Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ đô (CACC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.67 KB, 31 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA KẾ TOÁN
Hà nội, ngày 01 tháng 03 năm 2014

BÁO CÁO THỰC TẬP
Họ và tên: Phan Đức Hạnh
Mã SV: 1054021201
Lớp: CQ48/22.10
Điện thoại: 0167.611.9270
Email:
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ đô (CACC)
Địa chỉ: Lô 5, D6 khu quận ủy Thanh Xuân, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân,
Hà Nội
Cán bộ hướng dẫn tại đơn vị thực tập : anh Tuấn
Điện thoại: 0988 842 239
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bá Minh
Điện thoại: 0989 191 962
Đề tài viết luận văn
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm
toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ đô (CACC)”

SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trước ngưỡng của sự hội nhập nền kinh tế thị trường đòi hỏi tình
hình tài chính trong các công ty phải minh bạch và điều đó góp phần tạo
điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của lĩnh vực kiểm toán trong
nền kinh tế đất nước. Tuy hoạt động kiểm toán ra đời từ lâu nhưng thực tế
chỉ vài năm gần đây lĩnh vực này mới thật sự phát triển, hàng loạt công ty
kiểm toán độc lập Việt Nam mới được thành lập và dần chứng tỏ vị thế trên
thị trường. Tuy mới được thành lập nhưng công ty Kiểm toán Tư vấn Thủ
Đô đã có nhiều cố gắng để tạo niềm tin cho khách hàng, cũng đồng thời
khẳng định vị thế.
Trong thời gian thực tập tại công ty Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô
(CACC), em đã có điều kiện tiếp cận thực tế và phần nào được hiểu biết
thêm về công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Bá Minh và các anh chị trong công ty CACC đã giúp em
hoàn thành bài báo cáo này.
Ngoài lời mở đầu và kết luận báo cáo gồm 3 phần chính sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Kiểm toán và Tư vấn Thủ Đô(CACC)
Chương 2: Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty TNHH kiểm toán tư
vấn Thủ đô
Chương 3: Đánh giá về đặc điểm kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Tư
vấn Thủ Đô(CACC)
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10


2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

Em mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của thấy cô và các anh
chị trong Công ty Kiểm toán và Tư vấn Thủ Đô (CACC) để bài báo cáo
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
TƯ VẤN THỦ ĐÔ (CACC)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Kiểm toán và Tư
vấn Thủ Đô(CACC).
Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Thủ Đô được chính thức thành lập
vào ngày 22/05/2006 theo giấy đăng kí kinh doanh số 0102026476 do sở kế
hoạch và đầu tư Hà Nội cấp, là một công ty kiểm toán độc lập hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp và do Bộ tài chính quản lý về mặt nghề nghiệp tại
Việt Nam.
Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô (được cục
sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ cho ngành nghề kiểm toán, tư
vấn tài chính, kế toán và thuế).
Tên giao dịch: Capital Auditing
Tên viết tắt:

CACC


Trụ sở chính:

Lô 5, D6 khu quận ủy Thanh Xuân, Thanh Xuân

Bắc, Hà Nội. Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện tại Vĩnh
Phúc, Đà Nẵng. Cần Thơ
Điện thoại: (84-4)6 285 2318
Fax:

(84-4)6 285 2317

Website: www.cacc.net
Email:



SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

Công ty Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô là doanh nghiệp kiểm toán hoạt
động hợp pháp trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, xác định giá trị doanh
nghiệp cổ phần hóa, tư vấn thuế, tư vấn tài chính, tư vấn quản lý, tư vấn định
giá doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp.

Hằng năm, phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành,
Công ty Kiểm toán Tư vấn Thủ đô được bộ tài chính cấp chứng nhận công
ty đủ điều kiện thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ tư vấn
chuyên ngành. Điều này đảm bảo điều kiện pháp lý cho các sản phẩm dịch
vụ của Capital Auditing
Công ty Kiểm toán Tư vấn Thủ đô bằng việc cộng tác với các pháp
nhân chuyên ngành tài chính - kế toán - kiểm toán trong nước, quốc tế và
các cộng tác viên đang làm việc trong các Bộ, Ngành, doanh nghiệp lớn đã
góp phần đa dạng hóa dịch vụ cung cấp tới khách hàng với chuẩn mực về
chất lượng đã được thừa nhận tại Việt Nam.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kiểm toán tư
vấn Thủ Đô(CACC)
Công ty Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô hoạt động trong các lĩnh vực kiểm
toán, kế toán, xác định giá trị doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp với
phương châm hoạt động là cung cấp cho khách hàng thông tin đáng tin cậy,
giúp đưa ra quyết định quản lí tài chính có hiệu quả.
Các dịch vụ chủ yếu của công ty bao gồm:
Kiểm toán và các dịch vụ liên quan
 Kiểm toán theo luật định Báo cáo tài chính, công trình XDCB, Đấu
thầu, vay vốn Ngân hàng, góp vốn, mua bán, sát nhập, xác định
GTDN…
 Kiểm toán hoạt động .
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
 Báo cáo thẩm định số liệu theo mục tiêu.
 Các đánh giá và xác nhận đặc biệt.
 Kiểm tra báo cáo quý và báo cáo giữa kỳ.
 Chuẩn bị và tổng hợp báo cáo tài chính.
Tư vấn tài chính
 Xác định cơ cấu và chiến lược kinh doanh.
 Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cho doanh nghiệp,
xây dựng quy chế tài chính cho doanh nghiệp.
 Tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.
 Tư vấn quản lý tiền lương và nhân sự.
 Tư vấn lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu, tư
vấn đầu tư, lựa chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp.
 Tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, tư
vấn đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.
Dịch vụ kế toán
 Tư vấn lựa chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế toán
 Tư vấn lập Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, tư vấn ghi sổ kế toán
 Xây dựng cơ cấu chi phí, giá thành
Dịch vụ kiểm toán nội bộ
 Xây dựng phòng kiểm toán nội bộ
 Đào tạo kiểm toán nội bộ
 Phân tích hoạt động
 Soạn thảo sổ tay kiểm toán nội bộ
 Thực hiện dịch vụ kiểm toán nội bộ
 Điều tra gian lận theo chủ điểm
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10


