Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thực trạng hoạt động và quản lý hành nghề y học cổ truyền tư nhân tại tỉnh hải dương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.85 KB, 116 trang )

CÁC CHỮ VI T T T
BN
BS
CBNV
CSSKBĐ
CSYT
ĐH
HNYDTN
KCB
L.Y ĐK
L.Y GT
PTTH
THCN
ThS
TYT
YDHCT
YHCT
YHHĐ

: Bệnh nhân
: Bác sỹ.
: Cán bộ nhân viên
: Chăm sóc sức khỏe ban đầu
: Cơ sở y tế
: Đại học
: Hành nghề y dược tư nhân
: Khám chữa bệnh
: Lương Y đa khoa
: Lương Y gia truyền
: Phổ thông trung học
: Trung học chuyên nghiệp


: Thạc sỹ.
: Trạm y tế
: Y dược học cổ truyền
: Y học cổ truyền
: Y học hiện đại


M CL C
TT

Nội dung

Trang

Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình

Chư ng 1

Đặt vấn đề

1

Tổng quan tƠi liệu

03

1.1. Y học cổ truyền tư nhân trong chăm sóc sức khoẻ ở


03

Việt Nam

Chư ng 2

1.2. Sự phát triển YHCT tư nhân tại Hải Dương

11

1.3. Quản lý hành nghề YHCT tư nhân:

14

Đối tư ng vƠ phư ng pháp nghiên cứu

25

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu:

25

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

25

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:

25


2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

25

2.2.3. Nội dung và các biến số nghiên cứu

26

2.2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin

31

2.3. Phương pháp xử lý số liệu

31

2.4. Khống chế sai số

32

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu

32


Chư ng 3

K t qu nghiên cứu


33

Chư ng 4

Bàn lu n

56

K t lu n

68

Ki n nghị

70

TƠi liệu tham kh o
Ph l c


DANH M C B NG
Nội dung

TT

Trang

Bảng 3.1.

Đặc điểm về tuổi của người hành nghề YHCT tư nhân


33

Bảng 3.2.

Trình độ chuyên môn của người hành nghề YHCT tư

34

nhân
Bảng 3.3.

Thâm niên hoạt động hành nghề YHCT tư nhân

35

Bảng 3.4.

Nơi (khu vực hành nghề) người hành nghề YHCT tư

35

nhân đang công tác tại các cơ sở y tế công lập
Bảng 3.5.

Nơi khám chữa bệnh của người hành nghề YHCT tư

36

nhân

Bảng 3.6.

Hoạt động khám chữa bệnh của người hành nghề

37

YHCT tư nhân
Bảng 3.7.

Đánh giá một số kiến thức cơ bản về YHCT của người

38

hành nghề YHCT tư nhân
Bảng 3.8.

Đánh giá các kỹ năng về thực hành sử dụng YHCT

38

trong khám chữa bệnh.
Bảng 3.9.

Điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ khám chữa bệnh

39

YHCT
Bảng 3.10.


Điều kiện trang thiết bị thiết yếu phục vụ khám chữa

40

bệnh YHCT
Bảng 3.11.

Tuổi của bệnh nhân tại cơ sở YHCT tư nhân

40

Bảng 3.12.

Trình độ học vấn của bệnh nhân đến KCB tại cơ sở

41

hành nghề YHCT tư nhân
Bảng 3.13.

Nghề nghiệp của bệnh nhân đến KCB tại cơ sở hành
nghề YHCT tư nhân

42


Bảng 3.14.

Lý do người bệnh sử dụng YHCT để phòng và chữa


40

bệnh
Bảng 3.15.

Lý do người bệnh chọn cơ sở hành nghề YHCT tư nhân

52

để khám chữa bệnh
Bảng 3.16.

Đánh giá của người bệnh về giá cả khám chữa bệnh tại

52

cơ sở hành nghề YHCT tư nhân
Bảng 3.17.

Hình thức tổ chức hành nghề y học cổ truyền tư nhân

44

Bảng 3.18.

Tỷ lệ các cơ sở YHCT có giấy chứng nhận đủ điều kiện

45

hành nghề

Bảng 3.19.

Thời gian làm việc trong ngày của người hành nghề

45

YHCT tư nhân tại cơ sở
Bảng 3.20.

Tỷ lệ các cơ sở YHCT tư nhân tham gia xã hội hoá, đa

46

dạng hoá các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực y dược
học cổ truyền
Bảng 3.21.

Vi phạm về thông tin, quảng cáo, biển hiệu

47

Bảng 3.22

Tình hình thực hiện các quy định niêm yết giá KCB

49

Bảng 3.23

Các cơ sở hành nghề YHCT tư nhân thực hiện một số


49

quy chế chuyên môn trong lĩnh vực y dược cổ truyền
Bảng 3.24.

Tỷ lệ các cơ sở YHCT tư nhân thực hiện quy chế kê

50

đơn thuốc
Bảng 3.25.

Đặc điểm cơ sở vật chất của cơ sở YHCT tư nhân

51

Bảng 3.26

Thực hiện các quy định báo cáo tình hình hoạt động

51

Bảng 3.27

Tình hình thanh tra, kiểm tra các cơ sở hành nghề

52

YHCT tư nhân năm 2012



Bảng 3.28

Ý kiến của người hành nghề YHCT tư nhân về những

53

tổ chức nên tham gia.
Bảng 3.29.

