Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

DIỄN BIẾN TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.02 KB, 34 trang )

VIỆN NC QUẢN LÝ KINH TẾ TW
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

DIỄN BIẾN TOÀN CẦU HOÁ
VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
TRONG BỐI CẢNH KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY
THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ
GIẢI PHÁP
CỦA VIỆT NAM

SỐ

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

1
2009
1


VIỆN NC QUẢN LÝ KINH TẾ TW
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU

DIỄN BIẾN TOÀN CẦU HOÁ
VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
TRONG BỐI CẢNH KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY
THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ
GIẢI PHÁP


CỦA VIỆT NAM

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU
Tel – Fax: 04 – 7338930
E-mail:

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

2


MỤC LỤC
I. SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU TIẾP TỤC SÂU RỘNG VÀ KÉO
DÀI ................................................................................................................. 4
II. DIỄN BIẾN MỚI CỦA TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ ...................................................................................................... 7
1. Toàn cầu hoá và kinh tế thế giới sẽ thay đổi theo hướng nào? .................. 7
2. Hợp tác chung giải pháp, chung nguồn lực............................................... 9
3. Tăng cường hợp tác song phương........................................................... 10
4. Cố gắng của từng nước........................................................................... 11
III. HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM............................................. 13
1. Hội nhập kinh tế toàn cầu ....................................................................... 13
1.1. Kết quả............................................................................................. 14
1.2. Những yếu kém................................................................................. 14
1.3. Giải pháp ......................................................................................... 16
2. Hội nhập kinh tế đa phương và khu vực ................................................. 18
2.1. ASEAN và Khu thương mại tự do ASEAN (AFTA)............................ 18
2.2. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dơng (APEC)............ 20
2.3. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) .................................................... 21
3. Hội nhập song phương ........................................................................... 21

3.1. Kết quả hội nhập song phương với một số nước lớn......................... 21
3.2. Hội nhập song phương trong thời gian tới ....................................... 22
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG KHỦNG HOẢNG............................. 24
1. Mô hình phát triển .................................................................................. 25
2. Cơ cấu lại một số lĩnh vực...................................................................... 27
3. Cơ cấu lại các thành phần kinh tế ........................................................... 27
3.1. Doanh nghiệp nhà nước ................................................................... 27
3.2. Kinh tế tư nhân................................................................................. 28
3.3. Đầu tư nước ngoài ........................................................................... 29
V. KẾT LUẬN ............................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 33

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

3


DIỄN BIẾN TOÀN CẦU HOÁ
VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN
CẦU VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM
Bước vào năm 2009, hầu hết các nước trên toàn cầu tiếp tục có những
chính sách, giải pháp mạnh, đối phó với nền tài chính đang khủng hoảng sâu
sắc và suy thoái kinh tế toàn cầu đang lan rộng và diễn biến phức tạp. Trong
bối cảnh đó, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có những diễn biến
khác thường, đẩy mạnh tự do hoá và xuất hiện chủ nghĩa bảo hộ đan xen, tăng
nhà nước, bớt thị trường... song xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác để phục hồi
và tiếp tục phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trên thế giới, chi phối các quan hệ
quốc tế cũng như chiến lược phát triển của từng nước.
Chuyên đề này đề cập đến diễn biến toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế

quốc tế trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và
giải pháp của Việt Nam.
I. SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU TIẾP TỤC SÂU RỘNG VÀ KÉO DÀI

Mùa thu năm 2008, suy thoái kinh tế xuất phát từ Mỹ bùng phát và
nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu. Năm 2009, suy giảm kinh tế toàn cầu có
nhiều khả năng sẽ gia tăng gay gắt, không ít nhà kinh tế dự báo cuộc suy thoái
kinh tế lần này có sức công phá lớn tương tự như cuộc Đại suy thoái năm
1930.
Đại suy thoái năm 1930 bắt đầu sau suy sụp của thị trường chứng khoán
Phố Wall vào ngày 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến là ngày Thứ ba
đen tối). Nó bắt đầu ở Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra Châu Âu và mọi nơi trên
thế giới. Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân, thuế, lợi tức
đều bị ảnh hưởng. Xây dựng gần như tê liệt ở nhiều nước
()
Ở Mỹ, đáy của Đại suy thoái năm 1930 diễn ra vào năm 1933. Thời
điểm đó có gần 13 triệu người thất nghiệp, chiếm 25% dân số lúc bấy giờ. Các
hoạt động kinh tế nói chung đã giảm 1/3 và sản xuất công nghiệp giảm hơn
một nửa. Hơn 9000 ngân hàng bằng 1/3 ngân hàng trên toàn liên bang bị vỡ
nợ. Thu nhập bình quân của nông dân từ 960 USD/năm xuống còn 280
USD/năm. Chỉ trong năm 1932, một phần tư triệu nông dân bị mất đất khi
ngân hàng tịch thu các khoản thế chấp không trả nợ được1.

Benjamin M. Friedman, Hậu quả đạo đức của tăng trưởng kinh tế, nguyên bản “The moral Consequences of
econmic Growth”, Nxb. Alfred A. Knopf, New York, 2005.
1

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

4



Kinh tế thế giới bắt đầu suy giảm từ quý IV năm 2008. GDP quý IV năm
2008 của Nhật Bản đã giảm 12% so với quý III năm 2008, con số này của Mỹ
khoảng 6 %, Singapore cũng khoảng 6%. Kinh tế Trung Quốc quý IV năm
2008 tăng 6,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng năm 2007 (13%).
Kinh tế Australia quý IV năm 2008 lần đầu tiên đi xuống trong 8 năm qua. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước Trung và Đông Âu năm 2008
chỉ còn 3,2% so với mức 5,4% năm 2007. Kinh tế Nga đang khó khăn khi thị
trường chứng khoán đã rớt khoảng 80%, đồng rúp mất giá tới 1/3 trong khi thất
nghiệp tăng lên 10,5%.
Những con số trên cho thấy, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đang
lún sâu vào suy thoái kinh tế. Tình trạng suy thoái kinh tế này sẽ kéo dài đến
khi nào, thời điểm nào là đáy của cuộc suy thoái và bao giờ kinh tế thế giới sẽ
hồi phục? Khó có câu trả lời chung cho tất cả các nước mà nó tuỳ thuộc vào
chính sách và sự cố gắng vượt qua suy thoái kinh tế của từng nước.
Qua tổng kết và phân tích các cuộc suy thoái kinh tế mà loài người đã
trải qua hơn một thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm chu kỳ kinh
tế, tức nền kinh tế của từng nước sẽ trải qua 3 pha của chu kỳ kinh tế. Đó là
suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (xem hình).
Hình 1: Các pha của chu kỳ kinh tế

Nguồn:
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

5


Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Phục hồi là trong đó
GDP tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này

là đáy của chu kỳ kinh tế. Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn
mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế ở trong pha hưng thịnh (hay còn gọi
là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm
ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
Chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm
của các chu kỳ kinh tế.
Oliveir Blanchard, nhà kinh tế trưởng của IMF cho rằng cuộc khủng
hoảng lần này là “tồi tệ nhất trong vòng 60 năm”2. Chủ tịch Ngân hàng thế giới
(WB) Robert Zoellick cũng có nhận định tương tự “Năm 2009 sẽ là năm tồi tệ
nhất đối với kinh tế thế giới từ thập niên 1930 tới nay, với mức tăng trưởng
toàn cầu sẽ là âm 1-2%”3
Một cuộc thăm dò các giám đốc các doanh nghiệp nhân Diễn đàn kinh tế
thế giới năm 2009 tổ chức tại Dovos cho thấy kinh tế thế giới phải mất ba năm
kinh tế mới có thể hồi phục. Những dự báo lạc quan nhất của một số nước thì
cũng phải đến năm 2010 kinh tế nước đó mới hồi phục, năm 2009 vẫn là năm
nhiều khó khăn, thách thức.
Tại hội nghị ở New Dehli (Ấn Độ), ngày 7/3/2009, Giáo sư Rubini,
người từ đầu năm 2005 từng dự báo bong bóng nhà đất tại Mỹ sẽ vỡ, nhấn
chìm nền kinh tế, khẳng định “Kinh tế toàn cầu đang mắc kẹt trong cuộc suy
thoái theo hình chữ U. Đáy của chữ U biểu thị thời gian nền kinh tế thế giới
suy thoái, và quãng thời gian này có thể kéo dài ít nhất 3 năm kể từ tháng
12/2007 tại các nước phát triển”4.
Trong cuộc Hội thảo mang chủ đề “Rủi ro kinh tế thế giới đối với Châu
Á” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/3/2009, tổ chức Business
Monitoring Internatinal dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu là -1,7% trong năm
2009 và 1,7% năm 2010 và kinh tế thế giới chỉ phục hồi vào quý II/2010 khi
kinh tế Mỹ và EU bắt đầu tăng trưởng dương.
Theo nghiên cứu của chương trình Việt Nam, Trường Đại học Harvard,
đa số các nhà kinh tế Mỹ đồng ý rằng sự phục hồi kinh tế sẽ không diễn ra cho
tới khi giá nhà ở Mỹ tìm được đáy. Tính chung ở nước Mỹ, giá nhà đã giảm

