 29
4.1. Thành phần loài ........................................................................................ 29
4.2. Phân bố ..................................................................................................... 37
4.2.1. Phân bố rộng ...................................................................................... 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-iv-

4.2.2. Phân bố sâu ........................................................................................ 43
4.3. Cấu trúc ..................................................................................................... 43
4.3.1. Cấu trúc tầng tán................................................................................ 43
4.3.2. Độ tàn che .......................................................................................... 47

4.3.3. Độ che phủ ......................................................................................... 51
4.4. Hiện trạng và biến động diện tích, một số nguyên nhân tác động ........... 54
4.4.1. Hiện trạng phân bố ............................................................................ 54
4.4.2. Biến động diện tích ............................................................................. 56
4.4.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 57
4.5. Đánh giá khả năng phục hồi, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển...... 59
4.5.1. Đánh giá khả năng phục hồi .............................................................. 59
4.5.2. Đề xuất các giải pháp......................................................................... 61
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 65
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 65
5.2. Khuyến nghị.............................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ........................................................... 71
DANH MỤC CÁC CHỨNG CHỈ LIÊN QUAN ................................................ 72
PHỤ LỤC .............................................................................................................. a

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-v-

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Các loại rễ điển hình cây ngập mặn ...................................................... 6
Hình 2.2. Trụ mầm ở một số cây ngập mặn .......................................................... 7
Hình 2.3. Thành phần các nhóm thực vật RNM Đông Nam Á ............................ 8
Hình 2.4. Thành phần TVNM chính thức ở Đông Nam Á ................................... 9
Hình 2.5. Phân bố diện tích RNM khu vực Đông Nam Á .................................. 13
Hình 2.6. Biểu đồ diễn biến diện tích RNM Việt Nam (1943-1999) ................. 14

Hình 2.7. Mô hình nuôi tôm – rừng đồng bằng sông Cửu Long ........................ 19
Hình 3.1. Sơ đồ khảo sát khu vực nghiên cứu .................................................... 21
Hình 4.1. Biểu đồ TVNM khu vực nghiên cứu và toàn quốc ............................. 33
Hình 4.2. Sơ đồ các mặt cắt ngang điển hình ở khu vực Đồng Rui ..................... 45
Hình 4.3. Sơ đồ các mặt cắt ngang điển hình ở khu vực Phù Long ..................... 48
Hình 4.4. Biểu đồ mật độ cây phân bố trong các sinh cảnh................................ 50
Hình 4.5. Họa đồ độ phủ TVNM trong các sinh cảnh khu vực Đồng Rui ......... 52
Hình 4.6. Họa đồ độ phủ TVNM trong các sinh cảnh khu vực Phù Long ......... 53
Hình 4.7. Bản đồ hiện trạng RNM tại Đồng Rui ................................................ 54
Hình 4.8. Bản đồ hiện trạng RNM tại Phù Long ................................................ 55
Hình 4.9. Biểu đồ hiện trạng và biến động diện tích khu vực nghiên cứu ......... 56
Hình 4.10. Biến động diện tích khu vực RNM Đồng Rui .................................. 57
Hình 4.11. Biến động diện tích khu vực RNM Phù Long .................................. 57
Hình 4.12. Mô hình quản lý bền vững rừng ngập mặn ....................................... 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-vi-

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Biến động diện tích RNM thế giới từ 1980 đến 2005 ........................ 12
Bảng 2.2. Phân bố đất ngập ngập khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng ................ 15
Bảng 4. 1. Thành phần loài TVNM hai khu vực nghiên cứu.............................. 29
Bảng 4.2. Các chỉ số sinh học của TVNM Đồng Rui và Phù Long ................... 35
Bảng 4.3. Chỉ số tƣơng đồng Sorensen tại Đồng Rui ......................................... 38
Bảng 4.4. Chỉ số tƣơng đồng Sorensen tại Phù Long ......................................... 38
Bảng 4.5. Phân bố mật độ cá thể theo sinh cảnh tại Đồng Rui ........................... 40

Bảng 4.6. Phân bố mật độ cá thể theo sinh cảnh tại Phù Long ........................... 41
Bảng 4.7. So sánh số lƣợng loài tại các sinh cảnh của hai khu vực.................... 42
Bảng 4.8. Phân bố cá thể loài theo chiều cao tán ................................................ 44
Bảng 4.9. Mật độ trung bình cây phân bố trong các sinh cảnh ........................... 49
Bảng 4.10. Tỷ lệ che phủ trung bình tại các sinh cảnh ....................................... 51
Bảng 4.11. Nguyên nhân chính làm giảm diện tích RNM .................................. 58
Bảng 4.12. Mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu...................................... 59
Bảng 4.13. Đánh giá khả năng sống sót trong sinh cảnh rừng trồng .................. 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-vii-

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT HOẶC KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VĂN
A/F: Tỷ lệ (A/F) giữa độ phong phú (abundance) và tần suất (frequency)
của mỗi loài đƣợc sử dụng để xác định các dạng phân bố không gian của
loài đó trong quần xã thực vật nghiên cứu
DR: Đồng Rui
ĐTQH : Điều tra quy hoạch
IVI: Chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index - IVI)
H’: Chỉ số đa dạng theo công thức Shannon và Weiner (1963)
HST: Hệ sinh thái
NC: Nghiên cứu
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
PL: Phù Long
TVNM: Thực vật ngập mặn
RNM : Rừng ngập mặn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-1-

