Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế cấp huyện thúc đẩy kinh tế tại các địa phương trên cả nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.45 KB, 11 trang )

Tiểu luận
Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế cấp huyện
thúc đẩy kinh tế tại các địa phương trên cả nước

Chuyển dịch cơ cấu cấp huyện là vấn đề bức thiết hiện nay
nhằm phát huy thế mạnh mỗi địa phương trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm tốt công việc này đòi
hỏi các cấp ủy, chính quyền địa phương phải có bước đi, kế
hoạch cụ thể để phát huy nội lực kết hợp với nguồn lực bên
ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, bền vững.
I. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cấp huyện.
1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở cấp huyện theo hướng
sản xuất hàng hóa
Chuyển sang cơ chế mới, các huyện* đã đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa dựa vào thế mạnh của từng địa phương. Nhờ tiềm năng,
thế mạnh được khai thác triệt để nên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì vậy, sản lượng lương thực tăng, năm sau cao hơn năm
trước; tuy diện tích giảm nhưng năng suất tăng nên sản lượng vẫn
tăng.
Ở Hải Hậu, các vùng lúa được thâm canh trên một đơn vị diện
tích với giống lúa mới có năng suất cao. Những diện tích trồng lúa
kém hiệu quả, năng suất thấp được chuyển sang trồng rau, quả, cây
cảnh và nuôi trồng thủy sản. Những huyện đứng đầu về năng suất,
1


sản lượng lúa của các tỉnh đều có tỷ lệ nông sản hàng hóa cao, các
ngành, nghề phi nông nghiệp phát triển mạnh.
Hải Hậu, Thủy Nguyên, Kiến Thụy là những huyện ven biển,
có điều kiện tự nhiên, khí hậu giống nhau nên nông nghiệp và thủy


sản được coi trọng phát triển. Ở Thủy Nguyên, cùng với nông nghiệp
còn đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn. Nhiều ngành, nghề
như đúc gang, đúc đồng, nghề cá, nuôi trồng thủy sản được coi trọng
và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các huyện đồng bằng và trung du
như Nam Đàn, Lâm Thao, Tam Nông cũng phát triển nông nghiệp,
chăn nuôi và ngành nghề trên địa bàn. Chăn nuôi lợn, gà, cá, vịt, ba
ba, tôm càng xanh, trâu, bò, dê... đang là thế mạnh của các huyện.
Nhiều hộ đầu tư hàng trăm triệu đồng để kinh doanh đã đem lại nguồn
thu nhập lớn và tạo ra nhiều hàng hóa cho xã hội.
Hiện nay, xu thế ở các huyện đồng bằng và trung du đang
chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Ở
Kiến Thụy, các làng nghề đã thu hút lao động từ nông nghiệp sang
công nghiệp, thủy sản như sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng khu
công nghiệp. Đất ngập mặn trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi
sang nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những vùng
nuôi tôm bán công nghiệp có hệ thống mương dẫn nước mặn vào và
mương dẫn nước ra riêng, bảo đảm không làm ô nhiễm nguồn nước
đang mở ra triển vọng lớn trong phát triển sản xuất. Trại nuôi tôm
giống được đầu tư để cung cấp giống cho vùng duyên hải Bắc Bộ.
Bên cạnh đó, huyện tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của
huyện đồng bằng ven biển liền kề với thành phố để sản xuất hàng
xuất khẩu, dịch vụ, cung cấp nông sản, thực phẩm cho thị trường
trong nước và nước ngoài. Còn ở Lâm Thao, các trang trại chăn nuôi
bò, dê, nuôi lợn, cá, gà, vịt… đang mở rộng phát triển. Sản phẩm này
2


