Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.49 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: NGỮ VĂN
LỚP: SƯ PHẠM VĂN 3A

NHỮNG
CÁCH
TÂN
NGHỆ
THUẬT
TRONG
THƠ
XUÂN
DIỆU
TRƯỚC
1945

Đề tài:

Giáo viên hướng dẫn: TS. Bạch Văn Hợp.
Sinh viên thực hiện:
1.
2.
3.

Đoái Hoàng Đức K39.601.022
Đỗ Hoàng Linh K39.601.058
Nguyễn Thị Như Huỳnh.
K39.601.0444

Mục lục:


1


Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu là một nhà thơ lớn.
Tác phẩm của ông thật phong phú và đa dạng: thơ ca, văn xuôi, nghiên cứu, phê bình văn
học... Trong sự nghiệp văn học của ông, thơ ca chiếm một vị trí quan trọng. Đặc biệt thơ
Xuân Diệu giai đoạn 1932- 1945 không chỉ có ý nghĩa với sự nghiệp văn học của ông mà
còn đối với lịch sử văn học nói chung. Sự xuất hiện của ông đã góp phần quyết định thắng
lợi của phong trào Thơ mới. Nhiều người đã xem ông là “Người mới nhất trong các nhà
Thơ mới“ (Hoài Thanh), “Là người mang đến cho Thơ mới nhiều cái mới nhất“ (Vũ Ngọc
Phan). Cho nên để hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về thơ Xuân Diệu và Thơ mới, không thể
không nghiên cứu những cách tân trong thơ Xuân Diệu trước 1945.
I.

A. Một số vấn đề chung.
Cơ sở lí luận chung.
1. Cách tân văn học là một xu hướng tất yếu của thời đại.
Xã hội Việt Nam giai đoạn lịch sử 1930 - 1945 đã hội đủ tiền đề cần thiết cho sự ra đời
nền văn học mới theo xu hướng hiện đại. Những tiền đề đó là: Có công chúng mới với đời sống tinh
thần, thị hiếu, nhu cầu thẩm mĩ khác do chịu ạnh hưởng của nền văn hóa phương Tây, cụ thể là văn
hóa Pháp. Xã hội Việt Nam phân hóa giai cấp, hình thành giai cấp mới, tư sản, tiểu tư sản, thị dân viên
chức, học sinh, sinh viên. Có đội ngũ sáng tác mới mang tính chuyên nghiệp là tần lớp trí thức. Văn
chương trở thành hàng hóa kinh doanh. Viết văn là nghề kiếm sống như Tản Đà, mặc dù Hồ Biểu
Tránh đại biểu xuất sắc nhất văn học miền Nam bấy giớ nhưng viết văn chỉ là nghề tay trái. Chữ quốc
ngữ ra đời thay thế chữ Nôm, tạo điều kiện ra đời nền văn học mới viết bằng chữ quốc ngữ thay thế
cho nên văn học chữ Hán chữ Nôm tôn tại lâu đời. Đặc biệt giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn
thành cuộc xâm lược thuộc địa, bắt đầu thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, đồng hóa dân ta
bằng văn học Pháp, buộc dân ta học tiếng Pháp,…. Để thực hiện ý đồ của mình thay vì xây dựng hệ
thống giao thông để vận chuyển nguyên liệu khai thác, thì Pháp cũng mở rộng cơ quan ngôn luận
tuyên truyền văn hóa Pháp như báo chí, nhà xuất bản, nhà in để tuyên truyền ấn phẩm. Điều đó vô

tình tạo điều kiện cho sáng tác văn học phát triển, khi xưa viết ra một tác phẩm muốn in ấn là một vấn
đề nhưng giờ in ân phát triển tạo điều kiện cho sáng tác ,in ấn lưu giữ tác phẩm. Để bắt kip bước hiện
đại hóa của văn học thì yêu câu mọi nhà văn nhà thơ phải cách tân cải cách, một là dựa trên nền văn
hóa văn học dân tộc , hai là ảnh hưởng nền văn hóa, văn học các nước phương Tây. Như vậy cách tân
văn học là một tất yếu của thời đại.
2. Phạm vi cách tân của văn học.
Để thực hiện công cuộc hiện đại hóa nên văn học dân tộc, yêu câu phải có sự cách tân
trên cả nội dung và hình thức trên các yếu tố của nề văn học như thể loại, đề tài, bút pháp hình
tượng, ngôn ngữ,…..
Trên bình diện nội dung, văn học thể hiện nhận thức, tư tưởng tình cảm, tâm hôn cách
làm mới của nhà văn mang dấu ấn cá nhân rõ rệt. Điều này khác hẳn với thời trung đại, con người bị
chi phối của tư tưởng Nho gia cá nhân ẩn trong cái chung. Nói về yêu nước thì lấy chữ “trung quân”
làm đầu, bây giờ thì phải, “Dân là dân nước, nước là nước dân” (Phan Bội Châu). Thời trung đại đề tai
tinh yêu là cấm kị, có thời kì truyện Kiều bị cấm không cho nam nữ thanh niên đọc, Bây giờ tình yêu
được thể hiện cách đủ đầy nhiều cung bậc cảm xúc vui – buồn – hạnh phút – ghen tuông – hận – đau
khổ,….

2


Về hình thức, văn học viết bằng chữ quốc ngữ thay thế cho nên văn học chữ Nôm. Xuất
hiện và ra đời nhiều thể loại văn học mới như truyện ngắn, phóng sự, tùy bút, kịch nói, lí luận phê
bình văn học, thơ mới tự do phóng khoáng,….. Trên lĩnh vực thơ ca, nó từ bỏ hệ thống thi pháp cổ
điển, đến với các thể tự do bộc lộ tình cảm cá nhân trực tiếp.
II.

Tác giả Xuân Diệu.
1. Cuộc đời.

Nhà thơ Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu), (sinh vào ngày 2 tháng 2 năm 1916) là

một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam, xã Phước Hòa, Tuy Phước, Bình Định, Mất vào
ngày 18 tháng 12, 1985 (69 tuổi) tại Hà Nội, cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn
Thị Hiệp. Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn .
Ngoài công việc của ông là nhà thơ, ông còn là nhà báo, nhà bình luận văn học
với bút danh là Xuân Diệu, Trảo Nha, học vấn đạt tới trình độ Tú tài, Cử nhân luật, khoảng
thời gian sáng tác của ông ở những năm từ 1936 - 1985, thể loại tiêu biểu là Trữ tình, Chủ
đề về Thơ tình, tuổi trẻ. Trào lưu Phong trào Thơ mới, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 - 1944,
thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục,
nhiều khi hừng hực sức sống, ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Nhờ đó, ông
được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa
vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942). Sau khi theo Đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợi
Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm
viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn.
Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một
thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội Thơ tình của ông không còn được biết đến nhiều
như trước, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938-1940). Trong tập Chân dung và đối
thoại, Trần Đăng Khoa ghi lại câu nói nổi tiếng của Xuân Diệu: "Nhà văn tồn tại ở tác phẩm.
Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn
này: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng
(1939),Trường ca (1945).
Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác
của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam
mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên
nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời
gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã
được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận,
tháng 4 năm 2000)

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng
Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội.

