Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP AUDIO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.42 KB, 21 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Thực tập kỹ thuật Audio nhằm giúp người học củng cố lại lý thuyết, hình thành
trong người học một số kỹ năng cơ bản như: Hình thành trong người học một số kỹ năng cơ
bản như: Kỹ năng phân tích và thiết kế hệ thống audio, các sự cố trong triển khai và vận hành
hệ thống, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày và giải quyết các
vấn đề kỹ thuật. Ngoài ra, những kiến thức và kỹ năng cơ bản để người học có thể khảo sát,
phân tích, sửa chữa, thiết kế, vận hành trong kỹ thuật âm thanh, qua đó hình thành tư duy
phản biện, năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học công nghệ. Ngoài ra, những kiến thức và
kỹ năng cơ bản để người học có thể khảo sát, phân tích, sửa chữa, thiết kế, vận hành trong kỹ
thuật truyền thanh, qua đó hình thành tư duy phản biện, năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa
học công nghệ. Mở ra một không gian sáng tạo cho sinh viên đam mê chuyên ngành ĐiệnĐiện tử.
Sinh viên sẽ được thao tác trực tiếp trên các loại Radio nhiều băng, máy phát sóng, công suất
âm thanh các loại qua 6 bài thực tập. Cụ thể như sau:
Bài 1 người học sẽ được thực hành trên radio 2 băng AM- FM. Giải thích rõ ràng các vấn đề
liên quan như: Biến điệu AM, FM, sơ đồ và chức năng các khối của máy thu thanh 2 băng
AM- FM. Phần thực hành sẽ có hướng dẫn cụ thể các phần đo đạc, kiểm tra và phân tích trên
máy Radio thực tế SF 902.
Bài 2 cung cấp cho người học những kiến thức về radio nhiều băng AM- FM - SW. Giải thích
rõ nhiệm vụ, chức năng từng chân IC CD 1691CB kết nối đến các bộ phận khác. Hướng dẫn
đo đạc bằng VOM và máy hiện sóng OSC trên một số chân quan trọng của IC này để có thể
nắm vững nguyên lý hoạt động của máy thu thanh nói chung.
Bài 3 hướng dẫn người học tìm hiểu về CD-VCD-DVD. Người học sẽ được tìm hiểu về kỹ về
Tìm hiểu sơ đồ và chức năng các khối của đầu đọc đĩa CD - VCD – DVD, tìm hiểu về tên và
chức năng mặt trước - mặt sau của đầu đọc đĩa DVD- K601, thiết lập cài đặt và kết nối đầu
DVP-K601 với Tivi, ampli, tìm hiểu về tên và chức năng mặt trước – mặt sau của đầu DVD
MIDI KARAOKE AR36M, thiết lập cài đặt và kết nối đầu DVD MIDI KARAOKE AR36M
với Tivi, ampli thành một hệ thống hát KARAOKE có chấm điểm.
Bài 4 hướng dẫn người học tìm hiểu về mạch nguồn. Người học sẽ được tìm hiểu về kỹ về sơ
đồ và chức năng các khối của một ampli chất lượng cao, nguồn và công suất được thiết kế
trong một ampli model NVP 3937. Hướng dẫn người học đo đạc bằng VOM và máy hiện
sóng OSC trên một số vị trí cần thiết để có thể phân tích, đánh giá về những hư hỏng gặp phải


trong sửa chữa Pan nguồn và công suất âm thanh.
Bài 5 người học sẽ được tìm hiểu về sơ đồ và chức năng các khối của một hệ thống âm thanh
hội trường lớn trường Đại học Tây Đô, thiết kế hệ thống âm thanh với các thiết bị sẵn có của
Phòng thí nghiệm Điện – Điện tử trường Đại học Tây Đô, thiết kế hệ thống âm thanh 5.1,
những kỹ năng cơ bản về quy trình cân chỉnh âm thanh.
Bài 6 hướng dẫn sinh viên tiên hành thiết kế, lắp ráp hoàn chỉnh một Ampli công suất lớn từ
các khối có sẵn: Khối nguồn, khối khuếch đại Micro, khối Echo, khối Music, khối Mixer,
khối công suất, ngả IN – OUT... Hướng dẫn đo đạc bằng VOM và máy hiện sóng OSC để có
thể phân tích, đánh giá về những hư hỏng gặp phải trong sửa chữa Pan âm thanh.
Giáo trình được biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của người biên soạn
môn Thực tập Kỹ thuật Audio tại trường Đại học Tây Đô, cùng các đóng góp hết sức quý báo
từ các Thầy, đồng nghiệp và các bạn sinh viên từ các trường Đại học Cần Thơ, Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật TPHCM, Đại học Bách Khoa TPHCM…
1


