Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

giải pháp phát triển thị trường khí tại PV GAS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.89 KB, 68 trang )

GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

MỤC LỤC

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

1


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

2


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


PV GAS
PVN
ABS
CNG
LNG
LPG
TNHH
CTCP
CBCNV
CAGR
DWT
ROE
ROA
EPS
LNST

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

Tổng công ty Khí Việt Nam- CTCP
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình
Khí thiên nhiên nén
Khí thiên nhiên hóa lỏng
Khí dầu mỏ hóa lỏng
Trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phần
Cán bộ công nhân viên
Tăng trưởng kép hàng năm
Đơn vị trọng tải của tàu chịu được
Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản
Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu
Lợi nhuận sau thuế

3


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

LỜI CAM KẾT

Tác giả xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của bản thân, có sự hỗ
trợ từ Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được nêu trong chuyên đề thực tập là trung thực
và có trích dẫn nguồn. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả đề tài thực tập của mình.

TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

Mai Thị Phương Anh

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

4



GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS.Nguyễn Tiến
Dũng bởi sự hỗ trợ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy cùng những định hướng đúng đắn
giúp tác giả hoàn thành tốt đề tài này. Tác giả chúc thầy cùng gia đình mạnh khỏe,
chúc thầy thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Kế
hoạch và Phát triển đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình hoàn thiện đề
tài.
Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế, đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến từ các thầy cô
để đề án được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

Mai Thị Phương Anh

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

5


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, ngành Công nghiệp khí Việt
Nam đã không ngừng lớn mạnh, tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế đất nước và
đóng góp đáng kể cho việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Tháng 5/1995, khi dòng khí đầu tiên được đưa vào bờ, mở đầu cho sự hình
thành và phát triển ngành công nghiệp khí ở nước ta, đồng thời mở ra một chương
mới cho ngành dầu khí Việt Nam. Kể từ đó, ngành công nghiệp khí không ngừng
lớn mạnh, trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu của quốc gia. Hiện nay, sản
lượng khí tự nhiên khai thác đạt từ 8,8-9 tỉ/m3/ năm, đảm bảo được nguồn nguyên
liệu, nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất trên 40% tổng sản lượng điện quốc gia, 70%
sản lượng đạm cả nước, lượng khí hóa lỏng LPG mỗi năm cung cấp cho thị trường
trong và ngoài nước trên 1 triệu tấn, đáp ứng hơn 70% nhu cầu LPG của cả nước.
Trong đó, sản xuất điện được đánh giá là yếu tố chủ chốt cho sự tăng trưởng của
ngành công nghiệp khí. Có đến 90% lượng khí thu gom vào bờ qua các hệ thống
đường ống được cung cấp cho các nhà máy điện, 6% cung cấp cho các nhà máy
đạm và 4% cung cấp cho các ngành công nghiệp khác.Việc sử dụng khí thay thế
cho các nguyên liệu truyền thống để sản xuất điện giúp ngành điện tiết kiệm hàng
chục tỉ USD mỗi năm và góp phần lớn vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường.
Qua đó cho thấy đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp khí đối với sự
phát triển kinh tế đất nước. Công nghiệp khí là một ngành công nghiệp năng lượng
có khả năng thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế khác, không riêng gì điện
đạm mà tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội đều càn đến năng lượng cho sự phát triển
đều cần đến nguồn khí.Mục tiêu năm 2015, sản lượng công nghiệp khí khai thác
trong nước của Việt Nam phấn đấu đạt 14 tỷ m3/năm, đến năm 2025 đạt mức 19-20
tỷ m3/năm. Cùng với đẩy mạnh sản xuất khí trong nước, Việt Nam sẽ tiến tới nhập
khấu khí, hội nhập mạnh mẽ thị trường khí khu vực và thế giới.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, quy mô dân số đạt 90,7 triệu
người năm 2014 đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới; tốc

độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,98% năm 2014, dự báo năm 2015 là 6,2 % . Chính vì
vậy mà mức tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam có xu hướng tăng mạnh và đặc biệt

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

6


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

năng lượng khí là ngành được chú trọng đầu tư phát triển trong dài hạn. Theo dự
báo của Viện nghiên cứu Châu Á ( The National Bureau of Asian Research ), thời
gian tới là kỷ nguyên vàng cho ngành năng lượng sử dụng khí. Thị trường khí Việt
Nam được xác định là thị trường đầy tiềm năng, sẽ phát triển tăng tốc và bền vững
lâu dài.
Tuy nhiên, Thị trường khí Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá
trình phát triển. Ngành công nghiệp khí là ngành đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, trình độ
khoa học công nghệ hiện đại, tính quốc tế hóa rộng, tính đặc thù riêng của ngành...
trong khi ngành khí nước ta còn non trẻ, kinh nghiệm tổ chức quản lý còn chưa
nhiều. Đây là thách thức lớn đối với ngành. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra
định hướng, giải pháp phát triển thị trường khí Việt Nam sao cho đủ sức cạnh tranh
trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế là một việc vô cùng cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
Để góp một phần công sức vào việc tìm ra hướng phát triển cho thị trường
khí, tôi đưa ra đề tài nghiên cứu: " Giải pháp phát triển thị trường tại Tổng công ty
CP Khí Việt Nam PV GAS". Đề tài sẽ nếu rõ thực trạng phát triển ngành khí hiện
nay, các hoạt động kinh doanh thương mại khí tại PV Gas. Trên cơ sở lý luận chung
về ngành cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới,

để đưa ra chính sách và giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện phát triển của Việt
Nam.