5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

 Các dịch vụ cao cấp khác về Tài chính
Dịch vụ chuyển đổi báo cáo
 Dịch vụ soát xét Báo cáo tài chính đã được chuyển đổi theo thông lệ
kế toán Quốc tế phục vụ cho mục tiêu hợp nhất kết quả hoạt động với
Công ty mẹ
 Dịch vụ chuyển đổi Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phục vụ
cho mục tiêu hợp nhất kết quả hoạt động với Công ty mẹ theo chuẩn
mực kế toán Quốc tế và Việt Nam
Dịch vụ đào tạo
 Tổ chức khóa học về kế toán, kiểm toán cho các đơn vị phù hợp với
các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, kiểm toán Quốc tế
 Tổ chức khóa học về kế toán, kiểm toán cho các đơn vị phù hợp với
các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam
 Đào tạo Kiểm toán nội bộ cho các doanh nghiệp, tổ chức.
 Đào tạo trợ lý kiểm toán
 Đào tạo kế toán các cấp độ
Dịch vụ định giá tài sản
 Dịch vụ xác định giá trị tài sản doanh nghiệp phục vụ cho việc chuyển
đổi hình thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, góp
vốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh…
 Dịch vụ tư vấn hồ sơ dự án
 Dịch vụ kiểm toán các khoản mục đặc biệt

Dịch vụ thuế
 Kho dữ liệu các văn bản pháp quy của Việt Nam
 Kho dữ liệu các văn bản thuế nới riêng

SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

 Liên lạc thường xuyên và trực tiếp với cơ quan thuế các cấp và ban
ngành hữu quan khác
 Những kiến thức quý giá về việc áp dụng thuế và các quy định pháp lý
khác.
 Đánh giá phân tích thuế
 Giúp đỡ trong việc kiểm toán thuế
 Thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu
 Tư vấn để hưởng khuyến khích thuế
 Đào tạo kỹ năng về kế toán thuế
Về nhân sự.
Bất kì một công ty kiểm toán nào khi bước vào lĩnh vực kinh doanh thì
đội ngũ nhân viên luôn là yếu tố quan trọng quyết định thành công, cũng
như thắng lợi trong công việc kinh doanh của mình. Công ty muốn phát triển
bền vững cần có một nguồn nhân lực thực sự vững vàng cả về chuyên môn
và khả năng tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Đội ngũ nhân viên chủ chốt
của công ty bao gồm các kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán viên do bộ

tài chính cấp(CPA), thạc sỹ kế toán, thạc sỹ ngân hàng tài chính, thạc sỹ
quản trị kinh doanh(MBA)...và đã từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc
tại các công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam như Earnt & Young, Deloitte
Việt Nam (trước đây là VACO).
Ban giám đốc CACC là những người có nhiều năm kinh nghiệm làm
việc trong các lĩnh vực tài chính kế toán và đã từng công tác nhiều năm tại
các công ty kiểm toán lớn.
Nhân viên của công ty được đào tạo có hệ thống, có nhiều năm kinh
nghiệm thực tế, có hiểu biết sâu rộng và đặc biệt các kiểm toán viên đã

SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

thường xuyên tham gia kiểm toán và tư vấn cho nhiều loại hình doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Về thị trường khách hàng
Tuy là công ty trẻ mới thành lập nhưng thị trường khách hàng của
công ty đã phản ánh sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của ban giám đốc
cũng như toàn thể nhân viên trong công ty.
Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết
toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, thẩm định giá tài
sản... cho khách hàng với quy mô đa dạng, thuộc mọi thành phần kinh tế
khác nhau như công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước,

công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... và số lượng khách hàng
ngày càng tăng lên nhiều hơn. Tính đến nay công ty đã cung cấp dịch vụ cho
khách hàng lên tới gần 650 lượt khách hàng với mức tăng trưởng bình quân
về khách hàng trong năm gần đây lên tới trên 30%/ năm chính bởi do chất
lượng kiểm toán của công ty tốt đã tạo được uy tín cho khách hàng.
Cụ thể các khách hàng mà CACC đã và đang phục vụ:
Vốn đầu tư trong nước
 Các đơn vị thành viên trực thuộc Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng.
 Các đơn vị thành viên trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam.
 Các đơn vị thành viên Tổng công ty Dệt may Việt Nam
 Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Hóa Chất Việt Nam
 Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Thép Việt Nam
 Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam
 Các đơn vị thành viên Tổng Công ty LILAMA Việt Nam, TCT Sông
Đà
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

 Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông
Nghiệp
 Các doanh nghiệp địa phương thuộc các Tỉnh, Thành phố (Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Hà Nội, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà

Nẵng…)
 Báo dân trí, Báo Nhân dân, Nhà xuất bản Lao động.
 Tập đoàn các Ngôi sao Sân golf, các dự án đầu tư.
Vốn đầu tư nước ngoài
 Các doanh nghiệp thuộc khu Công nghiệp (KCN Suối Dầu Nha
Trang, KCN Bình Dương, KCN Đồng Nai…)
 Các doanh nghiệp Nhật Bản (các doanh nghiệp vừa và nhỏ): Dầu khí
Nghệ An.
 Các doanh nghiệp Mỹ (doanh nghiệp viễn thông, dầu khí)
 Các doanh nghiệp Hàn Quốc (doanh nghiệp san xuất sản phẩm thức
ăn)
 Các doanh nghiệp của Trung Quốc (doanh nghiệp sản xuất cơ khí)
 Các doanh nghiệp của Gemany (các doanh nghiệp dệt may, cơ khí)
 Các doanh nghiệp Australia (Khách sạn, nha hàng)
 Các doanh nghiệp của các nước khác…(doanh nghiệp vừa và nhỏ)
 Viên khoa học công nghệ thông tin. Cục Hàng Không Quốc gia Việt
nam
 Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông, Viễn Thông Lào Cai, Hải Dương,
Bình Phước.
 BQL các công trình Giao thông Thái Nguyên, BQL các DA Thành
phố Bắc Ninh.
Vốn dự án
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

 Các Dự án ODA – Đại sứ quán Nhật Bản trực tiếp giải ngân
 Các Dự án phi chính phủ - Dự án tài trợ vừa và nhỏ.
 Dự án ADB – Dự án Ngân hàng phát triển Châu Á.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Kiểm toán Tư
vấn Thủ đô.
Để đảm bảo được mỗi cuộc kiểm toán diễn ra tốt và hoàn thiện theo
đúng kế hoạch thì công tác tổ chức bộ máy hoạt động cũng như quá trình
phân công công việc là rất quan trọng. Nhân thấy tầm quan trọng của vấn đề
công ty đã tổ chức bộ máy của công ty theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hội đồng thành viên

Giám đốc

P.GĐ ban kiểm
toán BCTC

Ban
kiểm
toán
BCTC

Ban tư
vấn cổ
phần
hóa, tư
vấn tài
chính

kế toán

P.GĐ ban XDCB

Ban
kiểm
soát
nội bộ

SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

Tổ
chức
hành
chính,
kế toán

Ban
kiểm
toán
Quyết
toán vốn
đầu tư
XDCB

Ban tư
vấn đầu


10



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
CACC là một công ty TNHH 2 thành viên trở lên, đứng đầu công ty là
Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên gồm: một Chủ tịch (đồng thời
cũng là Giám đốc công ty), một phó Chủ tịch.
Giám đốc: là người phụ trách cao nhất về hoạt động kinh doanh, chỉ
đạo hoạt động của Công ty và đại diện cho quyền lợi của Công ty trước pháp
luật và các bên hữu quan. Hỗ trợ cho Giám đốc là các phó giám đốc chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về phòng ban mình quản lý.
Phó giám đốc: đều là các thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hỗ
trợ giám sát giám đốc hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, đồng thời đảm
nhiệm trực tiếp quản lý các phòng ban trong công ty.
Ban kiểm toán BCTC: là bộ phận có số lượng nhân viên chuyên
nghiệp, có kinh nghiệm tốt. Bộ phận này là bộ phận trực tiếp lập kế hoạch và
thực hiện các công việc cụ thể trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.
Ban tư vấn cổ phần hóa, tư vấn tài chính, kế toán: Xác định giá trị
doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa, điều lệ, quy chế tài chính, hệ thống kiểm
soát nội bộ… Ghi sổ kế toán và dịch vụ kế toán trưởng cho các doanh
nghiệp.
Ban kiểm soát nội bộ: kiểm soát tài chính, kế tóan thuế của công ty.
Quản lý văn bản hồ sơ pháp lý, báo cáo kiểm toán, hồ sơ của công ty. tư vấn
sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, tư vấn thuế. tư vấn lập hồ sơ đấu thầu
(kiểm toán đấu thầu); tư vấn dự án và đầu tư dự án (xây dựng dự án, thời
gian hoàn vốn và nguồn vốn đầu tư dự án, tiến độ giải ngân…); tư vấn đào

tạo nghê kế tóan, kiểm toán.
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