Người biên soạn dù đã rất cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong tiếp
tục nhận được sự đóng góp quý báo từ các Thầy, đồng nghiệp và các bạn HS-SV để giáo trình
này ngày càng hoàn thiện hơn.
Trân trọng!
Cần Thơ, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Người biên soạn

2


MỤC LỤC
Trang
BÀI 1: RADIO 2 BĂNG AM- FM…………………………………………….………… 4
1.1. Nội dung tìm hiểu........................................................................................................... 4

1.1.1. Tìm hiểu biến điệu AM – FM...................................................................................... 4
1.1.2. Tìm hiểu sơ đồ và chức năng các khối của máy thu thanh 2 băng AM- FM............... 6
1.2. Phần thực hành................................................................................................................ 9
BÀI 2: RADIO NHIỀU BĂNG AM- FM – SW................................................................. 10
2.1. Nội dung tìm hiểu........................................................................................................... 10
2.1.1. Tìm hiểu sơ đồ và chức năng các khối của máy thu thanh nhiều băng AM-FM-SW..10
2.1.2. Khảo sát Radio thực tế SF 902.................................................................................... 11
2.2. Phần thực hành................................................................................................................ 11
BÀI 3: ĐẦU CD-VCD-DVD............................................................................................... 12
3.1. Nội dung tìm hiểu........................................................................................................... 12
3.1.1. Tìm hiểu sơ đồ và chức năng các khối của đầu đọc đĩa CD-VCD-DVD.................... 12
3.1.2. Tìm hiểu về tên và chức năng mặt trước - mặt sau của đầu đọc đĩa DVD-K601........ 12
3.1.3. Thiết lập cài đặt và kết nối đầu DVP-K601 với Tivi, ampli........................................ 12
3.1.4. Tìm hiểu về tên và chức năng mặt trước- mặt sau của đầu DVD MIDI AR36M....... 12
3.1.5. Thiết lập cài đặt và kết nối đầu DVD MIDI AR36M với Tivi, ampli thành một hệ
thống hát KARAOKE có chấm điểm................................................................................... 12
3.2. Phần thực hành................................................................................................................ 12
BÀI 4: AMPLIFIER – MẠCH NGUỒN VÀ CÔNG SUẤT............................................ 13
4.1. Nội dung tìm hiểu........................................................................................................... 13
4.1.1. Tìm hiểu sơ đồ và chức năng các khối của một ampli chất lượng cao……………… 13
4.1.2. Tìm hiểu về nguồn và công suất được thiết kế trong một ampli model NVP3937…. 15
4.2. Phần thực hành............................................................................................................... 16
BÀI 5: HỆ THỐNG ÂM THANH……………………………………………………...... 17
5.1. Nội dung tìm hiểu........................................................................................................... 17
5.1.1. Tìm hiểu sơ đồ và chức năng các khối của một hệ thống âm thanh hội trường lớn trường
Đại học Tây Đô…………………………………………………………………………….. 17
5.1.2. Thiết kế hệ thống âm thanh với các thiết bị sẵn có của Phòng thí nghiệm Điện- Điện tử
trường Đại học Tây Đô…………………………………………………………………….. 18
5.1.3. Thiết kế hệ thống âm thanh 5.1……………………………………………………… 18
5.2. Phần thực hành………………………………………………………………………… 18

BÀI 6: LẮP RÁP AMPLIFIER………………………………………………………….. 19
6.1. Nội dung tìm hiểu........................................................................................................... 19
6.1.1. Tổng thể một amplifier chất lượng cao........................................................................ 19
6.1.2. Các khối trong một amplifier chất lượng cao……………………………………….. 19
6.1.3. Từ các khối có sẵn, lắp ráp lại thành amplifier hoàn chỉnh………………………..... 19
6.2. Phần thực hành................................................................................................................ 20

3


BÀI 1

RADIO 2 BĂNG AM - FM
Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm vững nguyên tắc của 2 loại điều biến tín hiệu là AM và FM, nguyên lý hoạt
động của radio 2 băng này.
- Kỹ năng: Rèn cho sinh viên có được những kỹ năng dò mạch, phân tích, suy luận, đo đạc,
sửa chữa, thay thế linh kiện, từ đó sửa chữa được tất cả các loại máy thu thanh tương tự.
Dụng cụ chuẩn bị: Radio 2 băng VOM, mỏ hàn, chì, nhựa thông, hút chì, BJT công suất
nguồn, linh kiện điện tử các loại, bộ tools đầy đủ…
1.1. NỘI DUNG TÌM HIỂU
1.1.1. Tìm hiểu biến điệu AM - FM
a. Biến điệu AM
Hình 1.1 minh hoạ mối quan hệ giữa sóng mang [Vc.Sin 2fc .t], tín hiệu điều biến
Vm.Sin2fm.t và dạng sóng đã được điều biến Vam(t) đối với AM truyền thống. Hình trên
cũng biểu diễn cách tạo ra dạng sóng AM khi một tín hiệu điều biến đơn tần phối hợp với tín
hiệu sóng mang tần số cao. Dạng sóng ngõ ra bao gồm tất cả các tần số tạo ra tín hiệu AM và
nó được sử dụng để truyền tải tín hiệu thông tin thông qua hệ thống đường truyền. Do đó,
hình dạng của sóng mang AM được điều biến gọi là hình bao AM. Nên chú ý rằng, khi không
có tín hiệu điều biến, dạng sóng ngõ ra đơn giản chỉ là tín hiệu sóng mang.

