-1-
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường, sức khỏe của con người đang ngày càng trở nên quan trọng
đối với tất cả quốc gia trên thế giới. Môi trường, sức khỏe là một tiêu chí quan
trọng để đánh giá trình độ văn minh của mỗi quốc gia, là điều kiện quan trọng
cho mỗi quốc gia khi tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới.
Đối với hoạt động của ngành Du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với môi
trường trong phát triển. Chính vì vậy mọi sự biến đổi về môi trường đều có
những ảnh hưởng trực tiếp, ở những mức độ khác nhau đến hoạt động phát
triển du lịch bền vững [13]. Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông, biển
cả… hay những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh là những
tiềm năng và điều kiện cho phát triển du lịch. Ngược lại ở chừng mực nhất
định, hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi
trường như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây
xanh, hồ nước nhân tạo… Như vậy, rõ ràng rằng hoạt động du lịch và môi
trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt
động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của
các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng có nghĩa làm
giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch [2], [41]. Trong những vấn đề môi
trường đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch trên phạm vi cả
nước nói chung và tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu, điểm du lịch
nói riêng là tình trạng ô nhiễm môi trường [1]. Tình trạng ô nhiễm môi trường
được thể hiện ở sự tăng quá mức cho phép nhiều chỉ tiêu môi trường cần đảm
bảo cho hoạt động du lịch đã được quy định tại Quy chế bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực du lịch ban hành kèm Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLTBVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao
-2-
và Du lịch – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường
trong hoạt động du lịch.
Du lịch biển Đồ Sơn Hải Phòng là một trong những khu du lịch biển
nổi tiếng ở khu vực miền Bắc. Ngành du lịch biển này đã thu hút nhiều du
khách trong và ngoài nước đến với thành phố Hải Phòng. Năm 2013, Đồ Sơn
đón tổng lượng khách du lịch trong và ngoài nước là 2.000.100 lượt nên trong
tương lai khu du lịch Đồ Sơn cũng sẽ là nơi phát triển mạnh về ngành du lịch
kinh tế biển. Do đó nguy cơ ô nhiễm môi trường khu du lịch sẽ ngày càng cao
nếu chúng ta không biết cách khắc phục, khống chế các nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường. Sự phát triển của khu du lịch luôn đi kèm với việc tăng
thêm các dịch vụ, cơ sở hạ tầng tạo ra sức ép ngày càng tăng đối với môi
trường khu du lịch biển Đồ Sơn. Do vậy chúng ta cần đưa ra kế hoạch phát
triển và bảo vệ môi trường bền vững khu du lịch này [9].
Tại Hải Phòng, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về đánh giá
thực trạng vấn đề môi trường do hoạt động du lịch tại khu du lịch bãi biển Đồ
Sơn, Hải Phòng. Vì vậy, nghiên cứu “Thực trạng và kiến thức, thực hành
của khách du lịch về môi trƣờng khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng, năm
2014” là một việc làm hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khai
thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, cải thiện môi trường, đảm bảo phát triển
du lịch bền vững.
Đề tài nghiên cứu gồm 02 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng môi trường tại khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng năm
2014.
2. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành của khách du lịch về môi trường
du lịch tại khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng năm 2014.
-3-
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chung về môi trường
Môi trường có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự phát triển và tiến hoá
của nhân loại. Môi trường được hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp các điều
kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đấy và
cũng chịu tác động ngược lại của vật thể đó. Như vậy môi trường là một tồn
tại khách quan, có cấu trúc phức tạp và có quan hệ rất khác nhau, rất đa diện
đối với sự phát triển của cộng đồng dân cư hay sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy chưa có một định nghĩa, quan niệm thống nhất về môi trường,
tuy nhiên thuật ngữ môi trường thường được sử dụng một cách phổ biến để
nói ý nghĩa là môi trường sống của con người [35].
Các học giả Liên Xô (cũ) đã định nghĩa: “Môi trường là tất cả những
gì bao quanh con người, bao gồm môi trường thiên nhiên, các thành phần vật
chất được tạo nên bởi con người, các hiện tượng và các quá trình cũng như
các thành phần kinh tế, xã hội trong lịch sử phát triển của chúng” [30].
Trong “Tuyên ngôn của UNESCO” (1981) coi: “Môi trường là toàn bộ
các hệ thống tự nhiên và các hoạt động do con người tạo ra trong đó con
người sinh sống bằng lao động đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc
nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình’’ [27].
Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm môi trường, theo
định nghĩa mà giáo sư Lê Thạc Cán và các tác giả đưa ra trong cuốn “Cơ sở
khoa học môi trường” thì “Môi trường sống của con người là tổng hợp các
-4-
điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự
sống và phát triển của các cá nhân, cộng đồng con người”.
Điều 3, Luật BVMT Việt Nam, 2014 giải thích từ ngữ: “Môi trường là
hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn
tại và phát triển của con người và sinh vật” [11].
Như vậy theo nghĩa rộng, môi trường có thể hiểu bao gồm các nhân tố
như không khí, nước, đất đai, âm thanh, cảnh quan, các nhân tố xã hội… ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người và sinh vật.
Và theo nghĩa hẹp, môi trường được hiểu bao gồm các nhân tố tự
nhiên, nhân tạo trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người.