2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích chính: Định hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển

-

thị trường khí đối với Tổng công ty khí Việt Nam PV Gas trong bối cảnh Việt
Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
• Hệ thống hóa các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường khí.
• Phân tích sự phát triển ngành khí ở các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới; rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
• Phân tích thực trạng, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong
quá trình phát triển của thị trường khí tại PV Gas.
• Đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp. thiết thực có thể giải quyết các vấn đề

bất cập của thị trường khí hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

7


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP


- Đối tượng nghiên cứu: Thị trường khí Việt Nam và hoạt động kinh doanh

-

thương mại khí tại PV Gas trên cả 3 lĩnh vực: thượng nguồn, trung nguồn và hạ
nguồn dưới góc độ kinh tế phát triển.
Phạm vi nghiên cứu:
• Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển của thị trường khí qua các thời

kỳ, tập trung nghiên cứu từ năm 2009 đến nay.
• Không gian: Cả trong nước và nước ngoài.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và dự báo.
- Nghiên cứu tài liệu trên cơ sở nguồn tài liệu thứ cấp là sách, báo, tạp chí và
websites chuyên ngành dầu khí ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các nguồn tài
liệu của Bộ Công Thương (Vụ Kế hoạch, Vụ Năng lượng, Vụ Xuất nhập khẩu),
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Ban Kế hoạch đầu tư, Ban Thăm dò khai
thác, Ban Phát triển thị trường, Ban Khí Điện, Ban Chế biến dầu khí) về các
chính sách, Quyết định, đề án nghiên cứu khoa học…
5. Những đóng góp mới dự kiến của đề tài
- Từ việc nghiên cứu tình hình phát triển thị trường khí của một số nước, rút ra
kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng phát triển thị trường khí Việt Nam; chỉ ra được những thành
tựu và hạn chế trong quá trình phát triển thị trường khí Việt Nam.
- Đưa ra các phương hướng, chính sách và đề xuất các giải pháp phát triển thị
trường khí phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu chính của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu, sơ đồ, ký tự viết tắt, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương,
bao gồm:

Chương 1: Lý luận chung về thị trường và phát triển thị trường.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường khí tại PV Gas.
Chương 3: Một sốs giải pháp phát triển thị trường khí.

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

8


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG

1.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm thị trường
Thị trường là phạm trù kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hóa, là một khâu
của quá trình tái sản xuất, được mở rộng cùng với sự mở rộng của sản xuất và lưu
thông hàng hóa.
Theo C. Mác thì hàng hóa sản xuất ra không phải để riêng cho nhà sản xuất
tiêu dùng mà nó phải được đem bán và nơi bán là thị trường. Nhưng chúng ta không
nên quan niệm thị trường là cái chợ hay một của hàng mà" thị trường là tổng số nhu
cầu về một loại hàng hóa, là nơi thực hiện giá trị của hàng hóa và là nơi diễn ra các
hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa". Trong đó, giá cả hàng hóa do thị trường
quyết định và hàng hóa có thể là để tiêu dùng hoặc là đầu vào của quá trình sản xuất
khác. Thị trường tồn tại 2 yếu tố là cung và cầu, điểm giao thoa gặp gỡ giữa người
mua và người bán gọi là thị trường. Hay nói cách khác, thị trường là biểu hiện của
quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và

dịch vụ cũng như các quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng,
mẫu mã của hàng hoá. Đó chính là mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu
của từng loại hàng hoá cụ thể.
Kể từ khi nước ta thực hiện chính sách chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản
lý kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta không ngừng tăng
trưởng với tốc độ khá cao và cùng với đó là nhu cầu không ngừng tăng lên và có
nhiều thay đổi. Nó tạo ra một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp, tuy nhiên
thị trường cũng là một thực thể khách quan, nó tồn tại ngoài ý muốn của bất kỳ
doanh nghiệp nào và vận hành theo đúng quy luật nội tại của nó. Do đó, để thành
công trong hoạt động kinh doanh , nắm bắt được những cơ hội của thị trường thì
doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường về mặt lý luận và phát triển nó trong thực
tiễn một cách khách quan. Cùng với sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội,
các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều những khái niệm về thị trường khác nhau.

- Quan điểm cổ điển: Thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa mà ở đó
có 3 đối tường là người bán, người mua và hàng hóa.

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

9


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

- Quan điểm hiện đại: Thị trường được coi là tổng hòa của các mối quan hệ giữa
người mua và người bán, là tổng hợp số cung và cầu về một hoặc một số loại hàng
hóa nào đó. Nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi mua bán hàng hóa
thông qua giá cả và các phương thức thanh toán nhằm giải quyết mâu thuẫn về mặt

lợi ích của các thành viên tham gia thị trường.
Vậy nên, điều kiện cần và đủ để có được thị trường đó là:

• Đối tượng trao đổi: sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ.
• Đối tượng tham gia trao đổi : bên bán và bên mua.
• Điều kiện thực hiện trao đổi : khả năng thanh toán.
Như vậy, điều quan tâm nhất của doanh nghiệp là tìm ra nơi trao đổi, tìm ra
nhu cầu và khả năng thanh toán của các sản phẩm, dịch vụ mà nhà sản xuất dự định
cung ứng hay không. Còn đối với người tiêu dùng, họ lại quan tâm tới việc so sánh
những sản phẩm dịch vụ mà nhà sản xuất cung ứng thoả mãn đúng yêu cầu và thích
hợp với khả năng thanh toán của mình đến đâu.
Việc nghiên cứu thị trường đặc thù cho từng ngành hay nhóm hàng hóa nào
đó là quan trọng và rất cần thiết cho việc hoạch định chính sách chiến lược để mang
lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

