Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2014: TỔNG QUAN VĨ MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.74 KB, 29 trang )

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2014: TỔNG QUAN VĨ MÔ
PGS.TS. Trần Đình Thiên và các cộng sự
Viện Kinh tế Việt Nam

1. Tăng trưởng GDP
Hình 1.1. Tăng trưởng GDP theo quý giai đoạn 2010-2014 (Đơn vị: %)

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)
Hình 1.2. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990-2014
10
9.5
9
8

8.4
7.8

8.5

Trung bình 1990-2010
6.8

7
6.0

6

6.4

5.5


5
4

1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
I
II
III
IV
I
II
III
IV
I

II
III
IV
I
II
III
IV
I
II
III
IV
I
II
III
IV
I
II
III
IV

3

2008

2009

2010

2011


2012

2013

2014

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)
Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.98%, cao hơn hẳn mức 5,42% của
năm 2013. Mức tăng trưởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ đề ra
và vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước.
Tăng trưởng năm 2014 vẫn diễn ra theo kịch bản cũ “tiếp tục hồi phục, tăng
trưởng quý sau cao hơn quý trước” (H.1.1). Điểm nhấn là tăng trưởng bất ngờ ở quý


3 (6.07%) và quý 4 (6.96%) làm cho mức tăng trưởng cả năm cao hơn hẳn so với 3
năm trở lại đây.
Tuy nhiên, mức hồi phục này vẫn còn thấp, chưa vượt qua mức 6% và chưa
thực sự bền vững. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng năm 2014 thấp hơn khá xa
mức tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1990-2010 (H.1.2). Trong mức tăng
chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao nhất 7.14%, cao hơn nhiều so
với năm trước.
Bảng 1.1. Đóng góp vào tăng trưởng theo ngành (%)
Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012


Năm
2013

Năm
2014

Tổng số

6.78

5.89

5.25

5.42

5.98

Nông, lâm nghiệp và thủy
sản

0.47

0.66

0.4

0.48


0.61

Công nghiệp và xây dựng

3.2

2.32

2.15

2.09

2.75

Dịch vụ

3.11

2.91

2.7

2.85

2.62

Hình 1.3. Tăng trưởng GDP theo ngành (%)

Ngành nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014

cao hơn so với 3 năm trở lại đây nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2006-2010.
Tuy nhiên, một thực tế của ngành này là nhập khẩu đầu vào lớn, bao gồm giống,


thiết bị vật tư, thuốc trừ sâu, nguyên liệu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, giá trị nhập khẩu của toàn bộ ngành trong 11 tháng năm 2014 ước tính 19.78
tỷ USD. Điều này chứng tỏ khả năng sản xuất, cung ứng trong nước bị phụ thuộc
ngày càng nhiều từ bên ngoài. Nhiều mặt hàng nông sản (chè, cà phê, cao su), thủy
hải sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá basa) xuất khẩu ra thị trường thế giới với sản
lượng lớn nhưng “không bền vững” do chất lượng và giá trị gia tăng thấp. Nông
nghiệp nói chung vẫn chủ yếu phát triển “quảng canh”, chưa thật rõ định hướng tới
một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển theo chiều sâu, chất lượng và hiệu quả.
Tuy năm 2014 đánh dấu sự chuyển hướng trong tái cơ cấu ngành, song xu hướng
chi phối vẫn là “sản lượng cao, tiêu tốn nhiều nguồn lực, chất lượng thấp và giá trị
gia tăng thấp”.
Điểm sáng của ngành là đã có nh ững đột phá mạnh trong ứng dụng rộng rãi
khoa học kĩ thu ật, công nghệ cao, với sự tham gia của ngày càng nhiều doanh
nghiệp lớn vào sản xuất nông nghiệp. Xu hướng tuy mới bắt đầu nhưng có khả năng
lan tỏa nhanh.
Ngành công nghiệp
Hình 1.4. Chỉ số quản trị mua hàng PMI, %

Nguồn: HSBC
Sản xuất công nghiệp năm 2014 phục hồi đáng kể ở tất cả các nhóm ngành.
Tính cả năm 2014, chỉ số sản xuất toàn ngành ước tăng 7.6% so với năm 2013, cao
hơn nhiều mức tăng 5.9% của năm 2013.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm
01/12/2014 tăng 10% so cùng kỳ năm 2013. Tính cả năm 2014, chỉ số tồn kho
ngành công nghiệp chế biến tăng 12%, thấp hơn cùng kỳ 2013 là 0.87 điểm %. Chỉ



số quản trị mua hàng PMI từ tháng 9 năm 2013 đã liên tục cao hơn ngưỡng 50 điểm
(Hình 1.4). Các nhà quản trị mua hàng đều nhận thấy điều kiện kinh doanh trong
nước đang được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, về thực chất, nền công nghiệp nước ta là nền công nghiệp định
hướng phi công nghệ1. Theo báo cáo của Bộ KHCN năm 2012, phần lớn các doanh
nghiệp nước ta sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3
thế hệ. Khoảng 80%-90% công nghệ Việt Nam đang sử dụng là ngoại nhập. 76%
máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 1950-1960, 75% số
thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Tính chung các doanh nghiệp, mức độ
thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu 52%. Tỷ lệ sử
dụng công nghệ cao chỉ 2% so với 31% của Thái Lan, 51% của Malaysia, 73% của
Singapore. Các doanh nghiệp Việt Nam thờ ơ với công nghệ, ít có động lực sáng
tạo; còn các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng không quan tâm tới nghiên cứu
phát triển vì vấn đề này được thực hiện tại công ty mẹ. Các công ty này chỉ chú
trọng khai thác nguồn nhân lực và nguyên liệu rẻ của Việt Nam. Chính vì vậy, ở
Việt Nam, ngành công nghiệp phụ trợ khó có thể phát triển, chủ yếu “khiêm tốn”
đảm nhận công đoạn “công nghệ thấp” - gia công và lắp ráp.
Năm 2014, ngành xây dựng bắt đầu hồi phục. Nhiều dự án giao thông được
khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các dự án đường cao tốc, các dự án phát
triển hạ tầng xã hội sử dụng vốn Nhà nước, vốn ODA. Điển hình như dự án: Đường
cao tốc Hà Nội- Lào Cai, cầu Nhật Tân - nối sân bay Nội Bài, nhà ga T2 Nội Bài,
đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng…
Thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi. Nhiều dự án phát triển nhà ở
được hoàn thành và bàn giao trong năm 2014, đặc biệt là phân khúc nhà chung cư
giá trung bình và rẻ. Thị trường vật liệu xây dựng không có biến động lớn, góp phần
giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng. Mặc dù vậy, đó chỉ là quá trình
phục hồi chậm chạp.
Tình trạng nợ đọng xây dựng từ những năm trước của các doanh nghiệp vẫn
chưa có hướng giải quyết triệt để. Nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận

vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngành dịch vụ

1. Trong báo cáo đánh giá Khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo được công bố tại Hội thảo quốc tế “ Hoàn thiện hệ thống thống kê, đánh giá tổ chức sáng
tạo” vào ngày 25/11/2014, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định: “Năng lực KHCN ở Việt Nam còn yếu và hệ thống
đổi mới sáng tạo còn non trẻ, manh mún. Điều này không có lợi cho phát triển kinh tế nói riêng và đất nước nói chung”. Mức đầu tư cho nghiên cứu ở Việt Nam quá
thấp, chỉ chiếm 0.2%-0.3% GDP. Ngoài ra, trong khi ở nhiều nước, khối doanh nghiệp tư nhân đóng góp nhiều cho đầu tư đổi mới KHCN (trên 80%), thì ở Việt Nam
diễn ra một xu thế ngược khi mà đầu tư cho phát triển từ nguồn vốn Chính phủ chiếm hơn 90%, chỉ còn lại 10% từ khối doanh nghiệp tư nhân. Điều đáng nói là qua
nghiên cứu, WB cho rằng hệ thống đổi mới sáng tạo ở Việt Nam theo tiêu chuẩn hiện đại chỉ mới manh nha. Còn