Tuỳ theo nội dung nghiên cứu, môi trường sống của con người được
chia ra nhiều loại khác nhau. Theo thuộc tính vốn có, môi trường gồm: môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo, theo phạm vi không
gian sống và hoạt động kinh tế - xã hội có môi trường đô thị, môi trường nông
thôn… và môi trường du lịch là một trong các thuộc tính đó [3].
1.1.2. Khái niệm môi trường du lịch
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” (Pháp lệnh Du lịch, 2/1999) [31]. Các hoạt động
du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường (bao gồm cả môi trường
tự nhiên và môi trường nhân văn).
Khái niệm môi trường du lịch (MTDL) theo nghĩa rộng là “các nhân tố
về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và
phát triển”. Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai
-5-
thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở
lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường.
Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn
liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung
quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với khái
niệm môi trường hiểu theo nghĩa rộng. Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi,
sông, biển cả..., các giá trị văn hoá như các di tích, công trình kiến trúc nghệ
thuật... hay những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh là những
tiềm năng và điều kiện cho phát triển du lịch. Ngược lại, ở chừng mực nhất
định, hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi
trường như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây
xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch... Như vậy, rõ ràng rằng hoạt
động du lịch và môi trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai
thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý sẽ là nguyên nhân làm suy giảm
giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng có
nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch [26], [44].
Như vậy có thể thấy môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố
về tự nhiên, kinh tế-xã hội và nhân văn mà trong đó hoạt động du lịch tồn tại
và phát triển.
Thực tế khi phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường du lịch, môi
trường du lịch tự nhiên, cụ thể là các thành phần môi trường vật lý (không
khí, tiếng ồn, nước,…) thường được quan tâm hơn bởi đó là một phần của
môi trường chung hiện đang được xã hội quan tâm. Nội dung của Luật Bảo vệ
Môi trường ở Việt Nam hiện cũng mới chỉ đề cập đến khía cạnh môi trường
tự nhiên. Những nội dung liên quan đến môi trường kinh tế - xã hội, môi
-6-
trường nhân văn thường là những vấn đề phức tạp và việc đánh giá hiện đang
ở mức định tính.
1.1.3. Một số khái niệm về kiến thức, thực hành
* Khái niệm về kiến thức: Theo từ điển wikipedia, kiến thức là:
- Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau,
đạt được bởi con người thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự
giáo dục đào tạo, là các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng,
một vấn đề, có thế lý giải được về nó.
- Những gì đã biết, đã được hiểu trong một lĩnh vực cụ thể hay tổng thể.
- Các cơ sở, thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có
được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
Tuy nhiên, hiện nay không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện
nay được mọi người chấp nhận, có thể bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều
học thuyết, các lý luận khác nhau về tri thức.
Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá
trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh
luận, hay kết hợp các quá trình này.
Kiến thức của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình học tập và
kinh nghiệm từ cuộc sống. Mỗi người có thể tiếp thu và tự kiểm chứng kiến
thức từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh,
sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng Kiến thức là một trong các
yếu tố quan trọng giúp con người có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, từ đó
dẫn đến hành vi phù hợp trước mỗi sự việc, hiện tượng. Kiến thức được tích
lũy trong suốt cuộc đời [8].
-7-
* Khái niệm thực hành: Thực hành của con người là một hành động,
hay là tổ hợp của nhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng như khách
quan. Trước tiên nó phụ thuộc vào khả năng nhận thức hay kiến thức của mỗi
người, vào thái độ của người đó cũng như các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết về
vấn đề người đó sẽ làm. Thực hành chính là việc vận dụng kiến thức vào một
công việc thực tiễn cụ thể. Nói cách khác, việc thực hành của một con người
là sự biểu hiện cụ thể của các yếu tố cấu thành nên nó, đó là kiến thức, niềm
tin, thái độ và môi trường xã hội xunh quanh bản thân người đó [8].
1.2. Thực trạng môi trƣờng du lịch Việt Nam
1.2.1. Thực trạng du lịch Việt Nam trong mối liên quan, tác động tới môi trường
Hoạt động kinh doanh du lịch khác với một số ngành kinh tế khác ở
chỗ là du lịch có tính chất thời vụ; vào chính vụ số khách du lịch thường tập
trung cao, hoạt động cung cấp các dịch vụ tấp nập trên một khu vực tại một
thời điểm nhất định khiến cho những vấn đề môi trường như rác thải, vấn đề
vệ sinh môi trường, nước thải, sự tác động lên các hệ sinh thái, chất lượng
môi trường không khí xung quanh, tiếng ồn, bụi… đều vượt ra ngoài khả
năng kiểm soát [43], [49].
Các hoạt động đầu tư xây dựng của các thành phần kinh tế vào cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các khu, điểm du lịch tác động đối với
môi trường đất, chất lượng nước ngầm, nước mặt, chất lượng không khí và cũng
như đa dạng hệ sinh [40]. Một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại các khu du
lịch cũng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do lượng chất thải quá lớn nhưng
lại thiếu phương tiện thu gom và xử lý như việc xây dựng khu du lịch Tuần Châu
(Quảng Ninh) áp lực đến môi trường nước mặt, nước biển ven bờ…[51], [52].