19% (đến đầu năm 2009) so với đỉnh, nhưng vẫn cao hơn 17% so với mối quan
hệ dài hạn giữa giá nhà và quan hệ thu nhập hộ gia đình. Nếu chiếu theo lịch
sử thì mất ít nhất 2 và có lẽ 5 năm ròng trước khi thị trường này bắt đầu ổn
định và phục hồi.
Olivier Blanchard, “Những rạn nứt trong hệ thống: Sửa chữa những đổ vỡ của nền kinh tế toàn cầu”, nguyên
bản: “Repairing the Damaged Global Economy,” Finance and Devolopmant, 12/2008.
3
Mai Phương, Ngân hàng thế giới: Kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng âm 1-2%, 12/3/2009
4
Hiếu Trung, Suy thoái kiểu chữ U?, , 9/3/2009
2

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

6


Tổng thống Mỹ Barack Obama nói “Không có giải pháp nhanh chóng
hay dễ dàng cho cuộc khủng hoảng vốn đã hình thành nhiều năm, và tình hình
sẽ xấu đi trước khi bắt đầu phục hồi”. Rõ ràng là tình trạng suy thoái do khủng
hoảng tài chính toàn cầu gây ra sẽ kéo dài và sâu sắc hơn so với những dự báo
trước đây5.
II. DIỄN BIẾN MỚI CỦA TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ

Diễn biến mới của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế nói ở đây là
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với nền kinh tế thế giới đang
trong giai đoạn suy thoái sâu sắc cho đến khi bước sang chu kỳ phục hồi.
1. Toàn cầu hoá và kinh tế thế giới sẽ thay đổi theo hướng nào?
Trước diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế

toàn cầu người ta bàn nhiều đến học thuyết tự do hoá và sự can thiệp của nhà
nước và đem trường phái tự do hoá đối lại với trường phái can thiệp. Vấn đề
không phải trường phái nào đúng, trường phái nào sai, không phải là sự đối
đầu giữa hai thứ, phải thay chữ “đối lại” bằng chữ “và”. Hai học thuyết không
đối đầu nhau mà bổ sung cho nhau. Tự do hoá đã mang lại sự phát triển kỳ
diệu cho nhân loại, song đẩy tự do hoá đến thái quá gây tai hoạ. Can thiệp một
cách cực đoan đã gây khốn khổ cho gần nửa nhân loại trong nhiều thập kỷ6.
Hiện nay, học thuyết quản lý tổng cầu của Keynes với sự can thiệp mạnh
của nhà nước đang được nhiều nước vận dụng nhằm nhanh chóng thoát khỏi
khủng hoảng. Theo đó, khi nền kinh tế suy giảm thì sử dụng các chính sách tài
chính và tiền tệ nới lỏng. Ngược lại, khi nền kinh tế bùng nổ thì lại chuyển
hướng chính sách đó sang thắt chặt.
Sự can thiệp của nhà nước đến mức độ nào và ở thời điểm nào là phù
hợp là vấn đề không đơn giản. Qua khủng hoảng tài chính lần này, các chuyên
gia kinh tế nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát và can thiệp của nhà nước
mạnh hơn và nhiều hơn đối với khu vực tài chính tiền tệ hơn là khu vực kinh tế
thực. Khi nền tài chính, tiền tệ phát triển ổn định, thì nhà nước nới lỏng sự can
thiệp của mình để phát huy sự năng động của khu vực tư nhân.
Kinh tế thế giới trong nhóm G20 sẽ phân hoá thành hai nhóm nước.
Nhóm nước thứ nhất là các nước phát triển G7 đang vật lộn với khủng
hoảng kinh tế, sẽ tiếp tục suy thoái với dự báo sẽ tăng trưởng âm trong năm
2009. Và nền kinh tế của các nước này sẽ phục hồi vào những tháng cuối năm
2010.
Chương trình Việt Nam, Trường Chính quyền Kennedy Đại học Harvard, Bài thảo luận chính sách số 4
“Thay đổi cơ cấu: Giải pháp kích thích có hiệu lực nhất”.
6
Nguyễn Quang A, Tự do hoá và sự can thiệp của nha nước, nhìn từ góc độ kinh tế, Lao động cuối tuần,
19/12/2008.
5


Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

7


Nhóm thứ hai là bốn nền kinh tế đang phát triển lớn nhất gọi chung là
BRIC (Brazil, Nga, Ấn độ và Trung Quốc). Hiện nay, các nền kinh tế của
BRIC đang suy giảm (tức không âm) và sẽ phục hồi nhanh hơn các nền kinh tế
nhóm thứ nhất. Theo ông Tim O’Neill – nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng đầu
tư Goldman Sachs đưa ra vài năm trước đây, tổng sản lượng hằng năm tính
bằng USD của BRIC sẽ bằng nhóm G7 vào năm 2035. Cũng theo ông O’Neill
với suy thoái kinh tế hiện nay, thời điểm đuổi kịp này sẽ diễn ra vào năm 2027,
sớm hơn dự báo cũ gần một thập niên7.
Khoảng cách tăng trưởng giữa nhóm nước phát triển BRIC và nhóm
nước công nghiệp G7 sẽ định hình tương lai kinh tế và chính trị thế giới.
Với tiềm lực kinh tế hiện tại, những người đứng đầu từng nước BRIC
đang khẳng định vị thế của mình, tự tin hơn trên các diễn đàn quốc tế. Tại Diễn
đàn Dovos đầu năm nay, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nga Vladimir
Putin đã lớn tiếng phê phán khuyết tật của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Trả
lời phỏng vấn báo Newsweek, Tổng thống Brazil Lula de Silva cáo buộc Mỹ
phải chịu trách nhiệm chính về cuộc khủng hoảng và phải có biện pháp sửa
chữa. Nhóm nước BRIC sẽ có tiếng nói mạnh hơn và quyết định hơn trong
vòng đàm phán Doha sắp tới và tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (khi Hội
đồng bảo an được mở rộng).
Tổ chức thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đang lớn mạnh, hạn
chế ảnh hưởng của Mỹ, trước hết là những nước có xu hướng chính trị cánh tả
như Venezuela, Bolivia, Peru.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động nhất
toàn cầu. Việc hợp tác khu vực được mở rộng giữa, trong đó có hợp tác giữa
các nước ASEAN với nhau và giữa khối ASEAN với các nước trong khu vực

như Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand bằng các hiệp định
thương mại tự do vừa được ký kết.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) gồm 6 nước Trung Quốc, Nga,
Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan được thành lập năm 2001,
tận dụng cơ hội các nước phương Tây đang tập trung nguồn lực vào giải quyết
khó khăn trong nước, đang cố tăng cường hợp tác, hợp lực của một khối cộng
đồng an ninh, kinh tế, quân sự - mong hình thành một đối trọng đối với ảnh
hưởng của Mỹ và khối NATO trong khu vực.
Phong trào không liên kết với 118 thành viên là những nước độc lập ở
Á, Phi, Mỹ latinh tiếp tục đoàn kết bảo vệ và củng cố độc lập chính trị, từng
bước dành độc lập kinh tế, bảo vệ hoà bình thế giới để tồn tại và phát triển.
Phong trào này đang có cơ hồi phục và dần dần có tiếng nói mạnh hơn trong

7

Huỳnh Hoa, BRIC vượt qua suy thoái, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 26/3/2009

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

8


giải quyết các vấn đề toàn cầu, chống lại sự áp đặt của Mỹ và các nước phương
Tây trong tiến trình toàn cầu hoá.
Từ những diễn biến mới nêu trên, trong tương lai gần, khoảng thập kỷ
nữa, vai trò của Mỹ với vị trí là siêu cường đơn cực cả về chính trị, quân sự và
kinh tế sẽ không giữ được như trước. Dự báo và mong muốn lạc quan nhất là
toàn cầu hoá sẽ phát triển theo hướng: hạn chế sự chi phối của Mỹ; nâng cao
vai trò của các nước đang phát triển với 2/3 số thành viên của Liên hợp quốc;
giảm tiêu cực và tăng tích cực của toàn cầu hóa.