1.1.2. Các yếu tố cần có của thị trường
Cầu thị trường: Là tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ mà mọi người sẵn sàng
và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Cầu thị
trường là tổng hợp các cầu cá nhân. Cầu là nhu cầu nhưng bị giới hạn bởi khả năng
thanh toán tại một thời kỳ cụ thể.
Cung thị trường: cũng bao gồm 2 yếu tố cơ bản là khả năng và ý muốn sẵn
sàng bán hàng hóa, dịch vụ của người bán. Khi nói đến cung về bất kỳ hàng hóa hay
dịch vụ nào cũng cần nói đến bối cảnh không gian và thời gian cụ thể, vì đó là
những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cung. Lượng cung là lượng hàng hóa,
dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời
gian nhất định. Cung thị trường là tổng hợp các cung của người bán.
Giá cả: là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Sự tương tác
giữa người mua với người bán sẽ hình thành nên giá cả của thị trường. Đây là một

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH


10


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

đại lượng biến động do sự tương ứng biến động của cung và cầu trên thị trường của
từng loại hàng hóa, ở từng địa điểm và thời gian cụ thể.
Cạnh tranh: là sự ganh đua giữa các cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi
nhuận.Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh sẽ bình quân hóa các giá trị cá biệt để
hình thành nên giá cả chung, cạnh tranh sẽ diễn ra liên tục và là động lực để thúc
đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát
triển.

1.1.3. Phân loại thị trường
Có thể phân loại thị trường theo nhiều cách khác nhau:

• Phân loại theo mức độ cạnh tranh:
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Trên thị trường có rất nhiều người mua và
người bán một loại sản phẩm hàng hóa, cho nên giá cả hàng hóa là do thị trường
quyết định, doanh nghiệp không được phép đặt giá mà phải chấp nhận giá chung
của thị trường. Trên thực tế không tồn tại thị trường này do luôn tồn tại các thất bại
thị trường như độc quyền, ngoại ứng, hàng hóa công cộng, thông tin không hoàn
hảo, sự bất ổn của nền kinh tế.
Thị trường cạnh tranh độc quyền: gồm nhiều người mua và người bán nhưng
giá cả thị trường không đồng nhất, doanh nghiệp có quyền định giá khác nhau tùy
theo sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ của mình so với thị trường.

Thị trường độc quyền: Chỉ có môt người bán một loại hàng hóa. Giá cả thị
trường do nhà độc quyền định đoạt.

• Căn cứ vào mục đích của doanh nghiệp:
Thị trường đầu vào: là thị trường cung cấp đâu vào cho sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp bao gồm thị trường nguyên vật liệu, thị trường lao động, thị
trường vốn... các thị trường này bảo đảm cho nguồn cung đầu vào của doanh
nghiệp, khi thị trường đầu vào ổn định thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong sản xuất
kinh doanh.

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

11


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Thị trường đầu ra: là thị trường tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra.
Đặc điểm và tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định
và tổ chức thực hiện các chiến lược và sách lược cụ thể trong sản xuất kinh doanh.

1.2. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
1.2.1. Khái niệm phát triển thị trường
Bản chất của phát triển thị trường là sự mở rộng mối quan hệ giữa khách
hàng và doanh nghiệp. Phát triển thị trường theo phạm vi nền kinh tế là quá trình
mà bên cung sẽ gặp được nhiều đối tượng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hơn và bên
cầu sẽ tiếp xúc được với nhiều sản phẩm từ các nguồn cung khác nhau.
Phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp ngoài việc đưa các sản

phẩm hiện có vào bán trên thị trường mới, nó còn bao gồm cả việc khai thác tốt thị
trường hiện tại, nghiên cứu, dự báo thị trường để đưa ra các sản phẩm mới để đáp
ứng nhu cầu.

1.2.2. Vai trò của công tác phát triển thị trường
Thông qua hoạt động mua bán trên thị trường, các doanh nghiệp đạt được
mục tiêu về lợi nhuận. Thị trường càng lớn thì hàng hóa tiêu thụ càng nhiều, thị
trường càng hẹp thì doanh nghiệp sẽ dần bị suy thoái và khó có thể đứng vững. Đối
với doanh nghiệp, thị trường luôn ở vị trí trung tâm, thị trường vừa là mục tiêu
hướng đến đồng thời cũng là môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn vào thị
trường sẽ thấy được tốc độ, mức tham gia vào thị trường của doanh nghiệp cũng
như quy mô sản xuất kinh doanh.
Thị trường quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì mục đích của nhà sản
xuất là thu lại lợi nhuận thông qua việc bán, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ
mà khách hàng cần chứ không phải kinh doanh cái mà doanh nghiệp có sẵn. Vậy
nên , cần xác định nhu cầu của khách hàng qua các yếu tố của thị trường. Muốn gia
tăng lợi nhuận thì cách tốt nhất là doanh nghiệp phải mở rộng thị trường, tạo ra
nguồn cung đủ đáp ứng và thu hút khách hàng tiêu dùng nhiều hơn sản phẩm của
họ. Hoạt động mở rộng thị trường được thực hiện theo 2 hướng đó là: mở rộng theo
chiều rộng và mở rộng theo chiều sâu.
Khi mở rộng thị trường nghĩa là doanh nghiệp đang từng bước phát triển ổn
định, khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước, khu vực và trên thế

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

12


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

giới. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hiện nay, doanh nghiệp
phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn trong nước cũng như thế giới.
Do vậy mà mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện tốt công tác phát triển thị
trường, huy động mọi tiềm lực để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường một cách hiệu
quả.