-8-
Trong mấy năm qua, nhiều loại hình kinh doanh du lịch đã ra đời, tham
gia cung cấp dịch vụ cho khách du lịch cụ thể: Kinh doanh dịch vụ lưu trú,
kinh doanh vận chuyển khách cũng thu hút hàng chục ngàn doanh nghiệp, các
hộ kinh doanh. Sự tham gia của các chủ thể này là yếu tố không thể thiếu để
phát triển các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Do nhiều
thành phần tham gia, nhưng nhận thức, tiềm lực kinh tế và mục đích hoạt
động của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau; một số doanh nghiệp chỉ chú trọng
đến lợi ích kinh tế mà coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường, nhiều doanh
nghiệp trong đầu tư và hoạt động không chú ý tới việc đánh giá tác động môi
trường và chưa có những biện pháp hữu hiệu cần thiết giảm thiểu tác động
môi trường nên chất thải, nước thải và rác thải đặc biệt chất thải rắn, chất thải
độc hại thải ra môi trường một cách tự nhiên gây ra những hậu quả to lớn về
môi trường tại một số điểm, khu du lịch đặc biệt là du lịch biển [24], [58].
1.2.2. Những vấn đề bất cập và bức xúc đối với môi trường trong phát triển du lịch
Trong những năm qua du lịch đã có ít nhiều tác động môi trường nhưng
mức độ khác nhau, hiện nay các chỉ tiêu cơ bản về môi trường đo được hàng
năm tại các khu, điểm du lịch chưa đến mức suy thoái và ô nhiễm trầm trọng,
song đã có tiềm ẩn nguy cơ về mặt môi trường đã xuất hiện khá rõ nét trên
các vấn đề: Gia tăng các chất thải, rác thải, nước thải ở các khu du lịch gây ra
hiện tượng ô nhiễm môi trường cục bộ, một số điểm đã có hiện tượng suy
thoái môi trường, nhiều nơi xuất hiện các sự cố môi trường và đã có dấu hiệu
mất đa dạng sinh học tại các điểm tài nguyên tự nhiên dẫn đến nguy cơ tiềm
tàng tác động đối với phát triển du lịch; hiện tượng vệ sinh môi trường nhiều
nơi chưa được đảm bảo đang diễn ra phổ biến tại các điểm du lịch lễ hội và du
lịch biển [34], [38], [45].
-9-
Những vấn đề bức xúc về môi trường trong quá trình phát triển du lịch
những năm qua ở Việt Nam thể hiện trong những yếu tố cơ bản sau:
Thiếu kiểm soát đối với hệ thống cơ sở vật chất: Do những bức bách
trong phát triển để đáp ứng nhu cầu của lượng khách du lịch ngày một tăng
nhanh, hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi, giải trí… tăng
lên một cách nhanh chóng nhưng do sự phát triển đó theo quy luật cung cầu
và cơ chế thị trường; trong lúc đó hệ thống kiểm soát của cơ quan quản lý
Nhà nước và ngành du lịch chưa theo kịp nên nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ
được xây dựng thiếu các hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Điều này
đã góp phần vào quá trình suy thoái môi trường do chất thải, chất thải độc hại,
chất thải rắn, nước thải và rác thải trong xây dựng, trong quá trình hoạt động
kinh doanh [15], [32].
Khối lượng chất thải sinh hoạt gia tăng cùng số khách trong điều kiện
thiếu các biện pháp và giải pháp xử lý: Với số khách du lịch không ngừng
tăng, lượng người ở một số khu vực, đặc biệt ở các đô thị và trung tâm dân cư
tăng lên và kéo theo lượng chất thải sinh hoạt tăng đáng kể. Hệ thống xử lý
chất thải chưa được xây dựng hoặc nếu có cũng chỉ mang tính chất cục bộ.
Tại các khu du lịch biển phần lớn hệ thống cơ sở lưu trú khách sạn, nhà hàng
chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hiện tượng các tàu, thuyền du lịch
và tàu thuyền vận chuyển đánh bắt hải sản tại các vùng biển đã đổ hoặc làm
rơi vãi dầu nhớt, các chất thải, rác thải xuống mặt nước hồ, suối, biển tại các
khu du lịch dịch vụ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nước biển và nước
biển ven bờ và tại một số khu vực khác được tổ chức các loại hình du lịch trên
cạn,… chưa chú trọng gom rác, chưa xử lý tốt nước thải từ khách du lịch nên
gây ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ, ô nhiễm môi trường [16], [56].
-10-
Theo đánh giá của cơ quan môi trường thì trong hoạt động của các
ngành kinh tế thì hoạt động kinh doanh du lịch là một trong 15 ngành có hoạt
động gây áp lực đối với môi trường và mặc dù mức độ gây áp lực đối với môi
trường từ phát triển du lịch được đánh giá ở cấp độ nhẹ song áp lực đó lại có
tác động tới hầu hết các yếu tố môi trường như môi trường biển, môi trường
đất, môi trường nước và chất lượng cuộc sống [21] [46]. Vấn đề nêu trên
được thể hiện rõ nét trong sự tác động của môi trường đến hoạt động kinh
doanh du lịch tại một vài điểm tham quan du lịch như: Vấn đề ô nhiễm môi
trường là một trong những nguyên nhân rõ nhất làm giảm sức hấp dẫn du lịch,
giảm chất lượng các dịch vụ du lịch, tạo ra cho khách du lịch những ấn tượng
không tốt về hình ảnh du lịch Việt Nam [18], [19]. Nhiều khách du lịch đã
phàn nàn về tình trạng vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch và đây
cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho khách du lịch đến Việt Nam
ít quay trở lại…[17], [50].