Thủ tướng Anh Gordon Brown tỏ ra tin rằng thế giới thoát khỏi cuộc
khủng hoảng sẽ không còn như trước. Các nước sẽ sẵn sàng hợp tác nhiều hơn
không chỉ trong lĩnh vực môi trường mà còn cả những lĩnh vực khác. Trong
tương lai các nền kinh tế của chúng ta được xây dựng như những nền kinh tế
có khí thải carbon thấp và lao động tay nghề cao. Cơ hội ấy rất lớn trong 10
hay 20 năm nữa8.
Nền kinh tế các nước sẽ được tái cấu trúc lại theo hướng quan tâm hơn
nữa đến phát triển bền vững, chú trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
và bảo vệ môi trường. Xu hướng mở rộng sự tham gia của người dân vào các
vấn đề xã hội có thể dẫn đến sự phát huy vai trò của một xã hội dân sự lành
mạnh, cùng với Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp. Hợp tác trên
quy mô toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và an ninh lương thực,
năng lượng, thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh sẽ có bước tiến.
Tái cấu trúc khu vực tài chính, ngân hàng theo những nguyên tắc mạnh
mẽ hơn về sự giải trình trách nhiệm, tính minh bạch cùng sự liêm khiết và thực
hiện nghiêm các quy định. Đồng thời các tổ chức này phải hoạt động theo
những giá trị mà công chúng tin tưởng. Các quốc gia trên thế giới phải sát cánh
để các dòng chảy tài chính toàn cầu được giám sát theo cách có hiệu quả hơn
các thiết chế toàn cầu hiện có ( IMF, WB, WTO ), và ngoài bộ máy điều phối
đơn thuần mang tính quốc gia.
Sự thay đổi theo hướng trên đúng đắn, kịp thời chính là giải pháp cơ bản
để vượt qua và ra khỏi khủng hoảng, chứ không chờ đến hậu khủng hoảng, khi
đã phục hồi, rồi mới thay đổi.
2. Hợp tác chung giải pháp, chung nguồn lực
Những hứa hẹn, cam kết chung sức đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi
khủng hoảng và tạo thêm việc làm là hành động mà các nguyên thủ quốc gia
tham dự Hội nghị thượng đỉnh G209 họp ngày 5/4/2009 tại Thủ đô Luân Đôn
của Anh hướng tới.
Thanh Bình, Thủ tướng Anh: Khủng hoảng thúc đẩy thay đổi, , 8/4/2009
G20 gồm: Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Nhật, Nga,

Saudi Arabia, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ và EU. Các nước này chiếm 85% tổng sản phẩm,
80% thương mại toàn cầu và 2/3 dân số thế giới.

8
9

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

9


Các nước trong nhóm G20 đã thống nhất chi 1100 tỷ USD kích thích
kinh tế để giải quyết khủng hoảng nhanh chóng hơn. Khối G20 thống nhất tăng
gấp 3 lần ngân quỹ của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) từ 250 tỷ USD hiện nay lên
mức 750 tỷ USD. Ngoài ra, G20 còn thông qua một chương trình rút vốn đặc
biệt (SDR) trị giá 250 tỷ USD dành cho 185 nước thành viên. Họ cũng thống
nhất bơm ít nhất 100 tỷ USD vào Ngân hàng thế giới (WB) và các định chế
khu vực như Ngân hàng Phát triển châu Phi và chi khoảng 50 tỷ USD khác cho
Chương trình hỗ trợ thương mại toàn cầu.
Hai biện pháp gây ấn tương mạnh nhất trong Tuyên bố chung G20 là
chính sách thuế, G20 cam kết xoá bỏ “những thiên đường trốn thuế” và chính
sách thương mại, G20 cam kết thúc đẩy vòng đàm phán Doha và chống lại chủ
nghĩa bảo hộ, phá giá tiền tệ cạnh tranh.
Đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng nhấn mạnh cần phải có những biện pháp mạnh bạo và đồng bộ ở cấp độ
từng nước cũng như khu vực và quốc tế. Theo đó, một mặt từng nước ASEAN
cẩn tiếp tục đẩy mạnh củng cố thiết chế tài chính – ngân hàng của mình, tăng
cường tính an toàn của hệ thống tài chính, củng cố niền tin của giới đầu tư,
kinh doanh; mặt khác, ASEAN cần tăng cường phối hợp chính sách tài chính tiền tệ trong nội bộ ASEAN và với các nước có nền kinh tế quy mô lớn, vững
mạnh và dự trữ ngoại tệ dồi dào trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và

Hàn Quốc.
Ngày 22/2/2009 tại Phukhet, Thái Lan, Hội nghị Bộ trưởng tài chính
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và 3 nước đối tác Nhật Bản, Trung
Quốc và Hàn Quốc (ASEAN+3) ra quyết định lập một quỹ ngoại hối trị giá
120 tỷ USD, để giúp các quốc gia trong khu vực bảo vệ đồng nội tệ trước
những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như đã từng
xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cách đây 10 năm khiến dự trữ
ngoại hối của Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc cạn kiệt.
3. Tăng cường hợp tác song phương
Về hợp tác song phương, có một chuyên gia cho rằng việc cải thiện quan
hệ Mỹ - Trung có ý nghĩa quyết định tới việc chống suy giảm kinh tế toàn cầu
xuất phát từ nhìn nhận nguyên nhân gốc rễ gây ra khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo Robert Zoellick, Chủ tịch WB và Justin Yifi
Lin, Trưởng kinh tế gia của WB10, nếu muốn phục hồi nền kinh tế thế giới thì
hai cỗ máy Mỹ và Trung Quốc (G-2) phải hợp tác với nhau và trở thành đầu
tầu cho nhóm G – 20.

Robert Zoellick, Justin Yifi Lin, “G-2 quyết định sự phục hồi kinh tế”, nguyên bản “Recovery Rides on The
G-2”. Washington Post 5/3/2009.

10

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

10


Nguyên nhân trực tiếp gây ra khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ là
vỡ bong bóng nhà đất do thực hiện chính sách tiêu dùng quá mức thông qua
việc cho vay với một lượng tiền khổng lồ dưới chuẩn cộng với sự tham lam và

thiếu trách nhiệm của các định chế tài chính phố Wall và sự quản trị tồi, thiếu
sự kiểm soát cần thiết của Chính phủ đối với khu vực tài chính.
Cũng theo Zoellick và Lin, nguyên nhân cơ bản gây mất cân đối thu chi
toàn cầu có tính cơ cấu: Sự tiêu dùng quá mức ở Mỹ và sự tích luỹ quá mức ở
Trung Quốc. Tỷ lệ tích luỹ ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với nhiều nước
khác, lên đến gần một nửa GDP, thặng dư thương mại và dự trữ ngoại tệ của
Trung Quốc đứng đầu thế giới. Hơn nữa, sự tích luỹ này dựa trên thu nhập thấp
của người dân và lãi suất thấp nên đó là nguồn vốn rẻ. Nguồn vốn này tìm nơi
sử dụng và Mỹ là địa chỉ mà phần quan trọng của nguồn vốn này chảy vào.
Nguồn vốn rẻ, dồi dào ở Mỹ kéo theo sự tiêu dùng quá mức, trong đó có chi
tiêu vào nhà đất, hình thành bong bóng bóng nhà đất và chứng khoán.
Trong quan hệ Mỹ - Trung, giới chức cao cấp của 2 nước bàn nhiều đến
tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ và USD theo hướng Mỹ muốn Trung Quốc giảm
giá đồng nhân nhân tệ để cải thiện cán cân thương mại đang có lợi cho Trung
Quốc. Nhưng, chừng đó chưa đủ, mà cần thêm 2 lĩnh vực nữa.
Thứ nhất, cả hai nước đang chung sức ngăn chặn cuộc suy thoái kinh tế
toàn cầu. Cả hai nước đã công bố kế hoạch kích thích kinh tế. Tuy gói kích
thích kinh tế trước mắt thì Mỹ kích cầu tiêu dùng, còn Trung Quốc lại tăng đầu
tư, nhưng cùng với thời gian Mỹ phải tăng tích luỹ và đầu tư, còn Trung Quốc
phải tăng tiêu dùng.
Thứ hai, cuộc đối thoại kinh tế Mỹ - Trung nên chú trọng vào biện pháp
mất cân đối tiêu dùng - tích lũy có tính cơ cấu. Đối với Trung Quốc, phải khắc
phục được sự méo mó cơ cấu trong khu vực tài chính, doanh nghiệp và tài
nguyên. Còn Mỹ cần phục hồi sự cân đối giữa tiêu dùng và tích luỹ, không nên
quay về thời đại sử dụng thẻ tín dụng ở giới hạn lớn nhất, tiêu dùng quá mức.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều có động cơ mạnh trong việc điều chỉnh: Mỹ là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc và Trung Quốc là nhà đầu tư lớn
nhất mua trái phiếu Chính phủ Mỹ. Các điều chỉnh trên sẽ tác động tích cực
đến giảm bớt rủi ro tài chính và chặn đà suy giảm kinh tế toàn cầu.
4. Cố gắng của từng nước

Chính phủ của từng nước đang tung ra những gói giải cứu tài chính,
công nghiệp và kích thích kinh tế trị giá hàng trăm, hàng nghìn tỷ USD, hạ lãi
suất, quan tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa, tăng cường sự can thiệp của
Nhà nước vào thị trường, giải quyết thất nghiệp.
Theo Thủ tướng Anh Gordon Brown, các quốc gia trên toàn cầu sẽ chi
ra khoảng 5000 tỷ đồng cho đến cuối năm sau để giải cứu tài chính, công
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

