Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước tìm hiểu thực trạng và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt công khai hoạt động ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.64 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về ngân sách nhà nước
II. Các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước
1. Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước
2. Công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụngvốn
ngân sách nhà nước
3. Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được
ngân sách nhà nước hỗ trợ
4. Công khai tài chính với các doanh nghiệp Nhà nước
5. Công khai tài chính với các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước
6. Xử lý vi phạm
III. Thực thực và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt công khai hoạt động
ngân sách nhà nước
1. Thực trạng công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước
2. Để xuất pháp lí
2.1 Các biện pháp hoàn thiện pháp luật về công khai ngân sách
2.2 Một số biện pháp hỗ trợ khác
C. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


I. MỞ BÀI
Ngân sách nhà nước có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển
của nền kinh tế đất nước. Đó là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa
nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình hình thành,
phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập chung quan trọng nhất của nhà nước nhằm
đáp ứng cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước về mọi mặt.


Công khai trong hoạt động ngân sách là vấn đề cần được quan tâm, chúng ta sẽ đi
tìm hiểu các quy định trong hoạt động ngân sách nhà nước.
II. NỘI DUNG
I. Khái quát về công khai ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được
thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước.
Ngân sách nhà nước với ý nghĩa là loại hình ngân sách quan trọng nhất còn
hàm chứa những đặc điểm riêng biệt để phân biệt vs các loại ngân sách khác, có
thể hình dung ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau:
+ Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính khổng lồ nhất cần được Quốc hội
biểu quyết thông qua trước khi thi hành.
+ Ngân sách nhà nước không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần túy mà còn
là một đạo luật
+ Ngân sách nhà nước còn là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao
cho chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của
quốc hội.
+ Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưa cầu
lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích
chung cho toàn thể quốc gia.

2


+ Và NSNN luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành
pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.
Ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường như
là công cụ phân phối của Nhà nước đối với lợi tức quốc gia, điều tiết các hoạt
động kinh tế và là công cụ dẫn tiêu dùng xã hội, vai trò của ngân sách chỉ phát

huy tác dụng khi nó gắn liền với Nhà nước và được thể chế hóa bởi nhà nước
thông qua phương tiện pháp luật.
Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với
trách nhiệm.( Điều 3 Luật Ngân sách nhà nước 2002)
Công khai chính là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động
ngân sách. Nguyên tắc này nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức
Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện kiểm tra, giám
sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử
dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và
ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả
ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí.
Công khai ngân sách là việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông
tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận
thông tin thông qua những hình thức pháp luật quy định như công bố trong các kì
họp thường niên, phát hành ấn phẩm, thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ những
tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước. Việc gửi các báo cáo quyết toán NSNN các
cấp, báo cáo quyết toan tài chính của các đơn vị dự toán NSNN, các tổ chức được
NSNN hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính
và kế toán hiện hành.
Những đối tượng phải công khai tài chính gồm: các cấp ngân sách nhà nước,
các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự
3


án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp
nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ
các khoản đóng góp của nhân dân được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập
theo quy định của pháp luật.

II. Các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước
1. Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước
- Đối với ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương
Những nội dung phải công khai gồm:
+ Cân đối dự toán, quyết toán NSNN đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
+ Cân đối dự toán, quyết toán ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã
được Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán thu cân đối NSNN theo lĩnh vực đã được Quốc hội quyết
định, phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán chi NSNN, chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa
phương theo cơ cấu chi đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán các khoản thu quản lý qua ngân sách đã được Quốc hội
quyết định, phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán chi ngân sách trung ương theo từng lĩnh vực đã được Quốc
hội quyết định, phê chuẩn.
+ Tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực dự toán chi ngân sách trung ương cho
từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung
ương đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao; tổng số và chi tiết
theo từng lĩnh vực quyết toán chi ngân sách trung ương cho từng Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương đã được Quốc
hội phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán chi ngân sách trung ương cho các dự án, chương trình mục
tiêu quốc gia đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao (đối với dự
toán), Quốc hội phê chuẩn (đối với quyết toán).
4