1.3. Thực trạng môi trƣờng du lịch biển Đồ Sơn và kiến thức, thực hành
của khách du lịch về môi trƣờng khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng
1.3.1. Môi trường du lịch biển Đồ Sơn
1.3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
Hải Phòng được mệnh danh là thành phố “hoa phượng đỏ” là một trong
những trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Đồ Sơn nằm ở phía Đông Nam của thành phố Hải Phòng, nối khu vực
nội thành với quận Đồ Sơn là tuyến đường 353 với chiều dài 22km. Đồ Sơn
có 3 mặt giáp biển đó là phía Đông, phía Tây và phía Tây Nam. Phần đất liền
của Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh. Đồ Sơn nằm ở
phía Tây Nam của đảo Cát Bà, phía Đông Nam của sông Lạch Tray và phía
Đông Bắc của sông Văn Úc. Tiếp đó, sát bãi biển Đồ Sơn là dải cát với
-11-
những bãi tắm ở phía Đông và phía Tây. Tuy nhiên, do quá trình tương tác
giữa biển và lục địa, đặc biệt là các quá trình sông, biển đã ảnh hưởng đến
chất lượng nước biển ở các bãi tắm của vùng. Nước biển của Đồ Sơn (bãi 1,2)
có màu đỏ, có thể nói là bẩn, do phù sa, rác thải đưa từ trong đất liền ra.
Đồ Sơn có thể coi là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra
biển tới 5km, với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130m. Địa hình của Đồ
Sơn chủ yếu là đồi núi gồm nhiều ngọn núi nối tiếp nhau chạy dài tới tận
biển, điểm cuối cùng là đảo Dáu cách đất liền 1km. Ở trên những ngọn đồi là
rừng thông được trồng cách đây hàng trăm năm.
Bãi biển Đồ Sơn chia làm 3 khu mỗi khu đều có bãi tắm và đồi núi,
rừng cây yên tĩnh. Khu 1 chạy dài với bãi tắm và dịch vụ ven biển. Khu 2 có
tòa biệt thự từng là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại. Khu 3 có công trình kiến
trúc như ngôi chùa.
1.3.1.2. Điều kiện thủy văn/hải văn
Bờ biển Đồ Sơn có độ ổn định tương đối yếu, khoảng 10 năm trở lại
đây có xu hướng xói lở mạnh và nhiều. Hoạt động xói mòn bờ và bãi biển
tại khu vực Đồ Sơn là một quá trình diễn ra liên tục có liên quan đến vận
động sụt chìm không đền bù bồi tích. Do đó, gây khó khăn cho các hoạt
động du lịch cũng như xây dựng các công trình ven biển tại xung quanh khu
vực này. Mực nước biển ở Đồ Sơn thuộc loại nhật triều đều, có biên độ lớn,
điển hình. Mỗi tháng có hai kỳ triều cường (mỗi kỳ 11 – 13 ngày) và hai kỳ
triều kém (mỗi kỳ 3 – 4 ngày). Giá trị triều trung bình là 3,3 – 4m (so với
0m Hải Đồ ở Hòn Dấu).
Sóng biển ở Đồ Sơn không lớn. Hai hướng sóng thịnh hành là hướng
Đông (mùa đông) với độ cao dưới 1 m và hướng Nam với độ cao 0,5 – 1 m.
Sóng biển Đồ Sơn chủ yếu là sóng ngoài khơi truyền vào.
-12-
1.3.1.3. Môi trường du lịch biển Đồ Sơn
Đồ Sơn là điểm du lịch vùng khí hậu phía Bắc nên mang tính chất nhiệt
đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu ở khu vực này mang những nét riêng
biệt của khí hậu khu vực và miền. Khí hậu Đồ Sơn chịu ảnh hưởng của biển
có hai mùa rõ rệt, mùa hè thì nóng ẩm, mưa nhiều, thường hay có bão vào
tháng 5 và tháng 10, mùa đông khô hanh từ tháng 4 đến tháng 11 năm sau.
Nền nhiệt độ trung bình năm từ 22-23 độ, cao nhất vào tháng 6 và tháng 7,
thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình năm từ 15002000mm, độ ẩm tương đối cao trung bình năm là 82-85%.
Trong mấy năm gần đây, Việt Nam là điểm đến an toàn cho khách du
lịch, lượng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng cả số lượng và thành phần,
làm gia tăng số lượng khách tham quan đến các khu du lịch trong nước trong
đó có Hải Phòng. Đối với khách du lịch nội địa, do nhu cầu giải trí, nghỉ
dưỡng, lưu lượng ngày nghỉ và mức sống của người dân không ngừng tăng
lên, dẫn đến số lượng khách từ các địa phương đến điểm du lịch Đồ Sơn cũng
không ngừng tăng lên [29].
Theo dự báo Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Hải Phòng, du lịch
Đồ Sơn phấn đấu năm 2014 tổng lượt khách sẽ là 2.250.000 lượt người.
Lượng khách tăng dẫn đến rác thải gia tăng, nếu chỉ sử dụng mức tính trung
bình 01 khách du lịch thải ra 3,5 kg rác/ngày thì lượng rác thải do khách thải
ra vào năm 2014 là 7.875.000 kg. Khối lượng nước thải cũng gia tăng tương
ứng, nếu lượng nước thải được tính là 80% lượng nước cấp thì lượng nước
thải trung bình cho 01 khách du lịch là 120 lít và nhân viên phục vụ là 60 lít,
như vậy lượng nước thải phải xử lý cho một ngày đối với khách du lịch tại
Hải Phòng vào năm 2014 là 270.000.000 lít. Trong khi đó, hệ thống xây dựng
khu xử lý tập trung nước thải khu du lịch Đồ Sơn đến nay chưa được hoàn
-13-
chỉnh và chưa được đầu tư. Nước thải từ các nhà hàng, khách sạn hầu hết là
thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà không qua xử lý sơ bộ nào cả [28].