được khách hàng các tỉnh phía Nam mua với số lượng lớn và tiêu thụ
ở Hà Nội cũng như các đô thị quanh vùng. Các dịch vụ phục vụ các
khu công nghiệp, khu xây dựng được coi trọng phát triển như sản xuất

và cung ứng bao bì đóng gói nông sản, hóa chất, vật liệu xây dựng.
Huyện Tam Nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển
tăng dịch vụ, tiểu công nghiệp, làng nghề, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Trên địa bàn huyện, sản phẩm sơn là “độc chiêu”, là thế mạnh trong
vùng (1000 ha); trong đó, trồng thử nghiệm 200 ha sơn lá đỏ, tiêu thụ
sản phẩm có hiệu quả.
Ở các huyện miền núi, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo
hướng phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả và xây dựng các
cơ sở chế biến sản phẩm hàng hóa để xuất khẩu. Các huyện đã phát
huy tiềm năng rừng và đất rừng để đem lại nguồn lợi kinh tế cho địa
phương. Các huyện có đặc điểm địa hình giống nhau thường chuyển
dịch cơ cấu kinh tế có nét giống nhau như Văn Yên, Văn Chấn, Thanh
Chương, Quỳ Hợp, Tam Nông. Chẳng hạn, ở Văn Yên đã khai thác
tiềm năng rừng và đất rừng để phát triển cây công nghiệp như chè,
quế (14.800 ha), chăn nuôi bò, dê… và các loại gia cầm ở quy mô lớn.
Có nhiều cơ sở chế biến chè của các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Công nghiệp phát triển chủ yếu khai thác các mỏ vàng, sắt, than, đá
trắng, đất hiếm…, chế biến thô hoặc bán nguyên liệu là chủ yếu.
Các nhà đầu tư đã khai thác tài nguyên của địa phương nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nhiều sản phẩm hàng
hóa đã có tiếng ở thị trường trong nước và nước ngoài như chè, quế,
nông sản thực phẩm… Còn ở Văn Chấn chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi được coi trọng. Những giống chè mới, chè sạch được
nhân rộng trên địa bàn huyện (4.000 ha) để đáp ứng cho các nhà máy
chè, Công ty chè Trần Phú, Ô Long và gần 30 cơ sở chế biến chè tạo
3


sản phẩm hàng hóa cho thị trường. Đây là huyện có nhiều chè, chiếm
30% diện tích chè của cả tỉnh, năng suất bình quân 55- 60 tạ/ha.


Các khu công nghiệp đang được phát triển mạnh để khai thác
tiềm năng thế mạnh của vùng đất miền Tây tỉnh Yên Bái. Các ngành
nghề, dịch vụ phát triển đã tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình
đầu tư mua sắm máy móc, xây dựng hạ tầng cơ sở. Quỳ Hợp đã biết
phát huy thế mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu, chọn giống mới
có năng suất cao. Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp coi trọng
phát triển các dịch vụ, làng nghề, các khu công nghiệp ở nơi có điều
kiện. Lựa chọn những sản phẩm mà thị trường cần, tận dụng nguồn
nguyên liệu tại chỗ, các tiềm năng thế mạnh của địa phương. Các nhà
máy đường, nước khoáng, công ty khai thác đá trắng đã tạo được
nhiều việc làm cho người lao động và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên
địa bàn.
Ở Thanh Chương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng hàm
lượng công nghệ trong sản phẩm. Trên địa bàn huyện có nhiều nhà
máy lớn hoạt động sản xuất, kinh doanh đã làm cho các vùng nguyên
liệu được hình thành, tạo việc làm và thu nhập cho hộ gia đình. Cây
chè đã được phát triển hướng thâm canh với quy mô trang trại ở các
xã miền núi.
Năm 2000 có 3.716 ha chè, năm 2006 lên 4.998 ha, tăng năng
suất bình quân chè tươi tăng từ 70 - 80 tạ/ha lên 100 tạ/ha, có nhiều
hộ đạt 140- 150 tạ/ha. Cây sắn cao sản KM94, HN124 phục vụ cho
Nhà máy chế biến tinh bột sắn đủ nguyên liệu hoạt động. Từ khi có
4