Tuy nhiên, khi có tín hiệu điều biến (tín hiệu thông tin) đặt vào thì biên độ của dạng
sóng ngõ ra sẽ phối hợp với tín hiệu điều biến và tần số của hình bao AM bằng với tần số của
tín hiệu thông tin, đồng thời dạng của hình bao AM cũng giống như dạng của tín hiệu điều
biến.
Tín hiệu điều
biến fm

Sóng
mang fc

Sóng đã được
điều biến
VAM(t)

Hình bao
AM DSBFC

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa sóng mang và tín hiệu điều biến AM

4


b. Biến điệu FM

(a)

(b)
Sóng mang
chưa điều biến


Độ lệch tần
cực tiểu

Độ lệch tần
cực đại

Độ lệch tần
cực đại

Độ lệch tần
cực tiểu

Độ lệch tần
cực tiểu

Sóng mang
chưa điều biến

Độ lệch tần
cực đại

Sóng mang
chưa điều biến

(c)

Sóng mang
chưa điều biến

(d)


Hình 1.2: Mối quan hệ giữa sóng mang và tín hiệu điều biến FM
(a) sóng mang chưa điều biến
(b) Tín hiệu điều biến
(c) Dạng sóng biến điệu tần số
(d) Dạng sóng biến điệu pha
5


Hình trên minh họa dạng sóng điều biến pha và tần số của sóng mang hình sine với một tín
hiệu điều biến đơn tần hình sine. Dạng sóng FM và PM có thể được xem là như nhau ngoại
trừ quan hệ về thời gian của chúng. Như vậy có thể phân biệt được dạng sóng PM và FM khi
không biết đặc tính động của tín hiệu điều biến.
Với tín hiệu điều biến FM độ lệch tần số cực đại xảy ra trong suốt biên độ đỉnh cực đại dương
và âm của tín hiệu điều biến (Độ lệch tần số tỷ lệ thuận với biên độ của tín hiệu điều biến).Với
điều biến PM độ lệch tần số lớn nhất xảy ra tại mức zero của tín hiệu điều biến (Độ lệch tần số
tỷ lệ với độ dốc hoặc đạo hàm bậc nhất của tín hiệu điều biến). Đối với điều biến pha và tần
số tỷ lệ xảy ra sự biến đổi tần số thì bằng với tần số của tín hiệu điều biến.
1.1.2. Tìm hiểu sơ đồ và chức năng các khối của máy thu thanh 2 băng AM- FM
a. Sơ đồ khối của máy thu thanh đổi tần AM

Hình 1.3: Sơ đồ khối của máy thu thanh đổi tần AM
+ Sóng mang biến điệu từ anten thu được chọn vào qua mạch bắt sóng rất yếu được
đưa vào mạch KĐ cao tần để khuếch đại lên có tần số fc, rồi vào mạch trộn sóng (Mixer)
+ Mạch dao động nội tạo ra tần số dao động fLO cũng đưa vào mạch trộn sóng
+ Mạch trộn sóng được điều chỉnh sao cho ở ngỏ ra là sóng trung tần AM: fi = fLO – fc
= 455 kHz.
+ Mạch KĐ trung tần là mạch khuếch đại điều hợp chỉ khuếch đại tần số fi, các tần số
khác và nhiễu sóng bị loại.
+ Tách sóng AM loại sóng trung tần, còn tín hiệu hạ tần đưa vào KĐ hạ tần và điện thế

một chiều VDC theo đuờng AGC trở về điều chỉnh độ lợi KĐ trung tần, KĐ cao tần, và trộn
sóng.