+ Dự toán, quyết toán thu NSNN trên địa bàn, chi cân đối ngân sách địa phương,
số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách
từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội quyết định, Thủ

tướng Chính phủ giao (đối với dự toán), đã được Quốc hội phê chuẩn, Bộ Tài
chính thẩm định (đối với quyết toán); tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia
giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương đã được Uỷ Ban thường vụ Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ
giao.
Cơ quan thực hiện việc công khai NSNN và ngân sách trung ương là Bộ Tài
Chính. Việc công khai phải được thực hiện hàng năm, chậm nhất sau 60 ngày, kể
từ ngày Quốc hội ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán NSNN, phân bổ
ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, dưới các hình
thức thông báo bằng văn bản cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan khác ở Trung ương, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; phát hành ấn phẩm; công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài
chính.
Việc công khai đối với ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và
ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng bao gồm những nội
dung như việc công khai đối với ngân sách trung ương. Bao gồm: Cân đối dự
toán, quyết toán ngân sách tỉnh; Dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh,
ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Dự toán, quyết toán thu, chi
ngân sách nhà nước và ngân sách tỉnh trên địa bàn theo từng lĩnh vực; Dự toán,
quyết toán chi xây dựng cơ bản cho từng dự án, công trình, chi cho các dự án,
chương trình mục tiêu quốc gia. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thực hiện công khai ngân sách hàng năm những nội dung trên chậm nhất sau
60 ngày, kể từ ngày HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết về quyết định dự toán,
phê chuẩn quyết toán ngân sách dưới các hình thức sau: thông báo bằng văn bản
cho các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh, HĐND, UBND các huyện, quận, thị xã,
5


thành phố thuộc tỉnh; phát hành ấn phẩm; công bố trên trang thông tin điện tử (đối
với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trang thông tin điện tử).

- Đối với ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; ngân sách thuộc
xã, phường thị trấn
Cũng phải được công khai chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày HĐNN cấp huyện,
xã ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách và
các hoạt động tài chính khác do Chủ tịch UBND huyện và chủ tịch UBND xã
chịu trách nhiệm thực hiện. Về hình thức công khai, đối với ngân sách huyện,
việc công khai được thực hiện bằng các hình thức sau: thông báo bằng văn bản
cho các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện, HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn
thuộc cấp huyện; phát hành ấn phẩm. Đối với ngân sách cấp xã, những nội dung
này phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã ít nhất trong thời hạn
90 ngày, kể từ ngày niêm yết; thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức
chính trị - xã hội ở cấp xã và trưởng các thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ
dân phố ở phường, thị trấn; thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã.
Các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng được tiếp nhận thông tin công
khai ngân sách nhà nước có quyền chất vấn cơ quan, tổ chức, đơn vị về các nội
dung công khai dưới các hình thức bằng văn bản hoặc chất vấn trực tiếp trong các
kỳ họp. Người có trách nhiệm thực hiện công khai phải trả lời chất vấn về các nội
dung đã được công bố công khai. Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng
hình thức trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi tới người chất vấn, tuỳ theo hình
thức chất vấn và nội dung chất vấn chậm nhất sau 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận
nội dung chất vấn. Trường hợp nội dung chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để
chuẩn bị trả lời thì phải có văn bản hẹn ngày trả lời cụ thể cho người chất vấn,
nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được nội dung chất vấn.
2. Công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng
vốn ngân sách nhà nước

6


Các dự án đầu tư và xây dựng có sử dụng nguồn vốn NSNN được cơ quan có

thẩm quyền quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước trong dự toán
NSNN hàng năm đều phải thực hiện công khai tài chính, bao gồm các dự án được
đầu tư 100% bằng nguồn vốn NSNN và các dự án được hỗ trợ đầu tư bằng nguồn
vốn NSNN.
Hàng năm cơ quan cấp trên của chủ đầu tư phải thực hiện công khai tài chính
các nội dung thuộc thẩm quyền như: Tổng mức vốn đầu tư được Nhà nước giao
theo kế hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và triển khai phân bổ
kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc cấp mình quản lý; Kết quả lựa chọn
nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án; Số liệu quyết toán
vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án; Số liệu quyết toán
vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất
là 30 ngày, kể từ ngày ký quyết định phân bổ, điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn
đầu tư, ký gửi báo cáo quyết toán niên độ ngân sách và ký quyết định phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư hoàn thành hoặc chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có kết
quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt đối với nội dung về kết quả lựa chọn nhà
thầu.
Ở các đơn vị thực hiện công khai tài chính việc phân bổ và sử dụng vốn đầu
tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước phải trả lời chất vấn về
các nội dung công khai tài chính. Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng
văn bản và gửi tới người chất vấn. Thời gian trả lời chất vấn chậm nhất là 10 ngày
sau khi nhận được văn bản chất vấn, trường hợp nội dung chất vấn phức tạp thì
phải có giấy hẹn và trả lời không quá 45 ngày.
3. Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được
ngân sách nhà nước hỗ trợ
Các đơn vị dự toán NSNN có trách nhiệm công khai phân bổ dự toán ngân sách
hàng năm, quyết toán NSNN. Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên công bố công
khai:
7