3


Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở
Việt Bắc. Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn
Việt Nam. Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách
mạng, một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có
giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn
quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu(1983).Là cây
đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số
lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê
bình văn học.Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là
Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.Ông đã
được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).Tên của ông
được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, và cũng được đặt cho một trường trung học phổ
thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với NSND Bạch Diệp nhưng hai người
đã ly dị và họ không có con chung. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào
năm1985. Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, huyện Vũ
Quang, tỉnh Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận,
bà Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu.. Huy Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau
nhiều năm. Con nuôi của ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - con trai nhà thơ Huy Cận, và
cũng là cháu ruột của ông (cậu ruột). Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt vào năm 2010, và bị kết án 7
năm tù giam, 3 năm quản chế vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Xuân Diệu là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, một nhà thơ xuất sắc có
đóng góp lớn vào quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam. Ông là con người toàn tâm, toàn

trí, toàn hồn, nhiệt thành cống hiến sự sống cho thơ ca, chạy đua với thời gian để giành giật
lấy từng phút giây của cuộc đời. Nói đến Xuân Diệu (1916-1985), trước hết phải nói đến
cuộc đời của nhà thơ. Xuân Diệu là bút danh, tên thật là Ngô Xuân Diệu. Cha ông là Ngô
Xuân Thọ, vốn quê ở xã Trảo Nha, nay là thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ tú
tài kép Hán học, vào Bình Định dạy học, lấy vợ là Nguyễn Thị Hiệp, sinh ra Xuân Diệu tại Gò
Bồi, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Xuân Diệu thuở nhỏ sống ở quê mẹ, đến năm mười
tuổi sống với cha.Xuân Diệu trải qua quá trình đào tạo quy củ. Thuở nhỏ học chữ Nho và
chữ Quốc ngữ với cha, sau đó học ở trường Bưởi (Hà Nội) và trường Khải Định (Huế).
Xuân Diệu là một con người có tinh thần lao động nghệ thuật đầy đam mê và
bền bỉ ngay từ thuở nhỏ "cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong - Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ".
Xuân Diệu trước hết học được ở cha - ông đồ Nghệ đức tính cần cù, kiên nhẫn trong học
tập, rèn luyện tài năng và lao động nghệ thuật. ở Xuân Diệu, học tập, rèn luyện và lao động
sáng tạo vừa là một quyết tâm khắc khổ, vừa là một lẽ sống, một niềm say mê lớn.Thế Lữ
đã từng nhận xét về Xuân Diệu: "Một tâm hồn đằm thắm và rất dễ cảm xúc". Sinh ra và lớn
lên ở quê mẹ, sống giữa thiên nhiên phóng khoáng với những ngọn gió nồm và những con
sóng biển đã tác động đến hồn thơ nồng nàn, sôi nổi của ông. Phải sống trong hoàn cảnh éo
le, ông là con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ và thường bị hắt hủi. Vì thế, thơ ông luôn thể hiện

4


tâm hồn khao khát tri âm, khao khát giao cảm với đời một cách mãnh liệt và da diết. Đúng
như ý kiến của một nhà phê bình đã đánh giá: "Xuân Diệu là nhà thơ của niềm khát khao
giao cảm với đời".Về quá trình đào tạo: Một mặt, ông tiếp thu, học hỏi văn hóa phương
Đông từ người cha là một nhà nho, tìm về vốn tri thức cổ, văn hóa truyền thống một cách
tích cực. Mặt khác, Xuân Diệu là một trí thức Tây học, đã hấp thụ ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây, đặc biệt là Pháp và các nhà văn thuộc trường phái tượng trưng một cách có
hệ thống. Vì thế có thể tìm thấy ở nhà thơ sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, Đông và
Tây trong tư tưởng và tình cảm thẩm mỹ. Trong đó yếu tố Tây học, hiện tại ảnh hưởng sâu
đậm hơn.

Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình
văn học, dịch thuật. Đặc biệt, ông nổi tiếng là một nhà thơ xuất sắc với mười lăm tập thơ.
Đối với Xuân Diệu, làm thơ, văn không chỉ để khẳng định tài năng mà còn là một cách giao
cảm với đời, khẳng định sự hiện hữu của mình trong cuộc đời.Lao động nghệ thuật suốt
hơn một nửa thế kỷ, Xuân Diệu đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học xuất sắc. Là một
con người tài năng nhiều mặt, ở lĩnh vực nào Xuân Diệu cũng có những đóng góp lớn
nhưng nói đến Xuân Diệu trước hết phải nói đến một nhà thơ, một cây đại thụ của thơ ca
hiện đại Việt Nam.
2. Sự nghiệp thơ văn.

Sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu có thể chia thành 2 giai đoạn lớn: Giai
đoạn trước cách mạng và giai đoạn sau cách mạng Tháng Tám 1945
a) Trước các mạng tháng Tám :

Xuân Diệu tỏa sáng ngay từ phong trào thơ Mới (1932 – 1945), trong phong
trào thơ Mới Xuân Diệu là một đại biểu xuất sắc được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất
trong các nhà thơ mới, là nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất trong mọi thời đại” (Theo Hoài
Thanh trong “Thi nhân Việt Nam”). Cái mới trong thơ Xuân Diệu là “một nguồn sống
rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”, là ở” những rung động tinh vi”,
những câu văn “không thể đi theo những con đường có sẵn”. Hồn thơ của Xuân Diệu
trước cách mạng luôn tồn tại ở hai trạng thái đối lập nhau, vửa vui tươi thiết tha yêu
người yêu đời, cuồng nhiệt say mê, khát khao cống hiến cho đời nhưng lại vừa cô đơn,
chán nản, hoài nghi. Tuy thế nhưng hai trạng thái tâm hồn này luôn thống nhất với
nhau, nghĩa là dù vui hay buồn thì trong thơ của Xuân Diệu vẫn cháy lên niềm khao
khát, say mê yêu đời.
Cảm hứng về tình yêu là cảm hứng nổi bật trong thơ Xuân Diệu. Với ông,
tình yêu đã trở thành lẽ sống, “làm sao sống được mà không yêu”, mặc dầu ông cảm
nhận :“ Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”. Bởi thế,
ông luôn có tâm trạng “Vội vàng”, “Giục giã” . Ông sợ thời gian, ông muốn vũ trụ
ngưng đọng :

“Tôi muốn tắt nắng đi, cho màu đừng nhạt nắng
Tôi muốn buộc nắng lại, cho hương đừng bay đi”.

5


(Vội vàng)
Tóm lại: Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám biểu hiện rõ tấm
lòng của một con người nặng tình với đời song bế tắc, là thơ của một tâm hồn đầy mơ
mộng, khát khao yêu thương, chứa chan tình cảm lãng mạn trong đó có những cái mới
mẽ. Tình yêu nam nữ trong thơ Xuân Diệu thời kì này cũng được diễn tả với tất cả
cung bậc của nó qua những vần thơ uyển chuyển giàu âm thanh, màu sắc, hình ảnh…,
để lại âm vang mạnh mẽ trong lòng người đọc.
b) Sau cách mạng tháng Tám:

Sau cách mạng tháng Tám Xuân Diệu là nhà thơ hăng say nhất, tiên phong
nhất trong trong việc phản ánh cuộc sống mới, con người mới. Ông là một nhà thơ lãng
mạn hòa mình rất nhanh vào thời đại mới và đưa hết tất cả nhiệt huyết, khát khao công
hiến của mình vào sáng tác để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Sáng tác của
Xuân Diệu sau cách mạng có những thay đổi cơ bản về đề tài, cảm hứng và phương
thức sáng tác, tác phẩm của ông bám sát vào hiện thực cuộc sống, cho ra đời các tác
phẩm kịp thời để phục vụ công cuộc đấu tranh và xây dựng nước nhà.
Với thơ tình, Xuân Diệu đã đạt được những thành công rất đặc sắc. Ở mảng
thơ này bản lĩnh nghệ thuật của Xuân Diệu bộc lộ rõ nét nhất. Trước Cách mạng tháng
Tám, thơ tình Xuân Diệu giãi bày niềm khao khát được ban phát tình yêu, hiến dâng,
vồ vập nhưng rồi kết cục lại rơi vào bi kịch của một trái tim hiến dâng nhầm chỗ. Còn
sau Cách mạng tháng Tám, thơ tình của ông có được một nguồn mạch mới, đó là tình
yêu bền chặt, gắn bó không thể gì chia cắt nổi bời tình yêu của lứa đôi bao giờ cũng
nồng nàn, đến “ngàn năm không thỏa”. Dù “anh không xứng là biển xanh / nhưng anh
muốn em làm bờ cát trắng” để có thể :

“Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi.”
(Biển)
B.
I.
1.
a)

Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu.
Những cách tân trên bình diện nội dung.
Tư tưởng_ nghệ thuật của Xuân Diệu.
Khẳng định cái tôi, đề cao con người cá nhân.

Thơ xưa người ta chuộng cảnh thiên nhiên đẹp mây, núi, trăng, hoa, hình dáng con người
bị lưu mơ, đôi lúc có hiển lộ nhưng thấp thoáng qua cảnh, và đặc biệt cái tôi cá nhân bị che lắp. Con
người xuất hiện trong thơ là những con người tài hoa phong nhã, là khuôn mặt ưu tú cho tư tưởng
Nho gia như trung quân ái quốc, cái tôi hòa lẫn vào cái ta chung, thể hiện đức tính chung của cộng
đồng. Chẳng hạn, trong thơ xưa nam nhi không bao giờ xuất hiện với tư cách cá nhân mà với tư cách
cộng đồng vì ai ai cũng như vậy cũng phải thể hiện chí nam nhi, ra đi vệ quốc khi có chiến loạn.
Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu,

6


Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
(Thuật hoài)
Hình ảnh người nam nhi xuất hiện trước hết thể hiện tấm lòng ái quốc_ tấm lòng chung

của các bậc nam nhi. Nam nhi thì phải có danh gì với núi sông, nam nhi phải có công danh. Bởi vậy,
nam nhi cảm thấy đau khổ và xấu hổ khi nghe chuyện kể về Gia Cát Lượng_ một công thần trong thời
Tam Quốc mang đầy đủ phẩm chất của một người nam nhi mà thời xưa yêu cầu.
Hay họ là những con người sẵn sàng ra đi vì nghĩa lớn.
“Gĩa nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu vị ào ào gió thu”….
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao”…
(Chinh phụ ngâm)
Tinh thần ra đi cứu nước, hoặc chí lập thân không chỉ riêng cá nhân nào mà là của tập
thể tất cả mọi nam nhi sống trên đời phải thực hiện. Đến với thơ Hồ Xuân Hương tiếng nói cá nhân
dần được thức tỉnh.
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng…”
Cất cao tiếng nói đã kích lễ giáo nhưng tiếng nói cá nhân âm thầm ấy chỉ đã kích phê
phán chứ chưa bộc lộ một cách rõ nét.
Đến với Xuân Diệu thì có bước tiến vượt bậc trong tiếng nói cá nhân tác giả đề cao cái tôi
của mình. Có lẽ trong các nhà thơ trung đại, nhà thơ trong phong trào Thơ mới chưa ai bộc lộ lòng
ham sống, cuồng nhiệt như Xuân Diệu.
“Nhưng mà tôi sẽ chết, than ôi!
Tôi kẻ đưa răn bấu mặt trời,
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất,
Hai tay chín móng bám vào đời”
(Hư vô)
Lầu thơ của ông của ông xây trên đất của một tấm lòng trần gian. Vì vậy Xuân Diệu luôn
bộc lộ cái tôi của mình, ông luôn ước ao hòa hợp với thiên nhiên con người cây cỏ, trăng.

7



Ông bộc lộ lòng ham sống, hoảng hốt trước sự chảy trôi của thời gian ông khẩn thiết yêu
cầu mọi người hãy tận tâm siêng năng mà sống mà yêu cho trọn vẹn tuổi xuân. Và những vần thơ suy
mê của thi nhân như đã uống tham lam vào suốt mặt trời, đã ăn hăn hở vào trái tim mùa xuân.
Trời cao trêu thử chén xanh êm
Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm.
Nên lúc môi ta kề miệng thắm,
Trời ơi, ta muốn uống hồn em!
(Vô biên)
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Em vui đi, răng nở ánh trăn rằm,
Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự.
(Giục giã)
Niềm ham sống được gởi cả vào niềm khao khát vô biên của tình yêu và tuổi trẻ ông coi
đó “phấn ngọt nhất của cuộc đời”. Đến Xuân Diệu cái tôi yêu không còn yêu một cách rụt rè mà là trực
tiếp bộc lộ là kẻ “ uống tình yêu dập cả môi” mà lúc nào cũng thèm khát. Rõ ràng cái tôi yêu của Xuân
Diệu mang nặng triết lí hưởng thụ. Như vậy, Xuân Diệu ý thức chính mình, mạnh dạn bày tỏ niềm ước
vọng hưởng thụ cuộc sống.
Đôi lúc thi nhân, hăng hái tự thổi phồng mình, xem mình là tất cả:
Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nỗi cùng ta.
Cũng có lúc cái tôi tiểu tư sản ở Xuân Diệu cảm thấy lạnh lẽo cô quạnh:
Hiu hắt nhỉ, bốn phương trời vò võ
Lạnh lùng chăng, sầu một đỉnh chon von?
(Hy Mã Lạp Sơn)
Với quan niệm đề cao con người cá nhân, xem con người là trung tâm của thế giới, cái tôi
trong thơ Xuân Diệu đã được khẳng định. Do vậy, trong thơ ông, chủ thể trữ tình thường xuất hiện
dưới dạng bộc lộ trực tiếp là “tôi”, là “anh”, là “em”,
“Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm”

(Cảm xúc)

8


hay
Anh muốn vào dò xét giấc em mơ,
Nhưng anh giấu em những mộng không ngờ,
Cũng như em giấu những điều quá thực…
(Xa cách)
Đây là một phương thức rất phổ biến trong Thơ mới, đặc biệt là trong thơ Xuân Diệu. Với
phương thức này, thơ Xuân Diệu không phải trữ tình theo kiểu “vô chủ” như trong thơ cổ điển nữa
mà là một thứ tiếng nói có chủ; không còn là thứ tiếng nói suy tư bên trong không định hướng mà
ngược lại, nó hướng đến một đối tượng nhất định cho dù có đôi khi đối tượng ấy không được xác
định rõ ràng. Chẳng hạn, trong bài thơ “Tương tư chiều”, Xuân Diệu đã hướng đến đối tượng là “em”:
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm!
Em! Xích lại! Và đưa tay anh nắm!