Tính cả năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng ước tính đạt 2945.2 nghìn tỷ đồng, tăng 10.6% so với năm 2013 (loại trừ yếu
tố giá, tăng 6.3%), cao hơn mức 5.5% của năm 2013. Trong tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014, khu vực FDI có mức tăng trưởng cao
nhất (16,9%), trong khi kinh tế Nhà nước ch
ỉ tăng 9.6%; kinh tế ngoài Nhà
nước tăng 10.5%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch tăng trưởng khá, cả năm đạt
381.8 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với 2013. Tính chung năm 2014, khách quốc tế
đến nước ta ước đạt 7874.3 nghìn lư ợt, tăng 4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng
10.6% của năm 2013. Một nguyên nhân quan trọng là căng thẳng trên biển Đông do
Trung Quốc gây ra.
Dịch vụ vận tải hành khách năm 2014 ước đạt 3058.5 triệu lượt khách, tăng
7.6% và vận tải hàng hóa năm 2014 ước tính đạt 1066.6 triệu tấn, tăng 5.6% so với
năm 2013.
Xuất nhập khẩu
Năm 2014 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam đạt thặng dư thương mại, ước tính
khoảng 2 tỷ USD.



Hình 1.5. Kim ngạch thương mại hàng hóa theo khu vực kinh tế, tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 101.6 tỷ
USD, chiếm 67.7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15.2%.
Về nhập khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập 84.5 tỷ USD, chiếm
57.1% tổng kim ngạch và tăng 13.6% so với năm 2013. Tuy nhập khẩu lớn, nhưng
khu vực FDI (kể cả dầu thô) vẫn xuất siêu ở mức cao (17.1 tỷ USD, so 13.7 tỷ USD
năm 2013), còn khu vực trong nước tiếp tục nhập siêu với 15 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng, nhưng thị trường nhập khẩu
còn quá tập trung. Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường như Mỹ, EU, Trung
Quốc và Nhật Bản, trong khi nhập khẩu tới 29% giá trị từ riêng Trung Quốc.
Đầu tư
Năm 2014, tỷ trọng đầu tư/GDP nhích lên một chút so với năm 2013, gia tăng
về quy mô vốn ở cả 3 khu vực. Về cơ cấu đầu tư, khu vực kinh tế nhà nước vẫn
chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng xu hướng giảm rõ rệt hơn. Tỷ trọng khu vực ngoài
nhà nước tăng trong khi FDI lại giảm so với năm trước (Hình 1.6, 1.7). C
ơ c ấu
vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi. Số vốn đổ vào thị trường BĐS
tăng gấp 3 lần so với năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu
tư nước ngoài với số vốn đăng ký gần 14,493 tỷ USD, chiếm 71.6% tổng vốn đăng
ký; lĩnh v ực bất động sản đạt hơn 2,5 tỷ USD, chiếm 12.6%; ngành xây dựng
đạt gần 1,06 tỷ USD, chiếm 5.2%; các ngành còn lại đạt gần 2.14 tỷ USD, chiếm
10.6%.

Bảng 1.2. Cơ cấu đầu tư so với GDP giai đoạn 2007-2014 ( %)
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014



Đầu tư/GDP

42.7

38.2

39.2

38.5

34.6

33.5

30.4

31

Tăng trưởng GDP

8.46

6.31

5.32

6.78

5.89


5.25

5.42

5.98

Nguồn : Tổng cục thống kê (GSO)
Hình 1.6 và 1.7. Cơ cấu vốn phân theo ngành kinh tế năm 2013 và 2014

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)
1.2. Lao động việc làm
Trong năm 2014, nền kinh tế có những dấu hiệu tích cực hơn so với năm 2012
và 2013 như tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn, sản xuất công nghiệp, dịch vụ và
nông nghiệp đều có mức tăng trưởng tốt hơn năm trước. Do đó, nên kinh tế cả nước
đã giải quyết việc làm cho khoảng khoảng 1.6 triệu lao động, tăng 3.6% so với thực
hiện năm 2013, trong đó: tạo việc làm trong nước khoảng 1.494 triệu lao động, đạt
98.8% kế hoạch, tăng 2.7% so với năm 2013; xuất khẩu lao động khoảng 106 ngàn
người 2.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm
01/01/2015 là 54.48 triệu người, tăng 782 nghìn ngư ời so với cùng thời điểm năm
trước, trong đó lao động nam chiếm 51.3%; lao động nữ chiếm 48.7%. Lao động từ
15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53.0 triệu
người. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm 46.6% tổng số (năm 2013 là 46.8%); khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 21.4% (năm 2013 là 21.2%); khu vực dịch vụ chiếm
32.0% (năm 2013 là 32%).
Số người có việc làm năm 2014 tăng cao hơn so với năm 2013.
Hình 1.8. Số người có việc làm năm 2013 và 2014
2 Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến tình hình thực hiện năm 2014 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ
năm 2015 về lĩnh vực lao động và người có công do Bộ Lao động-Thương binh và Xã h ội tổ chức

ngày 22/1.


Nguồn: TCTK và Bộ LĐTB&XH (2014, 2015)
Mặc dù số việc làm mới nền kinh tế tạo ra lớn hơn năm trước nhưng đó
chỉ là dấu hiệu tích cực về mặt số lượng. Chất lượng việc làm mới vẫn thấp và
thiếu bền vững.
Số việc làm từ khu vực doanh nghiệp chưa có sự đột biến về số và chất lượng.
Trong năm 2014, số lượng lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp bị giải thể vẫn
rất lớn. Cả nước có 67823 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp
mới thành lập là 74842, lớn hơn số doanh nghiệp giải thể nhưng số lượng việc làm
mới tạo ra có thể thấp hơn số việc làm mất đi. Các doanh nghiệp mới thành lập
thường tạo ra chỗ làm mới bấp bênh hơn những doanh nghiệp cũ có thời gian dài
hoạt động ổn định.

