Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Vai trò của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.21 KB, 3 trang )

Vai trò của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội
Để thấy rõ vai trò của bảo hiểm xã hội (BHXH) trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH) của mỗi quốc gia,
trước hết cần làm rõ nội hàm của ASXH.
1.

An

sinh



hội

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), ASXH được hiểu là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của
mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị
ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và
chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình đông con”. Ở nước ta, do thuật ngữ ASXH
được dịch ra từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, nên ngay ngữ nghĩa cũng đã có rất nhiều tên gọi khác nhau như
an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, bảo đảm xã hội, an toàn xã hội, an ninh xã hội... và do đó nội dung của các cụm
từ cũng có những khác biệt nhất định. Theo các quan điểm hiện đại, ASXH trong kinh tế thị trường còn bao
gồm cả việc tạo cho người lao động có “việc làm tử tế” hoặc “việc làm bền vững” (decent work). Tuy nhiên, về
mặt bản chất, ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho mọi công dân trong xã hội. Phương thức
hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã
hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Tuỳ theo điều kiện kinh tế-xã hội mà từng nước có thể
thực

hiện

các

nội



dung

của

ASXH

với

các

mức

độ



phạm

vi

khác

nhau.

ASXH là một vấn đề phức tạp, vì thế cho đến nay chưa thể đưa ra một khái niệm chuẩn xác. Trong bối cảnh
hội nhập quốc tế như hiện nay, theo chúng tôi về mặt ngữ nghĩa, nên thống nhất với Tổ chức Lao động quốc
tế

về


ASXH.

Nếu xét từ khía cạnh nguồn lực và đối tượng tác động, ASXH có những bộ phận cơ bản sau: Bảo hiểm xã hội;
Trợ giúp xã hội; Trợ cấp gia đình; Những quỹ tiết kiệm; Các dịch vụ xã hội khác được tài trợ bởi ngân sách nhà
nước
Xét


về

cấu

nguồn
trúc,

vốn

tập

trung

vào

công
ba

trụ

cộng.


cột

chủ

yếu:

- Thứ nhất là BHXH. Đây là trụ cột cơ bản, cần thiết cho sự bảo đảm xã hội. Có thể nói BHXH là xương sống
của hệ thống ASXH. BHXH dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia, gồm người lao động, người sử dụng
lao động và Nhà nước trong một số trường hợp. Thông qua các trợ cấp BHXH, người lao động có được một
khoản thu nhập bù đắp hoặc thay thế cho những khoản thu nhập bị giảm hoặc mất trong những trường hợp họ
bị

giảm

hoặc

mất

khả

năng

lao

động

hoặc

mất


việc

làm.

- Thứ hai, là sự cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người lao động và các thành viên gia đình họ, nhằm
bảo đảm cho họ tái tạo được sức lao động, duy trì và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời phát triển mọi
mặt

cuộc

sống

của

con

người,

kể

cả

phát

triển

bản

thân


con

người.

- Thứ ba, là các loại trợ giúp xã hội (cung cấp tiền, hiện vật...) cho những người có rất ít hoặc không có tài sản
(người nghèo khó), những người cần sự giúp đỡ đặc biệt cho các gánh nặng gia đình... ASXH cũng khuyến
khích, thậm chí bao quát cả những loại trợ giúp như miễn giảm thuế, trợ cấp về ăn, ở, dịch vụ đi lại...
2.