1.2.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển thị trường
1.2.3.1.
Nội dung
Phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp
nhằm nâng cao lợi nhuận, mở rộng thị phần, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng
cao uy tín doanh nghiệp... Từ đó, phát triển thị trường khi nhìn nhận trên góc độ
hình thức thì được chia làm 2 hướng:

• Phát triển thị trường theo chiều rộng: nghĩa là mở rộng thị trường theo phạm
vi địa lý, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng chủng loại sản phẩm bán
ra, tăng số lượng khách hàng. Phát triển thị trường theo chiều rộng là doanh
nghiệp cần tăng quy mô sản xuất, tăng khối lượng cung ứng sản phẩm ra thị
trường, tăng chủng loại sản phẩm sản xuất và cung ứng. Phát triển thị trường
theo chiều rộng thường làm tăng doanh thu bán hàng nhưng chưa chắc hiệu quả
kinh tế đã tăng lên. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình, doanh
nghiệp phải tính đến phát triển thị trường theo chiều sâu.
• Phát triển thị trường theo chiều sâu: là phát triển thị trường về mặt chất lượng,
có hiệu quả so với chính bản thân doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Doanh
nghiệp cần phải phát triển các sản phẩm mới , có chất lượng cao, tỷ suất lợi
nhuận cao; tăng cường chất lượng quản lý, nâng cao hiệu quả lao động, giảm
chi phí, ...v.v. Phát triển thị trường theo chiều sâu làm doanh số bán ra của
doanh nghiệp tăng lên, sản phẩm của doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao, tăng

thị phần cả về giá trị và tỷ trọng trong ngành, nâng cao uy tín, vị thế trong cạnh
tranh, nâng cao độ thỏa dụng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp.
1.2.3.2.
Các tiêu chí đánh giá
• Thước đo theo chiều rộng:
Phạm vi lãnh thổ tiêu dùng: Quy mô địa bàn sử dụng sản phẩm dịch vụ là
thước đo đánh giá mức độ phát triển của công ty. Quy mô càng lớn, tức là lượng

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

13


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

tiêu dùng sản phẩm càng tăng lên đồng nghĩa với việc doanh thu từ hoạt động sản
xuất sẽ tăng lên, nó phụ thuộc vào các tiêu chí:

-

Số lượng các loại sản phẩm khí phục vụ thị trường.
Quy mô sản xuất.
Số khu vực, đơn vị tiêu dùng sản phẩm khí.
Số lượng các mỏ khí được tìm kiếm và đưa vào khai thác.
• Thước đo theo chiều sâu:
Chỉ tiêu định lượng:

-


Doanh thu tiêu thụ: Q= Qi x Pi ( tỷ đồng)

Qi : Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ.
Pi : Đơn giá sản phẩm i được tiêu thụ.

-

Mức tăng doanh thu: ∆Q= Qt – Q0

Qt : doanh thu kỳ nghiên cứu.
Q0 : doanh thu kỳ gốc.

-

Thị phần của doanh nghiệp = ( %)

-

Tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm = (%)
là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của năm i

-

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = (%)
Chỉ tiêu định tính:
- Uy tín sản phẩm doanh nghiệp: mức độ tin tưởng của khách hàng vào sản
phẩm hàng hóa dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp.
Sự thỏa dụngvà trung thành của khách hàng đối với sản phẩm: mức độ hài


-

lòng của khách hàng vào sản phẩm dịch vụ được cung cấp và cam kết gắn bó
lâu dài với doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu định tính thường được xác định bằng phương pháp thăm dò,
phỏng vấn, điều tra, chấm điểm...v.v.

1.3.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

14


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Phát triển thi trường là yếu tố cần thiết để có thể phát triển doanh nghiệp và
nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó vừa phụ thuộc lớn vào yếu tố nội lực của doanh
nghiệp, đồng thời phụ thuộc vào tác động từ các nhân tố khác quan bên ngoài. Cần
phân tích tác động của các nhân tố nhằm xác định đâu là nhân tố cơ bản, có ảnh
hưởng quyết định đến quá trình phát triển thị trường doanh nghiệp.

1.3.1. Các nhân tố bên trong
- Nguồn nhân lực:

Con người là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi hoạt động của bất kỳ doanh
nghiệp nào. Nguồn nhân lực chính là đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh
nghiệp, họ là những người quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố
này chính là một thành phần cấu thành nên chi phí lao động, đồng thơi cũng quyết
định chi phí lao động vật hóa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao sẽ là cơ sở
đảm bảo chất lượng sản phẩm và gia tăng năng suất lao động. Chính vì vậy mà để
cso thể cạnh tranh và đứng vững được trên thị trường thì yếu tố cần coi trọng hàng
đầu luôn là chất lượng nguồn nhân lực. Cần chú trọng đề cao, bồi dưỡng, chuyên
môn hóa trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp.