đường Hồ Chí Minh xây dựng hoàn thành qua phía Tây sông Lam

thuộc địa bàn huyện, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của các thành
phần kinh tế đã phát triển nhanh chóng.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cấp huyện gắn với áp
dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển giao khoa học - công nghệ.
Việc áp dụng khoa học - công nghệ và khoa học - kỹ thuật,
các giống mới đã được coi trọng đưa vào thực tiễn cuộc sống. Ở các
huyện như Hải Hậu, Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Lâm Thao, Tam Nông,
Nam Đàn, Thanh Chương đã làm tốt việc chọn giống lúa mới, giống
lợn, giống cá, tôm… cho năng suất, hiệu quả cao. Nhiều gia đình đã
giàu lên nhanh chóng nhờ ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất
kinh doanh. Ở Văn Yên, Văn Chấn có nhiều trang trại của hộ nông
dân trồng chè, quế đem lại thu nhập cao. Những giống chè, giống quế
mới được áp dụng trên đất Yên Bái cho năng suất cao, sản phẩm
được thị trường trong nước và ngoài nước ưa chuộng.
Điều đáng lưu ý là ở nhiều nơi coi trọng phát triển thủy sản như
Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Hải Hậu, Lâm Thao, Văn Yên, Văn Chấn,
Nam Đàn, Quỳ Hợp. Nguồn lợi từ thủy sản đã đem lại thu nhập lớn
cho các hộ nông dân, giúp họ nâng cao đời sống và mở rộng sản
xuất. Sự tìm tòi từ thực tiễn nuôi trồng thủy sản đã góp phần nâng cao
nhận thức, trình độ nắm bắt khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản
xuất ở các địa phương.
Cùng với phát triển nông nghiệp - thủy sản, các huyện còn coi
trọng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đây là lĩnh vực
đem lại lợi nhuận lớn, có tính lâu dài, giải quyết được nhiều việc làm
cho người lao động. Ở các huyện Thủy Nguyên, Quỳ Hợp, Văn Chấn,
Văn Yên, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ phát triển khá đã giải
quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Đây cũng là các địa
5



phương đang đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Hiện nay, ở Văn Chấn, Văn Yên đang cần xây
dựng các nhà máy chè lớn nhằm đáp ứng mua chè búp tươi từ hộ gia
đình. Vấn đề đặt ra cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa người sản
xuất chè búp tươi với Nhà máy chè.

Trong những năm qua, các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Văn
Chấn, Thủy Nguyên, Quỳ Hợp đã có những sản phẩm chất lượng cao,
mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu. Sở dĩ có được thành tựu này là do các cơ sở đã biết ứng
dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất để có sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của thị trường. Sản phẩm đá trắng ở Quỳ Hợp đã vươn ra thị
trường trong nước và thị trường thế giới.
Dịch vụ nghề cá ở Lập Lễ, Thủy Nguyên đáp ứng cho các tàu,
thuyền từ Móng Cái đến Bạch Long Vĩ. Đây là hướng đi đúng trong cơ
chế thị trường. Điều đáng chú ý là các sản phẩm hàng hóa có xu
hướng đi vào giữ gìn uy tín chất lượng. Chẳng hạn: lợn từ Lâm Thao
lại chở vào bán tại Đồng Nai; gạo từ Mường Lò, Văn Chấn chở bán tại
Hà Nội; cam (Vinh) ở Quỳ Hợp được người tiêu dùng cả nước ưa
chuộng; cá rô phi đơn tính ở Hải Hậu được Nhà máy đông lạnh Hải
Phòng mua với số lượng lớn. Đó là chưa kể các sản phẩm của các
huyện vươn ra thị trường nước ngoài như: chè đen ở Thanh Chương,
Quỳ Hợp, Văn Chấn, Văn Yên sang các nước Trung Đông, Liên bang
Nga, châu Âu, châu Phi; đá trắng ở Quỳ Hợp, sản phẩm đúc (đồng,
gang) của Thủy Nguyên sang Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu
Âu, Trung Đông; gạo tẻ Hải Hậu, Kiến Thụy, Thủy Nguyên xuất khẩu
tiểu ngạch sang Trung Quốc; sản phẩm sơn ở Tam Nông được các
bạn hàng Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc ưa chuộng, vì sơn rất
6