Ban tư vấn đầu tư: cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp và các
dịch vụ phân tích đầu tư chứng khoán.
Ban kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư XDCB: kiểm toán Quyết
toán vốn đầu tư XDCB kiêm nhiệm làm các dịch vụ về tư vấn quyết toán
vốn đầu tư cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Phòng tổ chức hành chính kế toán: thực hiện các hoạt động hành
chính kế toán của công ty, tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ.
Các bộ phận trong công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ
chức CACC thống nhất. Bên cạnh đó, công ty thực hiện chính sách chọn và
luân chuyển một số nhân viên giữa bộ phận kiểm toán và tư vấn nhằm tạo
điều kiện nâng cao năng lực và hiểu biết của nhân viên.
Đặc điểm công tác kế toán tại công ty Kiểm toán và Tư vấn Thủ Đô
Công ty kiểm toán tư vấn Thủ Đô lựa chọn hình thức kế toán là hình
thức nhật kí chung: đây là hình thức kế toán phù hợp với loại hình kinh
doanh của công ty.
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
do Bộ tài chính quy định. Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/01
và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Công ty thực hiện hạch toán độc lập,
tự chi trả kinh phí bằng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ và thực hiện

nghĩa vụ với nhà nước.
Kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trước tình hình phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường,
công ty đã không ngừng nỗ lực tìm mọi biện pháp để lĩnh vực kinh doanh
ngày càng phát triển, đạt được những mục tiêu đề ra.
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của CACC
ĐVT: 1000 VND
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Tổng doanh thu
5.587.951
7.258.953
10.565.298
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ (CACC)
2.1. Đặc điểm của tổ chức kiểm toán
Hằng năm, công ty đều tổ chức họp Ban Giám Đốc để quyết định nhân
sự lên kế hoạch kiểm toán cho cả năm cũng như các chính sách khác của

công ty. Nhân sự được chia thành các nhóm kiểm toán, trong mỗi nhóm
kiểm toán đều có các KTV chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng và kiểm
tra giám sát các trợ lý kiểm toán. Nhân sự được chia thành các ban:
Ban kiểm toán BCTC
Ban tư vấn cổ phần hóa, tư vấn tài chính, thuế
Ban kiểm soát nội bộ
Ban tư vấn đầu tư
Ban kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư XDCB
Trong các ban có sự trao đổi nhân sự và hỗ trợ tùy từng hợp đồng theo
sự phân công của Ban GĐ và chủ nhiệm kiểm toán.
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán
Ngay từ tôn chỉ nghề nghiệp của CACC “Khách hàng hài lòng nhận
được lợi ích hiểu quả tiêu chuẩn chất lượng cao tự dịch vụ chuyên nghiệp
với mức phí hợp lý” đã nêu lên phương pháp luân kiểm toán và mục tiêu
hướng tới của việc cung cấp dịch vụ Kiểm toán của CACC.
Một cuộc kiểm toán thông thường bao gồm 3 bước:
- Chuẩn bị kiểm toán
- Thực hiện kiểm toán
- Kết thúc kiểm toán
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

Một cuộc kiểm toán của CACC thực hiện cũng trải qua trình tự chung

như trên. Trong phạm vi báo cáo, em sẽ đi tìm hiểu và đi theo các bước được
phân chia nhỏ hơn để có thể hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán mẫu chung
của CACC.
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm:
- Quá trình ký hợp đồng và thỏa thuận dịch vụ kiểm toán
- Tổng hợp xây dựng kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm:
- Tiến hành cuộc kiểm toán
- Tổng hợp và xử lý kết quả kiểm toán
Giai đoạn kết thúc kiểm toán bao gồm:
- Phát hành dự thảo Báo cáo kiểm toán
- Tổng hợp và xử lý các vấn đề số liệu sau kiểm toán
- Phát hành Báo cáo kiểm toán
- Xử lý sau phát hành Báo cáo kiểm toán, hậu hợp đồng
Có thể sắp xếp quy hoạch tổng hợp trình tự cuộc kiểm toán thông thường do
Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ đô thực hiện như sau:

SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

Quá trình ký hợp đồng,
Ban Giám Đốc


thỏa thuận dịch vụ kiểm
toán

Ban GĐ và Chủ
nhiệm kiểm toán

Tổng hợp xây dựng kế

Chủ nhiệm kiểm
toán, NV chuyên
nghiệp

Tiến hành cuộc kiểm

Chủ nhiệm kiểm
toán và Ban cố vấn

Tổng hợp và xử lý kết

Ban Giam Đốc và
Chủ nhiệm kiểm
toán

SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

hoạch kiểm toán

toán tại đơn vị

quả kiểm toán


Phát hành dự thảo Báo
cáo kiểm toán
Tổng hợp và xử lý các
vấn đề số liệu sau kiểm
toán
Phát hành Báo cáo kiểm
toán
Xử lý sau phát hành Báo
cáo kiểm toán, hậu hợp
đồng
15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

 Quá trình ký kết hợp đồng và thỏa thuận dịch vụ kiểm toán
Phương châm của công ty trong giai đoạn này là không ngừng tìm
hiểu về công ty khách hàng, Ban GĐ, hoạt động kinh doanh và các rủi ro
trong kinh doanh của khách hàng xét trên các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối,
các yêu cầu của khách hàng về loại hình dịch vụ… từ đó tiếp cận và xây
dựng một bản hơp đồng với lịch trình, phạm vi, mức phí hợp lý. Mục tiêu
của giai đoạn này là đeo đuổi, chia sẻ tiến tới ký hợp đồng để cùng phát
triển.
 Quá trình tổng hợp xây dựng kế hoạch kiểm toán
Dựa trên bản hơp đồng đã được ký kết, phù hợp với hệ thống chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam hiện hành và Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được

thừa nhận, CACC tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chi tiết (có được từ
thông tin của hợp đồng, chương trình kiểm toán chuẩn của công ty), bố trí hệ
thống nhân sự các cấp phù hợp với hợp đồng đã ký kết (Ban GĐ điều hành
hợp đồng – Ban cố vấn thường trực – Công ty liên kết (nếu cần thiết) – Cộng
tác viên (nếu cần thiết) – Nhóm kiểm toán). Trong quá trình này CACC sẽ
gửi tới khách hàng các văn bản đề nghị chuẩn bị số liệu, tài liệu, văn bản
thông báo về kế hoạch, lịch trình, nhân sự chính thức của cuộc kiểm toán,
các dự kiến về thời gian phát hành báo cáo, tổ chức cuộc họp…
 Quá trình kiểm toán tại đơn vị
Đây là quá trình quan trọng, quyết định đến phần lớn chất lượng của
cuộc kiểm toán, đây là quá trình các KTV của CACC tiến hành thu thập số
liệu, thực hiện các thủ tục kiểm toán từ tổng hợp đến chi tiết các số liệu liên
quan đến báo cáo kiểm toán. Trong quá trình này, ngoài các thủ tục kiểm
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

toán thông thường, các KTV cũng có thể dùng các thủ tục như xác nhận,
phỏng vấn, kiểm kê, quan sát, để củng cố các bằng chứng kiểm toán nhằm
đưa ra ý kiến về BCTC.
Trong quá trình này, sự xuất hiện của Ban GĐ, các cố vấn kỹ thuật
(nếu cần thiết) sẽ giúp cho các KTV bổ sung và hoàn thiện các thủ tục kiểm
toánnhằm thu thập bằng chứng kiểm toán.
Cuộc kiểm toán tại đơn vị sẽ được định hướng tập trung vào những

khu vực then chốt thông qua việc phân tích rủi ro và sử dụng các kỹ thuật
kiểm toán với sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán quốc tế - CACC IAS
(CACC – international Audit system). Đây là nét đặc biệt cơ bản của CACC
so với các công ty kiểm toán nội địa khác. Với sự hỗ trợ của phần mềm này,
cho phép chúng tôi lập báo cáo và xử lý các vấn đề điều chỉnh chi tiết với
từng đơn vị thành viên mà vẫn đáp ứng được tiến độ thời gian đề ra cuả cuộc
kiểm toán. Phần mềm kiểm toán này sẽ cực kỳ hữu dụng cho mục tiêu hợp
nhất báo cáo toàn công ty đối với các đơn vị có nhiều thành viên.
Quan tâm đến các vấn đề tài chính, thuế theo quy định từng thời kỳ,
từng niên độ kế toán và coi đó là một trọng tâm trong các cuộc kiểm toán
BCTC thường niên; Phần lớn mục tiêu này được các công ty kiểm toán nội
địa xem là một vấn đề nên né tránh trong các cuộc kiểm toán BCTC thường
niên. Đây cũng là lý do giải thích vì sao các BCTC đã được kiểm toán vẫn
còn có những sự khác biệt quá lớn so với kết quả của các cơ quan tài chính,
thuế và Chế độ kế toán Việt Nam chưa có sự hòa hợp trong việc xem xét,
ghi chép các khoản thu nhập hay chi phí. Tuy nhiên CACC luôn quan tâm
tới vấn đề này và xem xét vấn đề này như một khoản mục trọng tâm trong
tất cả các cuộc kiểm toán BCTC với mục tiêu đưa ra các ý kiến đánh giá, tư
vấn hữu hiệu nhất cho khách hàng về BCTC hằng năm.
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

