Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO
TÍN DỤNG VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

SVTH: LA QUỐC PHONG
MSSV: 1154030370
Ngành: Tài chính
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thùy Linh

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin cám ơn giảng viên hướng dẫn – cô Nguyễn Thị Thùy Linh đã
tận tình giúp đỡ, sửa đổi và góp ý cho em để em có thể hoàn thành bài khóa luận một
cách chỉnh chu nhất.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, với những hạn chế về kiến thức
cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong
việc phân tích số liệu. Vì vậy, em rất cảm kích khi nhận được sự đóng góp ý kiến từ
giảng viên hướng dẫn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện


La Quốc Phong


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2015

Giảng viên hướng dẫn

i



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

CAGR

Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm

2

NH TMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

3

NHNN

Ngân hàng nhà nước

4

NHTM


Ngân hàng thương mại

5

OLS

Ordinary Least Squares

6

RRTD

Rủi ro tín dụng

7

VCSH

Vốn chủ sở hữu

ii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.2.2 Một số câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................ 2
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2

1.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu ............................................................ 2
1.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu, số liệu ............................................ 2
1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 2
1.4.1 Không gian ..................................................................................................... 2
1.4.2 Thời gian ......................................................................................................... 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.5 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY ....................................................................................................................... 4
2.1 TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA HỆ THỐNG NHTM .............................................. 4
2.2 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA HỆ THỐNG NHTM ...................................... 7
2.2.1 Nợ phải trả ...................................................................................................... 7
2.2.2 Tình hình vốn chủ sở hữu của hệ thống NHTM Việt Nam ............................ 8
2.3 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM .................... 10
2.4 TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ...... 14
2.5 TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM
................................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ LỢI
NHUẬN ......................................................................................................................... 18
3.1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG .............................................................. 18
3.2 TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.......................................................... 20
iii


3.3 CƠ SỞ CHỌN MẪU CÁC NHTM ĐẠI DIỆN .................................................. 22
3.4 GIỚI THIỆU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SẼ QUAN SÁT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN
CỨU........................................................................................................................... 23
3.4.1 Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.... 23
3.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ......... 23

3.5 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................... 25
3.6 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 27
3.6.1 Phân tích thống kê mô tả .............................................................................. 27
3.6.2 Phân tích ma trận hệ số tương quan ............................................................. 34
3.6.3 Đánh giá độ phù hợp của mô hình................................................................ 36
3.6.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. .......................................................... 37
3.6.5 Nhận xét kết quả nghiên cứu ........................................................................ 38
3.6.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................... 42
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI RỦI RO TÍN DỤNG
....................................................................................................................................... 48
4.1 NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH RỦI RO TÍN DỤNG ....................................... 48
4.1.1 Nguyên nhân từ những yếu tố bất khả kháng ............................................... 48
4.1.2 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng ................................................................ 48
4.1.3 Nguyên nhân thuộc về người vay ................................................................. 49
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG .................................... 50
4.2.1 Thực hiện tốt công tác khách hàng ............................................................... 50
4.2.2 Đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn ........................ 52
4.2.3 Chấp hành đúng chế độ và quy trình tín dụng .............................................. 53
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ......................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 58
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 61

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng biểu:
Bảng 2.1 Cơ cấu tài sản các ngân hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương: ................. 5
Bảng 2.2 Cơ cấu nợ phải trả của các ngân hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương: .... 8
Bảng 3.1 Tóm tắt chiều hướng tác động của các chỉ tiêu đo lường RRTD đến hiệu quả

hoạt động ....................................................................................................................... 25
Bảng 3.2 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát ...................................................... 27
Bảng 3.3 Ma trận hệ số tương quan............................................................................... 34
Bảng 3.4 Một số thông số từ kết quả ước lượng của mô hình (1) với biến phụ thuộc là
ROA ............................................................................................................................... 36
Bảng 3.5 Một số thông số từ kết quả ước lượng của mô hình (2) với biến phụ thuộc là
ROE ............................................................................................................................... 37
Bảng 3.6 Kết quả kiểm định nhân tử phóng đại VIF .................................................... 38
Bảng 3.7 Kết quả hồi quy cho mô hình (1) với biến phụ thuộc là ROA ....................... 38
Bảng 3.8 Kết quả hồi quy cho mô hình (2) với biến phụ thuộc là ROE ....................... 41
Bảng 3.9 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ
số tương quan với mô hình (1) có biến phụ thuộc là ROA ........................................... 42
Bảng 3.10 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ
số tương quan với mô hình (2) có biến phụ thuộc là ROE ............................................ 43
Bảng 3.11 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ
số hồi quy với mô hình (1) có biến phụ thuộc là ROA ................................................. 43
Bảng 3.12 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ
số hồi quy với mô hình (2) có biến phụ thuộc là ROE .................................................. 46
Danh mục hình:
Hình 2.1 Cơ cấu tài sản của các ngân hàng Việt Nam năm 2012- 2013: ........................ 4
Hình 2.2 Tình hình tăng trưởng tài sản của một số NHTM giai đoạn 2008 – 2012: ...... 6
Hình 2.3 Cơ cấu nợ phải trả của các ngân hàng Việt Nam năm 2012 – 2013: ............... 7
Hình 2.4 Tăng trưởng vốn điều lệ theo nhóm của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011
– 2013: ............................................................................................................................. 8
Hình 2.5 Vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2012: .............................. 9
Hình 2.6 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và GDP: ............................................................ 10
v