Hình 1.9. Số người có việc làm từ 15 tuổi trở lên theo vị thế việc làm (%)


Nguồn: TCTK và Bộ LĐTB&XH (2014, 2015)
Như vậy, số việc làm mới tạo ra phần lớn vẫn trong khu vực phi chính thức
hoặc lao động tự làm. Năm 2014, lao động dịch chuyển chậm từ ngành nông nghiệp
sang công nghiệp (chỉ 0.2% lao động từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp) trong
khi lao động ngành dịch vụ giữ nguyên. Số lao động làm công ăn lương vẫn chỉ
chiếm số lượng thấp và gần như không thay đổi so với năm 2013, chiếm khoảng
35% lực lượng lao động. Còn lại trong nền kinh tế hầu hết là lao động tự làm và lao
động gia đình không hưởng lương.
Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm
Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, số người tham gia đóng bảo
hiểm thất nghiệp thường thấp. Người lao động phải tìm việc bằng mọi cách nhằm
đảm bảo sinh kế của bản thân và gia đình. Thông thư ờng, họ chấp nhận làm những

công việc chất lượng kém, trả lương thấp trong nền kinh tế phi chính thức hoặc
chấp nhận những thỏa thuận làm việc một cách không chính thức để có thu nhập.
Chính vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam thường ở mức rất thấp.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2.08%, trong đó khu
vực thành thị là 3.43%, thấp hơn mức 3.59% của năm trước; khu vực nông thôn là
1.47%, thấp hơn mức 1.54% của năm 2013. Lao động thất nghiệp chủ yếu trong độ
tuổi thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 15-24 tuổi năm 2014 là 6.3%, cao
hơn mức 6.17% của năm 2013 (TCKT, 2015).
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2.45%,
thấp hơn mức 2.74% của năm 2012 và 2.75% của năm 2013. Trong đó, tỷ lệ lao
động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn khá nhiều so với khu vực thành
thị. Cụ thể, năm 2014 lao động trong độ tuổi thiếu việc làm ở khu vực thành thị là
1.18%; khu vực nông thôn là 3.01%. Tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng tăng vào


cuối năm và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn do tính chất mùa vụ trong sản xuất
nông nghiệp.
Hình 1.10. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (%)

Nguồn: TCTK và Bộ LĐTB&XH (2014, 2015)
Với đặc thù cầu lao động chất lượng thấp và những ràng buộc (về trình đ ộ
chuyên môn, kỹ năng) để tham gia làm việc không khắt khe nên người lao động có
thể dễ dàng tham gia thị trường lao động.
Trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp như hiện nay là yếu tố không tích
cực. Người lao động sẽ ít có động lực nâng cao trìnhđ ộ và kỹ năng do không có
nhiều áp lực về các tiêu chuẩn cần phải trang bị nhằm cạnh tranh khi đi tìm việc.
Chuyển dịch cơ cấu lao động
Giai đoạn 2010-2013, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng: từ năm 2010
đến năm 2013, lao động nông nghiệp giảm từ 49.5% xuống 46.8%, lao động công
nghiệp và xây dựng tăng từ 20.9% lên 21.2%; lao động khu vực dịch vụ tăng từ

29.6% lên 32%.


Bảng 1.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
Nông, lâm nghiệp

Công nghiệp

và thủy sản

và xây dựng

100

55.1

17.6

27.3

2010

100

49.5

20.9

29.6


2011

100

48.4

21.3

30.3

2012

100

47.4

21.3

31.3

2013

100

46.8

21.2

32


Năm

Tổng

2005

Dịch vụ

Nguồn: Niên giám thống kê 2013
Mặc dù lao động chuyển dịch sang phía công nghiệp, dịch vụ nhưng tỷ trọng
lao động nông nghiệp vẫn còn rất lớn, chất lượng nhân lực rất chậm d0 cải thiện.
Nông nghiệp vẫn là khu vực tạo ra nhiều việc làm. Chất lượng nguồn nhân lực ở
nước ta thấp. Đào tạo đại học, cao đẳng ít gắn với thực tiễn nên kỹ năng lao động
kém. Trong khi đó, việc tham gia khu vực dịch vụ đẳng cấp thấp, ít cần lao động có
kĩ năng lại dễ dàng, với mức thu nhập ban đầu không thấp hơn nhiều so với thu
nhập của lao động mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Vì vậy, lao động thất nghiệp
trong công nghiệp, nông nghiệp rất dễ chuyển sang khu vực dịch vụ 3. Người lao
động ít có động lực làm việc, nâng cao kỹ năng. Do đó, dù cơ cấu lao động chuyển
dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ thì đó vẫn là một cơ cấu kém bền vững.
Chương 2
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2014
Năm 2014, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được củng cố bất
chấp nhiều biến động lớn về kinh tế - chính trị toàn cầu. Chỉ số giá CPI bình quân
cả năm chỉ tăng 4.09%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu của Quốc hội và là mức
thấp nhất trong nhiều năm qua. Đặt trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới đầy
biến động, bao gồm khủng hoảng chính trị Ucraina, kinh tế khu vực EU vẫn chưa
phục hồi và chịu ảnh hưởng bởi các hành động trừng phạt lẫn nhau với Nga, hay sự

3 Suy thoái kinh tế, nhưng thất nghiệp ở nước ta thấp, tỷ trọng lao động trong các ngành công
nghiệp, dịch vụ cao như tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ giảm thì tỷ trọng lao động trong

ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, thương mại, bán buôn bán lẻ tăng. Lao động trong dịch vụ lưu trú
ăn uống tăng từ 3.5% năm 2010 lên 4.2% năm 2013 của tổng LLLĐ.


nổi nên của nhà nước Hồi giáo IS, tranh chấp trên Biển Đông, thì nh ững thành tựu
của Việt Nam trong năm qua có thể được coi là hết sức bất ngờ.
Có nhiều yếu tố tạo nên năm 2014 thành công của kinh tế Việt Nam, trong đó,
yếu tố đầu tiên phải kể đến là việc Chính phủ đã chủ động thực thi nhiều chính sách ổn
định kinh tế vĩ mô, cải cách thể chế, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Kết
quả đạt được là rõ ràng và đáng khích lệ. Điển hình nhất là thời gian doanh nghiệp nộp
thuế đã giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm (-290 giờ) chỉ sau 4 tháng trong
khi cả 4 năm trước đó, chỉ giảm được tổng cộng 70 giờ). Những yếu tố khác đóng góp
vào sự ổn định vĩ mô năm 2014 là sự cải thiện của thị trường tài chính - tiền tệ, tiến
trình cổ phần hóa DNNN được đẩy mạnh, thái độ tích cực hơn đối với khu vực tư nhân
(được thừa nhận là động lực quan trọng), thu ngân sách tăng và chi ngân sách giảm so
với dự toán, dự trữ ngoại hối đạt mức cao.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Việt Nam đã và
đang đàm phán ký kết hàng loạt hiệp định hội nhập ở đẳng cấp rất cao, trong khi năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa rất yếu, trình độ quản trị quốc gia không cao,
năng suất lao động thấp, trình độ lao động thua kém nhiều nước trong khu vực và thế
giới. Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa bền vững và có thể quay trở lại
quỹ đạo tăng trưởng thấp.
2.1. Thị trường tài chính - tiền tệ
Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đi ều hành chính sách
tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ hơn với chính sách tài khóa nhằm
kiểm soát tình trạng lạm phát, tạo ðiều kiện ổn ðịnh vĩ mô và h ỗ trợ tãng trýởng,
ðảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và nền kinh tế. NHNN còn thực
hiện các giải pháp về tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương
mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vay vốn thúc đẩy phát triển sản
xuất kinh doanh.