 Tổng hợp và xử lý kết quả kiểm toán

Đây là giai đoạn kết tinh các kết quả kiểm toán dạng thống kê theo
từng đối tượng, từng khoản mục hay chủ điểm kiểm toán…
Cùng với sự tham gia của các chuyên gia, cố vấn và Ban GĐ, nhóm
kiểm toán sẽ soạn lập nên bảng tổng hợp các số liệu kiểm toán, bản tổng hợp
các vấn đề kế toán cần được hoàn thiện… và các bản tổng hợp khác phù hợp
với đối tượng của hợp đồng kiểm toán.
 Phát hành dự thảo báo cáo kiểm toán
Trên cơ sở số liệu tổng hợp kết quả kiểm toán, kết hợp với các thông
tin tổng hợp từ các số liệu liên quan (các báo cáo giải trình của Ban GĐ, báo
cáo về thư xác nhận, báo cáo về việc kiểm kê, báo cáo về kết quả đánh giá
quan sát, phân tích…) Ban GĐ và các chủ nhiệm kiểm toán sẽ tiến hành lập
bản dự thảo bao gồm: báo cáo kiểm toán và bảng tổng hợp BCTC, danh mục
các bút toán đề nghị được xử lý vào BCTC và các bảng tổng hợp…
 Tổng hợp xử lý các vấn đề, số liệu sau kiểm toán.
Đây là giai đoạn trao đổi thông tin 2 chiều giữa CACC và khách
hàng. Trong giai đoạn này, KTV cũng sẽ tiếp tục tìm hiểu các sự kiện phát
sinh sau ngày khóa sổ và sau ngày kết thúc kiểm toán (theo Chuẩn mực kiểm
toán Quốc tế và Việt Nam) để củng cố các băng chứng kiểm toán. Đây cũng
là giai đoạn khách hàng và CACC chia sẻ hiểu biết về kế toán, thuế, tài
chính… thông qua các trao đổi giữa các cấp của 2 công ty để tiến tới sự
thống nhất và tôn trọng các quy định tài chính, kế toán, thuế trong việc xử lý
số liệu tài chính. Đây cũng là giai đoạn để Ban GĐ và Chủ nhiệm kiểm toán
chính thức phát hành báo cáo kiểm toán về BCTC của khách hàng.
 Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức

SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

18



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

Tùy theo yêu cầu và những điểm thống nhất trong Hợp đồng kiểm
toán mà báo cáo kiểm toán được phát hành bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh
hoặc một thứ tiếng nào khác… tuy nhiên báo cáo bằng tiếng Việt sẽ được
coi là thứ tiếng ưu tiên trong tranh tụng trên lãnh thổ Việt Nam. Số bản báo
cáo sẽ được quy định trong hợp đồng kiểm toán. Nguyên tắc cơ bản của
công ty là phát hành 8 bộ trong đó khách hàng giữ 6 bộ và lưu công ty 2 bộ.
 Xử lý sau phát hành báo cáo kiểm toán, hậu hợp đồng.
CACC luôn nỗ lực đáp ứng các nhu cầu của khách hàng làm cho quá
trình kiểm toán trở thành một công cụ quản lý. CACC điều tra mức độ hài
lòng của khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong
quá trình này, công ty sẽ phối hợp với khách hàng trong việc đưa báo cáo
kiểm toán và BCTC đã được kiểm toán ra ngoài công chúng. Quá trình này
cũng là khâu phối kết hợp giữa công ty và khách hàng về mặt tác nghiệp
trong quá trình xử lý các kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính,
thuế và các cơ quan, đối tượng khác…
 Sản phẩm dịch vụ kiểm toán
Báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán và BCTC đã được kiểm toán đính kèm sẽ được
công ty gửi tới khách hàng bằng tiếng Việt và bản báo cáo dịch ra tiếng Anh
(nếu có yêu cầu) theo Luật định tại Việt Nam, số bộ báo cáo là 6 bộ, trong
đó khách hàng giữ 4 bộ, công ty giữ 2 bộ.
Báo cáo kiểm toán và BCTC đã được kiểm toán đính kèm có kết cấu
như sau:
- Báo cáo của Ban GĐ công ty khách hàng
- Báo cáo của KTV về BCTC

- BCTC đã được kiêm toán đính kèm
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