Hay đôi khi đối tượng ấy lại không rõ là ai, như thế nào, như nói chung với bạn đọc vô
hình:
Sắt hạ rung rinh bốn phía hè...
Hồn ai hiu hắt lá xanh tre?
Dịu dàng như có, như không có,
Biển ở xa xăm gởi gió về.
(Nhớ mông lung)
Chính cái tôi ấy đã làm nên nét đặc trưng trong thơ Xuân Diệu; cái tôi ấy mang nhiều nét

nghĩa, nhiều sắc thái khác nhau tạo nên sự sống động trong từng câu thơ cũng như sống động với trái
tim người đọc. Có khi đó là một cái tôi buồn, cô đơn, cảm thấy lạc lõng giữa cuộc đời: “Hôm nay trời
nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”; Có khi đó là cái tôi mang khát vọng sống và yêu
mãnh liệt, nồng nàn, lòng khát khao, lòng ham sống được bộc lộ một cách tha thiết, cuồng nhiệt, yêu
mãnh liệt đến cuồng si, muốn ôm tất cả sự sống, thế giới tự nhiên làm của riêng:
Ta muốn ôm

9


Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều:
Cả non nước , cả cây, và cỏ rạng
Cho chếch choáng mùi thơm , cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê hương sắc của thời tươi :
Hỡi Xuân Hồng - Ta muốn cắn vào ngươi .
(Vội vàng)

Có khi đó là cái tôi được thể hiện qua tình yêu tuổi trẻ, mỗi vần thơ được Xuân Diệu biến
hóa theo nhiều giai điêu rất khác nhau: yêu hấp tấp, vội vàng, mời yêu, van xin yêu, tình yêu chân
thành, cuồng si,... Đó chính là giai điệu của tâm hồn thi nhân muốn thể hiện tình yêu cuộc sống nơi
trần thế:
Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em
...
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,
Anh cho em, kèm với một lá thơ.
Em không lấy, và tình anh đã mất,

Tình đã cho không lấy lại bao giờ.
...
Tình yêu phải bắt đầu từ tuổi trẻ.
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào
Tóm lại, với cái tôi của mình, Xuân Diệu đã làm cho người đọc cảm nhận được một hồn
thơ đầy nhạy cảm, giàu tình yêu và vô cùng mãnh liệt trong xúc cảm với cuộc đời, với con người

b) Thời gian trần thế, không gian trần thế.

10


Thế Lữ trong Lời tựa tập Thơ thơ viết, Xuân Diệu “ một con người của đời , một con
người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây trên đất của một tấm lòng trần gian..”. Xuân Diệu rất đời
thường, lúc mà mọi người đang say mê lạc lối đâu đấy, chốn lên tiên, trong cơn say truyền miên
không dứt. Đối với Xuân Diệu không đâu đẹp bằng chốn trần thế này, bồng lai tiên cảnh chỉ là hư ảo,
say rồi có lúc tỉnh không thật, điều thật ở thế gian này là thiên nhiên trân thế, con người trần thế, tình
yêu trần thế, nó được xây dựng trên không gian, thời gian trần thế.
Đọc Thơ thơ và Gửi hương cho gió, chúng ta dễ dàng hình dung ra mặt bằng không gian
vui tươi, ấm áp, chan hòa của Xuân Diệu. Một không gian trẻ trung với những cô gái mười tám đôi
mươi “má hồng phơn phớt mắt long lanh”, những chàng trai đang tuổi tươi xanh. Không gian trong
thơ Xuân Diệu thể hiện qua vườn, sương….
Vườn một trong những không gian tiêu biểu nhất chứa đầy ý tưởng thơ Xuân Diệu.
Vườn trong thơ Xuân Diệu có thể là không gian trừu tượng (Không muốn đi ở mãi mãi vườn trần), có
thể cụ thể (Trong vườn đêm ấy trăng nhiều quá) nhưng trước hết là biểu tượng sinh động của cuộc
sống.Vườn là con đường để con người tìm ra sự hòa hợp với thiên nhiên. Không gian vườn được miêu
tả dưới ánh nắng ban mai tất cả đề trở nên long lanh rạng rỡ:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá….
Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh.
(Đây mùa thu tới)
Nhưng nếu ban đêm, không gian kết hợp vườn_ trăng. Nhờ kết hợp này khu vườn Xuân
Diệu trở nên lung linh mờ ảo, mở rộng không gian bầu tời mặt đất. Không gian nghệ thuật thơ Xuân
diệu có vẻ như đang vươn ra ngoài bầu trời, nhưng không, khi Xuân Diệu vươn ra bầu trời thì lập tức
thi nhân cảm thấy choáng ngay:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…
Hồn thơ Xuân Diệu vươn đi khắp nơi theo trăng, lên bầu trời, theo gió vi vu nhưng chung
quy lại Xuân Diệu luôn tìm cách hạ xuống mặt đất, bởi vì chính mặt đất mới là “vườn trần”, chỗ dừng
chân, vương quốc của lầu thơ Xuân Diệu.
Từ giã bầu trời về với mặt đất, từ không gian rộng trở về không gian hẹp. Cùng với vườn,
con đường cũng là một sự hóa thân của không gian trần thế. Con đương ấy là con đường không gian
vui vầy, mang tâm trạng của đám đông.
Một luồng sáng xô qua mặt
Thắm cả đường đi, rực cả đời

11


Tuy nhiên, đọc thơ Xuân Diệu ấn tượng mạng mẽ nhất về hình ảnh con đường là con
đường tình yêu với những nét tạo dáng tuyệt vời.
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Trong thơ Xuân Diệu, ngoại trừ không gian vườn, con đường có không gian dung hòa
nắng mưa “sương”, không gian “mây”, “nước”, “thuyền”,…. Và đôi lúc ông đưa vào một lối nói bình
dân trong những câu thơ có cặp không gian thuyền – bến
Chiếc thuyền dòng nước đẩy phải trôi theo
Tôi như chiếc thuyền hư không bến đỗ.

Đi vào thế giới không gian nghệ thuật Xuân Diệu là bước vào cả một vương quốc nghệ
thuật với nhiều kiến trúc không gian khác nhau. Có không gian cao, cũng có không gian hẹp, có không
gian hữu hình cũng có không gian vô hình,…. Tất cả hình thù đường nét không gian là hệ thống hình
ảnh trần thế, đời thường chứa không phải là những đường nét mơ ảo chốn cung trăng hay giấc mộng
phiêu du nửa hư nửa thực.
Nếu chỉ dừng lại ở việc khẳng định không gia trần thế thì chưa đủ. Trong thơ Xuân Diệu
ông cũng khẳng định thời gian trần thế. Thời gian của đất trời thì tuần hoàn lặp lại theo chuỗi “xuân
hạ thu đông” nhưng thời gian của con người là hữu hạn không thể lặp đi lặp lại nữa.
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa xuân sẽ già”
(Vội vàng)
Ở đây thi nhân đã thi vị hoa mùa xuân, mùa xuân của đất trời là mùa xuân tuần hoàn,
vĩnh cữu, còn mùa xuân của thi nhân mang dáng vẻ của một con người có già, có trẻ, có sinh li tử biệt.
Đó là thời gian của đời người. Vì cảm thức thời gian vũ trụ là tuần hoàn, thời gian trần thế hay cụ thể
thời gian đời người ngắn ngủi nên đôi lúc thi nhân phải chạy đua với thời gian để tận hưởng hương
sắc cuộc đời.
Mau với chứ vội vàng lên với chứ
Em ơi em tình non sắp già rồi
Cảm thức thời gian cuộc đời như nỗi ám ảnh trong nhà thơ, nó khiến cho nhà thơ sông
vội, sống vàng, khiến cho nhà thờ nhìn bắt cứ một hiện tượng nào của cuộc sống cũng bị ám ảnh.
Ngày muốn hết buồn như đời muốn hết
Chiều bị thương ráng sức kéo mình đi
Lũ mây già, nghìn vạn khối lâm ly,
Đứng giữa lưới bủa vây trời nhỏ hep.