Hình 2.1. Tăng trưởng cung tiền, tín dụng và lạm phát


Nguồn: Sao Vàng Capital (2014)
Tính đến 22/12/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng xấp xỉ 15.99% so với
cuối năm 2013, tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 12.62% (Hình 2.1), và tăng trưởng
dư nợ huy động tăng 15.76%. Như vậy, dư nợ tín dụng đã trở lại xu hướng đi lên
trong hai năm 2013 và 2014. Điều tích cực là tín dụng đã chảy nhiều hơn vào lĩnh
vực sản xuất trực tiếp thay vì vào những lĩnh vực mang tính đầu cơ dễ tạo ra bong
bóng như các năm trước đây. So với cuối 2013, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ tính đến cuối tháng 11/2014 đã tăng 13.8%; tín d ụng cho lĩnh v ực công nghệ
cao tăng 14.8%; tín dụng cho lĩnh v ực nông nghiệp và phát triển nông thông tăng
12.8% (Công ty Chứng khoán Bảo Việt, 2014).
Về mặt bằng lãi suất, trong năm 2014, lãi suất trên thị trường tiếp tục giảm và
dao động ở biên độ hẹp. Thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện nhờ nguồn
vốn huy động duy trì ổn định trong khi tăng trưởng tín dụng cầm chừng.
Đối với lãi suất huy động, NHNN đã hai l ần có quyết định cắt giảm trần lãi
suất huy động trong năm 2014, làm cho mức lãi suất giảm từ 7% xuống xuống
5.5%/năm kể từ tháng 10/2014. Như vậy, NHNN đã có 9 l ần cắt giảm lãi suất liên
tiếp kể từ khi trần lãi suất huy động được thiết lập ở mức 14% vào tháng 10/2011.
Đây được coi là quyết định mang tính bước ngoặt của NHNN trong nỗ lực điều
hành chính sách tiền tệ.
Cùng với diễn biến giảm lãi suất huy động, mặt bằng lãi suất cho vay năm
2014 tiếp tục xu hướng giảm năm thứ 3 liên tiếp. Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ
biến ở mức 7-9%, trung và dài hạn 10-13%. Đối với những lĩnh vực ưu tiên: nông
nghiệp - nông thôn, công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ,
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã giảm thêm 2 điểm phần trăm so với cuối
năm 2013 hiện chỉ còn 7%/năm.
Trần lãi suất cho vay giảm, một mặt khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh

doanh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường
ngoại hối; mặt khác, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động được các
nguồn vốn dài hạn và ổn định hơn, hình thành đường cong lãi suất rõ ràng hơn.
Hơn nữa, nó cũng khi ến cho các tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm lãi suất


với những khoản nợ cũ. Năm 2013, tổng dư nợ cho vay bằng VND chịu lãi suất
15%/năm là 6.3% đã gi ảm xuống còn 3.9% vào năm 2014; dư nợ cho vay chịu
lãi suất từ 13% trở lên cũng gi ảm từ 19.72% xuống 10.65% trong giai đoạn
2013-2014 4.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VND nhìn chung ổn định và dao động
trong biên độ hẹp trong suốt năm 2014 mặc dù NHNN có điều chỉnh tăng 1% trong
tháng 6/2014. Tỷ giá trong năm 2014 được giữ ổn định, góp phần cải thiện nền kinh
tế vĩ mô. Trong năm 2014, dự trữ ngoại hối Việt Nam được nâng lên hơn 36 tỷ
USD, là mức cao nhất từ trước đến nay (Hình 2.4), có tác động hỗ trợ tốt cho hoạt
động thanh toán quốc tế.
Hình 2.2. Dự trữ ngoại hối Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp
Việt Nam theo đuổi chế độ neo tỷ giá theo USD. Mặc dù điều này giúp làm
giảm chi phí và rủi ro giao dịch nhưng đối với thị trường tài chính chưa hoàn thiện
của Việt Nam, nó lại tiềm ẩn những rủi ro tiềm tàng. Đồng Việt Nam bị đánh giá
cao, gây áp lực lên tỷ giá, dẫn đến đầu cơ, đe dọa sự ổn định của thị trường ngoại
hối (Tô Trung Thành, 2014). Thực tế cho thấy trong năm 2013, tỷ giá thị trường tự
do tăng mạnh do tâm lý đồn đoán về điều chỉnh tiền đồng. Hơn nữa, đồng Việt Nam
bị đánh giá cao, không hỗ trợ xuất khẩu ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế đang là một
chủ đề gây chú ý. Nhiều chuyên gia nhận định rằng dòng tiền “nóng” đang đổ vào
Việt Nam để tận dụng mức lãi suất cao. Tuy nhiên, lãi suất đang có xu hướng giảm
và các dòng tiền này có thể đổi chiều.
4 Ngân hàng nhà nước (2014), Thông cáo báo chí về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân

hàng năm 2014. định hướng giải pháp điều hành năm 2015.


Ngoài những điểm nhấn về sự ổn định thị trường, khó khăn của thị trường tài
chính - tiền tệ nói chung vẫn nằm ở khâu tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý nợ
xấu.
Đến hết năm 2014, nhiều kết quả của Đề án tái cấu trúc các TCTD theo Quyết
định 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được ghi nhận là tích cực. Trong số
9 ngân hàng được xác định là yếu kém từ năm 2012, NHNN đã phê duyệt 8 phương
án tái cơ cấu. Thông qua phương thức sáp nhập, toàn hệ thống hiện đã giảm được 7
TCTD, 2 chi nhánh ngân hàng liên doanh, 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5
quỹ tín dụng; 3 ngân hàng nước ngoài được chuyển đổi hình thức hoạt động.
Cho tới giữa năm 2013, xu hướng chung là tỷ lệ nợ xấu tăng lên (Bảng 1). Từ
giữa năm 2013, sự ra đời của VAMC và hoạt động mua nợ xấu của các NHTM đã
giúp tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 3.6%. Đến tháng 7/2014, tỷ lệ nợ xấu tăng
lên 4.11%. Đến tháng 11/2014. tỷ lệ nợ xấu đã giảm còn 3.8%, nhưng vi ệc giảm
này vẫn là nhờ vào cơ chế hoán đổi nợ lấy trái phiếu đặc biệt của VAMC. Như thế,
tiến trình tái cơ cấu hệ thống. Kể từ khi ra đời cho đến hết năm 2014, tổ chức này đã
mua khoảng 125-130 nghìn tỷ đồng nợ xấu gốc từ các TCTD (Vneconomy 5). Tuy
vậy, giá trị nợ xấu VAMC thu hồi được là không đáng kể. Tính đến 24/12/2014, chỉ
thu hồi được khoảng 4.161 tỷ đồng.
Bảng 2.1. Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2011-2014
Thời gian
Tỷ lệ nợ
xấu

T12/2011 T6/2012 T12/2012 T6/2013 T12/2013 T7/2014 T11/2014
3.10%

4.50%


4.20%

4.60%

3.60%

4.11%

3.80%

Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của tổ chức VAMC tại Việt Nam có thể tiềm
ẩn nhiều rủi ro trong quá trình xử lý nợ xấu (Ngô Trí Long, 2014). Cụ thể hơn, cơ
chế hoạt động của một tổ chức như VAMC ở các quốc gia khác thực chất là Nhà
nước bỏ tiền ra mua nợ, ôm khoản nợ đó một thời gian, sau đó khi kinh tế phục hồi,
thị trường tài chính, bất động sản ấm lên sẽ bán ra thị trường. Nhưng VAMC của
Việt Nam không như vậy. VAMC mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt, được mang giao
dịch với NHNN để vay tiền. Bán nợ, cầm giấy, ngân hàng vẫn phải tiếp tục đòi nợ
và mỗi năm, trích dự phòng rủi ro bằng 20% tổng giá trị tờ giấy cầm ấy. Hiện
VAMC đang gặp khó khăn trong việc phát mãi tài sản đảm bảo thông qua đấu giá,
đã tổ chức ba lần đấu giá nhưng đều thất bại.