Bảo

hiểm



hội-

trụ

cột



bản

của

An


sinh



hội

BHXH là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH, là trụ cột cơ bản của ASXH. Có thể nói, không có BHXH thì


không thể có một nền ASXH vững mạnh. Tại sao lại như vậy? Trước hết phải xem xét dưới giác độ lịch sử.
BHXH có mầm mống từ hàng trăm năm trước đây khi kinh tế hàng hóa hình thành và phát triển. Để có được
sự phát triển hiện nay, BHXH đã trải qua một quá trình phát triển và thay đổi cả về mô hình và nội dung thực
hiện. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 19 dưới thời Tể tướng Bismarck của nước Đức cổ, tính xã hội của
BHXH đã được chú ý đến. Vào năm 1850, chế độ bảo hiểm đầu tiên được thực hiện là chế độ ốm đau, nhằm
san sẻ rủi ro giữa những người lao động khi một số người trong số họ không may bị ốm đau phải tạm thời nghỉ
việc. Kể từ đó các xu hướng phát triển của BHXH được mở rộng dần và ý tưởng bảo vệ người lao động
nghèo, thu nhập thấp cũng được hình thành. Đặc biệt, từ cuối thế kỷ 19, BHXH đã phát triển mạnh mẽ ở các
nước công nghiệp của châu Âu và sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã được thực hiện ở trên một trăm nước
trên thế giới với nhiều hình thức và mô hình phong phú. Để xã hội ổn định và phát triển, một trong những nền
tảng cơ bản là đời sống của người dân phải được “an lành”, được đảm bảo. Đây là một trong những mục tiêu
và là triết lý của BHXH và vì vậy, BHXH đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ thống ASXH quốc gia (hiểu
theo

nghĩa

BHXH



-


Dựa

trên

của

từ

những

nguyên

tắc

cùng

Social

điểm

chia

sẻ

rủi

ro

Security).




giữa

những

bản

người

tham

là:

gia

bảo

hiểm.

- Đòi hỏi tất cả mọi người tham gia phải đóng góp BHXH để tạo nên một quỹ chung. Quỹ này chỉ được sử
dụng

để

chi

trả


các

trợ

cấp

BHXH



cho

các

hoạt

động

về

BHXH.

- Các thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp các sự kiện và các “rủi ro xã hội” được bảo hiểm và đủ điều
kiện
-

để
Chi

phí


cho

hưởng
các

chế

theo
độ

được

quy
chi

trả

bởi

định.
quỹ

BHXH.

- Nguồn quỹ được hình thành chủ yếu từ các mức đóng góp của người tham gia, thường là sự chia sẻ giữa
chủ sử dụng lao động và người lao động, với một phần tham gia của Nhà nước và các nguồn khác như tiền
phạt đối với chủ lao động chậm nộp BHXH, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH và các
khoản


thu

khác



liên

quan.

- Đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ những trường hợp ngoại lệ đối với những hệ thống mới hình thành.
- Phần chưa sử dụng đến của Quỹ được đầu tư để kiếm lợi nhuận theo quy định của pháp luật BHXH.
- Các chế độ được bảo đảm trên cơ sở các hồ sơ đóng góp không liên quan đến tài sản của người hưởng
BHXH.
- Các mức đóng góp và mức hưởng tỷ lệ với thu nhập hoặc tiền lương của người lao động.
Vai trò trụ cột của BHXH trong hệ thống ASXH của mỗi quốc gia còn thể hiện ở những điểm sau:
- Đối tượng của BHXH rất rộng: là những người được điều chỉnh bởi pháp luật BHXH và bao gồm những
người tham gia đóng góp cho quỹ BHXH và những người thụ hưởng BHXH. Thông thường người tham gia
BHXH gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp. Ngoài bên tham
gia BHXH, trong BHXH còn có bên được bảo hiểm và bên nhận bảo hiểm. Bên được bảo hiểm chính là những
người lao động khi tham gia bảo hiểm và thân nhân của họ theo luật định. Bên nhận bảo hiểm là những tổ
chức BHXH chuyên trách do Nhà nước lập ra hoặc tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi nước,
có thể do các tổ chức lập ra theo quy định của pháp luật, để thực hiện chính sách BHXH (quản lý quỹ BHXH,
chi trả các trợ cấp BHXH...). Chính vì đối tượng của BHXH rất rộng như vậy, nên những tác động (tích cực
hoặc tiêu cực) của hệ thống BHXH sẽ tác động (tích cực hoặc tiêu cực) đến hệ thống ASXH, thậm chí đến