bóng, mau khô.
3. Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên địa bàn huyện đang là
vấn đề bất cập, tác động tiêu cực đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất.
Hiện nay, trên địa bàn cấp huyện ở nước ta việc tiêu thụ cho
sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn. Ở một số huyện Thanh Chương,
Quỳ Hợp, Văn Yên, Văn Chấn có sản phẩm chè, mía, cây ăn quả…
thường bị ép giá. Thực tế cho thấy, trong sản xuất hàng hóa khi sản
phẩm ế thường nảy sinh các tiêu cực trong quan hệ mua bán. Người
bị thua thiệt là hộ nông dân sản xuất hàng hóa. Ở nhiều huyện đã coi
trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa các giống cây trồng, vật
nuôi mới vào địa bàn huyện. Chẳng hạn cây mía ở Quỳ Hợp đã làm
cho đời sống nông dân trong vùng thay da đổi thịt, góp phần xóa đói
giảm nghèo. Nhờ cây mía nhiều hộ đã mua sắm được tiện nghi đắt
tiền như xe máy, ti vi, trang bị nội thất, mua máy móc phục vụ sản
xuất… Cây mía đã thực sự làm cho Quỳ Hợp vững bước đi lên trên
con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Quan hệ giữa hộ nông dân với Nhà máy đường Quỳ Hợp được xử lý
tốt thúc đẩy sản xuất phát triển. Sản phẩm đường của Nhà máy không
đủ bán trên thị trường vì chất lượng cao, nhiều đơn đặt hàng mua với
số lượng lớn, cung không đáp ứng cầu.
Ở Văn Chấn, cây ăn quả đến mùa vụ tiêu thụ gặp nhiều khó
khăn. Sản phẩm chủ yếu do tư thương đến mua tận gốc, giá cả
thường bị ép nên các hộ nông dân kém phấn khởi. Trên địa bàn huyện
chưa có nhà máy chế biến hoa quả mà sản lượng hàng lại lớn (7.000
tấn/năm), nên đây là bài toán chưa có lời giải. Sản phẩm chè cũng
vậy, chè búp tươi (25.000 tấn) của các hộ chưa giải quyết được đầu
ra.
7



Ở các huyện Hải Hậu, Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Lâm Thao, Tam
Nông, Văn Chấn, Văn Yên, Nam Đàn, Quỳ Hợp tiềm năng chăn nuôi
còn lớn. Nếu có thị trường tiêu thụ tốt sẽ đẩy mạnh các nghề chăn
nuôi lợn, gia cầm, thủy cầm, dê, bò, hươu…; các nghề thủy sản nuôi
tôm, cá, cua, ba ba, rùa, cá sấu, lươn, ếch…
Ở Thanh Chương, đàn lợn tăng bình quân 7,7%/năm, đàn bò
tăng 5,7%/năm. Đối với các huyện ven biển như Hải Hậu, Thủy
Nguyên, Kiến Thụy có tiềm năng nuôi trồng thủy sản, nếu có vốn đầu
tư và thị trường tiêu thụ ổn định sẽ là huyện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế có hiệu quả.
II. Các giải pháp pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cấp
huyện.
1. Xây dựng chương trình, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế cho phù hợp để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa
phương.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, mà xây dựng quy hoạch của huyện cho sát hợp với lợi thế
kinh tế, khả năng cạnh tranh của từng vùng. Chương trình, mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cấp huyện cần chú trọng lấy hiệu quả
kinh tế làm nền tảng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Ứng dụng các thành
tựu khoa học, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với thực hiện cơ
giới hóa, điện khí hóa và thủy lợi hóa nhằm đưa kinh tế huyện từng
bước đi lên.
Hướng tiếp cận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
8



giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm
dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Đối với cây lương
thực cần xây dựng các vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao, giá
thành hạ, gắn với chế biến và tiêu thụ.
Đối với cây công nghiệp, rau quả cần hình thành các vùng sản
xuất tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ sinh học để có giống tốt
cho năng suất cao, phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với
vùng nguyên liệu. Đối với chăn nuôi cần khuyến khích phát triển chăn
nuôi theo hướng công nghiệp, hình thức trang trại với quy mô phù
hợp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đặc biệt là
nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm… Phát triển các hình thức nuôi (tôm, cá) công nghiệp,
bán công nghiệp và nuôi sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên từng
vùng.
2. Coi trọng phát huy vai trò của các thành phần kinh tế
vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.
Trong phát triển các thành phần kinh tế ở cấp huyện cần xác
định rõ kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể có vị trí
ngày càng lớn trong nền kinh tế, kinh tế tư nhân có vai trò rất quan
trọng là một động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh, góp phần xóa
đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy, kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát
triển khá tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Để các thành
phần kinh tế phát triển, cần có cơ chế, chính sách đồng bộ, thực hiện
quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật.
Điều quan trọng là cần tách bạch rõ ràng chức năng quản lý nhà
nước với chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Có
chính sách khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn kinh tế tư nhân phát
triển. Khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế hợp tác và hợp tác xã

9


phát triển trên cơ sở liên kết, hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa các
hộ, trang trại bằng nhiều hình thức, quy mô, cấp độ. Hợp tác xã làm
dịch vụ “đầu vào” và “đầu ra” cho sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn
nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, chuyển đổi
cơ cấu sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế để tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng cho công cuộc đổi
mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hiện nay, ở cấp huyện đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập so
với yêu cầu nhiệm vụ. Cho nên, việc đào tạo cán bộ cấp huyện cần
được chú trọng cả về chuyên môn, nghiệp vụ. Vấn đề là làm thế nào
để đội ngũ cán bộ cấp huyện gắn bó lâu dài với cơ sở. Do vậy, cần có
cơ chế, chính sách để chiêu hiền đãi sĩ, kéo nhân tài về cơ sở. Trong
thời gian tới, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế cấp huyện có hiệu quả
cần bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học - kỹ thuật, am hiểu
công nghệ mới. Tổ chức quản lý có hiệu quả các loại hình sản xuất,
kinh doanh ở các thành phần kinh tế. Khuyến khích các hình thức sản
xuất như kinh tế hộ, kinh tế trang trại nhằm tạo ra các mô hình tiên
tiến để nhân ra diện rộng.
Có chính sách để các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xây
dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm khai thác tiềm năng, thế
mạnh và tạo việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhập,
xóa đói giảm nghèo. Mở các lớp học đào tạo các ngành nghề để đáp
ứng cho các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, nhất là các khu
công nghiệp trên địa bàn.
4. Xây dựng các mô hình kinh tế ở các thành phần kinh tế
nhằm thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

tích cực.
10


Muốn chuyển dịch kinh tế cơ cấu kinh tế cấp huyện có hiệu
quả cần nhân rộng các mô hình kinh tế ở các thành phần kinh tế lấy
thước đo hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá. Có cơ chế, chính
sách để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các mô hình này hoạt động sản xuất
kinh doanh. Thực tế cho thấy, nhiều huyện đã tạo điều kiện về mặt
bằng kinh doanh, vốn vay, hỗ trợ lãi suất, dãn nợ để các doanh
nghiệp, các trang trại phát triển.
Có nhiều mô hình chuyển đất lúa sang nuôi trồng thủy sản có
hiệu quả kinh tế cao. Đây là những mô hình tốt cần được nhân rộng
để góp phần xóa đói giảm nghèo. Mặt khác, cần xử lý tốt việc tích tụ
ruộng đất, phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn để có
mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao. Ngoài áp dụng
khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới, đầu tư thâm canh,
cần khuyến khích tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp, nông thôn.
Trong nuôi trồng thủy sản ở mỗi huyện cần có quy mô thích hợp gắn
với bảo vệ môi trường và tiêu thụ sản phẩm. Mỗi địa phương cần
chọn cho mình một cơ cấu giống cây, giống con cho phù hợp, tránh bị
lệ thuộc quá mức vào nguồn giống cung cấp từ bên ngoài .

11



×