5 />

Như vậy, hoạt động của thị trường tài chính - tiền tệ nói chung có sự ổn định
hơn trong năm 2014 so với hai năm trước đó. Nhưng đó dường như chỉ là biểu hiện
bề ngoài, còn ẩn sâu trong tổ chức quản trị, giám sát trên toàn hệ thống vẫn tồn tại
nhiều điểm yếu, rõ ràng nhất là xu hướng gia tăng nợ xấu, xử lý nợ xấu mang tính
cơ học, phi thị trường. Các hoạt động mua lại, sáp nhập mà không làm thay đổi căn
bản cấu trúc quản trị sẽ khó có thể xoay chuyển tình thế hiện nay. Hệ thống thông

tin tín dụng của ngân hàng và xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp minh bạch là một
yếu tố sống còn, bởi khi đó, những TCTD yếu kém buộc phải tái cấu trúc, còn dòng
vốn tín dụng sẽ được chảy vào đúng những doanh nghiệp thực sự hoạt động hiệu
quả.
2.2. Lạm phát
Sau nhiều năm tăng cao và bất thường, CPI 2014 đã chuy ển hướng sang một
nhịp biến động khác, không lặp lại vòng luẩn quẩn 2 năm tăng, 1 năm giảm như giai
đoạn 2007–2012. Lạm phát năm 2014 có xu hướng liên tục giảm qua các tháng, CPI
tháng 12/2014 cả nước giảm 0.24% so với tháng trước (Hình 5). Đáng chú ý trong
vòng 10 năm trở lại đây, CPI tháng 12 giảm so với tháng 11 là lần thứ hai (trước đó
là vào năm 2008). Thời điểm năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng, giá
cả các mặt hàng trên thế giới tăng đột biến vào 6 tháng đầu năm và khiến giá cả sau
đó lại giảm mạnh vào những tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2014, chỉ số
giá tiêu dùng tăng 1.84% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, CPI ìbnh quân
năm 2014 tăng 4.09% so với bình quân năm 2013, mức tăng thấp trong 10 năm trở
lại đây. CPI bình quân mỗi tháng tăng khoảng 0.15%, tăng mạnh nhất trong quý 1
và quý 3 và thấp nhất (âm) trong quý 4.

Hình 2.3. Diễn biến lạm phát năm 2014

Lạm phát (%, yoy) giai đoạn 2007-2014

Diễn biến CPI năm 2014


Tăng giảm các nhóm hàng năm 2014

Đóng góp của nhóm hàng vào CPI 2014
Nguồn: Tổng cục thống kê


Có thể chỉ ra một số nhân tố chính dẫn tới CPI năm 2014 được kiềm chế ở
mức thấp so với những năm trước như sau.
Thứ nhất, lạm phát đã giảm đáng kể do công tác quản lý, điều hành giá trong
năm 2014 được thực hiện khá hợp lý khi thời điểm điều chỉnh không trùng vào các
tháng cao điểm đã giảm thiểu được tác động của việc điều chỉnh giá lên CPI. Mức
giá được điều chỉnh đối với một số nhóm hàng do Nhà nước quản lý như Giáo dục,
Y tế thấp hơn so với năm trước. Trong bối cảnh giá cả các nhóm hàng lương thực
thực phẩm tương đối ổn định trong ba năm qua th
ì chính biên đ ộ điều chỉnh tăng
theo lộ trình của nhóm hàng giáo dục và y tế thấp hơn tương đối đã có sự đóng góp
không nhỏ, làm nên sự khác biệt của CPI năm nay với năm 2012 và 2013.
Thứ hai, lạm phát nhập khẩu và lạm phát chi phí đẩy giảm mạnh. Giá các mặt
hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa đang có
chiều hướng giảm trong những năm qua: năm 2014 giảm 1.02% so với năm 2013
(trong năm 2013 và 2012 giảm lần lượt là 2.36% và 0.33%) 6. Ngoài ra, nhiều khoản
thuế đã được cắt giảm, giãn, hoãn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí,
giảm giá hàng hoá, dịch vụ; lãi suất cho vay của ngân hàng giảm khá nhanh; tỷ giá
ổn định làm cho giá hàng nhập khẩu tính bằng USD giảm. Bên cạnh đó, giá nhiên
liệu đặc biệt là dầu thô trên thế giới giảm mạnh dẫn đến giá xăng, dầu trong nước
được điều chỉnh giảm, tác động kéo giảm chỉ số giá nhiều nhóm hàng quan trọng
như “Nhà ở, vật liệu xây dựng” và “Giao thông”.
Chỉ trong vòng 6 tháng cuối năm, giá xăng trong nước đã đư ợc điều chỉnh
giảm 12 lần liên tiếp với mức giảm tổng cộng là 7430 đồng/lít. So với thời điểm
cuối năm 2013 thì giá mặt hàng này đã giảm khoảng 26% trong năm 2014. Giá xăng
giảm tác động trực tiếp tới giá cả giao thông (giảm 5.5% so với cùng kỳ năm trước),

6 Tổng cục thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014.


giúp ổn định giá các mặt hàng tiêu dùng liên đới khác như hàng ăn và dịch vụ ăn

uống; đồ uống thuốc lá; may mặc mũ nón giày dép… vốn thường có xu hướng tăng
cao vào dịp cuối năm.
Thứ ba, lạm phát cầu kéo cũng gi ảm do cầu tiêu dùng vẫn yếu và chưa được
cải thiện nhiều. Trong năm 2014. tổng cầu vẫn yếu do tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội trên GDP giảm, chỉ còn khoảng 31%/GDP, năm 2007 và 2011 chỉ
số này lần lượt ở mức 46.5% và 36.4% 7. Dù sức mua đã đư ợc cải thiện trong năm
qua, nhưng mức tăng vẫn chậm. Theo đó, những năm trước khủng hoảng (20062007) tốc độ tăng trưởng tiêu dùng hàng năm là trên 14%, trong khi tốc độ tăng
trưởng kinh tế cũng đạt mức 6.98% và 7.13%. Báo cáo Chỉ số Niềm tin Người tiêu
dùng Q4 2014 của Nielsen chỉ ra rằng ít nhất 8/10 người tiêu dùng của Việt Nam
(86%) đã điều chỉnh thói quen chi tiêu của họ trong hơn 12 tháng vừa qua để nỗ lực
hạn chế chi tiêu cho gia đình b ởi vì họ nghĩ rằng nền kinh tế vẫn đang rơi vào tình
trạng suy thoái. Trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực thương mại, dịch vụ và xuất khẩu liên tục đối mặt với nhiều thách thức gây ảnh
hưởng không nhỏ tới sản xuất, kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam (Box 1).
Thứ tư, lạm phát giảm tốc rõ rệt do chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ của
Chính phủ. Theo Ngô Trí Long (2014), việc kiềm chế lạm phát thấp do thắt chặt
chính sách tiền tệ khiến nguồn cầu tiêu dùng yếu đi, đầu tư của doanh nghiệp và chi
tiêu của Chính phủ bị thu hẹp. Tăng trưởng tín dụng từ 2012 đi lên liên tục tới 2014,
nhưng bình quân cũng ch ỉ bằng khoảng 1/3 so với giai đoạn trước khủng hoảng và
chủ yếu tăng vào các tháng cuối năm. Ngoài ra, với ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô
hơn là mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá, chính sách tài khóa luôn được kiểm soát
chặt chẽ. Thu ngân sách cũng g ặp khó khăn so với trước, song nhu cầu chi tiêu vẫn
lớn, do vậy, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao và nợ công đã tới mức giới hạn nên
Chính phủ không thể tiếp tục nới lỏng chi tiêu. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng
làm cho cầu tiêu dùng thấp và giá cả khó có cơ hội tăng cao.
Thứ năm, tâm lý lạm phát của dân chúng ổn định nhờ lạm phát được kiểm soát
trong 2 năm liên tiếp (2012 và 2013). Tâm lý kỳ vọng lạm phát không bị áp lực lớn như
trước, khi giá vàng giảm, giá USD ổn định, chứng khoán vẫn chưa vượt khỏi mốc 600
một cách bền vững, và bất động sản chưa có sự phục hồi rõ rệt…

