Tải bản đầy đủ (.ppt) (63 trang)

Chương 1 tổng quan về nghiên cứu kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.04 KB, 63 trang )

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
TRONG KINH DOANH


NỘI DUNG
1.1. Tổng quan về nghiên cứu kinh doanh
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.3. Bình luận các nghiên cứu liên quan
1.4. Hình thành thiết kế nghiên cứu
1.5. Xây dựng đề cương nghiên cứu


1.1. Tổng quan về nghiên cứu
trong kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Một số thuật ngữ về phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
1.1.3. Phân loại nghiên cứu trong kinh doanh
1.1.4. Quy trình nghiên cứu


1.1.1. Khái niệm
-

Nghiên cứu là quá trình thu thập, phân tích dữ liệu một cách có hệ
thống nhằm khám phá các vấn đề liên quan (Kothari, 2004)

- Đặc điểm của nghiên cứu

+ Dữ liệu được thu thập một cách có hệ thống
+ Dữ liệu được diễn giải một cách có hệ thống


+ Có mục đích rõ ràng: khám phá các sự việc


1.1.1. Khái niệm
- W.Zikmund: nghiên cứu trong kinh doanh là một quá
trình thu thập, tập hợp và phân tích dữ liệu với mục đích
cung cấp những thông tin khách quan và có hệ thống hỗ
trợ cho việc ra quyết định (William G.Zikmund, 2003)

- J.Collis & R.Hussey: định nghĩa nghiên cứu kinh
doanh trên 3 khía cạnh
+ Là một quá trình điều tra và thu thập số liệu
+ Có hệ thống và có phương pháp luận
+ Tăng sự hiểu biết


1.1.1. Khái niệm
D.Cooper & P.Schindler (2011): nghiên cứu kinh
doanh (business research) là quá trình điều tra
một cách có hệ thống nhằm cung cấp thông tin
hướng dẫn ra các quyết định quản trị, đây là
quá trình hoạch định, tìm kiếm, phân tích và phổ
biến những dữ liệu, thông tin có ý nghĩa cho
người ra quyết định một cách linh hoạt và phù
hợp để tối đa hóa hiệu suất, năng lực của tổ
chức


1.1.1. Khái niệm
- “Nghiên cứu kinh doanh” là quá trình thu thập số liệu, ghi chép, phân

tích dữ liệu một cách có hệ thống, có mục đích nhằm hỗ trợ cho việc
ra quyết định kinh doanh
- Đặc điểm

+Thông tin được thu thập một cách khoa học
+Thông tin chính xác
+Phải có mục tiêu rõ ràng: phục vụ cho việc ra
quyết định quản lý kinh doanh


1.1.1. Khái niệm
Phương pháp nghiên cứu có thể được hiểu là tất cả những
phương pháp hay kỹ thuật được sử dụng cho việc
nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu có thể được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm gồm những phương pháp có liên quan đến thu
thập dữ liệu
- Nhóm gồm những kỹ thuật thống kê để sử dụng cho
việc thiết lập mối quan hệ giữa các dữ liệu và những vấn
đề chưa biết
- Nhóm gồm những phương pháp được sử dụng để đánh
giá tính chính xác của các kết quả thu được


1.1.1. Khái niệm
Phương pháp luận nghiên cứu là một cách giải quyết có hệ thống
vấn đề nghiên cứu, nó có thể được xem như là một ngành khoa
học nghiên cứu cách thức thực hiện nghiên cứu một cách khoa
học
Phương pháp luận nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi:

- Tại sao nghiên cứu lại được tiến hành?
- Vấn đề nghiên cứu này được định nghĩa như thế nào?
- Tại sao và bằng cách nào những giả thuyết này được đưa ra?
- Dữ liệu gì được thu thập? Phương pháp nào dùng để thu thập
dữ liệu?
- Tại sao kỹ thuật phân tích dữ liệu này được sử dụng?


1.1.1. Khái niệm
 Khi nào cần nghiên cứu trong kinh doanh
+ Giới hạn về thời gian
+ Khả năng thu thập dữ liệu
+ Tính chất của quyết định
+ Lợi ích so với chi phí bỏ ra


Khi nào cần tiến hành nghiên cứu


1.1.2. Một số thuật ngữ về phương
pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Khái niệm (Concepts) (hay còn gọi là Khái niệm lý thuyết)
“Một khái niệm lý thuyết là một tập hợp những ý nghĩa và
đặc điểm được chấp nhận rộng rãi liên quan đến những
sự kiện, đối tượng, điều kiện, tình huống hay hành vi cụ
thể” (Cooper & Schindler, 2011)
“Phân loại những sự kiện hay đối tượng có những đặc
điểm chung vượt ra ngoài khuôn khổ của những quan
sát đơn lẻ tạo nên khái niệm lý thuyết” (Cooper &
Schindler, 2011)



1.1.2. Một số thuật ngữ về phương
pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Khái niệm nghiên cứu (Constructs)
“Khái niệm nghiên cứu là một hình ảnh hay một ý tưởng
trừu tượng được tạo ra cho một nghiên cứu cụ thể
và/hoặc cho mục đích xây dựng lý thuyết” (Cooper &
Schindler, 2011)
“Chúng ta xây dựng khái niệm nghiên cứu bằng cách kết
hợp những khái niệm lý thuyết (concepts) đơn giản và
cụ thể hơn, đặc biệt khi ý tưởng hoặc hình ảnh mà
chúng ta dự định biểu đạt không phải là đối tượng cho
việc quan sát trực tiếp” (Cooper & Schindler, 2011)