Ý kiến của người hành nghề YHCT tư nhân về mục

54

đích tham gia sinh hoạt của các tổ chức trên
Bảng 3.30

Tình hình tham gia sinh hoạt với phòng Y tế huyện và

54

Sở Y tế
Bảng 3.31

Các nội dung tham gia vào hoạt động y tế địa phương

55

của các cơ sở YHCT tư nhân

Bảng 3.32

Ý kiến của cán bộ quản lý về hoạt động YHCT tư nhân

55


DANH M C HÌNH

Nội dung

TT
Hình 3.1.

Đặc điểm về giới tính của người hành nghề YHCT

Trang
33

tư nhân
Hình 3.2.

Tỷ lệ thầy thuốc YHCT kết hợp với YHHĐ khi

34

hành nghề
Hình 3.3.

Thời gian làm việc trong 1 tuần của các cơ sở hành


36

nghề YHCT tư nhân
Hình 3.4.

BN đến khám chữa bệnh tại cơ sở YHCT tư nhân

41

theo giới
Hình 3.5.

Tỷ lệ cơ sở hành nghề nhân viên có đầy đủ Chứng

46

chỉ hành nghề y dược học cổ truyền
Hình 3.6

Tỷ lệ các cơ sở YHCT có giấy chứng nhận đủ điều

47

kiện hành nghề
Hình 3.7

Tỷ lệ cơ sở YHCT tư nhân thường xuyên được tổ

48


chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các thầy
thuốc YHCT.
Hình 3.8

Tình hình thực hiện các quy định niêm yết giá KCB

50

Hình 3.9

Tỷ lệ các cơ sở YHCT tư nhân hành nghề quá

52

phạm vi cho phép


1

Đ TV NĐ
Vai trò và giá trị sử dụng của Y học cổ truyền (YHCT) trên khắp Thế
giới ngày càng được thừa nhận rộng rưi [77]. Hiện nay rất nhiều nước sử dụng
YHCT trong phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cũng như nâng cao
sức khoẻ và xác định YHCT như là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành
công chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) [30]. Việt Nam có một
nền y dược học cổ truyền (YDHCT) lâu đời, cội nguồn của nền YDHCT Việt
Nam là những kinh nghiệm dân gian, hình thành do kết quả đấu tranh sinh tồn
giữa con người với những tác nhân gây bệnh, được lưu truyền và liên tục được
bổ sung bởi kinh nghiệm của các thế hệ, để ngày một hoàn thiện và khoa học

hơn.
Hành nghề y tế tư nhân nói chung, YHCT nói riêng được phép hoạt
động ở nước ta từ năm 1989 và được hợp pháp hoá sau khi Quốc hội ban hành
Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm [31].
Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân, cùng với các Nghị định và Thông tư
hướng dẫn được ban hành sau đó, đư tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho y tế
tư nhân phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện cho khu vực y tế tư nhân nói
chung, YHCT tư nhân nói riêng tham gia vào chăm sóc, bảo vệ và nâng cao
sức khoẻ nhân dân. Và YHCT tư nhân đư trở thành một bộ phận không thể
thiếu được trong hệ thống y tế cũng như trong đời sống của người dân. Nghị
quyết số 90/NQ-CP của Chính phủ về “Xư hội hoá công tác giáo dục, y tế, văn
hoá” cũng đư đề cập đến sự phát triển của y tế tư nhân như là một hình thức
của xư hội hoá. Y tế tư nhân đóng vai trò là một lực lượng xư hội, tham gia
vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Khám chữa
bệnh bằng YHCT tư nhân đư góp phần quan trọng vào việc chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng, làm thúc đẩy mạnh mẽ công tác xư hội hoá về y tế. Nhưng hiện tại
YHCT tư nhân cũng là khu vực đang khó kiểm soát.

nông thôn, nhiều người

hành nghề YHCT tư nhân là các thầy lang, lương y hành nghề theo kiểu “gia


2

truyền”, không được đào tạo chính quy. Do vậy, sự quản lý nhà nước về hành
nghề YHCT tư nhân còn nhiều khó khăn [4]. Mặt trái của hành nghề YHCT tư
nhân đư tác động ít nhiều đến sức khoẻ, tâm lý người bệnh; hành nghề YHCT
tư nhân cũng còn bất cập, cần phải có giải pháp quản lý chấn chỉnh để dịch vụ
YHCT tư nhân ngày càng có chất lượng hơn.