11


nghiệp và kích thích kinh tế11. Đến nay, những nền kinh tế lớn như Mỹ đã tung
ra 1487 tỷ USD để cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, con số này của Nhật là
275 tỷ USD, Trung Quốc 724 tỷ USD, Đức 715 tỷ USD, Anh 137 tỷ USD,
Nga 78 tỷ USD.
Các nền kinh tế lớn liên tục cắt giảm lãi suất từ quý IV năm 2008 đến
nay nhằm kích cầu đầu tư và tiên dùng. Cắt giảm lãi suất đã trở thành một
“phong trào” toàn cầu trong lần suy thoái này. Có lẽ hiếm khi nào lãi suất các
đồng tiền chủ chốt trên thế giới lại ở mức thấp như hiện nay, với lãi suất USD
trong khoảng 0-0,25%, lãi suất Yên Nhật 0,1%, lãi suất Euro 1,25%, Bảng Anh
0,25%.
Hầu hết các nước phát triển tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào
thị trường tài chính và thể hiện rõ hơn vài trò của Nhà nước trong phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.
Các nước này tăng cường nắm các ngân hàng thương mại phá sản bằng
cách giao các ngân hàng của nhà nước tiếp nhận các ngân hàng này và tăng tỷ
lệ cổ phần nắm giữ của Chính phủ. Đồng thời tung ra nhiều tỷ USD để mua nợ
xấu ngân hàng.
Để bảo đảm các ngân hàng lớn của Mỹ có đủ lòng tin và đủ tiền để cho
vay, ngay cả vào thời điểm khó khăn hơn, Tổng thống Obama yêu cầu Quốc

hội nhanh chóng ban hành các đạo luật cải cách hệ thống quản lý khu vực tài
chính, ngân hàng đã quá lạc hậu. Ông cho rằng đã đến lúc đưa ra những quy
định mới, chặt chẽ hơn để thúc đẩy thị trường tài chính của Mỹ cũng như trừng
phạt các hành động lạm dụng và gian lận12 .
Giải pháp của từng nước hướng về thị trường nội địa và giải quyết thất
nghiệp làm sống lại chủ nghĩa bảo hộ là điều khó tránh khỏi.
Điều khoản “mua hàng Mỹ” trong gói kích cầu 787 tỷ USD được lưỡng
viện Mỹ thông qua cuối tháng 2/2009 thực chất là hành động bảo hộ hàng sản
xuất trong nước. Ngành công nghiệp thép nước Anh đang lao đao do suy thoái,
và các công ty thép đã phải dùng đến chính sách “đóng cửa” với lao động nước
ngoài. Malaysia tuyên bố không tuyển dụng mới lao động nước ngoài và
không gia hạn những hợp đồng đang làm việc tại Malaysia bảo đảm việc làm
cho lao động trong nước...
Chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy cùng với cầu giảm sút gây rủi ro kép cho các
nước đang phát triển. Vì nó sẽ hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm của các
nước xuất vào nước có bảo hộ. Mỹ là một quốc gia siêu tiêu dùng. Sự tăng
trưởng của nhiều nước Châu Á dựa chủ yếu vào xuất khẩu, như Nhật Bản,
Hồ Quốc Tuấn, Có thể thành công nhưng chưa thể là bước ngoặt, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 9/4/2009
Barack Obama, Diễn văn trước hai Viện của Quốc Hội, “Nước Mỹ sẽ nổi lên mạnh hơn bao giờ hết”,
25/2/2009
11

12

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

12


Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam ... sẽ bị ảnh hưởng nhiều khi Mỹ thực hiện

chủ nghĩa bảo hộ trong mậu dịch.
Nội hàm của chủ nghĩa bảo hộ có một phần là sự tự vệ, nhưng bảo vệ
trong tương quan thiếu cạnh tranh nên mang tính tiêu cực. Chủ nghĩa bảo hộ
như nhát giao, sẽ chia cắt thị trường tự do hoá toàn cầu. Hệ luỵ của chủ nghĩa
bảo hộ có thể dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại gay gắt, mà kết quả là
hầu hết những nước yếu về tiềm lực phải gánh chịu thiệt thòi13.
Nhiều nhà bình luận từ các nước đang phát triển nhận định họ có cảm
giác bị lừa vì quá trình toàn cầu hoá được ca ngợi trước đây hoá ra chỉ đem lại
lợi ích nhiều nhất cho khu vực tài chính trong khi chỉ mang lại đồng lương ít ỏi
cho công nhân các nước gia công kèm theo xáo xã hội và ô nhiễm môi trường.
Nay khủng hoảng trong khu vực tài chính đang giáng những đòn chí
mạng vào khu vực sản xuất khi các nước nhập khẩu tìm cách đóng cửa thị
trường hay trợ cấp cho nhiều ngành công nghiệp. Các gói giải cứu ngành ô tô ở
nhiều nước là một ví dụ về tính hai mặt không thể chấp nhận được khi những
nước này vẫn buộc các nước nhập khẩu cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô14.
Trong 2 ngày 13-14/2/2009 tại Roma, Italia, các Bộ trưởng tài chính và
Thống đốc ngân hàng trung ương G7 và khách mời Nga đã nhóm họp để bàn
biện pháp đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, lo ngại rằng, chính sách
duy trì việc làm và bảo vệ ngành công nghiệp quốc gia của nhiều nước sẽ làm
tăng chủ nghĩa bảo hộ, khiến các nước từ bỏ cạnh tranh bình đẳng. Các bộ
trưởng G7 cảnh báo bất cứ biện pháp bảo hộ nào nhằm thúc đẩy các nền kinh
tế quốc gia chỉ làm suy yếu sự thịnh vượng toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh sự
cần thiết hỗ trợ các nước đang phát triển để những người nghèo nhất thế giới
không phải là đối tượng chịu tác động lớn nhất do sự suy thoái kinh tế toàn
cầu. Tuy nhiên, từ lời nói đến việc làm, khoảng cách còn xa.
III. HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

1. Hội nhập kinh tế toàn cầu
Thực hiện các cam kết gia nhập WTO là hội nhập kinh tế toàn cầu quan
trọng nhất của Việt Nam.

Hai năm là thành viên của WTO, thời gian chưa đủ để đánh giá và nhìn
nhận rõ tác động của hội nhập toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy,
tác động của việc gia nhập WTO đến kết quả và yếu kém trong không ít nội
dung còn định tính, chưa định lượng được. Trung Quốc sau năm năm gia nhập
đưa ra nhận định WTO không phải là phương thuốc thần mang lại điều kỳ diệu
cũng không phải là tai hoạ mang đến cạm bẫy.
13
14

Thẩm Hồng Thuỵ, Chủ nghĩa bảo hộ bóp nghẹt các nước nghèo, 23/2/2009.
Quốc Học, Chuẩn bị cho xu thế mới, 9/2/2009.

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

13


1.1. Kết quả
Chúng ta có điều kiện thuận lợi hơn để mở rộng thị trường xuất khẩu và
cung ứng dịch vụ cả trong nước và ngoài nước; mở ra triển vọng và động lực
mới thu hút đầu tư phát triển. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của 2 năm 2007 và
2008 lần lượt là 22,7% và 29,5%. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 64
tỷ USD, bằng khoảng 70% GDP. Năm 2007 vốn đăng ký FDI là 21 tỷ USD,
năm 2008 vọt lên 64 tỷ USD, vốn thực hiện lần lượt là 7 và 11,5 tỷ USD. Đến
cuối năm 2007, Việt Nam đã thu hút được 7 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài. Xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh góp phần đáng kể
cho tăng trưởng kinh tế, năm 2007 đạt 8,5%, năm 2008 ở mức 6,23%, tuy thấp
hơn năm 2007, nhưng trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, mức này vẫn
thuộc loại cao trên thế giới.
Người tiêu dùng trong nước có thêm sự lựa chọn về hàng hoá và dịch vụ

có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, mẫu mã và chủng loại đa dạng, đáp ứng
tốt hơn nhu cầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh
thần. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguyên liệu đầu vào, các dịch vụ hỗ
trợ tiện lợi, chất lượng hơn, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Thúc đẩy đổi mới toàn diện hơn, nhất là việc tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường. Tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp không
phân biệt nguồn gốc chủ sở hữu được tiếp cận nguồn lực, đẩy mạnh cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước, các công ty niêm yết ngày càng nhiều đi liền với
công bố thông tin công khai, minh bạch... tính thị trường rõ hơn. Nhờ đó mà
Trung Quốc, các nước ASEAN và mới đây Australia và New Zealand đã công
nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Tiếp thu được từ thế giới không chỉ lợi ích về mặt kinh tế tăng trưởng,
mà chủ yếu là những nguồn lực, những kiến thức, những kinh nghiệm về chất
lượng phát triển cao và bền vững. Chính sách bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục
được quan tâm để bảo đảm cho người nghèo, những người bị tổn thương trong
quá trình thực hiện hội nhập. Năm 2008, Việt Nam có bước chuyển biến tích
cực trong bảo vệ môi trương thông qua việc xử lý những doanh nghiệp gây ô
nhiễm môi trường, điển hình là Công ty Vedan.
Nước ta có vị thế mới, bình đẳng với các thành viên khác, cho phép ta
có cơ hội để tham gia vào việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, đấu
tranh bình đẳng trong các cuộc tranh chấp; tham gia thiết lập và phát triển các
thể chế hợp tác khu vực và song phương.
1.2. Những yếu kém
Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả 3 cấp độ: sản
phẩm, doanh nghiệp và tổng thể quốc gia. Những hàng hoá, dịch vụ kém sức
cạnh tranh trong những lĩnh vực trồng bông, sản xuất mía đường, chăn nuôi,
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