6


b. Sơ đồ khối máy thu thanh FM

Hình 1.3: Sơ đồ khối của máy thu thanh đổi tần FM
- Sóng mang FM đến anten thu rất yếu, sau khi được chọn fc (FM) phải qua KĐ cao
tần khuếch đại lên trước khi đưa vào mạch trộn sóng.
- Tần số dao động nội fLO (FM) cũng đưa vào mạch Trộn sóng trộn với fc (FM) được
chọn cho ra sóng trung tần fi (FM) = 10,7MHz.
- Tầng KĐ trung tần FM chỉ khuếch đại tín hiệu 10,7MHz, các tần số khác bị loại.
- Trong khi truyền ngoài trời biên độ của sóng FM có thể thay đổi do sấm chớp, nhiểu
sóng, . . . nên sau khi qua KĐ trung tần được đưa vào tầng hạn biên cắt các biên độ nhô cao
trước khi đưa vào mạch Tách sóng FM.
- Mạch tách sóng FM từ sự thay đổi cùa tần số fi (FM)   f cho lại tín hiệu hạ tần đưa
vào hệ thống giảm nhấn và KĐ hạ tần cho lại âm thanh ra loa.
c. Khảo sát Radio thực tế SF 902
Chân 1: Mute: Chân này của IC dùng để câm tiếng khi không thu được tín hiệu sóng, giảm
tiếng ồn, bình thường thì điện thế chân này là 0.49V, khi mute thì điện thế chân này là 0V.
Chân 2: PHASE FM (V= 2.95)
Chân 3: NF: Chân negative feedback, chân này quy định độ lợi của mạch AF, ngã ra chân
này thường có một điện trở từ 1Ω đến 100Ω, giảm điện trở thì độ lợi tăng, tăng điện trở độ lợi
giảm, ngoài ra còn có một tụ mắc nối tiếp, tụ này quyết định độ lợi về mặt tần số, nếu tăng độ
lớn của tụ thì tần số tăng, ngược lại nếu giảm độ lớn của tụ thì tần số giảm. (V= 1.6)
Chân 4: VOLUME CONTROL: khi điều chỉnh biến trở volume thì điện thế chân này thay
đổi theo. Volume min: 1,3V Volume max: 0V. Chân này tác động biên độ vào của tầng công
suất âm thanh Radio (V= 1.07)

Chân 5: OSC AM (V= 1.3)
Chân 6: AFC FM: Tự động điều chỉnh tần số FM (V= 1.17)
Chân 7: OSC FM (V= 1.3)
7


Chân 8: REGU: Điện thế đã ổn áp (V= 1.33)
Chân 9: TUN FM: Dò đài FM (V= 1.34)
Chân 10: ANT AM: Dò đài AM (V= 0)
Chân 11: GND
Chân 12: ANT FM (V= 0)
Chân 13: GND
Chân 14: IF OUT (V= 0.26)
Chân15: SW AM/FM: Chân này cho phép chọn AM/FM, nếu AM thì chân này 0V, nếu chọn
FM thì chân này 1.33V
Chân 16: IF IN AM (V= 0)
Chân 17: IF IN FM (V= 1.33)
Chân 18: GND
Chân 19: METER: Chân chỉ thị LED, nếu có sóng thì LED sáng (V thấp), nếu mất sóng LED
tối (Vcao)
Chân 20: GND IF
Chân 21: AGC, nếu sóng thu tốt thì V= 0.6, nếu thu sóng xấu thì V= 1.2
Chân 22: AFC, nếu sóng thu tốt thì V= 0.6, nếu thu sóng xấu thì V= 1.8
Chân 23: DET OUT: DIODE tách sóng trong IC cho ra chân này, V thường trực là 2V
Chân 24: AF IN (Audio Frequency) (V= 0)
Chân 25: RIPPLE FILTER: Lọc gợn (V= 2.7)
Chân 26: Vcc, IC này cấp nguồn từ 2V đến 7.5V đều chạy tốt
Chân 27: AF OUT, Chân ra loa, điện thế chân này phải bằng ½ Vcc
Chân 28: GND


Hình 1.4: Sơ đồ mạch Radio SF 902

8


1.2. PHẦN THỰC HÀNH
1. Vẽ lại sơ đồ khối máy thu thanh 2 băng AM-FM?
2. Phân tích nguyên tắc hoạt động của Radio 2 băng AM-FM SF 902?
3. Tìm hiểu sơ đồ chân IC CD 1691 CB (Giải thích rõ chức năng mỗi chân IC này)?
4. Đo đạc và giải thích mức điện thế mỗi chân khi máy ở chế độ thu phát AM?
5. Đo đạc và giải thích mức điện thế mỗi chân khi máy ở chế độ thu phát FM?
6. Kiểm tra công suất âm thanh (phần rất dễ hư)
+ Đưa xung Sin hoặc tín hiệu Audio vào AF IN. Nhận xét?
+ Kiểm tra xung ra ở AF OUT? Nhận xét?
+ Đo điện thế AF OUT của IC bằng bao nhiêu volt? Giải thích?
7. Dùng OSC kiểm tra dạng sóng của tín hiệu trung tần AM và FM? Vẽ hình? Nhận xét?