- Dự toán thu - chi NSNN, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có)
được cấp có thẩm quyền giao; nguồn kinh phí khác và phân bổ cho các đơn vị dự
toán cấp dưới trực thuộc (trong đó có dự toán của đơn vị mình trực tiếp sử dụng),
các đơn vị được ủy quyền (phần kinh phí ủy quyền - nếu có).
- Quyết toán kinh phí NSNN, kinh phí khác Và niêm yết công khai tại trụ sở làm
việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng
thời thông báo bằng văn bản cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc và các đơn vị
được ủy quyền (nếu có), chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm
quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có) hoặc từ
ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN cũng công bố
công khai dự toán thu - chi NSNN, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu
có) đã được cấp có thẩm quyền giao và nguồn kinh phí khác và công khai quyết
toán một số nội dung chi chủ yếu như chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm
việc, chi sửa chữa lớn TSCĐ, chi hội nghị. Những nội dung này phải được niêm
yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị; đồng thời công bố trong hội nghị cán
bộ, công chức, viên chức của đơn vị, chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được đơn
vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm
hoặc bổ sung trong năm (nếu có) hoặc kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên
hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các tổ chức được NSNN hỗ trợ thì phải công khai phân bổ dự toán kinh phí
NSNN hỗ trợ và quyết toán NSNN hỗ trợ. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc
công khai ngân sách thuộc về thủ trưởng tổ chức đó. Những nội dung này phải
được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất
là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời thông báo bằng văn bản cho các đơn
vị cấp dưới trực thuộc chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm
quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm hoặc từ ngày
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8



4. Công khai tài chính với các doanh nghiệp Nhà nước
Tại Điều 12 và Điều 13 Quyết định 192/2004 Nội dung công khai tài chính
đối với doanh nghiệp nhà nước Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc,
Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện công khai các nội dung sau: Tình
hình tài chính của doanh nghiệp; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp; việc trích, lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp; các khoản
đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp; các khoản thu nhập và thu
nhập bình quân của người lao động và số vốn góp và hiệu quả góp vốn của Nhà
nước tại doanh nghiệp, tổ chức khác.
Về hình thức và thời điểm công khai tài chính đối với các doanh nghiệp nhà
nước: Việc công khai những nội dung quy định tại Điều 12 của Quy chế này được
thực hiện theo các hình thức: phát hành ấn phẩm; niêm yết tại doanh nghiệp; công
bố trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp.Việc công khai
tài chính được thực hiện định kỳ hàng năm. Thời điểm công khai tài chính chậm
nhất là 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hiện nay đang giành được
những mối quan tâm lớn từ xã hội. Các DNNN đã chứng minh được vai trò là trụ
cột của nền kinh tế, nhưng thực tế đã cho thấy một vấn đề rất đáng lưu tâm, đó là
hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn từ NSNN của các doanh nghiệp này, khi mà
nhiều DNNN lâm vào tình trạng thua lỗ, nợ nần trầm trọng, hơn nữa tình trạng sử
dụng của “chùa”, tham nhũng, quan liêu cũng gây bức xúc cho dư luận. Do đó,
hơn lúc nào hết, việc công khai tài chính của các doanh nghiệp này là hết sức
quan trọng.
Ngoài ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, do tính chất đặc
thù kinh doanh, mà không phải thực hiện việc công khai tài chính, thì các DNNN
khác đều phải thực hiện. Các DNNN có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời,
chính xác các thông tin tài chính phải công khai tại hệ thống báo cáo tài chính
hàng năm, bao gồm các thông tin về tài sản, tiền vốn, kết quả sản xuất kinh
9



doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, lưu chuyển tiền tệ và thông
tin thuyết minh về báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý nhà nước theo chức
năng; hoặc các thông tin tài chính về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh
doanh, việc trích lập sử dụng các quỹ doanh nghiệp, các khoản đóng góp cho
ngân sách nhà nước của doanh nghiệp, các khoản thu nhập và thu nhập bình quân
của người lao động, số vốn góp và hiệu quả góp vốn của nhà nước tại doanh
nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, đoàn thanh
niên, Đảng và các đối tượng khác. Tùy vào tình hình thực tế mà các DNNN có thể
công khai các thông tin trên theo hình thức gửi báo cáo tài chính, theo hình thức
cổ đông hoặc người góp vốn thông qua báo cáo tài chính tại đại hội Đại hội đồng
cổ đông hoặc tại hội nghị thành viên hoặc phát hành ấn phẩm; niêm yết tại doanh
nghiệp; công bố trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp,
chậm nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Các tổ chức, cá nhân được tiếp nhận thông tin công khai tài chính có quyền chất
vấn về các nội dung công khai tài chính. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám
đốc) công ty thực hiện công khai tài chính có trách nhiệm trả lời chất vấn về các
nội dung công khai tài chính. Các chất vấn phải được trả lời cho người chất vấn
chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn. Trường hợp nội
dung chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị trả lời thì phải hẹn lại
ngày trả lời cụ thể cho từng người chất vấn, nhưng tối đa không quá 45 ngày kể từ
ngày tiếp nhận nội dung chất vấn.
5. Công khai tài chính với các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước
Các quỹ do NSNN cấp toàn bộ vốn điều lệ, cấp một phần vốn điều lệ hoặc cấp
hỗ trợ nguồn kinh phí hàng năm để thực hiện nhiệm vụ được giao; Các quỹ được
hình thành và sử dụng theo các mục tiêu của Nhà nước; Các quỹ mang tính chất
bảo hiểm bắt buộc (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) và các quỹ khác có nguồn từ
NSNN đều phải công khai tài chính.
Nội dung công khai bao gồm:

10


- Các văn bản về Điều lệ tổ chức và hoạt động; quy trình nghiệp vụ; quy chế
tài chính; các điều kiện, tiêu chuẩn, quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng được vay
hoặc tài trợ. Những nội dung này phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ
ngày văn bản được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Kế hoạch tài chính hàng năm, trong đó có chi tiết các khoản thu, chi có
quan hệ với NSNN. Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch tài chính năm
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện việc
công khai tài chính theo những hình thức mà pháp luật quy định.
- Kết quả hoạt động và tài trợ (bao gồm cả cho vay và cấp không thu hồi)
của quỹ và quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc
công khai tài chính phải được tiến hành chậm nhất là 120 ngày sau khi năm
dương lịch kết thúc.
Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc); người có trách
nhiệm quản lý quỹ; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn có tổ chức huy động đóng
góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, chủ tịch Hội
đồng xét thầu có trách nhiệm trả lời chất vấn về các nội dung công khai. Việc trả
lời chất vấn phải được thực hiện bằng văn bản và gửi tới người chất vấn. Thời
gian trả lời chất vấn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận chất vấn. Trong trường
hợp nội dung chất vấn phức tạp thì phải có giấy hẹn và trả lời chậm nhất là 45
ngày kể từ ngày nhận được chất vấn.
6. Xử lý vi phạm
Những hành vi sau bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về công
khai tài chính: Công khai không đầy đủ nội dung, hình thức, thời gian quy định,
công khai số liệu sai sự thật; công khai những số liệu thuộc bí mật nhà nước theo
quy định của pháp luật và không thực hiện báo cáo hoặc báo cáo chậm thời gian,
báo cáo sai sự thật.
Tùy theo tính chất, mức độ mà xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về xử

lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất của công chức; xử phạt hành chính đối với vi
11