14



rau quả, sản xuất ôtô, thép, giấy, dược phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, dịch vụ phân phối khi thực hiện đầy đủ mức giảm thuế theo lộ trình còn
3 – 5 năm nữa sẽ có nguy cơ mất thị phần. Doanh nghiệp không cạnh tranh
được sẽ phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh hoặc có nguy cơ phá sản, dẫn đến
người lao động thiếu hoặc mất việc làm.
Mới qua 2 năm thực hiện các cam kết WTO, ngành thép và giấy đang
phải đối mặt với những khó khăn chồng chất.
Sản xuất thép bị thu hẹp, hàng tồn kho lớn, hàng nghìn công nhân bị mất
việc làm. Nguyên nhân một phần do quy hoạch phát triển ngành thép chưa hợp
lý, năng lực sản xuất hiện có vượt quá nhu cầu, nhất là khâu cán thép, chưa
phát triển đồng bộ giữa sản xuất phôi thép và cán thép, nhưng một phần do tác
động của hội nhập, thuế nhập khẩu phôi thép hiện nay ở mức 5%, thậm chí có
trường hợp giới kinh doanh thép nước ngoài bán phá giá tại thị trường Việt
Nam. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, các địa phương dừng
cấp phép cho các dự án sản xuất thép xây dựng thông thường. Đồng thời, thực
hiện biện pháp tự vệ, suất thuế nhập khẩu phôi thép được nâng từ 5% lên 15%,
thép thanh xây dựng từ 12% lên 17%.
Theo ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội giấy Việt Nam, hầu hết
các doanh nghiệp sản xuất giấy các loại hiện đang trong tình trạng sản xuất
cầm chừng, công suất giảm 40-60% so với tháng 7/2008. Hiện lượng giấy tồn
kho ở mức 10 vạn tấn. Một cán bộ có thẩm quyền của doanh nghiệp giấy lớn
nhất hiện nay xác nhận dù đã hạ giá bán trung bình 0,5-1 triệu đồng/tấn so với
thời điểm tháng 2/2009 nhưng mức tiêu thụ vẫn giảm đến 40%. Mặt khác, sức
ép giấy ngoại nhập có giá bán rẻ hơn trong nước từ 0,5-0,8 triệu đồng/tấn đã
khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất lâm vào cảnh chợ chiều kéo dài.
Sự biến động trên thị trường quốc tế tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến
thị trường trong nước; nếu chúng ta không có những chính sách kinh tế vĩ mô
đúng đắn, thiếu năng lực dự báo và phân tích, kiểm soát và xử lý tình hình thì
có thể làm thị trường bất ổn, xảy ra khủng hoảng tài chính, kinh tế. Khủng

hoảng giá dầu, giá lương thực đầu năm 2008 tác động không nhỏ đến lạm phát
cao của năm 2008, và sự suy giảm kinh tế ở nước ta những tháng cuối năm
2008 do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến là
hai sự kiện minh chứng cho nhận định trên. Chúng ta sẽ phải còn đối phó với
những cú sốc tương tự xảy ra trong tương lai
Các vụ kiện bán phá giá gia tăng, vì tuy đã là thành viên của WTO,
nhưng chúng ta vẫn chịu quy chế "kinh tế phi thị trường" trong thời gian 12
năm kể từ ngày gia nhập. Các nước đã khởi kiện Việt Nam bán phá giá: Mỹ
đối với những nhà sản xuất cá da trơn, tôm đông lạnh, EU đối với xe đạp, giày
mũi da... Các vụ kiện chống bán phá giá chẳng những gây thiệt hại không nhỏ
cho doanh nghiệp bị kiện bán phá giá sản phẩm, những người sản xuất nguyên
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

15


liệu, nền kinh tế nước bị kiện mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng
và các doanh nghiệp phân phối nước khởi kiện.
Khi kinh tế suy giảm, các nước sẽ cắt giảm hàng nhập khẩu. Động thái
này tác động rất lớn đối với những nền kinh tế có mức độ hội nhập sâu vào nền
kinh tế thế giới như Việt Nam. Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu bị co lại và
người lao động làm hàng xuất khẩu bị mất việc làm, nguy cơ gây bất ổn xã hội.
Với con số đơn hàng giảm 20% thôi, ngành may cả nước có thể có khoảng 40
vạn lao động thất nghiệp15. Tỷ lệ này có thể xảy ra trong năm 2009 khi mà 3
nền kinh tế lớn là Mỹ, Nhật, EU đang lún sâu vào khủng hoảng kinh tế, nơi
chiếm hơn 50% xuất khẩu của Việt Nam.
Về lâu dài, lao động làm việc trong nông nghiệp và thương mại (phần
lớn tiểu thương) với tỷ lệ hiện nay chiếm tới 2/3 tổng số lao động toàn xã hội
sẽ là những người dễ bị tổn thương, nguy cơ bị mất việc làm cao nhất khi Việt
Nam thực hiện cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ rào cản thương mại và mở cửa thị

trường theo các cam kết gia nhập WTO, do tổ chức sản xuất, kinh doanh nhỏ,
phân tán, kỹ thuật lạc hậu, sức cạnh tranh yếu của 2 ngành này.
Vì tác động đầu tư, kinh doanh từ nước ngoài vào nước ta không đồng
đều, sẽ có những bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, có thể làm cho xã hội
bị phân hoá thêm. Đầu tư nước ngoài gia tăng, hoạt động thương mại sôi động
là một trong những nguyên nhân nới rộng khoảng cách thu nhập những người
giàu ở thành phố, khu công nghiệp với những người nghèo ở nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số vì các hoạt động đầu tư nước ngoài và
thương mại quốc tế chủ yếu tập trung vào các trung tâm kinh tế, thành phố,
khu đô thị, khu công nghiệp. Thu nhập giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm
thu nhập thấp nhất chênh lệch ngày càng rộng ra, từ 7,6 lần năm 1999 tăng lên
8,1 lần năm 2001-2002 và 8, 3 lần năm 2003-200416, đến nay khoảng 9 lần.
1.3. Giải pháp
Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thực hiện các cam kết gia nhập
WTO nói riêng tác động đến quốc gia, giới kinh doanh và tới từng người dân.
Cả dân tộc Việt Nam phải có sự đồng thuận trên những đường hướng
chính, đồng thời phát huy bản lĩnh của dân tộc, tự tin, vững bước trên con
đường hội nhập. Trên con đường đó, cả dân tộc Việt Nam phải biết mình, biết
người, biết xu hướng và luật chơi của thế giới, nhờ đó tận dụng được những cơ
hội, xử lý được những thách thức.
Nhà nước tích cực và chủ động hạn chế những tác động tiêu cực về xã
hội bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật nhằm
15
16

Thanh Phương, Có khả năng cả triệu người thất nghiệp, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 1/1/2009
Tổng cục Thống kê, Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội 2001-2005, Nxb. Thống kê, 2006

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM


16


bảo vệ những người bị mất việc làm, những người nghèo, những người dễ bị
tổn thương, những người thuộc diện chính sách; đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi mà không trái với các cam kết WTO giúp những lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh hiện đang gặp khó khăn có thể tổ chức lại để tồn tại và phát triển, hạn
chế đến mức thấp số người thất nghiệp và thiếu việc làm.
Cộng đồng doanh nghiệp nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng phải
khắc phục càng sớm càng tốt tính riêng rẽ trong sản xuất, kinh doanh đang rất
phổ biến hiện nay, phải thấy hết sự cần thiết tăng cường hợp tác, liên kết với
nhau vì lợi ích của chính mình, của cả cộng đồng doanh nghiệp và của quốc
gia. Đây là một trong những việc làm thiết thực của giới doanh nghiệp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nhanh
chóng vượt qua những thách thức gay gắt trong quá trình thực hiện các cam kết
hội nhập.
Loại bỏ, sửa đổi hoặc xây dựng mới các quy định nhằm rút ngắn thời
gian so với 12 năm Việt Nam sẽ bị đối xử trong tình trạng kinh tế phi thị
trường. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy phạm về kỹ thuật, vệ sinh kiểm
dịch...Các tiêu chuẩn về quy cách, chất lượng sản phẩm không chỉ giúp ngăn
chặn hàng hoá nhập khẩu kém chất lượng, thiếu vệ sinh, bảo vệ người tiêu
dùng mà còn là điều kiện quan trọng để kiểm soát chất lượng hàng hoá nhập
khẩu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu, tránh các vụ kiện đáng
tiếc có thể xảy ra.
Nhằm giảm thiểu tác động lâu dài của những vụ kiện chống bán phá giá,
phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại sang nhiều thị trường xuất khẩu
khác nhau, đa dạng hoá mặt hàng, chuyển sang khúc thị trường có mức giá bán
trung bình. Tích cực vận động các thành viên WTO sớm công nhận quy chế thị
trường cho nước ta. Với tư cách là thành viên WTO, chúng ta sử dụng quyền
khởi kiện các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá như thép vào nước ta trong