1.1.2. Một số thuật ngữ về phương
pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Khái niệm “cảm nhận đối với công việc”
Công việc cho phép
bạn sử dụng tốt
năng lực cá nhân
Công việc có
nhiều thách
thức

Công việc rất
thú vị

Khi công việc hoàn

thành tốt sẽ được công
ty rất hoan nghênh


1.1.2. Một số thuật ngữ về phương
pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Định nghĩa (Definitions)
Định nghĩa hay còn được gọi là định nghĩa đưa vào nghiên
cứu (operational definitions) là những phát biểu dưới
dạng những tiêu chuẩn cụ thể để kiểm định và đo
lường.
Những thuật ngữ sử dụng trong định nghĩa phải liên quan
đến tiểu chuẩn đo lường. Cho dù đối tượng được định
nghĩa là như thế nào thì định nghĩa đưa vào nghiên cứu
phải cụ thể hóa những đặc điểm của đối tượng và chỉ rõ
nhà nghiên cứu sẽ quan sát những đặc điểm này như
thế nào


1.1.2. Một số thuật ngữ về phương
pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Khái niệm nghiên cứu

Định nghĩa

Nhận thức thương hiệu

Phần trăm đáp viên nghe đến thương hiệu, nhận thức có
thể được trợ giúp hoặc không được trợ giúp


Thái độ đối với thương hiệu

Số lượng đáp viên và mức độ cảm nhận tích cực hoặc tiêu
cực đối với một thương hiệu

Ý định mua

Số lượng đáp viên dự định mua sản phẩm hay sử dụng
dịch vụ cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định

Tầm quan trọng của các yếu tố

Những yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
lựa chọn mua

Các đặc điểm nhân khẩu học

Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập… của đáp viên

Lòng trung thành thương hiệu

Đáp viên đã mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ bao nhiêu
lần


1.1.2. Một số thuật ngữ về phương
pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Biến nghiên cứu (Variables)
- Biến độc lập (independent variables)
- Biến phụ thuộc (dependent variables)

- Biến điều tiết (interaction variables)
- Biến ngoại vi (extraneous variables)
- Biến can thiệp (intervening variables)


1.1.2. Một số thuật ngữ về phương
pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Biến độc lập và biến phụ thuộc
Phong cách lãnh
đạo
Chính sách đào tạo
Lòng trung thành
Cơ hội thăng tiến
Chế độ làm việc


1.1.2. Một số thuật ngữ về phương
pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Biến điều tiết
Phong cách lãnh
đạo
Chính sách đào tạo
Lòng trung thành
Cơ hội thăng tiến
Chế độ làm việc
Tuổi nhân viên


1.1.2. Một số thuật ngữ về phương
pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Biến ngoại vi
Nhiệt độ nơi làm
việc
Phong cách lãnh
đạo
Chính sách đào tạo
Lòng trung thành
Cơ hội thăng tiến
Chế độ làm việc

Tuổi nhân viên
Thời gian họp


1.1.2. Một số thuật ngữ về phương
pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Biến can thiệp
Phong cách lãnh
đạo
Chính sách đào tạo

Lòng trung thành

Cơ hội thăng tiến
Thoải mái trong công việc
Chế độ làm việc

Tuổi nhân viên



1.1.3. Phân loại
 Theo mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu khám phá (exploratory research)
Là nghiên cứu sơ khởi được tiến hành nhằm làm rõ
hoặc xác định tính chất của vấn đề
Ví dụ: Trong thời gian qua, hiện tượng nhân viên
nhảy việc, chuyển việc trong công ty bạn sang
các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn. Bạn muốn
tìm hiểu các nguyên nhân xảy ra hiện tượng này
=> tiến hành nghiên cứu khám phá để tìm hiểu
bản chất của hiện tượng


1.1.3. Phân loại
 Theo mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả (Descriptive research)
Là nghiên cứu được thiết kế để mô tả tính chất của một
tổng thể hay hiện tượng
Ví dụ: Công ty A là một công ty dịch vụ lữ hành lớn nhất
trên địa bàn. Hàng năm, số lượng du khách trong và
ngoài nước đến Huế thông qua các tour du lịch của công
ty là rất lớn. Công ty muốn phát triển các tour du lịch
nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Công ty tiến hành
điều tra để đánh giá về đặc tính của du khách khi đến
Huế để có thể thiết kế cho phù hợp. Sau 1 tháng thu
thập dữ liệu, cuộc điều tra đã có được những thông số
cơ bản.


1.1.3. Phân loại

 Theo mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu giải thích (explanatory research)
Là nghiên cứu được tiến hành nhằm chỉ rõ mối quan hệ
nhân quả giữa các biến
Ví dụ: Trong những năm qua, tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp bạn không được khả quan. Điều này được
thể hiện qua doanh số bán hàng ngày càng giảm. Bạn
muốn cải thiện tình hình bằng cách gia tăng việc truyền
thông, giới thiệu quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp
đối với khách hàng. Tuy nhiên, bạn không biết rằng
phương án này có khả thi hay không. Việc tiến hành
nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí quảng cáo và
doanh thu doanh nghiệp giúp cho bạn ra quyết định
chính xác hơn


1.1.3. Phân loại
 Theo kỹ thuật thu thập thông tin
- Nghiên cứu định tính
Là nghiên cứu mà ta không thể đo lường được
những thông tin đã thu thập. Đó là câu trả lời
cho các câu hỏi như: Who, What, When hay
Where
- Nghiên cứu định lượng
Là nghiên cứu mà thông tin thu thập có thể đo
lường được. Đó là câu trả lời cho các câu hỏi
How và một phần cho câu hỏi Why



×