toàn bộ xã hội. Số lượng người lao động tham gia BHXH càng nhiều thì lượng dân cư được bảo vệ càng tăng
lên. BHXH không chỉ là nguyện vọng của một tầng lớp xã hội; sự bảo vệ cần phải đáp ứng nhu cầu của tất cả
mọi người lao động nếu họ là công dân của quốc gia như là quyền của con người. Với tư cách là một trong

những chính sách xã hội của Nhà nước, chính sách BHXH góp phần trợ giúp cho cá nhân những người lao
động gặp phải rủi ro, bất hạnh, khắc phục những khó khăn bằng cách tạo ra cho họ những thu nhập thay thế,
những điều kiện lao động thuận lợi... giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, tạo nền tảng cơ
bản

cho

một



hội

phát

triển

bền

vững.

- Ảnh hưởng của các chế độ BHXH đối với đời sống của bộ phận lớn dân cư: các chế độ BHXH là những quy
định của pháp luật về các điều kiện được hưởng, mức hưởng, thời hạn hưởng BHXH về một trường hợp
BHXH cụ thể. Tùy theo điều kiện của mỗi nước trong mỗi giai đoạn cụ thể, có thể có các chế độ BHXH khác
nhau. Trong công ước 102 của ILO, có quy định 9 chế độ BHXH. Những chế độ BHXH được nhiều nước thực
hiện là chế độ hưu trí (còn gọi là BHXH tuổi già), chế độ bảo hiểm ốm đau; chế độ bảo hiểm thai sản đối với
lao động nữ; chế độ bảo hiểm tai nạn lao động... Như vậy, các chế độ BHXH được thiết kế tạo ra mức độ thụ
hưởng khác nhau đối với các nhóm lao động trong một quốc gia. Chẳng hạn ở những nước không có chế độ
bảo hiểm thất nghiệp, một bộ phận người lao động sẽ bị thiệt thòi, không được bảo vệ khi không may bị thất
nghiệp (ví dụ ở nước ta trước đây). Điều này đã ảnh hưởng đến ASXH nói chung. Ngược lại, ở những quốc

gia có nhiều chế độ BHXH, người lao động nói riêng và người dân nói chung được bảo vệ tốt hơn, nên ASXH
được

đảm

bảo

hơn.

- Quỹ BHXH góp phần ổn định tài chính vĩ mô và là một trong các nguồn lực để thực hiện chính sách ASXH
của Chính phủ. Tính cơ bản, tính ổn định của BHXH trong hệ thống ASXH thể hiện thông qua vấn đề tài chính
để thực thi các chính sách của hệ thống này. Như đã nêu, quỹ tài chính BHXH được hình thành từ các nguồn
đóng góp BHXH và các nguồn thu khác. Mặc dù mục tiêu của quỹ BHXH là để chi trả các chế độ BHXH,
nhưng do tính đặc thù của BHXH là có độ trễ giữa thu và chi BHXH, nên một phần quỹ được nhàn rỗi tương
đối. Phần nhàn rỗi này của Quỹ BHXH được đầu tư vào một số lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, góp phần
phát triển kinh tế xã hội. BHXH càng hoạt động tốt, quỹ BHXH càng phát triển sẽ góp phần rất to lớn vào việc
ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời sẽ tạo ra sự vững mạnh của nền tài chính quốc
gia. Xét về tổng thể, quỹ BHXH tạo ra nguồn cung dồi dào và ổn dịnh cho thị trường tài chính; tạo điều kiện ổn
định nền tài chính quốc gia và cuối cùng là góp phần làm cho ASXH được đảm bảo hơn. Mặt khác, khi tham
gia vào dòng tài chính quốc gia, quỹ BHXH góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm
mới, góp phần quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, từ đó góp phần giải quyết
tình trạng thất nghiệp của đất nước, góp phần tăng thu nhập cá nhân cho người lao động nói riêng và tăng thu
quốc dân nói chung./.



×