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tăng trưởng thấp, sản xuất bị thu hẹp do
những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và quá trình tái cơ c ấu

7 Tổng cục thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các năm.


mới đang được triển khai, thì việc lạm phát được kiểm soát ở mức thấp đã đóng vai
trò quan trọng để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng niềm tin vào nền kinh tế,
thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh.
Hộp 2.1. Thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn chưa khởi sắc dù nền kinh
tế đang có dấu hiệu phục hồi
Hệ thống điều hành chuỗi bán lẻ Parkson tại châu Á công bố lợi nhuận quý đầu
tiên trong năm tài chính 2015 sụt giảm tới 33.1%. Nguyên nhân được đưa ra là do
doanh số nghèo nàn từ Việt Nam và Malaysia. Parkson cho biết, mức giảm trung bình
mỗi cửa hàng là 8.2%. Theo giám đốc điều hành của Parkson, Toh Peng Koon, thị
trường bán lẻ đang gặp nhiều thách thức. Công ty TNHH Parkson Hà Nội đã phải
chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng tại tòa nhà Keangnam Landmark Tower (Parkson
Landmark) do hoạt động kinh doanh tại đây chưa một ngày đạt được doanh thu theo
kế hoạch đề ra, kể từ khi mở cửa kinh doanh năm 2011.
Tập đoàn Metro Cash&Carry (Đức) quyết định rút khỏi thị trường phân
phối, bán lẻ Việt Nam với việc tuyên bố bán lại toàn bộ việc kinh doanh hệ thống
MetroCash & Carry Việt Nam cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC Thái Lan). Thương
vụ này diễn ra giữa lúc Giám đốc điều hành Metro Cash&Carry, ông Olaf Koch,
đang tìm cách tiết giảm sự kém hiệu quả trong hoạt động của Metro trên toàn cầu,
nhằm cải thiện lợi nhuận trong năm tài chính 2014-2015. Có nhiều quan điểm cho
rằng Metro Cash&Carry buộc phải rút khỏi thị trường Việt Nam vì thất bại trong
kinh doanh, cũng có th ể do nền kinh tế Việt Nam đã m ất động lực, môi trường
kinh doanh không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Nguồn: Châu Anh (2015), Anh Hoa (2014)


2.3. Chính sách tài khóa
Luật Đầu tư Công có quy định mới về tiêu chí phân loại dự án đầu tư công,
phân bổ vốn theo kế hoạch trung hạn, điều chỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định
chủ trương đầu tư các dự án nhóm A, v.v. Tuy nhiên, chưa có biện pháp bảo đảm
tăng trưởng cân đối của chi đầu tư phát triển với chi thường xuyên. Cơ chế để nâng
cao hiệu quả thẩm định, điều phối, và giám sát thực hiện dự án đầu tư công chưa có
thay đổi đáng kể so với khuôn khổ hiện hành. Thực trạng này tiếp tục hạn chế tính
khách quan, khoa học và nhất quán của công tác đánh giá, thẩm định dự án đầu tư
công (CIEM, 2014).
Để huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển năm 2014,
tổng khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ đợt điều chỉnh lần thứ hai vào cuối
tháng 11/2014 sẽ tăng thêm khoảng 30 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch điều chỉnh lần
thứ nhất vào đợt tháng 8/2014 (232000 tỷ đồng); còn so với kế hoạch phát hành
công bố đầu năm 2014, tổng khối lượng phát hành tăng thêm là 52000 tỷ đồng. Kỳ
hạn phát hành bình quân trái phiếu chính phủ là 4.95 năm (dài hơn 1.74 năm so mức


trung bình năm 2013), trong đó trái phi ếu kỳ hạn 3 năm và 5 năm chiếm gần 54%
(Bộ Tài chính, 2014a).
Bảng 2.2. Kế hoạch phát hành TPCP năm 2014 qua các lần điều chỉnh
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Kế hoạch đầu

Điều chỉnh

Điều chỉnh

năm 2014

lần 1


lần 2

Dưới 1 năm

40

26

26

2 năm

55

34

34

3 năm

60

65

61

5 năm

40


67

80

10

30

41

15 năm

5

10

20

Tổng

210

232

262

Kỳ hạn

10 năm (bao gồm 5.000 tỷ đồng

phát hành cho BHXH)

Để chủ động tái cơ cấu danh mục nợ công hiện hành, Bộ Tài chính cũng phát
hành thành công trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với
tổng khối lượng 1 tỷ USD (hơn 21000 tỷ đồng) và thành công vượt mức mong đợi
về lãi suất (4.7%/năm, so với mức lãi suất dự kiến ban đầu khi chào bán là
5.125%/năm) giúp tiết kiệm được khoảng 32.5 triệu USD tiền thanh toán lãi trái
phiếu Chính phủ (trong 10 năm) (Bộ Tài chính, 2014b). Thêm nữa, gần 7.6 nghìn tỷ
đồng trong kế hoạch vốn Trái phiếu Chính phủ năm 2015 được ứng trước cho một
số dự án, gây ra lo ngại về việc phần lớn Trái phiếu Chính phủ phát hành năm 2014
để đảo nợ (CIEM, 2014).
Bảng 2.3. Diễn biến thu chi Ngân sách Nhà nước, 2007-2014
Đơn vị: % GDP
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng thu

2014

25.3

26.6

25.1

27.3

26

22.7


22.9

20

Thu trong nước

14

14.9

15.5

17.5

16

14.7

15.7

13.6

Thu từ dầu thô

6.2

5.5

3.4


3.2

4

4.3

3.4

2.5

Thu từ xuất nhập khẩu

4.8

5.7

5.8

6

5.6

3.3

3.6

3.8


Thu viện trợ

Tổng chi (không bao gồm chi
trả nợ gốc)
Chi đầu tư phát triển
Bội chi ngân sách
Bội chi ngân sách (không tính
trả nợ gốc)

0.3

0.6

0.4

0.5

0.4

0.3

0.2

0.1

32

28

31

30.1


28.3

28.2

26.8

24.15

9

7.4

10

8.5

7.5

8.3

6.1

4

5.7

4.6

6.9


5.5

4.9

5.4

5.5

5.3

1.8

1.8

3.7

2.4

2.1

3.4

3.9

4.1

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính
Ghi chú: Số liệu 2007-2012 là quyết toán; số liệu 2013 là ước thực hiện lần 2;
số liệu 2014 là ước thực hiện lần 1