12


(Sắt)
Thời gian vốn dĩ là một khái niệm mơ hồ, khó định nghĩa được một cách chính xác. Theo

Newton: “ Thời gian là độc nhất, tuyệt đối và có giá trị phổ quát khắp mọi nơi”. Còn theo Einstein thì
cho rằng: “ Thời gian trôi đi chỉ là một ảo ảnh mọi khác biệt giữa quá khứ, hiện tại; tương lai chỉ là một
ảo ảnh dai dẳng”. Mỗi người sẽ có một quan niệm riêng về thời gian, là một vấn đề được tìm hiểu
trong mọi thời kỳ, từ quá khứ đến hiện tại và cả trong tương lai.
Vòng quay của thời gian cứ quay mãi, nó nào có đợi chờ ai; vì vậy không chỉ riêng Xuân
Diệu mới có nổi ám ảnh thời gian mà có không ít người lo sợ về sự hữu hạn của thời gian, về kiếp
người ngắn ngủi. Quan niệm về thời gian là vấn đề được lưu tâm từ ngàn xưa. Từ Nguyễn Du
“ Ngày vui ngắn chẳng tày gang”
rồi Nguyễn Công Trứ:
“ Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi
Vạn sáu chơi nhăng đã hết rồi”
và đến Tản Đà
“ Đời người thử ngẫm mà hay
Trăm năm là ngắn, một ngày dài hơn”
Trong thơ xưa họ quan niệm thời gian và vũ trụ là tuần hoàn, quay trở lại và con người là
một phần của vũ trụ sẽ hòa nhập vào vĩnh hằng của trời đất. Nhưng chỉ với Xuân Diệu, thời gian mới
trở thành một nỗi ám ảnh thường trực. Thời gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc, là thi hứng, mà
còn là nhân tố làm nên tác phẩm nghệ thuật. Có thể nói, Xuân Diệu nhìn đời bằng con – mắt – thời –
gian; “chất Xuân Diệu”, phong cách thơ ông là ở đó.
Trong khi đồng nhất hoá mùa xuân với con người, Xuân Diệu đã sống đến tận cùng cảm
giác, yêu đến tận cùng mê say và gửi cả vào mùa xuân khát vọng của một tâm hồn muốn vươn tới cõi
vô biên. Nhưng khi ý thức về thời gian đi liền với tàn phai và hủy diệt, nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bi
kịch của con người phải chịu sự chi phối của qui luật khách quan. Đó cũng là nỗi niềm chung của con
người khi chôn vùi tuổi trẻ trong một cuộc sống đã mất ý nghĩa. “Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại – Mảnh
tình san sẻ tí con con”, Hồ Xuân Hương đã chẳng từng than thở đó sao? Điều đặc biệt là Xuân Diệu
không thu gọn cảm xúc trong nỗi niềm ngao ngán cho riêng bản thân. Thi nhân đã dành hẳn một niềm
“bâng khuân”, “tiếc cả đất trời” để làm nên một cuộc chia li bi tráng với mùa xuân:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi đều than thầm tiễn biệt
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi
Chim vội vàng bỗng đứt tiếng reo thi

13


Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa?
(Vội vàng)
Chưa có nhà thơ nào mà luyến tiếc thời gian đến xót xa như Xuân Diệu. Ông ý thức
được giá trị quý báu của thời gian cho nên ông đã có được lối sống tích cực để không hoang phí thời
gian và để cho cuộc sống thêm ý nghĩa. Xuân Diệu đã có những dự đoán trước để sống bắt kịp với
thời gian, để thời gian không phải trôi đi trong sự luyến tiếc của mọi người “ Tôi không chờ nắng hạ
mới hoài xuân”,vì thế ông đã chọn cho mình cách sống vội vàng, gấp gáp, ta thường bắt gặp trong thơ
ông những từ ngữ như giục giã, vội vàng, mau, mau lên, gấp…. bởi thi nhân lo sợ lỡ làng, không kịp…
“Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa

“Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai.
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn”.

hay:
“ Những ngày cứ thắt đi từng phút
Rồi mặt trời cao, nắng cháy tràn
Trưa đến thôi rồi! Bình đã vỡ
Nửa ngày xinh đẹp đã tiêu tan”.
Không quay về quá khứ để hoài niệm, không tìm kiếm một ngày mai vô vọng, con người
ở đây sống cùng thực tại mãnh liệt, dường như cùng với các động tác vội vàng cuống quít kia là sự
cuồng nhiệt với đời:

Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và mây và cỏ rạng

14


Cho chếnh choáng mùi hương cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
– Hỡi Xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng)
Tưởng chừng những cái “ta muốn” là sự lặp lại cảm xúc đầu bài thơ. Nhưng đi liền với
các cảm giác và hành động ôm, riết, say, thâu, hôn, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn, cảm xúc đã phát
triển đầy đủ, trẻ trung trong trạng thái ngây ngất. Từ thái độ ban đầu còn có chút e dè đến thái độ vồ
vập vội vàng, có chút tham lam là cả một sự chuyển hướng của suy tư. Xuân Diệu không chờ đợi mà
muốn chiếm lĩnh sự sống, thâu vào đầy đủ vẻ đẹp cuộc sống, sống thành thật với chính mình, sống
hết mình.
Thái độ sống ấy đã được nhà thơ tuân thủ suốt cuộc đời mình và ông đã tìm ra ý nghĩa
của sự sống trước ranh giới của mất mát, tàn phai và cái chết, chiến thắng nỗi sợ hãi hư vô. Khát khao
được sống, được yêu, được giao cảm cùng vũ trụ và cuộc đời, Xuân Diệu đã chiến thắng thời gian, vẫn
vẹn nguyên sức sống dồi dào của tuổi hai mươi:
Trong hơi thở chót dâng trời đất
Cũng vẫn si tình đến ngất ngư
(Không đề – 1983)
2. Tình yêu trong thơ.
a) Tình yêu cuộc sống.
Thế Lữ đã từng nhận xét về Xuân Diệu:“Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say

mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng
như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân
mình, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng”.
Bàn về thơ Xuân Diệu, Hoài Thanh cũng từng khẳng định: “Thơ Xuân Diệu còn là một
nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này, Xuân Diệu đắm say tình yêu, đắm
say cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.”
Vâng, Xuân Diệu – một “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) đã gieo
vào lòng người đọc biết bao cảm xúc ngập tràn của thứ tình yêu cuộc sống đến ngất ngây, choáng
váng. Đọc thơ Xuân Diệu, ta thấy ở đó một hồn thơ luôn “khát khao giao cảm với đời”. Xuân Diệu viết
thơ vừa là để bày tỏ cảm xúc riêng tư của mình, mặt khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống cháy bỏng
mà không một thứ ngôn ngữ nào có thể diễn tả nổi.
“Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái”, Xuân Diệu dang tay chào đón nhựa sống rạt rào của
cuộc đời. Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng
trên đất của một tấm lòng trần gian, ông lại không trách mà còn quyến luyến cõi đời, và lời nguyện
ước của ông có bao nhiêu là sức mạnh:
Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn

15


Làm dây da quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất.
(Thanh niên)

Một ước muốn quá ngông cuồng, lãng mạn và dường như không thể thực hiện được!
Nhưng với ai, chứ Xuân Diệu có thể, bởi nhà thơ:
Sống toàn tâm, toàn ý, sống toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan.
(Thanh niên)