thời gian gần đây. Đồng thời, yêu cầu xem xét lại và sửa đổi các điều khoản
liên quan đến kinh tế phi thị trường trong Hiệp định chống bán phá giá của
WTO.
Xoá bỏ mọi hình thức bao cấp, trong đó có bao cấp qua giá, thực hiện
giá thị trường cho mọi loại hàng hoá và dịch vụ. Đối với những mặt hàng còn
áp dụng cơ chế Nhà nước định giá, phải xác định lộ trình thực hiện giá thị
trường để các doanh nghiệp tính toán lại phương án sản xuất, kinh doanh. Sửa
đổi, bổ sung và xây dựng những chính sách hỗ trợ các ngành sản xuất trong
nước không trái với các quy định của WTO, như phát triển kết cấu hạ tầng,
giáo dục, đào tạo, nghiên cứu - triển khai, phát triển thị trường, đổi mới công
nghệ, hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cung cấp thông tin.

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

17


Xu hướng mới trong kinh tế toàn cầu buộc chúng ta phải điều chỉnh lại
mô hình phát triển, tái cơ cấu một số lĩnh vực và thành phần kinh tế (xem cụ
thể ở phần sau).
Tăng cường sự kiểm soát của nhà nước đối với các hoạt động đầu tư
gián tiếp của nước ngoài, tín dụng bất động sản và nâng cao năng lực giám sát
việc giao dịch các sản phẩm chứng khoán tại thị trường thứ cấp.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội, biện pháp công cộng
nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế
được nguy cơ tác động đến thu nhập, nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và
những bấp bênh thu nhập.
Giải quyết việc làm tập trung trước hết vào nâng cao tỷ lệ sử dụng lao
động ở nông thôn bằng các giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
phát triển mạnh ngành nghề nông thôn, thực hiện tốt hơn chính sách dân số và

kế hoạch hoá gia đình... Đồng thời cần có chính sách tạo sự đột phá, tạo bước
chuyển dịch rõ ràng hơn lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Các hộ kinh doanh tiểu thương cần được tổ chức, sắp xếp lại theo hướng hình
thành phân khúc thị trường ổn định cho hoạt động này, khi có điều kiện chuyển
dần họ sang kinh doanh thương mại hiện đại, tránh những cú sốc khi mở cửa
thị trường phân phối cho nước ngoài
Về lâu dài, nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố giữ vai trò quyết định
sự thành, bại của nền kinh tế khi thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
Đây là điều kiện hàng đầu để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức. Vì thách
thức lớn nhất hiện nay đối với Việt Nam sau khi gia nhập WTO là sự yếu kém
về năng lực cạnh tranh của cả quốc gia và doanh nghiệp. Tập trung tâm sức tạo
bước phát triển đột phá trong 3 lĩnh vực đang cản trở việc nâng cao năng lực
cạnh tranh: nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và cải cách hành chính.
2. Hội nhập kinh tế đa phương và khu vực
Hội nhập kinh tế đa phương khu vực quan trọng nhất của nước ta là
ASEAN, ASEM và APEC. Nước ta gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN) năm 1995; năm 1996; năm 1998, nước ta trở thành thành viên Diễn
đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC); cùng với các nước thành viên
ASEAN, nước ta là sáng lập viên Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).
2.1. ASEAN và Khu thương mại tự do ASEAN (AFTA)
Tuyên bố hoà hợp ASEAN II tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 9 nhóm
họp ở Bali, Indonesia năm 2003 đã để lại dấu ấn lớn trong lịch sử của Hiệp hội
này, mở ra việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến chậm
nhất là vào năm 2020. Hợp tác an ninh chính trị, kinh tế và văn hoá, xã hội là 3
trụ cột chính của AEC với mục tiêu bảo đảm hoà bình, ổn định chính trị và sự
thịnh vượng chung cho khu vực.
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

18



Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 12 tổ chức ở Cebu Philipin đầu năm
2007, ASEAN ra tuyên bố về việc rút ngắn thời gian thành lập AEC vào năm
2015 thay vì 2020 như kế hoạch. Mục tiêu của AEC là hội nhập trở thành một
thị trường chung nhằm cạnh tranh tốt hơn trong nền kinh tế toàn cầu. Đó là
một thị trường, nơi mà các luồng hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, các lao động có tay
nghề được di chuyển dễ dàng và các nguồn vốn được trao đổi tự do hơn để
mang lại lợi ích nhiều nhất có thể cho các công dân trong khu vực.
Hội nghị cấp cao ASEAN 14 họp tại Cha Am – Hua Hin, Thái Lan đã ra
tuyên bố về lộ trình xây dựng AEC vào năm 2015, đưa Hiến chương và bộ
máy mới của ASEAN vào cuộc sống, nỗ lực trong việc xây dựng AEC.
Cũng tại Hội nghị cấp cáo ASEAN 14, các nhà lãnh đạo đã cùng nhau
trao đổi thông qua nhiều biện pháp tăng cường hợp tác ASEAN, đặc biệt ứng
phó với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đang tác động tiêu cực
đến khu vực.
Hội nghị nhất trí phải tăng cường sự hợp tác, tự cường khu vực; tăng
cường phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, đi đôi với áp dụng giải pháp kích
thích kinh tế thông qua công cụ ngân sách, nới lỏng tín dụng tiền tệ, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lãnh đạo các nước nhấn mạnh cần phải tiếp tục tự do hoá thương mại,
không sử dụng các biện pháp bảo hộ, hàng rào phi thuế quan và nỗ lực hợp tác
thúc đẩy vòng đàm phá Doha đạt kết quả. Hội nghị đồng ý sớm đưa Cơ chế đa
phương hoá sáng kiến Chiềng Mai với quy mô vốn 120 tỷ USD vào thực hiện;
đồng thời kêu gọi các nước phát triển phối hợp chặt chẽ với các nước đang
phát triển nhằm bảo đảm hoạt động của thị trường tài chính và cộng đồng quốc
tế, nhanh chóng tìm biện pháp cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu, trong đó chú
trọng hơn tới vai trò và tiếng nói của các nước đang phát triển17.
Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là nội dung quan
trọng nhất của khu mậu dịch tư do ASEAN (AFTA) và là văn kiện mà Việt
Nam tham gia ngay khi gia nhập ASEAN. Để thực hiện Hiệp định CEPT, từ

năm 1996 Việt Nam đã công bố hằng năm việc giảm thuế quan của mình.
Ngay từ đầu, Việt Nam có 1661 nhóm mặt hàng thuộc danh mục cắt giảm thuế
ngay (IL), chiếm 51,6% và 1317 nhóm mặt hàng thuộc danh mục loại trừ tạm
thời (TEL), chiếm 40,9% tổng số mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu lúc đó.
Năm 2001 có 712 sản phẩm đã được chuyển từ danh mục TEL sang danh mục
IL và cắt giảm các dòng thuế này thấp hơn 20%. Các dòng thuế cao hơn 20%
đã được giảm xuống vào năm 2001. Năm 2003 Việt Nam tiếp tục đưa hơn 700
dòng thuế từ TEL sang IL và cắt giảm thuế quan xuống còn dưới 20%. Từ đầu
Nam Tiến - Nhật Bắc, Hội nghị cấp cao 14 kết thúc, ra Tuyên bố Cha Am – Hua Hin, ,
1/3/2009
17

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

19


năm 2006, thời điểm Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết CEPT/AFTA có trên
5 nghìn dòng thuế được giảm xuống 0-5%.
Các nước ASEAN cũng thực hiện cắt giảm thuế quan cho các nước
thành viên. Theo đó, ASEAN-6 gồm 5 nước tham gia sáng lập ASEAN
(Indonesia, Malaysia, Philipin, Thái Lan, Singapore) và Brunei cam kết cắt
giảm thuế quan đối với 99,55% sản phẩm trong danh mục hàng hoá cắt giảm
tại thời điểm 1 tháng 1 năm 2003 xuống còn 0-5%. Mức trung bình này của 6
nước đã giảm từ 12,7% khi bắt đầu thực hiện AFTA năm 1996 xuống còn
2,39% năm 2003, trong đó có 48% trong danh mục hàng hoá cắt giảm có thuế
suất bằng 0%. Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với tất cả hàng hoá thuộc diện
cắt giảm xuống còn 0-5% thực hiện chậm hơn đối với Myanmar và Lào (năm
2008) và cuối cùng là Cămpuchia năm 2010. Các nước ASEAN cam kết loại
bỏ 100% thuế nhập khẩu vào năm 2010, và vào năm 2015 đối với ASEAN - 4