Theo ước thực hiện lần 1 của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước năm
2014 đạt 846.4 nghìn tỷ đồng, đạt 108.1% dự toán năm, trong đó: thu nội địa 574.1
nghìn tỷ đồng, bằng 106.5%; thu từ dầu thô 107 nghìn tỷ đồng, vượt 25.6% so với
dự toán; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 160.8 nghìn tỷ đồng,
đạt 104.4% dự toán năm; và thu từ viện trợ 4.5 nghìn tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2014 ước tính đạt 1019.7 nghìn tỷ đồng,
bằng 101.3% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 169.1 nghìn tỷ đồng, bằng
103.7% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 164 nghìn tỷ đồng, vượt 0.6% dự toán
chi đầu tư phát triển); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ước tính đạt 718.9 nghìn tỷ đồng, bằng 102% dự
toán (Bộ Tài chính, 2015). Tỷ lệ chi NSNN so với GDP giảm khá nhanh trong giai
đoạn 2007-2014. trong khi tỷ lệ thu NSNN so với GDP chỉ giảm liên tục từ năm
2010 trở lại đây (Bảng 4).
Tuy nhiên, phân bổ vốn Trái phiếu Chính phủ cho đầu tư đang thu hẹp đáng kể
(CIEM, 2014). Khoản phát hành mới Trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012-2014 để
đảo nợ ước tính lên tới 137 nghìn tỷ đồng (riêng năm 2014 là 77 nghìn t ỷ đồng). Dự
kiến năm 2015 có thể cần tới 130 nghìn tỷ để đảo nợ Trái phiếu Chính phủ - gần
bằng cả giai đoạn 2012-2014. Một số khoản nợ phát sinh đối với NSNN (gồm nợ
quỹ BHXH, nợ quỹ hoàn thuế GTGT, khoản cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản
lý đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội) cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến vốn đầu tư từ Trái phiếu Chính phủ. Hơn nữa, tỷ lệ nợ
công (không tính nợ của DNNN) có thể lên tới 64% GDP vào năm 2015 – gần
chạm trần cho phép.
Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỷ qua và có


mức độ ngày một gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách (không bao gồm chi trả nợ
gốc) của Việt Nam trung bình giai đoạn 2007-2010 là 2.4% GDP, nhưng con số này
đã tăng gấp gần 1.5 lần trong giai đoạn 2011-2014, lên mức 3.4% GDP. Trong bối
cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm thì việc tăng bội chi cũng có tác dụng tích

cực ở mức độ nào đó, nhưng mức nợ công tăng nhanh để tài trợ thâm hụt ngân sách
sẽ là áp lực cho cân đối NSNN những năm sắp tới và gây khó khăn cho việc điều
hành chính sách tài chính, tiền tệ, nhất là khi mục tiêu kiềm chế phát cao được ưu
tiên hơn mục tiêu tăng trưởng.
Có thể thấy các khoản thu ngân sách là kém bền vững. Việc đưa khoản thu từ
bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất vào tính toán cán cân
ngân sách sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng bội chi từ những con số
báo cáo bởi về bản chất thì đây là việc bán tài sản đi để chi tiêu. Đặc biệt, khoản thu
này đang có xu hướng ngày càng giảm dần về quy mô tuyệt đối cũng như tỷ trọng
trong tổng thu và viện trợ khi các tài sản loại này thuộc sở hữu nhà nước đang cạn
dần. Tương tự như vậy, thu từ việc khai thác dầu thô và tài nguyên khác cũng có
bản chất giống như các khoản thu từ việc bán tài sản quốc gia và không bền vững
do nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn.
Trên thực tế, thu từ dầu thô có tỷ trọng ngày càng giảm dần trong tổng thu
ngân sách nhà nước. Nó chứng tỏ tỷ trọng các khoản thu khác đang gia tăng. Thu từ
thuế và phí, không kể thu từ dầu thô, của Việt Nam hiện nay ở mức rất cao so với
các nước trong khu vực. Cụ thể, trung bình trong giaiđo ạn 2007-2012, tỷ lệ này ở
Việt Nam là 21.6% GDP, Trung Quốc là 17.3%, Thái Lan và Malaysia là 15.5%,
Indonesia là 12.1% còn Ấn Độ chỉ là 7.8%. Như vậy, những chính sách bảo hộ và
thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế
phí/GDP cao gấp từ 1.4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, tỷ
trọng thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần trong khi tỷ trọng
thu thuế GTGT, thuế XNK và tiêu thụ đặc biệt đang tăng nhanh. Sự phụ thuộc lớn
vào nguồn thuế này khi lộ trình cắt giảm thuế được thực hiện theo cam kết WTO sẽ
khiến mức độ thâm hụt ngân sách trở nên trầm trọng hơn trong những năm tới (UB
Kinh tế của Quốc hội, 2012).
Năm 2014, giá dầu thô thế giới giảm mạnh, có thời điểm giảm đến hơn 50%
nhưng thu từ dầu thô của Việt Nam vẫn chiếm hơn 10% tổng thu NSNN. Ước tính,
giá dầu thô cứ giảm 1 USD/thùng sẽ làm NSNN hụt thu khoảng 1000 tỷ đồng. Điều
này đề ra một yêu cầu cấp thiết phải cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước theo hướng

bền vững hơn.
Biến động trong quy mô và cơ cấu thu ngân sách Nhà nước năm 2015 do ảnh
hưởng của khả năng giá dầu thô và xăng dầu giảm sâu sẽ gây hậu quả xấu hơn,


trong bối cảnh các nhiệm vụ chi theo dự toán đều không thể trì hoãn. Tuy nhiên, giá
dầu thô giảm dẫn đến giá xăng dầu giảm sẽ có tác động tích cực tới sự phục hồi
kinh tế (Vũ Đình Ánh, 2014). Nhờ đó, thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động sản
xuất kinh doanh và xuất khẩu có thể tăng được để bù đắp cho phần hụt thu từ khai
thác và xuất khẩu dầu thô cũng như từ nhập khẩu xăng dầu.
Thứ ba, chi tiêu công cao nhưng hiệu quả thấp đe doạ sự ổn định của nền kinh
tế trong tương lai như lạm phát cao và bất ổn, lãi suất cao chèn lấn khu vực tư nhân,
thâm hụt vãng lai kéo dài gây bất ổn tỷ giá, tăng trưởng chậm do hiệu quả sử dụng
nguồn lực thấp... Về việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư công, trong khi chi
thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn (hơn 70% NSNN) còn tỷ lệ chi đầu t ư phát
triển từ ngân sách nhà nuớc l ại chiếm tỷ trọng rất nhỏ và đang giảm dần . Tốc độ
tăng chi tiêu cho đầu tư phát triển dù vẫn đạt 17-18% mỗi năm song thấp hơn nhiều
tốc độ tăng cho chi thuờng xuyên (đạt trung bình 25% giai đoạn 2008-2012) (Uỷ
ban Kinh tế của Quốc hội, 2013). Tỷ lệ cao của chi thu ờng xuyên cho thấy chư a có
dấu hiệu tích cực của cải cách hành chính. Sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém của bộ
máy công quyền khiến việc cắt giảm chi ngân sách trở nên rất khó kh ăn. Thêm vào
đó, việc thiếu tính kỷ luật trong phân cấp tài khoá trong vài n ăm qua đã gây ra một
số bất cập như thất thu, chi tiêu sai, đầu tư dàn trải (từ những hoạt động công ích
trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế... đến các hoạt động mang tính
kinh doanh thuần tuý như công nghiệp chế biến, khai khoáng, nghệ thuật, giải trí...)
và thiếu hiệu quả vốn NSNN thể hiện ở hệ số ICOR cao gấp khoảng 1.5-2 lần các
nước khác, đặc biệt là đầu tư của DNNN.
Ngoài ra, cách hạch toán ngân sách nhà nước ở Việt Nam không theo thông lệ
quốc tế. Nhiều khoản chi ngân sách từ nguồn trái phiếu chính phủ cho các dự án giáo
dục, thuỷ lợi, y tế... được để ngoài bảng và không được tính đầy đủ vào thâm hụt ngân