9


BÀI 2

RADIO NHIỀU BĂNG AM - FM - SW
Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm vững nguyên tắc của 2 loại điều biến tín hiệu là AM và FM, nguyên lý hoạt
động của radio nhiều băng này.
- Kỹ năng: Rèn cho sinh viên có được những kỹ năng dò mạch, phân tích, suy luận, đo đạc,
sửa chữa, thay thế linh kiện, từ đó sửa chữa được tất cả các loại máy thu thanh tương tự.
Dụng cụ chuẩn bị: Radio nhiều băng, VOM, mỏ hàn, chì, nhựa thông, hút chì, BJT công suất
nguồn, linh kiện điện tử các loại, bộ tools đầy đủ…

2.1. NỘI DUNG TÌM HIỂU
2.1.1. Tìm hiểu sơ đồ và chức năng các khối của máy thu thanh nhiều băng AM-FM-SW

Hình 2.1: Sơ đồkhối máy thu thanh 3 băng
- Tiếp điểm S1: Nối anten ngoài với băng FM vị trí số 1, và băng SW vị trí 3
- S2: Nhận tín hiệu đổi tần FM (10,7MHz) vị trí 1, và tín hiệu đổi tần AM (455KHz) vị trí 2, 3.
- S3: Cung cấp nguồn B+
- S4: Nối CV1A với mạch vào MW, SW ở vị trí 2, 3, để bắt sóng AM, vị trí 1 (FM) bỏ trống.
- S5: Nhận tín hiệu sóng AM ở vị trí 2, 3 đưa vào đổi tần AM.
- S6: Nối CV2A với cuộn dao động MW, SW ở vị trí 2, 3 để tạo fLO đưa vào đổi tần AM
-S7: Nhận tín hiệu fLO ở vị trí 2, 3 đưa vào đổi tần AM.
10


- S8: Nhận tín hiệu hạ tần từ tách sóng FM ở vị trí 1, từ tách sóng AM ở vị trí 2, 3. Đưa vào
khuếch đại hạ tần tạo lại âm thanh ở loa.
2.1.2. Khảo sát Radio thực tế SF 902

Hình 2.2: Sơ đồ mạch Radio SF 902
2.2. PHẦN THỰC HÀNH
1. Vẽ lại sơ đồ khối máy thu thanh 3 băng AM – FM - SW?
2. Phân tích nguyên tắc hoạt động của Radio 5 băng AM-FM – SW MASON ICF-F400?
3. Tìm hiểu sơ đồ chân IC CD 1691 CB (Giải thích rõ chức năng mỗi chân IC này)?
4. Đo đạc và giải thích mức điện thế mỗi chân khi máy ở chế độ thu phát AM?
5. Đo đạc và giải thích mức điện thế mỗi chân khi máy ở chế độ thu phát FM?
6. Đo đạc và giải thích mức điện thế mỗi chân khi máy ở chế độ thu phát SW1?
7. Có nhận xét gì về kết quả các phép đo này?
8. Kiểm tra công suất âm thanh (phần rất dễ hư)
+ Đưa xung Sin hoặc tín hiệu Audio vào AF IN. Nhận xét?
+ Kiểm tra xung ra ở AF OUT? Nhận xét?

+ Đo điện thế AF OUT của IC bằng bao nhiêu volt? Giải thích?
9. Dùng OSC kiểm tra dạng sóng của tín hiệu trung tần AM và FM? Vẽ hình? Nhận xét?
10. Dùng OSC kiểm tra dạng tín hiệu ở chân số 5 của IC CD 1691CB khi chọn thu phát
AM, thu phát SW1, thu phát SW2? Vẽ hình? Nhận xét?

11


BÀI 3

ĐẦU CD-VCD-DVD
Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm vững nguyên tắc của đầu đọc CD-VCD-DVD, nguyên lý hoạt động của đầu
đọc này.
- Kỹ năng: Rèn cho sinh viên có được những kỹ năng dò mạch, phân tích, suy luận, đo đạc,
sửa chữa, thay thế linh kiện, từ đó sửa chữa được tất cả các loại đầu CD-VCD-DVD tương tự.
Dụng cụ chuẩn bị: Đầu CD-VCD-DVD, Tivi, Ampli, loa, micro, VOM, mỏ hàn, chì, nhựa
thông, hút chì, BJT công suất nguồn, linh kiện điện tử các loại, bộ tools đầy đủ…
3.1. NỘI DUNG TÌM HIỂU
3.1.1. Tìm hiểu sơ đồ và chức năng các khối của đầu đọc đĩa CD-VCD-DVD

Hình 3.1: Sơ đồ khối đầu đọc DVD
3.1.2. Tìm hiểu về tên và chức năng mặt trước - mặt sau của đầu đọc đĩa DVD-K601
3.1.3. Thiết lập cài đặt và kết nối đầu DVP-K601 với Tivi, ampli
3.1.4. Tìm hiểu về tên và chức năng mặt trước- mặt sau của đầu DVD MIDI AR36M
3.1.5. Thiết lập cài đặt và kết nối đầu DVD MIDI KARAOKE AR36M với Tivi, ampli
thành một hệ thống hát KARAOKE có chấm điểm.
3.2. PHẦN THỰC HÀNH
1. Tìm hiểu về tên và chức năng mặt trước - mặt sau của đầu đọc đĩa DVD- K601. Liệt kê
tên và chức năng từng nút, kể cả remote?