(Việt Nam, Lào, Myanmar, Cămpuchia).
Do những hạn chế về quan hệ lịch sử, sự khác biệt về chế độ chính trị,
cũng như về tôn giáo, văn hoá, khoảng cách chênh lệnh về trình độ phát triển
của nước ta với ASEAN – 6 nên quá trình hội nhập kinh tế không phải lúc nào
cũng thuận chiều mà gặp không ít trở ngại, khó khăn.
Về cơ bản và lâu dài, Việt Nam cần ASEAN vững mạnh và có vị thế
xứng đáng trên trường quốc tế. Việt Nam cần phải đóng góp tích cực hơn nữa
vào việc xây dựng ASEAN trở thành một tổ chức kinh tế khu vực thịnh vượng.
2.2. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dơng (APEC)
APEC18 là tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế đa quốc gia gồm 21 nước
khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Việt Nam tham gia tổ chức này năm
1998. APEC hoạt động dựa trên sự hợp tác, diễn đàn kinh tế và thương mại đa
phương. Đây là tổ chức liên Chính phủ duy nhất trên thế giới cam kết cắt giảm
các rào cản thương mại và tăng cường thu hút đầu tư mà không đòi hỏi từng
nước thành viên gắn với thoả thuận pháp lý. Diễn đàn được thực hiện thông
qua các cuộc đối thoại và quan điểm của tất cả các thành viên tham gia đều
được tôn trọng và bình đẳng với nhau. Các quyết định dựa trên nguyên tắc
đồng thuận để thực hiện mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư.
Ba trụ cột chính mà APEC tập trung giải quyết là: Tự do hoá thương mại
và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và hợp tác kinh tế, kỹ thuật,
để thực hiện mục tiêu Bogor, Indonesia năm 1994 là tự do hoá thương mại và
đầu tư và mở cửa thị trường vào năm 2010 đối với các nước phát triển và vào
năm 2020 đối với các nước đang phát triển hướng tới khu vực thương mại tự
do.

18

Trang tin điện tử

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM


20


APEC đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho các nước thành viên,
góp phần đưa khu vực trở thành khu vực kinh tế năng động nhất trên toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế đã tác động tích cực đến tiến bộ xã hội trong khu vực.
Trong thập kỷ qua, chỉ số phát triển nguồn nhân lực của các nước có thu nhập
thấp của APEC đã tăng 18%. Số người nghèo ở các nước Đông Á đã giảm 1/3
(165 triệu người). Tạo việc làm cho 195 triệu người, trong đó có 74 triệu người
thu nhập thấp. Tỷ lệ chết sơ sinh giảm và tuổi thọ tăng lên ở các nước có thu
nhập thấp thể hiện sự tiến bộ về điều kiện vệ sinh, cung cấp nước sạch và mở
rộng cung cấp dịch vụ công. Người tiêu dùng các nước thành viên đã được
hưởng lợi từ các hoạt động của APEC. Thông qua hoạt động trong APEC, vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng lên.
2.3. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)
ASEM là diễn đàn hợp tác giữa các đối tác thuộc 2 khu vực Châu Á và
Châu Âu. Tháng 11 năm 1994, Pháp và Singapore đồng đề nghị triệu tập Hội
nghị thượng đỉnh giữa EU và châu Á nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác.
Trên cơ sở sáng kiến ấy, Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức tại
Bangkok năm 1996. Từ đó Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức 2 năm một lần.
Ngày nay, 27 nước thành viên của EU và 13 nước Châu Á (Brunei,
Myanmar, Trung Quốc, Cămpuchia, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaysia, Lào, Philipin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) tham gia ASEM.
ASEM quan tâm thảo luận những vấn đề thuộc lợi ích chung của 2 khu
vực, thực hiện đối thoại về những vấn đề quốc tế, như cải tổ Liên hợp quốc,
loại bỏ vũ khí giết người hàng loạt, vấn đề khủng bố, vấn đề nhập cư và vấn đề
hoạt động của WTO.
Hoạt động của ASEM đã góp phần phát triển quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và EU ( từ 2001 đến những năm gần đây tỷ trọng hàng xuất khẩu

trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU chiếm 18,5%, mức tăng
trưởng vào thị trường này đạt 14,5% mỗi năm).
3. Hội nhập song phương
3.1. Kết quả hội nhập song phương với một số nước lớn
Đến nay, nước ta có quan hệ thương mại với 170 quốc gia, vùng và lãnh
thổ, đã ký hơn 60 Hiệp định kinh tế về thương mại song phương và đã thiết lập
quan hệ đầu tư với khoảng trên 70 nước, vùng và lãnh thổ.
Việc hợp tác với Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên bang Nga và EU,
là những đối tác lớn của Việt Nam trong thời gian qua góp phần quan trọng
vào kết quả hoạt động kinh tế đối ngoại, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, tăng thế và lực của nước ta trên trường quốc tế.

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

21


Năm đối tác lớn nêu trên là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
và cũng là những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Đầu tư của họ có ưu thế
hơn hẳn các đối tác khác về vốn, công nghệ và mạng lưới phân phối toàn cầu.
Đây cũng là những nhà đầu tư thực hiện chuyển giao công nghệ và quản lý tiến
tiến nhiều nhất cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong những mặt hàng công
nghiệp xuất khẩu chủ lực như dệt, may, giày dép, hàng điện tử, máy tính, dây
điện và cáp điện. Đặc biệt liên doanh dầu khí Việt Xô (nay là Liên Bang Nga)
đóng góp lớn vào phát triển dầu khí với tỷ trọng xuất khẩu dầu thô đạt trên 1/5
tổng kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách từ dầu khí chiếm gần 1/3 tổng thu
ngân sách nhà nước. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với
kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 12,5 tỷ USD. Nhật Bản là nước cung cấp
vốn ODA nhiều nhất cho Việt Nam so với các nhà tài trợ song phương và đa
phương.

3.2. Hội nhập song phương trong thời gian tới
Từng quốc gia có xu hướng tăng cường các quan hệ hợp tác song
phương nhằm khắc phục những hạn chế mà các cam kết trong khuôn khổ toàn
cầu và đa phương khu vực chưa giải quyết được. Việt Nam cũng đang có
những hoạt động hợp tác song phương theo hướng đó.
Ta và Trung Quốc tiếp tục hợp tác kinh tế trên tinh thần “bổ sung ưu thế
cho nhau, cùng có lợi và cùng thắng”, mở rộng hơn nữa quy mô, nâng cao chất
lượng và trình độ hợp tác kinh tế. Xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghiệp chế
tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản, là những lĩnh
vực hợp tác lâu dài. Tăng cường hợp tác trong các thể chế kinh tế khu vực, liên
khu vực và quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN
và Trung Quốc.
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc chúng ta cần khắc phục hai
điểm yếu: một là cân bằng cán cân ngoại thương với Trung Quốc19 (năm 2007,
Việt Nam xuất sang Trung Quốc 3,2 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Trung
Quốc tới 11,9 tỷ USD. Nhập khẩu lớn gấp 4 lần xuất khẩu và kim ngạch nhập
siêu lên tới mức bằng 3 lần kim ngạch xuất khẩu, chiếm tới 2/3 kim ngạch
nhập siêu năm 2008) và hai là cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung
Quốc, tăng hàng công nghiệp, giảm sản phẩm thô hoặc sơ chế khai thác từ các
quặng mỏ.
Đồng thời phải thấy rõ những hạn chế của Trung Quốc về công nghệ,
không phải là công nghệ cao, công nghệ nguồn và đang tìm cách đưa công
nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường sang các nước khác kém phát
triển hơn. Trong suy thoái, Trung Quốc đang tiến hành đẩy hàng hoá tồn kho,
lao động thiếu việc làm, kể cả lao động phổ thông sang các nước láng giềng,
Trần Văn Thọ, Bô – xít Tây Nguyên và tính chất Bắc Nam trong quan hệ ngoại thương, Thời báo Kinh tế
Sài Gòn, 19/2/2009