Đối với việc thu gom, vận chuyển và xử rác ở Đồ Sơn hiện nay là do
Công ty TNHH MTV Công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng
thực hiện. Mỗi ngày, công ty huy động công nhân thu gom rác ở bãi tắm khu
1 và khu 2 hàng ngày và có thể làm tăng ca vào những ngày cao điểm hoặc
khi rác thải trôi về sau bão. Tuy nhiên, rất khó để bảo đảm các bãi tắm luôn
sạch rác khi các hộ kinh doanh, người bán hàng rong, du khách vẫn hồn nhiên
xả rác, thiếu ý thức và trách nhiệm trước yêu cầu bảo đảm, giữ gìn môi
trường xanh, sạch, đẹp [22]. Đối với nước thải của khu du lịch, trước đây đã
có một dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho khu du lịch và
toàn quận Đồ Sơn. Tuy nhiên hiện nay dự án này đang bị bỏ dở nhiều năm và
chưa đi vào hoạt động chính thức. Do vậy nước thải tại các nhà hàng, khách
sạn sẽ xử lý sơ bộ hoặc không xử lý, sau đó được thải tự do ra biển trừ các
khu vực bãi tắm. Nước mưa, nước mặt của khu du lịch được thải trực tiếp qua
7 cửa xả và đổ trực tiếp ra biển. Bên cạnh đó việc gia tăng khách du lịch vào
mùa du lịch ở Đồ Sơn cũng dẫn đến việc gia tăng các loại phương tiện giao
thông, là nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn và môi trường không khí.
1.3.2. Một số vấn đề về kiến thức, thực hành của khách du lịch về môi
trường khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng
Du lịch biển là thế mạnh của Đồ Sơn, nơi đây có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển loại hình du lịch này. Là một bán đảo xinh đẹp với ba mặt
giáp biển Đông, thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này những bãi biển đẹp,
rộng và dài, phong cảnh sơn thủy hữu tình có đầy đủ biển, đảo, rừng… hấp
dẫn du khách. Do vậy ngay từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện ra
tiềm năng du lịch Đồ Sơn và biến các bãi biển thành bãi tắm để Đồ Sơn trở
-14-
thành một trong những trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế, thu hút ngày càng
đông đảo khách du lịch [9].
Với những điều kiện thuận lợi để phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên
thì để phát triển loại hình du lịch này không những phụ thuộc vào tài nguyên du
lịch mà còn có cả yếu tố con người, cụ thể là ý thức bảo vệ môi trường của
khách du lịch khi đến nghỉ dưỡng tại Đồ Sơn. Việt Nam là một quốc gia đang
phát triển do đó hoạt động du lịch cũng chỉ mới trở nên một hoạt động phổ biến
trong những năm gần đây. Một bộ phận người dân đã hình thành cho mình thói
quen và ý thức khi tham gia du lịch. Tuy nhiên, nhiều người cũng chỉ làm quen
với việc đi du lịch, vì vậy chưa có ý thức bảo vệ môi trường và gìn giữ giá trị
của điểm đến dẫn đến tình trạng nhiều điểm du lịch nổi tiếng bị ô nhiễm
nghiêm trọng, rác thải bị vứt bừa bãi... làm suy giảm giá trị tài nguyên [54].
Với du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng hiện nay, chúng ta có thể thấy ngay
trước mắt khi đến với khu du lịch này đó là lượng rác thải được vứt bừa bãi
trong khu du lịch quá nhiều, nhất là các khu vực bãi tắm. Vậy do đâu mà hiện
tượng xả rác lại nhiều như vậy? Nguyên nhân đầu tiên là do thói quen xấu chỉ
nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số khách du lịch, họ cho rằng những nơi
công cộng không phải là của họ, vậy thì họ không phải mất công giữ gìn. Họ
cứ ném rác ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Điều này cho thấy ý thức
giữ gìn, bảo vệ môi trường khu du lịch của khách du lịch khi đến nghỉ dưỡng
tại Đồ Sơn chưa cao. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có
những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường xanh tại các khu vực
công cộng của con người nhưng số lượng còn quá ít. Bên cạnh đó các công
trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến kiến thức, thực hành của người dân về
lĩnh vực vệ sinh môi trường nơi ăn, ở, sinh hoạt hoặc nơi làm việc mà chưa đề
cập đến kiến thức, thực hành của khách du lịch về vệ sinh môi trường du lịch
tại các khu du lịch nghỉ dưỡng.
-15-
1.4. Những tác động tiêu cực của hoạt động phát triển du lịch đến môi
trƣờng và ảnh hƣởng của môi trƣờng đến sức khỏe con ngƣời
1.4.1. Những tác động tiêu cực của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường
Phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan góp phần làm cho các
tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trường. Đó là hậu quả của
việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch và các hoạt động liên
quan đến việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch cần thiết để duy
trì các hoạt động giải trí cho du khách [12], [55].
Trong nhiều trường hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động
du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến
khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy
cơ suy thoái lâu dài [22], [23], [28]. Cụ thể:
Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công
nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt để phục
vụ cho các hoạt động du lịch của ngành hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của
địa phương.