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hệ sinh thái (HST) rừng ngập mặn (RNM) là nơi chuyển tiếp giữa môi
trƣờng biển và đất liền và là HST đặc trƣng cho các vùng biển nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Các loài thực vật ngập mặn (TVNM) phát triển tốt trên khu vực bãi
lầy ven biển, cửa sông hoặc dọc theo các kênh rạch ven biển và chịu ảnh
hƣởng trực tiếp của cả biển và lục địa. Các kết quả nghiên cứu và hoạt động
thực tiễn đã cho thấy, HST RNM có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là đối với đời sống của cƣ dân ven biển.
RNM không những chỉ cung cấp cho ngƣời dân ven biển nguồn lâm sản (than,
củi, tanin...), nguồn lợi hải sản có giá trị cao, mà còn có vai trò rất quan trọng
trong việc chắn gió, chắn sóng, bảo vệ cƣ dân và các công trình ven biển.
Khởi đầu cho sự hình thành HST RNM là thảm TVNM. Đây là những
loài thực vật bậc cao có khả năng tồn tại và phát triển trên các bãi lầy, thƣờng
xuyên (hoặc định kỳ) ngập nƣớc mặn hoặc lợ. Sự phát triển của thảm TVNM
trên các bãi bùn lầy, ngập mặn ven biển đã tạo nên HST RNM với năng suất sinh
học cao, trữ lƣợng lớn và đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển. Chính
những sản phẩm của thảm TVNM (cành, lá) là nguồn cung cấp mùn bã hữu cơ,
hệ thống rễ thở làm tăng khả năng bồi lắng, giữ chất dinh dƣỡng, nơi cƣ trú và bãi
đẻ an toàn cho nhiều loài thủy sản quý hiếm.
Trong nhiều năm vừa qua, sự bùng phát của phong trào nuôi trồng thủy
sản ven biển, sự phát triển của đô thị, cũng nhƣ xây dựng các công trình ven
biển đã làm suy giảm đáng kể diện tích RNM. Sau thời gian dài, RNM chƣa
thực sự đƣợc quan tâm và chỉ đƣợc xem nhƣ địa điểm khai thác các lợi ích kinh

tế trƣớc mắt nên HST này bị khai thác tới mức cạn kiệt, môi trƣờng bị suy thoái
và ô nhiễm ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sông cƣ dân ven biển.
Hiện nay, với sự quan tâm của Chính phủ (chƣơng trình trồng phục hồi
RNM, chính sách giao rừng cho từng hộ dân, hỗ trợ nuôi trồng hải sản trong
RNM,…), đồng thời nhận thức của ngƣời dân về vai trò RNM ngày càng nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-2-

cao nên RNM đang đƣợc phục hồi về cả quy mô và chất lƣợng. Kết quả là trong
thời gian ngắn (khoảng 10 năm) thảm TVNM ở Việt Nam nói chung và khu vực
ven biển Bắc bộ nói riêng đã có nhiều thay đổi cả về diện tích và cấu trúc phân
bố. Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu chi tiết về thành phần loài, phân
bố, diện tích và cấu trúc thảm TVNM, nhằm đánh giá đƣợc khả năng phục hồi
cũng nhƣ diễn thế tự nhiên của HST RNM. Từ đó, việc nghiên cứu làm cơ sở đề
xuất các giải pháp quản lý, phục hồi, bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững
RNM là rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế và trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ sinh
học, sự đồng ý của cơ sở đào tạo chúng tôi thực hiện luận văn cao học có tên:
Nghiên cứu, đánh giá sự biến động thảm Thực vật ngập mặn khu vực Đồng
Rui (Quảng Ninh) và Phù Long (Hải Phòng).
1.2. Mục tiêu và giới hạn của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
+ Đánh giá hiện trạng và biến động về cấu trúc thành phần loài, cấu trúc
phân tầng, mật độ che phủ, diện tích phân bố của TVNM khu vực nghiên cứu và
nguyên nhân sự biến động đó.
+ Đánh giá khả năng phục hồi và đề xuất các mô hình bảo tồn, khai thác
và phát triển bền vững RNM khu vực nghiên cứu.

1.2.2. Giới hạn của
+ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thảm TVNM
phân bố ở khu vực xã Đồng Rui (Tiên Yên, Quảng Ninh) và xã Phù Long (Cát
Hải, Hải Phòng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-3-

PHẦN II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.1.1. Khu vực xã Đồng Rui, Huyện Tiên Yên, Quảng Ninh
Khu vực nghiên cứu là xã đảo Đồng Rui (Tiên Yên, Quảng Ninh). Nằm
trong vịnh Tiên Yên – Hà Cối, ven bờ cửa sông Tiên Yên – Ba Chẽ. Vùng cửa
sông Tiên Yên – Ba Chẽ đƣợc giới hạn đƣờng bờ từ Đầm Hà đến Cửa Ông, phía
ngoài là các lạch triều sâu ngăn cách với hệ thống đảo chắn Cái Bầu, Cái Chiên
tạo thành cửa sông hình phiễu Tiên Yên – Ba Chẽ. Sông Tiên Yên có lƣu lƣợng
lớn nhất là 4.090 m3/s, nhỏ nhất là 1,45 m3/s, tổng lƣợng nƣớc 0,66x109 m3/năm.
Hàm lƣợng vật lơ lửng lớn nhất 596 kg/m3, nhỏ nhất 4,0 g/m3, trung bình 54,5
m3. Tổng lƣợng cát biển là 0,0347x103/tấn/năm. Sông suối ở khu vực này ngắn
và có độ dốc cao nhƣng điểm này nằm trong vịnh kín, có hệ thống đảo chắn gió,
chắn sóng ngoài, nhờ thế mà phù sa chuyển ra sông đƣợc ngƣng đọng lại ở bờ
vịnh. Nhờ vậy mà xã đảo Đồng Rui có lƣợng phù sa khá lớn trong khu vực, đây
là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của cây ngập mặn. Thủy triều ở khu
vực này có tính chất thuần nhất: chế độ nhật triều, biên độ triều lớn (4 m) tạo
cho vùng của sông Tiên Yên có những bãi triều rộng, tuy nhiên do sông ở đây
dốc nên cây ngập mặn không phân bố sâu vào nội địa. [7], [8], [17]
Độ mặn tƣơng đối cao bình quân/năm là 26,6 %o, trung bình tháng cao