Hải Dương là một tỉnh có truyền thống lâu đời về YHCT. Là nơi sinh
ra và hội tụ nhiều danh y như Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đại Năng, Phạm Công Bân...
Hệ thống y tế của tỉnh không ngừng được củng cố và phát triển hoàn chỉnh từ
tỉnh đến y tế cơ sở. Bên cạnh hệ thống y tế công lập, y tế tư nhân nói chung,
YHCT tư nhân nói riêng đư phát triển đa dạng, số lượng các phòng chẩn trị tư
nhân đư không ngừng phát triển, giúp làm giảm gánh nặng cho y tế công lập
và đư trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống y tế cũng
như trong đời sống của người dân Hải Dương.
Về góc độ quản lý của ngành y tế, vấn đề cần đặt ra là: Hành nghề
YHCT tư nhân hiện nay đư phát triển đến mức độ nào? Có những đóng góp cụ
thể gì và những mặt hạn chế như thế nào trong việc cung cấp dịch vụ YHCT?
Và cần phải có biện pháp gì để tăng cường công tác quản lý, phát huy những
mặt mạnh, đồng thời giảm thiểu các thiếu sót nhằm mục đích lớn nhất là nâng
cao khả năng tiếp cận cho người dân đến các dịch vụ YHCT tư nhân có chất
lượng và giảm gánh nặng về y tế cho Nhà nước. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài:
Thực trạng hoạt động và quản lý hành nghề y học cổ truyền tư nhân tại
tỉnh Hải Dương năm 2013.
M C TIÊU NGHIÊN C U
1. Mô tả thực trạng hoạt động hành nghề YHCT tư nhân tại tỉnh Hải
Dương năm 2013.
2. Mô tả công tác quản lý hành nghề YHCT tư nhân tại tỉnh Hải Dương
năm 2013.


3

Ch

ng 1


TỔNG QUAN TẨI LI U
1.1. Y h
1.1.1. Vai trò

truy n và thự tr ng ho t động tr n th giới và Vi t Na .
ayh

truy n.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Y học cổ truyền
(YHCT) là "Toàn bộ kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý luận, lòng
tin và kinh nghiệm vốn có của những nền văn hóa khác nhau, dù đư được giải
thích hay chưa, nhưng được sử dụng để duy trì sức khỏe, cũng như để phòng
bệnh, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị tình trạng đau ốm về thể xác hoặc tinh
thần”. Do đó theo thời gian quá trình phát triển của con người thì Y học cổ
truyền đư đem lại rất nhiều lợi ích mà chúng ta cần phải đề cao, phát huy và
khai thác hơn nữa những khả năng có lợi của nó cho toàn thể nhân loại. Theo
WHO, "Đó là hệ thống mà dân chúng từ trước đến nay đư coi như của mình và
chấp nhận không hạn chế. Hơn thế nữa, dù ở đâu nó cũng có lợi nhiều hơn
những hệ thống từ ngoài, vì nó là một bộ phận không thể tách rời của nền văn
hóa nhân dân” [78], [79].
Hội nghị quốc tế về YHCT năm 1999 tại Senegan cũng đư đưa ra tuyên
bố về sự khẩn cấp bảo vệ YHCT ở các quốc gia trên thế giới. Hội nghị này đư
khuyến cáo tất cả các cơ sở y tế địa phương của các quốc gia về sự cần thiết
lập lại các dịch vụ YHCT bên cạnh các dịch vụ YHHĐ trong chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân [53].
Hành nghề YHCT tư nhân là hoạt động của các chủ thể cung cấp các
dịch vụ về sức khỏe không thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Các hoạt động
nàybao gồm có khám, chữa bệnh và phòng bệnh bằng các phương pháp
YHCT, có thể chủ thể được gia truyền hoặc là tốt nghiệp từ các trường đào tạo

YHCT, với các mục đích lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận.


4

1.1.2. Thự tr ng ho t động

a YHCT t nhân tr n th giới.

Hiện nay trên thế giới có trên 120 nước, kể cả các nước phát triển sử
dụng YHCT để chăm sóc sức khỏe nhân dân [75]. Vai trò và hiệu quả của y
học cổ truyền trong chăm sóc khỏe nhân dân ngày càng được nhiều nước thừa
nhận và sử dụng rộng rưi trong phòng bệnh, chữa bệnh, vật lý trị liệu/ phục hồi
chức năng, nâng cao sức khỏe [65], [67], [69].
Tổ chức y tế thế giới kh ng định “Cần đề cao và khai thác mạnh mẽ hơn
nữa khả năng và hiệu quả của YHCT để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phải
đánh giá và công nhận giá trị của nó, làm cho nó ngày càng hữu hiệu hơn. Đó
là hệ thống khám, chữa bệnh mà từ trước tới nay được nhân dân coi như của
mình, chấp nhận một cách gần như đương nhiên. Hơn thế nữa, dù ở đâu, trong
hoàn cảnh nào nó cũng chỉ mang lại lợi ích nhiều hơn so với các phương pháp
khác, vì nó là một bộ phận không thể tách của nên văn hóa của nhân loại ”
[70]. Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam là nước có truyền thống lâu
đời về YHCT, Y học cổ truyền Việt Nam được coi là di sản văn hóa phi vật
thể của dân tộc [20], [21], [22].
Một trong các quốc gia tiêu biểu có hệ thống YHCT phát triển cao phải
kể tới đó là Trung Quốc, với rất nhiều tài liệu quí giá và cơ sở lý luận y học
theo phương pháp cổ truyền [61],[67]. Rất nhiều học thuyết về YHCT cũng
như các loại thuốc YHCT đư được du nhập đến các nước láng giềng như: Nhật
Bản, Triều Tiên, Việt Nam…Tại đây nó được kế thừa và phát triển thành các
cơ sở lý luận mang đậm mầu sắc văn hóa, đặc trưng của từng quốc gia [1].