Hình 2.7 Thị phần tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012:... 11

Hình 2.8 Cơ cấu khách hàng cho vay: ........................................................................... 12
Hình 2.9 Cơ cấu ngành nghề cho vay:........................................................................... 13
Hình 2.10 Cơ cấu kỳ hạn khoản vay: ............................................................................ 13
Hình 2.11 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2004 – 2013: ......... 14
Hình 2.12 Tỷ lệ ROA và ROE trung bình ngành ngân hàng năm 2012 và 2013: ......... 16
Hình 3.1 Diễn biến sự tăng trưởng ROA của 12 NHTM mẫu từ 1999-2014................ 28
Hình 3.2 Diễn biến sự tăng trưởng ROE của 12 NHTM mẫu từ 1999-2014 ................ 29
Hình 3.3 Diễn biến sự tăng trưởng ETI của 12 NHTM mẫu từ 1999-2014 .................. 30
Hình 3.4 Diễn biến sự tăng trưởng NPLR của 12 NHTM mẫu từ 1999-2014 .............. 31
Hình 3.5 Diễn biến sự tăng trưởng LTA của 12 NHTM mẫu từ 1999-2014 ................ 32
Hình 3.6 Diễn biến sự tăng trưởng RTL của 12 NHTM mẫu từ 1999-2014 ................ 33
Hình 3.7 Diễn biến sự tăng trưởng ITL của 12 NHTM mẫu từ 1999-2014 .................. 34

vi


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chương 1 có thể nói là một bước hoạch định cho khóa luận tốt nghiệp để từ đó,
tác giả dựa trên những mô tả đã đưa ra mà tiến hành viết khóa luận, đảm bảo quá trình
nghiên cứu và việc viết khóa luận không bị sai lệch khỏi mục tiêu và yêu cầu ban đầu.

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, ở Việt Nam, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định và nền kinh tế quốc
gia đang trên đà hồi phục. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, đe dọa sự phát triển bền
vững và các vấn đề an ninh xã hội, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt cho
thấy một dấu hiệu tích cực. Theo số liệu của chính phủ, sau khi tăng trưởng 5,42% trong
năm 2013, nền kinh tế Việt Nam có sự diễn biến tăng trưởng liên tục trong năm 2014,
từ 5,09% trong quý 1/2014 đến 5,42% trong quý 2/2014 và 6,19% trong quý 3/2014
(Phạm Đức Hòa, 2014). Do đó, các doanh nghiệp đang ngày càng xuất hiện thêm hoặc
phát triển thêm, mở rộng quy mô sản xuất dẫn đến nhu cầu có một nguồn vốn để trang

trải cho những hoạt động kinh doanh, sản xuất ngày càng lớn. Từ đó, ta thấy được sự
tăng trưởng kinh tế kéo theo tốc độ tăng trưởng tín dụng, trong chín tháng đầu năm 2014
đạt 7,26% và theo Thủ tướng có khả năng tăng lên 12-14% vào cuối năm 2014 (Phạm
Đức Hòa, 11/2014). Bên cạnh nguồn vốn tự có, hầu hết các doanh nghiệp đều có vay
vốn để bù đắp khoảng vốn còn thiếu cũng như để sử dụng được đòn bẩy tài chính. Vì
vậy, trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã từng bước đổi
mới và ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế, đặc biệt là hoạt động tín dụng của các NHTM. Tín dụng được xem là hoạt động
quan trọng nhất của các NHTM, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập
từ lãi lớn nhất nhưng cũng là nhân tố gây ra rủi ro lớn nhất cho NHTM. Rủi ro này có
nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng, đôi
khi khoản tài trợ tổn thất chiếm phần lớn vốn có thể đẩy ngân hàng đến phá sản. Chính
vì vậy, để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả là hết sức khó khăn nhưng cũng hết sức quan
trọng đối với ngân hàng thương mại.
Vì vậy, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của
NHTM và các giải pháp hạn chế rủi ro là đặc biệt quan trọng, giúp cho ngân hàng nhận
biết và cải thiện quy trình tín dụng để hạn chế bớt rủi ro hơn nữa trong lĩnh vực tín dụng.
Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài khóa luận tốt nghiệp “Phân tích mối quan hệ
giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng” mong muốn góp phần giúp nhà
quản lý có cái nhìn sâu sắc hơn và có thể nhận biết sự tác động của một số yếu tố thuộc
rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở đó, đưa ra những quyết
định hợp lý và đúng đắn trong chính sách quản trị.