nhất (tháng 2) là 30,4 %o, phù hợp với sinh trƣởng của các cây chịu mặn cao. [9]
Sóng: tuy nằm trong khu vực chịu tác động mạnh của gió mùa và bão,
nhƣng nhờ các quần đảo ở phía ngoài che chắn nên tác động của sóng yếu. Từ
tháng 10 đến tháng 5 năm sau (mùa khô), độ cao của sóng lớn nhất ở đây là 0,75
m. Về mùa mƣa bão sóng (tháng 6 đến 9) cao nhất là 1,5 – 2,5 m nhƣng rất ít khi
xảy ra. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và phân bố của các
loài ngập mặn. [9]
Nhiệt độ không khí bình quân năm trong khu vực không thấp (22,60C),
nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất là 150C (tháng giêng). Về mùa đông, khi gió
mùa đông bắc tràn xuống thì nhiệt độ không khí, nƣớc và đất giảm xuống đột
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-4-

ngột (nhiệt độ không khí dƣới 100C, nhiệt độ nƣớc dƣới 150C), thời gian kéo dài
trong 3-5 ngày hoặc hơn. Về mùa hè nhiệt độ lại khá cao khoảng 250 - 350C cao
nhất là 380C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa là rất lớn. Đây là điều kiện
không thuận lợi cho sự sinh trƣởng của cây ngập mặn, chính vì vậy hầu hết cây
ngập mặn ở đây đều bị hạn chế về kích thƣớc, cây nhỏ và thấp, cây cao nhất cũng
chỉ 5-6 m nhƣ Mắm biển, Đƣớc, Vẹt. [8]
2.1.2.. Khu vực xã Phù Long, Huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng
Xã Phù Long nằm ở phía tây nam đảo Cát Bà, ba mặt giáp với núi đá vôi
thuộc các xã khác, phía tây giáp với cửa sông Lạch Huyện. Tại đây, diện tích
RNM không lớn, xen lẫn một số đảo đá vôi nhỏ và bãi triều rộng điển hình cho
hệ sinh thái vùng cửa sông trong vịnh Bắc Bộ.
Xã Phù Long có 3.240 ha bãi triều nằm trong khu vực cửa Lạch Huyện và
đƣợc che chắn bởi đảo Cát Hải phía ngoài biển và dãy núi đá vôi ở phía Bắc.
Nhờ có thảm TVNM bảo vệ nên việc nuôi trồng thủy sản trên bãi triều đem lại

lợi ích kinh tế lớn và là nguồn thu chính của ngƣời dân trong xã. Độ mặn ở khu
vực này là khá cao (18%o vào mùa mƣa và 30 %o vào mùa khô). [19]
Về khí hậu, cả hai khu vực trên đều chịu ảnh hƣởng của khí hậu khu vực
Đông Bắc bộ, mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa và những đặc
điểm riêng của vùng biển có nhiều đảo nhỏ. [16]
2.2. Nghiên cứu thảm TVNM
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm TVNM
* Khái niệm rừng ngập mặn: Thuật ngữ “rừng ngập mặn”, tiếng Anh là
“mangrove” đƣợc dùng để chỉ các loài thực vật hoặc một khu rừng có nhiều loài
sống trong môi trƣờng đầm lầy mặn ven biển. Quần xã TVNM bao gồm nhiều
Chi và Họ thực vật, phần lớn không có quan hệ họ hàng, nhƣng lại có những nét
chung về đặc tính thích nghi hình thái, sinh lý và sinh sản phù hợp với môi
trƣờng ngập mặn (hoặc lợ), thiếu không khí và nền đất không ổn định. [26]
* Đặc điểm của TVNM: TVNM là nhóm thực vật bậc cao sống trong
môi trƣờng đất ngập nƣớc lợ đến mặn, chịu ảnh hƣởng lớn của chế độ thủy triều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-5-

nên có những đặc điểm thích nghi với điều kiện khắc nhiệt của vùng đất ngập
nƣớc mặn. Đó là những nét nổi bật nhƣ sau:
- Rễ: là nét đặc trƣng nhất của TVNM, hệ thống rễ chằng chịt, với điều
kiện sống trong nền đất bùn mềm, thƣờng chịu tác động định kỳ của thủy triều,
sóng, gió và dòng chảy. Những loài này đã hình thành một hệ thống rễ hoàn
thiện thích nghi với điều kiện khắc nhiệt, giữ vững khối tán cây dầy đặc trong
không khí (rễ Đƣớc). Ngoài tác dụng làm giá đỡ cho cây, hệ thống rễ này còn
là cơ quan thu nhận không khí thông qua hệ thống lỗ vỏ (trung bình 5-10 lỗ
vỏ/cm2). Ở các loài TVNM thì rễ cọc bị thui dần khi ăn sâu vào bùn, thay vào