Ngày nay, vấn đề kết hợp YHCT với YHHĐ là một trong những chủ
trương chính của Trung Quốc trong phạm vi phát triển nền y tế quốc gia. Xây
dựng một nền Trung y trên sự kết hợp đó, các thầy thuốc tây y được đào tạo
thêm nhiều về YHCT, các thấy lang cổ truyền được đào tạo thêm về YHHĐ,
họ được tham gia các chương trình y tế của nhà nước và được công nhận một


5

cách chính thức [44],[45]. Năm 1995 Trung Quốc đư có 2.552 bệnh viện
YHCT với 353.373 nhân viên y tế và 236.060 giường bệnh. Những bệnh viện
này đư điều trị 200 triệu bệnh nhân ngoại trú và 3 triệu bệnh nhân nội trú một
năm. Đồng thời 95% các bệnh viên đa khoa ở Trung Quốc có khoa YHCT
[70]. Theo một hội nghị được tổ chức gần đây, YHCT Trung Quốc đư được
hơn 120 quốc gia và khu vực trên thế giới chấp nhận.

Anh, hơn 3000 bệnh

viện thực hành về YHCT Trung Quốc đư được mở. Theo phiên họp lần thứ 2
về hội nghị phát triển YHCT Trung Quốc, có khoảng 2,5 triệu người Anh đư
chi tổng số 90 triệu bảng Anh hàng năm để được điều trị bằng YHCT Trung
Quốc.
Nhật Bản với lịch sử nền YHCT trên 1400 năm được xem là nước có tỉ
lệ người sử dụng YHCT cao nhất trên thế giới hiện nay. Thuốc YHCT Nhật
Bản là sự kết hợp giữa thuốc YHCT Trung Quốc và thuốc dân gian Nhật Bản
gọi chung là Kampo. Tính từ năm 1974 đến 1989 sử dụng các loại thuốc
YHCT ở Nhật Bản đư tăng 15 lần trong khi đó các loại tân dược chỉ tăng 2,6
lần, ít nhất 65% bác sĩ ở Nhật Bản đư kh ng định rằng họ đư sử dụng phối hợp
đồng thời thuốc YHCT và thuốc hiện đại [64],[68].
Tại khu vực Đông Nam Á, các nước Indonesia, Malaysia, đặc biệt là

Thái Lan…cũng là các nước có truyền thống sử dụng YHCT để bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe [69].[80]. Từ năm 1950 đến 1980, YHCT Thái Lan
gần như bị tê liệt hoàn toàn do quá coi trọng YHHĐ. Điều này có ảnh hưởng
đến chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) ở Thái Lan [74], [76].
Từ năm 1980, Chính phủ và ngành y tế Thái Lan đư kịp nhận ra những sai
lầm này và đư có những biện pháp hữu hiệu khôi phục lại nền YHCT như
khẩn trương thiết lập chính sách phát triển thuốc thảo mộc trên phạm vi cả
nước. Để hỗ trợ cho việc phát triển thuốc thảo mộc, Thái Lan đư tiến hành các
cuộc điều tra về cây thuốc, các nghiên cứu dược học, Y xư hội học và đồng
thời triển khai kế hoạch thành các trung tâm YHCT tại các tỉnh rồi dần từng


6

bước đưa YHCT vào hệ thống Y tế quốc gia phục vụ chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân [68], [76].
Theo nghiên cứu của WHO thì rất nhiều nước châu Á đư đồng ý với
quan điểm rằng: Cán bộ y tế ở cả 2 hệ thống YHCT cũng như YHHĐ đều
mong muốn phát triển nền YHCT và sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 hệ thống y học
này và họ cũng mong được đón nhận sự quan tâm hơn nữa từ phía Chính phủ
trong việc phát triển nền YHCT [71], [81]
Các nước châu Phi, châu Mỹ La tinh, đặc biệt là các bộ lạc người dân
thiểu số ở đây đư từ lâu biết làm các phương thuốc từ câycỏ sẵn có tại nơi sinh
sống của mình để phòng và chữa bệnh thông thường ở cộng đồng của mình
[65].
Ngày nay phụ nữ Chi Lê vẫn tiếp tục kh ng định giá trị của việc lựa
chọn các phương pháp điều trị bằng YHCT đóng vai trò rất quan trọng trong
chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ nước này, ngoài việc sử dụng các loại
thuốc YHCT của nước bản địa, họ còn đến với các thày thuốc YHCT Trung
Quốc [62].

Cho đến nay, tại châu Phi có tới 80-85% dân số được giáo dục và
chăm sóc sức khỏe từ những người cung cấp dịch vụ YHCT [74]. Điều này
cho thấy sự cung cấp dịch vụ YHCT của các nước này sẵn có hơn rất nhiều và
họ cũng gần gũi với cộng đồng và mang tính phổ cạp hơn so với các bác sỹ
YHHĐ [63], [74].
Một nghiên cứu vào tháng 12 năm 2005 tại Australia, hầu hết người
dân được chăm sóc sức khỏe từ 2 hệ thống y tế là YHHĐ và YHCT và cho dù
đó là YHHĐ hay YHCT đều có tầm quan trọng như nhau, nhưng YHCT đặc
biệt được quan tâm trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi [73], [76].
Trong chiến lược phát triển YHCT năm 2002-2005, Tổ chức Y tế thế
giới tiếp tục kh ng định vai trò và giá trị của YHCT trong chăm sóc sức khỏe