Báo cáo kiểm toán và BCTC đã được kiểm toán có giá trị cao cho các
yêu cầu công bố thông tin của công ty khách hàng cho các bên liên quan.
Theo quy định của CP tại Nghị định 105/NĐ thì từ năm tài chính 2004 thì
phần lớn các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu
tư nước ngoài cũng như các Dự án công trình XDCB, đấu thầu trong nước,
quốc tế đều cần được kiểm toán hoặc khuyến khích kiểm toán.
Thư quản lý
Thư quản lý sẽ được hoàn thành và gửi tới Ban GĐ công ty khách
hàng với mục tiêu đánh giá một cách tổng thể và chi tiết công tác kiểm soát
và công tác tài chính của khách hàng. Thư quản lý sẽ là một công cụ quản lý
hữu hiệu cho khách hàng cho từng năm tài chính
Báo cáo cho yêu cầu đặc biệt
Là một dạng báo cáo soát xét cho các yêu cầu đặc biệt của Ban GĐ,
báo cáo sẽ thẻ hiện rõ các ý kiến của CACC về các vấn đề đã được Ban GĐ
công ty khách hàng yêu cầu đưa ra ý kiến (theo thỏa thuận đặc biệt)
2.3. Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán
Theo VAS 230, hồ sơ kiểm toán là các là các tài liệu do KTV lập, thu
thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm
toán bao gồm các thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ làm cơ

sở cho việc hình thành và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực
hiện theo đúng các chuẩn mực kiểm tóan Việt Nam (hoặc chuẩn mực quốc tế
được chấp nhận). Tại công ty, tài liệu hồ sơ kiểm toán được được thể hiện
trên giấy, trên phương tiện tin học theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tài liệu phản ánh các thủ tục thực hiện, các thử nghiệm, thông tin thu được
và các kết luận tương ứng trong quá trình kiểm toán. Khi phát hành báo cáo

SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

kiểm toán thì công ty lưu trữ 2 bộ, hồ sơ kiểm toán được phân thành 2 loại
chính:
Hồ sơ kiểm toán chung (permanent file): là hồ sơ kiểm toán chứa đựng
các thông tin chung về khách hàng liên qua tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán
trong nhiều năm tài chính.
Hồ sơ kiểm toán năm (current file): là hồ sơ kiểm toán chứa đựng
thông tin về khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính.
Công ty lưu trữ hồ sơ kiểm toán và hồ sơ kiểm toán được coi như tài
sản của công ty đồng thời KTV phải đảm bảo tính bí mật, an toàn, không
được tiết lộ những thông tin về đơn vị được kiểm toán.
2.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Một thực trạng phổ biến hiện nay là các công ty kiểm toán Việt Nam
đang gặp phải áp lực giảm phí dịch vụ để cạnh tranh, điều này dẫn tới nguy

cơ không đảm bảo chất lượng kiểm toán. CACC với phương châm “Không
cố gắng giảm phí dịch vụ mà thay vào đó chúng tôi nỗ lực đem lại cho khách
hàng thêm nhiều lợi ích có được từ việc chi trả mức phí sử dụng dịch vụ”.
CACC có một hệ thống chính sách và biện pháp để nắm bắt và điều hành
hoạt động kiểm toán đạt chuẩn mực chung. Hệ thống chính sách đó bao gồm
quan điểm về kiểm soát, hệ thống các quy định nghiệp vụ kiểm tóan và kiểm
soát, cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán, chính sách về nhân sự, các hoạt động
kiểm tra, soát xét, thu thập thông tin, xác nhận…
Mục tiêu của kiểm soát chất lượng kiểm toán là:
- Việc kiểm toán được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán,
quy trình kiểm toán, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán
và các quy chế, quy định khác trong hoạt động kiểm toán

SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

- Các thành viên của đoàn kiểm toán hiểu rõ và nhất quán về kế hoạch
kiểm toán, tổ chức thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kết quả kiểm
toán.
- Các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán có đầy
đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, phù hợp với các chuẩn mực đã
được quy định. Tất cả các lỗi, thiếu sót và các vấn đề không bình
thường phải được nhận biết, ghi lại bằng văn bản và giải quyết đúng

đắn hoặc báo cáo cho người có thẩm quyền cao hơn xem xét, xử lý.
- Đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đặt ra; báo cáo kiểm toán phải
bao gồm đầy đủ các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị
kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán.
- Rút ra những kinh nghiệm nhằm cải thiện hoạt động kiểm toán trong
tương lai. Những kinh nghiệm đó cần phải được nhận biết, ghi chép
và phải được đưa vào kế hoạch kiểm toán kỳ sau và trong các hoạt
động phát triển nhân sự.
Quan điểm về kiểm soát chất lượng của CACC
Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện trong toàn bộ quá
trình kiểm tóan của một cuộc kiểm toán do nhiều cấp độ kiểm soát tiến hành
với nhiều phương pháp kiểm soát khác nhau. CACC mong muốn gia tăng
giá trị mà khách hàng nhận được từ dịch vụ kiểm toán chất lượng cao được
phục vụ bởi đội ngũ KTV chuyên nghiệp.
Hệ thống các quy định nghiệp vụ kiểm toán và kiểm soát
CACC xây dựng chương trình kiểm toán mẫu cho cuộc kiểm toán tại
công ty với sự tham gia kiểm soát chất lượng của Ban GĐ và chủ nhiệm
kiểm toán cả giai đoạn trước, trong và sau khi cuộc kiểm tóan kết thúc.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