2. Thao tác kết nối đầu đĩa DVP-K601 với Tivi-ampli, vận hành hệ thống, vẽ lại sơ đồ kết
nối?
3. Tìm hiểu về tên và chức năng mặt trước-mặt sau của đầu DVD MIDI KARAOKE
AR36M. Liệt kê tên và chức năng từng nút, kể cả remote?
4. Thao tác kết nối đầu DVD MIDI KARAOKE AR36M với Tivi, ampli, micro thành một
hệ thống hát KARAOKE có chấm điểm, vẽ lại sơ đồ kết nối?
12


BÀI 4

AMPLIFIER – MẠCH NGUỒN VÀ CÔNG SUẤT
Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm vững kiến thức về công suất âm thanh các loại.
- Kỹ năng: Rèn cho sinh viên có được những kỹ năng thiết kế, phân tích, suy luận, đo đạc, sửa
chữa, thay thế linh kiện, từ đó sửa chữa được tất cả các loại mạch công suất âm thanh từ nhỏ,
vừa và lớn.
Dụng cụ chuẩn bị: Ampli, VOM, mỏ hàn, chì, nhựa thông, hút chì, BJT công suất nguồn,
linh kiện điện tử các loại, bộ tools đầy đủ…
4.1. NỘI DUNG TÌM HIỂU
4.1.1. Tìm hiểu sơ đồ và chức năng các khối của một ampli chất lượng cao

Hình 4.1: Sơ đồ khối công suất âm thanh
- Function Selector: Bộ switch chọn nguồn tín hiệu, . . .Switch này dùng thay đổi nguồn tín
hiệu vào, đồng thời thay đổi hồi tiếp âm của mạch MIC Ampli cho thích hợp với nguồn tín
hiệu vào. Trong một số Model còn có lắp đặt phần radio FM và AM.
- Mic- Ampli: Là mạch khuếch đại mở đầu cho Micro, đây cũng là mạch làm phẳng đáp tuyến
tần số (Flat ampli). Có thể có nhiều ngã MIC để thu nhận tín hiệu của nhiều micro cùng một
lúc, mỗi micro có một chiết áp chỉnh mức tín hiệu riêng đặt ngay ở ngã vào, các ngã ra đồng
thời vào một mạch trộn (MIXER), hoặc có thể có nhiều ngã MIC để các mạch khuếch đại

micro riêng có thể thích ứng tổng trở và mức tín hiệu của các lọai micro khác nhau.
- Các ngã vào Phone, Tape, Aux: Cần phải có các cầu chia điện thế tín hiệu để giảm biên độ
và điều hợp tổng trở, khi chuyển sang nhận tín hiệu ở các ngã này người ta còn thay đổi mạch
hồi tiếp âm để đáp ứng với đáp tuyến tần số tín hiệu vào, làm thay đổi tổng trở vào và ra của
mạch cho điều hợp với tổng trở của nguồn tín hiệu. Nhiều trường hợp tín hiệu còn qua một
13


tầng khuếch đại đệm trước khi đến chiết áp âm lượng. Khi đó các ngã vào Phone, Tape,
Monitor, Aux được đưa trực tiếp vào tầng đệm, mạch MIC Ampli chỉ dành riêng cho các
Micro.
- Pre-Ampli: Là tầng tiền khuếch đại, khi tín hiệu qua chiết áp âm lượng sẽ bị suy giảm
khoảng 10 lần, tầng tiền khuếch đại có độ lợi khoảng 100 để nâng mức tín hiệu ra, tầng này
thường dùng 2 transistor, vì thế độ lợi lớn, ta có thể dùng hồi tiếp âm để sửa lại đáp tuyến tần
số và tăng độ ổn định của máy.
- Mạch điều chỉnh âm sắc: (Mạch lọc tần số, điều chỉnh đáp tuyến tần số), thông thường là
mạch lọc có 2 nút chỉnh TREBLE (bổng) và BASS (trầm) một số Model còn có thêm nút
chỉnh MEDIUM (trung bình) hoặc thiết kế hẳn một mạch Graphic Equalizer. Tín hiệu đi qua
mạch điều chỉnh Âm sắc cũng bị suy giảm khoảng 10 lần.
- Buffer ampli: Mạch khuếch đại đệm nâng mức tín hiệu lên từ 10 đến 20 lần để cho mức ra
là 0dB khi có tải, tầng này có tác dụng phối hợp trở kháng với tầng công suất.
- Power ampli: Là tầng khuếch đại công suất bao gồm các tầng đảo pha (Phase Inverter), tầng
khuếch đại thúc (Driver Ampli), và tầng cuối cùng là công suất (Output Ampli), ở tầng này
cũng được thiết kế nhiều đường hồi tiếp âm để tăng chất lượng âm thanh và độ ổn định của
mạch.
- Power supply: Cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh, là nguyên nhân gây ra dao
động làm xuất hiện tiếng hú hoặc tiếng kêu bình bịch (motor boating). Cấp điện cho Ampli
công suất càng lớn thì vấn đề lọc cấp điện phải càng tốt. Cấp điện cho các tầng Pre-Ampli
phải qua mạch lọc gợn sóng (Ripple Filter) để cách ly với cấp điện của tầng công suất.
Lấy mass cho các tầng cũng được tính toán kỹ hơn. Đường dây nối mass giữa các tầng dù có