đó là hệ thống rễ bên xuất phát từ gốc thân, phát triển mạnh theo hƣớng ăn
ngang. Từ các rễ này mọc ra các rễ đâm xuống đất để lấy chất dinh dƣỡng hoặc
mọc ngƣợc lên thành rễ hô hấp (rễ Bần, rễ Mắm) thể hiện tính chất thích nghi
với môi trƣờng bùn mềm, thiếu ôxy. [18]
- Thân: Thân các cây gỗ ngập mặn là cơ quan chịu tác động của thủy triều
và các yếu tố khí hậu khác, do đó cũng hình thành một số đặc điểm thích nghi
khá rõ. Trong môi trƣờng không thuận lợi thì phần lớn cây gỗ lại có dạng cây
bụi hoặc cây gỗ nhỏ. Các cây ngập mặn chủ yếu lúc còn non thƣờng có tán hình
nón, phân cành gần sát gốc. Phần lớn là những loài ƣa sáng. Khi sống riêng lẻ
thân phân nhiều, nhƣng khi tập hợp thành quần thể hay quần xã, thì các loài tỉa
thƣa tự nhiên mạnh, ít phân nhánh. Cấu tạo đặc trƣng nhất của phần gỗ cây ngập
mặn là có số lƣợng mạch nhiều, kích thƣớc mạch nhỏ và thành mạch dày so với
các Chi trong cùng Họ. Các tế bào xếp không khít nhau, để chừa ra những
khoảng trống chứa khí. Trong mô mềm ruột có nhiều tế bào đá, tế bào tiết tanin
và tiết chất nhầy hoặc tế bào chứa tinh thể cầu gai. [9]
- Lá: Trong các cơ quan dinh dƣỡng, lá là nơi chế tạo chất hữu cơ nuôi cây,
và là cơ quan có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất. Do đó lá có nhiều đặc điểm
thể hiện sự thích nghi hoàn hảo với môi trƣờng: Cây ngập mặn phần lớn là cây
thƣờng xanh. Các biểu bì mặt trên thƣờng lớn hơn biểu bì mặt dƣới. Lỗ khí chỉ
phân bố ở mặt dƣới lá, số lƣợng lỗ khí trên đơn vị diện tích tƣơng đối lớn (115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-6-

– 205/mm2). Nét đặc trƣng ở lá các loài ngập mặn là hầu hết có tuyến tiết
muối, nằm sâu trong biểu bì và có ở cả mặt trên và mặt dƣới lá. Số lƣợng tuyến
tiết muối thay đổi tùy theo vị trí trên phiến lá, theo loài và môi trƣờng. Ở nhiều
loài ngập mặn, (trừ các loài có tuyến tiết muối) các lá non tƣơng đối mỏng,

nhƣng lá càng già càng dày lên do sự tăng trƣởng kích thƣớc các tế bào trong
thịt lá. Đặc điểm này phù hợp với chức năng tích lũy muối thừa để thải ra
ngoài khi lá rụng. [18]

a

b

c

d

Hình 2.1. Các loại rễ điển hình cây ngập mặn

(a – Rễ chống (Đƣớc đôi); b – Rễ đầu gối (Vẹt dù) ; c – Rễ bạnh (Trang); d – Rễ
thở (Mắm, Bần).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-7-

- Hiện tượng sinh con và trụ mầm: đây là đặc điểm đặc biệt ở cây ngập mặn.
Hạt của các loài này nảy mầm sau khi chín và không có kỳ nghỉ, [9], [18] ngay
ở trên cây mẹ, tạo ra cây con nối liền với quả gọi là trụ mầm, kích thƣớc trụ
mầm ở các loài khác nhau, nhƣng đều có dạng thuôn, phần bụng hơi phình to,
sau nhọn dần. Trụ mầm màu lục có nhiều lỗ vỏ. Khi trụ mầm già thì xuất hiện
một vòng cổ giữa quả và trụ mầm. Các loài thuộc Họ Mắm (Aviceneace) và Sú
(Agriceras corniculatum) có hiện tƣợng sinh con kín, hạt cũng nảy mầm trên
cây mẹ nhƣng trụ mầm hạt kín trong vỏ quả, không ló ra ngoài. Trụ mầm mang

nhiều đặc điểm thích nghi với điều kiện sống khắc nhiệt. Hiện tƣợng này là sự
thích nghi của cây ngập mặn trên môi trƣờng bùn lầy và chịu tác động mạnh mẽ
của thủy triều và dòng chảy (hình 2.2).

Hình 2.2. Trụ mầm ở thực vật ngập mặn
2.2.2. Thành phần loài, phân bố TVNM
Quần xã TVNM bao gồm nhiều Chi và Họ thực vật đa số không có quan
hệ họ hàng, nhƣng lại có những nét chung về đặc tính thích nghi hình thái, sinh
lý và sinh sản phù hợp với môi trƣờng hết sức khó khăn là ngập mặn, thiếu
không khí và đất không ổn định. TVNM đƣợc phát hiện ở khu vực nƣớc ngập
đầm phá, cửa sông và châu thổ của 124 quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới, hầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-8-

hết TVNM sống trên chất nền mềm, ngoài ra chúng còn có thể sống trên bãi đá
khu vực ven bờ. [21]
Tổng số loài TVNM trên thế giới là 53 loài thuộc 23 Chi và 16 Họ.
Nhƣng theo Saenger và cs (1983) thì tổng số loài TVNM chính thức là 60 loài.
Con số chính xác về số loài TVNM trên thế giới cho đến nay vẫn đang còn đƣợc
bàn thảo và tranh luận giữa các nhà phân loại học, số loài TVNM trên thế giới
có khoảng từ 50 đến 70 loài TVNM chính thức theo các hệ thống phân loại khác
nhau. [21], [25]
Khu vực Đông Nam Á có thảm TVNM phát triển và đa dạng thành phần
loài nhất trên thế giới, hầu hết các loài TVNM chính thức đều có phân bố ở khu
vực Đông Nam Á. TVNM trong khu vực phân bố từ Đông sang Tây bao gồm:
Đông Timo, Papua New Guinea, Brunei, Philippine, Indonesia, Malaysia,
Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Myanmar. Tổng số loài TVNM