7

ban đầu cho nhân dân [66]. WHO đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát
triển YHCT; WHO đư mở các khóa đào tạo cho các lương y ở Lào, Mông Cổ,
Philippin và các quốc đảo Tây Thái Bình Dương. Mục tiêu là sử dụng những
lương y đư được đào tạo như là người giáo dục sức khỏe hoặc cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu [74],[76]. WHO tiếp tục hỗ trợ cho Trung
Quốc, Lào, Campuchia, Mông Cổ, Philippin, Việt Nam để cải thiện năng lực
nghiên cứu thông qua các hội thảo khu vực, các khóa đào tạo và những học
bổng đào tạo chuyên gia [79].
các nước đang phát triển, với nhiều lý do khác nhau, YHCT tư nhân
đư góp phần giảm bớt gánh nặng cho y tế của nhà nước, đồng thời đáp ứng
được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân đối với các nước Mỹ La Tinh
do khủng hoảng kinh tế, ngân sách nhà nước dành cho y tế bị cắt giảm tới 50%
[76] dẫn tới hậu quả là y tế nhà nước không đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản của
người dân về khám chữa bệnh.
các nước đang có tốc độ công nghiệp hóa cao và các nước khu vực

Đông Nam Á, do có sự tăng trưởng kinh tế cao nên mức sống của người dân
tăng lên và nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế cũng tăng lên nhưng y tế nhà nước
chưa đáp ứng đủ [63],[71].
Đối với một số nước đang trải qua thời kì quá độ, chuyển từ nền kinh tế
tập trung sang nền kinh tế thị trường, nguồn bao cấp cho y tế còn bị cắt giảm,
dẫn tới cơ sở vật chất của y tế xuống cấp, trang thiết bị y tế thiếu, tinh thần
thái độ phục vụ của nhân viên y tế thiếu nhiệt tình, trong đó có Việt Nam [2].
Đó là yếu tố lý do dẫn đến sự phát triển của hệ thống y tế tư nhân nói chung và
YHCT tư nhân tại các quốc gia này.

các nước đang phát triển, luật pháp cho

phép công chức nhà nước làm dịch vụ tư nhân ngoài giờ hành chính [62].
Hành nghề YHCT tư nhân vẫn tồn tại với những hình thức phổ biến như là
lang y, bà đỡ dân gian, người bán thuốc rong, thầy mo [20]. Cho đến tận ngày
nay, đối tượng không chính thống này vẫn đảm đương một vai trò quan trọng


8

trong việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhiều người dân nông thôn
ở các nước này.
Đối với các nước đang phát triển, YHCT tư nhân chỉ chiếm ưu thế
mạnh về điều trị ngoại trú vẫn do nhà nước đóng vai trò chủ đạo [69].
Như vậy, có thể thấy ở các nước đang phát triển YHTC tư nhân đư tham
gia vào các loại dịch vụ rất đa dạng, góp phần làm giảm gánh nặng cho y tế
nhà nước, đồng thời cũng làm tăng khả năng lựa chọn của người dân đến các
cơ sở YHTC tư nhân. Với các ưu điểm đư được thừa nhận như tính thuận lợi,
giá cả phù hợp, thái độ phục vụ chu đáo, khả năng chi trả mềm dẻo cho người
dân đư làm tỷ lệ sử dụng YHTC khá cao, đặc biệt cho cả những người vùng

nông thôn, vùng sâu, vùng xa [14],[16],[17].
1.1.3. Thự tr ng ho t động y h

truy n t nhân trong h

só s

hoẻ ở Vi t Na
Y học cổ truyền Việt Nam ra đời rất sớm và gắn liền với sự phát triển
của truyền thống văn hoá dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Y học cổ
truyền Việt Nam đư đúc rút được nhiều kinh nghiệm phòng và chữa bệnh có
hiệu quả [33], [36],43].
Nền Y học cổ truyền Việt Nam còn được phát triển trong sự giao lưu
với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Bằng sự xuất hiện nhiều Danh y
lớn như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lưn Ông, Nguyễn Đại Năng...
Y học cổ truyền Việt Nam không chỉ là một nền y học kinh nghiệm
đơn thuần, mà còn phát triển về mặt lý luận. Các tác phẩm Y học cổ truyền
Việt Nam có giá trị to lớn trong nền y học và văn hoá dân tộc [43].
Ông Tổ của ngành thuốc Nam chính là Đại Danh y thiền sư Tuệ Tĩnh
(thế kỷ XIV), Ông được nhân dân ta suy tôn là vị "Thánh thuốc Nam". Vào
thời kỳ mà đa số các nước Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của y
dược học Trung Quốc thì Tuệ Tĩnh đưa ra quan điểm "Nam dược trị Nam


9

nhân". Đây là một quan điểm vừa mang tính khoa học, tính nhân văn vừa thể
hiện được ý chí độc lập, tự chủ, lòng tự tôn dân tộc và tiềm năng trí tuệ của
người Việt Nam trong YHCT. Ông đư đưa ra một bản thảo gồm 500 vị thuốc
Nam bằng thơ Đường. Bài thơ phú thuốc Nam có 630 vị viết bằng Quốc âm.