Nước thải: Nếu không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn,
nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân
cận làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài
da… hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan.
Chất thải rắn: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch.
Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ
cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt tại
các khu du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
-16-
Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành “Công nghiệp không khói”
nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe
máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính.
Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách
có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và khách du lịch, đặc biệt trong
mùa du lịch, ngày nghỉ cuối tuần.
1.4.2. Ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con người
Mọi người chúng ta điều biết rõ môi trường tự nhiên ô nhiễm ảnh
hưởng xấu đến đời sống của con người đặc biệt là sức khỏe, tuy nhiên chúng
ta không nghĩ đến mức độ nguy hại khi môi trường bị ô nhiễm [14], [48].
Theo số liệu của của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm thế giới có
13 triệu người tử vong liên quan đến vấn đề môi trường. Tại nhiều quốc gia
trên toàn cầu, trung bình cứ 100 người chết thì có hơn 10 người thiệt mạng vì
các yếu tố môi trường, tiêu biểu như nguồn nước thiếu vệ sinh hay không khí
ô nhiễm.
Tình trạng môi trường ở Việt Nam đang ô nhiễm ngày càng trở nên
nghiêm trọng, đe dọa đến sức khoẻ con người và lan rộng trong nhiều khía
cạnh từ nguồn nước, khói bụi, không khí, rác thải, tiếng ồn,…cụ thể như:
Bụi: Dựa vào kích thước hạt bụi, người ta chia bụi thành bụi toàn phần
(TSP) có đường kính khí động học dưới 50 µm và bụi PM10 có đường kính
khí động học dưới 10µm là loại bụi nhỏ có thể dễ dàng xuyên qua khẩu trang,
thâm nhập vào đường hô hấp của con người. Hầu hết các hạt bụi có đường
kính từ 5-10µm xâm nhập và lắng đọng ở đường hô hấp giữa. Bụi hô hấp là
những hạt bụi có đường kính khí động học dưới 5µm, có thể xâm nhập sâu
đến tận các phế nang của phổi là vùng trao đổi của hệ hô hấp. Ảnh hưởng của
-17-
bụi vào sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước hạt. Bụi có
thể gây các bệnh đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, da, ung thư,..
Tiếng ồn: Sinh ra từ hoạt động của máy móc, động cơ xe, tiếng còi xe,
loa phát thanh,.. Thông số tiếng ồn có tiêu chuẩn khác nhau theo khu vực và
thời gian cụ thể. Khi thông số tiếng ồn vượt quá TCCP sẽ gây mệt mỏi thính
giác, giảm thính lực, gây ù tai, điếc nghề nghiệp, làm nhiễu loạn chức năng
não, tăng nhịp thở, giảm thị lực và khả năng phân biệt màu sắc, gây viêm dạ
dày, rối loạn tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật.
Nước thải sinh hoạt: Nước thải thông thường trước khi thải ra ngoài
môi trường mà không được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung thì
nguồn nước thải này sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Hậu quả chung của tình
trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến
ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng.
Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh
tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn
nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi
trồng thủy sản.
Chất thải rắn: Việc thải rác bừa bãi không đúng nơi quy định là nguyên
nhân có thể gây ô nhiễm cả nguồn nước và ô nhiễm không khí. Việc thu gom,
xử lý rác thải đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng của môi trường.
Người dân sống ở khu vực bị ô nhiễm rác thải có thể có các bệnh như đau
mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn…
1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Theo đánh giá hiện trạng môi trường biển của nhóm GESAMP,
1990, tỷ lệ các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường biển như
-18-
sau: Các chất dầu khí ngoài khơi chiếm 1%, giao thông biển 12%, đổ chất
thải xuống biển 10%, phù sa và ô nhiễm từ đất liền 44%, ô nhiễm từ khí
quyển 33%.
Theo nghiên cứu về ảnh hưởng môi trường đến ngành du lịch của
Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng: Hoạt động du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường, cụ thể: Ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, chất lượng
nước… trong đó vấn đề đặc biệt nghiêm trọng là chất thải rắn. Việc xả thải
rác bừa bãi có thể là kẻ cướp đoạt môi trường tự nhiên. Chất thải rắn trên
biển có thể làm ô nhiễm bờ biển nghiêm trọng và gây ra cái chết của động
vật biển [47], [57].
1.5.2. Các nghiên cứu trong nước
Phùng Thị Thanh Tú, khi nghiên cứu “Đánh giá tình trạng vệ sinh môi
trường và các dịch vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho khách du lịch ở tỉnh
Khánh Hòa (2002-2004), hay trong báo cáo “Công trình nghiên cứu khoa
học hội thảo quốc gia về phát triển y tế biển – đảo lần thứ 2 năm 2007” đã
điều tra về chất thải lỏng khu du lịch cho thấy hiện nay chất thải lỏng ở các
khu du lịch chưa được quản lý và xử lý triệt để, kiểm tra Coliform/100ml và
Coliform chịu nhiệt/100ml thấy rằng tất cả các mẫu nước sinh hoạt tại khu
du lịch biển không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về vi sinh (chiếm 89%), về mặt
hóa học (kiểm tra 15 chỉ tiêu) tất cả các mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh, ngoại
trừ chỉ tiêu chất hữu cơ trong môi trường axit cũng đạt đến 93,3% [33].