19


Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

22


trong đó có nước ta. Hiện có khoảng 800 công nhân Trung Quốc đang làm việc
tại mỏ bô xít Tân Rai, Lâm Đồng. Công việc họ làm chủ yếu là đào giếng và
xây trụ, loại công việc mà lao động Việt Nam làm được20.
Nhật Bản luôn là đối tác tin cậy của Việt Nam. Hiện nay Nhật Bản là
nước cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam và là một trong những nhà
đầu tư lớn nhất đầu tư vào Việt Nam, là một trong ba thị trường xuất khẩu
quan trọng nhất của Việt Nam. Thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản mang lại hiệu
quả cao. Các nhà đầu tư Nhật Bản có tiềm lực về vốn, công nghệ, thị trường.
Hơn nữa, do giữa Việt Nam và Nhật Bản có văn hoá tương đồng, nên các nhà
đầu tư Nhật Bản tôn trọng phong tục, tập quán, tâm lý của người Việt Nam,
tuân thủ nghiêm pháp luật về lao động Việt Nam.
Các lĩnh vực hợp tác với Nhật Bản sắp tới được tập trung vào xây dựng
và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, xây dựng đường bộ và đường
sắt cao tốc Bắc Nam, phát triển khu công nghệ cao Hoà Lạc. Tổ chức thực hiện
Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) Việt Nam - Nhật Bản để tận dụng việc Nhật
Bản ưu đãi thuế cho khoảng 86% hàng nông, lâm, thuỷ sản và 97% hàng công
nghiệp từ Hiệp định này. Đồng thời phải nắm chắc các quy định của Nhật Bản
liên quan đến xuất nhập khẩu để làm sao khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá
sang Nhật Bản không bị trả lại, không bị ảnh hưởng từ những quy định của
Nhật Bản. Gắn việc giải ngân vốn ODA của Nhật Bản với những biện pháp
phòng, chống tham nhũng liên quan đến ODA do Uỷ ban hỗn hợp giữa hai
nước về phòng, chống tham nhũng soạn thảo, vừa được Bộ Ngoại giao Nhật
Bản công bố.
Cuối năm 2006 Mỹ đã thông qua dự luật Quan hệ thương mại bình
thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam, đồng thời đưa Việt nam ra khỏi danh

sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo. Bước vào năm 2007 quan hệ
ngoại giao, kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ sang trang mới sau khi Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của WTO. Hạn ngạch, thị thực và visa điện tử liên
quan đến hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được
chính thức bãi bỏ từ ngày 11 tháng 1 năm 2007. Ta và Mỹ tiếp tục đẩy mạnh
quan hệ hợp tác kinh tế theo các Hiệp định đã và sẽ ký kết trên các nguyên tắc
tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và
tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát
triển và vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Về quan hệ thương mại trong tương lai, ta đề nghị Quốc hội Mỹ sớm
chấm dứt cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam, sớm trao quy chế ưu đãi
thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam, ngừng phân biệt đối xử thương mại
đối với mặt hàng cá basa của Việt Nam. Đồng thời, chúng ta mong muốn nhân
20

Sơn Nghĩa, Công nhân Trung Quốc ở Lâm Đồng, Sài Gòn Tiếp thị, 13/4/2009

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

23


dân cũng như Chính phủ Mỹ chung tay giúp đỡ nhân dân Việt Nam khắc phục
những hậu quả tàn khốc của chiến tranh còn ảnh hưởng nặng nề môi trường,
sức khoẻ và đời sống của người dân Việt Nam.
Sự hợp tác toàn diện Việt - Nga phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi
nước, trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, không ngừng nâng cao chất
lượng và hiệu quả hợp tác, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước. Việt Nam và Liên
bang Nga sẽ ưu tiên cho việc tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác song phương trong

lĩnh vực năng lượng - nhiên liệu, trong đó có việc phối hợp thăm dò và khai
thác dầu khí tại Việt Nam.
Đến nay, EU được mở rộng với 27 thành viên và dân số trên 500 triệu
người. Hiện nay các nước EU có nhu cầu nhập khẩu hằng năm trên 10 nghìn tỷ
USD. Đây vừa là là thị trường lớn, đa dạng vừa là thị trường truyền thống của
Việt Nam. Các nhà đầu tư EU có công nghệ nguồn, công nghệ cao, tinh thần
thượng tôn pháp luật, đang có nhu cầu mở rộng đầu tư kinh doanh sang Châu
Á, trong đó Việt Nam là địa bàn được họ rất quan tâm. Ta và các nước EU ít
có những phức tạp về lịch sử quan hệ. Vì vậy, ta cần mở rộng và nâng cao chất
lượng hơn nữa hợp tác kinh tế với EU.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG KHỦNG HOẢNG

Đối phó với những khó khăn, phức tạp do tác động của khủng hoảng tài
chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới, Chính phủ đã kịp thời đề ra một số
chính sách, giải pháp tích cực nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế bắt đầu từ
quy III năm 2008.
Mặc dù tình hình kinh tế thế giới tiếp tục bất ổn, nền kinh tế Việt Nam
bước đầu đã xuất hiện một số dầu hiệu tích cực trong quý I năm 2009: tăng
trưởng GDP đạt 3,1%, làm pháp ở mức 1,47% so với cùng kỳ, kinh tế vĩ mô
tiếp tục ổn định; cán cân thanh toán ở mức dương 1,67 tỷ USD; điều hành tỷ
giá, lãi suất linh hoạt; an sinh xã hội được bảo đảm; việc làm không có xáo
trộn lớn; gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng đã bước đầu đi vào cuộc sống, phát
huy tác dụng và cơ bản được sự đồng thuận của nhân dân.
Cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân ta đang tiếp
tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa,
phấn đấu đạt được kết quả tốt nhất, có thể vượt qua khó khăn, thách thức lớn
nhất từ đầu năm 2000 đến nay.
Suy thoái kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến nước ta, nhưng nó cũng
giúp chúng ta nhìn rõ hơn về mình, về những khuyếm khuyết trong cơ cấu kinh
tế đang cản trở nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Vì thế, nhiều nhà

phân tích kinh tế cho rằng đây là thời điểm tốt để Việt Nam tái cơ cấu nền kinh
tế, chuẩn bị cho những tiền đề tốt hơn cho thời kỳ hậu suy thoái và phục hồi.
Đầu năm 2009, Nhóm nghiên cứu của Chương trình Châu Á, Trường
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

24


Đại học Harvard đã hoàn thành một báo cáo theo yêu cầu của Chính phủ nhằm
phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với kinh tế Việt Nam
và đưa ra những khuyến nghị chính sách giúp Chính phủ kích thích tăng
trưởng và giảm thiểu rủi ro của khủng hoảng kinh tế. Nhóm nghiên cứu đưa ra
giải pháp có hiệu lực duy nhất là thay đổi cơ cấu, trong đó có những kiến nghị
như: Từng bước giảm giá VND, xem xét lại ưu tiên đầu tư công, thành lập tổ
công tác đặc biệt về đầu tư công, ngừng cấp giấy phép thành lập mới ngân
hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và đánh giá lại cơ cấu sở hữu của những tổ
chức tài chính hiện hữu; không nên tăng thâm hụt ngân sách và không được
đánh mất sự kiểm soát đối với tăng cung tiền và tín dụng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang bắt đầu phối hợp cùng các bộ, ngành xây
dưng đề án “Tái cấu trúc nền kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thế giới suy
giảm”. Trong đề án này, ngoài việc phản ánh thực trạng nền kinh tế Việt Nam,
dự báo những xu hướng và cảnh báo, đề án sẽ đề ra những giải pháp tái cấu
trúc nền kinh tế một cách đầy đủ và toàn diện và sẽ trình lên Chính phủ trong
thời gian tới.
Dưới đây xin nêu một số vấn đề và lĩnh vực cần được tái cơ cấu lại trong
khủng hoảng.
1. Mô hình phát triển
Một là, mô hình phát triển đã dừng quá lâu ở chiều rộng, chìm đắm vào
tốc độ và số lượng, xem nhẹ chất lượng và chiều sâu.
Đó là sự tăng trưởng dựa chủ yếu vào tăng đầu tư (chiếm tới 60% tổng

mức tăng trưởng), còn lại là tăng lao động và tăng năng suất xã hội, mỗi loại
khoảng 20%, trong khi ở các nước trong khu vực tăng năng suất lao động
chiếm tới 40%.
Mô hình phát triển trong những năm tới cần đặt trọng tâm vào chất
lượng, tăng lao động và tăng năng xuất lao động hơn là tăng đầu tư vì mức
tăng đầu tư đã tới hạn, khoảng 40% GDP, khó tăng cao hơn. Muốn tăng được
việc làm, thì phải cân nhắc kỹ việc lựa chọn các dự án “thâm dụng vốn”, và
“thâm dụng lao động” và trong điều kiện mang lại lợi ích kinh tế - xã hội tương
đương nhau thì ưu tiên dự án “thâm dụng lao động”. Có những hỗ trợ cần thiết
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể, nhất là mặt bằng sản
xuất, vốn và thị trường vì đây là khu vực thu hút nhiều lao động nhất. Không
thể tăng được năng suất lao động nếu không có đầu tư khoa học, công nghệ và
đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tăng trưởng có chất lượng là phải bảo đảm các cân đối vĩ mô vững
chắc: an ninh lương thực; an ninh năng lượng; an ninh tài khoá, tiền tệ; an ninh
thương mại, xuất nhập khẩu; an ninh cán cân vãng lai, thanh toán quốc tế; an
ninh dự trữ quốc gia. Tạo những tiền đề cho bước sau phát triển nhanh hơn,
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

25


×