1


Chương 1: Giới thiệu đề tài

1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu



Phân tích được mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các NHTM.
Đưa ra các giải pháp giúp các NHTM hạn chế rủi ro tín dụng.

1.2.2 Một số câu hỏi nghiên cứu:
Rủi ro tín dụng sẽ có tác động như thế nào đến lợi nhuận của ngân hàng?
Liệu có phải rằng một ngân hàng có rủi ro tín dụng càng cao thì lợi nhuận đạt
được sẽ càng lớn hơn những ngân hàng có rủi ro tín dụng thấp hay không?
Ngân hàng cần phải có những giải pháp gì dể quản trị rủi ro tín dụng?

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu
Nguồn dữ liệu và số liệu thu thập được là nguồn thứ cấp, chủ yếu được thu thập
từ các báo cáo hằng năm của các NHTM mẫu. Bên cạnh đó, bài báo cáo cũng sử dụng
số liệu được cung cấp từ báo cáo thống kê, từ các tài liệu báo cáo ngành liên quan và
các cơ sở dữ liệu khác.

1.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu, số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy với các biến số độc lập là các chỉ tiêu đo
lường rủi ro tín dụng và biến phụ thuộc là các chỉ tiêu về lợi nhuận của các NHTM. Từ
đó xác định được các hệ số của phương trình và tiến hành xem xét lợi nhuận sẽ bị tác
động như thế nào bởi rủi ro tín dụng.

1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài tập trung phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi ích của 12
NHTM có tính đại diện cho các NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 1999-2014 và

đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM này.

1.4.2 Thời gian
Đề tài tập trung phân tích các chỉ tiêu tài chính đo lường rủi ro tín dụng và lợi
nhuận của 12 NHTM giai đoạn 1999 – 2014.

2


Chương 1: Giới thiệu đề tài

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng và các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của 12
NHTM đã được chọn làm mẫu.

1.5 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Bài nghiên cứu này có kết cấu bao gồm 4 chương. Trong đó:
CHƯƠNG 1: Giới thiệu tổng quan về bài khóa luận bao gồm các nội dung như
lý do chọn đề tài viết khóa luận, mục tiêu cần đạt, phương pháp áp dụng, giới hạn phạm
vi và kết cấu của khóa luận.
CHƯƠNG 2: Trình bày tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trong đó, cụ thể chương 2 sẽ giới thiệu một số thông tin về thực trạng tài chính, tình
hình rủi ro tín dụng, hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam những năm gần
đây. Việc phát triển chương 2 nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan hệ thống toàn ngành ngân
hàng Việt Nam trước khi đi cụ thể vào vấn đề nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: Phân tích về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi ích của NHTM,
sử dụng các số liệu, dữ liệu thu thập được từ các báo cáo hằng năm của một số NHTM
đã chọn làm mẫu, tiến hành tìm hiểu, áp dụng phương pháp hồi quy và nhận xét dựa trên
kết quả thu được. Việc phát triển chương 3 nhằm làm rõ rủi ro tín dụng sẽ tác động như
thế nào đến lợi nhuận của các NHTM.

CHƯƠNG 4: Kết luận và trình bày những các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn
cho hoạt động tín dụng của các NHTM.
Kết luận Chương 1:
Như vậy, chương 1 của bài khóa luận đã đề cập đến việc tìm hiểu mối quan hệ
giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của NHTM và các giải pháp hạn chế rủi ro là
vô cùng cần thiết. Từ đó đề ra được mục tiêu và phương pháp nghiên cứu định lượng
với phương pháp hồi quy, giới hạn của đề tài và cuối cùng là kết cấu của khóa luận tốt
nghiệp. Đây sẽ là những định hướng cơ bản cho các chương tiếp theo.