Viện nghiên cứu phát triển du lịch đã làm nghiên cứu “Khảo sát, xây
dựng dự án bảo vệ môi trường du lịch biển Hạ Long” cho thấy môi trường
không khí các khu du lịch đảm bảo cho phát triển du lịch, tuy nhiên tại một
số điểm có nguy cơ ô nhiễm cục bộ về nồng độ bụi lơ lửng, khí SO, CO.
Vấn đề áp lực chính đối với môi trường du lịch biển do nhiều lĩnh vực khác
-19-
nhau trong đó chủ yếu các đối tượng tham gia trực tiếp hoạt động tại khu
vực Vịnh như hoạt động tàu thuyền, cộng đồng tham gia hoạt động kinh
doanh dịch vụ trên Vịnh. Nguyên nhân khách quan là trình độ nhận thức và
ý thức bảo vệ môi trường du lịch biển của cộng đồng chưa được đầy đủ,
công tác tổ chức và quản lý môi trường còn bất cập [37].
Võ Quế khi “Điều tra, khảo sát hiện trạng và đánh giá tác động môi
trường du lịch đảo Phú Quốc để điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đảo
Phú Quốc trong khuôn khổ đề án bảo vệ môi trường đảo Phú Quốc đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020” cho thấy đánh giá chung về chất lượng
môi trường trên đảo vẫn đảm bảo để phát triển kinh tế và xã hội trong đó có
phát triển du lịch sinh thái chất lượng cao. Tuy nhiên chất lượng môi trường
tại một số khu vực đang bị ô nhiễm cục bộ, các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn
cho phép và có xu hướng tăng lên dẫn đến chất lượng môi trường tại một số
khu vực giảm xuống, có chiều hướng phức tạp và ảnh hưởng đến chất lượng
môi trường du lịch [39].
Trong báo cáo tổng hợp “Điều tra, khảo sát, xây dựng chương trình
tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch”
cho thấy việc quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật thu gom, xử lý chất thải
trong hoạt động phát triển du lịch còn chưa được quan tâm triển khai trên
phạm vi cả nước, thậm chí ở các trọng điểm phát triển du lịch [36].
-20-
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
* Điều kiện môi trường du lịch tại khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng bao gồm
các chỉ tiêu sau:
- Một số chỉ tiêu chất lượng nước biển ven bờ;
- Nước thải;
- Chất thải rắn;
- Chất lượng không khí và tiếng ồn.
* Khách du lịch:
Tiêu chuẩn lựa chọn: Khách du lịch từ 15 tuổi trở lên.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 09/2013 đến 09/2014. Tương ứng với 02 mùa du lịch như sau:
+ Mùa du lịch (Hè – Thu): Từ 30/4/2014 đến 2/9/2014;
+ Mùa không du lịch (Đông – Xuân): Từ 03/9/2013 đến 30/4/2014.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Khu 1 và khu 2 thuộc khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
-21-
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
2.2.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu thực trạng môi trường du lịch tại
khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng
* Nước biển ven bờ:
Địa điểm lấy mẫu: Lấy cách bề mặt nước 50 cm theo quy chuẩn Việt
Nam về lấy mẫu nước biển tại bãi biển 1 và bãi biển 2 của khu du lịch Đồ Sơn,
Hải Phòng.
Thời điểm lấy mẫu: Mùa du lịch và mùa không du lịch theo chu kỳ triều
vào lúc nước lớn (thời gian nước triều lên cao nhất) và lúc nước ròng (lúc triều
xuống thấp nhất).
Tổng số mẫu: 08 mẫu.
* Nước thải:
Địa điểm lấy mẫu: Hố ga của khách sạn Công Đoàn nằm trong khu 1 và
khách sạn Hải Âu nằm trong khu 2.
Thời điểm lấy mẫu: Mùa du lịch và mùa không du lịch.
Tổng số mẫu: 04 mẫu.
* Chất thải rắn: Lấy toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày (m3/ngày).
Lấy trong 3 tuần liên tục ở 2 mùa du lịch và mùa không du lịch thuộc khu 1 và
khu 2 Đồ Sơn, Hải Phòng.
* Chất lượng không khí xung quanh và tiếng ồn:
Địa điểm lấy mẫu: Theo 4 hướng Bắc (Điểm KK1) - Nam (Điểm KK2) Đông (Điểm KK3) - Tây (Điểm KK4) và vị trí trung tâm của bãi biển 1 và bãi
biển 2 (Điểm KK5).
Thời điểm lấy mẫu: Mùa du lịch và mùa không du lịch.
-22-
Tổng số mẫu: 20 mẫu.
2.2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu thực trạng kiến thức, thực hành
của khách du lịch về môi trường du lịch tại khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng
* Cỡ mẫu: Do là nghiên cứu mới nên chúng tôi áp dụng cách tính mẫu chung
nhất (tỉ lệ 50%) theo công thức sau:
n Z 21α/2
p 1 p
d2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu (khách du lịch cần điều tra).
p: Tỷ lệ ước lượng khách du lịch có kiến thức, thực hành về các vấn đề
được điều tra, p = 0,5.
Z21-/2 : Hệ số tin cậy (Chọn Z21-/2
=
1,96 tương ứng với độ tin cậy chấp
nhận là 95%).
d = 0,05 (Độ chính xác mong muốn vì nhóm phỏng vấn là KDL).
Thay vào công thức tính được cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu n = 384. Vì
đối tượng nghiên cứu là khách du lịch có biến động rất lớn nên để đảm bảo độ
chính xác chúng tôi tính theo hệ số điều tra là 2. Do vậy, cỡ mẫu điều tra phải
là 768 người, lấy tròn n = 800.
* Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên, gặp ai hỏi người đấy. Đối
tượng nghiên cứu là khách du lịch người Việt Nam.
2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.3.1. Công cụ nghiên cứu
* Dụng cụ thu mẫu:
Lấy mẫu nước biển ven bờ bằng Batomet: Van Dorn Sampler thể tích 2 lít.
Lấy mẫu nước thải bằng chai nhựa sấy khô.
-23-
Phiếu điều tra.
* Thiết bị đo đạc các thông số ngoài hiện trường bao gồm:
Máy đo nhanh tiếng ồn: Máy đo hãng Testo, sản xuất tại Đức.
Máy đo bụi: Máy đo bụi hiện số, hãng Digital Dust indicator LD-3B
Sibata, sản xuất tại Nhật.
Máy đo chất lượng không khí xung quanh: Máy đo hãng GFG – G460,
sản xuất tại Đức.
Máy đo chất lượng nước bao gồm:
+ Nhiệt độ nước được đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân chuyên dụng hoặc
máy đo nhiệt độ, chính xác đến 0,10C.
+ pH của nước được đo bằng máy đo pH, chính xác đạt 0,01 đơn vị.
+ Ôxy hòa tan trong nước được đo bằng máy đo ôxy hoặc chuẩn độ theo
phương pháp Winkler, chính xác đến 0,01 mg/l.
* Phân tích trong phòng thí nghiệm
Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) được xác định bằng phương pháp trực
tiếp, không pha loãng, ủ ở nhiệt độ 200C, chính xác đến 0,01 mg/l.
Nhu cầu ôxy hóa học (COD) được xác định bằng phương pháp ôxy hóa
Kali Permanganat (KMnO4) trong môi trường kiềm, chính xác đến 0,01 mg/l.
Nồng độ dầu trong nước được chiết bằng n-hexan, sau đó làm khan bằng
Na2SO4 khan, xác định bằng phương pháp trọng lượng hoặc phương pháp so
màu, sai số 0,025mg/l.
Nồng độ các chất dinh dưỡng: Phosphat (PO43-), (NH4+) được xác định bằng
phương pháp so mầu tiêu chuẩn hoặc đo bằng máy đo quang phổ kế DR/2000
HACH, USA. Sai số của các phép đo PO43- là 0,1g/l, của NO3- là 0,5g/l.
-24-
Coliform trong nước: Mẫu nước được lấy vào chai sạch đã khử trùng và
đậy kín nút. Được bảo quản trong khoang lạnh. Xác định Coliform bằng
phương pháp màng lọc với môi trường Lauryl sunfate ở nhiệt độ 370C trong
thời gian 12-16 giờ, sai số 5%.
2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.3.2.1. Chất lượng nước biển ven bờ
Nước biển ven bờ được lấy mẫu và xét nghiệm bởi các cán bộ nghiên
cứu phòng Hoá Môi trường Biển theo chương trình quan trắc của Trạm Quan
trắc và phân tích môi trường biển ven bờ phía Bắc, Viện Tài nguyên và Môi
trường Biển thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. Các chỉ
tiêu đo nhanh ngoài hiện trường bao gồm: pH, nhiệt độ, ôxy hoà tan trong
nước. Phân tích trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu còn lại.
Giá trị giới hạn của các thông số trong nước biển ven bờ được so với
QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
biển ven bờ ở khu vực vùng bãi tắm, thể thao dưới nước.
Bảng 2.1. Giá trị giới hạn của các thông số trong nước biển ven bờ
Thông số
TT
Đơn vị
0
Vùng bãi tắm, thể
thao dƣới nƣớc
1
Nhiệt độ
2
pH
3
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l
50
4
Ôxy hoà tan (DO)
mg/l
4
5
COD (KMnO4)
mg/l
4
6
+
Amôni (N-NH 4 )
mg/l
0,5
7
Dầu mỡ khoáng
mg/l
0,1
8
Coliform
MPN/100ml
1000
C
30
6,5 - 8,5
-25-
2.3.2.2. Chất thải rắn
Quan sát trực tiếp quá trình thu gom của đối tượng nghiên cứu tại
nguồn phát sinh và đo lượng rác thải trên xe chở rác chuyên dụng theo lịch
thu gom của Công ty TNHH MTV Công trình công cộng và dịch vụ du lịch
Hải Phòng tính theo m3/ngày.
2.3.2.3. Chất lượng không khí xung quanh
Đo nhanh ngoài hiện trường các chỉ tiêu không khí xung quanh bởi
thiết bị đo nhanh do các kỹ sư môi trường khoa Y học môi trường biển, Viện
Y học biển Việt Nam thực hiện. Giá trị giới hạn của các thông số trong không
khí xung quanh được so với QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
Bảng 2.2. Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
TT
Thông số
Đơn vị
Trung bình 1 giờ
1
SO2
g/m3
350
2
CO
g/m3
30000
3
NO2
g/m3
200
4
Bụi lơ lửng (TSP)
g/m3
300
2.3.2.4. Tiếng ồn
Đo nhanh ngoài hiện trường bởi thiết bị đo nhanh do các kỹ sư môi
trường khoa Y học môi trường biển, Viện Y học biển Việt Nam thực hiện.
Giá trị giới hạn của tiếng ồn được so với QCVN 26:2010/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Bảng 2.3. Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn
(theo mức âm tương đương – dBA)
TT
Khu vực
Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ
1
Khu vực thông thường
70
55