phạm về báo cáo và công khai tài chính theo quy định tại Nghị định số
185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của Chính phủ về xử lý phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kế toán,Thông tư số 120/2004/TT-BTC ngày 15/12/2004 của
Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐCP ngày 4/11/2004 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
III. Thực trạng và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt công khai hoạt động
ngân sách nhà nước
1. Thực trạng công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước
Công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất
là trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước có vai trò vô cùng quan
trọng đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Đây là một trong những biện
pháp then chốt để phòng ngừa tham nhũng, đồng thời cũng là cơ sở thuận lợi để
thực hiện tốt cơ chế giám sát của xã hội, của nhân dân đối với hoạt động của bộ
máy nhà nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý
nhà nước, quản lý xã hội.
Với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nhân dân có thể
dễ dàng tiếp cận được với những nội dung công khai ngân sách của các cấp ngân
sách được in thành ấn phẩm hoặc đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng,
đặc biệt là trên chính những trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, của các tỉnh
thành phố, trực thuộc trung ương,
Tại Thông tư số 05/2011/TT-TTCP ngày 10/01/2011 của Thanh tra Chính
phủ quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra cũng chỉ đưa ra
yêu cầu mang tính chất tùy nghi là: Thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh
tra, cơ quan, tổ chức liên quan hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại
chúng quyết định xử lý sau thanh tra sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt.
Mặc dù vậy, trên thực tế thời gian qua, đã có nhiều cuộc thanh tra, việc xử

lý kết luận thanh tra, ý kiến chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra của Thủ trưởng
12


cơ quan quản lý nhà nước được công bố rộng rãi trên báo chí, phương tiện thông
tin đại chúng. Do đó, để tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh
tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra thì cần có quy định cụ thể yêu cầu Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm công khai việc xử lý và chỉ đạo
thực hiện kết luận thanh tra. Thông qua đây cũng phát huy được vai trò giám sát
của các cơ quan nhà nước, của xã hội và nhân dân đối với việc thực hiện kết luận
thanh tra, bảo đảm thực hiện kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra.
Công tác công khai ngân sách vẫn còn nhiều những bất cập, đòi hỏi phải có
sự thay đổi kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc công khai ngân sách. Hạn
chế chủ yếu vẫn là các số liệu thống kê, công khai còn hạn chế. Hiện nay, các quy
định của pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc quy định về nội dung công khai, đối
tượng công khai, trách nhiệm công khai, thời hạn và hình thức công khai mà chưa
chú trọng đến chất lượng của công khai. Điều này dẫn đến tình trạng các đối
tượng, mặc dù không công khai số liệu sai sự thật do đã có chế tài xử lý với hành
vi này, nhưng lại công khai những số liệu chung chung, chưa cụ thể, nhiều số liệu
còn nhập nhằng.
Công tác công khai hoạt động ngân sách vẫn chưa tạo được những hiệu quả thực
tế thật sự ấn tượng, chưa tạo được những chuyển biến tích cực trong hoạt động
của các đơn vị sử dụng ngân sách, đặc biệt là các Tổng công ty Nhà nước, các
doanh nghiệp nhà nước, các quỹ sử dụng ngân sách nhà nước. Nguyên nhân là do
công tác công khai ngân sách mới chỉ dừng lại ở việc công khai số liệu mà chưa
gắn với việc kiểm tra, thanh tra, chất vấn, làm rõ những số liệu chưa rõ ràng, phát
hiện những sai phạm và xử lí theo các quy định của pháp luật.
2. Để xuất pháp lí
2.1.Các biện pháp hoàn thiện pháp luật về công khai ngân sách
- Thực hiện đúng đắn, đầy đủ quy định công khai kết luận thanh tra

Cần phải nhận thức đầy đủ rằng, việc công khai kết luận thanh tra không chỉ là
thực hiện yêu cầu công khai, minh bạch theo quy định của Luật Thanh tra và Luật
13


Phòng, chống tham nhũng, mà hơn thế nó còn góp phần thiết thực vào việc nâng
cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra. Nhất là với các cơ quan Thanh tra nhà nước cần
phải hết sức coi trọng vai trò, sức mạnh và tính lan tỏa của báo chí, của các
phương tiện thông tin đại chúng để thông qua đó đẩy mạnh việc công khai kết
luận thanh tra nhằm xây dựng dư luận xã hội, tranh thủ tiếng nói, ý kiến ủng hộ,
đồng tình với các kết luận, kiến nghị của thanh tra, phát huy hiệu lực, hiệu quả
thanh tra.
- Tăng cường công khai về kế hoạch thanh tra, quyết định thanh tra, quá
trình thanh tra, việc xử lý kết luận thanh tra và thực hiện kết luận thanh tra, quyết
định xử lý về thanh tra
Đẩy mạnh việc công khai kế hoạch thanh tra, tăng cường công khai quyết
định thanh tra, xem xét công khai những nội dung phù hợp trong quá trình thanh
tra: để tăng cường công khai, minh bạch, tăng cường sự giám sát đối với hoạt
động thanh tra, bảo đảm cho hoạt động thanh tra được tiến hành khách quan,
chính xác và theo đúng quy định của pháp luật, cần có quy định mở hơn về vấn đề
này. Theo đó, đối với những thông tin, tài liệu liên quan đến bí mật nhà nước, bí
mật kinh doanh của doanh nghiệp hay những thông tin có thể ảnh hưởng đến kết
quả thanh tra thì không được công khai. Ngoài ra, cần cân nhắc, xem xét công
khai những thông tin phù hợp, không ảnh hưởng đến kết quả thanh tra nhằm tạo
điều kiện cho người dân, cơ quan, tổ chức, nhất là các cơ quan báo chí tiếp cận
thông tin về thanh tra, giám sát hoạt động thanh tra. Tăng cường công khai việc
xử lý kết luận thanh tra, việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về
thanh tra
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng,
chống tham nhũng, chú ý nội dung thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt

động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm thúc đẩy việc thực hiện giải pháp
phòng ngừa tham nhũng

14


-Tiếp tục hoàn thiện quy trình ngân sách, nhất là các thủ tục nộp cũng như
thanh toán ngân sách đơn giản hơn, rõ ràng, tránh chồng chéo, gắn quyền hạn với
trách nhiệm, nhất là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu được giao giải quyết
công việc;
- Xây dựng một hệ thống kế toán nhà nước hoàn chỉnh và sát với thông lệ
quốc tế để sử dụng chung cho tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách Trung ương và
ngân sách địa phương; nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống phân loại ngân sách
hiện hành phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm phục vụ tốt hơn trong tổ chức quản
lý ngân sách như công tác công khai, minh bạch và hội nhập quốc tế;
- Cơ chế luật pháp cần phải hướng tới việc điều chỉnh việc chi tiêu, mua sắm
của Chính phủ. Cần kiểm tra, kiểm soát tài sản quốc gia, kể cả tài sản định lượng
được và tài sản không định lượng được. Việc nâng cao chất lượng chi tiêu của
Chính phủ sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động tài chính, ngân
sách, tạo dựng và củng cố lòng tin của nhân dân.
- Cần gắn chặt công tác công khai hoạt động ngân sách với hoạt động chất
vấn, kiểm tra, giám sát, để tăng cường hiệu quả thực tế của công tác công khai
ngân sách.
2.2 một số biện pháp hỗ trợ
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của những người có liên quan trực tiếp hay gián
tiếp đến hoạt động ngân sách
- Có những quy định thắc chặt hơn về hình thức kỷ luật, xử phạt
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quy chế công khai tài
chính - ngân sách trong các tầng lớp nhân dân để người dân hiểu biết về tình hình
công khai ở địa phương, từ đó thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát trong quá

trình sử dụng ngân sách nhà nước

15


C. KẾT LUẬN
Như vậy Công khai trong hoạt động ngân sách là biện pháp quan trọng hàng
đầu để ngăn ngừa tham nhũng. Thực hiện tốt các vấn đề công khai minh bạnh
ngân sách nhà nước sẽ tạo đà để có một nền kinh tế phát triển bền vững nhất là
trong xu thế hội nhập thị trường. Nhà nước ta cần có những quy định, chính sách
cụ thể hơn quản lý tôt ngân sách.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân sách Nhà nước 2002
2. Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi bổ sung 2007
3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004
ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách, các tổ chức được
ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn
ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách
nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.
4. Thông tư của Bộ Tài Chính số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 Hướng dẫn
thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế
độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính.
5. Thông tư của Bộ Tài Chính số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005 Hướng dẫn
thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
6. Thông Tư của Bộ Tài Chính số 21/2005/TT-BTC ngày 22/03/2005 Hướng dẫn

thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các
tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
7. Thông tư của Bộ Tài Cính số 29/2005/TT-BCT ngày 14/04/2005 Hướng dẫn
quy chế công khai tài chính doanh nghiệp nhà nước.
8. Thông tư của Bộ Tài Chính số 54/2006/TT-BTC ngày 19/06/2006 Hướng dẫn
thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá
nhân, dân cư.
9. Thông tư số 05/2011/TT-TTCP ngày 10/01/2011 của Thanh tra Chính phủ quy
định về phòng, chống tham nhũng
10. Google. com

17



×