điện trở rất nhỏ, nhưng với dòng điện biến thiên lớn cũng gây ra hồi tiếp dương đáng kể và
được cả Ampli khuếch đại lên tạo thành dao động. Trong các Ampli, nguyên tắc lấy Mass các
tầng được thực hiện như sau: Trước hết ta phân biệt các điểm mass khác nhau:
+ Mass nguồn cấp điện.
+ Mass võ máy.
+ Mass tầng khuếch đại công suất và Loa.
+ Mass các tầng Pre-Ampli.
+ Mass các ngã vào.
Nguyên tắc lấy mass tuần tự như sau: Mass cấp điện  Mass tầng công suất và loa  Mass
tầng Pre-Ampli  Mass khuếch đại mở đầu  Mass ngã vào.
Chú ý:
+ Không được nối vòng mass ngã vào với mass cấp điện.
+ Mass vỏ máy nối với ngã vào thì không được nối vào mass của tầng công suất và loa, hoặc
ngược lại.
+ Cách sắp xếp vị trí của các mạch: Cấp điện, ngã vào, ngã ra, và cách bố trí đường dây cũng
ảnh hưởng đến chất lượng của Ampli.

14


4.1.2. Tìm hiểu về nguồn và công suất được thiết kế trong một ampli model NVP3937

Hình 4.2: Sơ đồ mạch công suất âm thanh NVP3937

15


4.2. PHẦN THỰC HÀNH
Khảo sát và đo đạc bộ nguồn của ampli model NVP3937
1. Nguồn chính

- Vẽ và phân tích mạch nguồn? Kiểm tra VAC thứ cấp của nguồn TR1?
VAC = …………………… V
- Kiểm tra +VDC, ta có +VDC = ...............V
- Kiểm tra -VDC, ta có -VDC = ...................V
2. Nguồn phụ thứ nhất: Đây là nguồn cấp cho Pre amli: dùng cho Mic, Echo, Music, Board
- Vẽ và phân tích mạch, kiểm tra VAC thứ cấp của nguồn TR2
VAC = .................................V
- Mạch nắn 1 bán kỳ 1diode nên:
VDC sau D5 là V=.................V
VDC sau D6 là V= .................V
VDC sau Regu Q5 là V=................V
VDC sau Regu Q6 là V=................V
3. Nguồn phụ thứ 2: Nguồn dùng cho bảng đèn tín hiệu
Vẽ và phân tích mạch, kiểm tra VAC thứ cấp của nguồn TR3
Gồm các nguồn: ...............V, .................V,..................V
Các nguồn này cấp ở đâu ?
4. Vẽ mạch công suất amplifier NVP 3937?
5. Giải thích chức năng từng linh kiện trong mạch công suất amplifier NVP 3937?
6. Tính độ lợi của mạch ở trạng thái tĩnh
AV1 = ................lần
7. Tính độ lợi của mạch ở trạng thái có tín hiệu vào
AV2 = ................lần
8. Giải thích hoạt động của mạch ?
9. Giải thích tại sao thường thiết kế nguồn đôi trong các ampli chất lượng cao?

16


BÀI 5


HỆ THỐNG ÂM THANH
Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm vững kiến thức về thiết kế một hệ thống âm thanh công suất vừa và lớn.
- Kỹ năng: Rèn cho sinh viên có được những kỹ năng thiết kế, phân tích, suy luận, đo đạc, sửa
chữa cho một hệ thống âm thanh công suất vừa và lớn.
Dụng cụ chuẩn bị: Ampli, loa, Mixer, đầu DVD, bộ lọc tần số, micro, Tivi LCD, dây tín hiệu
các loại, VOM, mỏ hàn, chì, nhựa thông, hút chì, BJT công suất nguồn, linh kiện điện tử các
loại, bộ tools đầy đủ…
5.1. NỘI DUNG TÌM HIỂU
5.1.1. Tìm hiểu sơ đồ và chức năng các khối của một hệ thống âm thanh hội trường lớn
trường Đại học Tây Đô.
SP FULL RANGE(MỸ)

SP FULL RANGE(MỸ)

SP FULL RANGE (MỸ)