Phần đầu cuốn "Nam dược thần hiệu" có 400 vị thuốc ghi bằng chữ Hán, 82 vị
có tên Việt Nam nhằm phổ biến kinh nghiệm sử dụng thuốc Nam trong việc
phòng và chữa bệnh cho nhân dân [52].
Dưới triều nhà Lê có Lê Hữu Trác (1724-1791) là Đại Danh y của
nước ta, ngoài việc chữa bệnh tận tuỵ, tài giỏi, Ông còn soạn "Lưn Ông
Tâm lĩnh" gồm 28 tập 66 quyển. Bộ sách được coi là bách khoa toàn thư
của YHCT Việt Nam. Ông đư đúc kết được nhiều quy tắc chẩn đoán, biện
chứng, luận trị, cách dùng thuốc chữa bệnh và đạo đức người thầy thuốc. Ông
được suy tôn là Đại Y Tông, đại nho, đại thiện.
Dưới thời Pháp thuộc (1884-1945), do ảnh hưởng của phong trào "Tây
hoá" ở các nước phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng. Chế độ thực
dân thuộc địa, bán thuộc địa đư kìm hưm ngành YHCT, nhưng chủ yếu tại các
đô thị, còn tuyệt đại đa số nhân dân lao động nghèo nhất là ở nông thôn và
miền núi vẫn tin dùng phương pháp YHCT để chữa bệnh [1], [2]. Nhờ đó nền
YHCT Việt Nam vẫn được bảo tồn, duy trì và phát triển [18]. Nhân dân ta còn
biết sử dụng chế độ ăn uống trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe [35].
Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới chế độ xư hội chủ nghĩa, Đảng
và Chính phủ ta luôn quan tâm đến phát triển YHCT [8], [10]. Năm 1946, Hội
YHCT được thành lập tại một số địa phương nhằm phát triển y dược dân tộc
phục vụ chế độ mới. Ngày 27/02/1955, Bác Hồ đư gửi thư cho ngành Y tế.
Trong thư Bác viết “Y học phải dựa trên nguyên tắc: Dân tộc, khoa học, đại
chúng. Ông cha ta đư có nhiều kinh nghiệm quý báu chữa bệnh bằng thuốc Ta,
thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng
nghiên cứu phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây” [46].


10

Năm 1957, Hội Đông y và Vụ Đông y được thành lập với mục đích là
đoàn kết giới lương y và những người hành nghề y dược Đông y và Tây y,

đồng thời phát huy các cơ sở YHCT, tạo điều kiện kết hợp YHCT với
YHHĐ. Đến năm 1978, đư có 33/34 tỉnh, thành phố trực thuộc TW có
Bệnh viện Y học dân tộc, hầu hết các cơ sở y tế đều có sự kết hợp giữa
YHCT với YHHĐ trong phòng và chữa bệnh. Phong trào trồng và sử dụng
thuốc Nam chữa bệnh phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đến giữa những
năm 1980: Số xư, phường sử dụng thuốc Nam lên đến trên 7000 đơn vị
(chiếm 80% số xư, phường trong cả nước); Nhiều xư, phường có tới 70%80% số gia đình có “Khóm thuốc gia đình”, hàng ngàn cán bộ y tế được
học và bồi dưỡng kiến thức về sử dụng thuốc Nam và Châm cứu. Trong
thời kỳ này, thuốc Nam và Châm cứu đư góp phần không nhỏ trong việc
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tại cộng đồng [19], [20].
Song song tồn tại với hệ thống tế Nhà nước, YHCT tư nhân (phòng
chẩn trị và các dịch vụ YHCT) đư hình thành và phát triển, tham gia cùng y tế
Nhà nước làm tốt công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Nhiều lương y
giỏi, đức độ có uy tín được nhân dân tôn trọng và quý mến. Những năm gần
đây, các phòng chẩn trị và tổ chẩn trị không ngừng được phát triển về số
lượng, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đư có hàng trăm phòng chẩn
trị. Theo báo cáo của Vụ YHCT- Bộ Y tế tại Hội nghị chuyên đề YHCT năm
2007, hiện nay cả nước đư có trên 10.000 cơ sở hành nghề YHCT tư nhân
[30].
Khám chữa bệnh bằng YHCT tư nhân, cũng là một lĩnh vực hoạt động
mạnh mẽ của Y tế tư nhân nói chung, nhưng hiện tại cũng là khu vực đang
khó kiểm soát.

nông thôn, đa phần người hành nghề YHCT tư nhân là các

thầy lang, lương y hành nghề theo kiểu “gia truyền”, không được đào tạo
chính quy. Do vậy, sự quản lý Nhà nước của ngành Y tế về chất lượng dịch
vụ cũng như năng lực chuyên môn của những người hành nghề YHCT tư