3


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÁC
NHTM VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Ngành ngân hàng Việt Nam mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990. Từ hệ
thống ngân hàng một cấp, đến nay ngành ngân hàng đã phát triển vượt bậc, trở thành
một hệ thống đông đảo các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng chỉ trong vòng 23
năm. Hiện tại hệ thống bao gồm năm ngân hàng thương mại nhà nước, 34 ngân hàng
thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 100
chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng nước ngoài, 18 công ty tài chính, 12 công ty
cho thuê tài chính, và gần 1.100 quỹ tín dụng. Theo KPMG (2013), Việt Nam, cũng như
các quốc gia Châu Á khác, đang ở trong giai đoạn tăng trưởng chậm. Ngoại trừ ngành
sản xuất và nông nghiệp, các ngành khác đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tốc độ tăng
trưởng chậm và ngành Ngân hàng không phải là một ngoại lệ. Với tăng trưởng tín dụng
thấp và tỷ lệ nợ xấu cao, rõ ràng các ngân hàng Việt Nam đang phải gồng mình hoạt
động trong một môi trường đầy khó khăn thách thức. Các phần được trình bày sau đây
trong chương 2 sẽ làm rõ hơn về bức tranh tổng quan hệ thống NHTM Việt Nam.

2.1 TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA HỆ THỐNG NHTM
Tình hình cơ cấu tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam được thể hiện qua hình

2.1 sau đây:
Hình 2.1 Cơ cấu tài sản của các ngân hàng Việt Nam năm 2012- 2013:
Đơn vị tính: %

Nguồn: Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam của KPMG

4


Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây
Hình 2.1 cho ta thấy được cơ cấu tài sản của các NHTM qua hai năm gần đây.
Nhìn chung, dư nợ cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản của các
ngân hàng. Đây là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng nhưng cũng là thành
phần chứa đựng rủi ro lớn nhất mà ngân hàng cần phải đặc biệt quan tâm và quản lý chặt
chẽ. Khoản mục lớn thứ hai đó là tiền gửi và cho vay với các tổ chức tín dụng khác, hay
nói cách khác là các khoản giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy, các ngân
hàng có mối liên hệ với nhau rất lớn, nên nếu một ngân hàng hoạt động thất bại thua lỗ
thì cũng sẽ có khả năng làm lây lan ảnh hưởng tiêu cực các ngân hàng khác, cuộc khủng
hoảng tài chính 2007-2008 là một minh chứng. Chứng khoán đầu tư chiếm tỷ trọng lớn
thứ ba và cuối cùng là các một số khoản mục tài sản khác.
Tiếp theo, bảng 2.1 cho thấy cơ cấu tài sản các ngân hàng khu vực Châu Á Thái
Bình Dương.
Bảng 2.1 Cơ cấu tài sản các ngân hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương:
Đơn vị tính: %

Nguồn: Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam của KPMG

Dựa vào bảng số liệu 2.1 của các nước ở trên, tỷ lệ cho vay và ứng trước cho
khách hàng của Việt Nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Riêng Trung Quốc có tỷ lệ này thấp hơn và điều này được giải thích bởi số dư lớn (18%)

của các ngân hàng Trung Quốc tại ngân hàng trung ương, ngân hàng Nhân Dân Trung
Hoa, tác động đến khả năng cho vay. Mặt khác, thị trường liên ngân hàng của Việt Nam
là thị trường sôi động nhất trong khu vực, dù đã giảm đáng kể so với năm ngoái.

5


Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây
Tiếp theo, hình 2.2 cho thấy tình hình tăng trưởng tài sản của một số NHTM giai đoạn
2008 – 2012.
Hình 2.2 Tình hình tăng trưởng tài sản của một số NHTM giai đoạn 2008 – 2012:
Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS

Trong thời kỳ này, các NHTM cổ phần rõ ràng tăng trưởng nhanh hơn các NHTM
nhà nước. Điều này có thể được giải thích bởi quy mô tài sản nhỏ hơn của nhóm này so
với các NHTM nhà nước. Nói chung, quy mô càng nhỏ, tăng trưởng càng nhanh. Ở
nhóm NHTM nhà nước, CTG phát triển nhanh nhất trong khi Agribank có tỷ lệ tăng
trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 10,21%, thấp nhất trong nhóm. Ở nhóm NHTM
cổ phần, chỉ có ACB tăng trưởng thấp hơn 20% một năm, các ngân hàng còn lại đều
tăng trưởng nhanh với tỷ lệ CAGR hơn 40%. Các ngân hàng có con số ấn tượng nhất là
SHB và VPB với tỷ lệ CAGR lần lượt là 69% và 53%. Tuy nhiên khi nhìn vào tỷ lệ
CAGR từ năm 2011 đến Quý 3/2013, con số này đã giảm mạnh xuống chỉ còn 4,6% trên
toàn hệ thống, cụ thể là 10,8%, -1% và 7,6% lần lượt ở các nhóm NHTM nhà nước,
NHTM cổ phần, NH nước ngoài. Nhóm NHTM nhà nước tuy tăng trưởng chậm hơn so
với những năm trước đó nhưng vẫn thành công khi tiếp tục tăng trưởng trong một năm
đầy khó khăn như năm 2012. Trong khi đó, tài sản của một vài NHTM cổ phần đã bốc
hơi như ACB, EIB và MSB, cụ thể hơn ACB đã bị giảm đi một phần ba giá trị tài sản.
Tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng thiếu bền vững của một vài NHTM cổ phần là một biểu

hiện của mức độ rủi ro cao hơn ở nhóm ngân hàng này.

6


Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây

2.2 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA HỆ THỐNG NHTM
2.2.1 Nợ phải trả
Hình 2.3 thể hiện cơ cấu nợ phải trả của các NHTM Việt Nam như sau:
Hình 2.3 Cơ cấu nợ phải trả của các ngân hàng Việt Nam năm 2012 –
2013:
Đơn vị tính: %

Nguồn: Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam của KPMG

Hình 2.3 cho ta thấy được cơ cấu nợ phải trả của các NHTM qua hai năm gần
đây. Tiền gửi của khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống
NHTM. Đây là nguồn đầu vào chủ yếu của các NHTM cho hoạt động tín dụng, ngân
hàng sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi huy động được là những khoản tiền gửi này và
sau đó cung cấp cho các chủ thể cần vốn. Khoản mục này là lớn nhất vì vậy tạo nên áp
lực phải trả chủ yếu của các NHTM. Quan trọng hơn khi sử dụng chúng để hoạt động
tín dụng, ngân hàng cần phải hết sức thận trọng trong việc phê duyệt cho vay bởi nếu
rủi ro tín dụng xảy ra cho lượng lớn các khoản vay thì ngân hàng không những chỉ bị
mất thu nhập lãi mà còn mất thanh khoản, không đủ vốn để trả cho các khoản tiền gửi
đến hạn dễ dẫn đến sụp đổ, phá sản như những cuộc khủng hoảng đã xảy ra trước đây.
Khoản mục tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong
tổng nợ phải trả của các ngân hàng. Như đã nói ở phần tài sản thì hiện nay các NHTM
Việt Nam đều đang có mối liên hệ với nhau trên thị trường liên ngân hàng rất sôi nổi.
7



Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây
Tiếp theo, bảng 2.2 cho ta thấy cơ cấu nợ phải trả cảu các ngân hàng khu vực
Châu Á Thái Bình Dương.
Bảng 2.2 Cơ cấu nợ phải trả của các ngân hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương:
Đơn vị tính: %

Nguồn: Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam của KPMG

So với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các nhà đầu tư châu Á
có vẻ như khá tập trung vào tiền gửi tại ngân hàng, coi đó như một sự lựa chọn đầu tư.
Các ngân hàng Úc có truyền thống phải vay từ nước ngoài để bù đắp cho khoản thiếu
hụt giữa tiền gửi và cho vay và có tỷ lệ lớn sản phẩm phái sinh trong khoản mục các
khoản nợ khác.

2.2.2 Tình hình vốn chủ sở hữu của hệ thống NHTM Việt Nam
Tình hình VCSH hệ thống NHTM Việt Nam thể hiện qua hình 2.4, 2.5 sau đây:
Hình 2.4 Tăng trưởng vốn điều lệ theo nhóm của các NHTM Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2013:
Đơn vị tính: tỷ đồng

8


Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây
Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS
Ghi chú:
NHTMNN: NHTM nhà nước
NHTMCP: NHTM cổ phần

NHTMNNg: NHTM nước ngoài

Hình 2.5 Vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2012:
Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS
Ghi chú:
NHTMNN: NHTM nhà nước
NHTMCP: NHTM cổ phần
NHTMNNg: NHTM nước ngoài