ở Đông Nam Á là 268 loài, trong đó có 129 loài và cây bụi, 50 loài thân thảo
trên cạn (bao gồm 27 loài cỏ và và cây cỏ), 28 loài leo, 28 loài biểu sinh, 24 loài
dƣơng xỉ, 7 loài thân dừa, một loài dứa dại và một loài Mè (cycad). Trong 268
loài thực vật phân bố ở RNM thì có 52 loài TVNM chính thức so với 60 loài
thuộc nhóm này trên toàn thế giới. [20], [21], [25], [32]

Hình 2.3. Thành phần các nhóm thực vật RNM Đông Nam Á
(Nguồn (Wim Giesen, 2006).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-9-

Theo thống kê của Wim Giensen và cs (2006) thì Indonesia là nƣớc có
thành phần loài TVNM chính thức lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với 48
loài trong tổng số 52 loài ngập mặn chính thức, tiếp theo là Malaysia (42 loài).
Việt Nam có mức độ đa dạng thứ 10 trong tổng số 11 nƣớc Đông Nam Á có
TVNM phân bố. [32]

Số loài TVNM Chính thức

60
50
40
30
20
10

PN

G
M
al
ay
sia
In
do
ne
sia

Th
ai
la
Si
n
ng
ap
or
Ca
e
m
bo
di
a
M
ya
n
Ph mar
ilip
pi

ne
s

Ti

m

or
-L
es
te
Br
un
ei
Vi
et
na
m

0

Quốc gia

Hình 2.4. Thành phần TVNM chính thức ở Đông Nam Á
Nguồn (Wim Giesen, 2006).
Theo Phan Nguyên Hồng (1999) HST RNM Việt Nam có 78 loài ngập
mặn khác nhau thuộc 2 nhóm:
Nhóm cây ngập mặn “chính thức” có 37 loài thuộc 20 Chi, 14 Họ.
Nhóm cây ngập mặn “tham gia” có 42 loài thuộc 36 Chi, 28 Họ.
Hiện nay số loài tham gia ngập mặn đã đƣợc bổ sung thành 70 loài thuộc

34 Họ. Nhƣ vậy, tổng số loài ngập mặn ở Việt Nam là 109 loài, trong đó 37 loài
ngập mặn chính thức và 72 loài tham gia ngập mặn. [11]
Vùng ven biển Đông Bắc có số loài ngập mặn chính thức là 16 loài chiếm
43 % tổng số loài ngập mặn chính thức toàn quốc, số loài cây tham gia ngập
mặn là 36 loài chiếm 50% loài trong nhóm trên toàn quốc. [16]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-10-

2.2.3. Cấu trúc thảm TVNM
Cấu trúc thảm TVNM là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu
tạo nên quần thể thực vật RNM theo không gian và thời gian. Các chỉ tiêu cấu
trúc của RNM đƣợc quan tâm nhiều là: cấu trúc tầng thứ, cấu trúc tổ thành, cấu
trúc độ tuổi, cấu trúc mật độ và độ che phủ.
- Cấu trúc tầng thứ: là sự phân bố theo không gian của tầng cây theo chiều
thẳng đứng, phụ thuộc đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài
tham gia tổ thành. Cấu trúc tầng thứ của RNM có nhiều tầng thứ, các tầng thứ có
sự phân cấp rất khác nhau phụ thuộc vào thành phần loài, độ tuổi và sự khác biệt
đó thể hiện rõ ở vùng miền khác nhau. RNM khu vực Đông Nam Á có dải chiều
cao phân tán rất lớn, chiều cao tán cây từ 1-2 m (đối với những cây bụi hay một
số loài thuộc Họ Mắm (Aviceniaceae) nhƣ: Mắm trắng (Avicenia alba) hoặc
Mắm biển (A. marina) và Sú (Agriceras culatum) phân bố ở khu vực ven bờ, nơi
có nền đáy cứng và thiếu dinh dƣỡng) cho tới 30-40 m chiều cao của một số
rừng hỗn giao Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) và Chi Đƣớc (Rhizophora). [32]
RNM Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền. Cấu trúc tầng
cây RNM khu vực miền Bắc có đặc điểm: chiều cao tán tối đa khoảng 15 m của
Bần chua (Sonneratia caseolaris) và tầng cây chính trong khu vực là 3-5 m, đây

là tầng cây có sự phân bố của nhiều loài khác nhau nhƣ: Trang (Kaldelia
obovata), Đƣớc vòi (Rhizophora stylosa), Bần chua (Sonneratia caseolaris),
Mắm biển (Avicenia marina) và một số loài tham gia ngập mặn khác. Trong khi
đó, cấu trúc tầng cây của RNM khu vực phía Nam lại có đặc điểm: chiều cao tối
đa lên đến khoảng 20 m của cây thuộc Họ Đƣớc (Rhizophora) nhƣ: Vẹt tách
(Bruiera parviflora), Đƣớc (Rhizhophora apiculata) và cây Đâng (Rhizhophora
mucronata), tầng cây chính trong khu vực là 15-20 m với sự phân bố của các
loài thuộc họ Mắm (Aviceniaceae) và họ Đƣớc (Rhizophoraceae).
- Cấu trúc tổ thành: Tổ thành là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá
thể của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Hiểu một cách khác, tổ
thành cho biết sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài khác nhau trên cùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-11-