11

nhân còn bất cập. Mặt trái của hành nghề YHCT tư nhân, đư tác động ít
nhiều đến sức khoẻ, tâm lý người bệnh; Hành nghề YHCT tư nhân còn có
tình trạng bất cập, cần phải có giải pháp quản lý chấn chỉnh để dịch vụ
YHCT tư nhân ngày càng có chất lượng hơn. Nhằm phát huy những mặt
mạnh, đồng thời giảm thiểu các thiếu sót nhằm mục đích lớn nhất là nâng
cao khả năng tiếp cận cho người dân đến các dịch vụ YHCT tư nhân có chất
lượng và giảm gánh nặng về y tế cho Nhà nước [4].
1.2. Sự phát tri n YHCT t nhân t i H i D

ng:

1.2.1. Một số đặc điểm kinh tế x hội; y tế và y học cổ truyền c a tỉnh Hải
Dương.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh
tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh,
Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao
thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều
trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường
183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đư được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho
việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ
đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây.
Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc
giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp
tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên. Hải Dương còn là đô thị loại
2.
Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, với dân số 1722500 người
được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi ở phía

Bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên, gồm 13 xư thuộc huyện Chí Linh và
18 xư thuộc huyện Kinh Môn, là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây
ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại


12

chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ
thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Thành phố Hải Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học
kỹ thuật của tỉnh Hải Dương nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng
45 km về phía đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây và cách Thành phố Hạ
Long 80 km. Phía bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay
quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh. Đường sắt Hà Nội - Hải
Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía bắc ra các cảng
biển. Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương có cơ hội
tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu.

Bản đồ tỉnh Hải Dương
1.2.2. Phát triển y học cổ truyền tại tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng. Là nơi sinh ra và hội tụ
nhiều danh y như Đại Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh, nhà châm cứu Nguyễn Đại
Năng, Thái Y Lệnh Phạm Công Bân.v.v… Do đó, Hội Đông Y của Tỉnh
cũng sớm được thành lập, đến nay toàn tỉnh có 12 huyện/thành hội , có hơn


13

1000 hội viên, trong đó khoảng 867 lương y hoạt động khám chữa bệnh tại các
phòng chẩn trị YHCT.

Hải Dương là địa phương có truyền thống trồng và sử dụng thuốc Nam,
có nhiều lương y, bác sỹ YHCT giàu kinh nghiệm đư hết lòng phục vụ nhân
dân trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Tỉnh Hải
Dương có những gia đình có nhiều đời làm thuốc [42]. Đến nay, Hội Đông Y
tỉnh đư tập hợp được hơn 1500 bài thuốc và từng bước nghiên cứu áp dụng ở
các cơ sở đông, tây Y; Có nhiều lương y giàu kinh nghiệm, có tâm, có đức đư
trực tiếp khám, chữa bệnh có hiệu quả, trong đó, có một số bệnh hiểm nghèo
về gan, thận, tai biến mạch máu nưo, …. Thực hiện khám chữa bệnh, cấp
thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo, tham gia với trạm y tế cơ sở tổ chức
khám bệnh cấp thuốc cho thân nhân liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công
với Tổ quốc, tham gia phòng chống bệnh dịch.
Nhiều phương thuốc, bài thuốc kinh nghiệm về chữa bệnh viêm gan,
thấp khớp, phù thận, viêm đại tràng, chữa các chứng liệt, gẫy xương… cho
đến phòng và chữa các dịch bệnh cúm, sởi, đau mắt đỏ đư được sử dụng phổ
biến trong nhân dân [54], [55]. Nhiều lương y đư đem hết sức trí tuệ, kinh
nghiệm, y đức của mình tổ chức phục vụ nhân dân. Đư khám chữa bệnh cho
một số lượng lớn người bệnh, giảm bớt gánh nặng cho ngành Y tế địa phương
trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân ngày
một tốt hơn.
Các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân nói chung, các cơ sở hành nghề
YHCT tư nhân nói riêng tại tỉnh Hải Dương đư thực hiện được những mặt tích
cực: cùng với y tế Nhà nước hình thành một mạng lưới khám chữa bệnh, cung
cấp thuốc trong phạm vi toàn tỉnh, góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ và
chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với
các dịch vụ y tế nhằm phát hiện sớm bệnh tật, đáp ứng nhu cầu thuốc phòng
và chữa bệnh, người dân được chăm sóc và theo dõi sức khoẻ thường xuyên


14


hơn. Qua đó, góp phần thực hiện công bằng xư hội trong chăm sóc sức khoẻ.
Hàng năm, các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đư khám chữa bệnh cho số
lượng bệnh nhân khá lớn, chia sẻ gánh nặng và góp phần giảm sự quá tải trong
các cơ sở y tế Nhà nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa y tế Nhà nước và y
tế tư nhân. Nhưng do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, ngoài những mặt tích
cực, hành nghề YHCT tư nhân cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số lương
y hành nghề không có giấy phép hoặc hành nghề quá phạm vi cho phép, chưa
chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hành nghề YHCT tư nhân;
quảng cáo quá khả năng chuyên môn và phạm vi hành nghề; trình độ chuyên
môn còn bất cập so với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người bệnh ….
Hiện nay, toàn tỉnh có nhiều phòng chẩn trị YHCT tư nhân đư được cấp
giấy phép hành nghề, tuy nhiên vẫn còn tình trạng có các cơ sở hành nghề
chưa có giấy phép, chủ yếu là ở vùng nông thôn, vùng sâu, các xư miền núi.
Đời sống người dân tuy đư được cải thiện, nhưng còn gặp nhiều khó khăn,
nhất là người dân ở vùng nông thôn, thu nhập còn thấp, chưa có điều kiện để
chăm sóc sức khoẻ. Ngành y tế đư và đang tích cực triển khai thực hiện Chính
sách quốc gia về YHCT đến năm 2010 để góp phần cải thiện chất lượng
CSSKCĐ và tăng cường quản lý hành nghề YHCT tư nhân để phát huy những
mặt mạnh, đồng thời tiến tới giảm bớt các thiếu sót, nhằm nâng cao khả năng
tiếp cận cho người bệnh đến với các dịch vụ YHCT tư nhân có chất lượng hơn
[42].
1.3. Qu n lý hành ngh YHCT t nhân:
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về y tế từ trung ương – tỉnh –
huyện – xã.
Tuyến trung ương:
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bao gồm các lĩnh
vực : y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y h