- Nguồn lực tài chính:
Để đánh giá quy mô doanh nghiệp, yếu tố hàng đầu luôn là tiềm lực tài chính
của nó. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ đầu tư trang thiết bị, máy móc,
dây chuyền sản xuất cho tới các hoạt động vận chuyển , phân phối,...v.v đều được
tính toán dựa trên nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp có. Hay nói cách khác đó là
nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp mà hùng mạnh thì doanh nghiệp sẽ thuân lợi
trong việc phát triển do có tiền để chi mua trang thiết bị dây chuyền công nghệ hiện
đại, đảm bảo được chất lượng sản phẩm kinh doanh, đảm bảo về giá, nâng cao sức
cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Nguồn lực cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật:
Thực trạng cơ sở hạ tầng , trang thiết bị , máy móc, và công nghệ của doanh
nghiệp ảnh hưởng lớn tới qua trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình mở cửa hội nhập của đất nước,
tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn. Chính vì vậy mà, đòi hỏi sự

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

15



GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

đảm bảo về chất lượng sản phẩm, sự hợp lý về giá thành, để có đuộc điều đó, doanh
nghiệp phải không ngừng tiên tiến hóa hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
cũng như nâng cao trình độ khoa học công nghệ của mình.

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài
- Môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội.
Môi trường kinh tế có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Để doanh nghiệp có thể thuận lợi phát triển , cần có một môi trường kinh tế
ổn định, kiềm chế được làm phát. Đồng thời, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
nhanh, bền vững sẽ kéo theo sự phát triển cả doanh nghiệp. Bên cạnh đó, số lượng
các doanh nghiệp tham gia vào thị trường cũng tăng lên, có sự cạnh tranh lớn hơn,
đây vừa sẽ là động lực vừa là thách thức đặt ra cho doanh nghiệp.
Các nhân tố về lãi suất vốn vay ngân hàng, tỷ giá hối đoái, tiền công...v.v.
cũng tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh , khẳ năng phát triển thị
trường của các doanh nghiệp.

- Môi trường khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ là nhân tố tác động tới sự tăng trưởng bền vững. Đối
với Việt Nam, trình độ công nghệ của nền kinh tế nó chung và của ngành công
nghiệp nói riêng còn rất thấp. Các quốc gia đang phát triển có xu hướng nhập khẩu,
nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Khoa học công nghệ mới sẽ tạo
ra hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất mới hiện đại hơn, là động lực lớn dể daonh
nghiệp vươn lên nâng cao khả năng cạnh tranh. Đặc biệt, đối với lĩnh vực công
nghiệp khí, yếu tố công nghệ nắm vai trò quyết định , có nguồn tài nguyên nhưng

không có công nghệ hiện đại thì không thể sản xuất được. Chính vì vậy mà yếu tố
công nghệ sẽ tác

- Các chính sách quản lý và hỗ trợ của Nhà nước.
Các thể chế, quan điểm chính trị của các quốc gia sẽ tạo ra sự ổn định về
chính trị, lành mạnh hóa xã hội và tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát
triển ủa các doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với ngành Khí- là ngành có ảnh hưởng mạnh tới an ninh năng
lượng, an ninh kinh tế của đất nước thì những chủ trương, định hướng, chiến lược

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

16


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

phát triển của Nhà Nước sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ và là kim chỉ nam cho quá trình
phát triển.

- Môi trường cạnh tranh.
Các doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào đều quan tâ tới môi trường cạnh
tranh. Cần phân tích, phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành.
Theo MiChael Porter, các công ty đều quan tâm tới 5 lực lượng cạnh tranh,
đó là:
Hình 1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.
Những người
muốn vào mới


Áp lực của nhà
cung ứng

Doanh nghiệp và
các đối thủ hiện tại

Áp lực của người
mua

Sản phẩm và dịch
vụ thay thế

Khi các lực lượng trong 5 lực lượng trên ngày càng mạnh lên thì sẽ hạn chế
khả năng cho các doanh nghiệp tăng giá cả và thu được lợi nhuận. Ngược lại, khi
đối thủ cạnh tranh yếu thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận.
Vậy nên, cần có những nghiên cứu kỹ càng về các nhân tố kể trên để có thể
đánh giá và đưa ra những giải pháp sát thực nhằm phát triển thị trường cho danh
nghiệp.

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

17


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÍ TẠI PV

GAS
2.1. TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ VIỆT NAM PV GAS
Tổng công ty Cổ phần Khí Việt Nam PV Gas là Tổng công ty hàng đầu của
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, chịu trách nhiệm về các hoạt động trong lĩnh
vực thu gom, vận chuyển, chế biến , tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản
phẩm khí trên phạm vi toàn quốc và tham gia thị trường quốc tế.
Tổng công ty Cổ phần khí Việt Nam PV Gas hiện là một điển hình cống hiến
của ngành công nghiệp khí Việt Nam, tham gia đảm bảo an ninh năng lượng, lương
thực quốc gia, cũng như phát triển kinh tế xã hội. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính
phủ, các bộ, ban ngành Trung ương và Tập đoàn dầu khí Việt Nam, PV Gas đã biến
giấc mơ khí thành hiện thực, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công
nghiệp Khí Việt Nam.

2.1.1. Thành lập, phát triển và cơ cấu tổ chức của PV Gas
2.1.1.1. Thành lập và phát triển
Ngày 20 tháng 9 năm 1990, PV Gas được thành lập trên cơ sở Ban quản lý công
trình Dầu khí Vũng Tàu với tên gọi ban khí đốt, có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển,
tàng trữ, kinh doanh khí và sản phẩm khí. Ngay sau khi thành lập, PV Gas nhanh
chóng tổ chức triển khai hệ thống khí Bạch Hổ- hệ thống khí đầu tiên của ngành
công nghiệp khí Việt Nam.