đơn vị thể tích. Trong một khu rừng, nếu một loài nào đó chiếm trên 95% thì
rừng đó đƣợc coi là rừng thuần loài, còn rừng có từ 2 loài trở lên với tỷ lệ xấp xỉ
nhau thì là rừng hỗn loài (hỗn giao). RNM Việt Nam chủ yếu là rừng hỗn giao
vì phần lớn là rừng tự nhiên. Mặc khác, theo diễn thế tự nhiên, rừng trồng có độ
tuổi từ 20-25 năm thì có sự di cƣ đến của loài ngập mặn khác nên rừng trồng dần
dần trở thành rừng hỗn giao. Diện tích rừng thuần loài chủ yếu là rừng trồng có
độ tuổi dƣới 20 năm.
- Ba chỉ tiêu cấu trúc (cấu trúc độ tuổi, cấu trúc mật độ và độ che phủ) có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thông qua các chỉ tiêu này chúng ta có thể đánh
giá đƣợc mức độ phát triển và áp dụng các kỹ thuật lâm học vào việc phát triển và
khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng ngập mặn. Tuy nhiên, do các hoạt động
của con ngƣời mà các chỉ tiêu, mật độ và độ che phủ bị suy giảm đáng kể.
Nghiên cứu cấu trúc rừng nói chung và RNM nói riêng là nghiên cứu

quan trọng và đƣợc đề cập đến từ rất sớm, nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sự phát triển của ngành lâm nghiệp, bởi kết quả của nó sẽ quyết
định đến những chiến lƣợc phát triển rừng ở địa phƣơng. Mà cấu trúc rừng
thƣờng xuyên thay đổi theo thời gian. Do vậy, để có đƣợc những chiến lƣợc phát
triển đúng cần phải có nghiên cứu về hiện trạng và biến động cấu trúc rừng ở
khu vực và thời điểm cụ thể.
2.2.4. Diện tích rừng ngập mặn
RNM trên thế giới phân bố ở 124 quốc gia và các vùng miền. Trong
khoảng thời gian từ 1980 – 2005 diện tích RNM trên thế giới có nhiều biến động
lớn cả về số lƣợng, diện tích và trữ lƣợng. Theo thống kê, tổng số diện tích
RNM trên toàn thế giới từ 18,8 triệu ha (1980) giảm xuống còn 15,2 triệu ha
(2005). [21], [25], [26]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-12-

Bảng 2.1. Biến động diện tích RNM thế giới từ 1980 đến 2005

Nguồn (FAO, 2007)
Qua bảng 2.1 cho thấy, diện tích RNM bị suy giảm đáng kể vào những
năm cuối những năm 80, chỉ trong khoảng 25 năm từ 1980 đến 1990 diện tích
RNM đã bị mất đi 3,6 triệu ha. Tuy nhiên, thông qua các chƣơng trình bảo tồn
và nhận thức của con ngƣời về RNM ngày càng cao nên số lƣợng diện tích
RNM thế giới bị mất đi có chiều hƣớng giảm dần, số lƣợng diện tích RNM mất
đi hàng năm giảm từ 187.000 ha/năm (1,04 %/năm) vào những năm 1980s
xuống còn 102.000 ha/năm (0,66%/năm) vào những năm 2005. [21]
Châu Á là nơi có diện tích RNM lớn nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở

khu vực Đông Nam Á, các quốc gia trong khu vực này đều nằm trong nhóm các
nƣớc đang phát triển nên áp lực sự phát triển của các quốc gia đến các hệ sinh
thái là rất lớn. HST RNM cũng bị tác động rất lớn bởi xu thế phát triển đó. Vào
những năm 1980, tổng số diện tích RNM khu vực Đông Nam Á là 6,8 triệu ha,
chiếm khoảng 34-42% tổng diện tích toàn thế giới. Đến năm 1990, diện tích
RNM trong khu vực đã giảm xuống dƣới 5,7 triệu ha (khoảng 15%/năm tƣơng
đƣơng với 110.000 ha mỗi năm). Trong khoảng thời gian 1990 – 2000 diện tích
rừng ngập hàng năm giảm xuống 79.000 ha/năm, nhƣng tổng số diện tích rừng
mất đi vẫn là 13,8% trong thập niên đó. [21]
Diện tích RNM Việt Nam chiếm khoảng 2,1 % so với tổng diện tích
RNM khu vực Đông Nam Á (hình 2.5). Việt Nam là nƣớc có đƣờng bờ biển dài
(hơn 3600 km) và là hạ lƣu của nhiều con sông lớn (sông Hồng, sông Cửu
Long…) nên rất thuận lợi cho sự phát triển của cây ngập mặn. Tuy nhiên, hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-13-

năm Việt Nam thƣờng xuyên chịu tác động lớn từ biển (6-7 cơn bão/năm), có
thời gian dài bị tàn phá bởi chiến tranh và chất độc da cam, và là nƣớc đang phát
triển nên RNM chịu nhiều áp lực của sự phát triển kinh tế và các hoạt động phát
triển đô thị. Bên cạnh đó, RNM Việt Nam lại phân bố rải rác nên việc quản lý và
bảo vệ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, diện tích RNM càng có nhiều biến động.