Bộ máy được tổ chức thành các phòng ban có thể kiểm tra chéo và hỗ

trợ cho nhau dưới sự điều hành của Ban GĐ. Có sự phân nhóm làm việc,
trong đó những KTV dạn dày kinh nghiệm hướng dẫn các trợ lý kiểm toán.
Chính sách nhân sự
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới, không ngừng trẻ hóa đội ngũ
nhân viên và nâng cao chất lượng. Công ty cũng tổ chức các khóa học và
đào tạo cả trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,
ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên. Cử nhân viên tham gia lớp học về TTCK,
ACCA…
Hiện nay, công ty có đội ngũ hơn 40 KTV và nhân viên trong đó:
9 người có chứng chỉ KTV do Bộ Tài chính cấp
4 người có chứng chỉ KTV quốc tế do ACCA cấp
50% nhân viên có từ 2 bằng cử nhân trở lên (3 người có bằng cử nhân
Luật).
15% nhân viên có bằng Thạc sỹ hay ACCA hay được đào tạo theo
chương trình ACCA.
Bộ phận kiểm toán quyết toán chi phí đầu tư XDCB có hơn 15 kỹ sư,
thẩm định viên và KTV chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, giao thông, thủy
lợi, thủy điện và xử nhân thẩm định giá.
2.5. Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo
cáo tài chính
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
 Thu thập thông tin liên quan đến vốn bằng tiền của đơn vị
 Đánh giá trọng yếu và rủi ro
 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán

SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

23



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

Chương trình kiểm toán vốn bằng tiền được xây dựng theo một số nội
dung chính sau đây:
Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp: Biên bản kiểm kê cuối kỳ, cơ
sở giải quyết chênh lệch (nếu có chênh lệch khi kiểm kê), bản xác nhận số
dư của các tài khoản tại ngân hàng, sổ phụ ngân hàng, sổ cái, sổ quỹ, sổ chi
tiết tiền mặt và sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, các loại giấy tờ có liên quan.
Mục tiêu kiểm toán: Hiện hữu, đầy đủ, chính xác, Quyền và nghĩa vụ,
Đánh giá, Trình bày và công bố.
Thủ tục kiểm toán
- Thủ tục phân tích
- Thủ tục kiểm toán chi tiết đối với tiền mặt, tiền gửi ngân hang và tiền
đang chuyển.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền
- Đối với Tiền mặt:
- Đối với Tiền gửi ngân hàng:
- Đối với Tiền đang chuyển:
Các khảo sát đối với kiểm soát nội bộ nói trên là cơ sở để KTV đánh
giá về hiệu lực của kiểm soát nội bộ và mức độ rủi ro kiểm soát liên quan
đến vốn bằng tiền, từ đó xác định phạm vi thực hiện các khảo sát cơ bản tiếp
theo.
 Thực hiện thủ tục phân tích đánh giá tổng quát
KTV thực hiện các thủ tục phân tích đánh giá tổng quát đối với khoản
mục vốn bằng tiền như sau:
Phân tích xu hướng:

+ So sánh số dư vốn bằng tiền của năm nay so với năm trước;
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Minh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bá

+ So sánh số dư chi tiết của các tháng, các năm kiểm toán với số dư
các tháng, các năm trước để loại trừ ảnh hưởng của mùa vụ tới số dư.
+ So sánh số dư, số phát sinh thực tế của doanh nghiệp này với các
doanh nghiệp khác có cùng quy mô, lãnh thổ, cùng ngành nghề, cùng loại
hình sản xuất kinh doanh.
Phân tích tỷ suất:
Khi phân tích khoản mục vốn bằng tiền, KTV phân tích đánh giá một
số tỷ suất thanh toán của đơn vị


Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời:

Tỷ suất khả năng

thanh

Tài sản ngắn hạn

toán


Nợ ngắn hạn

Tỷ suất này nói lên khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong hiện tại,
đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn.

Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh
Tỷ suất khả năng

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
thanh toán nhanh
Tỷ suất này nói lên khả năng thanh toán nhanh các khoản công nợ ngắn hạn.


=

Tỷ suất khả năng thanh toán tức thì

Tỷ suất khả năng

Tiền + Đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
thanh toán tức thì
Tỷ suất này nói lên khả năng thanh toán tức thì các khoản công nợ ngắn hạn
=

bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn.
 Kiểm tra chi tiết về số dư tài khoản
Sử dụng các thủ tục kiểm toán phổ biến chủ yếu tương ứng để thu

thập bằng chứng kiểm toán số dư vốn bằng tiền nhằm thỏa mãn các mục tiêu
chung của kiểm toán vốn bằng tiền: sự hiện hữu; sự tính toán, đánh giá; sự
cộng dồn và báo cáo
SV: Phan Đức Hạnh CQ48/22.10

25


×