Nhìn chung, các ngân hàng thương mại quốc doanh có lượng vốn điều lệ khá cao
so với một số các ngân hàng thương mại tư nhân. Năm 2012, dựa vào hình 2.4 và 2.5,
ta thấy nhóm các NHTM nhà nước có vốn điều lệ gần 120 tỷ đồng, chiếm 36% vốn của
toàn hệ thống, trong khi nhóm NHTM cổ phần là gần 180 tỷ đồng, tổng cộng chiếm
40% vốn của toàn hệ thống. Phụ lục 1 cho thấy Vietinbank hiện là ngân hàng dẫn đầu
hệ thống về vốn điều lệ với hơn 37,200 tỷ đồng, cao hơn trên dưới chục nghìn tỷ so với
3 ngân hàng ở vị trí tiếp theo là Agribank, BIDV và Vietcombank. Trong hệ thống, vẫn
có 12 ngân hàng vốn điều lệ dưới 4,000 tỷ, trong đó có 6 ngân hàng vốn tròn 3,000 tỷ tối thiểu theo quy định của NHNN – đó là BaoVietBank, KienLongBank, NamABank,
PGBank, VietcapitalBank và VietBank.

9


Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây

2.3 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT
NAM
Về tăng trưởng tín dụng, mối liên hệ giữa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và
Tăng trưởng Tín dụng là không thể phủ nhận và cũng không xa lạ. Tăng trưởng tín dụng

cao là một cấu phần trọng yếu của tăng trưởng GDP, nhưng cái giá phải trả cho tăng
trưởng tín dụng cao chính là thỏa hiệp chất lượng và nợ xấu cao. Đây là một đặc trưng
thường thấy ở các thị trường mới nổi.

Hình 2.6 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và GDP:
Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS

Hình 2.6 cho thấy, các ngân hàng Việt Nam đã thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng
cả về huy động lẫn tín dụng từ năm 2000. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012, tỷ lệ
CAGR là 28,87% đối với huy động và 28,28% đối với tín dụng. Tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất diễn ra vào giai đoạn từ năm 2002 đến 2007, khi tỷ lệ CAGR đạt 37,5% đối
với huy động và 35,8% đối với tín dụng. Sự tăng trưởng này đạt đỉnh vào năm 2007 ở
mức 51,49% đối với huy động và 53,89% với tín dụng. Tăng trưởng của mức cung tiền
M2 đạt tỷ lệ CAGR ở mức 27,69% từ năm 2000 tới năm 2012.
Sự tăng trưởng tín dụng quá mức thường được coi là dấu hiệu của những vấn đề
trong tương lai của khu vực tài chính và không nhất thiết là một điều hay. Theo một
10


Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây
nghiên cứu của Schularick & Taylor (2009), sự bùng nổ tín dụng là một dự báo rõ ràng
cho khủng hoảng tài chính. Trong một khoảng thời gian kéo dài, tốc độ tăng trưởng tín
dụng ở Việt Nam gấp bốn lần tốc độ tăng trưởng GDP. Nói một cách khác, tín dụng đã
tăng trưởng quá nóng.
Tốc độ tăng trưởng trong ba năm gần đây đã giảm đáng kể. Thị trường đã chứng
kiến tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng thấp nhất kể từ thập niên 90. Tăng trưởng
tín dụng năm 2012 chỉ đạt 9,14%. Trong ba quý đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng chỉ
đạt 6,87%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 12% của NHNN đặt ra, và chậm hơn nhiều so

với sự tăng trưởng huy động. Lần đầu tiên từ năm 2000, tỷ lệ tín dụng/ huy động của
toàn hệ thống ngân hàng rơi xuống thấp hơn một (đạt 0,94% vào Quý 3/2013).
GDP của Việt Nam hiện nay tăng trưởng ở mức thấp nhất tính từ năm 1999,
NHNN đã quyết đoán trong việc cắt giảm lãi suất tiền đồng trong năm 2013. Các ngân
hàng cũng đã hạ lãi suất cho vay và tăng trưởng tín dụng đang được chờ đợi tăng trưởng
mạnh trong nửa cuối năm 2013.
Hình 2.7 cho thấy thị phần tín dụng và huy động của một số NHTM Việt Nam
như sau:
Hình 2.7 Thị phần tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012:
Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS

Ngành ngân hàng có cấu trúc vừa tập trung vừa phân tán. Các NHTM nhà nước
vẫn đang chiếm lĩnh thị trường mặc dù đang mất dần thị phần vào tay NHTM cổ phần
trong cả lĩnh vực huy động và cho vay (hình 2.7). Thị phần tín dụng NHTM nhà nước
11


Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây
giảm từ 59,3% năm 2007 xuống còn 51,8% năm 2012, trong khi NHTM cổ phần tăng
từ 27,7% năm 2007 lên 34,8% ở năm 2012. Thị phần huy động NHTM nhà nước giảm
từ 59,5% năm 2007 xuống còn 43,4% năm 2012, trong khi NHTM cổ phần tăng từ
30,4% năm 2007 lên 47,1% ở năm 2012. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, máy rút
tiền tự động, tài khoản ngân hàng, thẻ đều tăng rất nhanh, tuy nhiên chỉ tập trung ở khu
vực thành thị và các thành phố lớn. Tỷ lệ thâm nhập thị trường của dịch vụ ngân hàng
mới đạt 21%, tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Điều này làm cho ngành
ngân hàng hấp dẫn trong dài hạn.
Hình 2.8 cho thấy cơ cấu khách hàng cho vay như sau:


Hình 2.8 Cơ cấu khách hàng cho vay:
Đơn vị tính: %

Nguồn: Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam của KPMG

Dựa vào hình 2.8 thể hiện cơ cấu khách hàng cho vay, ta thấy được Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh chiếm gần một nửa Tổng dư nợ cho vay khách hàng của 33 ngân hàng
Việt Nam. Khách hàng cá nhân chiếm gần 30% dư nợ cho vay và các Doanh nghiệp
quốc doanh chiếm 16%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 2% tổng dư
nợ, cho thấy nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vaycủa các ngân hàng nước
ngoài.
Hình 2.9 cho thấy cơ cấu ngành nghề cho vay như sau:

12


Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây
Hình 2.9 Cơ cấu ngành nghề cho vay:
Đơn vị tính: %

Nguồn: Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam của KPMG

Theo hình 2.9 về ngành nghề cho vay, dư nợ cho vay của các ngân hàng Việt
Nam tập trung vào các ngành Sản xuất và Chế biến (24%), Thương mại và sửa chữa ô
tô – xe máy (21%), sau đó đến các ngành khác (19%), Nông lâm nghiệp, Thủy sản, Khai
thác (12%) và Xây dựng (10%).
Cơ cấu kỳ hạn khoản vay thể hiện qua hình 2.10 như sau:
Hình 2.10 Cơ cấu kỳ hạn khoản vay:
Đơn vị tính: %


Nguồn: Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam của KPMG

13


Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây
Về cơ cấu kỳ hạn vay, nhìn vào hình 2.10, ta thấy hơn 60% dư nợ cho vay là các
khoản vay ngắn hạn và cấu phần này đã tăng 2% so với năm 2011. Điều kiện kinh tế
khó khăn khiến cho các ngân hàng cẩn trọng hơn khi cho vay dài hạn nên cấu phần cho
vay dài hạn đã giảm 4% từ 26% tổng dư nợ trong năm 2011 xuống còn 22% trong năm
2012.

2.4 TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM
VIỆT NAM
Gần đây, các NHTM VIệt Nam đang phải đối phó với tình trạng nợ xấu tăng liên tục
như hình 2.11 sau:

Hình 2.11 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2004 – 2013:
Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS

NHNN đã chính thức công bố tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng ở mức 4,55%
vào cuối tháng 11/2013, vẫn tiếp tục xu hướng tăng lên kể từ năm 2009, nhưng có phần
hạ bớt so với tháng 10/2013. Vấn đề là con số báo cáo chính thống này được đa số cho
rằng thấp hơn thực tế rất nhiều.
NHNN cũng công nhận rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thực sự lớn gấp
hai con số được báo cáo. Tệ hơn, NHNN công bố nếu như NHNN đã không cho phép
cơ cấu lại nợ (theo Quyết định 780/QĐ-NHNN), và nếu như các ngân hàng không sử
dụng phần trích lập dự phòng của năm 2012 để xử lý các khoản nợ xấu trong chín tháng

đầu năm 2013 thì nợ xấu của toàn hệ thống sẽ lên tới mức 12,7%. Theo báo cáo của
NHNN trình lên Quốc hội vào tháng 04/2013, 284,4 nghìn tỷ nợ quá hạn đã được tái cấu
trúc và được giữ nguyên ở nhóm nợ ban đầu theo Quyết định 780/QĐ-NHNN. Nhờ có
14


Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây
việc tái cấu trúc này, mức nợ xấu chính thức tính đến tháng tư là 4,67%, tương đương
137,1 nghìn tỷ đồng. Nếu không, con số này sẽ lần lượt giữ ở mức 11,5% và 362,8 nghìn
tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 9/2013, tổng mức nợ xấu vào khoảng 142,33 nghìn tỷ
đồng, chiếm 4,62% dư nợ. Con số này tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Nếu không
có tái cấu trúc, mức nợ xấu sẽ là 12,7%, trị giá 391,25 nghìn tỷ đồng.
Theo NHNN, dựa vào dữ liệu của tháng 9/2013, sẽ có thêm ít nhất 245 nghìn tỷ
đồng được xếp vào nhóm nợ xấu khi thông tư 02 có hiệu lực. Một nguồn nợ xấu đang
bị che giấu chính là các khoản nợ vủa các doanh nghiệp nhà nước. Tính đến cuối năm
2012, khu vực này có tổng vốn chủ sở hữu 1,020 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ở
mức 167 nghìn tỷ đồng, tổng các khoản vay trị giá 1,350 nghìn tỷ đồng tương đương
50% GDP. Các khoản vay ngân hàng của khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 1/3
tổng dư nợ ngân hàng. Vì các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả nên nợ
xấu sẽ nhiều khả năng bắt nguồn từ khu vực này.
Tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, Fitch Ratings, nói rằng mức độ thực sự của
nợ xấu còn cao hơn rất nhiều, lên đến 15 đến 20%, và con số được báo cáo không phản
ánh được tình trạng khó khăn của Việt Nam cũng như chất lượng tín dụng của các ngân
hàng. Trước khi Thông tư 02 có hiệu lực, chúng ta sẽ không biết được mức độ “thật sự”
của nợ xấu là bao nhiêu. Tuy nhiên hy vọng rằng, khi đó nợ xấu sẽ được phản ánh chính
xác hơn và theo đúng những chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Theo VPBS (2014), một số điểm quan trọng cần ghi nhớ là:
 NHTM nhà nước có tỷ trọng nợ xấu lớn hơn rất nhiều so với các tổ chức tín
dụng khác.
 Nợ xấu tập trung ở khu vực xây dựng, bất động sản và chứng khoán.

 Nợ xấu liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% tổng dư nợ xấu
(tính đến tháng 09/2012).
NHNN đã ban hành rất nhiều quy định để kiểm soát và quản lý tình trạng nợ xấu
tại các ngân hàng thương mại, như ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại
nợ (có hiệu lực từ tháng 6 năm 2014) và thành lập VAMC (Công ty Quản lý Tài sản
Việt Nam) để mua lại nợ xấu của các ngân hàng để giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu.

15


Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây

2.5 TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
NHTM VIỆT NAM
Tỷ lệ ROA và ROE những năm gần đây có xu hướng giảm, ta hãy cùng xem hình
2.12 sau:
Hình 2.12 Tỷ lệ ROA và ROE trung bình ngành ngân hàng năm 2012 và 2013:
Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS

Theo hình 2.12, tỷ lệ ROA và ROE trung bình của tất cả các tổ chức tín dụng đã
giảm trong năm 2013. Xu hướng đi xuống này bắt đầu từ năm 2011 ở phần lớn các ngân
hàng. Về tổng thể, NH nước ngoài và ngân hàng liên doanh có tỷ lệ ROA cao nhất nhưng
ROE lại thấp nhất, cho thấy NH nước ngoài và ngân liên doanh sử dụng ít đòn bẩy tài
chính hơn các ngân hàng trong nước. Nhóm NHTM nhà nước có tỷ lệ ROA và ROE cao
hơn NHTM cổ phần.
Kết luận chương 2
Như vậy, ta thấy rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng những năm gần đây có
xu hướng đi xuống, nguyên nhân gây ra điều này là khá đa dạng bởi có nhiều yếu tố ảnh

hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả, xuất phát từ việc điều hành của ban quản trị như quản
lí không tốt các loại chi phí,… cũng như xuất phát từ những hoạt động của ngân hàng
có chứa đựng rủi ro làm giảm thu nhập, trong đó, hoạt động tín dụng là có sức ảnh hưởng
lớn nhất. Có thể là do tác động của việc kinh doanh thất bại trên thị trường ngoại hối,
đầu tư không hiệu quả trên thị trường chứng khoán đã làm thu nhập của ngân hàng giảm,
16


Chương 2: Tổng quan về hệ thống NHTM VIệt Nam những năm gần đây
Tuy nhiên, qua những thông tin từ cơ cấu tài sản của ngân hàng, ta thấy rằng tổng dư nợ
cho vay là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản (hơn 50%), vì vậy có
rất nhiều khả năng rủi ro tín dụng cũng là một trong những yếu tố đã gây tác động tiêu
cực đến hiệu quả hoạt động.

17


×