Nhà thơ dùng nhiều từ khiến lòng ta bỡ ngỡ, nhà thơ muốn ôm, cánh tay muốn làm rắn,
muốn hóa thân thành “dây da quấn quýt cả mình xuân” của cuộc sống. Dẫu biết mùa xuân là bất tận,
Xuân Diệu biết quy luật của thời gian, biết rằng xuân qua đi rồi xuân sẽ trở lại, nhưng “tuổi trẻ chẳng
bao giờ thắm lại” nên nhà thơ bâng khuâng tiếc cả đất trời, nhà thơ muốn ôm mãi mùa xuân, muốn
cho mình trẻ mãi. Nhà thơ :
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất
(Thanh niên)
Nếu Thế Lữ còn nuôi giấc mộng lên tiên thì Xuân Diệu “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về
hạ giới”(Hoài Thanh). Chàng thi sĩ trẻ yêu đời nhận ra rằng, không có gì quý hơn cuộc sống thực tại
này, còn gì bằng ở chốn dương trần, vườn trần xinh tươi, đất nở muôn ngàn hoa tươi thắm, thì tìm
làm gì ở tận chốn cung tiên, mơ mộng “muốn làm thằng cuội”(Tản Đà) làm gì mà thủ thỉ bên chị Hằng
để trốn tránh trần thế?
“Đêm nay buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nữa rồi
Cung quế có ai ngồi đó chửa
Canh đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui”
(Muốn làm thằng Cuội)

16


Đối với Xuân Diệu, mặt đất này là vườn trần tươi tốt, là một thiên đường trong tầm tay
với người bình thường quanh chúng ta. Này đây hoa thơm, trái ngọt của mùa xuân tươi thắm đang
chào mời chúng ta thật hấp dẫn:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si”
(Vội vàng)
Với tâm hồn khát sống, khát yêu, tận hiến, tận hưởng và khát khao giao cảm mãnh liệt,
Xuân Diệu đã khám phá ra vẻ xuân tươi phơi phới đầy tình tứ và ngon lành ở những cảnh vật thiên
nhiên quen thuộc quanh ta: cảnh ong đưa và bướm lượn dập dìu bỗng chốc trở thành “tuần tháng
mật” của tình vợ chồng. “Hoa của đồng nội” cũng trở nên thắm sắc, ngát hương hơn. Cành cây bình
thường cũng hoá thành “cành tơ” căng tràn nhựa sống với những chiếc lá phơ phất bay đầy tình tứ.
Và tiếng hót đắm say của chim yến, chim oanh bỗng chốc cũng hoá thành điệu tình si mê đắm lòng
người. Thi sĩ như muốn nói với chúng ta: sao người ta cứ đi tìm “Bồng lai Tiên cảnh”, cõi “Niết bàn”
cực lạc ở mãi chốn mông lung hão huyền, viễn vông nào kia. Nó ở ngay giữa cuộc sống quanh ta đây,
ngay trong giây phút hiện tại đây. Nó là cái có thực, luôn luôn diễn ra sinh động trước mắt ta. Hàng
loạt từ “này đây” vừa như liệt kê những của ngon vật lạ phong phú, đa dạng, muôn màu muôn vẻ của
trần gian, vừa như mời mọc thiết tha, vừa tạo cho đoạn thơ một nhịp điệu thúc giục hối hả. Vậy còn
chờ gì nữa, hãy yêu mến, hãy gắn bó và sống hết mình với cuộc sống thực tại đầy tươi vui này.
Thực ra, cái thế giới tươi đẹp đó, vườn xuân mơn mởn xanh tươi đó đâu phải bây giờ
mới có. Nhưng xưa nay, ta chưa có con mắt nhìn, chưa chịu nhìn nên không thấy. Nhà thơ Xuân Diệu
không tạo ra thế giới mới nhưng có con mắt nhìn mới. Thi sĩ gọi đó là con mắt “xanh non” “biếc rờn”.
Thoát hỏi hệ thống ước lệ có tính chất phi cá thể của văn chương cổ điển, cặp mắt “xanh non” của thơ
Mới tiêu biểu hơn hết là Xuân Diệu ngơ ngác, vui sướng như lần đầu tiên trông thấy trời xanh hoá lá,
cái gì cũng lạ, cũng đẹp, cũng non tươi; cái gì cũng mê, cũng say.
Chính bởi một tâm hồn thiết tha với cuộc sống nơi trần thế, mà Xuân Diệu đã quan sát,
phát hiện và ghi nhận được những biến chuyển của thời gian và những nét đẹp tinh vi của những mùa
trong năm. Hãy nghe chính Xuân Diệu tâm sự: “Với lòng tôi, trời đất chỉ có hai mùa: Xuân với Thu, hai
mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh. Từ xuân sang hè, là từ ấm sang nóng, từ thu sang đông, là
từ mát sang lạnh, sự thay đổi làm ta bực tức mà lại không có gì thực mới cả; đông với hè chỉ là sự thái
quá của thu với xuân. Chứ còn từ đông sang xuân, sao mà sung sướng thế! Linh chuyển ngược sang
ấm, từ một điều rất khó chịu chuyển ngược sang một điều rất dễ chịu. Theo lẽ ấy, hè sang thu là bao
nhiêu khoái trá cho giác quan; được rời bỏ lửa chói chang, mà vào trong nước hiền hòa, mát mẻ. Xuân
với thu là hai bình minh trong một năm, sự đổi thay hệ trọng nhất cho tâm hồn. Và bởi vậy, thu cũng
là một mùa xuân... Đầu xuân là bình minh ấm của lòng tôi; đầu thu là bình minh mát của lòng tôi. Và

ấm hay mát, thu hay xuân, lòng tôi cũng rạo rực những tiếng thu, ái tình ghé môi gọi lời trong
gió...Mỗi lần thu sang, mắt tôi chưa thấy mờ chân trời, chưa trông cây lá thêm xanh, mà da tôi đã
nghe trước những mũi kim dịu dàng của không khí. Hơi mát kích thích, thoảng nghe lành lạnh, máu tôi
vội vàng cưỡng lại, chạy hăng và khỏa lên.” (Trường ca

17


b) Tình yêu nam nữ.
Xuân Diệu yêu đời thiết tha, rạo rực, và yêu người cũng mãnh liệt biết bao! Một buổi
chiều thơ ấy, dưới cặp mắt choáng hơi men sống, cảnh vật cũng trở nên kì diệu:
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
(Thơ duyên)
Đó là tình yêu của buổi đầu e ấp, thật trong sáng và đáng yêu là sao! Rồi tình yêu say
đắm, nhà thơ muốn tận hưởng tình yêu sôi nổi, đam mê cuồng nhiệt như muốn trở thành điên dại:
“Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ
Phải nói yêu trăm bận mấy nghìn lần
Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân
Đem ong bướm thả trong vườn tình ái
Em phải nói phải nói và phải nói
Bằng lòi riêng nơi cuối mắt đầu mài
Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say
Bằng đầu ngã, bằng miệng cười, tay riết
Bằng im lặng, bằng chỉ anh mới biết!...”
Thơ tình của Xuân Diệu cho dù đắm say nhất, đam mê nhất cũng không hề rơi vào bản
năng nhục cảm. Thơ Xuân Diệu hàm chứa một khát vọng, một mong ước và không buông rơi chán
nản. Thơ Xuân Diệu mang sự sống của cuộc đời và thiên nhiên tạo vật nên nó vượt lên mọi rung động

tầm thường và những cám dỗ vật chất. Cũng vì thế mà hầu hết những bài thơ tình của Xuân Diệu nằm
trong phạm trù của những tình cảm tuy rất gần gũi đời thường nhưng lại trong sáng và thanh cao. Đến
với tình yêu, Xuân Diệu muốn đem một trái tim có “lửa mặt trời” để tìm đến thế giới mới lạ, để chào
đón và hiến dâng. Nhưng rồi tình yêu nhiều khi như một trái chín nằm ở ngoài tầm với. Thơ Xuân Diệu
vui bao nhiêu thì cũng buồn bấy nhiêu vì tác giả hiểu rõ: Chàng trai chủ động để tìm đến, nhưng sự
tiếp nhận lại thuộc về một quyền lực khác:
“Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:

18


Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.”
(Yêu)
Cũng vì thế, tình yêu trong thơ Xuân Diệu gắn liền với nỗi cô đơn và sự hoài nghi. Ngay cả
khi “ được yêu” nhưng “ cái tôi” vẫn lo sợ vì cảm nhận sự biệt li, tan vỡ đang dần đến. Cho dù cùng
người yêu dạo bước dưới ánh trăng “cái tôi” vẫn cảm thấy:
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ.
(Trăng)
hay là:
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ
Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt
Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài…
( Giục giã)
Có thể nói, tình yêu trong thơ Xuân Diệu thời kì này rất nồng cháy, “vô biên” để rồi rơi
vào bi kịch của một trái tim hiến dâng nhầm chỗ và “say khướt đau thương”.
Nhưng Xuân Diệu chẳng bao giờ chán nản, “khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng

nàn tha thiết …không cần phải như là con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phài là con chim đại
bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống, sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách
đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi, sau khi đọc lại nhà thơ có tâm hồn phúc tạp này, sau khi
đã tìm hiểu Xuân Diệu hoài, tôi thấy đây mới chính thật là Xuân Diệu”(Hoài Thanh).
Một nhà thơ có tâm hồn tha thiết với cuộc sống như thế, cũng có khi cô đơn trong cuộc
sống đời thường. Và cứ mỗi độ thu về, tâm hồn nhà thơ lại thêm một nỗi cô đơn, đấy là nỗi “băn
khoăn” của thi sĩ. Và cái băn khoăn ấy là biểu hiện rõ nét và chân thành nhất của lòng yêu đời rạo rực.
Đó là hai mặt của một hồn thơ Xuân Diệu, và Xuân Diệu chẳng phải đã bộc lộ tâm sự của mình trong
“thơ duyên” đó sao?
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
(Thơ duyên)
3. Thơ Xuân Diệu cũng nói lên tâm trạng hoài nghi, chán nản và cô đơn
Hiện thực cuộc sống trong con mắt nhà thơ mới đáng sợ làm sao! Nó ngăn chặn mọi ước
mơ tốt đẹp về cuộc sống của con người. Nó không thể làm cho người ta sống đẹp vì hiện thực của đất
nước là đang trong vòng lầm than nô lệ. Ta hiểu vì sao Xuân Diệu "say đắm" mà vẫn "bơ vơ". Lắng

19


nghe bước đi của thời gian chuyển từ hạ sang thu, lòng nhà thơ dâng lên một nỗi buồn tê tái thê
lương – nồi buồn đã vỡ ra thành tiếng khóc và đọng lại thành hàng ngàn giọt lệ:
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng"
(Đây mùa thu tới)
Một bức tranh thu tuyệt đẹp với rặng liễu thu buồn. Song có lẽ không phải "Rặng liễu
thiên nhiên" buồn mà dường như đó chính là "rặng liễu tâm hồn" của tác giả. Bởi chính tác giả cũng
đã từng có một nỗi niềm: "Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn". Xuân Diệu đã dẫn hồn ta vào thế
giới cô đơn buỗn chán tuyệt vọng:
“Tôi là con nai bị chiều giăng lưới

Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối…"
(Khi chiều giăng lưới)
Hai câu thơ mà chứa đựng biết bao tâm trạng của kẻ thiết tha yêu đời nhưng lại như
đang phải tự giam mình trong cô đơn sầu thẳm. Đến nỗi trước cánh mùa thu ào đến, nhà thơ đã phải
thốt lên những tiếng reo mừng khe khẽ: "Đây mùa thu đi, mùa thu tới” nhưng rồi cảm giác vui mừng
lại bị xóa nhòa đi, nhường chỗ cho cảm giác buốt lạnh cô đơn. Thu đến chỉ thấy có gió rét luồn lách
qua từng ngọn cỏ nhành cầy, chỉ thấy cánh vật mang một nỗi buồn tâm trạng trước thời cuộc, nó lan
tỏa ra không gian và đọng lại trong ký ức của bầu trời và lòng nguời:
"Mây vẫn từng không chim bay đi
Khi trời u uất hận chia li
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì"
(Đây mùa thu tới)
Cả một không gian bao la lúc này đã thấm đượm nỗi buồn của lòng người và hiến hiện
lên khuân mặt của các cố thiếu nữ. Đúng là tâm trạng trước cảnh “nước mất nhà tan" cùa những lớp
người chưa xác định được hướng đi cho mình và dường như cũng không thể giải thích nổi. Nó chỉ
phảng phất trên cảnh vật, hiện hình lên gương mặt những người thiếu nữ và đọng lại trên sắc thu tê
tái, thấm sâu nỗi niềm băn khoăn của thi sĩ.
Như chúng ta đã biết, Xuân Diệu khát khao ước mơ nhiều. Nhưng khát khao sống bình
thường hạnh phúc mà cũng chẳng được. Có lẽ vì vậy mà nhà thơ đã đưa mình đến với những thế giới
đầy xuân sắc và tình tứ, cỏ tạo ra những mộng mơ để tự huyễn hoặc mình? Nhà thơ cũng đã một lần
ao ước:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói xuốt trăm năm

20


(Giục giã)
Nhà thơ yêu đời, tha thiết gắn bó với đời. nhưng thực tế cuộc sông xã hội lại không được

như ý nguyện, nhà thơ muốn tìm đến nhừng tâm hồn đồng điệu cũng không được, muốn san sẻ ước
muốn với người khác cũng không xong. Trách chi nhà thơ chẳng buồn, chẳng cô đơn lẻ loi như cánh
chim chiều thu đang phân vân đôi cánh trong bài Thơ duyên:
"Con cò trên ruộng cánh phân vân”
Phân vân không biết bay đi hay đậu, bay cao hay thấp, tâm trạng của nhà thơ cũng vậy,
cũng bối rối, "băn khoăn” trước ngã ba của cuộc đời. Điều này đã làm cho ta hiểu thêm về nỗi đau của
một trái tim say đắm, nồng nhiệt mà không được đền đáp xứng đáng. Đó là cảm giác cô đơn giá lạnh
trước thái độ nhạt nhẽo của cuộc đời.
Ta hiểu vì sao trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu mùa xuân và bình mình đi liền với
những chiều thu tàn và những đêm tráng lạnh. Sự nồng nàn đi với cảm giác bơ vơ. Cái hạt nhân cơ
bản để tạo ra cái đẹp trong hồn thơ ‘Xuân Diệu chính là nỗi "yêu đời" và "đau đời". Phải chăng vì thế
nên thơ ông đã tồn tại qua bao lớp bụi của thời gian?