SP FULL RANGE(MỸ)

SP SUBWOOFER 50cm
(LOA DEFINIMAX –
MỸ, THÙNG DOREMI)

SP SUBWOOFER 50cm
(LOA DEFINIMAX –
MỸ, THÙNG DOREMI)

CS PEAVEY 2600
(CS CUNG CẤP CHO
CẶP LOA SUB 50 cm)


CS PEAVEYV 2600
(CS CUNG CẤP CHO 2
CẶP LOA FULL 40 cm)

LINE A

LINE B
CROSSOVER BERINGER
CX 2310

COMPRESSOR ALESIS 3630

EQUALIZER BERINGER
FBQ 1502

MIXER MG 166 CX

MICRO

ECHO ALESIS
MIDIVERB 4

Hình 5.1: Sơ đồ khối của một hệ thống âm thanh hội trường lớn trường Đại học Tây Đô
17


5.1.2. Thiết kế hệ thống âm thanh với các thiết bị sẵn có của Phòng thí nghiệm Điện –
Điện tử trường Đại học Tây Đô.
5.1.3. Thiết kế hệ thống âm thanh 5.1

5.2. PHẦN THỰC HÀNH
1. Vẽ sơ đồ và giải thích chức năng các khối của hệ thống âm thanh hội trường lớn trường
Đại học Tây Đô?
2. Với các thiết bị như: Đầu DVD MIDI KARAOKE AR36M, Ampli, loa, micro, lọc tần
số, tivi, dây tín hiệu, jack nối…..Hãy thiết kế một hệ thống âm thanh- hình ảnh và cân chỉnh
tốt? Vẽ lại sơ đồ kết nối?
3. Với các thiết bị như: Đầu DVD MIDI KARAOKE AR36M, DVD-K601, Ampli, loa
5.1, micro, lọc tần số, tivi, dây tín hiệu, jack nối…..Hãy thiết kế một hệ thống âm thanh 5.1?
Vẽ lại sơ đồ kết nối?
4. Giả sử công suất amplifier phù hợp với hệ thống các loa. Hãy đưa ra các cách thiết kế
hệ thống âm thanh gồm 10 loa cho 1 khu vui chơi, giải trí, vẽ hình?
a. Amplifier đặt tại trung tâm khu vui chơi, giải trí?
b. Amplifier đặt tại một góc của khu vui chơi, giải trí?

18


BÀI 6

LẮP RÁP AMPLIFIER
Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm vững kiến thức về thiết kế một công suất âm thanh vừa và lớn.
- Kỹ năng: Rèn cho sinh viên có được những kỹ năng lắp ráp, thiết kế, phân tích, suy luận, đo
đạc, sửa chữa cho một hệ thống âm thanh công suất vừa và lớn.
Dụng cụ chuẩn bị: Board công suất âm thanh, linh kiện điện tử các loại, loa, Mixer, đầu
DVD, bộ lọc tần số, micro, Tivi LCD, dây tín hiệu các loại, VOM, mỏ hàn, chì, nhựa thông,
hút chì, BJT công suất nguồn, bộ tools đầy đủ…
6.1. NỘI DUNG TÌM HIỂU
6.1.1. Tổng thể một amplifier chất lượng cao


Hình 6.1: Công suất âm thanh NVP 3937
6.1.2. Các khối trong một amplifier chất lượng cao
6.1.3. Từ các khối có sẵn, lắp ráp lại thành amplifier hoàn chỉnh
19


6.2. PHẦN THỰC HÀNH
1. Từ các khối có sẵn: Khối nguồn, khối khuếch đại Micro, khối Echo, khối Music,
khối Mixer, khối công suất, ngả IN – OUT…Hãy lắp ráp, cân chỉnh để được một amplifier
hoàn chỉnh, hoạt động tốt?
1. Từ Board công suất âm thanh, linh kiện điện tử các loại, hãy lắp ráp, cân chỉnh để
được một amplifier hoàn chỉnh, hoạt động tốt?
2. Sửa chữa pan mất tiếng? Nêu các cách kiểm tra?
3. Sửa chữa pan nghẹt tiếng? Nêu các cách kiểm tra?
4. Sửa chữa pan hỏng nguồn? Nêu các cách kiểm tra?
5. Sửa chữa pan hỏng công suất âm thanh? Nêu các cách kiểm tra?

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Nguyễn Tấn Phước, Giáo trình kỹ thuật Audio và Video, NXB Hồng Đức năm 2010.
Đỗ Hoàng Tiến, Audio và Video, NXB Khoa học Kỹ Thuật năm 2002.
Nguyễn Thanh Trà- Thái Vĩnh Hiển, Kỹ thuật Audio- Video, NXB Giáo dục năm 2003.
Đỗ Thanh Hải, Nguyên lý chuyển đổi Analog – Digital, NXB Thanh Niên năm 2003.


21



×