- Ngày 17- 11-2006, PV Gas được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành
-

viên Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí.
Ngày 18-7-2007, Tổng công ty khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức

-

lại công ty THHH một thành viên chế biến và kinh doanh sản phẩm khí và một

số đơn vị kinh doanh khí thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Ngày 16-5-2011, PV Gas chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Tính đến thời điểm hiện tại, PV Gas có sáu công ty thành viên, trong đó có ba
công ty chịu sự kiểm soát của PV Gas. PV Gas hiện đang phân phối các sản
phẩm của mình thông qua các công ty này.

Hình 2.1: Các công ty thành viên của PV Gas

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

18


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Tổng công ty Khí Việt Nam- CTCP

Không nắm quyền kiểm soát

Nắm quyền kiểm soát

Công ty cổ phần CTCP
bọc ống
Việt
Nam
PVphát
Gas)
phân

phối
thấp ápsản
dầuxuất
khí ống
VN
khí hóa
lỏng
miền
Nam
CTCP
triển
Gas đô th
CTCP
thépkinh
dầu khí
VNCTCP
CTCP
doanh
khí hóaKinh
lỏngdoanh
miền(Nguồn:
Bắc

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Mặc dù đã được niêm yết từ năm 2011, PV Gas trên thực tế vẫn chịu sự kiểm
soát của Chính Phủ - đại diện bởi PetroVietnam với 96,72% cổ phần sở hữu. Hiện
tại chỉ có 3,28% cổ phiếu tự do giao dịch được nắm giữ bởi các nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài. Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đã gia tăng trong
với khối ngoại mua ròng liên tiếp dẫn đến tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tăng lên gần
gấp đôi từ 1,39% trong năm 2012 lên 2,68% tại thời điểm 5.5.2014 Các đầu tư nước

ngoài chủ chốt bao gồm J.P.Morgan Asset Management (Singapore), Norges Bank
Investment Mangement, Korea IM, Schorder IM, Mirae Assets Global Investment.
Goldman Sachs Asset anagement (US) cũng đã bắt đầu mua vào 1 triệu cổ phiếu
PV Gas trong đầu năm 2014 Từ 2012 đến đầu năm 2013, đã có vài hoạt động thẩm
định doanh nghiệp (due diligence) được thực hiện nhưng PetroVietnam vẫn chưa
thành công trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược.

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

19


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cổ đông của PV Gas

2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính của PV Gas
2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động
- Thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến khí và sản phẩm khí;
Phân phối, kinh doanh khí và các sản phẩm khí khô, khí thiên nhiên hóa lỏng
(LNG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí ngưng tụ
(condensate); kinh doanh vật tư, thiết bị, hóa chất trong lĩnh vực chế biến và sử
dụng khí và các sản phẩm khí; kinh doanh dịch vụ cảng, kho, bãi;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống phân phối sản phẩm khí khô, khí lỏng;
- Phân phối LPG từ các nhà máy lọc hóa dầu và các nguồn khác của PVN;
- Tư vấn thiết kế, lập dự án đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành,
-


bảo dưỡng, sửa chữa các công trình, dự án khí và liên quan đến khí;
Nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khí, thiết kế, cải tạo công trình khí;
Cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực khí, cải tạo bảo dưỡng sửa chữa động cơ,

-

lắp đặt thiết bị chuyển đổi cho phương tiện giao thông vận tải và nông, lâm, ngư
nghiệp sử dụng nhiên liệu khí; dịch vụ vận tải của các phương tiện có sử dụng
nhiên liệu khí;
Xuất nhập khẩu các sản phẩm khí khô, khí LNG, CNG, LPG, condensate;
Nhập khẩu vật tư, thiết bị và phương tiện phục vụ ngành khí;
Tham gia đầu tư các dự án khí thượng nguồn;
Đầu tư tài chính, mua bán doanh nghiệp khí trong và ngoài nước;
Đầu tư mua, bán, chuyển nhượng, đàm phán, ký các hợp đồng, dự án, tài sản,
công trình khí.

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

20


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

2.1.2.2. Các sản phẩm và dịch vụ chính
- Khí khô.
- Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
- Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

- Khí thiên nhiên nén ( CNG).
- Condensate.
- Vận chuyển, tàng trữ khí và sản phẩm khí.
- Tư vấn thiết kế, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình khí.
- Đầu tư tài chính.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò
PV Gas được Chính phủ và PVN giao phó những nhiệm vụ chính là thu gom,
vận chuyển, tàng trữ, chế biến và kinh doanh khí trên phạm vi cả nước, tập trung
vào mục tiêu: Xây dựng PV Gas trở thành doanh nghiệp hàng đầu về quy mô sản
xuất kinh doanh, sức cạnh tranh trong lĩnh vực khí và phát triển sản phâm hóa từ
khí. PV Gas hoạt động cả trong và ngoài nước, cung cấp tối đa khí, sản phẩm khí
cho các nhà máy điện, nhà máy đạm, sản xuất công nghiệp... Trong suốt 25 năm
qua, PV Gas đã luôn đi theo đúng định hướng ấy và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
của mình.
Trong công tác thu gom, chế biến, vận chuyển, xử lý, phân phối khí, PV
GAS liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao về sản lượng, doanh thu,
nộp ngân sách, lợi nhuận. Kể từ năm 1995 đến tháng 9/2015, PV GAS đã cung cấp
cho thị trường trên 98 tỷ m3 khí khô, khoảng 9,8 triệu tấn LPG và khoảng 1,6 triệu
tấn Condensate. Với việc quản lý và vận hành an toàn, liên tục các hệ thống thu
gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến và phân phối khí từ các bể Cửu Long, Nam
Côn Sơn (ở khu vực Đông Nam bộ), Malay – Thổ Chu (khu vực Tây Nam bộ), bể
Sông Hồng (khu vực Bắc Bộ), hiện nay mỗi năm PV Gas cung cấp khí để sản xuất
khoảng 35% sản lượng điện, 70% nhu cầu phân đạm và duy trì khoảng 70% thị
phần LPG trong nước phục vụ các ngành công nghiệp và dân dụng của cả nước.
Không chỉ dừng lại với nguồn khí đầu vào là các mỏ trong nước, PV Gas còn
quan tâm phát triển nhập khẩu khí và các sản phẩm khí từ nước ngoài để đáp ứng
nhu cầu trong nước, chủ động trước tương lai gần khi nguồn cung khí nội địa không
đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. PV Gas cũng chuẩn bị nhập
khẩu LNG - một sản phẩm khí khác được làm lạnh để hóa lỏng đang được sử dụng


SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

21


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

khá phổ biến trên thế giới (đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc), mang lại nhiều lợi ích
cho người tiêu dùng, bù đắp cho sự suy giảm sản lượng khí nội địa.
Cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh khí, lĩnh vực dịch vụ cũng góp phần
đáng kể vào thành tựu của PV Gas. PV Gas đã phát triển mạnh một số dịch vụ như
vận chuyển khí, tàng trữ, vận chuyển condensate, bảo dưỡng sửa chữa nhiều công
trình khí, sản xuất ống thép và bọc ống cho hoạt động dầu khí... Trong quá trình
thực hiện các hợp đồng dịch vụ vận chuyển khí và sản phẩm lỏng, PV Gas luôn đáp
ứng yêu cầu của bên thuê (các chủ mỏ), mặc dù đây là những nhà đầu tư nước ngoài
khó tính, yêu cầu cao, đòi hỏi tính chuyên nghiệp. Hàng năm, PV Gas vận chuyển
trên 100.000 tấn Condensate và gần 7 tỷ m3 khí Nam Côn Sơn, tương ứng doanh
thu bình quân 2.500 tỷ đồng. Về lĩnh vực sản xuất ống thép dầu khí và bọc ống, PV
Gas trở thành đơn vị bọc ống có thương hiệu trong khu vực và thực hiện hầu hết các
dự án có liên quan đến bọc ống trong ngành Dầu khí Việt Nam, sản xuất ống thép
cho một số dự án/chủ đầu tư khác trong và ngoài ngành với nhà máy sản xuất ống
thép có công suất 100.000 tấn/ca/năm. Với công suất nhà máy này, PV Gas hoàn
toàn có thể đáp ứng 100% nhu cầu ống thép và bọc ống dầu khí cho thị trường Việt
Nam với chất lượng đạt chuẩn quốc tế, sẵn sàng mở rộng ra thị trường trong khu
vực.

2.1.4. Tình hình nguồn nhân lực của PV Gas
Hiện nay, PV GAS đã xây dựng được đội ngũ CB-CNV có trình độ kỹ thuật,

quản lý, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu phát triển
ngành khí có quy chuẩn quốc tế. Với 56% tổng số CB-CNV có trình độ từ đại học
trở lên (8 tiến sỹ, 165 thạc sỹ, 1.805 có một đến nhiều bằng đại học), đội ngũ
CBCNV của PV GAS đã nắm bắt và làm chủ được công nghệ và hệ thống thiết bị
ngành khí, thay thế được các chuyên gia nước ngoài, quản lý vận hành khai thác an
toàn hệ thống công trình khí, không để xảy ra sự cố, tai nạn lớn nào làm thiệt hại
đến con người, tài sản và môi trường.

2.1.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng của PV Gas

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

22


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Hệ thống khí Cửu Long: thu gom, vận chuyển, xử lý và phân phối khí từ các
mỏ thuộc khu vực bể Cửu Long với công suất khoảng 2 tỉ m3/năm, bao gồm các
hạng mục sau:

- Đường ống ngoài khơi: hệ thống các đường ống thu gom khí đồng hành từ các

-

mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông/Phương Đông, Cá Ngừ Vàng, Sư Tử Vàng, Sư Tử
Đen ... về Dinh Cố với tổng chiều dài 243,5 km;
Đường ống dẫn khí trên bờ Dinh Cố - Bà Rịa – Phú Mỹ dài 27 km;

Đường ống dẫn khí trên bờ Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Hiệp Phước dài 40km; 03

-

đường ống dẫn sản phẩm lỏng từ Nhà máy xử lý khí Dinh Cố đến Kho cảng Thị
Vải, với mỗi đường ống dài 25km;
Nhà máy xử lý khí Dinh Cố với công suất đầu vào khoảng 2 tỉ m3 khí ẩm/năm;
Các trạm phân phối khí Dinh Cố, Bà Rịa, Phú Mỹ, Nhơn Trạch, Hiệp Phước.

Hệ thống khí Nam Côn Sơn: là công trình hợp tác kinh doanh, trong đó PV
Gas có 51% vốn góp, hiện do PV Gas điều hành. Chức năng của dự án là thu gom,
vận chuyển, xử lý và phân phối khí từ các mỏ thuộc khu vực bể Nam Côn sơn với
công suất 7 tỉ m3/năm, bao gồm các hạng mục sau:

- Hệ thống đường ống dẫn khí ngoài khơi thu gom khí từ các mỏ Rồng Đôi/Rồng
-

Đôi trẻ - Lan Tây/Lan Đỏ về Long Hải với tổng chiều dài 428 km;
Đường ống dẫn khí trên bờ Long Hải - Trạm Xử lý khí Dinh Cố - Trung tâm

-

phân phối khí Phú Mỹ với chiều dài 37 km;
Nhà máy xử lý khí NCSP – Dinh Cố, Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ.