truy n,



15

thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng tới sức khoẻ con
người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế ; quản lý Nhà nước các
dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở
hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ
quản lý theo quy định của pháp luật.
Tuyến tỉnh:
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi
chức năng; y dược học cổ truyền; thuốc phòng chống bệnh cho người, mỹ
phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người; an toàn vệ sinh thực phẩm và trang
thiết bị y tế; về các dịch vụ công thuộc ngành y tế; thực hiện một số quyền hạn
theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp
luật.
Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, hoạt động của Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Tuyến huyện:
Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận,
thị xư, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện, gồm: y tế dự
phòng; khám chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược học cổ truyền, thuốc
phòng chống bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; quản lý các trạm y tế xư, phường
thị trấn thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự phân cấp của Uỷ ban

nhân dân cấp tỉnh và uỷ quyền của Sở Y tế. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản


16

lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế .
Tuyến xã:
Tổ chức y tế cơ sở trên địa bàn xư, phường, thị trấn (gọi chung là y tế cơ
sở) là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống
y tế Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ
ban đầu, phát hiện sớm dịch, chữa các bệnh và đỡ đẻ thông thường, vận động
nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh phòng bệnh,
tăng cường sức khoẻ.
Việc thành lập, sát nhập, giải thể trạm y tế xư, phường, thị trấn do Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định trên cơ sở đề
nghị của uỷ ban nhân dân xư, huyện và đề nghị của Giám đốc Sở Y tế .


17

Sơ đồ tổ chức ngành y tế
1.3.2. Những thành tựu cơ bản trong phát triển y dược học cổ truyền
Hơn năm mươi năm qua, dưới sự lưnh đạo của Ðảng, Chính phủ, ngành
y tế đư đạt được một số thành tựu quan trọng:
- Ðư đưa YDHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có
hệ thống tổ chức từ trung ương đến các địa phương. Cả nước có 5 Viện nghiên


18


cứu; 46 bệnh viện YHCT cấp tỉnh; có khoa hoặc tổ YHCT ở 80% viện, bệnh
viện YHHÐ cấp quận, huyện; 30% trạm y tế xư có hoạt động khám chữa bệnh
bằng YHCT; có trên 10.000 cơ sở YDHCT tư nhân [39].
- Ðư đào tạo được đội ngũ thầy thuốc YHCT và kết hợp YDHCT với
YDHHÐ gồm 35 tiến sĩ; 100 thạc sĩ; 100 bác sĩ chuyên khoa cấp 2; 500 bác sĩ
chuyên khoa cấp 1; 2000 bác sĩ y học cổ truyền; 5000 cán bộ trung học
YDHCT [39]
- Tổ chức kế thừa được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý của các
lương y trên mọi miền đất nước. [39]
- Dược liệu nói chung và thuốc YHCT nói riêng đư có trong danh mục
thuốc thiết yếu. Ðư điều tra khảo sát có 3850 loài thực vật được sử dụng làm
thuốc thuộc 309 họ, trong đó tuyệt đại đa số là cây mọc tư nhiên. Về động vật,
có 406 loài thuộc 22 lớp, 6 ngành được sử dụng làm thuốc. Về khoáng vật,
thống kê được 70 loại khoáng vật có ở Việt Nam được sử dụng làm thuốc
[11].
Các cơ sở sản xuất thuốc YHCT ngày càng được nâng lên cả về chất
lượng và số lượng. Hiện nay, cả nước có trên 450 cơ sở, xí nghiệp sản xuất,
kinh doanh thuốc YHCT (Nhà nước, dân lập, tư nhân, cổ phần) [27]. Bộ Y tế
đư cấp số đăng ký cho trên 2000 chế phẩm thuốc YHCT được sản xuất lưu
hành trên thị trường. Thuốc YHCT đư đa dạng về chủng loại với giá cả phù
hợp đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Thuốc YHCT Việt
Nam đư được xuất khẩu sang nhiều nước như Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng
hoà Ucraina, Cu Ba, Lào, Thái Lan, Căm pu chia,...[43]
- Hàng năm tuy số cơ sở YDHCT còn ít, nhưng số lượng bệnh nhân đến
khám và điều trị ngày một nhiều [5], [50].
- Công tác xư hội hoá về YDHCT cũng được đẩy mạnh.
- Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phương pháp chữa
bệnh của YHCT Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Hiện



×