II. Những cách tân về hình thức.
1. Thể thơ:
a) Các thể thơ chủ yếu của Xuân Diệu

Hai đại diện tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu đó chính là Thơ thơ và Gửi hương cho
gió .Trong hai tập thơ này, ta thấy Xuân Diệu có hầu hết các thể thơ tiêu biểu của Thơ mới.
Cụ thể:
Thể loại

Số lượng(bài)

Thơ 4 tiếng

Tỉ lệ(%)

2


2

Thơ 5 tiếng

5

5

Thơ 7 tiếng

47

49

Thơ 8 tiếng

32

33

Thơ lục bát

7

Thơ tự do

7

4


4

Tỉ lệ này trong Phong trào Thơ mới là:
Thể loại
Thơ 4 tiếng

Số lượng(bài)

Tỉ lệ(%)

6

1

21


Thơ 5 tiếng

21

5

Thơ 7 tiếng

192

42

Thơ 8 tiếng


146

31

Thơ lục bát

41

Thơ tự do

9

51

Thơ song thất lục bát

11
5

1

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu
giai đoạn 1932-1945, TS.Lê Tiến Dũng)
Như vậy, rõ ràng các thể thơ Xuân Diệu đã sử dụng có một tỉ lệ khá tương ứng
với các thể thơ được sử dụng trong Phong trào Thơ mới. Xuân Diệu chỉ khác họ ở chỗ, ông
tập trung vào một số thể loại nhất định, đó là: thơ 7 tiếng và thơ 8 tiếng(82%).
b) Thơ Xuân Diệu chủ yếu là những thể có số câu đều đặn, ít bài có số câu dài ngắn khác nhau

Từ bảng thống kê trên, không khó để nhận ra trong hai tập thơ tiêu biểu của

Xuân Diệu, có tới 96% các bài thơ viết theo những thể cố định, có số chữ trong
mỗi câu như nhau( bốn, năm, bảy, tám, sáu-tám) và chỉ có bốn bài theo lối tự do
(chiếm 4%), có thể kể ra như: “Khí chiều chăng lưới”, “Vội vàng”, “Hoa nở để mà
tàn”, “Thở than”. Nhưng cũng ngay trong bốn bài này, lại đa số là những câu đều đặn, ví dụ:
Hoa nở để mà tàn;
Trăng tròn để mà khuyết;
Bèo hợp để chia tan;
Người gần để ly biệt
Hoa thu không nắng cũng phai màu,
Trên mặt người kia in nét đau.
(Hoa nở để mà tàn)
(Bài thơ có 6 câu, đã hết 4 câu 5 tiếng, 2 câu còn lại thì đều 7 tiếng.)
c) Cách tân dựa trên thể thơ truyền thống

Trong tổng thể 97 bài Xuân Diệu sáng tác trong Thơ thơ và Gửi hương cho
gió , đã có 47 bài viết theo thể 7 tiếng, chiếm đến một nửa( 49%).Thơ 7 tiếng của Xuân Diệu

22


so với thể thất ngôn cổ điển có những điểm khác biệt hoàn toàn. Thất ngôn cổ điển ràng
buộc niêm luật chặt trẽ, thơ 7 tiếng của Xuân Diệu tự do không ràng buộc niêm luật. Thất
ngôn cổ điển giới hạn về số câu như thất ngôn tứ tuyệt bốn câu, thất ngôn bát cú thì tám
câu, còn thơ bảy tiếng Xuân Diệu không giới hạn về số câu. Tuy vậy, vẫn có những điểm gặp
gỡ giữa hai thể loại này. Thơ 7 tiếng của Xuân Diệu còn chịu nhiều ảnh hưởng của thể thất
ngôn cổ điển, như sau: Mỗi bài thơ 7 tiếng của ông đều được chia thành khổ, mỗi khổ có 4
câu, tựa như một bài thất ngôn tứ tuyệt, chẳng hạn bài Đây mùa thu tới.
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa mầu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...

Mây vẩn từng không chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn ra, nghĩ ngợi gì.
Gieo vần theo lối thất ngôn tứ tuyệt: vần được gieo ở câu 1,2, 4:
Hết ngày, hết tháng, hết! em ôi!
Kinh hãi không gian quặn tiếng còi.

23


Anh ngóng tìm em, tuy thấy đó,
Sắp xa thôi cũng tựa xa rồi!
(Trích “Hết ngày hết tháng”)
Cách ngắt nhịp tương tự như thơ thất ngôn cổ điển: 4/3, 2/5, 5/2, 2/2/3, 1/6 nhưng phổ
biến nhất cũng là 4/3:
Vườn cười bằng bướm,/ hót bằng chim;
Dưới nhánh,/ không còn một chút đêm:

Những tiếng tung hô/ bằng ánh sáng
Ca đời hưng phục/ trẻ trung thêm.
(“Lạc quan”)
Thơ 7 tiếng của Xuân Diệu vừa cổ điển lại vừa hiện đại.
d) Thơ 8 tiếng- sáng tạo độc đáo của Phong trào Thơ mới, của Xuân Diệu

Trước Phong trào Thơ mới đã có sự tồn tại của thơ 8 tiếng.Ta bắt gặp nó trong
ca trù, trong các đoạn sử, nói lệch, nói đếm, nói hạnh (hát chèo)...hay trong “Phan Bội Châu
toàn tập”( 1926-1927). Thế nhưng, phải đến thơ mới, thể 8 tiếng mới khẳng định được vị
trí quan trọng vốn có của nó và trở thành một thể thơ có ý nghĩa, chỉ đứng sau thơ 7 tiếng.
Riêng Xuân Diệu, chỉ trong tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, thơ 8 tiếng đã lần lượt chiếm
24%(11/41 bài), 41%(21/51). Đặc điểm thơ 8 tiếng của Xuân Diệu, thứ nhất, cấu trúc một
bài thơ 8 tiếng của Xuân Diệu cơ bản tổ chức theo lối tự do, đa số là những bài dài( có bài
dài hơn 60 câu: “Dối trá”-63 câu, “Thanh niên”-65 câu), ngắn nhất là 15 câu(“Yêu”).Thứ
hai, trong thể 8 tiếng, ông đã có những cách tân sáng tạo, cho ra đời khái niệm đoạn thơ.
Trong tất cả 32 bài thơ viết theo thể 8 tiếng của ông, đã có 19 bài chia theo đoạn, số còn lại
là chia theo khổ.
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm;
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm.
Mà ánh sáng đều hoà cùng bóng tối.
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ

24


Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.


Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em!
Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm.
Với sương lá rụng trên đầu gần gũi,
Thôi đã hết hờn ghen và giận tủi.
(Được giận hờn nhau! Sung sướng bao nhiêu!)
Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều
Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh.

Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm!
Em! Xích lại! Và đưa tay anh nắm!
(“Tương tư chiều”)
(Bài thơ có 22 câu, được chia làm 3 đoạn: đoạn 1-9 câu đầu, đoạn 2-7 câu giữa,
đoạn 3-6 câu cuối.)
Thứ ba, cách gieo vền trong thơ 8 tiếng Xuân Diệu là phỏng theo cách gieo vần
của thơ Pháp. Có lúc Xuân Diệu gieo vần liền, chẳng hạn bài Xuân không mùa:
Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,
Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu
Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều
Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.
Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;
Có lúc Xuân Diệu chọn cách gieo gián cách, chẳng hạn bài Bóng đêm.

25



×