Hệ thống khí PM3 - Cà Mau: thu gom, vận chuyển, xử lý phân phối khí từ các mỏ
thuộc khu vực bể PM3_CAA với công suất 2 tỉ m3/năm, bao gồm các hạng mục
sau:

- Đường ống ngoài khơi dài 300 km.

- Đường ống trên bờ dài 30 km.
- Các trạm phân phối khí.
Hệ thống kho chứa condensate, LPG, trạm nạp LPG, CNG:

- Hệ thống bồn chứa condensate: 2.000 m3 tại Nhà máy xử lý khí Dinh Cố;
13.000 m3 chứa condensate Cửu Long và 33.000 m3 chứa condensate Nam
Côn Sơn tại kho cảng Thị Vải.

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

23


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

- Hệ thống kho chứa LPG với 9 kho chứa có tổng sức chứa 25.000 tấn (Thị

-

Vải, Cần Thơ, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng); 01 kho thuê (kho nổi) sức chứa
45.000 tấn.
Hệ thống phân phối LPG: 27 trạm chiết nạp LPG (trong đó thuê ngoài 14 trạm);

-

274 tổng đại lý; 1700 đại lý cấp 2 & 3; 48 cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Hệ thống cung cấp CNG: 2 trạm nạp mẹ CNG với công suất 100 triệu m3/năm;


-

1 trạm con công suất 13,6 triệu m3/năm; 48 xe bồn vận chuyển với sức chứa
20-40 feet/xe.
Hệ thống cầu cảng Thị Vải với 2 cầu cảng, công suất 20.000 DWT và 2.000

DWT.
2.1.6. Thị trường Khí và các sản phẩm khí của PV Gas
2.1.6.1. Khái niệm khí, thị trường khí
Khí được đề cập ở đây là khí thiên nhiên, được khai thác đôc lập từ các mỏ
khí hoặc khí đồng hành được khai thác cùng với dầu thô từ các mỏ dầu. Ngoài ra
còn có khí phi truyền thống như khí than ( coal bed methane-CBM), khí đá phiến
( shale gas), khí trong các chặt xít( tight gas), băng cháy( gas hydrate)...
Khí thiên nhiên có thể chứa đến 85% mêtan (CH 4 ), khoảng 10% êtan ( C2H6)
và một lượng nhỏ hơn propan ( C 3H8), butan ( C4H10), pentan ( C5H12) và các akan
khác. Khí thiên nhiên thường được tìm thấy trong các mỏ dầu ở trong mỏ Trái Đất,
được khai thác và tinh lọc thành nhiên liệu cung cấp cho khoảng 25% nguồn cung
năng lượng cho toàn thế giới.
Thị trường khí là nơi diễn ra các giao dịch kinh doanh thương mại khí. Thị
trường khí có các đặc điểm chung của thị trường như các bên tham gia, quá trình
mua bán, điều kiện trao đổi.
Tổng nhu cầu tiêu thụ khí tự nhiên năm 2013 đạt 9.46 bcm, tăng 11% so với
năm 2012. Tiêu thụ khí đốt tự nhiên được dự báo chủ yếu dựa trên nhu cầu từ sản
xuất điện, phân bón. Hiện nay, Việt Nam có hai nhà sản xuất phân bón, Phú Mỹ và
nhà máy Cà Mau. Mỗi nhà máy tiêu thụ trung bình khoảng 0,5 bcm khí để sản xuất
ra 1,5 triệu tấn urê.
Biểu đồ 2.3: ước tính tiêu thụ khí tự nhiên tới năm 2025.

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH


24


GVHD: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Nếu sản xuất urê ổn định nghĩa là nhà máy phân bón sẽ tiêu thụ khoảng 1,1
tỷ m3 khí mỗi năm, chiếm trung bình 6% tổng nhu cầu. Các nguồn tiêu thụ khác
như khí thấp áp cho công nghiệp, CNG và LPG sản xuất góp phần một lượng 1,73,0 tỷ m3, chiếm 7-16% trong tổng cầu. Về dự báo nhu cầu điện, dựa trên Quy
hoạch điện lần VI của Việt Nam, các trạm phát điện sẽ đạt công suất 97.424 MW
vào năm 2025, dẫn đến nhu cầu khí đốt 17,1 tỷ m 3 trong năm 2025, tăng 90% so với
năm 2012. Như vậy, nhu cầu khí tự nhiên của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng
CAGR 4,5% trong giai đoạn 2014-2025 trong khi đó sản xuất là -2%.
Tóm lại, sự thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt sẽ tăng lên khi khoảng cách
giữa cung và cầu được mở rộng. Thiếu hụt sẽ tăng mạnh khi bể Cửu Long ngừng
sản xuất. Đến năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu 1,23 tỷ m 3 khí đốt tự nhiên, năm năm
sau đó con số này sẽ là 5,9 tỷ m3. Mỏ khí mới sẽ phải đi vào hoạt động kịp thời để
bù đắp cho các mỏ đang trên đà cạn kiệt. Bất chấp sự phát triển các mỏ mới, năng
lực sản xuất khí thiên nhiên trong nước dự kiến sẽ giảm nhanh chóng từ năm 2017,
tiếp tục gia tăng khoảng cách giữa cung và cầu. Nhập khẩu LNG sẽ là cần thiết để
thu hẹp khoảng cách này.
Biểu đồ 2.4: Cân bằng cung - cầu

SV: MAI THỊ PHƯƠNG ANH

25



×