Hình 2.5. Phân bố diện tích RNM khu vực Đông Nam Á
Nguồn (Wim Giesen, 2006)
So với thống kê vào các năm 1943, 1962, 1982, và 2000, trong vòng 57
năm qua, diện tích RNM Việt Nam đã mất 253.210 ha (khoảng 62% tổng diện
tích RNM so với năm 1943). Năm 2000, diện tích RNM Việt Nam chỉ bằng 38%

so với năm 1943. Điều này cho thấy, tốc độ mất RNM ở Việt Nam là rất cao,
khoảng 4.400 ha/năm. [15] Chúng ta có thể thấy sự biến động diện tích RNM ở
Việt Nam trong thời gian qua tại hình 2.6.
Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc (31/12/1999) thì Việt Nam có tổng
diện tích rừng là 10.915.592 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 9.444.198 ha
và diện tích rừng trồng là 1.471.394 ha. Tỉ lệ che phủ rừng ở Việt Nam hiện nay
là 33,2%. [15]
Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc do Viện điều tra quy hoạch rừng tiến
hành (21/12/1999), thì diện tích RNM ở Việt Nam là 156.608 ha. Trong đó diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-14-

tích RNM tự nhiên là 59.732 ha chiếm 38,1% và diện tích rừng trồng là 96.876
ha chiếm 61,95 %. [15]
450000

ha
408.500

400000
350000
290.000

300000

252.000


250000
200000

156.608

150000
100000
50000
0
1943

1962

1982

1999

Năm

Hình 2.6. Biểu đồ diễn biến diện tích RNM Việt Nam (1943-1999)
(Nguồn: Paul Maurand, 1943; Rollet, 1962; Viện ĐTQH rừng, 1982, 1999)
Theo thống kê, diện tích RNM hiện có từ các tỉnh ven biển Việt Nam
(tính đến tháng 12/2000) khoảng 155.290 ha, giảm so với tháng 12/1999 là
1.318 ha (0,84%). Trong đó, diện tích RNM tự nhiên chỉ có 32.402 ha chiếm
21%, diện tích rừng trồng là 122.892 ha (79%). [15]
Diện tích RNM tự nhiên phân bố trên 446.991 ha đất ngập mặn thƣờng
xuyên (giảm 47.009 ha), do nhiều diện tích ngập mặn đƣợc chuyển thành các
đầm nuôi tôm nƣớc lợ ven biển có đê, cống. [12]
Theo thống kê (các tỉnh ven biển, Bộ thủy sản (1999-2000); Viện KHLN
– 2001, nếu tính cả các diện tích đầm nuôi tôm nƣớc lợ ven biển vào diện tích

đất ngập mặn ven biển (đất mặn thƣờng xuyên do ảnh hƣởng của ngập nƣớc
triều)) thì diện tích sẽ là 606.792 ha (tăng hơn so với diện tích đất ngập mặn
thống kê năm 1982 là 112.792 ha). [15]
Trong đó, diện tích RNM ven biển là 155.290 ha; đất ngập mặn ven biển
không có RNM là 225.427 ha và đầm nuôi tôm nƣớc lợ ven biển có đê cống là
226.075 ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-15-

Nhƣ vậy, diện tích nuôi tôm chiếm phần lớn diện tích đất ngập mặn, mà
phần lớn diện tích này là có nguồn gốc từ rừng ngập mặn. Hiện nay, các đầm nuôi
thủy sản bỏ hoang xảy ra khá phổ biến ở các tỉnh ven biển. Nguyên nhân là do sau
khi phá rừng làm đầm nuôi một cách ồ ạt, không có quy hoạch đã làm cho môi
trƣờng nuôi trồng bị ô nhiễm, kết quả là vật nuôi bị bệnh dẫn đến năng suất nuôi
trồng suy giảm mạnh. Vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải có những mô hình nuôi
trồng hợp lý giữa vật nuôi và rừng hƣớng tới sự phát triển bền vững.
Vùng ven biển Quảng Ninh có 65.000 ha diện tích đất ngập mặn chiếm
10,7% tổng diện tích đất ngập mặn toàn quốc, diện tích có RNM là 22.969 ha
chiếm 14,8% tổng diện tích RNM trên toàn quốc, diện tích không có RNM là
27.194 ha chiếm 12,1% tổng diện tích không có RNM và diện tích đầm nuôi nƣớc
lợ là 14.837 ha chiếm 6,6% tổng diện tích đầm nuôi nƣớc lợ toàn quốc. [15]
Khu vực Hải Phòng có 17.000 ha diện tích đất ngập mặn chiếm 2,8% tổng
diện tích đất ngập mặn toàn quốc, diện tích có RNM là 11.000 ha chiếm 7,1%
tổng diện tích RNM trên toàn quốc, diện tích không có RNM là 1.000 ha chiếm
0,4% tổng diện tích không có RNM và diện tích đầm nuôi nƣớc lợ là 5.000 ha
chiếm 2,2% tổng diện tích đầm nuôi nƣớc lợ toàn quốc. [15]
Bảng 2.2. Phân bố đất ngập ngập khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng

Tỉnh
TT
1
2
3
4

Loại hình
Đất ngập mặn
RNM
Không có RNM
Đầm nuôi nƣớc lợ
Tổng cộng

Quảng Ninh
Hải Phòng
Diện tích Tỷ lệ (%) so Diện tích Tỷ lệ (%) so
(ha)
với cả nƣớc
(ha)
với cả nƣớc
65.000
10,7
17.000
2,8
22.969
14,8
11.000
7,1
27.194

12,1
1.000
0,4
14.837
6,6
5.000
2,2
130.000
34.000
Nguồn: Đỗ Đình Sâm (2005)

Qua những số liệu phân tích trên chúng ta có thể thấy, diện tích RNM trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có nhiều biến động lớn. Hậu quả là
diện tích RNM bị giảm đi đáng kể, môi trƣờng cũng nhƣ HST RNM bị suy giảm
nghiêm trọng. Trong thời gian gần đây các nƣớc trên thế giới và Việt Nam đã và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-16-