sách và nợ công. Chi cho các công trình lớn kéo dài cũng được phân bổ dần vào quyết
toán ngân sách nhiều năm chứ không tính cả vào năm trái phiếu được phát hành để vay
nợ. Sự bỏ sót trong hạch toán thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt nam được thể
hiện rất rõ thông qua số chênh lệch giữa lượng trái phiếu chính phủ phát hành vay nợ
thực tế hàng năm và con số trái phiếu chính phủ phát hành phản ánh trong Quyết toán
NSNN (Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, 2012). Còn một lượng nợ lớn của các DNNN
không được chính phủ bảo lãnh, cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách và
nợ công hàng năm như thông lệ và khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế. Sự thiếu nhất
quán trong cách hạch toán tài khoá khiến cho con số thống kê không phản ánh chính
xác về thực trạng nợ công của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho những người
tham gia thị trường, khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá, và quản lý rủi ro nợ công
của Việt Nam khó khăn.


2.4. Nợ công Việt Nam 2014
Theo số liệu cập nhật từng giây của Đồng hồ đếm nợ công toàn cầu (Global
public debt clock) trên trang The Economist thì tổng số nợ công trên toàn cầu tăng với
tốc độ chóng mặt, từ 0.5–1 triệu đô la/giây, tức là cứ khoảng mỗi giây lại có công dân ở
một quốc gia nào đó phải gánh một khoản nợ công tăng thêm. Qua lịch sử các cuộc
khủng hoảng nợ công, từ các nền kinh tế mới nổi đến các quốc gia đang phát triển ở
Đông Á cuối thập niên 1990, và gần đây nhất là ở các nước phát triển như Hy Lạp, Ailen, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, có thể thấy rằng, nợ công đã và đang là một vấn đề
kinh tế đe doạ sự phát triển bền vững của mọi quốc gia trên thế giới.
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, tính đến tháng 1/2015, nợ công của Việt
Nam ở mức 87.063 tỷ USD, chiếm 46.9% GDP, tăng 10.2% so với năm 2013; bình
quân nợ công đầu người 960 USD. Những con số này vẫn nằm trong phạm vi an
toàn theo tiêu chuẩn về ngưỡng trần nợ công/GDP 65% do Bộ Tài chính đặt ra. Tuy
nhiên, nếu phân tích sâu hơn về đặc điểm và cách tính nợ công của Việt Nam, cũng
như đặt vấn đề hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công trong bối cảnh nền kinh tế còn
nhiều yếu kém như hiện nay, sẽ thấy đây là một thực trạng đáng quan ngại hơn
nhiều so với các con số trên.

Trước hết, về tổng số nợ công và quy mô của nợ công so với GDP – tỉ lệ
thường được sử dụng để đánh giá mức độ “an toàn” nợ công của một quốc gia.
Theo các số liệu được công bố trong Bản tin nợ công số 03 được Bộ Tài chính phát
hành tháng 8/2014, và Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính trước Quốc hội vào
tháng 10/2014, số liệu về nợ công qua các năm cũng như d ự báo về diễn biến nợ
công trong các năm tới ở Việt Nam đều cho thấy tỉ lệ nợ công/GDP luôn ở dưới
mức 65% (Bảng 2.5). Bên cạnh đó, tính thanh khoản nợ công của Việt Nam được
đánh giá khá tốt với trên 80% các khoản nợ nước ngoài là dài hạn với lãi suất thấp.
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam
Đơn vị: %
2010 2011 2012 2013 2014* 2015* 2016* 2020*
Tổng nợ công/GDP

56.3

54.9

55.7

54.2

60.3

Nợ Chính phủ/GDP

44.6

43.2

43.3


42.3

46.9

Nợ Chính phủ/Thu
ngân sách

158

162

172

198

253

Nghĩa vụ trả nợ trực
tiếp
và gián tiếp của Chính
phủ/

23.1

22.3

24.4

26.2


64

30

64.9

60.2

Ngưỡng
an toàn
65


Thu ngân sách
Nợ nước ngoài/GDP

42.2

41.5

41.1

37.3

39.9

50

Nguồn: Bản tin Nợ công số 03 – MoF (8/2014); Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính

trước Quốc hội (10/2014); Báo cáo triển vọng thị trường – VPBank Securities
(19/01/2015); *: ước tính

Trong năm 2014. đã có nhi ều thay đổi pháp lý liên quan đến việc vay nợ của
Chính phụ và nợ được Chính phủ bảo lãnh. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định 477/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ trong
nước của Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia. Trong đó, đối với các khoản nợ
trong nước, số tiền vay để bù đắp thâm hụt ngân sách tăng 32.2%. Nguyên nhân
chính là do mức thâm hụt ngân sách đã được điều chỉnh tăng từ 4.8% GDP lên 5.3%
GDP từ năm 2013; đồng thời, giá trị GDP tăng thêm 9-10% sau khi sử dụng phương
pháp thống kê mới cũng từ năm 2013. Bên cạnh đó, vay để đầu tư được điều chỉnh
tăng 122.2% do chủ trương kích cầu của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu tăng
tưởng GDP 5.8% trong năm 2014, thể hiện ở kế hoạch phát hành trái phiếu trị giá
170 tỷ đồng trong giai đoạn 2014-2016. Các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh
cũng được điều chỉnh giảm 21.7%, trong khi đó các khoản vay nợ của Chính phủ
được điều chỉnh tăng 52.4% so với kế hoạch trước đó do chi phí vay nợ của Chính
phủ luôn thấp hơn so với các tổ chức khác.
Ngoài ra, kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ cũng được điều chỉnh tăng 2
lần trong năm 2014. Theo Nghị quyết 78/2014/QH13 về Dự toán ngân sách nhà
nước năm 2015, kể từ năm 2015, sẽ không thực hiện các khoản vay kỳ hạn ngắn mà
chỉ phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 5 năm trở lên nhằm bù đắp bội chi
ngân sách và giảm mức vay đảo nợ. Tính đến hết năm 2014, tổng lượng phát hành
trái phiếu và tín phiếu Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh là 267.343 tỷ đồng,
tăng 16% so với cuối năm 2013. nhưng giảm gần một nửa về tốc độ tăng trưởng so
với năm 2013 (VPBS, 01/2015).
Nhìn vào các con số thống kê kể trên, có thể đưa ra nhận xét rằng khả năng
Việt Nam rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ công là không cao. Mức độ nợ công
luôn được báo cáo ở dưới ngưỡng an toàn, các điều chỉnh về mặt pháp luật là tương
đối hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh cũng như điều kiện hiện tại. Tuy nhiên vấn đề
không nằm ở con số nợ công là bao nhiêu, mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ

công (Bảng 3) và khả năng trả nợ. Nghĩa là cần cân nhắc trong tương lai ngắn hạn
rất có khả năng nợ công của Việt Nam sẽ tăng vượt ngưỡng 65% và khả năng trả nợ
của chúng ta là rất khó khăn và hạn chế, xét trên những rủi ro về nợ công, quản lý
nợ công và vấn về thâm hụt ngân sách.


×