đang có những chƣơng trình bảo tồn và phục hồi HST RNM, kết quả là đã bảo
vệ và phục hồi đƣợc một diện tích RNM lớn, góp phần vào sự phát triển bền
vững khu vực hệ sinh thái ven biển.
2.3. Một số mô hình phục hồi rừng ngập mặn
RNM đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái ven biển và kinh tế xã
hội của ngƣời dân khu vực ven biển nhƣ: là nơi cƣ trú và sinh sản của các loài
hải sản, đồng thời là mắt xích đầu tiên và quan trọng nhất trong chuỗi thức ăn
cho các loài hải sản. Ngoài chức năng nhƣ là “bức tƣờng” xanh bảo vệ ngƣời
dân và các công trình ven biển, thì RNM đóng vai trò quan trọng trong công tác

lấn biển của con ngƣời. Tuy nhiên, sự suy giảm diện tích và chất lƣợng RNM đã
và đang gây ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi ích của chúng đem lại. Chính vì vậy,
việc bảo vệ phục hồi và phát triển RNM trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Nhƣng để có đƣợc sự phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích giữa các bên tham gia
thì cần thiết phải có những mô hình trồng phục hồi hợp lý và cụ thể đối với khu
vực khác nhau.
Phong trào nuôi trồng thủy sản và các hoạt động ven biển đã làm mất đi
diện tích lớn rừng ngập mặn. Gần đây, nhiều tổ chức quốc tế nhƣ: FAO, IUCN,
WWF... đã có những khuyến cáo về sự suy thoái tài nguyên, môi trƣờng do phá
RNM để làm đầm tôm. Thực tế ở một số nƣớc đi trƣớc Việt Nam cũng cho thấy
những kinh nghiệm bổ ích cần tham khảo.
Ở Ấn Độ và Indonesia, năng suất giảm xuống sau 5 - 10 năm. Ở Thái Lan
hơn 20% trại tôm từ RNM đã bị bỏ chỉ sau 2 - 4 năm. Theo tài liệu khác, trong
số 1,3 triệu ha đất dành cho nuôi tôm ở Thái Lan, khoảng 250.000 ha đã phải bỏ
hoang.
Mặt khác, do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành thuỷ sản và lâm
nghiệp nên không những mất rừng, mà sự cân bằng sinh thái bị ảnh hƣởng và
cuộc sống của cộng đồng ven biển bị xáo trộn. Có thể khẳng định, việc nuôi tôm
không có quy hoạch là mối đe doạ lớn nhất đối với HST RNM.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

-17-

Kết quả nghiên cứu của Ban Nuôi trồng Thuỷ sản (AQD) thuộc Trung
tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) (2004) [6] cho thấy khả năng
xử lý các phế thải từ các đầm tôm của RNM là rất lớn (90% nitrogen đƣợc vi
khuẩn chế biến trong RNM, trong lúc đó các rễ cây vận chuyển đến 90% lƣợng

ôxy do vi sinh vật khoáng hoá).
(NTTS)

NT

.

si

(

184,

Mau). Đ

môi
. [6]
Bùi Thị Nga (2001) [13] đã thống kê một số mô hình rừng – tôm kết hợp
đƣợc áp dụng và nhân rộng ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua đã
và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao do chi phí đầu tƣ thấp, ít dịch bệnh và hạn
chế ô nhiễm môi trƣờng nhƣ:
- Mô hình rừng – tôm quảng canh: con giống chủ yếu lấy từ tự nhiên và
không sử dụng thức ăn công nghệp, phân bón. Quá trình trao đổi nƣớc
chủ yếu dựa vào thủy triều. Việc thu hoạch cũng đƣợc thực hiện thông
qua trao đổi nƣớc theo thủy triều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


-18-

- Mô hình rừng – tôm quảng canh cải tiến: Con tôm sú giống đƣợc thả bổ
sung và nuôi chung với tôm tự nhiên. Mật độ tôm sú khoảng 4-5 con/m2.
Hầu hết nông dân không sử dụng thức ăn công nghệp, phân bón cũng nhƣ
vôi trong quá trình nuôi.
- Mô hình rừng – tôm quảng canh cải tiến kết hợp thả cua: Tôm sú từ các
trại giống và cua giống đánh bắt từ tự nhiên đƣợc thả nuôi cùng với tôm
tự nhiên. Mật độ thả tôm giống khoảng 5-6 con/m2 và cua giống khoảng
1-2 con/m2.
- Mô hình rừng – tôm quảng canh cải tiến kết hợp thả cua và sò huyết: Sò
huyết đƣợc thả nuôi chung với tôm sú, tôm tự nhiên và cua; sau 5 tháng
nuôi thì thu hoạch. Sò huyết đƣợc thu hoạch chủ yếu bằng cách bắt tay.
Kết quả của các mô hình này là năng suất và thu nhập của hộ nuôi tăng
lên đáng kể. Trong đó mô hình rừng – tôm quảng canh cải tiến kết hợp với thả
cua và sò huyết làm gia tăng năng suất tôm khoảng 1,5 – 2,7 lần so với mô hình
rừng – tôm quảng canh và rừng – tôm quảng canh cải tiến. Do đó, đa dạng hóa
vật nuôi trong hệ thống nuôi tôm kết hợp là cần thiết và mang lại hiệu quả kinh
tế cho hộ nuôi.
Dự án FIS/94/12 đã nghiên cứu và đƣa ra hai mô hình nuôi tôm kết hợp
với rừng ở đồng bằng sông Cửu Long là: rừng tôm tách biệt (A) và rừng tôm kết
hợp (B) (hình 2.7). [1]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×